Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

ĐỀ CƯƠNG dược lý y3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214 KB, 31 trang )

ĐỀ CƯƠNG DƯỢC LÝ Y3
Đỗ Anh Quyền K34F
Câu 1: TB những ưu, nhược điểm của hthu thuốc qua đường tiêu hóa ?
Câu 2: Nêu ý nghĩa của chuyển hóa thuốc và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc?
Câu 3: Nêu quá trình thải trừ của thuốc qua thận và ý nghĩa lâm sàng?
Câu 4: Trình bày và phân tích ý nghĩa lâm sàng của t/2 ?
Câu 5: Trình bày các yếu tố quyết định thời gian uống thuốc hợp lý ?
Câu 6 : Trình bày các biện pháp giải độc bằng cách làm giảm hấp thu ?
Câu 7: Trình bày các biện pháp giải độc bằng đẩy nhanh thải trừ chất độc ra khỏi cơ thể?
Câu 8: Trình bày cơ chế tác dụng và tác dụng dược lý của thuốc tê ?
Câu 9: Trình bày tác dụng dược lý của thuốc ngủ barbiturat ?
Câu 10: Trình bày tác dụng không mong muốn và nêu biện pháp đtrị ngộ độc cấp của
phenobarbiturat?
Câu 11: Trình bày tác dụng và cơ chế tác dụng của benzodiazepin?
Câu 12: Trình bày các chỉ định và chống chỉ định, tác dụng không mong muốn của morphin ?
Câu 13: Trình bày đặc điểm dược động học và tác dụng ko mong muốn của methadon?
Câu 14: TB dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, tác dụng ko mong muốn của Adrenalin?
Câu 15: TB dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, tác dụng ko mong muốn của Atropin ?
Câu 16: TB cơ chế tác dụng chống viêm của thuốc NSAIDs ?
Câu 17:TB cơ chế tdụng giảm đau của thuốc NSAIDs ?
Câu 18: TB cơ chế tác dụng hạ sốt của thuốc NSAIDs ?
Câu 19: TB cơ chế chống ngưng kết tiểu cầu của aspirin?
Câu 20: B dược động học, cơ chế tác dụng, tác dụng ko mong muốn của paracetamol?
Câu 21: TB cơ chế tác dụng, tác dụng, tdụng k mong muốn, chỉ định , liều dùng của colchicin ?
Câu 22: TB cơ chế tdụng, chỉ định, chống chỉ định, phân loại của nhóm beta – lactam ?
Câu 23: TB cơ chế tác dụng, tdụng, chỉ định, ADR và chống chỉ định của nhóm aminoglycosid ?
Câu 24: TB cơ chế tác dụng, tdụng, ADR và chống chỉ định của nhóm quinolon ?
Câu 25: TB nguyên tắc sdụng KS an toàn , hợp lý ?
Câu 26: TB tdụng, cơ chế tdụng, đặc điểm dược động học và tác dụng k mong muốn của rifampicin ?
Câu 27: TB dược động học, cơ chế tdụng, tác dụng ko mong muốn của thuốc lợi tiểu quai?
Câu 28: TB cơ chế tdụng, tdụng dược lý của thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid ?


Câu 29: TB tdụng dược lý, cơ chế tdụng, chỉ định, chống chỉ định của thuốc ức chế men chuyển?
Câu 30: TB dược động học, tdụng dược lý, chỉ định, chống chỉ định của nhóm thuốc chẹn thụ thể AT1
của angiotensin II ?
Câu 31: TB tdụng dược lý, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng k mong muốn của nhóm thuốc chẹn
kênh Calci?
Câu 32: TB dược động học và cơ chế tdụng của thuốc Glycosid tim ?
Câu 33: TB nguồn gốc, vtrò sinh lý, dấu hiệu thiếu hụt và dấu hiệu thừa Vit A ?
Câu 34: TB cơ chế tdụng và chỉ định của Vit K ?
Câu 35: TB cơ chế tdụng, chỉ định, tdụng ko mong muốn, lưu ý khi sdụng heparin?
Câu 36: TB vtrò sinh lý, đặc điểm dược động học và chỉ định của sắt ?
Câu 37: TB dược động học, cơ chế tác dụng, tác dụng k mong muốn, chống chỉ định , thận trọng của
Salbutamol ?
Câu 38: TB đặc điểm dược động học, cơ chế tác dụng, chỉ định của thuốc kháng Histamin thế hệ II?
Câu 39: TB tdụng, cơ chế tdụng, tdụng k mong muốn của metronidazol ?
Câu 40: TB tdụng và cơ chế tdụng của insulin ?
Câu 41: TB tác dụng k mong muốn của glucocorticoid ?
Câu 42: TB cơ chế tdụng của thuốc tránh thai phối hợp ?

1


Câu 1: TB những ưu, nhược điểm của hthu thuốc qua đường tiêu hóa ?
Hấp thu là sự vận chuyển thuốc từ nơi dùng thuốc (uống, tiêm, đặt, hít) vào tuần hoàn máu đi khắp cơ
thể, tới nơi tác dụng. Đường đưa thuốc vào cơ thể có ảnh hưởng lớn đến sự hthu.
Hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa:
- Ưu điểm: là đường dùng thuốc phổ biến nhất, dễ dùng, tự nhiên, tiện lợi, rẻ tiền.
- Nhược điểm:
+ Thuốc có thể bị các enzym tiêu hóa phân hủy 0r tạo phức vs thức ăn, đồ uống làm chậm 0r giảm
hthu.
+ 1 số thuốc ít 0r ko hthu qua đường tiêu hóa.

+ 1 số thuốc kích thích niêm mạc, gây viêm loét, chảy máu đường tiêu hóa.
+ 1 số thuốc bị chuyển hóa mạnh qua gan ngay lần đầu tiên, trc khi vào đại tuần hoàn đến nơi có
tdụng.
→ Thuốc dùng qua đường tiêu hóa thường có tdụng chậm hơn lượng thuốc đưa vào đc tuần hoàn ít
hơn so vs đường tiêm.
Các cách dùng thuốc bằng đường tiêu hóa:
1. Thuốc ngậm dưới lưỡi: do thuốc vào thẳng vòng tuần hoàn nên ko bị dịch vị phá hủy và ko bị
chuyển hóa qua gan lần thứ nhất.
2. Thuốc uống: đc hthu chủ yếu ở ruột non và 1 phần ở dạ dày:
- Ddày có pH 1 – 3 nên chỉ hthu các acid yếu, ít bị ion hóa như aspirin, barbiturat. Tuy vậy, vì
nmạc ít mạch máu lại chứa nhiều cholesterol, tgian thuốc ở ddày k lâu, nên lượng thuốc đc hthu qua
dd ít, khi đói hthu nhanh hơn nhưng dễ gây kích ứng dd.
- Ruột non là nơi hthu thuốc chủ yếu vì có diện tích hthu rất rộng với các nhung mao, vi nhung
mao, lại đc tưới máu nhiều, pH kiềm từ 6 – 8.
+ Thuốc ít 0r k tan trong lipid ít đc hthu.
+ Thuốc mang amin bậc 4 sẽ bị ion hóa mạnh nên khó hthu.
+ Các anion sulfat (SO4) ko đc hthu : MgSO4 , Na2SO4 →chỉ có tdụng tẩy.
3. Thuốc đặt trực tràng:
- Ưu điểm: thuốc k bị enzym tiêu hóa phá hủy, khoảng 50% thuốc hthu qua trực tràng sẽ qua gan,
ko chịu chuyển hóa ban đầu.
- Nhược điểm: hthu ko hoàn toàn, có thể gây kích ứng nmạc hậu môn.

Câu 2: Nêu ý nghĩa của chuyển hóa thuốc và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển
hóa thuốc?
1. Ý nghĩa của chuyển hóa thuốc:
- Chuyển hóa thuốc là để thải trừ chất lạ (thuốc) ra khỏi cơ thể. Về bản chất, thuốc là các phân tử
tan đc trog mỡ, ko bị ion hóa, dễ thấm qua màng tbào, gắn vào pro huyết tương và giữ lại trong cơ
thể. Muốn thải trừ thuốc, cơ thể phải chuyển hóa chúng thành các phức hợp có cực, dễ bị ion hóa, do
đó trở nên ít tan trog mỡ, khó gắn vào pro, khó thấm vào tbào, do đó dễ tan trog nc và dễ bị thải trừ.
- Nếu ko có qtrình chuyển hóa, 1 số thuốc tan trong mỡ có thể đc giữ lại trong cơ thể hơn 100năm.

2. Các yếu tố làm thay đổi tốc độ chuyển hóa:
- Tuổi: trẻ sơ sinh có E chuyển hóa thuốc chưa hoàn chỉnh, người cao tuổi E cũng bị lão hóa.
- Di truyền:
+ Do x.hiện E ko điển hình, khoảng 1:3000 người có E cholinesterase ko điển hình, thủy phân rất
chậm suxamethonium nên làm kéo dài tác dụng của thuốc này.
+ Isoniazid bị mất tdụng do acetyl hóa. Nhưng có nhóm acetyl hóa chậm, nhóm acetyl hóa nhanh
(cần phải tăng liều, nhưng sphẩm chuyển hóa acetyl isoniazid lại độc với gan).
+ Người thiếu glucose 6 phosphat dehydrogenase G6PD sẽ dễ bị thiếu máu tan máu khi dùng
phenacetin, aspirin, quinacrin, sulfamid,…

2


- Yếu tố ngoại lai:
+ 1số chất gây cảm ứng E chuyển hóa có tdụng làm tăng sinh các E ở microsom gan, làm tăng hoạt
tính của các E này. Nhiều thuốc như phenobabital, meprobamat, phenylbutazol,…khi dùng chung vs
các thuốc bị chuyển hóa qua các E đc cảm ứng sẽ làm giảm tdụng của thuốc đc phối hợp 0r của chính
nó (htượng quen thuốc). Ngược lại, với những thuốc phải trải qua chuyển hóa mới trở thành có hoạt
tính, khi dùng chung vs các thuốc gây cảm ứng sẽ bị tăng độc tính.
+ Chất ức chế E chuyển hóa: 1số thuốc khác như cleramphenicol, isoniazid, quinin,… lại có tdụng
ức chế, làm giảm hoạt tính chuyển hóa thuốc của E, do đó làm tăng tdụng của thuốc phối hợp.
- Yếu tố bệnh lý:
+ Tổn thương chức phận gan sẽ làm suy giảm chuyển hóa thuốc của gan: viêm gan nhiễm mỡ, xơ
gan,… dễ làm tăng tdụng 0r độc tính của thuốc chuyển hóa qua gan như tolbutamid, diazepam.
+ Giảm lưu lượng máu tới gan như suy tim, 0r dùng thuốc chẹn beta giao cảm kéo dài sẽ làm giảm
hệ số chiết suất của gan, làm kéo dài t/2 của thuốc có hệ số chiết xuất cao tại gan như lidocain,
propranolol, verapamil.

Câu 3: Nêu qtrình thải trừ thuốc qua thận và ý nghĩa lâm sàng?
- Thuốc được thải trừ dưới dạng nguyên chất 0r đã bị chuyển hóa.

- Thải trừ qua thận là đường thải trừ qtrọng nhất của các thuốc tan trong nc, có TLPT <300.
1. Quá trình thải trừ:
- Lọc thụ động qua cầu thận: dạng thuốc tự do, ko gắn vào pro huyết tương.
- Bài tiết tích cực qua ống thận: do phải có chất vchuyển nên tại đây có sự cạnh tranh để thải trừ,
VD như thiazid và acid uric có cùng chất vchuyển ở ống thận, khi dùng thiazid kéo dài, để thải trừ
thiazid cơ thể phải giảm thải trừ acid uric →dễ dẫn đễn bệnh Gout. Bài tiết tích cực chủ yếu xảy ra ở
ống lượn gần có 2 hệ vchuyển khác nhau. Một hệ cho các anion (các acid carboxylic như penicilin,
thiazid, các chất glucucro- và sulflo- hợp ) và 1 hệ cho các cation (các base hữu cơ như morphin,
thiamin).
- Khuyếch tán thụ động qua ống thận: 1phần của thuốc đã thải trừ trong nước tiểu ban đầu lại đc tái
hthu vào máu. Đó là các thuốc tan trong lipid ko bị ion hóa ở pH nc tiểu như phenobarbital, salicylat.
Qtrình này xra ở cả ống lượn gần và ống lượn xa do bậc thang nồng độ được tạo ra trong qtrình tái
hthu nc cùng Na+ và các ion vô cơ khác, phụ thuộc nhiều vào pH nc tiểu. Khi nc tiểu bị kiềm hóa, các
acid yếu sẽ bị thải trừ nhanh hơn vì bị ion hóa nhiều nên tái hthu giảm. Ngc lại, khi nc tiểu bị acid hóa
thì các kiềm sẽ bị thải trừ nhiều hơn → Ứng dụng trong điều trị ngộ độc.
2. Ý nghĩa lâm sàng:
- Có thể làm giảm thải trừ để tiết kiệm thuốc: penicilin và probenecid có chung hệ vchuyển tại ống
thận nên khi dùng chung thì probenecid đc thải trừ nhiều hơn penicilin.
- Làm tăng thải trừ để đtrị ngộ độc: kiềm hóa nc tiểu, làm tăng độ ion hóa của phenobarbital để làm
tăng thải trừ khi bị ngộ độc phenobarbital.
- Giảm liều dùng thuốc (thải trừ qua thận) khi có suy thận.

