Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Chăm sóc người bệnh mổ sỏi mật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.4 KB, 16 trang )



Vấn đề 1: Chăm sóc người bệnh mổ sỏi mật

I.
Triệu chứng lâm sàng và hướng điều trị:
1. Triệu chứng lâm sàng: - Sự có mặt của sỏi trong lòng ống mật chủ thường có
biểu hiện lâm sàng đau, sốt, vàng da tạo nên bệnh cảnh trầm trọng ngay, nhưng
sớm muộn cũng ứ đọng mật và nhiễm trùng.
- Triệu chững điển hình của sỏi ống mật chủ gây tắc mật
cấp tính
a) Triệu chứng lâm sàng: tam chứng Charcot
- Đau: đau do sỏi di chuyển , gây tắc mật, cơn đau đột ngột, đau dữ dội; vị trí đau ở
hạ sườn phải, đau lan ra sau lưng và lên vai( cơn đau quặn gan).
- Sốt: sau đau vài giờ người bệnh xuất hiện sốt 39-40 độ. Sốt kèm theo rét run, chán
ăn, cơn sốt kéo dài vài giwof sau đó vã mồ hôi.
- Vàng da-vàng mắt: Xuất hiện sau đau và sốt. lúc đầu vàng nhẹ ở lòng trắng mắt rồi
dần dần vàng đậm ở da và niêm mạc, vàng da mức độ nặng kèm theo ngứa ở da, nước
tiểu thẫm màu.
Đối với tắc mật do sỏi thì đau- sốt- vàng da diễn ra theo thứ tự và đồng thời mất đi
cũng theo thứ tự thời gian.
b) Triệu chứng thực thể:
- Ấn đau vùng ạ sườn phải , co cứng nửa bụng phải hay cả vùng thượng vị.
- Gan to ứ mật, ấn đau tức vùng gan
- Túi mật căng to, đôi khi sờ thấy túi mật tròn nhẵn như quả trứng gà, mềm, ấn rất
đau, di động theo nhịp thở, đôi khi đáy túi mật ngang rốn , đau giảm khi mật lưu
thông, túi mật nhỏ lại.
- Điểm đau: ấn điểm đau túi mật, điểm cạnh ức đau.
c) triệu chứng toàn thân:
- Trong trường hợp nhẹ: biểu hiện toàn thân ko có ji thay đổi.
- Khi sỏi đã gây biến chứng người bệnh có biểu hiện nhiễm độc: môi khô , lưỡi bẩn,


hơi thở hôi, người mệt mỏi, chán ăn, vàng da, đái ít, vết ngứa trên da.
- Trong trường hợp nặng: Hôn mê gan, hôn mê do ure huyết tăng cao.
2.Triệu chứng cận lâm sàng:
- xét nghiệm máu: bilirubin tăng, phosphotaza kiềm tăng, thời gian Quick tăng, Ure
tăng, transaminaza tăng, prothrombin giảm làm cho thời gian đông máu kéo dài
- Xn nước tiểu: có nhiều sắc tố mật và muối mật.
- XQ : + chụp bụng ko chuẩn bị thấy bóng gan , bóng túi mật to
+ chụp đường mật qua da, chụp đường mật ngược dòng qua tá tràng xđ số
lượng sỏi, vị trí sỏi.
- Siêu âm: xđ số lượng, vị trí, hình sỏi.
3. Hướng điều trị:
a) điều trị nội khoa
- chống đau và co thắt: atropin sunfat, Nospar, Dolargan
- chống nhiễm khuẩn: gentamycin, claforan
-Hạ sốt
-Nâng đỡ chức năng gan: Glucoza ưu trương, vitamin C
- Điều chỉnh rối loạn đông máu: vitamin K
-Trợ tim mạch
- Thuốc tán sỏi: Chenodex, Ursolvan… thường chỉ có tác dụng với loại sỏi có kích
thước dưới 1cm.
b) điều trị ngoại khoa
Lấy sỏi tạo lưu thông đường mật xuống ruột và dẫn rụ, chống ứ đọng.


II. Chăm sóc trước mổ
1. Nhận định tình trạng người bệnh:
Người bệnh vào viện thường có 2 trường hợp: trường hợp điển hình bời tam chứng
charcot song cũng có khi người bệnh vào với triệu chứng là biến chứng của sỏi mật.
Người điều dưỡng cần quan sát và hỏi:
- cơn đau quặn gan? Khó thở ko? Rét run ko?

- Sốt: sốt cao kèm rét run? Đo nhiệt độ, ghi chép?
- Vàng da, vàng mắt: quan sát màu da, màu mắt.
- Toàn thân: có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc? có dấu hiệu của sốc ko?
Có ngứa, vết gãi trên da? Nước tiểu có vàng sậm?
- Gan to? Túi mật to?
2. Chẩn đoám điều dưỡng: dựa trên nhận định người bênh:
- Rối loạn tuần hoàn, nguy cơ xảy ra sốc.
- Đau do tắc hệ thống đường mật.
- Rối loạn nước và điện giải do sốt, nhiễm trùng, nhiễm độc.
- Nguy cơ xảy ra các biến chứng: chảy máu, suy giảm chức năng gan.
- Bệnh nhân lo lắng do phải mổ.
3. Lập và thực hiện chăm sóc:
• Ổn định tuần hoàn, phòng sốc:
- Theo dõi sát dhst tùy theo tình trạng nb, phát hiện các dấu hiệu mạch nhanh. HA
hạ, thay đổi tri giác báo bác sĩ.
- Phối hợp hực hiện các y lệnh về chống sốc, hồi sức tích cực:
+ Đảm bảo hô hấp
+ Truyền dịch
+ thực hiện y lệnh thuốc chống sốc.
• Giảm đau do tắc mật:
- NB nằm tư thế thoải mái, phòng yên tĩnh.
- Đặt sone dạ dày, theo dõi sone.
- chườm lạnh vùng hạ vị, hạ sườn phải.
- thực hiện y ện thuốc giảm đau giãn cơ trơn hoặc toàn thân.
- thăm khám nhẹ nhàng vùng hạ sườn phải.
• Hạ sốt, cân bằng nước điện giải:
- Nới lòng quần áo, phòng thoáng
- Chườm ấm tích cực
- Thực hiện y lện thuốc: thuốc hạ sốt, test và tiêm kháng sinh, bù đủ dịch, theo dõi
nước tiểu và tính blant nước vào ra.

