Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa UBND xã bát trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.58 KB, 49 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cải cách thủ tục hành chính từ lâu đã không còn là vấn đề xa lạ với bất cứ ai trong
chúng ta. Ngày nay, đó là vấn đề mang tính toàn cầu. Cả các nước đang phát triển và các
nước phát triển đều xem cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy
tăng trường kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội. Việt Nam
cũng không nằm ngoài xu thế đó. Từ 1986 cùng với quá trình đổi mới đất nước về kinh
tế, cải cách hành chính cũng được tiến hành đồng thời. Trải qua nhiều năm với những
bước đi và lộ trình khác nhau công cuộc cải cách hành chính cũng đã thu được những
thành tựu đáng kể, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên do chuyển
đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên việc cải
cách hành chính ở nước ta gặp rất nhiều khó khăn, vì thế mà đến giờ CCTTHC vẫn đang
là một bài toán lớn đối với Chính phủ cũng như các cơ quan hành chính Nhà nước.
Thực hiện Quyết định 181 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết Định số 30/QĐ-UB
ngày 10/01/2007 của UBND Thành phố Hải Phòng, năm 2007 HĐND-UBND xã Bát
Trang đã áp dụng cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết TTHC. Từ đây tình hình giải
quyết TTHC của xã được cải thiện một cách đáng kể nhưng bên cạnh đó không tránh
khỏi những bất cập. Trong quá trình triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt
được như thủ tục hành chính được công khai, giảm hẳn tình trạng gây phiền hà, tinh thần,
trách nhiệm, năng lực chuyên môn của cán bộ được nâng lên đáng kể thì vẫn còn những
tồn tại nhiều vẫn đề bức xúc, biểu hiện thủ tục hành chính còn rườm rà, thủ tục chồng
chéo, trùng lặp, chưa ban hành kịp thời gây khó khăn cho nhân dân trong quá trình giải
quyết công việc
Trải qua quá trình thực tập tại UBND xã Bát Trang, nhận thấy đây là vấn đề có
tính chất trọng yếu đối với hoạt động của UBND xã, em quyết định chọn đề tài: “Hoàn
thiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa UBND xã Bát Trang” là
chuyên đề thực tập nghiệp vụ của mình với mong muốn đem lại một cái nhìn tổng quan
về công cuộc cải cách hành chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước nói chung và


tình hình cải cách TTHC tại UBND xã Bát Trang nói riêng, đồng thời đánh giá lại quá
trình áp dụng cơ chế một cửa tại UBND xã để từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện


việc cải cách TTHC, góp phần thúc đẩy hoạt động của xã.
Xin trân thành cảm ơn trường Đại học Hải Phòng cùng các thầy cô giáo trong
khoa KT&QTKD ngành kinh tế quản lý, đặc biệt là thầy Nguyễn Trí Long đã nhiệt tình
giúp đỡ, ân cần chỉ bảo chúng em hoàn thiện tốt bài báo cáo thực tập. Em cũng xin gửi
lời cảm ơn tới tất cả án bộ UBND xã Thụy Duyên đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành
nhiệm vụ trong đợt thực tập quan trọng này.
Nội dung bài thực tập gôm:
Chương 1 : Tổng quan về xã Bát Trang – An Lão – Hải Phòng
Chương 2 : Thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa UBND xã
Bát Trang


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ UBND XÃ BÁT TRANG, HUYỆN AN LÃO,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
1.1 Thông tin chung về UBND xã Bát Trang
- Tên tổ chức: UBND xã Bát Trang
- Trụ sở: Thôn Nghĩa Trang- xã Bát Trang- Huyện An Lão- Thành phố Hải Phòng
- Điện thoại:0313.475.678
- Chủ tịch: Nguyễn Văn Mạnh

1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của UBND xã Bát Trang
- UBND xã Bát Trang được thành lập năm 1954 theo nghị định của Chính phủ
- Vị trí địa lí: Bát Trang là xã nông nghiệp thuần nông thuộc huyện An Lão, xã nằm ở xa
cách trung tâm huyện 7km về phía đông.
+ Phía Bắc giáp huyện Kim Thành Hải Dương.
+ Phía Tây giáp huyện Thanh Hà
+ Phía Nam giáp xã Quang Hưng
+ Phía Đông giáp xã Trường Thọ.
- Xã Bát Trang đặc trưng địa hình là vùng đồng bằng, có 3 con sông: Lạch Tray, Văn Úc
và Đa Độ, bao quanh địa bàn xã với nhiều ao đầm, địa hình phức tạp do 3 con song uốn

lượn tạo thành.
- Với tổng diện tích tự nhiên 1217,45 ha, bao gồm đất nông nghiệp 902 ha =74,1%, đất
dân cư nông thôn 52,3 ha = 4,3%, đất chuyên dùng 118,4 ha= 11,9%, đất chưa sử dụng
144,7 ha = 9,7%. Xã Bát Trang có 8 thôn với tổng dân số xã là 10.228 người, 3022 hộ
bình quân 3,36 người/ hộ với mật độ dân số là 824 người/km2. Nghành nghề chủ yếu là
làm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ nhỏ.