Câu 4: TB và phân tích ý nghĩa ls của t/2 ?
1. Thời gian bán thải :
- Khái niệm thời gian bán thải được chia làm 2 loại:
+ T/2α hay T/2 hấp thu là tgian cần thiết để ½ lượng thuốc đã dùng hấp thu đc vào vòng tuần hoàn.
Như vậy, nếu thuốc được dùng qua đường tiêm bắp hay tiêm TM thì T/2α ko đáng kể.
+ T/2β hay T/2 thải trừ là tgian cần thiết để nồng độ thuốc trong huyết tương giảm xuống còn 1
nửa.
- Trong điều trị hay dùng T/2β và thường chỉ viết là T1/2 hay T/2:

- Công thức tính:
T1/2 = = =
T1/2 :thời gian bán thải (nửa đời trong huyết tương)
3


Vss: Thể tích phân bố ở tình trạng ổn định: đạt đc sau 5 lần dùng
thuốc cách đều thuốc sẽ đạt trạng thái có nồng độ ổn định.
Cl: độ thanh thải.
K: tốc độ thải trừ.
2. Ý nghĩa lâm sàng: dựa vào trị số T1/2 ta có thể tính toán:
- Liều lượng và khoảng cách đưa thuốc hợp lý vào cơ thể (thuốc phải luôn đạt nồng độ cao hơn
nồng độ hiệu dụng tối thiểu).
- Thời gian thuốc đạt trạng thái ổn định trong máu.
- Thời gian thuốc đã thải trừ hết ra khỏi cơ thể, sau khi dừng thuốc.
- Trên lsàng ngta coi thời gian sau 5 lần T 1/2 (5 lần dùng thuốc cách đều) thì nồng độ thuốc trong
máu đạt trạng thái ổn định, và sau khi ngừng thuốc khoảng 7 lần T 1/2 thì coi như thuốc đã bị thải trừ
hoàn toàn ra khỏi cơ thể.
- Đối với mỗi loại thuốc, T1/2 là giống nhau cho mọi liều dùng. Do đó có thể suy ra khoảng cách
dùng thuốc:
+ Khi T1/2 < 6h: nếu thuốc ít độc, cho liều cao để kéo dài đc nồng độ hiệu dụng của thuốc trong
huyết tương. Nếu ko thể cho đc liều cao (như heparin, insulin) thì truyền TM liên lục 0r sxuất loại
thuốc giải phóng chậm.
+ Khi 6h < T1/2 < 12h: dùng liều thuốc với khoảng cách đúng bằng T1/2.
+ Khi T1/2 > 24h: dùng liều duy nhất 1 lần 1 ngày.

Câu 5: Trình bày các yếu tố quyết định tgian uống thuốc hợp lý?
1.
2.
-


Mục đích dùng thuốc:
Thuốc ngủ uống vào buổi tối trc khi đi ngủ.
Thuốc hạ sốt giảm đau uống khi có sốt, có đau.
Dược lý thời khắc ( là ảnh hưởng của nhịp thời gian đối vs tdụng sinh học của thuốc):
Các loại thuốc corticoid nên uống vào buổi sáng khoảng 6 – 8h, vì đây là thời điểm nồng độ
hydrocortison trong máu đạt cao nhất trong ngày. Uống lúc này sẽ ko phá vỡ nhịp sinh lý hoạt
động của tuyến thượng thận và ít gây ức chế trục dưới đồi – yên - thượng thận.
- Thuốc chống tăg huyết áp nên uống vào buổi sáng vì sự tăg huyết áp hay xra vào buổi trưa và
chiều.
- Thuốc giảm tiết HCl dịch vị nên uống vào buổi tối trc khi đi ngủ vì HCl tiết nhiều về ban đêm.
3. Tương tác của thuốc vs thức ăn:
- Đa phần những trường hợp thức ăn làm tăng hthu thuốc đều đc lợi dụng để làm tăg nồng độ thuốc
trong máu. Tuy nhiên, đối vs những thuốc mà nồng độ trong máu quá cao có thể gây ngộ độc thì
lại phải tránh uống vào bữa ăn.
- Những thuốc bị thức ăn làm giảm hthu thì phải uống xa bữa ăn. Các trg hợp còn lại nên uống vào
bữa ăn để làm giảm tdụng phụ trên ống tiêu hóa.
4. Tương tác giữa thuốc – thuốc:
- Chỉ có tương tác thuốc ở giai đoạn hthu là có thể giải quyết bằng thời điểm đưa thuốc (uống cách
nhau 2h). Các tương tác ở giai đoạn phân bố, chuyển hóa, thải trừ đều ko áp dụn cách này đc vì vị
trí tương tác xra trong máu.
→ Như vậy việc uống thuốc tùy tiện ko đúng nguyên tắc sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường trc,
ảnh hưởng tới hậu quả đtrị.

Câu 6: TB các biện pháp giải độc bằng cách làm giảm hthu ?
Biện pháp này áp dụng chủ yếu trong các trường hợp ngộ độc thuốc uống và chỉ có kquả tốt trong
vòng 4h sau khi uống thuốc (trừ 1 số thuốc hthu chậm thì tgian này có thể kéo dài hơn).
Các cách làm giảm hthu bao gồm:
- Làm rỗng dạ dày.
- Dùng các chất hấp phụ.

- Dùng các chất tẩy.
4


A.
1.
-

Làm rỗng dạ dày:
Gây nôn:
Áp dụng khi trung tâm gây nôn của Bn vẫn còn đáp ứng.
Chất gây nôn hay đc sdụng là: bột 0r iro ipeca, apomorphin. Ngoài ra ngta còn dùng biện pháp cơ
học như ngoáy họng: phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện nhưng tỷ lệ nôn và lượng nôn ít.
- Gây nôn là biện pháp tốt để đưa chất độc ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp ko thể
áp dụng đc. Bao gồm:
+ Bn bị ức chế TKTƯ rõ rệt do có thể hít chất nôn vào phổi.
+ Co giật cũng do Bn có thể hít chất nôn vào phổi.
+ Ngộ độc acid, base mạnh vì nếu gây nôn có thể sẽ gây nặng thêm tổn thương đường tiêu hóa (thực
quản, nm miệng).
2. Rửa dạ dày:
- Đưa chất độc ra khỏi cơ thể cùng vs dịch rửa, lượng dịch rửa sdụng là khoảng 200 – 300ml/lần vs
ng lớn và khoảng 50 – 100ml/lần vs trẻ em. Qtrình rửa đc tiến hành lặp đi lặp lại cho đến khi dịch
rửa hết đục.
- Dịch rửa là nc thường 0r dung dịch NaCl 0,9% /0,45% vs trẻ em.
- Rửa dd chống chỉ định trong trường hợp ngộ độc acid, base mạnh (trong trường hợp này có thể
cho Bn uống sữa để pha loãng tác nhân gây tổn thương).
B. Dùng chất hấp phụ:
- Chất hấp phụ: than hoạt (than hoạt có knăng hấp phụ ko chọn lọc nhiều chất tuy nhiên ít hiệu quả
vs nhiễm độc cyanua, ethanol, methanol,…).
- Lượng than hoạt cần dùng khoảng 60 – 100g vs ng lớn, 15 – 30g vs trẻ em (trộn thành bột nhão

rồi chia làm nhiều lần uống).
C. Dùng các chất tẩy:
- Chất tẩy sdụng: magie sulfat, natri sulfat, magie citrat, sorbitol,…
- Tuy nhiên, khi dùng các chất tẩy cần chú ý đến tình trạng cnăng thận và điện giải của Bn, nhất là
khi dùng nhắc lại.

Câu 7: TB các biện pháp giải độc bằng đẩy nhanh thải trừ chất độc ra khỏi cơ thể
A. Gây lợi tiểu:
- Chất gây lợi tiểu làm nhanh thải trừ và giảm tái hthu các chất độc. Các chất lợi tiểu hay dùng là
manitol, furosemid,…
- Chỉ định trong tr.hợp ngộ độc alcol, phenobarbiturat, bromua, isoniazid,…
B. Thay đổi pH nc tiểu:
- Thay đổi pH của nc tiểu làm tăng dạng ion hóa của chất độc do đó làm giảm tái hthu ở ống thận.
- Kiềm hóa: pH = 7 – 8 (dd NaHCO3 pha dịch truyền tĩnh mạch).
- Acid hóa: pH = 4,5 – 5,5 (NH4Cl liều 75mg/kg chia 4 lần uống 0r tiêm TM chậm.
- Chú ý giám sát tình trạng cân bằng acid – base của Bn khi sdụng phương pháp này.
C. Thẩm tách và lọc máu:
1. Thẩm tách: gồm 2 phương pháp thẩm tách huyết tương và thẩm tách phúc mạc:
- Thẩm tách huyết tương (thận nhân tạo): dựa trên cơ sở chênh lệch nồng độ chất độc giữa huyết
tương và dung dịch lọc.
- Thẩm tách phúc mạc: đưa dung dịch thẩm tách nhỏ giọt vào phúc mạc, định kỳ rút dịch lọc ra và
cho dung dịch mới vào.
2. Lọc máu:
- Bơm máu Bn qua hộp lọc có chất hấp phụ. Máu sau khi đc lọc sẽ đc bơm trở lại cho Bn.
- Hiện nay, do 1 số tai biến có thể xra như giảm tbào máu, chảy máu, tắc mạch nên phương pháp
này ít đc sdụng.

5



Câu 8: TB cơ chế tdụng và tdụng dược lý của thuốc tê ?
Định nghĩa: thuốc tê làm mất cảm giác(đau, nhiệt độ) của 1 vùng cơ thể, tại chỗ dùng thuốc, trong
khi chức phận vận động ko bị ảnh hưởng.
A. Cơ chế tdụng:
- Các thuốc tê tổng hợp làm giảm tính thấm của màng tbào vs Na do gắn vào receptor của kênh Na
ở mặt trong của màng. Như vậy, thuốc tê có tdụng làm “ổn định màng”, ngăn cản Na + đi vào tbào,
làm tbào ko khử cực đc.
- Ngoài ra, thuốc tê còn làm giảm tần số phóng xung tác của các sợi cảm giác. Hầu hết các thuốc tê
đều có pKa là 8,0 – 9,0. Vì vậy, ở pH của dịch cơ thể đều phần lớn ở dạng cation, là dạng có hoạt
tính gắn vào đc receptor, nhưng lại ko qua đc màng tbào nên ko có tdụng, vì receptor của thuốc
nằm ở mặt trong màng tbào.
- Thuốc tê ít có hiệu quả ở mô nhiễm khuẩn vì ở đó pH thấp nên chỉ có tỷ lệ rất ít thuốc tê qua đc
màng.
- Muốn làm tê nhanh thì chỉ cần tăng nồng độ của thuốc. Nhưng khi đó sẽ có hại cho mô và dễ dẫn
tới nhiễm độc toàn thân, cho nên trong thực hành, cần chọn nồng độ tối ưu.
B. Tác dụng dược lý:
1. Tdụng tại chỗ:
- Thuốc tê tdụng trên tất cả các sợi TKTƯ (cảm giác, vận động) và tkinh thực vật, lần lượt từ sợi bé
đến sợi to tùy theo nồng độ của thuốc. Thứ tự mất cảm giác lần lượt là đau, lạnh, nóng, xúc giác
nông, rồi đến xúc giác sâu. Khi hết thuốc, tdụng hồi phục theo chiều ngc lại.
- Tùy theo mục đích lsàng mà sdụng các đường đưa thuốc khác nhau:
+ Gây tê bề mặt: bôi 0r thấm thuốc tại chỗ.
+ Gây tê bằng thâm nhiễm bằng tiêm dưới da để thuốc ngấm đc vào tận cùng tkinh.
+ Gây tê dẫn truyền: tiêm thuốc vào cạnh đg dẫn truyền tkinh (gây tê tkinh, phong tỏa hạch, gây tê
ngoài màng cứng, gây tê tủy sống).
2. Tdụng toàn thân:
Chỉ xuất hiện khi thuốc tê thấm đc vào vòng tuần hoàn vs nồng độ hiệu dụng:
- Tdụng ức chế TKTƯ xhiện sớm nhất vs trung tâm ức chế nên gây các dấu hiệu kích thích: bồn
chồn, lo âu, run cơ, cơn co giật, mất định hướng.
- Ức chế dẫn truyền Tkinh – cơ gây nhược cơ, liệt hô hấp.

- Làm giãn cơ trơn do tdụng liệt hạch và tdụng trực tiếp lên cơ trơn.
- Trên tim – mạch: do tdụng làm “ổn định màng”, thuốc tê làm giảm tính kích thích, giảm dẫn
truyền và giảm lực co bóp của cơ tim. Có thể gây loạn nhịp, thậm chí rung thất. Trên mạch, hầu
hết gây giãn mạch, hạ HA.
- Trên máu: liều cao (>10mg/kg) prilocain tích tụ chất chuyển hóa O – toluidin gây oxy hóa, biến
Hb thành metHb.

Câu 9: TB các tdụng dược lý của thuốc ngủ barbiturat ?
1. Trên thần kinh:
- Barbiturat ức chế TKTƯ. Tùy vào liều dùng, cách dùng, tùy trạng thái ng bệnh và tùy loại
barbiturat mà đc tdụng an thần, gây ngủ 0r gây mê.
- Barbiturat tạo ra giấc ngủ gần giống giấc ngủ sinh lý, làm cho giấc ngủ đến nhanh, giảm lượng
toàn thể của giấc ngủ nghịch thường (pha ngủ nhanh, điện não đồ có sóng nhanh, ngủ rất say
nhưng có htượng vận động nhãn cầu nhanh nên pha này còn đgl pha ngủ có vđộng nhãn cầu
nhanh), giảm tỷ lệ của giấc ngủ bình thường so vs giấc ngủ sinh lý.
- Với liều gây mê, barbiturat ức chế tủy sống, làm giảm pxạ đa synap và có thể làm giảm áp lực
dịch não tủy khi dùng ở liều cao. Barbiturat (ví dụ như phenobarbital) còn chống đc co giật, chống
động kinh, do làm giảm tính bị kích thích của vỏ não. Barbiturat đối lập vs cơn co giật strychnin,
picrotoxin, độc tố uốn ván,…

6


2. Trên hô hấp:
- Do ức chế trực tiếp trung tâm hô hấp ở hành não nên barbiturat làm giảm biên độ và tần số các
nhịp thở. Khi dùng liều cao, thuốc hủy hoại trung tâm hô hấp, làm giảm đáp ứng vs CO 2, có thể
gây nhịp thở Cheyne – Stockes.
- Ho, hắt hơi, nấc và co thắt thanh quản là những dấu hiệu có thể gặp khi dùng barbiturat để gây mê.
- Các barbiturat làm giảm sdụng oxy ở não trong lúc gây mê do ức chế hđộng của neuron.
3. Trên hệ tuần hoàn:

- Với liều gây ngủ, barbiturat ít ảnh hưởng đến tuần hoàn. Liều gây mê, thuốc làm giảm lưu lượng
tim và hạ HA. Barbiturat ức chế tim ở liều độc.