-làm các xn vê điện giản đồ.
• Giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng:
- theo dõi các triệu chứng: vết xướ da, chảy máu niêm mạc.
- Viêm phúc mạc.
- Đau tăng lên hoặc đau vùng tụy( viêm tụy cấp)
-triệu chứng mất máu, nôn máu, ỉa phân đen...
-theo dõi toàn trạng, dhst.
Thực hiện y lện thuốc: bổ gam, viatmin K, B, C.. Làm các xét nghiệm.
• Chuẩn bị người bênh trước mổ cấp cứu hoặc mổ kế hoạch:
- Nếu mổ cấp cứu cần khẩn trương chuẩn bị trước mổ:
+ Hồi sức tích cực: chống choáng, thở oxy, truyền dịch, máu..
+ Đặt sonde dạ dày.


+ làm các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, nhóm máu, đông máu, ure, ...
+ siêu âm
+ thử phản ứng, tiêm kháng sinh.
+ động viên, an ủi.
+ ký giấy cam đoan mổ
+ vệ sinh vùng mổ.
- mổ có kế hoạch:
+ như chuẩn bị thường quy với ngườ bệnh mổ vùng bụng.
+ làm các xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận
+ điện tâm đồ
+ nâng cao thể trạng
+ làm sach đại tràng
+ vệ sinh thân thể và vùng mổ.
4. đánh giá:
III. Chăm sóc sau mổ:
1. Nhận định:

- Bệnh nhân có đau ở đâu không.
- Thể trạng -> BMI? Tinh thần?
- Nhận định về các dhst? Có hội chứng nhiễm trùng ko?
- Tình trạng da và niêm mạc, có thiếu máu ko? Da còn vàng ko?
- Tình trạng vết mổ? các ống dẫn lưu có hoạt đọng tốt ko? Dịch ra ống dẫn
lưu? Số lượng và tính chât?
- Bệnh nhân có nhu động ruột chưa? Dinh dưỡng có đảm bảo?
- Các nhận đinh khác: vận đọng, vệ sinh…..
2. Chẩn đoán chăm sóc:
- Đau vết mổ ( gặp trong những ngày đầu)
- Nguy cơ xảy ra cá biến chứng: chảy máu, vì mật vào ổ bụng…
- Nhiễm trùng vết mổ.
- Dinh dưỡng kém do giảm chức năng gan- mật.
- Người bệnh lo lắng do chưa hiểu biết về bệnh.
3. Lập và thực hiện khcs:
- Giảm đau sau mổ:
+ tư thế flowler, thoải mái, phòng yên tĩnh.
+ Động viên, hướng dẫn vận động nhẹ nhàng..
+ xoay trở , thăm khám nhẹ nhàng.
+ thực hiện y lệnh thuốc giảm đau, am thần…
- Đề phòng biến chứng: chảy máu…
+ Theo dõi sát toàn trạng, thực hiện chăm sóc cấp I.
+ Phát hiện sứm các biểu hiện bất thường: mạh nhạnh, HA tụt, dẫn lưu ra
máu đỏ, vết mổ thấm nhiều máu, bệnh nhân khó thở… bóa cáo bác sĩ phối
hợp xử trí.
+ Theo dõi dịch mật qua kehr.
+ chú ý các dấu hiệu của viêm phúc mạc: đau khắp bụng, chướng, bí trugn,
đại tiện….
+Thực hiện y lệnh thuốc nâng đơc hức năng gan. Điều trị rối loạn đông
máu…

- Chăm sóc vết mổ, chống nhiễm trùng:
# Chăm sóc vết mổ:
+ Thay băng rửa vết mổ hàng ngày và khi có thấm dịch.


+ nếu đau nhiều, tấy đỏ, nề chân chỉ, tách nặn dịch
+ làm xét nghiệm dịch mủ
+ theo dõi sự tăng thân nhiệt
+ giữ vệ sinh vùng mổ
+ thực hiện y lện thuốc kháng sinh.
# Chăm sóc dẫn lưu
+ Tư thế nghiêng về bên có dẫn lưu
+dẫn lưu dạ dày: hút có áp luwcjtinhs chất dịch. Rút khi có trung tiện và
hết chướng bụng
+ chăm sóc dân lưu kehr ống mật chủ: phải được nối với 1 ống vô trùng
vào chai vô khuẩn để thấp hơn vị trí ống mật. 3 ngày đầu lượng dịch từ 300500ml/ 24h những ngày sau giảm. ban đầu dịch bẩn, nhiều bùn mật, máu
mủ, những ngày sau thường có màu vàng trong. Đối với trường hợ có
nhiều bùn, cặn cần bơm rửa kehr tránh tắc, nếu có mủ cần cho thêm kháng
sinh, có máu báo bác sĩ. Bơm rửa bằng đ mặn đẳng trương ấm, áp lực nhẹ.
Rút sau 12-15 ngày sau mổ, rút khi có chỉ định, đường mật phải thông,
trước đó phải chụp đường mật xem có thông ko. Kẹp 24-48h nếu NB ko sốt,
ko đau dạ sườn phải là tốt.
+ dẫn lưu dưới gan: phòng rò mật vào ổ bụng, nước mật chảy ra ngoài qua
dẫn lưu, theo dõi có chảy máu sau mổ ko, nêu skhoo rút sau 2-3 ngày
+ dẫn lưu túi mật nếu có….
- Cải thiện tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng:
+ vận đọng sơm tránh liệt ruột.
+ nếu người bênh còn đặt ống hút dạ dày: phải theo dõi tình trangk ổ bungj,
ghi số lượng, tính chất dịch để có kế hoach bôi phụ nước và điện giải cho
đủ.

+ rút sonde dạ dày khi nb có trung tiện.
+ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
+ thay đổi tư thế name thường xuyên, xoa bóp vùng tỳ đè, nằm đệm cao su
với người già hoặc nằm lâu.
+ thực hiên y lệnh truyền dịch, máu .
+khi có nhu động ruột trở lại: cho ăn nhẹ, dễ tiêu. Hạn chế mỡ nếu có cắt túi
mật
+ ăn tăng đạm, nhiều vitamin, nhiều bữa
+ cân bằng dịch vào ra
+ thực hiện y lệnh về thuốc.
- Tư vấn giáo dục sức khỏe:
+ cần vận động sớm để nhanh có trung tiện.
+ người bệnh già yếu: vỗ rung, tập thở sâu, nằm đệm, xoa bóp
+ tư vấn chế độ ăn
+ vệ sinh thân thể
+ tẩy giun định kỳ, ko ăn gỏi cá
+ chế độ tái khám.
4. Đánh giá:…..