- Xã Bát Trang có diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn, có tiềm năng phát triển nông
nghiệp, hàng hóa dịch vụ, có lực lượng lao động dồi dào, nhân dân cần cù chịu khó, ham
học hỏi và mạnh dạn tiếp thu ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến
vào sản xuất kinh doanh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Ủy- HĐND-UBND-UBMTTQ xã
cùng nhân dân trong xã đã phát huy và lực lượng trong những năm qua đã đạt những
thắng lợi trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
1.3 Chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã Bát Trang
1.3.1 Chức năng
- Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng
nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm thi hành Hiến
pháp, Luật pháp các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng
nhân nhân.
- Ủy ban nhân dân xã Bát Trang có 2 chức năng là chức năng chấp hành và chức năng
quản lí nhà nước. Chức năng chủ yếu của Ủy ban nhân dân xã Bát Trang là quản lí nhà
nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội ở xã mình bằng pháp luật. theo quy định của pháp
luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
1.3.2 Nhiệm vụ
- Ủy ban nhân dân chấp hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã Đồng Minh đ ề ra
cùng Hội đông nhân dân xã chẩn bị các kì họp của Hội đồng nhân dân.
- Quản lí nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực kinh tế, nông-lâm-ngư nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ và
môi trường, thể thao, báo chí, phát thanh và các lĩnh vực xã hội khác, quản lí nhà nước về

đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, quản lí việc thực hiện tiêu chuẩn đo lường
chất lượng sản phẩm hàng hóa. Sau đây là những nhiệm vụ cụ thể:
 Về kế hoạch, ngân sách, tài chính


-

Xây dựng kế hoạch pát triển kinh tế- xã hội hằng năm để trình Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch được phê

-

duyệt.
Quản lí ngân sách xã bao gồm:
+ Lập dự toán và phương án bổ sung ngân sách, dự toán điều chỉnh bổ sung ngân
sách, trong trường hợp cần thiết trình Hội đông nhân dân xã quyết định và báo cáo
cơ quan hành chình cấp huyện để phê duyệt.
+ Căn cứ vào nghị quyết Hội đông nhân dân cùng cấp quyết định giao nhiệm thu,
chi ngân sách cho từng cơ quan đơn vị trực thuộc.
+ Tổ chức thực hiện ngân sách xã.
+ Phối hợp với cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lí ngân sách nhà nước
theo từng lĩnh vực trên địa bàn xã.
+ Báo cáo ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan thu thuế ở xã, đảm bảo thu đúng,
đủ, nộp kịp thời hạn các loại thuế và các loại thu khác ở xã theo quy định của pháp
luật.
+ Huy động sự đóng góp của tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các cơ sở hạ
tầng xã trên nguyên tắc tự nguyện. Việc quản lí các khoản đóng góp này phải đảm

bảo công khai, có kiểm soát của pháp luật.

 Về nông-lâm-ngư nghiệp, thủy lợi và tiểu thủ công nghiệp
- Tổ chức và hướng dẫn thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích
phát triểnv à ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển sản xuất và hướng
dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch,
-

kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng vật nuôi.
Tổ chức việc xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ, khắc phục thiên tai, lũ lụt, bảo

-

vệ rừng tại địa phương.
Quản lí, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của

-

pháp luật.
Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống, áp

-

dụng tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển các nghành nghề mới.
Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của xã mình.
Quản lí và sử dụng hợp lí, có hiệu quả qũy đất hiện có.
Kiểm tra việc quản lí các công trình công cộng, giao thông công sở, trường học,
trạm xá, điện nước theo quy hoạch đã được duyệt.


 Vế giao thông vận tải
- Xây dựng tu bổ, sửa chữa đường giao thông, cầu cống và các cơ sở hạ tầng khác.

- Quản lí việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư nông

thôn theo quy định của pháp luật. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng
và xử lí vi phạm pháp luật theo thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
 Về thương mại
- Quản lí sắp xếp chợ và các điểm mua bán dịch vụ ở địa phương.
- Quản lí các hoạt động dịch vụ mua bán nhỏ.
- Chống buôn lậu, trốn thuế, sản xuất và lưu hành hàng giả.
 Về giáo dục,y tế, thể dục, thể thao
- Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương.
- Hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục.
- Tổ chức các lớp bổ túc văn hóa, thực hiện xóa mù chữ cho những người trong độ
-

tuổi.
Quản lí các trường mầm non, tiểu học, trung học trên địa bàn xã.
Thực hiện công tác chăm só sức khỏe cho người dân, phòng chống dịch bệnh,

-

hòan thành công tác kế hoạch hóa gia đình.
Tổ chức văn hóa thông tin, thể dục thể thao, hương dẫn các lễ hội truyền thống,

bảo vệ di tích lịch sử văn hóa ở xã.
- Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa.
 Vế quốc phòng-an ninh.
- Tổ chức huấn quân sự phổ thông thường xuyên.
- Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự, công tác tuyển quân theo kế hoạch.
- Xây dựng công an xã và phong trào quần chúng bảo vệ An Ninh Tổ quốc vững
mạnh.