Câu 10: TB các tdụng k mong muốn và nêu biện pháp đtrị ngộ độc cấp
phenobarbital ?
Phenobarbital thuộc nhóm barbiturat, là thuốc đầu tiên dùng trong điều trị động kinh.
A. Tác dụng ko mong muốn:
Khi dùng phenobarbital, tỷ lệ ng gặp các phản ứng có hại chiếm khoảng 1%:
- Toàn thân: buồn ngủ.
- Máu: có HC khổng lồ trong máu ngoại vi.
- Tkinh: rung giật nhãn cầu, mất điều hòa động tác, bị kích thích, lo sợ, lú lẫn(hay gặp ở ng bệnh
cao tuổi).
- Da: nổi mẩn do dị ứng (hay gặp ở ng bệnh trẻ tuổi). Hiếm gặp hội chứng đau khớp. rối loạn
chuyển hóa porphyrin do phenobarbital.
B. Biện pháp đtrị ngộ độc phenobarbital:
Với liều gấp 5 – 10 lần liều ngủ, thuốc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Tử vong thưởng xra
khi nồng độ phenobarbital trong máu cao hơn 80microgam/ml.
- Hạn chế ngộ độc: rửa dạ dày bằng NaCl 0,9% 0r KmnO4 0,1% hoặc uống than hoạt để hấp phụ
độc chất nếu ngộ độc dưới 24h vì barbiturat ức chế nhu động tiêu hóa nên thuốc còn ở lâu trong dạ
dày.
- Tăng đào thải: gây bài niệu cưỡng bức bằng cách dùng dung dịch mặn đẳng trương hoặc dung
dịch glucose 5%. Dùng thuốc lợi niệu thẩm thấu để tăng thải barbiturat. Ngoài ra, có thể tiến hành
lọc ngoài thận hoặc chạy thận nhân tạo khi ngộ độc nặng.
- Đặc biệt là cần base hóa huyết tương bằng truyền dung dịch natribicarbonat 0,14% để tăng nồng
độ ion hóa barbiturat, kéo barbiturat từ TKTƯ ra máu để đào thải qua thận. Phenobarbital có pKa
= 7,5, nếu pH máu = 7,5 thì chỉ 50% bị ion, còn pH = 8,5 thì tới 91% bị ion hóa.
- Đảm bảo tuần hoàn: trợ hô hấp, thở oxy, trợ tim, nâng HA, bù dịch.
- Không đc dùng thuốc kích thích TKTƯ và hạn chế thẩm phân phúc mạc.

Câu 11: TB tdụng và cơ chế tdụng của benzodiazepin?

Benzodiazepin là nhóm thuốc an thần thứ yếu có khả năng ức chế đặc biệt trên hệ thống lưới hoạt hóa
đồi thị hệ viền và các nơ ron kết hợp của tủy sống.
A. Tác dụng:
1. Trên TKTƯ có 4 tdụng chính:
- An thần, giải lo, giảm hung hãn.
- Làm dễ ngủ: giảm tgian tiềm tàng và tăng tgian giấc ngủ nghịch thường. Khác vs barbiturat là
phần lớn BZD k có tdụng gây mê khi dùng liều cao.
- Chống co giật: clonazepam, nitrazepam, lorazepam, diazepam: do tính cảm thụ khác nhau của các
vùng, các ctrúc tkinh và sự cảm thụ khác nhau của các loài với các dẫn xuất và tdụng có khác
nhau: có dẫn xuất làm tăng vđộng ở chuột nhắt, chuột cống, khỉ. Riêng flurazepam lại gây co giật,
nhưng chỉ trên mèo.
- Làm giãn cơ vân.
- Ngoài ra còn:
+ Làm suy yếu ký ức cũ và làm trở ngại ký ức mới.
7


+
+
2.
B.
-

-

Gây mê: 1 số ít BZD có tdụng gây mê: diazepam, midazolam.
Liều cao gây ức chế trung tâm hô hấp và vận mạch.
Tdụng ngoại biên:
Giãn mạch vành khi tiêm TM.
Với liều cao, phong tỏa tkinh – cơ.

Cơ chế tdụng:
BZD gắn trên các receptor đặc hiệu vs nó trên TKTƯ. Bình thường, khi ko có BZD, các receptor
của BZD bị 1 pro nội sinh chiếm giữ, làm cho GABA ko gắn vào đc receptor của hệ GABA –
ergic, làm cho kênh Cl- của nơtron khép lại. Khi có mặt BZD, do có ái lực mạnh hơn pro nội sinh
nên BZD sẽ đẩy pro nội sinh và chiếm lại receptor, do đó GABA mới gắn đc vào receptor của nó
và làm mở kênh Cl-, Cl đi từ ngoài vào trong tbào gây hiện tượng ưu cực hóa.
Các receptor của BZD có lquan về giải phẫu và chức phận vs receptor của GABA.
Các receptor của BZD có nhiều trên TKTƯ: vỏ não, vùng cá ngựa, thể vân, hạ khâu não, hành
não, nhưng đbiệt là ở hệ thống lưới, hệ viền và cả tủy sống.
BZD tdụng gián tiếp làm tăng hiệu quả của GABA, tăng tần số mở kênh Cl- .

Câu 12: TB chỉ định và chống chỉ định, tdụng ko mong muốn của morphin ?
Morphin là thuốc giảm đau mạnh do làm tăng ngưỡng nhận cảm giác đau, thuốc còn làm giảm các
đáp ứng phản xạ với đau. Tác dụng giảm đau của morphin là do thuốc kích thích trên receptor muy và
kappa.
1. Chỉ định:
- Giảm đau: dùng trong những cơn đau dữ dội cấp tính 0r đau ko đáp ứng vs các thuốc giảm đau
khác (đau sau chấn thương, đau sau phẫu thuật, đau ở thời kỳ cuối của bệnh, đau do K,…). Để
giảm đau ở những bệnh k chữa khỏi đc như K gđoạn cuối có thể dùng morphin quá 7 ngày.
- Phối hợp khi gây mê và tiền mê.
2. Chống chỉ định:
- TE dưới 30 tháng.
- Triệu chứng đau bụng cấp tính nhưng chưa rõ nguyên nhân.
- Suy hô hấp
- Suy gan nặng.
- Chấn thương não 0r tăng áp lực nội sọ.
- Hen PQ vì morphin gây co thắt cơ trơn PQ.
- Ngộ độc rượu cấp.
- Đang dùng các chất ức chế monoaminoxidase.
3. Tdụng ko mong muốn:

- Thường gặp: buồn nôn, nôn, táo bón, ức chế tkinh, co đồng tử, bí đái.
- Ít gặp: ức chế hô hấp, bồn chồn, yếu cơ, ngứa, co thắt túi mật, co thắt PQ.
- Morphin tiêm ngoài màng cứng ít gây buồn nôn, nôn, co thắt đường mật 0r đường niệu hơn khi
dùng qua các đường khác.

Câu 13: TB đặc điểm dược động học và tdụng k mong muốn của methadon ?
Methadon là một trong những opioid thường được sử dụng, có tác dụng tương tự morphin. Trên lâm
sàng được dùng để giảm đau và cai nghiện morphin, heroin.
1. Đặc điểm dược động học:
- Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, 90% gắn vs pro huyết tương. Nhờ có nhóm ceton và amin trong
ctrúc nên methadon có lkết đồng hóa trị bền vs pro não. Thuốc có thể tích lũy nếu dùng liên tiếp.
- Chuyển hóa qua gan vs p.ứng N – khử methyl. Thải trừ qua nc tiểu và mật. Thời gian bán thải
khoảng 15 - 40h.
2. Tdụng ko mong muốn:
- Thường gặp: buồn nôn, nôn, táo bón, ức chế tkinh, co đồng tử, bí đái.
- Ít gặp: ức chế hô hấp, bồn chồn, yếu cơ, ngứa, co thắt túi mật, co thắt PQ.
8


-

Khi dùng kéo dài, methadon có thể làm ra nhiều mồ hôi, tăng bạch cầu lympho, tăng nồng độ
prolactin, albumin và globulin trong máu.

-

Câu 14: TB dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, tác dụng ko mong muốn
của Adrenalin?
Adrenalin là hormon đc tiết ra ở nhiều nơi như ngọn sợi hạch GC, TKTƯ nhưng nhiều nhất là tủy
thượng thận. Adrenalin dùng trong y học là loại đồng phân tả tuyền có hoạt tính hơn đồng phân hữu

tuyền 20 lần. Là thuốc độc bảng A.
1. Dược động học:
- Hthu: adrenalin ít đc hthu và bị phân hủy ở đường tiêu hóa. Thuốc hthu đc qua đường đặt dưới
lưỡi và đường tiêm. Khi tiêm tĩnh mạch, tdụng xhiện nhanh và mạnh nên dễ gây tai biến (phù phổi
cấp, giãn mạch nhanh, tai biến mạch máu não). Vì vậy, adrenalin chủ yếu dùng đường truyền TM.
- Chuyển hóa: trong cơ thể, adrenalin và các catecholamin đều bị chuyển hóa bởi 2 Ez là COMT và
MAO tạo thành các chất chuyển hóa KO còn hoạt tính.
- Thải trừ: adrenalin chủ yếu đc thải trừ qua nc tiểu, phần lớn dưới dạng đã chuyển hóa (acid
vanylmandelic liên hợp vs acid glucoronic 0r acid sulfulric).
2. Tdụng và cơ chế tdụng:
- Trên TK giao cảm: thuốc kích thích cả receptor α và β – adrenergic nhưng tdụng trên β mạnh hơn.
Các tdụng cả adrenalin rất phức tạp, tương tự như kích thích hệ giao cảm. Bhiện tdụng của
adrenalin trên các cơ quan và tuyến:
+ Trên mắt: gây co cơ tia mống mắt làm giãn đồng tử, làm chèn ép lên ống thông dịch nhãn cầu gây
tăng nhãn áp.
+ Trên hệ tuần hoàn:
Trên tim: thuốc kích thích receptor β1 ở tim làm tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim, tăng lưu
lượng tim do đó tăng công của tim và tăng mức tiêu thụ Oxy của tim. Vì vậy, nếu dùng liều cao có
thể gây rối loạn nhịp tim.
Trên mạch: adrenalin kích thích receptor α1 gây co mạch 1 số vùng như: mạch ngoại vi, mạch da
và mạch tạng. Kích thích receptor β 2 gây giãn mạch 1số vùng như mạch não, mạch phổi, mạch
vành và mạch máu tới bắp cơ.
Trên HA: adrenalin làm tăng HA tâm thu, ít ảnh hưởng tới HA tâm trương. Kết quả là HA trung
bình tăng nhẹ. Đặc biệt, adrenalin gây hạ HA do phản xạ.
+ Trên hệ hô hấp: adrenalin gây kích thích nhẹ hô hấp làm giãn cơ trơn phế quản (do kích thích thụ
thể β2 ) và làm giảm phù nề niêm mạc nên có tdụng cắt cơn hen phế quản, nhưng ít dùng vì gây
nhiều tdụng KO mong muốn do kích thích cả β1.
+ Trên hệ tiêu hóa: thuốc làm giãn cơ trơn tiêu hóa, giảm tiết dịch tiêu hóa.
+ Trên hệ tiết niệu: làm giảm lưu lượng máu tới thận và giảm mức lọc cầu thận, làm giãn cơ trơn
nhưng co cơ vòng bàng quang làm chậm bài tiết nc tiểu gây bí tiểu.

+ Trên hệ ngoại tiết: giảm tiết dịch ngoại tiết như: nc bọt,nc mắt, dịch vị, dịch ruột,…
+ Trên chuyển hóa: gây giảm tiết insulin, tăng tiết glucagon và tăng tốc độ phân hủy glycogen nên
làm tăg glucose máu. Tăng chuyển hóa cơ bản lên 20 – 30%, tăg tiêu thụ oxy, tăng cholesterol
máu, tăng tạo hormon tuyến yên (ACTH), tuyến tủy thượng thận (cortison).
+ Trên TKTƯ: ở liều đtrị, adrenalin ít ảnh hưởng do ít qua đc hàng rào máu não. Liều cao, adrenalin
kích thích TKTƯ gây hồi hộp trống ngực, căng thẳng, run. Tdụng kích thích tkinh đbiệt rõ ở Bn
parkinson.
3. Tdụng ko mong muốn: thường gặp là lo âu, hồi hộp, rối loạn nhịp tim, nhức đầu. Tr.hợp tiêm
TM nhanh có thể phù phổi, xhuyết não.