* Vấn đề 2: Chăm sóc người bệnh viêm tụy cấp
I. Triệu chứng và hướng điều trị:
1. Triệu chứng: Viêm tụy cấp thường đột ngột xuất hiện sau bữa ăn no và thịnh soạn
trong giai đoạn đang tiêu hóa, đau bụng đột ngột dữ dội phối hợp với tinh ftrangj trụy
tim mạch.
- Triệu chứng cơ năng:
+ Đau: đau bụng là dấu hiệu quan trọng nhất, đau dứ dội, đau liên tục ở vung thượng
vị và quanh rốn, đau xuyên ra sau sườn thắt lưng trái. Đau thường tăng lên khi người
bênh nằm ngửa nên người bệnh gập người lại để mong giảm cơn đau, thuốc ít có tác
dụng giảm cơn đau.

+ Nôn : nôn nhiều thường ặp
+ Bí trung, đại tiện: do nôn nhiều và bí trung đại tiện nên dễ nhầm với tắc ruột, có khi
ỉa chảy.
- Triệu chứng toàn thân: dấu hiệu toàn thân rất nặng
Người bệnh ở trọng tình trạng sốc: mạch nhanh nhỏ yếu, HA tụt, thân nhiệt bình
thường hoặc hơi tăng, vã mồ hôi, khó thở.
-Triệu chứng thực thể: nghèo nàn
+ bụng hơi chướng nhưng ko có dấu hiệu của tắc ruột
+ không có cơ cứng thành bụng mà chỉ có phản ứng thành bụng
+ ấn điểm sườn lưng bên trái đau.
-Triệu chứng cls :
+ xn máu: bạch cầu tăng cao, đướng máu tăng, lipit tăng, amylase tăng, canxi giảm
+ xét nghiệm nước tiểu: amylase tăng, có đường niệu.
+xq: 2 dấu hiệu âm tính quan trọng là : ko có liềm hơi dưới vòm hoành, có 1 quai ruột
giãn độc lập. có thể thấy bụng mờ do trong ổ bụng có dịch, chọc dò ổ bụng xn
amylase ,có dịch màu hồng đỏ thẫm, kết quả thử amylase rất cao.
+ siêu âm: tụy phù nề cso thể phát hiện thấy có sỏi, giun trong đường mật hoặc ống
tụy.
2.hướng điều trị: điều trị nội khoa là chủ yếu chỉ can thiệp ngoại khoa khi có chỉ định:
người bệnh sốc- hồi sức ko có kết quả, có hội chứng viêm phúc mạc hoặc viêm tụy
kèm theo sỏi mật, áp xe tụy, nang giả tụy.
- Điều trị nôi khoa:
+ hồi sức chống sốc: bồi phụ nước và điện giải, truyền máu
+ chống đau: ko dùng morphin, phong bề đám rối thần kinh tangj, tiêm bắp Dolosal..
+ Thuốc Coticoid: có tác dụng chống viêm chống sốc.
+ Trung hòa và hạn chế tiết dịch tụy: nhịn ăn trong vài ngày, hút rửa dah dày bằng
bicacbonnat Na, atropin, cemetidin, zymofren, niporol., phòng nhiễm khuẩn bằng
kháng sinh.
- Điều trị ngoại khoa: giải quyết tổn thương của tụy: cắt đuôi tỵ, dẫn lưu ổ tụy để tránh
ứ đọng dịch, kiểm tra đẻ phát hiện những bênh lý kêt hợp và xử lý nguyên nhssn gssy

tăng áp lực đường mật.
II. Chăm sóc trước mổ:
1. Nhận đinh:
- Đau bụng: có đột ngột ko, vị trí, hướng lan, có liên quan đến bữa ăn ko, khi
đau có phải cúi gập người xuống cho đỡ đau ko.
- Nôn: người bệnh liên tục nôn, phải theo dõi và ghi đầy đủ số lượng và màu
sắc chất nôn.
- Toàn thân: dhst, nếu có dấu hiệu sốc khấn trương báo bs, nếu sốt cao là biểu
hiện nhiễm trùng như áp xe tụy, viêm tụy hoải tử.


- Theo dõi nước tiểu: số lượng màu sắc.
2. Chẩn đoán điều dưỡng:
- đau dữ dội , khó chịu do viêm phù tụy và kích thích màng bụng.
- Rối loạn tuần hoàn ngoại biên, nguy cơ sốc.
- Rối loạn nước và điện giải do nôn, sốt.
- Dinh dưỡng kém do nhịn ăn uống, bài tiết tụy suy yếu.
- Tăng thân nhiệt do nhiễm trùng thứ phát.
- Biến đổi chức năng hô hấp do đau, tràn dịch màng phổi và xẹp phổi..
3. lập và thực hiên khcs:
- giảm đau, giảm kích thích màng bụng:
+ tư thế bn, phòng yên tĩnh.
+thuốc giảm đau: viseralgin, dolacgan, ko dùng morphin.
+ phong bế thần kinh tạng
+ nhịn ăn uống.
+ đặt sonde hút dịnh dd-tt liên tục, rửa bằng bicacbonat.
+ theo dõi đau, diễn biến của bụng.
+Thực hiện y lệnh : hạn chế tạm thời hoạt động của men tụy: atropin làm giảm
tiết dịch tụy, chống đau dùng atropn, dolosal, aminazain. Không dùng morphin
vì nó gây co thắt cơ tròn oddi, phong bế thần kinh tạng.

- ổn định tuần hoàn, phòng biến chứng: sốc, tràn dịch màng phổi, xẹp
phổi….:
+theo dõi dhst.
+ Phát hiện báo bác sĩ nếu có bất thường. mạch nhanh, huyết áp tụt, khó thở,
lạnh.
+ Thực hiện nhanh chóng, chính xác cá y lệnh khi có sốc xảy ra: hồi sức chống
sốc: truyền các dd điện giải, trong các trường hợp chảy máu cần phải truyền
máu, đặt ngay 1 đường truyền tĩnh mạch trung ương qua đó ghi áp lực tĩnh
mạch trung tâm để hồi sức cho đúng. Đặt sonde td nước tiểu.
+ hỗ trợ hô hấp
+khi bn thoát sốc vần phải theo dõi sat dhst.
- Cân bằng nước và điện giải, chống nhiễm trùng thứ phát:
+ Hạ sốt: nới lỏng quần áo, chườm ấm.
+ thực hiện xn: điện giải đồ.
+ truyền dịch theo y lệnh, ủ ấm dịch cho bn nếu trời lạnh
+ thực hiên y lệnh thuốc: chống nôn, hạ sốt, kháng sinh, theo dõi tác dngj của
thuốc.
+ theo dõi blant nước vào ra.
- Đảm bảo nuôi dưỡng người bệnh: ko cho bn ăn uống ji cả, để bn nghỉ ngơi,
thăm khám nhẹ nhàng, nuôi dưỡng tĩnh mạch theo y lệnh.
4. đánh giá:
IV. Chăm sóc sau mổ:
- Tư thế nằm: fowler và nghiêng về phía có dẫn lưu, nếu dẫn lưu chảy máu
báo bs ngay.
- Theo dõi dhst: qua hệ thống monitoring:
- Thực hiện các y lện điều trị của bác sỹ
- Theo dõi và hút cách quãng ống hút dạ dày. Chỉ rút ống hút dạ dày khi
người bệnh hết đau, hết chướng, có nhu động ruột trở lại.
- Săn sóc cá ống dẫn lưu: dẫn lưu ỏ tụy, ổ bụng, túi mật, dẫn lưu kehr, mở
thông hỗng tràng, dẫn lưu túi cùng Douglas, thông tiểu..vv.. các dẫn lưu

phải đc nối vô trùng với các lọ.