- Quản lí hộ khẩu.
- Tổ chức thực hiện các quyết định về xử lí hành chính theo quy định của pháp luật.
 Về thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo
- Thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo.
- Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân địa phương theo quy định
của pháp luật.
 Về việc thi hành pháp luật
- Ban hành quyết định và tổ chức thưc hiện kiểm tra việc thi hành các văn bản đó.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp thi hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan
-

nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật ở địa phương.
Tổ chức hướng dẫn các tổ hòa giải, thanh tra nhân dân.
Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản nhà nước.
Tổ chức tiếp dân, giải quyết các khiếu naị, tố cáo của công dân theo thẩm quyền.


 Về tổ chức thực hiện công tác bầu cử quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân theo

quy định của pháp luật
- Lập hồ sơ về phân vạch, điều chỉnh giơi hành chính ở địa phương.
- Quản lí hồ sơ mốc và bản đồ địa giới hành chính của địa phương.
 Về đời sống xã hội
- Tổ chức quản lí trạm y tế của xã, tổ chức triển khai các chương trình y tế cơ sở,
dân số kế hoạch hóa gia đình được giao, vận đông nhân dân giữ gìn vệ sinh, phòng
-

chống các bệnh dịch.
Tổ chức thực hiện chính sách chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt

sĩ và người có công với cách mạng, thực hiện công tế, cứu tế xã hội, hoạt động từ
thiện, nhân dân địa phương, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, tổ chức các hình thức

-

nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng được nuôi dưỡng.
Quản lí, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sỹ, quy hoạch, quản lý nghĩa địa tại địa
phương.

1.3.3. Quyền hạn
- Ủy ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau đây
+ Chương trình hoạt động của Hội đồng nhân dân.
+ Kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách
xã hằng năm và quỹ dự trữ của địa phương trên Hội đồng nhân dân.
+ Các biện pháp thực hiên nghị quyết của Họi đồng nhân dân về kinh tế- xã hội thông
qua báo cáo của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân.
+ Đề án thành lập mới, sát nhập giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân và việc phân vạch, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở địa phương.
1.4 Cơ cấu của UBND xã Bát Trang
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quy định trong luật tổ chức
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 6
năm 1994


- Căn cứ điều lệ của nước CHXHCN Việt Nam. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của UBND thì UBND xã Đồng Minh có cơ cấu tổ chức như sau:
Sơ đồ bộ máy UBND xã Bát Trang:


CÁN BỘ VĂN PHÒNG UBND XÃ

PHÓ CHỦ
TỊCH PHỤ
TRÁCH
KHỐI VĂN
HÓA

CÁN BỘ DÂN SỐ GIA ĐÌNH &
TRẺ EM

CÁN BỘ NGÀNH Y TẾ- GIÁO DỤC

CÁN BỘ VĂN HÓA

CÁN BỘ TƯ PHÁP
CHỦ TỊCH
UBND XÃ
BAN QUÂN SỰ

CÔNG AN

PHÓ CHỦ
TỊCH PHỤ
TRÁCH
KHỐI KINH
TẾ

CÁN BỘ ĐỊA CHÍNH – XÂY DỰNG

CÁN BỘ ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP

CÁN BỘ TÀI CHÍNH


 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
1) Chủ tịch UBND xã Bát Trang
- Là người đứng đầu bộ máy quản lý của UBND xã, phụ trách khối nội chính quy
-

hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội.
Lãnh đạo công tác của ủy ban nhân dân, các thành viên của ủy ban nhân dân, các

-

cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
Điều hành kiểm tra công tác của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp
mình trong việc thực hiện hiến pháp, luật pháp, các văn bản cuả cơ quan nhà nước
cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định của Ủy ban nhân dân

-

xã.
Quyết định các vấn đề thuộc nhiêm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân cấp mình
trừ các vấn đề thuộc quyền của Ủy ban nhân dân đã nêu trong phần chức năng và

-

nhiệm vụ.
Tổ chức tiếp dân, xét và giải quết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân

theo quy định của pháp luật.