9


Câu 15: TB dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, tác dụng ko mong muốn
của Atropin ?
Atropin là alcaloid có trong lá cây Belladon, cà độc dược. Là thuốc hủy PGC thuộc nhóm ức chế hệ
M.
1. Dược động học:
- Hấp thu: atropin dễ hthu qua đường uống và tiêm. Sinh khả dụng qua đường uống khoảng 50%.
Sau khi tiêm dưới da 20 – 30p 0r sau khi tiêm TM 5 – 10p thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu.
- Phân bố: thuốc phân bố khắp các tổ chức của cơ thể, qua đc hàng rào máu não, nhau thai và sữa
mẹ.
- Chuyển hóa: trong cơ thể atropin đc chuyển hóa ở gan bằng p.ứng thủy phân dưới tdụng của
esterase tạo acid tropic và tropanol, 1 phần bị oxy hóa.
- Thải trừ: chủ yếu đc thải trừ qua thận dưới dạng chuyển hóa (50%) và dạng chưa chuyển hóa. T/2
khoảng 2 – 5h.
2. Tdụng và cơ chế tdụng:
Atropin và các thuốc cùng nhóm ức chế cạnh tranh vs acetylcholin và các chất kích thích hệ M ở
cả TKTƯ và ngoại vi, gây kthích TKTƯ và hủy PGC.
- Kích thích TKTƯ: ở liều đtrị, thuốc kthích nhẹ 1số trung tâm ở não như vagus, trung tâm hô hấp

và vận mạch. Liều cao gây bồn chồn, ảo giác, mê sảng.
- Tdụng hủy PGC: atropin ức chế chọn lọc trên hệ M (ít tdụng trên hệ N) gây tdụng hủy PGC, vs
bhiện trên các cơ quan và các tuyến:
+ Trên mắt: thuốc gây giãn đồng tử do giãn cơ vòng mống mắt, gây liệt thể mi dẫn tới mất knăng
điều tiết của mắt và làm tăng nhãn áp.
+ Trên tuần hoàn: bình thường thuốc ít ảnh hưởng tới tim mạch và HA, nhưng khi dùng liều cao 0r
hệ tuần hoàn bị ức chế do cường PGC thì atropin phong bế hệ M làm tim đập nhanh, mạnh, co
mạch và tăng HA.
+ Trên cơ trơn: atropin phong bế hệ M trên cơ trơn, làm giảm trương lực, giảm nhu động và giãn các
cơ trơn hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu. Tdụng giãn cơ trơn càng rõ khi cơ ở trạng thái co thắt.
+ Trên tuyến ngoại tiết: giảm tiết các dịch ngoại tiết như: nc bọt, đờm, mồ hôi, dịch mật, dịch vị,
dịch ruột,…
+ Tdụng khác: khi dùng liều cao và tiêm vào ĐM có tdụng gây tê yếu, kháng Histamin nhẹ, phong
bế hệ N nhưng ko đáng kể.
3. Tdụng KO mong muốn:
- Thường gặp là khô miệng, khó nuốt, khát, sốt.
- Giãn đồng tử, mất knăng điều tiết của mắt và tăng nhãn áp.
- Tuần hoàn: nhịp tim nhanh, đánh trống ngực.
- Tkinh: dễ bị kích thích, hoang tưởng, lú lẫn.
- Tiết niệu: bí đái.
- Tiêu hóa: giảm nhu động ruột gây táo bón.

Câu 16: TB cơ chế tác dụng chống viêm của thuốc NSAIDs ?
Các thuốc chống viêm KO steroid (NSAID s) đều có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Cơ chế
chung của các thuốc trong nhóm là ức chế sinh tổng hợp prostaglandin.
Tdụng chống viêm của NSAIDs:
Các NSAIDs có tdụng lên hầu hết các loại viêm KO kể nguyên nhân, theo các cơ chế:
- Ức chế sinh tổng hợp PG do ức chế có phục hồi cyclooxydase ( COX), làm giảm PG E 2 và Fα1 là
những chất trung gian hóa học của p.ứng viêm.
- Làm bền vững màng lysosom (thể tiêu bào): ở ổ viêm, trong qtrình thực bào, các đại thực bào làm

giải phóng các Ez của lysosom ( hydrolase, aldolase, phosphatase acid, colagenase, elastase,…)
làm tăng thêm qtrình viêm. Do làm bền vững màng lysosom, các NSAIDs làm ngăn cản giải
phóng các Ez phân giải, ức chế qtrình viêm.
10


-

Ngoài ra, có thể còn có thêm 1số cơ chế khác như đối kháng vs các chất trung gian hóa học của
viêm do tranh chấp vs cơ chất của Ez, ức chế sự di chuyển của BC, ức chế p.ứng KN – KT.
Tuy các NSAIDs đều có tdụng giảm đau – chống viêm, song lại khác nhau giữa tỷ lệ liều chống
viêm / liều giảm đau. Tỷ lệ ấy ≥ 2 vs hầu hết các NSAIDs, kể cả aspirin, nhưng lại chỉ bằng 1 với
idometacin, phenylbutazon, piroxicam.

Câu 17: TB cơ chế tdụng giảm đau của thuốc NSAIDs ?
Các thuốc chống viêm KO steroid (NSAID s) đều có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Cơ chế
chung của các thuốc trong nhóm là ức chế sinh tổng hợp prostaglandin.
Tác dụng giảm đau của thuốc NSAIDs:
- Chỉ có tdụng vs các chứng đau nhẹ, đau khu trú. Tdụng tốt vs các chứng đau do viêm (đau khớp,
viêm cơ, viêm dây tkinh, đau răng, đau sau mổ).
- Khác vs morphin, các NSAIDs ko có tdụng vs đau nội tạng, KO gây ngủ, KO gây khoan khoái và
KO gây nghiện.
- Cơ chế: Theo Moncada và Vane (1978), do làm giảm tổng hợp PG F 2α nên các NSAIDs làm giảm
tính cảm thụ của các ngọn dây cảm giác vs các chất gây đau của p.ứng viêm như bradykinin,
histamin, serotonin.
- Đối vs 1 số chứng đau sau mổ, NSAIDs có thể có tdụng giảm đau mạnh hơn cả morphin vì mổ đã
gây ra viêm.
- Trong đau do chèn ép cơ học 0r tdụng trực tiếp của các tác nhân hóa học, kể cả tiêm trực tiếp PG,
các NSAIDs có tdụng giảm đau kém hơn, càng chứng tỏ cơ chế qtrọng trong giảm đau của
NSAIDs là do ức chế tổng hợp PG.


Câu 18: TB cơ chế tác dụng hạ sốt của thuốc NSAIDs ?
Các thuốc chống viêm KO steroid (NSAID s) đều có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Cơ chế
chung của các thuốc trong nhóm là ức chế sinh tổng hợp prostaglandin.
Tác dụng hạ sốt của thuốc NSAIDs:
- Với liều đtrị, NSAIDs chỉ làm hạ thân nhiệt trên những người có sốt do bất kỳ nguyên nhân gì,
KO có tdụng trên người bình thường.
- Khi VK, độc tố, nấm,…(gọi chung là cá chất gây sốt ngoại lai) xâm nhập vào cơ thể sẽ kthích
bạch cầu sxuất các chất gây sốt nội tại ( các cytokin I1 – 1, I1 – 6; inteferon, TNF α ,…). Các chất
này hoạt hóa PG synthetase, làm tăng tổng hợp PG ( đặc biệt là PG E 1 , E2) từ acid arachidonic của
vùng dưới đồi, PG tdụng lên trung tâm điều nhiệt → thay đổi điểm đặt nhiệt độ, lúc này ở nhiệt độ
37°C cơ thể coi như bị nhiễm lạnh và gây ra phản ứng sốt để tăng thân nhiệt bằng cách làm tăng
qtrình tạo nhiệt (rung cơ, tăng hô hấp, tăng chuyển hóa) và giảm qtrình mất nhiệt (co mạch da).
- Thuốc NSAIDs ức chế PG synthetase, làm giảm tổng hợp PG, trung tâm điều nhiệt bị mất nguồn
kích thích →điểm đặt nhiệt độ trở về 37°C, cơ thể làm tăng qtrình thải nhiệt (giãn mạch ngoại vi,
ra mồ hôi) để đưa nhiệt độ cơ thể về mức bình thường.
- Vì ko có tdụng đến nguyên nhân gây sốt nên các NSAIDs chỉ có tdụng chữa tr.ch, sau khi thuốc bị
thải trừ, sốt sẽ trở lại.

Câu 19: TB cơ chế chống ngưng kết tiểu cầu của aspirin?
Aspirin là 1 sản phẩm acetyl hóa của acid salicylic, ít gây kích ứng niêm mạc nên có thể uống được.
Ngoài tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm, aspirin còn có tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu:
Tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu của aspirin:
- Trong màng tiểu cầu có chứa nhiều thromboxan synthetase là Ez chuyển endoperoxyd của PG
G2/H2 thành thromboxan A2 (chỉ tồn tại 1phút) có tdụng làm đông vón tiểu cầu.
- Tuy nhiên, nội mạc mạch cũng rất giàu prostacyclin synthetase, là Ez tổng hợp PG I 2 có tdụng đối
lập vs thromboxan A2.
→ Tiểu cầu chảy trong lòng mạch bình thường KO bị đông vón. Khi nội mạch bị tổn thương, PG
I2 giảm. Mặt khác, khi tiểu cầu tiếp xúc vs thành mạch bị tổn thương, ngoài việc giải phóng ra
11



-

thromboxan A2 còn giải phóng ra các “giả túc” làm dính các tiểu cầu vs nhau và vs thành mạch
→hiện tượng ngưng kết tiểu cầu.
Các NSAIDS ức chế thromboxan synthetase, làm giảm tổng hợp thromboxan A 2 của tiểu cầu nên
có tdụng chống ngưng kết tiểu cầu.
Aspirin vs 1 liều nhỏ (40 – 100mg/ngày) đã ức chế KO hồi phục cyclooxygenase trong suốt cuộc
sống của tiểu cầu (8 – 10ngày), do tiểu cầu KO tổng hợp đc pro nên ko tái tạo đc cyclooxygenase
→ giảm tổng hợp thromboxan A2 →giảm đông vón tiểu cầu → chống đông máu.

Câu 20: TB dược động học, cơ chế tác dụng, tác dụng ko mong muốn của
paracetamol?
Paracetamol là 1 dẫn xuất para aminophenol có tác dụng giảm đau, hạ sốt tương tự aspirin. Được
dùng để thay thế aspirin trong các trường hợp có KO dùng được aspirin (loét đường tiêu hóa, rối loạn
đông máu).
1. Dược động học:
- Hấp thu: paracetamol hấp thu nhanh và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. SKD = 80 – 90%.
- Phân bố: paracetamol đc phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Thuốc hầu
như ko gắn vào pro huyết tương.
- Chuyển hóa:
+ Paracetamol chuyển hóa ở cytocron P450 ở gan tạo thành chất trung gian N – acetyl
benzoquinonimin, chất này tiếp tục liên hợp vs nhóm sulfydryl của glutathion để tạo ra chất KO
có hoạt tính, các dẫn xuất glucoro và sulfo – liên hợp.
+ Khi dùng paracetamol liều cao ( >10g/ngày) sẽ tạo ra nhiều N – acetyl benzoquinonimin làm cạn
kiệt glutathion gan, khi đó N – acetyl benzoquinonimin sẽ phản ứng vs nhóm sulfydrid của pro
gan gây tổn thương, hoại tử gan.
+ Paracetamol đc chuyển hóa 1 phần ở thận.
- Thải trừ: paracetamol thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng đã chuyển hóa, T/2 = 2h.

2. Cơ chế tác dụng:
- Paracetamol là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt
hữu hiệu có thể thay thế aspirin. Tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol KO có hiệu quả điều trị
viêm.
- Với liều ngang nhau, paracetamol có cường độ và thời gian tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự
như aspirin.
- Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người có sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người
bình thường. Thuốc ức chế PG synthetase, làm giảm tổng hợp PG → trung tâm điều nhiệt bị mất
nguồn kích thích và làm cho điểm đặt nhiệt độ trở về 37 °C → cơ thể gây ra các phản ứng hạ thân
nhiệt, tỏa nhiệt: tăng giãn mạch, tăng lưu lượng máu ngoại biên và tăng tiết mồ hôi.
- Paracetamol KO tác dụng lên COX toàn thân, chỉ tác động lên COX/PG của hệ TKTƯ.
- Paracetamol KO có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.
3. Tác dụng KO mong muốn:
- Với liều điều trị thông thường, hầy như KO có tác dụng phụ, KO gây tổn thương đường tiêu hóa,
KO gây mất thăng bằng acid – base, KO gây rối loạn đông máu.
- Khi dùng liều cao ( >10g/ngày ), sau thời gian tiềm tàng khoảng 24h sẽ xuất hiện hoại tử tế bào
gan, có thể tiến triển tới chết sau 5 – 6 ngày.
+ Nguyên nhân là do paracetamol bị oxy hóa ở gan tạo N - acetyl benzoquinonimin. Bình thường,
chất này bị khử độc ngay bằng liên hợp vs glutathion của gan. Nhưng khi dùng liều cao, N acetyl benzoquinonimin thừa KO được liên hợp sẽ gắn vào pro của tế bào gan gây hoại tử tế bào.
+ Biểu hiện: đau HSP, gan to, vàng da, hôn mê gan (do tăng amoniac), acid máu. Về sinh hóa: AST,
ALT, LDH đều tăng. Bn thường chết sau 5 – 6 ngày. Nếu điều trị sớm bằng N – acetyl – cystein
(tiền chất của glutathion), Bn có thể qua khỏi.

12


Câu 21: TB cơ chế tác dụng, tác dụng, tdụng k mong muốn, chỉ định , liều dùng
của colchicin ?
Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa làm tăng nồng độ acid uric trong máu và lắng đọng urat ở các
khớp và sụn gây viêm khớp cấp và mạn vs các cơn đau tái hồi.