- Phòng ngừa viêm phổi: cần cho người bệnh ngồi dậy sớm, hướng dẫn ho,
thở sâu.
- Theo dõi các xét nghiệm: amylase máu, amylase nước tiểu, điện giải đồ,
transaminaza, đường máu, ure .vv..
- Dinh dưỡng : nuôi dưỡng đủ bằng đường tĩnh mạch, khi có nhu động ruột
trở lại, dhst ổn định cần nâng cao thể trạng baengf ăn súp, tăng dần chất
đạm-vitamin.
- Vệ sinh cá nhân: vệ sinh răng miệng, da, nếu bn nặng phải xoay trở,, xoa
bóp những vùng tỳ đè, nằm đệm hơi chống loét ép.
- Giáo dục sức khỏe: tuyên truyền giữ vệ sinh trong ăn uống, tẩy giun định
kỳ, ăn uống điều độ, ăn ít mỡ, tránh các bữa ăn khó tiêu. Ko uống rượu bia.


Vấn đề 3:chăm sóc người bệnh u phì đại tuyến tiền
liệt

I.
triệu chứng và điều trị :
1.triệu chứng lâm sàng: u phì địa tuyến tiền liệt tiến triển qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: giai đoạn cơ năng chưa có tổn thương thực thể: bn xuất hiện đái khó,
tia tểu nhỏ và yếu, đái nhiều lần, đặc bệt nửa dêm về sáng. Do sự kích thcish của cơ
bàng quang bị phì đại nên có triệu chứng “ đái vội”, buồn đi tiểu không thể nhin nổi.
- Giai đoạn 2: là giai đoạn có tổn thương thực thể: bàng quang bắt đầu giãn, đái khó,
đái nhiều lần tăng về đêm ảnh hưởng đên sức khỏe và sinh oạt, giai đoạn này thường
xuất hiện bí đái nhiều lần.
- Giai đoạn 3 mất bù tổn thương thực thể rõ ràng: bn ko có cảm giác bãi đái, nước
tiểu tràn ra miệng sáo bất kỳ lức nào và xuất hiện các biến chứng:

+ đái máu, đái mủ.
+ bí đái cấp
+ nhiễm khuẩn tiết niệu
+ túi thừa bàng quang
+ sỏi niệu quản, bàng quang.
+ suy thận, tăng huyết áp, tbmmn
+ trĩ, thoát vị bẹn
- thăm khám lâm sàng tuyến tiền liệt qua hậu môn: thấy tuyến tiền liệt to đều,
có hình tròn, mất rãnh giữa, giới hạn rõ và bờ bị đẩy lên trên cao.
2. Cận lâm sàng:
- Các xn về chức năng thận: ure, creatinin….
- Xét nghiệm PSA( kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt). bình
thuwowgf PSA có tỷ số từ 2-4ng. PSA có thể tăng theo tỷ lệ thuận với trọng
lượng của tền liệt tuyến, nếu chỉ số trên 30ng thì cần phải làm sinh thiết để
xác định ung thư.
- Xét nghiệm nước tểu tìm hồng cầu, bạch cầu, vi khuẩn..
- Chụp UIV, UPR
- Các xét nghiệm đánh giá biến chứng kèm theo: đường huyết, điện tim…
II.
Điều trị:
1. Điều trị nội khoa: được chỉ đinh cho các trường hợp rối loạn tiểu tiện nhẹ,
bn còn chịu đc, nước tiêu tồn dư dưới 100ml.: thuốc thông dụng là những
thuốc có tác dụng giảm xung huyết ở tuyến tiền liệt( tadenan 50mg dạng
viên) hoặc thuốc có tác dụng làm giảm co thắt ở cơ trơn của cổ bàng quang
( Hytrin 2mg).
2. Điều trị ngoại khoa: được chỉ định trong trường hợp rối loạn tiểu tiện nặng,
nước tiểu tồn dư trên 100ml hoặc bn bí tiểu mạn, phải đặt dẫn lưu nước tiểu,


nhiễm khuẩn niệu, suy thận, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang, có 2 pp

chủ yếu : + mổ mở, bóc u: ưu diểm là lấy hết toàn bộ u, đồng thời giải quyết
đc các bệnh kết hợp như sỏi bàng quang hay túi thừa bàng quang, chỉ định
trong các trường hợp sức khỏe còn tốt, bướu lớn trên 50g.
+ mổ nội soi: dùng máy nội soi có bộ phận cắt đốt, cắt u ra từng
mảnh nhỏ và bơm rửa lấy các mảnh theo dòng nước. Chỉ định trong nước hợp
bướu nhỏ dưới 40g hoặc có nghi ngờ u ác tính.
III. chăm sóc trước mổ:
1.Nhận định:
- hỏi bệnh:
+ lý do chính đến viện?
+ sự phì đại tuyến tiên liệt anhe hưởng ntn đến cuộc sống thời gian qua?( đi tiểu bao
nhiêu lần về đêm? Mất ngủ? Sút cân?...) hỏi theo thang điểm IPSS?
+ Các rối loạn tiểu tiện: tia tiểu yếu, tiểu khó, không nhin đc tiểu, tiếu buốt, tiểu dắt,
tiểu mủ, tiểu máu..?
+ Có kềm theo đau hay ko? ( đau lưng, khó chịu bụng dưới hay vùng trên xương mu?
+ Tiền sử có các bệnh khác kèm theo ko? Đã mổ uttl lần nào chưa?...
- Khám bệnh:
a) toàn thân:
+tinh thần của người bệnh?
+Da, niêm mạc?
+Tình trạng nhiễm khuẩn?
+ cân nặng, BMI?
+ nước tiểu: số lượng, màu sắc tính chất, đại tiện?
+ dấu hiệu sinh tồn?
b) cơ quan:
+khám tuyến tiền liệt qua hậu môn/
+khám cơ quan liên quan: thận? Bàng quang ? xem có cầu bàng quang ?
+ khám cơ quan khác : hô hấp, tim mạch, thần kinh...
c) thực hiện và tahm khảo các xét nghiệm :
+siêu âm : sẽ phát hiện sự phát triển của u, đặc biệt thùy giữa, sâ còn cho bết lượng