- Triệu tập và làm chủ các phiên họp của ủy ban.
- Có quyền phân công, công tác cho phó chủ tịch, ủy viên, ủy ban cụ thể.
2) Hai phó chủ tịch UBND xã Bát Trang
- Giúp chủ tịch UBND xã trong việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội,trong tiếp
-

dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực phụ trách.
Tham gia điều hành một số việc cần thiết theo quyết định phân công.
Ký thay chủ tịch ác văn bản thuộc lĩnh vực phụ trách( trừ văn bản pháp quy) ký

-

nhận, chứng thực hành chính về quản lý sử dụng đất đai.
Điều hành công việc của UBND xã khi chủ tịch xã đi vắng ủy quyền lại.
Trực tiếp là trưởng ban chỉ đạo đồn điền đổi thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Trương ban chỉ đạo chương trình điện nông thôn. Chủ tịch hội đông tư
vấn thuế. Trưởng ban chỉ đạo phòng chông bệnh ở người và gia súc, gia cầm.
Trưởng ban tiêm chủng mở rộng, trưởng ban chỉ đạo trật tự an toàn giao thông, vệ
sinh môi trường, chỉ đạo đề án nước sạch vệ sinh môi trường từ nay đến năm

-

2015.
Phụ trách khối văn xã về văn hóa, thông tin, truyền thanh, thể dục thể thao, giáo
dục, trung tâm học cộng đồng, tôn giáo, tư pháp, lao động thương binh xã hội, bảo
hiểm xã hội.


-


Giúp chủ tịch UBND xã trong linh vực phát triển nghành, trong tiếp dân, giải
quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực phụ trách, giữ mối liên hệ giữa các
tổ chức xã hội nghề nghiệp.

3) Cán bộ văn phòng xã
- Nghiên cứu các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị của cấp trên và văn bản luật của
Nhà nước để đề xuất với Ủy ban để giải quyết, triển khai thực hiện các công việc hàng
ngày.
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác tuần, tháng, quý, năm. Sắp xếp lịch
làm việc cả tuần và theo dõi, đôn đốc thực hiện.
- Quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động của Hội đồng nhân dân, đồng thời đảm
bảo các điều kiện cần thiết của Hội đồng nhân dân thực hiện.
4) Cán bộ tư pháp
- Giúp UBND xã giải quyết công tác quản lý Nhà nước về công việc tư pháp.
- Thực hiện việc phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân.
- Quản lý hộ tịch hộ khẩu, lý lịch tư pháp và thống kê tư pháp
5) Cán bộ địa chính- xây dựng
- Cán bộ địa chính phụ trách công tác đất đai, xây dựng.
6) Công an- quân sự xã
-Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý về an ninh quốc
phòng trong toàn xã.
- Trấn áp tội phạm ở địa phương nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội.
7) Cán bộ văn hóa


-Tuyên truyền nhân dân tham gia vào việc bảo vệ và giữ gìn di sản văn hóa trong xã.
- Thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi di sản văn hóa bị mất hoặc có
nguy cơ bị phá hoại, đề phòng hỏa hoạn thiên tai.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cơ sở trong việc thực hiện các chính sách pháp

luật, xây dựng phong trào thi đua.
8) Cán bộ tài chính
- Bảo đảm việc thu chi ngân sách xã đúng thời hạn, chính xác, cụ thể.
9) Cán bộ điều hành sản xuất nông nghiệp
- Quản lý và nhắc nhở việc gieo trồng đúng thơi vụ để việc thu hái hoa màu đạt hiệu
quả cao, năng xuất và sản lượng tăng.
10) Cán bộ dân số gia đình và trẻ em
- Thực hiên công tác kế hoạch hóa gia đình nhanh chóng có hiệu quả, kiểm soát được
việc gia tăng dân số tự nhiên.
- Quản lý và kiểm soát việc phân biệt giới tính trẻ em trong toàn xã.Thống kê số hộ
gia đình và tỉ lệ sinh đẻ hàng năm của xã. Giúp cho việc quản lý cơ cấu xã đươc hoàn
thiện và đề ra những biện pháp khắc phục tình trạng sinh đẻ không có kế hoạch.
11) Cán bộ nghành y tế-giáo dục
- Thừơng xuyên tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhanh chóng triển khai và
phòng ngừa có hiệu quả các bệnh dịch.
- Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số kế hoạch hoá gia đình được
giao, vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống các loại dịch bệnh.
- Nâng cấp cơ sở y tê- giáo dục đảm bảo được nhu cầu học tâp và khám chữa bệnh
cho người dân. Hoàn thành chương trình giáp dục phổ cập cho mọi lứa tuổi.


1.5 Đặc điểm kinh tế- xã hội- an ninh-quốc phòng xã Bát Trang
1.5.1 Về kinh tế xã hội
- Nhân dân xã Bát Trang vốn có truyền thống văn hóa từ rất lâu đời, truyền thống đấu
tranh cách mạng cần cù, chịu khó sáng tạo trong
- Thực hiện chủ chương của đảng, Nhà nước về “xây dựng và phát huy nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, xã đã thực hiện 1 cách nghiêm túc và
đầy đủ. Tỉ lệ làng văn hóa theo tưng năm trên địa bàn là 8/8 đạt 100% lao động sản
xuất. Hiện tại cơ sở thờ tự hoạt động tôn giào tín ngưỡng của Bát Trang bao gồm có 8
đình, 4 chùa, 5 miếu chưa kể đến các cơ sở thờ tự của các gia đình, dòng họ. Các lễ

