Chăm sóc người bệnh
Hiện nay, giới chuyên môn ngày càng quan tâm đến vai trò của dinh dưỡng trong
quá trình điều trị bệnh nhân.
Cham soc nguoi benh Nhung ngo nhan trong che do dinh duong
Theo BS. Lưu Ngân Tâm, truyền một chai đạm, một chai đường, chích vitamin
khi bệnh nhân bị mệt, là những ngộ nhận không chỉ của người dân mà còn của
nhiều nhân viên y tế.
Thế nhưng, truyền một chai đạm, một chai đường gluco 5%, chích vitamin khi bị
mệt Bệnh nhân không ăn được thì cho uống sữa… Đó đều là những ngộ nhận
không chỉ của người nhà bệnh nhân mà còn nhiều nhân viên y tế.
Phóng viên TS đã có một trao đổi về vấn đề dinh dưỡng đối với người bệnh với
BS. Lưu Ngân Tâm – Trưởng khoa Dinh dưỡng BV Chợ Rẫy.
Hội Dinh dưỡng châu Âu (The European Society for Clinical Nutrition and
Metabolism - ESPEN) cảnh báo, suy dinh dưỡng bệnh viện vẫn còn là một vấn đề
lớn. Vì sao dinh dưỡng bệnh viện có một vai trò quan trọng trong điều trị?
BS. Lưu Ngân Tâm: Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ suy dinh
dưỡng trong bệnh viện chiếm từ 20-80%. Ở các nước phát triển, tỷ lệ suy dinh
dưỡng trong bệnh viện từ 30-50%. Ngay cả Singapore, suy dinh dưỡng trong bệnh
viện chiếm khoảng 50%. Ở Thái Lan, con số có thể lên đến 80%.
Còn tại Việt Nam, thực tế cho thấy, một nghiên cứu lớn đại diện hết cho quần thể
bệnh nhân nằm trong bệnh viện chưa có. Một số bệnh viện như BV Cần Thơ, BV
Bạch Mai đã thực hiện những điều tra nhỏ ở một nhóm bệnh nhân. Kết quả cho
thấy, 50% bệnh nhân phẫu thuật bụng nằm viện bị suy dinh dưỡng, 50% bệnh
nhân ở Khoa Tiêu hoá bị suy dinh dưỡng và ở khoa Nội tiết, con số đó là gần 20%.
Theo một thống kê của nước ngoài, chi phí cho một bệnh nhân suy dinh dưỡng
trong bệnh viện cao gấp đôi so với chi phí điều trị béo phì.
Tuy nhiên điều đáng nói ở đây, suy dinh dưỡng sẽ gây tác hại đến diễn tiến bệnh
lý của người bệnh. Đối với những bệnh nhân bị tổn thương, đặc biệt sau mổ, vết
thương sẽ lâu lành hơn so với những người có tình trạng dinh dưỡng bình thường.
Suy dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng, khả năng nhiễm trùng vết thương sẽ cao
hơn. Nguy cơ biến chứng sau mổ sẽ nhiều hơn, dẫn đến tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn.
Làm sao phát hiện bệnh nhân bị suy dinh dưỡng? Có phải chăng bệnh nhân trở
nên quá gầy ốm?
Tại các bệnh viện, tình trạng quá tải vì bệnh nhân quá nhiều luôn luôn xảy ra, nên
chúng tôi cần những kiểm tra sàng lọc nhanh bệnh nhân, nhằm đánh giá được tổng
thể tình trạng dinh dưỡng của người bệnh chỉ trong vòng 1-2phút.
Ngoài chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index), mà chuẩn của người châu Á là
từ 18,5–23, hiện còn có thêm một số chỉ số khác như SGA (Subjective Global
Assessment- dịch nôm na: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng tổng thể theo chủ
quan).
SGA là một kiểm tra rất đơn giản, không xâm lấn và không tốn tiền, và sẽ thực
hiện ngay vào 1,2 ngày đầu khi bệnh nhân vừa nhập viện. Người nhà bệnh nhân
cũng có thể phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng của người bệnh.