nước tểu còn tồn lưu nhiều hay ít.
+PSA
+các xét nghiệm đánh giá tổng trạng : chức năng thận( ure, creatinin). Nước tiểu, điện
giả đồ, điện tim...
+ các vấn đề khác :....
2.Chẩn đoán chăm sóc : dựa trên tình trạng người bênh để có những chẩn đoán phù
hợp :
+ bn bị rối loạn tiểu tiện do u phì ttl
+ bn lo lắng cho cuộc mổ
+bn thiếu hiểu biết về bệnh
+bn có các rối loạn toàn thân do uttl: mất ngủ, sút cân, tăng huyết áp, tiểu đường...
3. lập và thực hiện KHCS:
- Giảm tình trạng rối loạn tiểu tiện cho bênh nhân:
+ theo dõi sự bí tiểu, cầu bàng quang, đặt sonde tiểu nếu cho bệnh nhân nếu Bn có
hiện tượng bí tiểu, bàng quang căng.
+theo dõi số lần đi tiểu, số lượng, màu sắc tính chất, blant nước vào ra, theo dõi sonde
tiểu nếu có về sự lưu thông.
+ thực hiện y lênh thuốc: giảm đau, giãn cơ, kháng sinh an thần...
+ thực hiện và tham khảo các xét nghiệm.


+ hướng dẫn nghỉ ngơi, thư giãn..
- Giảm lo lắng cho bệnh nhân:
+ giải thích động viên, giúp bn hểu về môi truong bệnh vện là bện pháp đầu tiên giảm
o lắng cho người bệnh. Giải thích trong giới hạn chuyên môn cho phép về cuộc mổ
sắp tới, chuẩn bị tâm lí phẫu thuật.
+ chuẩn bị bệnh nhân trước mổ nếu có chỉ định phẫu thuật.
-cung cấp thông tin về bệnh và cách điều trị bệnh cho bệnh nhân:
+ giải thích cho Bn những cahcs xử trí khi BN bị rối loạn tiểu tiện, các pp điều trị phù
hợp

+ hướng dẫn những chăm sóc cần thiết.
- cải thiện tình trạng eoosi loạn toàn thân cho BN:
+ theo dõi các biểu hiện rối loạn và xử trí
+phát hiện sớm các biến chứng:tăng HA, tiểu đường..
+tùy vào rối loạn hay biến chứng mà BN có những chăm sóc phù hợp.
4.Đánh giá:
- BN giảm tình trạng rối laonj tiểu tiện.
-BN yên tâm về cuộc phẫu thuật.
-BN đã đc cung cấp thông tin cần thiết về bệnh,cách chăm sóc, điều trị
- Bệnh nhân đc theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các rối loạn/ biến chứng.
IV. chăm sóc sau mổ:
1. Nhận định :
- hỏi bênh :
+thời gian mổ ?
+ pp mổ ?pp gây tê, mê ? truyền máu ? dịch qua protocol mổ ?
+ đã xử trí và điều trị ji sau mổ ? ( thuốc ji, các loại sonde, thay và rút ntn ? có đc tuoi
rử bàng quang liên tục ?
+ BN đau ? ăn ngủ, đại tiểu tiện ntn ?
+ tiền sử bản thân và gia đình>
- Khám :
+ Toàn thân : toàn trạng bệnh nhân sau mổ, dhst, tinh thần, da và niên mạc, thể trạng.
Nước tiểu : số lượng, màu sắc tính chất, qua sonde và ko qua sonde ? trung tiện ?đại
tiện ?
+cơ quan :
#thận, tiết niệu : - tình trạng vết mổ ?( vị trí, kích thước, chảy máu ? có tình trạng
nhiễm khuẩn ?có ống dẫn lưu vết mổ ko ?
- tình trạg đau : vị trí, mứa độ,tính chất, các triệu chứng đi kèm( sốt, vật vã..)
- tình trạng các ống dẫn lưu : số lượng ống, tên ống, vị trí đặt ống, sự lưu
thông của ống, chân ống, ống dẫn lưu đã rút...
- dịch dẫn lưu : số lượng, màu sắc tính chất

- BN có đc tưới rửa bnagf quang liên tục ? số lượng nước tưới rửa ? thời gian
bao lâu ?tình trạng trước, trong và sau khi tưới rửa ? bơm rửa bàng quang
mấy lần ?
#c ác cơ quan khác :
# biến chứng sau mổ : đu, chảy máu, nhiễm trùng, tắc ống dẫn lưu, viêm phổi...
+ cận lâm sàng sau mổ :
+Các nhận đinh khác : bệnh kèm theo, tác dụng phụ của thuốc, dinh dưỡng sau mổ, vệ
sinh sau mổ, chế độ vận động... trình độ văn hóa, kinh tế, môi trường sống....
2. Chẩn đoán chăm sóc : dựa vào nhận định và các giữu liệu đánh giá, chẩn
đoán điều dưỡng có thể bao gồm các yếu tố sau :
- Đau do phẫu thuật, do các ống dẫn lưu tại chỗ, vết mổ,


- Giảm lưu lượng tuần hoàn do mất máu và mất nước sau mổ.
- Nhiễm khuẩn vết mổ, chân ống dẫn lưu.
- Nguy cơ xuất hiện các biến chứng sau mổ : tắc ống dẫn lưu, hẹp niệu đạo,
nhiễm khuẩn tiết niệu, bội nhiễm,....
- Dinh dưỡng chưa bảo đảm ( lưu ý bệnh nhân UTLT cao tuổi : dinh dưỡng,
ngủ)
- Bệnh nhân lo lắng về bệnh.
3. lập và thực hiện KHCS :dựa vào chẩn đoán để lập kế hoạch chăm sóc cho
phù hợp :
+ Giảm đau : - Theo dõi dhst tùy thuộc vào từng bệnh nhân và chỉ định của BS.
- Theo dõi tình trạng đau, xác định nguyên nhân và vị trí.
- Kiểm tra lại các nguyên nhân có thể gây đau : tắc hay gập ống dẫn lưu, vết
mổ nhiễm trùng...
- Thực hiện y lệnh thuốc : giảm đau, kháng sinh...
- Thực hieenjc ác xét nghiệm theo chỉ định.
+ Đảm bảo khối lượng tuần hoàn sau mổ :
- Theo dõi tình trạng chảy máu của bệnh nhân( mức đọ, số lượng, toàn trạng,