hội truyền thống, phong trào văn hóa Việt Nam được khởi dậy và phát huy góp phần
nâng cao đời sống tinh thần của người dân.
- UBND xã đã tích cực triển khai phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng “ Nông thôn
mới”. Nhân dân đã thực hiện tốt, có đạo đức trong việc tang, cưới, lễ hội, bài trừ thủ
tục mê tín dị đoan….. đến nay đã có 100% thôn xây dựng và ban hành thực hiện
hương ước. Các lễ hội thường xuyên được tồ chức thu hút được đông đảo quần chúng
tham gia.
1.5.2 Về sản xuất phát triển kinh tế
- Mặc dù là xã nông nghiệp thuần nông nhưng với bản chất cần cù sang tạo học tập
trong lao động sản xuất nên năng xuất lúa của Bát Trang thương đạt khá cao trên mức
trung bình chung của huyện, hàng năm thường đạt 12 tấn/ha/năm. Công tác chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi thường xyên được Đảng, Chính quyền và nhân dân
quan tâm, hiện Bát Trang có 10 mô hình kinh tế kết hợp chăn nuôi nuôi trồng thủy
sản.
- Kinh tế phát triển mạnh, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao cả về vật
chất lẫn tinh thần đó là thế mạnh của địa phương xã Bát Trang. Bát Trang còn là 1
trong 10 xã tốp đầu có tình hình kinh tế- chính trị phát triển mạnh trong huyện.


1.5.3 Về giáo dục
- Năm 2007 xã Bát Trang đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học. Năm 2009
hoàn thành phổ cập giáo dục trung học. Năm 2008 hoàn thành phổ cập giáo dục học
nghề với 2 tiêu chí huy động và hiệu quả. Năm 2010 hoàn thành giao dục nầm non 5
tuổi.
- Trong những năm trước đây đội ngũ các bộ xã, các làng trình độ chuyên môn còn
rất thấp chỉ có số ít tốt nghiệp THPT, cơ sở kỹ thuật vật chất nghèo nàn, lạc hậu,
phòng làm việc thiếu thốn việc soạn thảo văn bản chủ yếu viết bằng tay trong đó
nguồn ngân sách khó khăn không đảm bảo việc thu chi cho các hoạt động.
- Tuy nhiên trải qua hơn 60 năm phấn đấu và trưởng thành của Đảng bộ xã Bát Trang
đến thời điểm hiện tại 100% đội ngũ các bộ đều có trình độ chuyên môn, cơ sở vật

chất cho các phòng làm việc ngăn nắp, số đông các phòng đều có máy tính phục vụ
cho việc soạn thảo văn bản, công tác giấy tờ.
- Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, truyền thống đơn vị anh hùng LLVT nhân
dân, sự trưởng thành của những năm qua mục tiêu của Đảng bộ và nhân dân địa
phương xã Bát Trang đó là tiếp tục tập trung phấn đấu đẩy mạnh phát triển kinh tế,
tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi, đẩy mạnh việc phát triển nghành nghề và làm ăn thương nghiệp, tiếp tục cải
thiện nâng cao đời sống của nhân dân. Đẩy mạnh sự nghiêp giáo dục đaò tạo và dạy
nghề giữ vững tình hình chính trị-kinh tế, văn hóa- xã hội không ngừng phát triển ổn
định bền vững. Phấn đấu thực hiện hoàn thành 100% các tiêu chí xây dựng nông thôn
mới.
1.5.4 Về nhân sự
- Về cán bộ hiện nay của xã Bát Trang:
o

Cán bộ công chức của ủy ban xã Bát Trang là 22 người:


+ Độ tuổi bình quân là: 40 tuổi (cao nhất là 59 tuổi, trẻ nhất là 27 tuổi)
+ Trình độ học vấn đều tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Trình độ chuyên môn: Đại học 10 người, trung cấp 12 người.
+ Nam: 19 người.
+ Nữ: 03 người.
- Cán bộ không chuyên trách hợp đồng là 08 người.
+ Độ tuổi trung bình là 52 (cao nhất là 70 tuổi, thấp nhất là 34 tuổi)
+ Trình độ học vấn: Tất cả đều tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Trình độ chyên môn: trung cấp 03 người.
+ Nam: 02 người
+ Nữ: 01 người
1.5.5 Tiền lương, phụ cấp



Công thức tính mức lương, phụ cấp

Nghị định số 66/2013 NĐ-CP để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ
số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như sau:
a. Công thức tính mức lương
- Mức lương = Mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/ tháng x Hệ số lương hiện hưởng.
b. Công thức tính mức phụ cấp
- Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở: Mức phụ cấp = Mức lương
cơ sở 1.150.000 x Hệ số phụ cấp hiện hưởng.


- Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức
vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có): Mức phụ cấp = Mức lương +
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) x
Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định.
- Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy
định hiện hành
Phương thức trả lương



- Đối với cán bộ chuyên trách trả lương qua tài khoản ATM tại Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
- Đối với cán bộ bán chuyên trách trả lương trực tiếp tại phòng tài chính- kế toán tại
UBND xã.
Bảng 1: Bảng hệ số lương:
STT


Chức vụ

Hệ số lương

1

Bí thư Đảng uỷ

3,99

2

Phó bí thư Đảng uỷ

3,66

3

Chủ tịch UBND

3,65

4

Phó chủ tịch UBND

2,1

5


Phó chủ tịch UBND

3,66

6

Chỉ huy trương quân sự

2,46

7

Trưởng công an

3,06

8

Cán bộ văn phòng UBND

2,67

9

Cán bộ địa chính môi trường

2,46

10


Cán bộ thương binh xã hội

2,67

11

Trương ban văn hoá

2,72

12

Cán bộ tư pháp hộ tịch

2,46

13

Phó công an

2,26


14

Cán bộ tài chính

3,03

15


Phó chỉ huy quân sự

2,1

16

Cán bộ văn phòng Đảng uỷ

2,1

17

Chủ tịch hội nông dân

2,86

18

Chủ tịch hội phụ nữ

2,46

19

Chủ tịch hội cựu chiến binh

2,25

20


Chủ tịch mặt trận tổ quốc

2,45

21

Cán bộ hợp tác xã

1,18

22

Cán bộ kế toán

1,86

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán UBND xã Bát Trang)
1.5.6 Về chính sách xóa đói giảm nghèo
- Đời sống nhân dân ngày càng được ổn định và từng bước được cải thiện. Các chương
trình xóa đói giảm nghèo được các cấp nghành quan tâm chỉ đạo, được nhân dân đồng
tình thực hiện. Số hộ nghèo ngày càng giảm. Năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo là 11,5%, năm
2013-2014 giảm đều mỗi năm từ 2,5-3%, tính đến nay tỷ lệ hộ nghèo còn 2,95%. Bát
Trang là xã có số hộ nghèo tương đối thấp, đứng thứ 4 trong toàn huyện tuy nhiên con số
này vẫn còn khá cao đối với tình hình phát triển của nền kinh tế đất nước trong thời kì
CNH-HĐH đất nước.
- Giải quyết việc làm vẫn là vấn đề lớn của xã trong thời gian qua. Với số lượng lao động
hằng năm tăng từ 200-300 người, số lao động cần sắp xếp việc làm ngày càng tăng do
việc thu hồi đất vấn đề việc làm càng là gánh nặng cho UBND xã.
1.5.7 Về y tế.

- Hệ thống y tế xã thường xyên được củng cố và nâng cấp chú trọng đến công tác tuyên
truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng, các chương trình y tế quốc gia thường xuyên được
tổ chức như: phòng chống bệnh sởi, lao, sốt rét..... góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong, Chú
trọng đến công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và các đối tượng chính sách.


- Ngành y tế đang từng bước được nâng cao tuy nhiên các điều kiện về cơ sở vật chất,
phương tiện khám chữa vẫn còn thiếu thốn, lạc hậu, quy mô, diện tích các trạm xã còn
nhỏ hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sưc khỏe cho người dân.
Khoảng cách giữa trạm y tế đến dân cư còn xa gây nhiều khó khăn cho việc đi lại và cấp
cứu kịp thời các trường hợp khẩn cấp.
1.5.8 Về thông tin, phát thanh và thể thao
- Sự nghiệp báo chí, phát thanh truyền hình từng bước được nâng cấp, công tác thông tin
tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện tốt. Các thiết chế
văn hóa như: nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn... được củng cố và phát triển, 100% các
thôn đã có nhà văn hóa và phương tiện phát thanh.
- Hoạt đông thể dục thể thao trên địa bàn xã ngày càng phát triển, phong trao thể dục thể
thao phát triển trên tưng thôn, xóm xã đã có rất nhiều câu lạc bộ thể thao cho mọi lứa
tuổi. Tuy nhiên hiện nay cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu thể dục thể thao còn nghèo
nàn, quy mô diện tích nhỏ chưa đáp ưng được nhu cầu vui chơi giải trí cho người dân,
1.5.9 Về an ninh.
-Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn trong những năm vưa qua ngày càng được đảm
bảo. Xã đã chủ động ngăn ngừa và đấu tranh có hiệu quả mọi âm mưu, thủ đoạn của các
thế lực thù địch đặc biệt là âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
- Phong trào toàn dân tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi trên địa bàn thu
được kết quả, An ninh chính trị trên địa bàn được giữ vững.
1.5.10 Quốc phòng.
- Xây dựng thế trận phòng thủ ngày càng vững chắc, công tác tuyển quân hàng năm đảm
bảo chỉ tiêu, có chất lượng. Thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng lực lượng và
huấn luyện dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên. Công tác huấn luyện được đảm



bảo, sẵn sàn triển khai khi có nhiệm vụ được giao. Thực hiện có hiệu quả chính sách hậu
phương quân đội.
- Thực hiện tốt công tác khám tuyển và giao quân theo chỉ tiêu trên giao, tổng số giao
quân là 26 đồng chí đạt 100% chỉ tiêu.
1.6 Kết quả hoạt động của UBND xã Bát Trang.