Chúng ta có thể hỏi bệnh nhân có bị mất cân hay không, mất cân bao nhiêu % so
với trước khi nhập viện. Nếu bệnh nhân mất trên 10% cân nặng so với cân nặng
thường có, người đó đã bị gọi là suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, chúng ta có thể quan tâm đến một số các triệu chứng khác. Ví dụ như
triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa (thay đổi cách ăn uống, biếng ăn, buồn
nôn, tiêu chảy…).
Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng bằng cách đo lớp mỡ dưới da
có bị teo hay biến mất không, khối cơ của người bệnh như cơ delta có bị giảm hay
không. Bệnh nhân có bị phù chân, phù cột sống lưng, báng bụng….
Nhóm bệnh nhân nào thường có nguy cơ suy dinh dưỡng trong bệnh viện ?
Bệnh nhân nằm trong phòng hồi sức cấp cứu thường có nguy cơ bị suy dinh
dưỡng.
Đó là những bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng (nhiễm trùng sau chấn thương, viêm
phổi, nhiễm trùng vết mổ), bệnh nhân nằm trong hồi sức cấp cứu, bệnh nhân bị
chấn thương (tai nạn giao thông, sau phẫu thuật, bỏng) hoặc bệnh nhân bị ung thư,
thường có nhu cầu về dinh dưỡng rất cao.
Ở những bệnh nhân này, cơ thể thường đòi hỏi tiêu hao đạm và tiêu hao năng
lượng cao hơn rất nhiều so với người bình thường.
Người bình thường có nhu cầu 2000–2200kcl mỗi ngày, thì đối với những bệnh
nhân có bệnh lý nặng, nhu cầu chuyển hóa, đặc biệt nhu cầu chuyển hóa về năng
lượng và hóa đạm, tăng hơn từ 30–50%, thậm chí có thể lên 100% hay 200%.
Do đó, những bệnh nhân ăn uống kém hay có nhu cầu dinh dưỡng tăng cần phải
được hỗ trợ thêm về dinh dưỡng, hay người ta còn gọi là dinh dưỡng liệu pháp.
Đứng ở góc độ của một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng, bác sĩ có thể cho
biết những ngộ nhận nào thường hay xảy ra khi chăm sóc bệnh nhân?
Ngay tại một số bệnh viện hay trung tâm y tế, thấy bệnh nhân ăn không được,
người ta sẽ cắm ngay một chai đạm để truyền. Người ta nghĩ, chai đạm đó đã cung
cấp đủ dinh dưỡng cho người bệnh.
Thực chất, nhu cầu người bệnh đòi hỏi rất cao. Trong khi một chai đạm chỉ có thể
cung cấp từ 100-200kcal mà thôi. Nếu không đảm bảo được năng lượng hay nhu
cầu dinh dưỡng cho người bệnh, chai đạm được truyền đó sẽ bị tiêu hủy thành
năng lượng, tức là không đi vào đâu hết.
Ngoài ra, một sai lầm khác cũng thường thấy trong bệnh viện là cắm truyền cho
bệnh nhân một chai đường glucose 5%. Chai đường glucose 5% nghĩa là 100ml
nước chỉ có 5gr đường thôi, cung cấp được 20kcal. Do đó, 1 chai gluco 500ml chỉ
chứa 100kcl. Loại chai truyền này chủ yếu cung cấp nước, trong trường hợp bù thể
tích tuần hoàn, chứ không phải dùng cho mục đích dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, khi chăm sóc bệnh nhân ở nhà, thân nhân thường dùng sữa không
đúng. Đối với những người bình thường, nếu ăn uống kém, có thể uống thêm 1-2
hoặc 3 ly sữa trong một ngày. Nhưng với bệnh nhân, sữa điều trị tương đương với
thuốc. Việc sử dụng sữa không đúng có thể làm tổn thương nặng thêm.
Hơn thế nữa, một ngộ nhận khác thường xảy ra là chích vitamin để tăng dinh
dưỡng. Việc chích vitamin có nhiều khả năng gây sốc phản vệ tại nhà. Thay vì
chích, bệnh nhân có thể uống vitamin, nhưng cũng chỉ có thể bổ sung trong một
giai đoạn ngắn từ 1-2 tuần.