Colchicin có tdụng đtrị đặc hiệu cơn gout cấp.
1. Tdụng và cơ chế tdụng:
- Colchicin chỉ có tdụng chống viêm và giảm đau do gout, KO có tdụng trong các tr.hợp ko phải do
gout. Thuốc có tdụng đặc hiệu vs cơn gout cấp.
- Trong bệnh gout, Colchicin ko ảnh hưởng đến bài xuất acid uric ở thận và KO làm giảm acid uric
máu. Colchicin gắn vào pro của tiểu quản trong tbào bạch cầu và các tbào di chuyển khác →ngăn
cản sự trùng hợp các pro này trong vi tiểu quản →ức chế sự di chuyển của BC, giảm sự tập trung
BC và giảm hoạt tính thực bào của BC hạt→ giảm sxuất acid lactic và các Ez gây viêm trong
qtrình thực bào →pH tại chỗ đc giữ ở mức bình thường.
- Ngoài ra, Colchicin còn có tdụng chống phân bào, phân hủy lympho bào, tăng sức bền mao
mạch,...
2. Tdụng KO mong muốn:
- Thường gặp: rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy).
- Ngoài ra: mề đay, phát ban dạng sởi, giảm tiểu cầu, BC, rối loạn tkinh cơ.
- Liều cao gây ức chế tủy xương, viêm dây tkinh, độc vs gan, thận, gây đông máu rải rác, rụng tóc,..
3. Chỉ định:
- Đtrị cơn gout cấp.
- Phòng ngừa cơn gout cấp ở Bn gout mạn.
4. Liều dùng:
- Đtrị gout cấp: tiêm TM 2mg hòa trong 10 – 20ml NaCl 0,9%. Tổng liều KO vượt quá 4mg. KO
tiêm nhắc lại trong vòng 7 ngày. Nếu KO chịu đc thuốc có thể thay bằng indometacin.
- Dự phòng: uống 0,5 mg mỗi tuần 2 – 4lần.

Câu 22: TB cơ chế tdụng, chỉ định, chống chỉ định, phân loại của nhóm beta –
lactam ?
Nhóm β – lactam là tập hợp các kháng sinh có vòng β – lactam trong cấu trúc hóa học.
1. Cơ chế tdụng:
- Các β – lactam gắn vs transpeptidase – Ez xúc tác cho sự nối peptidoglycan để tạo vách tbào VK.
Vách là bộ phận rất qtrọng để đảm bảo dự tồn tại và phát triển. Thành phần đảm bảo cho tính bền
vững cơ học của vách là mạng lưới peptidoglycan, gồm các chuỗi glycan nối chéo nhau bằng

chuỗi peptid. Khoảng 30 Ez của VK tgia tổng hợp peptidoglycan, trong đó có transpeptidase.
- Các β – lactam tạo phức bền vững vs transpeptidase →ức chế tạo vách VK, làm ly giải 0r biến
dạng VK.
- Vách VK Gr (+) có mạng lưới peptidoglycan dầy từ 50 – 100 phân tử, lại ngay ở bề mặt tế bào
nên dễ bị tấn công.
- Vách VK Gr (-) mỏng, chỉ dầy 1 – 2 phân tử nhưng lại đc che phủ ở lớp ngoài cùng 1 lớp
lipopolysaccarid như 1 hàng rào KO thấm KS, muốn có tdụng, KS phải khuyếch tán đc qua ống
dẫn của màng ngoài như amoxicilin, 1số cephalosporin.
- Do vách của động vật đa bào có ctrúc khác vách VK nên KO chịu tác động của β – lactam nên
thuốc hầu như KO độc. Tuy nhiên, vòng β – lactam rất dễ gây dị ứng.
2. Chỉ định:
- Penicillin G:
+ NK đường hô hấp, tai mũi họng.
+ NK huyết.
+ Viêm xương tủy cấp và mạn.
+ Viêm nội tâm mạc do liên cầu.
13


+ Giang mai, lậu.
+ Các chỉ định khác: uốn ván, hoại thư sinh hơi, bạch hầu do VK nhạy cảm.
- Penicillin phổ M: các NK do VK Gr (+) tiết penicillinase: liên cầu gây viêm màng trong tim, viêm
tủy xương, da va mô mềm.
- Penicillin phổ A:
+ NK đường hô hấp trên.
+ NK KO biến chứng do E.coli, Enterobacter.
+ NK khác: NK tiêu hóa, NK huyết.
- Nhóm cephalosporin:
+ Thế hệ 1 và 2: các NK hô hấp, tiết niệu, sdục, da và mô mềm, xương, răng.
+ Thế hệ 3 và 4: viêm màng não, áp xe não, NK huyết, viêm nội tâm mạc, NK tiêu hóa đường mật,

NK tiết niệu, sdục.
3. Chống chỉ định:
- Dị ứng với thuốc.
- Cần thử test trước khi tiêm.
4. Phân loại: đc chia thành 4 nhóm theo cấu trúc hóa học:
- Các penam: vòng A có 5 cạnh bão hòa, gồm các penicillin và các chất phong tỏa β – lactamase.
- Các cephem: vòng A có 6 cạnh KO bão hòa, gồm các cephalosporin.
- Các penem: vòng A có 5 cạnh KO bão hòa, gồm các imipenem, ertapenem.
- Các monobactam: KO có vòng A, là KS có thể tổng hợp như aztreonam.

Câu 23: TB cơ chế tác dụng, tdụng, chỉ định, ADR và chống chỉ định của nhóm
aminoglycosid ?
Thuốc tiêu biểu trong nhóm này là streptomycin. Ngoài ra còn có kanamycin, neomycin,
amikacin, gentamycin, tobramycin,… có cấu trúc hóa học đều mang đường và có chức amin nên có
tên là aminosid.
1. Tdụng và Cơ chế tdụng:
- Cơ chế tdụng: Các aminoglycosid gắn vào tiểu phần 30s của ribosom, gây biến dạng ribosom
→VK đọc sai mã thông tin ARNt →tổng hợp pro bị gián đoạn.
- Tdụng:
+ Phổ kháng khuẩn rộng. Có tdụng mạnh trên VK Gr (-) →chủ yếu dùng để chống VK hiếu khí Gr
(-). Còn trên VK Gr (+) thì có tdụng kém penicillin.
+ Độc tính chọn lọc vs dây TK VIII và vs thận (tăng creatinin máu, pro niệu).
2. Chỉ định:
- Gentamycin:
+ Đtrị NK nặng do VK Gr (-) mắc phải ở Bviện như: NK đường mật, NK huyết, viêm màng não,
viêm phổi, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn ổ bụng, NK tiết niệu và dự phòng PT.
+ Thường đc phối hợp vs penicillin, quinolon, metronidazol để nâng cao hiệu lực kháng khuẩn.
- Steptomycin:
+ Chủ yếu phối hợp vs các thuốc khác để đtrị bệnh lao.
+ Các NK do VK Gr (-), bệnh dịch hạch.

+ NK đường tiêu hóa, chuẩn bị cho PT đường tiêu hóa.
+ Phối hợp vs penicillin để đtrị viêm màng trong tim do liên cầu.
- Tobramycin: ưu tiên dùng diệt trực khuẩn mủ xanh và cũng phối hợp vs các penicillin để làm tăng
hiệu lực tiêu diệt trực khuẩn mủ xanh.
- Neomycin:
+ Đtrị NK ngoài da, nm trong bỏng, vết thương, vết loét và các bệnh ngoài da bội nhiễm.
+ Dùng đường uóng để diệt VK ái khí ở ruột, chuẩn bị cho PT đường tiêu hóa.
- Amikacin: dùng trong các NK bviện khi VK đề kháng vs gentamycin và tobramycin.
3. Tdụng KO mong muốn:
- Trên thận: tổn thương hoại tử ống thận, viêm thận kẽ có hồi phục. Có thể gây suy thận.
- Trên thính giác: do thuốc gây độc vs dây TK VIII →gây rối loạn cnăng tiền đình, ốc tai →giảm
thính lực, ù tai, chóng mặt, điếc KO hồi phục.
- Dị ứng: mề đay, ban đỏ,…
14


4.
-

Các tdụng phụ khác: ức chế TK, suy hô hấp, liệt cơ hô hấp.
Chống chỉ định:
Người có tổn thương thận và thính giác.
Dị ứng vs thuốc.
Nhược cơ.

Câu 24: TB cơ chế tác dụng, tdụng, ADR và chống chỉ định của nhóm quinolon ?
Quinolon là KS tổng hợp, đc chia thành 2 thế hệ :
Thế hệ 1 : gồm các KS KO có nhân piperidin và KO có nguyên tử flour trong ctrúc.
Thế hệ 2 : các KS đều có nguyên tử flour trong phân tử nên còn đgl flouroquinolon.
1. Cơ chế tdụng :

- Các quinolon đều ức chế ADN gyrase, là Ez mở vòng xoắn ADN giúp cho sự sao chép và phiên
mã, →ngăn cản sự tổng hợp ADN của VK. Ngoài ra còn có tdụng lên cả ARN m nên ức chế tổng
hợp pro của VK.
2. Tdụng :
- Các quinolon đều là thuốc diệt khuẩn.
- Quinolon thế hệ I : Acid nalidixic chỉ ức chế ADN gyrase nên có phổ tdụng hẹp : chỉ có tdụng diệt
khuẩn Gr (-) đường tiết niệu và đường tiêu hóa như : E.coli, Klepsiella, Enterobacter. KO có
tdụng trên trực khuẩn mủ xanh, các VK Gr (+) và các VK kị khí. Đại diện của nhóm này là Acid
nalidixic.
- Quinolon thế hệ II :
+ Các flouroquinolon đều có tdụng trên cả ADN gyrase và topoisomerase IV của VK nên phổ kháng
khuẩn rộng hơn, hoạt tính kháng khuẩn cũng mạnh hơn từ 10 – 30 lần.
+ Các flouroquinolon thế hệ đầu : ofloxacin, ciproxacin,… có khác nhau tương đối về tđộng trên
ADN gyrase và topoisomerase IV :
Trên VK Gr (-) : hiệu lực kháng ADN gyrase mạnh hơn.
Trên VK Gr (+) : hiệu lực kháng topoisomerase IV mạnh hơn.
+ Các flouroquinolon thế hệ mới : levofloxacin, trovafloxacin,… Có tđộng cân bằng lên cả 2 Ez nên
phổ kháng khuẩn rộng hơn trên VK Gr (+), và VK khó kháng thuốc hơn vì phải đột biến 2 lần trên
2 Ez đích.
+ Phổ kháng khuẩn của flouroquinolon :
Các VK ưa khí Gr (-) : E.coli, Enterobacter, Shigella,…
Một số VK Gr (+) : Staphylococus, Streptococus.
Các VK nội bào cũng bị ức chế vs nồng độ flouroquinolon huyết tươg : Chlamydia, Mycoplasma
Thuốc ít tdụng trên VK kỵ khí.
3. Tdụng phụ :
- Acid nalidixic : thường gặp là nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, rloạn thị giác, tiêu chảy, phát ban.
- Flouroquinolon :
+ Tiêu hóa : gây rloạn tiêu hóa : buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
+ Xương khớp : đau nhức, kém phát triển xương khớp, nhất là lứa tuổi đang phát triển.
+ Thần kinh : nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, có tr.hợp động kinh nhất là khi dùng vs theophylin.

+ Máu : tăng BC eosin, giảm BC lympho, giảm tiểu cầu, TM,…
+ Ngoài ra có thể gặp các p.ứ dị ứng, nhạy cảm vs ánh sáng.
4. Chống chỉ định :
- Acid nalidixic :
+ Mẫn cảm vs các thành phần của thuốc.
+ P.nữ mang thai và đang cho con bú.
+ Trẻ em dưới 3 tháng tuổi.
+ Bn suy thận, rloạn tạo máu, động kinh, tăng áp lực sọ não.
- Flouroquinolon :
+ Mẫn cảm vs các thành phần của thuốc.
+ P.nữ mang thai và đang cho con bú.
+ TE dưới 16 tuổi.
15


Câu 25: TB nguyên tắc sdụng KS an toàn , hợp lý ?
1.
2.
3.
4.

Chỉ dùng KS cho nhiểm khuẩn, không dùng cho nhiễm virus. Dùng càng sớm càng tốt.
Chỉ định theo phổ tác dụng. Nếu nhiễm khuẩn đã xác định thì dùng KS phổ hẹp.
Dùng đủ liều để đạt được nồng độ đủ và ổn định, KO dùng liều tăng dần.
Dùng đủ thời gian: trên cơ thể nhiễm khuẩn, vi khuẩn ở nhiều giai đoạn khác nhau với KS. Nếu
sau 2 ngày dùng KS, sốt KO giảm thì cần thay thế hoặc phối hợp KS. Khi điều trị đã hết sốt, vẫn
cần cho thêm KS 2 – 3 ngày nữa.
Nói chung, với các nhiễm khuẩn cấp, cho KS 5 – 7 ngày. Các nhiễm khuẩn đặc biệt, dùng lâu hơn,
như viêm nội tâm mạc Osler, NK tiết niệu (viêm bể thận): 2 – 4 tuần; viêm tuyến tiền liệt : 2
tháng; nhiễm khuẩn khớp háng: 3 – 6 tháng; nhiễm lao: 9 tháng,…

5. Chọn thuốc theo dược động học (hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ) phụ thuộc vào nơi
nhiễm khuẩn và tình trạng bệnh nhân.
6. Cần phối hợp với biện pháp điều trị khác: khi nhiễm khuẩn có ổ mủ, hoại tử mô, vật lạ (sỏi) thì
cho KS phải kèm theo thông mủ, phẫu thuật.