1.6.1 Về xã hội.
a. Công tác giáo dục.
- Trong thời kì kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các bậc phụ huynh luôn tìm cho con
cái 1 môi trường học tập tốt băng việc đưa con cái vao cac khu thị trấn, nội thành thành
phố để học tập vì vậy công tác khuyến khích học tại nơi ở được đôn đốc triển khai.Chỉ
đạo 3 trường làm tốt công tác đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, tích cực bồi dưỡng học sinh giỏi. Phấn đấu tăng tỉ lệ học sinh
khá giỏi, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, hoàn thành chỉ tiêu huy động và chỉ tiêu hiệu quả.
Tổng số học sinh trong xã là 1572 em. Trong đó:
- Trường nầm non có 405 em với 10 lớp.
+Nuôi dạy: số cháu đạt kênh bình thường là389 cháu = 96,04%, kênh nguy cơ dưới là 16
cháu =3,96%
-Trường tiểu học: Tổng số học sinh có 657 em, số lớp là 20
+ Về đạo đức hạnh kiểm đầy đủ là 657 em = 100%
+ Về chất lượng học lực: học sinh giỏi có 110 em = 16,3% (trong đó có 6 giải học sinh
giỏi cấp thành phố, 28 giải cấp huyện), học sinh khá có 347 em = 51,40%, học sinh trung
bình có 195 em = 28,9%, học sinh yếu kém có 23 em = 3,4%. Tỉ lệ chuyển lớp đạt 100%,
chuyển cấp đạt 100%.
- Trường THCS tổng số học sinh là 290 em.


+ Về đạo đức: hạnh kiểm tốt là 263 em = 90,7%, khá 23 em = 9,78% , trung bình 2 em =

0,7% , yếu 2 em = 0,7%
+ THCS: Tỷ lệ lên lớp = 97,7%, tỷ lệ tốt nghiệp = 100%, học sinh giỏi thành phố = 1giải,
học sinh giỏi cấp huyện = 44iải, học sinh thi đỗ vào lớp 10 = 86,3%
+ Năm 2014 trên địa bàn toàn xã có 47 em đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng.
b. Về Y tế:
+ Làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, thực hiện tốt chương trình y tế
quốc gia trên địa bàn.
+ Tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được 6 kỳ của 73 hộ kinh doanh dịch vụ.
+ Năm 2014 tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 93,2%.Tỷ lệ hộ sử dụng nhà vệ sinh
đạt 83,7%
c. Dân số kế hoạch hóa gia đình.
+ Năm 2014 tổng dân số xã là 10.288 người. Trong đó: 6898 người trong độ tuổi lao
động, 3390 người không trong độ tuổi lao động là tre em và người già.
+ Tổng số sinh 167 cháu, tỷ suất sinh = 15,7% so với cùng kỳ kỳ năm trước giảm 2 cháu.
+ Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên = 10cháu = 9,8%
+ Số người chết = 87 người
d. Gia đình trẻ em
+ Tổ chức tham hỏi tặng quà cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn tổng số 52 xuất quà =
6.000.000đồng.
+ Trích quỹ bảo trợ trẻ em tổ chức đêm trung thu tại trường mầm non và tại 16 cơ sở thôn
với số tiền = 8.700.000 đồng.


e. Trợ cấp, an sinh xã hội.
+ Tổ chức nhận và cấp phát hỗ trợ chính sách theo quyết định số 471 = 320 hộ =
87.550.000 đồng.
+ Tổ chức tiếp nhận và cấp phát chế độ, hàng quà đảm bảo đúng đối tượng, đủ tiêu
chuẩn. Nghiệm thu và cấp kinh phí nhà xây theo quyết định số 167 của chính phủ về hỗ
trợ nhà ở cho hộ nghèo, trong đó có 3 nhà xây và 5 nhà sửa chữa với tổng kinh phí =
235.000.000 đồng.

1.6.2 Về an ninh- Quốc phòng.
- Công tác an ninh: trong năm 2014 trên địa bàn toàn xã ổn định, không để xảy ra các
vụ việc đột xuất bất ngờ, không có vụ việc phức tạp kéo dài. Công tác an ninh chính trị
an toàn xã hội trước, trong và sau Tết nguyên đán được an toàn.
- Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm: Thực hiện kế hoạch của công an huyện
An Lão, UBND xã đã chi đạo lực lượng công an xã kết phối hợp với các ban ngành đoàn
thể mở nhiều cuộc tấn công, trấn áp tội phạm và phát động phong trào quần chúng bảo vệ
an ninh tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, cảm hóa giảo dực người lầm lỡ tại
gia đình, khu dân cư
- Công tác đảm bảo an toàn giao thông.Trong năm 2014trên địa bàn xã xảy ra 7 vụ tai
nạn giao thông tuy nhiên không có vụ nào nghiêm trọng, không gây tử vong, UBND xã
đã chỉ đạo lực lượng công an xã kết phối hợp với ban ATGT tổ chức giải tỏa, phát quang
hành lang ATGT trên các trục đường xã, thôn. Chỉ đạo lực lượng công an xã thường
xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát ATGT trên tuyến đường xã.
- Công tác quốc phòng :
+ Công tác tuyển quân : trong năm 2014 đã giao 45 công dân lên đường làm nghĩa vụ
quân sự đạt 100% kế hoạch, đảm bảo công khai dân chủ và đúng luật.