xét nghiệm)
- Theo dõi DHST : chú ý, HA...
- Theo dõi dịch ống dẫn lưu.
- Theo dõi dịch thấm băng ở vết mổ, chân chỉ, tình trạng tụ máu ở vết mổ.
- Thực hiện y lệnh cầm máu, truyền dịch..nếu có..
+ Ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn :
- Theo dõi tình trạng vết mổ hàng ngày( dấu hiệu nhiễm trùng, thực hiện thay
băng, cắt chỉ theo y lệnh..)
- Hướng dẫn BN uống nước 2,5-3l nước mỗi ngày.
- Chăm sóc các ống dẫn lưu bệnh nhân đang có( thay sonde định kỳ, vệ sinh
chân ống, theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất dịch, nước tiểu qua sonde,
rút ống theo chỉ đinh.)
- Chăm sóc các chân ống dẫn lưu sau khi rút...
- Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh, thay băng, thực hiện và theo dõi xét
nghiệm..
+ Phòng ngừa các nguy cơ xuất hiện biến chứng :
- theo dõi và xử rí các dấu hiệu của các biến chứng sau mổ : chảy máu : vị
trí , số lượng, ảnh hưởng toàn thân do mất máu. Tắc ống dẫn lưu : vị trí,
nguyên nhân, xử trí theo nguyên nhân. Nhiễm khuẩn tiết niệu, bội nhiễm...
- Tập vận động phù hợp với tình trạng bệnh nhân, lập lại phản xạ đi tieur bình
thường cho bn sau mổ hay đặt sonde thời gian dài.
- Theo dõi sau rút sonde tiểu : nguy cơ bí tiểu sau sút sonde.
- Thực hiện các chỉ định theo y lệnh...
+Đảm bảo dinh dưỡng sau mổ :
- Tùy từng tình trạng BN mà ĐD xay dựng chế độ ăn cho phù hợp, cho bn ăn
theo nhu cầu.
- Nếu bệnh nhân có các bệnh rối loạn chuyển hóa kèm theo thì ưu tiên chế độ
ăn ảnh hưởng đến bệnh nặng hơn.
+ Giảm lo lắng cho người bệnh :
- Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân cách theo dõi và phát hiện các biến

chứng, nếu có bất thường đến khám lại.
- Nếu ko có ji bất thường hẹn bn đến khám theo đinh kỳ.


4. Đánh giá :
-BN đã giảm hoặc hết đau.
-BN ko bị gảm khối lượng tuần hoàn do mất máu, mất nước sau mổ.
-BN ko có tình trạng nhiễm trùng.
-BN thực hiện đúng chế độ dinh dưỡng được hướng dẫn.
-BN nắm được một số thông tin cần thiết trong chăm sóc và điều trị bệnh.


Vấn đề 4 :
VAI TRÒ CỦA ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI KHOA

Trong ngoại khoa, mỗi bộ phận có công tác riêng. Vai trò của người điều dưỡng ngoại
khoa công tác ở mỗi bộ phận cũng có sự khác nhau. Nhưng dù có khác nhau, vẫn phải
tập trung đảm bảo nhiệm vụ chính là:
- Quan sát nhận định tình trạng người bệnh
- Đánh giá các nhu cầu cần thiết của người bệnh để phục vụ cho cuộc mổ và những
vấn đề liên quan sau mổ.
- Giúp thầy thuốc trong công tác khám bệnh, chẩn đoán, phẫu thuật điều trị người
bệnh.
- Thực hiện các y lệnh điều trị của người thầy thuốc.
- Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh và đánh giá kết quả chăm
sóc đó.
- Hướng dẫn người bệnh và gia đình họ về các vấn đề liên quan đến bệnh để phục hồi
sức khỏe cho người bệnh.
1. Vai trò của điều dưỡng khi đón tiếp người bệnh:
- Người điều dưỡng phải có thái độ vui vẻ, hòa nhã, gần gũi, than mật giúp đỡ người

bệnh đến khám bệnh, giới thiệu với người bệnh về bệnh viện, khoa phòng.
- Chuẩn bị cho thầy thuốc phương tiện cần thiết tiến hành khám bệnh, hướng dẫn
người bệnh cùng phối hợp khi khám bệnh, cộng tác với thầy thuốc cùng khám nếu
cần.
- Đối với người bệnh cần cấp cứu ngay tại chỗ, phải nhanh chóng chuẩn bị dụng cụ,
thuốc men, cùng với người thầy thuốc thực hiện thủ thuật hoặc hồi sức tại chỗ để cứu
chữa người bệnh.
- Đối với người bệnh được lưu lại theo dõi, người điều dưỡng phải tiến hành theo dõi
chu đáo về toàn trạng và các chỉ số sinh học như: huyết áo, mạch, nhiệt độ, nhịp thở.
Theo dõi diễn biến của các triệu chứng lâm sang và báo cáo lại cho thầy thuốc những
diễn biến của người bệnh.
- Đối với người bệnh được vào viện, tùy theo tình trạng nặng nhẹ, người điều dưỡng
cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, phải trực tiếp đưa người bệnh vào khoa điều trị.
- Đối với người bệnh cần làm tiểu phẫu, bó bột, cần niềm nở đón tiếp, khẩn trương
tiến hành các thủ thuật, hoặc hẹn và căn dặn người bệnh chu đáo.
2. Vai trò của điều dưỡng khi chuẩn bị người bệnh trước mổ:
Việc chuẩn bị cho người bệnh mổ tùy thuộc vào chương trình mổ hoặc tổ chức cơ
quan của vùng cần mổ. Có 2 loại chính: mổ theo kế hoạch và mổ cấp cứu
- Độn viên an ủi người bệnh, tìm hiểu tâm sinh lý, hoàn cảnh gia đình và kinh tế, giải
thích các thắc mắc lo âu của người bệnh.


- Theo dõi tình trạng diễn biến của người bệnh, báo cáo kịp thời cho thầy thuốc biết và
xử trí trước mổ.
- Theo dõi hằng ngày về mạch, nhiệt độ, huyết á, cân nặng, nhịp thở, nước tiểu,
phân… để nắm vữ tình trạng của người bệnh.
- Tùy theo từng người bệnh mà điều dưỡng còn phải thực hiện theo dõi những yêu cầu
riêng của thầy thuốc.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các y lệnh điều trị và thủ thuật cho người bệnh trong thời
gian trước mổ.