Câu 26: TB tdụng, cơ chế tdụng, đặc điểm dược động học và tác dụng k mong
muốn của rifampicin ?
Rifampicin là KS bán tổng hợp từ rifampicin B có tác dụng diệt khuần cả trong và ngoài tế bào,
chuyển hóa và thải trừ chậm so với các chất cùng nhóm.
1. Tác dụng:
- Thuốc KO chỉ có tác dụng diệt trực khuẩn lao, phong mà còn diệt cả VK Gr (-), E.Coli, trực khuẩn
mủ xanh, HI.
- Rifampicin diệt vi khuẩn ở cả trong và ngoài tế bào.
- Trong môi trường acid, tác dụng của thuốc mạnh gấp 5 lần.
2. Cơ chế tác dụng:
Rifampicin gắn vào chuỗi β của ARN - polymease phụ thuộc AND của VK làm ngăn cản sự tạo
thành chuỗi ban đầu trong quá trình tổng hợp của ARN. Thuốc KO ức chế ARN – polymease của
người và động vật ở liều điều trị. Khi dùng liều cao gấp nhiều lần liều điều trị, thuốc có thể gây ức
chế ARN – polymease ở ty thể tế bào động vật.
3. Dược động học:
- Thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, đạt nồng độ tối đa trong máu sau khi uống 2 – 4h. Acid
amino salicylic làm chậm hấp thu thuốc.
- Trong máu, thuốc gắn vào pro huyết tương khoảng 75 – 80%. Đường thải trừ chủ yếu là qua gan
và thận. Ngoài ra, thuốc còn thải trừ qua nước bọt, đờm, nước mắt, làm cho các dịch này có màu
đỏ da cam. T/2 khoảng 1,5 – 5h. Khi chức năng gan giảm, T/2 của thuốc kéo dài. Ngược lại, do tự
gây cảm ứng hệ Ez oxy hóa thuốc ở gan, sau điều trị khoảng 14 ngày T/2 của thuốc bị rút gắn lại.
Thuốc có chu kỳ gan ruột.
- Rifampicin làm tăng chuyển hóa 1 số thuốc thông qua tác dụng gây cảm ứng cytocrom P 450 như:
thuốc tránh thai, chẹn kênh calci, diazepam, prednisolon…
4. Tác dụng KO mong muốn: nhìn chung, thuốc ít tác dụng KO mong muốn.

- Phát ban (0,8%).
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn (1,5%).
- Sốt (0,5%).
- Rối loạn sự tạo máu.
- Vàng da, viêm gan rất hay gặp ở người có tiền sự bệnh gan, nghiện rượu và cao tuổi. Tác dụng
này tăng lên khi dùng phối hợp với isoniazid.

16


Câu 27: TB dược động học, cơ chế tdụng, tác dụng ko mong muốn của thuốc lợi
tiểu quai?
Lợi tiểu quai là nhóm thuốc có tác dụng rất mạnh so với các thuốc lợi tiểu đã biết. Vị trí tác dụng
là đoạn phình to của nhánh lên quai Henle. Đoạn này có quá trình tái hấp thu tới 35% lượng Na + vaf
Cl- của nước tiểu ban đầu. Thuốc tiêu biểu là furocemid, acid etacrynic, bumetanic.
1. Dược động học:
- Hấp thu:
+ Thuốc dễ hấp thu qua đường tiêu hóa, mức dộ hấp thu thay đổi giữa các thuốc, SKD theo đường
uống của furocemid là 60%, bumetamid khoảng 100%.
+ Xuất hiện tác dụng nhanh của furocemid sau 3 – 5 phút tiêm TM, 10 – 20p sau khi uống:
bumetamid 30p sau uống.
+ Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau uống 1,5 giờ với furocemid, 75 – 90p đối với
bumetamid.
- Phân bố: đa số thuốc trong nhóm đều gắn nhiều với pro huyết tương khoảng 90 – 98%.
- Thải trừ: thuốc thải trừ mạnh qua thận (65 - 80%) và 1 phần qua mật (18 – 30%). T/2 của
furocemid và bumetamid khoảng 1 – 1,5h.
2. Cơ chế tác dụng:
- Tác dụng lợi tiểu nhanh mạnh, thời gian tác dụng ngắn.
- Cơ chế:
+ Phong tỏa cơ chế đồng vận chuyển ở nhánh lên quai Henle, làm tăng thải trừ Na +, K+, Cl- kéo theo

nước lên lợi niệu.
+ Giãn mạch thận, tăng lưu lượng máu qua thận, tăng độ lọc cầu thận và phân phối lại máu có lợi
cho các vùng sâu ở vỏ thận, kháng ADH tại ống lượn xa.
+ Giãn tĩnh mạch, giảm ứ máu phổi, giảm áp suất thất trái.
+ Tăng đào thải Ca2+, Mg2+ làm giảm Ca2+, Mg2+ máu. Tác dụng này ngược với thiazid.
3. Tác dụng KO mong muốn:
- Rối loạn điện giải: do tác dụng nhanh mạnh, nên thuốc thải nhanh nước và điện giải gây mỏi mệt,
chuột rút, tiền hôn mê gan, có thể gây hạ HA tư thế đứng.
- Nhiễm base, giảm K+, Cl- ,giảm Ca2+, H+ trong máu.
- Rối loạn chuyển hóa: thuốc làm tăng acid uric máu, tăng glucose máu, tăng cholesterol máu.
- Rối loạn tiêu hóa: năng có thể gây chảy máu đường tiêu hóa.
- Rối loạn tạo máu: giảm số lượng bạch cầu, tiểu cầu.
- Rối loạn chức năng gan thận.
- Độc với dây thần kinh số VIII: chóng mặt, ù tai (có thể gây điếc).
- Dị ứng: nổi mẩn, đau cơ, đau khớp.

Câu 28: TB cơ chế tdụng, tdụng dược lý của thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid ?
Thiazid là 1 nhóm thuốc có tác dụng lợi tiểu theo cơ chế làm giảm Kali máu. Bao gồm: chlorothiazid,
hydrochlorothiazide, metylchlorothiazide,….
1. Cơ chế tác dụng lợi tiểu:
- Làm tăng thải trừ K+ theo 2 cơ chế:
+ Một phần do thuốc ức chế Ez CA, làm giảm bài tiết ion H + nên tăng thải K+ (cơ chế thải trừ tranh
chấp ở ống lượn xa).
+ Một phần do ức chế tái hấp thu Na + làm đậm độ Na+ tăng cao ở ống lượn xa, gây phản ứng bù trừ
bài xuất K+ để kéo Na+ lại.
- Thiazid ức chế tái hấp thu Na+ kèm theo là cả Cl- ở đoạn pha loãng của ống lượn xa (phần cuối
của nhánh lên quai Henle và phần đầu của ống lượn xa) theo cơ chế đồng vận chuyển, thải trừ Na +
và Cl- với số lượng gần ngang nhau nên còn gọi là thuốc lợi tiểu thải trừ muối.
2. Tác dụng:
- Tác dụng ức chế CA kém acetazolamid (Diamox), nhưng tác dụng lợi tiểu lại nhanh hơn vì còn có

những tác dụng khác nữa mà cơ chế chưa hoàn toàn biết rõ.
17


-

Là thuốc tác dụng trực tiếp lên thận, tiêm vào 1 thận thì chỉ gây lợi tiểu cho thận đó (tuy nhiên vẫn
chưa tìm thấy receptor hay Ez đặc hiệu).
Tác dụng lợi tiểu trung bình do có khoảng 5 – 10% Na+ lọc qua cầu thận bị thải trừ.
Thuốc có tác dụng ở cả môi trường acid và base.
KO làm tăng thải trừ bicarbonat nên KO gây acid máu.
Làm giảm bài tiết acid uric qua ống thận nên có thể làm nặng thêm bệnh Gout. Nguyên nhân là do
các thiazid được thải trừ qua hệ thải trừ acid hữu cơ của ống thận nên tranh chấp 1 phần với thải
trừ acid uric qua hệ này.
Dùng kéo dài làm giảm Calci niệu do làm tăng tái hấp thu Ca 2+ ở ống lượn gần và cả ống lượn xa
nên có thể dùng để dự phòng sỏi thận. Tuy nhiên, hiếm khi gặp tăng calci máu do thiazid vì có thể
có các cơ chế bù trừ khác.
Làm hạ HA trên những Bn bị THA vì ngoài tác dụng làm tăng thải trừ muối, các thuốc còn ức chế
tại chố tác dụng của thuốc hoặc chất nội sinh có tác dụng co mạch trên thành mạch (như
vasopressin, noradrenalin). Mặt khác, do lượng Na+ của mô thành mạch giảm nên dịch gian bào
của thành mạch cũng giảm, làm lòng mạch rộng ra, do đó sức cản ngoại vi giảm xuống ( HA tối
thiểu hạ).

Câu 29: TB tdụng dược lý, cơ chế tdụng, chỉ định, chống chỉ định của thuốc ức
chế men chuyển?
Ez chuyển angiotensin (ECA) hay bradykinase II là 1 peptidase có tác dụng:
- Chuyển angiotensin I (decapeptid KO có hoạt tính) thành angiotensin II (octapepeptid có hoạt
tính) là chất có tác dụng co mạch và chống thải trừ Na+ qua thận.
- Làm mất hoạt tính của bradykinin, là chất gây giãn mạch và tăng thải trừ Na+ qua thận.
- Sau khi đc hình thành, angiotensin II sẽ tác động lên các receptor riêng, hiện được biết là AT 1,

AT2, AT3, AT4, trong đó chỉ có AT1 là biết rõ nhất:

Angiotensinogen

Bradykininogen
Rennin

Kallikrein

(+)
Angiotensin I
(+)

Acid arachidonic
(+)
(+)
Bradykinin
(giãn mạch rất mạnh)

LS

Men chuyển
Anigotensin II
(hoạt tính co mạch
Rất mạnh)

(-)

Kininase
(+)


Thuốc ƯCMC

Prostaglandin
PGI2, PGE2
(giãn mạch)

Angiotensin III
Mảnh vụn
Peptid bất toại
Các thành phần bất toại
-

Các receptor AT1 có nhiều ở mạch máu não, tim, thận, tuyến thượng thận. Có vai trò: co mạch,
tăng giữ Na+, ức chế tiết renin, tăng giải phóng aldosteron, kích thích giao cảm, tăng co bóp cơ tim
và phì đại thất trái.
18


1.
-

-

-

2.
+
+
+

3.
-

Các receptor AT2 có nhiều ở tuyến thượng thận, tim, não, cơ tử cung, mô bào thai. Có vai trò: ức
chế sự tăng trưởng tế bào, biệt hóa tế bào, sửa chữa mô, kích hoạt prostaglandin, bradykinin và
NO ở thận.
Cơ chế và tác dụng:
Các thuốc ức chế ECA nên làm angiotensin I KO chuyển thành angiotensin II có hoạt tính và ngăn
cản giáng hóa bradykinin, kết quả làm giãn mạch, tăng thải Na+ và hạ HA.
Trên HA: ở người bình thường có chế độ ăn muối vừa phải, thuốc làm sức cản ngoại vi giảm nhẹ
nên HA chỉ giảm nhẹ, cung lượng tim tăng ít. Ở Bn THA, thuốc làm sức cản ngoại vi giảm nhiều
hơn nên cả HA tâm thu và tâm trương đều giảm rõ. Hiệu lực tăng theo liều tới 1 mức nhất định,
sau đó có tăng thêm liều thì HA cũng KO giảm hơn. Nếu hoạt tính rennin tăng cao trong huyết
tương thì phải tăng dần liều thuốc.
Thuốc còn làm giảm phì đại thành mạch, làm tăng compliance và tính đàn hồi của động mạch lớn,
cải thiện chức năng mạch máu.
Trên tim: thuốc ít có ảnh hưởng đến cung lượng tim và phân số tống máu, tần số tim, KO gây nhịp
nhanh phản xạ. Thuốc có tác dụng tốt trên động mạch vành, làm mất co mạch xảy ra khi bị thiếu
máu do ảnh hưởng của hệ giao cảm và hệ rennin – angiotensin.
Thuốc làm giảm phì đại thất trái hơn các thuốc hạ HA khác.
Trên thận: trên Bn THA và suy tim thuốc làm tăng dòng máu tới thận, cung lượng lọc cầu thận
tăng song song nên phân số lọc ít thay đổi. Trên Bn THA có đái tháo đường, thuốc làm hạn chế
tổn thương thận. Trên Bn đái tháo đường, thuốc làm hạn chế sự xuất hiện albumin niệu vi thể,
trong trường hợp hẹp ĐM thận 2 bên hoặc giảm thể tích máu trong trường hợp giảm lượng máu
lưu hành thì thuốc ức chế men chuyển dễ gây suy thận cấp.
Chỉ định:
Thuốc có tác dụng điều trị tốt cho mọi loại THA:
Trên người cao tuổi, hạ HA KO ảnh hưởng đến tuần hoàn não và KO ảnh hưởng đến phản xạ áp
lực.
Trên người đái tháo đường: KO ảnh hưởng đến chuyển hóa glucid, lipid. Mặt khác, insulin làm

giảm K+ vào tế bào, gây hạ K+ máu, thuốc ức chế ECA làm giảm aldosteron nên giữ lại K+.
Trên người có bệnh thận: do angiotensin II giảm làm lưu lượng máu qua thận tăng nên làm giảm
bài tiết renin.
Suy tim: là nhóm thuốc được ưu tiên lựa chọn trong điều trị suy tim. Khuyến cáo sử dụng ƯCMC
cho tất cả các bệnh nhân suy tim có triệu chứng và có phân số tống máu thất trái < 40%, trừ khi
Bn có chống chỉ định hoặc KO dung nạp ƯCMC.
Chống chỉ định:
Hạ HA.
Hẹp ĐM thận 2 bên hoặc hẹp ĐM thận bên Bn có 1 thận.
Thận trọng khi dùng cho Bn suy thận, KO dùng khi độ lọc cầu thận <30 mg/phút, khi Kali máu >
5,5mmol/l.
KO dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú.

Câu 30: TB dược động học, tdụng dược lý, chỉ định, chống chỉ định của nhóm
thuốc chẹn thụ thể AT1 của angiotensin II ?
Các thụ thể AT1 có nhiều ở cơ trơn thành mạch, tim, thận, thượng thận, gan, não, tiểu cầu, rau thai.
Các thụ thể này chịu trách nhiệm phần lớn tác dụng sinh học của angiotensin II khi liên kết.
Các thuốc đối kháng thụ thể AT1 liên kết đặc hiệu với các thụ thể này, ngăn cản KO cho angiotensin
II gắn vào, từ đó làm mất hiệu lực của angiotensin II.
1. Dược động học:
- Hấp thu: thuốc đc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được
sau 1 – 2h. Thức ăn làm giảm hấp thu Losartan, telmisartan, valsartan.. SKD đạt khoảng 25% với
valsartan, 33% với losartal, 40% với candersartan, 50% với telmisartan.
- Phân bố : Thuốc liên kết > 90% với pro huyết tương ( 99% với losartal, telmisartal).
19


-

Chuyển hóa: Losartan được gan chuyển hóa, một trong các chất chuyển hóa là EXP 3174 có hoạt

tính cao hơn thuốc chính. Candersartan cũng có chất chuyển hóa có hoạt tính mạnh. Valdesartan
KO phải qua gan chuyển hóa. Chất chuyển hóa của Ibersartan, telmiartan KO có hoạt tính.
- Thải trừ: thuốc được đào thải theo mật xuống phân tới 58%, qua nước tiểu tới 35%. T/2 khoảng 6
– 9h, riêng Ibersartan 10 – 12h, telmisartan là 18 – 24h.
2. Tác dụng dược lý:
- Các chất đối kháng thụ thể AT1 của angiotensin II làm cho angiotensin II KO còn hiệu lực nên
làm giãn mạch dẫn đến làm giảm sức cản ngoại vi, giảm HA, tgia làm giảm phì đại thất trái.
- Mức giảm HA xảy ra từ từ và kéo dài. Tần số tim KO thay đổi.
- Hiệu quả hạ áp đạt được trong 3h sau liều dùng đầu tiên, đạt mức tối đa thông thường sau khoảng
4 tuần và ổn định kéo dài trong suốt thời gian điều trị. Khi ngừng thuốc đột ngột, HA sẽ từ từ trở
lại mức ban đầu, KO thấy tăng vọt lên ( hiện tượng dội ngược) như 1 số thuốc khác.
- Khác vs các chất ƯCMC, các chất đối kháng thụ thể AT 1 của angiotensin II KO làm ứ đọng
bradykinin nên KO gây ho. Các thuốc này còn làm tăng đào thải Na, tuy KO ảnh hưởng đến mức
lọc cầu thận, làm giản pro niệu nhưng ít hơn so với các chất ƯCMC. Thải được acid uric, làm
giảm tiết aldosteron nhưng KO nhiều, do đó ít xảy ra tăng K máu.
3. Chỉ định:
- Bênh THA: có tác dụng tương tự các thuốc ƯCMC và nhiều thuốc khác.
- Suy tim: khuyến cáo sử dụng ức chế thụ thể angiotensin cho tất cả các bệnh nhân suy tim và có
phân số tống máu thất trái < 40%, những Bn này đã được điều trị tối ưu với ƯCMC và ức chế β
giao cảm mà vẫn còn triệu chứng suy tim. Hoặc Bn KO dung nạo với ƯCMC. Điều trị với thuốc
ức chế thụ thể angiotensin giúp cải thiện chức năng tâm thất, Bn khỏe hơn, giảm nhập viện vì suy
tim nặng.
4. Chống chỉ định:
- Khi có mẫn cảm với thuốc.
- Suy gan nặng, tắc đường mật.
- Suy thận.
- Thận trọng khi dùng cho Bn có bệnh thận, nhất là hẹp ĐM thận 2 bên hoặc hẹp ĐM thận bên Bn
có 1 thận. Cần định kì kiểm tra kali và creatinin máu để theo dõi.
- KO dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.


Câu 31: TB tdụng dược lý, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng k mong muốn của
nhóm thuốc chẹn kênh Calci?
Calci có vai trò rất quan trọng đối với cơ tim và hệ thống mạch. Bình thường, Calci vào tế bào qua các
kênh. Các thuốc chẹn kệnh calci gắn chủ yếu vào kênh L (có nhiều trong cơ tim và cơ trơn thành
mạch) do vậy có tác dụng chủ yếu trên hệ tim mạch.
1. Tác dụng dược lý:
- Các chất ức chế Canxi còn làm tăng khả năngđàn hồi của động mạch lớn, nhất là ở người già, vì
vậy làm giảm sức mạnh của dòng máu khi lan ra ngoại vi sau khi tim co bóp tống máu.
- Verapamil, diltiazen còn ức chế dòng canxi vào trong cơ tim nên giảm sức co bóp cơ tim, làm
giảm dẫn truyền nhĩ thất, nhịp tim chậm lại, vì thế làm giảm nhu cầu oxy trên bệnh nhân có co thắt
mạch vành. Nhóm dihydropyridin tác động chủ yếu lên mạch nên không có tác dụng này.
- Các chất ức chế kênh canxi không làm tăng hoạt tính rennin huyết tương, không làm ứ nước và
natri, có thể gây tăng đào thải natri niệu. Không có ảnh hưởng đến chuyển hóa Lipit và Glucose,

2. Chỉ định:
- Bệnh tăng huyết áp:
+ Do làm giảm lực co bóp cơ tim, giảm nhu cầu oxy của cơ tim, giảm trương lực và sức cản mạch
ngoại biên nên các thuốc này được dùng để điều trị tăng huyết áp.
+ Cho tới nay, các thuốc chẹn kênh Canxi được coi là thuốc điều trị THA an toàn và có hiệu quả.
+ Verapamil, nifedipin, nicardipin và diltiazem đều có hiệu quả hạ áp như nhau. Tuy nhiên, do có sự
khác nhau về hiệu quả huyết động học nên việc chọn lựa điều trị có khác nhau:
20




Nifedipin có tác dụng chọn lọc nhất trên mạch và tác dụng ức chế tim lại yếu nhất. Phản xạ
giao cảm hơi làm tăng nhịp tim và làm tăng hiệu suất tim.
• Verapamil có tác dụng trên tim mạnh nhất, làm giảm nhịp tim và giảm hiệu suất tim.
• Diltiazem có tác dụng trung gian:

= Ngăn cản co thắt mạch vành khu trú, cơ chế chính của cơn đau thắt ngực.
= Verapamil, diltiazem làm giảm dẫn truyền nhĩ thất, được chỉ định trong nhịp tim nhanh trên
thất do tái nhập.
3. Chống chỉ định
- Suy tim, nhất là với Verapamil, diltiazem
- Nhịp tim chậm, block nhĩ thất, rối loạn chức năng nút xoang.
- Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
4. Tác dụng không mong muốn:
- Bừng nóng mặt, hồi hộp, đau đầu: Các dihydropyrydil có thời gian bán thải ngắn gặp nhiều hơn.
- Rối loạn tiêu hóa như: Buồn nôn, đau thượng vị, táo (vơi bepridil thì ỉa lỏng), đôi khi mệt mỏi.
- Chóng mặt, rối loạn về giấc ngủ: Thấy với Verapamil.
- Riêng với nhóm Dihydropyridil dễ có phản xạ giao cảm gây nhịp nhanh, tăng công và mức tiêu
thụ oxy của cơ tim, không lợi cho bệnh nhân suy mạch vành, có thể thấy phù nhẹ chi dưới, không
liên quan với ứ nước và natri.

Câu 32: Trình bày dược động học và cơ chế tác dụng của thuốc glycosid tim?
Thuốc trợ tim là những thuốc có tác dụng làm tăng lực co bóp của cơ tim, dùng trong các trường hợp
suy tim. Các thuốc được chia làm 2 nhóm:
- Thuốc loại glycosid được chỉ định trong suy tim mạn.
- Thuốc không phải glycosid dùng trong suy tim cấp tính.
1. Dược động học:
Glycosid trợ tim bao gồm 3 thuốc chính: Digitoxin, Uabain, Digoxin.
- Hấp thu: Glycosid không ion hóa, được khuếch tán thụ động qua ống tiêu hóa (dạ dày, tá tràng,
ruột non): thuốc càng tan trong lipid, càng dễ khuếch tán. Các nhóm –OH của genin là những cực
ưa nước, làm hạn chế độ tan trong lipid của thuốc.
+ Digitoxin (có 1 nhóm -OH tự do): dễ tan trong lipid, được hấp thu hoàn toàn khi uống.
+ Digoxin (có 2 nhóm -OH tự do): hấp thu 70% qua đường tiêu hóa.
+ Uabain (có 5 nhóm -OH tự do): không hấp thu qua đường tiêu hóa, phải tiêm TM.
Độ hấp thu của thuốc còn phụ thuộc và 1 số yếu tố bệnh lý hoặc yếu tố dược lý. VD: nếu ruột tăng
co bóp thì độ hấp thu của thuốc giảm, tác động của 1 số thuốc dùng đồng thời như atropin làm

tăng hấp thu thuốc.
- Phân bố:
+ Thuốc càng dễ tan trong lipid, càng dễ gắn vào protein huyết tương (digitoxin gắn 90%, digoxin
25%, uabain 0%), song không bền vững, dễ dàng được giải phóng ra dạng tự do.
+ Glycosid gắn vào nhiều mô, đặc biệt là tim, gan, phổi,thận, vì những cơ quan này được tưới máu
nhiều: với cơ tim, thuốc gắn bền vững theo kiểu lk cộng hóa trị (digitoxin,digoxin). Uabain không
cho liên kết kiểu này với cơ tim, nên không tích lũy ở đó. Khi nồng độ kali – máu cao, glycosid ít
gắn vào tim, và ngược lại khi kali máu giảm, glycosid gắn nhiều vào tim, dễ gây độc.
+ Digitalis có thể qua được hàng rào rau thai.
- Chuyển hóa: Digitoxin chuyển hóa hoàn toàn ở gan, digoxin 5%, còn uabain không chuyển hóa.
Những phản ứng chuyển hóa quan trọng của digitoxin và digoxin là:
+ Thủy phân, mất dần phần đường, để cuối cùng cho gennin.
+ Hydroxyl hóa genin ở vị trí 5-6 bởi microsome gan.
+ Epime hóa: chuyển –OH ở vị trí 3 từ beta sang alpha.
+ Liên hợp với các acid glucuronic và sulfuric.
- Thải trừ:
21


+ Digitoxin và digoxin thải trừ qua thận và qua gan, ở những nơi đó, một phần thuốc được tái hấp
thu nên làm tăng tích lũy trong cơ thể.
+ Do Uabain không bị chuyển hóa, nên thải trừ qua thận dưới dạng còn hoạt tính.
2. Cơ chế tác dụng:
- Tác dụng chủ yếu: digitalis làm tâm thu ngắn và mạnh, tâm trương dài ra, nhịp tim chậm lại. Nhờ
đó,tim được nghỉ nhiều hơn, máu từ nhĩ vào thất ở thời kỳ tâm trương được nhiều hơn,cung lượng
tim tăng và nhu cầu oxy giảm. Do đó bệnh nhân đỡ khó thở và nhịp hô hấp trở lại bình thường.
Digitalis còn làm giảm dẫn truyền nội tại và tăng tính trợ tim của cơ tim nên nếu tim bị loạn nhịp,
thuốc có thể làm đều nhịp trở lại.
- Cơ chế:
+ Các glycosid trợ tim đều ức chế các ATPase màng, là enzym cung cấp năng lượng cho “bơm Na+K+” của mọi tế bào. “Bơm” này có vai trò quan trọng trong khử cực màng tế bào, do đẩy 3 ion

Na+ ra để trao đổi với 2 ion K+ vào trong tế bào. Tác dụng của glycosid phụ thuộc vào tính nhạy
cảm của ATPase của từng mô. Trên người, cơ tim nhạy cảm nhất,vì vậy: với liều điều trị, glycosid
có tác dụng trước hết là trên tim.
+ Khi ATPase bị ức chế, nồng độ Na+ trong tế bào tăng sẽ làm ảnh hưởng đến một hệ thống khác,
hệ thống trao đổi Na+-Ca++. Bình thường, hệ thống này sau mỗi hiệu thế hoạt dộng sẽ đẩy 1 ion
Ca++ và nhập 4 ion Na+ vào tế bào. Dưới tác dụng của glycosid, nồng độ Na+ trong tế bào sẽ
tăng cản trở sự trao đổi này và làm nồng dộ Ca++ trong tế bào tăng cao, gây tăng lực co bóp của
cơ tim, vì ion Ca++ có vai trò hoạt hóa myosin-ATPase để cung cấp năng lượng cho sự co cơ (các
sợi actin trượt trên sợi myosin).

-

Tác dụng của digitalis trên các luồng ion: Sau cơ tim ATPase của các tế bào nhận cảm áp lực của
cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh cũng rất nhạy cảm với glycosid. Khi ATPase bị ức
chế, tần số phóng “xung tác giảm áp” hướng tâm tăng, kích thích trung tâm phó giao cảm và làm
giảm trương lực giao cảm sẽ làm tim đập chậm lại và đồng thời cũng có sự dẫn truyền nhĩ-thất (do
ức chế dòng Ca++ ở nút nhĩ-thất).