- Chuẩn bị cho người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết, cho người bệnh đi khám các
chuyên khoa theo yêu cầu của thầy thuốc.
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án, giấy tờ khám bệnh có tính pháp lý, xét nghiệm, X
quang… và các thủ tục hành chính khác: địa chỉ người bệnh phải được ghi rõ rang và
tỉ mỉ.
- Chú ý theo dõi vấn đề ăn uống và giấc ngủ của người bệnh, hướng dẫn người bệnh
nhịn ăn uống trước mổ 6 giờ (đối với mổ có kế hoạch)
- Tiến hành vệ sinh vùng mổ, cạo lông, tóc….thay quần áo và thực hiện y lệnh tiền mê
cho người bệnh, vận chuyển người bệnh vào phòng mổ.
3. Vai trò ddieuf dưỡng ngoại trong phòng mổ
- Nhanh chóng khẩn trương chuẩn bị dụng cụ, vật liệu phục vụ cho cuộc mổ.
- Nắm vững và thao tác vô khuẩn trước mổ, trong mổ chuẩn mực.
- Biết cách xếp dụng cụ trên bàn thuận tiện cho việc đưa dụng cụ.
- Giúp đỡ cho phẫu thuật viên và người phụ thực hiện vô khuẩn
- Chủ động nắm vững các thì của từng loại phẫu thuật khác nhau như thì sạch hay thì
bẩn để tiếp dụng cụ phù hợp.
- Nắm chắc các thì thao tác cơ bản tiếp dụng cụ và tiếp dụng cụ một cách nhanh chóng
và chính xác.
- Trước khi phẫu thuật viên đóng vết mổ phải kiểm tra dụng cụ, vật liệu….để đảm bảo
an toàn cho cuộc mổ.
- Thực hiện tẩy uế, làm sạch dụng cụ, lau khô, bảo quản hoặc tiệt khuẩn dụng cụ bằng
kim loại đúng quy cách, vệ sinh phòng mổ.
4. Vai trò điều dưỡng theo dõi và chăm sóc người bệnh sau mổ:
4.1.
Theo dõi, chăm sóc trong 24h đầu sau mổ:
- Động viên an ủi người bệnh, có thái độ nhẹ nhàng, thông cảm với sự đau đớn của
người bệnh
- Nâng đỡ người bệnh để nằm theo tư thế thích hợp (chú ý người bệnh có ống nội khí
quản) dễ thở, thoải mái, để người bệnh đỡ đau, không tỳ đè lên vết mổ.
- Tiếp tục theo dõi tình trạng toàn thân của người bệnh, ý thức, sắc mặt, các dấu hiệu

sinh tồn như: mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ theo y lệnh cụ thể
- Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn. Kiểm tra 15 phút/ lần, 30 phút/ lần, 1 giờ tới khi dấu hiệu
sinh tồn ổn định, tùy theo tình trang nặng nhẹ của người bệnh.
- Chăm sóc và theo dõi các ống dẫn lưu đúng quy cách: phải đảm bảo không bị gập và
tắc. Phải giữ ống được thông và vô khuẩn, các ống được cố định tránh tụt và di động.
Theo dõi số lượng dịch, máu, tính chất và mức độ dịch hoặc máu thoát ra theo ống
dẫn lưu.
- Theo dõi vết mổ, băng và phát hiện kịp thời biến chứng chảy máu và báo ngay cho
thầy thuốc xử trí.


- Tiếp tục thực hiện các y lệnh về hồi sức. Theo dõi lượng dịch vào, kiểm tra y lệnh và
tốc độ truyền để đảm bảo người bệnh được truyền đúng dịch và đúng tốc độ. Thực
hiện y lệnh sử dụng thuốc sau mổ.
- Theo dõi số lượng nước tiểu trong 24h, tính chất nước tiểu.
** Đề phòng và xử trí các biến chứng có thể xảy ran gay sau mổ:
+ Nôn: nếu người bệnh nôn, phải để nghiêng đầu cho nôn ra khay quả đậu, lau chùi
sạch sẽ đờm rãi và chất nôn
+ Ngất: do nôn người bệnh có thể bị ngất, mạch mất, huyết áp tụt, cần phát hiện sớm
để báo ngay cho thầy thuốc xử trí kịp thời.
+ Ngạt: do tụt lưỡi ra sau hoặc tắc đờm dãi hay liệt cơ hô hấp, phải phát hiện ngay.
Móc sạch đờm dãi, dị vật, hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo hoặc làm hô hấp viện trợ,
thở oxy.
+ Shock: thường do chảy máu cấp sau mổ, mạch nhanh, huyết áp tụt, xem ngay băng,
vết mổ và ống dẫn lưu, phát hiện ngay và báo cáo bác sĩ để hồi sức tuần hoàn khẩn
cấp, kịp thời.
- Thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời các y lệnh hồi sức, theo dõi và chăm sóc sau mổ.
- Truyền máu, truyền dịch, trợ lực tim.
- Thở oxy: cần phải lưu ý lưu lượng oxy và lượng nước trong bình ẩm phải luôn luôn
đủ và vận hành máy thở an toàn cho người bệnh, phát hiện kịp thời những hoạt động

không bình thường của máy thở. Biết kỹ thuật hút và nguyên tắc hút đờm dãi trên
người bệnh có máy thở. Biết sử dụng máy và theo dõi bão hòa oxy máu, tùy theo tình
trạng hô hấp của người bệnh mà theo dõi lượng oxy trong máu 30 phút/ lần hoặc 1
giờ/ lần.
- Ủ ấm: đắp chăn cho người bệnh hay chườm lạnh nếu người bệnh sốt cao.
- Người điều dưỡng phải báo cáo kịp thời những diễn biến của người bệnh cho thầy
thuốc biết.
- Khi người bệnh gần tỉnh, hay giãy giụa, người điều dưỡng phải chăm sóc chu đáo.
- Hướng dẫn người bệnh tập thở sâu, tập ho, khạc nhổ, chú ý vệ sinh rang miệng và
xoa bóp tay chân.
4.2.
Theo dõi, chăm sóc người bệnh trong những ngày sau:
- Theo dõi tình trạng toàn thân: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và các diễn biến của
người bệnh nếu có.
- Theo dõi số lượng nước tiểu, trung tiện (nếu người bệnh mổ về bụng), sau khi đã
trung tiện được cho người bệnh ăn uống.
- Theo dõi, chăm sóc ống dẫn lưu, chỉ rút ống dẫn lưu khi có chỉ định.
- Theo dõi chăm sóc vết mổ, thay băng, cắt chỉ theo y lệnh.
- Cho người bệnh ngồi dậy, tập cử động chân tay, tập đi men quanh giường.
- Rửa mặt, đánh răng, súc miệng, lau người, vệ sinh vùng sinh dục tiết niệu cho người
bệnh.
- Thực hiện các y lệnh về điều trị thuốc, chế độ ăn uống và chăm sóc, chú ý xoay trở
người bệnh đề phòng loét, viêm phổi… nếu người bệnh nằm lâu.
- Báo cáo kịp thời diễn biến của người bệnh (nếu có).
5. Vai trò điều dưỡng chuẩn bị cho người người bệnh xuất viện:
Căn dặn người bệnh về chế độ sau khi ra viện: chế độ nghỉ ngơi, làm việc, chế
độ ăn uống tẩm bổ, kiêng khem…
Hướng dẫn người bệnh và người nhà cách xử trí khi bị đau, cách thay đổi tư
thế.



Chế độ sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt cần đảm bảo giấc ngủ.
Cách giữ gìn và chăm sóc bảo vệ vết mổ (ví dụ người bệnh còn có hậu môn
nhân tạo hoặc ống dẫn lưu).
Các triệu chứng báo hiệu về các biến chứng có thể xảy ra.
Cách luyện tập để phục hồi dần các chức năng về sinh lý.
Hướng dẫn người bệnh thực hiện đơn thuốc và các lời khuyên của thầy thuốc
sau khi ra viện, hẹn khám lại.
Chuẩn bị các giấy tờ, hướng dẫn cho người bệnh thanh toán và làm các thủ tục
ra viện.
Tư vấn cho người bệnh và người nhà biết cách phòng tránh, phát hiện bệnh khi
có thể.


Vấn đề 5: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GÃY XƯƠNG CHI

IChăm sóc trước mổ
1. Nhận định tình trạng người bệnh
1.1.
Tình trạng toàn thân
- Tinh thần? thể trạng?
- Sock: da, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, HA hạ?
- Dấu hiệu mất máu: DHST, người bệnh có hoa mắt chóng mặt không?
- Có tổn thương phối hợp nào không?
- Người bệnh đã được thụt tháo phân chưa? (người bệnh bó bột Whitmann phải
thụt tháo phân trước bó bột).
1.2.
Tình trạng tại chỗ:
- Vị trí gãy xương?
- Đau? Mức độ? Bất động có đỡ đau không?

- Có sưng nề, bầm tím không?
- Gãy kín hay gãy hở? đã bất động, xử trí gì chưa?
- Mất vận động: không nhấc được gót chân lên khỏi giường
- Có biến dạng chi, cử động bát thường, có nghe tiếng lạo xạo xương không?
- Vết thương phần mềm kèm theo như thế nào? Còn chảy máu không? Sạch hay
bẩn, sơ cứu?
- Tổn thương mạch máu, thần kinh không? Chi lạnh, mất mạch?
- Có dấu hiệu chèn ép khoang không?
- Thực hiện và tham khảo các kết quả xét nghiệm: công thức máu, máu chảy,
máu đông, hóa sinh máu, Serodia, XQ…
2. Chẩn đoán chăm sóc
- Nguy cơ sock do đau và mất máu
- Chi đau, sưng nề, bầm tím.
- Nguy cơ nhiễm trùng, viêm xương do gãy hở.
- Tâm lý người bệnh lo lắng do mất cơ năng chi, do phải phẫu thuật.
- Nguy cơ chèn ép khoang, tổn thương thần kinh mạch máu.
3. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
• Giảm đau, chống sock:
- Bất động chi gãy: 3 nẹp theo đúng nguyên tắc.
- Chống sock: ủ ấm cho người bệnh, bù dịch, truyền máu, đặt sonde tiểu, sonde
dạ dày, đảm bảo hô hấp, đảm bảo tuần hoàn.
- Theo dõi dâu hiệu sinh tồn tùy vào tình trạng của người bệnh.
- Thực hiện y lệnh thuốc: giảm đau, chống sốc



-

Giảm phù nề, đề phòng chèn ép khoang:
Gác chi cao, chườm đá ngoài vị trí sung nề.

Thực hiện y lệnh thuốc chống phù nề: anpha chymotrypsin….
Bất động chi đúng tư thế, vận chuyển nhẹ nhàng.
Bắt mạch và so sánh 2 bên: mất mạch, lạnh, tê bì, bắp chân căng…, báo bác sĩ
kịp thời xử trí.
• Chăm sóc vết thương phần mềm, đề phòng viêm xương:
- Làm sạch vết thương: rửa sạch, lấy dị vật….
- Băng vết thương, băng ép cầm máu
- Theo dõi các biểu hiện nhiễm trùng: vết thương tấy đỏ, sốt….
- Thực hiện y lệnh thuốc: chống uốn ván, cầm máu, kháng sinh….
• Ổn định tâm lý cho người bệnh:
- Giải thích cho người bệnh, người nhà về tình trạng hiện tại của người bệnh
- Thực hiện nhanh chóng các chăm sóc, làm các xét nghiệm
- Chuẩn bị các thủ tục khác nếu có chỉ định mổ.
IIChăm sóc sau mổ hoặc sau bó bột
1. Nhận định chăm sóc
1.1. Tình trạng toàn thân
- Chú ý các vấn đề dinh dưỡng, vận động
1.2. Tình trạng tại chỗ:
- Xem người bệnh có khó thở chướng bụng hay không? Ho, khó thở hay không?
- Người bệnh có vận động được hay không?
- Xem mức độ sưng nề của chi nhiều hay ít?
- Dẫn lưu chảy dịch nhiều hay ít?
- Bột chặt hay lỏng? có teo cơ cứng khớp không?
- Đái buốt, đái rắt không?
2. Chẩn đoán chăm sóc
- Viêm xương do gãy hở, chăm sóc vết mổ không tốt dẫn đến nhiễm trùng vết mổ
viêm xương.
- Sung nề, đau kéo dài do tư thế chăm sóc không phù hợp, bó bột không đúng kỹ
thuật.
- Nguy cơ viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu do hạn chế thở, vận động kém.

3. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc:
• Chăm sóc vết mổ, giảm nguy cơ viêm xương:
- Thay băng, chăm sóc vết thương phần mềm.
- Theo dõi các biểu hiện nhiễm trùng.
- Thực hiện y lệnh thuốc, xét nghiệm.
• Chăm sóc bọt, bất động xương sau mổ:
- Chăm sóc bột theo nguyên tắc.
- Vận động thụ động vùng dưới đoạn bó bột.
- Gác chân lên khung Braune.
- Theo dõi các dấu hiệu về tuần hoàn, thần kinh.
• Giảm nguy cơ viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu:
- Cho vận động, uống nhiều nước, vỗ rung lồng ngực, vệ sinh thân thể.
- Hướng dẫn chế độ ăn uống.
- Hướng dẫn tập vận động, tránh teo cơ cứng khớp.
- Thực hiện y lệnh thuốc.
4. Đánh giá
Người bệnh gãy xương chi đánh giá được chăm sóc tốt khi:


-

Được bất động tốt trước mổ.
Phát hiện điều trị kịp thời các biến chứng.
Được chăm sóc tốt trong quá trình bó bột, trước, trong, sau khi mổ xương.
Được hướng dẫn tập vận động phục hồi chức năng tốt sau khi điều trị.



×