Câu 33: TB nguồn gốc, vai trò sinh lý, dấu hiệu thiếu hụt và dấu hiệu thừa của
vitamin A?
Vit A là 1 trong những Vit tan trong dầu có vai trò hết sức quan trọng với cơ thể.
A. Nguồn gốc:
- Vitamin A có 3 dạng: retinol, retinal và acid retinoic.
+ Retinol là một rượu dưới dạng ester có nhiều trong gan,bơ, phomat, sữa, lòng đỏ trứng.
+ Retinal là dạng aldehyd của vitamin A.
+ Có 3 tiền vitamin A : α, β, γ- caroten. β-caroten có nhiều trong củ, quả có màu như: gấc, cà rốt
hoặc rau xanh.
B. Vai trò sinh lý :
1. Trên thị giác :
- Vitamin A chủ yếu là retinol và retinal đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của thị giác. Acid

retinoic KO có tác dụng trên thị giác.
- Cơ chế :
+ Trong máu, Vit A được chuyển thành trans – retinol và sau đó thành 11 – cis – retinol và 11 – cis
– retinal.
+ Trong bóng tối, 11 – cis – retinal kết hợp với opsin tạo thành Rhodopsin. Rhodopsin là 1 sắc tố
nhạy cảm với ánh sáng ở tế bào hình nón của võng mạc, giúp cho võng mạc nhận được các hình
ảnh khi thiếu ánh sáng.
+ Khi ra ánh sáng, Rhodopsin bị phân hủy thành opsin và trans – retinal. Trans – retinal có thể
chuyển thành cis – retinol hoặc trans – restinol đi vào máu tiếp tục chu kỳ của sự nhìn.
22


2. Trên biểu mô và tổ chức da :
-

Acid retinoic kích thích biệt hóa tế bào biểu mo, sinh tiết nhày, ức chế sự sừng hóa tế bào biểu
mô.
- Người thiếu Vit A dễ bị mẫn cảm với các chất gây ung thư và các tế bào nền của biểu mô ở những
vùng khác nhau tăng sản rõ rệt và giảm khả năng biệt hóa. Cơ chế tác dụng chống ung thư của Vit
A vẫn chưa được giải thích đầy đủ. Có thể Vit A điều hòa sự sinh tổng hợp pro đặc biệt cần thiết
cho sự biệt hóa tế bào của tổ chức biểu mô và ức chế sự nhân lên của tế bào ung thư.
3. Trên chức năng miễn dịch :
- Vit A tăng sức đề kháng của cơ thể. Thiếu Vit A làm kích thước của tổ chức Lympho thay đổi. β –
caroten làm tăng hoạt động của tế bào diệt (killer cell), tăng sự nhân lên của tế bào lympho B và
T.
4. β– caroten có tác dụng chống oxy hóa mạnh được sử dụng trong phòng và chống lão hóa. Tham
gia cấu tạo hạt vi thể dưỡng chấp (Chylomicron).
5. Trên xương, cùng với Vit D, Vit A giúp cho sự phát triển xương.
C. Dấu hiệu thiếu hụt Vit A :
- Khi thiếu Vit A có các triệu chứng :

+ Tăng sừng hóa biểu mô, da khô, thoái hóa tuyến mồ hôi, nhiễm trùng da.
+ Quáng gà, khô màng tiếp hợp, khô giác mạc, có thể gặp viêm loét giác mạc dễ dẫn đến mù lòa.
+ Cơ thể dễ bị nhiễm trùng hô hấp, tiết niệu, sinh dục.
+ Chậm lớn, chán ăn.
D. Dấu hiệu thừa Vit A :
Uống liều cao kéo dài dễ gây thừa Vit A, biểu hiện :
- Da khô, chóc vảy, ngứa, viêm da, rụng tóc.
- Đau xương, tăng áp lực nội sọ, đau đầu.
- Chán ăn, mệt mỏi, dễ bị kích thích.
- Có thể gặp xuất huyết.

Câu 34: TB cơ chế tdụng và chỉ định của Vit K ?
1.
+
+

+
2.
+
+
+
+
-

Cơ chế tác dụng :
Vit K giúp cho gan tổng hợp các yếu tố đông máu prothrombin ( II), VII, IX, X.
Cơ chế :
Bình thường, các yếu tố II, VII, IX, X được gan sản xuất ở dạng tiền chất.
Khi có mặt Vit K, với vai trò co – factor cần thiết cho Ez ở microsom gann xúc tác chuyển các
tiền chất thành các chất có hoạt tính bới sự chuyển acid glutamic gần acid amin cuối cùng của các

tiền chất thành γ – cacboxyglutamyl( chất này cũng có mặt trong pro được bài tiết từ cốt bào và có
vai trog trong sự tạo xương).
Sau khi được cacboxyl hóa, các yếu tố này trở thành các yếu tố đông máu hoạt hóa kết hợp với
Ca2+ trên bề mặt tiểu cầu, chuyển fibrinogen thành fibrin cùng với xúc tác của thrombin tạo nên
quá trình đông máu.
Chỉ định :
Phòng và điều trị các trường hợp chảy máu do thiếu Vit K :
Do bổ xung KO đủ từ thức ăn.
Do uống KS phổ rộng, thiếu Vit K do loạn khuẩn.
Do kém hấp thu: cắt túi mật, viêm ruột,… bệnh về gan.
Chảy máu ở trẻ sơ sinh do thiếu Vit K.
Chảy máu do dùng thuốc chống đông.
Chảy máu do giảm prothrombin thứ phát sau ngộ độc indandion, salicylat,…

23


Câu 35: TB cơ chế tdụng, chỉ định, tdụng ko mong muốn, lưu ý khi sdụng
heparin?
Heparin là 1 hợp chất có bản chất là 1 anion mucopolysaccarid hoặc glycosaminoglycan. Trong cấu
trúc có nhóm sulfat và carboxylic.
1. Cơ chế tác dụng:
- Chống đông máu:
+ Bình thường, anti thrombin III trong huyết tương phản ứng chậm chạp với thrombin và các yếu tố
đông máu IX, X, XI, XII đã hoạt hóa làm mất tác dụng của các yếu tố này. Khi có mặt heparin,
heparin tạo phức với anti thrombin III. Phức hợp heparin - anti thrombin III thúc đẩy nhanh phản
ứng giữa anti thrombin và thrombin; anti thrombin với các yếu tố IX, X, XI, XII.
→ Hậu quả các yếu tố chống đông hoạt hóa làm mất hiệu lực nhanh, mất khả năng chuyển fibrinogen
thành fibrin.
+ Nhờ tích điện ( - ) do có chứa các gốc sulfat nên heparin đã làm biến dạng thrombin và

prothrombin làm chúng dễ dàng tạo phức với anti thrombin.
- Chống đông vón tiểu cầu do kích thích tổng hợp và bài tiết yếu tố hoạt hóa plasmin tổ chức.
- Hạ lypoprotein máu đặc biệt là triglycerid do giải phóng lypase giúp thủy phân triglycerid thành
acid béo và glycerol. Tác dụng này xuất hiện ở những liều thấp hơn liều có tác dụng chống đông
máu. Có hiện tượng tăng lypoprotein hội ứng khi ngừng heparin.
- Tăng tác dụng của các yếu tố phát triển liên bào sợi có tính acid hoặc base làm tăng sự phân bào tế
bào nội mô mao mạch, tế bào cơ trơn, tế bào trung mô gây ra sự tân tạo mạch.
2. Chỉ định:
Điều trị và dự phòng nghẽn mạch do huyết khối ở cả động mạch và tĩnh mạch:
- Dự phòng huyết khối ĐM sâu, đau thắt ngực KO ổn định, nhồi máu cơ tim.
- Dự phòng trong và sau mổ can thiệp ĐM vành có hoặc KO đặt stent, ngăn huyết khối trong phẫu
thuật mổ tim có sự dụng tuần hoàn ngoài cơ thể.
- Điều trị huyết khối viêm tắc TM, tắc mạch phổi.
- Dự phòng tắc TM sâu sau phẫu thuật, Bn nằm viện lâu ngày.
3. Tác dụng KO mong muốn:
- Chảy máu: chảy máu tiêu hóa, chảy máu khớp, đái máu,… Các heparin phân tử lượng thấp ít gây
chảy máu hơn.
- Giảm tiểu cầu: có 2 typ:
+ Typ I (25%): giảm tiểu cầu nhẹ, triệu chứng này thường xuất hiện sau khi tiêm heparin 7 – 14
ngày và hồi phục sau khi ngừng thuốc.
+ Typ II (1 – 3%): xảy ra theo cơ chế miễn dịch, xuất hiện sau 5 – 7 ngày hoặc dùng heparin lần 2.
Trường hợp này bắt buộc phải ngưng thuốc và thay thế bằng 1 thuốc chống đông khác.
- Dị ứng, nhức đầu, nôn, gây nốt đau, hoại tử gân nếu tiêm dưới da dài ngày. Dùng kéo dài với liều
trên 15000 đơn vị/ngay gây loãng xương.
- Tăng AST, ALT.
4. Lưu ý khi sử dụng:
- Trong quá trình điều trị, phải theo dõi các chỉ số aPTT ( thời gian hoạt hóa bán phần phức hợp
thromboplastin) để điều chỉnh liều cho phù hợp.
- Các xét nghiệm trước khi điều trị bao gồm: công thức máu, thời gian cephalin hoạt hóa (để phát
hiện bệnh lý có nguy cơ chảy máu tiềm tàng), thời gian Quick, số lượng tiểu cầu.

- Cần giám sát thường xuyên kết quả xét nghiệm để đánh giá hiệu quả của phác đồ chống đông, ít
nhất là hàng ngày, lần lấy mẫu xét nghiệm đầu tiên cần đc tiến hành chính xác giữa 2 lần tiêm đầu
tiên (tức là 4 – 6h sau mũi thứ nhất, nếu Bn đc chỉ định 2 hoặc 3 mũi 1 ngày).
- Tùy theo 1 số trường hợp cụ thể, có thể cần thêm xét nghiệm:
+ Thời gian cephalin hoạt hóa (giá trị bình thường 40s). Giá trị này cần làm trong khoảng 1,5 – 3 lần
mẫu đối chiếu tùy theo mức nhạy cảm của chất phản ứng sử dụng.
+ Hoạt tính anti – Xa (nồng độ heparin trong máu) là 1 xét nghiệm đặc hiệu và cần nằm trong
khoảng 0,2 – 0,6 IU/ml (ưu tiên thực hiện trong trường hợp thời gian cephalin hoạt hóa cho giá trị
bất thường, Bn hồi sức và trong trường hợp có dấu hiệu viêm).
- Thời gian lấy máu đóng vai trò đặc biệt quan trọng:
24


+ Trong trường hợp truyền TM liên tục, nồng độ heparin trong máu đạt mức cân bằng, có thể lấy
máu đinh lượng tại mọi thời điểm.
+ Trong trường hợp tiêm TM hoặc tiêm dưới da, cần lấy máu tại thời điểm ¾ khoảng đưa liều giữa 2
lần tiêm.
- Việc giám sát tác dụng KO mong muốn có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:
+ Kiểm tra số lượng tiểu cầu thường xuyên (dự phòng giảm tiểu cầu).
+ Định lượng anti thrombin.
+ Kiểm tra nồng độ hemoglobin (huyết sắc tố), công thức máu.

Câu 36: TB vtrò sinh lý, đặc điểm dược động học và chỉ định của sắt ?
1. Vai trò sinh lý:
- Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myoglobin và Ez hô hấp cytocrom C.
- Sắt là thành phần cấu tạo của 1 số Ez: xanthinoxidase, α – glycerophotphatoxydase.
→ Khi thiếu hụt sắt, cơ thể KO chỉ có sự thay đổi tạo máu mà còn thay đổi chức năng của nhiều Ez
quan trọng. Do vậy,bổ sung sắt là biện pháp rất quan trọng để điều trị thiếu máu nhược sắc.
2. Đặc điểm dược động học:
- Nguồn cung cấp sắt hàng ngày cho cơ thể chủ yếu từ các thức ăn có nguồn ngốc động vật và thực

vật. Thức ăn chứa lượng sắt > 5mg trong 100g: gan, tim, trứng, thịt nạc, giá, đậu, hoa quả.
+ Ở dạ dày: sắt từ nguồn thức ăn có thể ở dạng ion Fe 2+, Fe3+ . Fe2+ được hấp thu dễ dàng qua niêm
mạc dạ dày, ruột. Còn Fe3+ sẽ kết hợp với albumin niêm mạc đường tiêu hóa, nên KO hấp thu
được, gây kích thích niêm mạc ống tiêu hóa. Muốn hấp thu được, Fe 3+ phải được chuyển thành
Fe2+ nhờ tác dụng của acid hydrocloric ở dạ dày.
+ Tại ruột: Fe2+ được gắn với 1 albumin ở tế bào niêm mạc ruột là apoferitin để tạo thành feritin đi
vào máu. Apoferitin là chất mang sắt, có nhiệm vụ đưa sắt vào máu xong quay trở lại niêm mạc
ruột để vận chuyển tiếp sắt. Khi cơ thể thiếu sắt, thì số lượng apoferitin tăng lên để làm tăng hấp
thu sắt và ngược lại. Một số chất như Vit C, protein có chứa nhóm -SH làm Fe 3+ chuyển thành Fe2+
dễ hấp thu. Nhưng có 1 số chất cản trở hấp thu như: photphat, acid nucleic, acid phytic, tanin,
tetracyclin.
+ Trong máu: Sắt tách ra từ feratin và được gắn với β – globulin, chất vận chuyển sắt đặc hiệu tạo
thành transferitin. Dạng phức hợp sắt được chuyển đến các mô như tủy xương, có 1 phần ở dạng
dự trữ, còn 1 phần để tạo ra hồng cầu và các Ez.
+ Ở mô: sắt đi vào được trong tế bào phải thông qua transferitin receptor ở màng tế bào. Nhờ quá
trình nhược bào, phức hợp transferitin – receptor đi vào trong tế bào giải phóng ra ion sắt. Sau khi
giải phóng sắt trong nội bào, transferitin quay lại màng tế bào để làm nhiệm vụ vận chuyển sắt
tiếp. Khi thiếu hụt sắt thì số lượng transferitin receptor tăng và giảm feritin (giảm dự trữ sắt) .Và
ngược lại, khi lượng sắt trong cơ thể tăng cao thì số lượng transferitin receptor giảm xuống và
tăng dạng dự trữ sắt lên (feritin) và tăng thải trừ sắt qua phân, mồ hôi, nước tiểu.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×