+ Công tác huấn luyện: thực hiện kế hoạch của UBND huyện trong năm địa phương tổ
chức 3 đợt huấn luyện cho lực lượng dân quân tự vệ . qua 3 đợt huấn luyện với tông số
người tham gia là 176 người, được Ban chỉ huy quân sự Huyện kiểm tra, đánh giá đơn vị
đạt loại tốt.
1.6.3 Công tác xây dựng nông thôn mới.
 Công tác chỉ đạo.

- Tham mưu cho Đảng ủy, HĐND xã ban hành Nghị quyết xây dựng Nông thôn mới.
UBND xã xây dựng kế hoạch và tổ chức phát động toàn dân chung sức xây dựng Nông
thôn mới trên địa bàn toàn xã.
-Kiện toàn ban quản lý, tổ công tác và Ban phát triển thôn ở 10 đơn vị, phân công nhiệm

vụ cho từng thành viên Ban quản lý và Ban phát triển thôn.
 Công tác tuyên truyền vận động.
-Tổ chức quán triệt tại hội nghị Đảng bộ, hội nghị UBND xã và tuyên truyền trên hệ
thống loa truyền thanh của xã về mục đích, ý nghĩa, nội dung của chương trình, các văn
bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Thành phố, huyện và cách làm sáng tạo, hiệu
quả của một số đơn vị về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới.
- Thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân
cư”, gắn với phát động toàn dân chung sức xây dựng Nông thôn mới. Tổ chức cho 10 đơn
vị kí kết giao ước thi đua thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới đến năm
2015.
 Công tác lập quy hoạch đề án nông thôn mới.

- Ban quản lý, ban phát triển nông thôn đã tích cực chủ động cùng nhân dân tham gia
nhiều ý kiến vào nội dung quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết đến các cụm dân cư để
tạo sự đồng thuận nhất trí và ủng hộ của nhân dân trong toàn xã.
- Thực hiện tốt công tác nghiệm, bàn giao sản phẩm theo hợp đồng đã đăng kí với đơn vị
tư vấn và công bố quy hoạch.
- UBND xã, ban quản lý, ban phát triển thôn đã chủ động, tạo điều kiện phối hợp chặt chẽ
với đơn vị tư vấn triển khai đề án chi tiết đến các thôn. Đến nay UBND huyện đã ban
hành quyết định số 3436/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án xây dựng Nông thôn mới xã
Bát Trang giai đoạn 2014-2020.
1.6.4 Về kinh tế


a) Về kinh tế.
 Trồng trọt:

Diện tích gieo cấy cá nhân 805 ha đạt 100% kế hoạch năm. Năng xuất cả năm đạt
65,5 tạ/ha, tăng 4,7 tạ/ha, sản lượng cả năm đạt tấn, tăng 337 tấn so với cùng kì năm
2013.

+ Bình quân lương thực đầu người là 509,6 kg/người/năm.
-

Trong đó:

+ Diện tích gieo cấy lúa vụ chiêm là 405 ha, năng xuất 61 tạ/ha, tổng sản lượng là
2470,5 tấn.
+ Diện tích gieo cấy lúa vụ mùa là 400 ha, năng xuất 57,6 tạ/ha, tổng sản lượng là
2304 tấn.
+ Diện tích mía là 15 ha, năng xuất 155 tạ/ha, tổng sản lượng là 232,5 tấn.
+ Diện tích vải là 4,7 ha, năng xuất 120,2 tạ/ha, tổng sản lượng là 56,494 tấn.
+ Diện tích rau màu các loại là 30 ha.
 Chăn nuôi:

-Tổng đàn lợn là 8600 con đạt 135% kế hoạch, so với cùng kì năm 2013 tăng 2,8%.
-Tổng đàn trâu, bò có 145 con đạt 88,3% kế hoạch, tăng 0,7% so với cùng kì năm
2013.
-Tổng đàn gia cầm 178.451 con, đạt 101,5% kế hoạch, tăng 11,3% so với cùng kì năm
2013.
-Công tác phòng chống dịch bệnh: Các cấp ngành chú trọng quan tâm đến công
tác khử trùng tiêu độc, đã cấp cho các đơn vị và hộ gia đình bơm khử trùng đạt 90%
kế hoạch.Công tác khử trùng tiêu độc được thực hiện có hiệu quả nên đàn gia súc gia
cầm của địa phương khá ổn định, tuy nhiên vẫn có 1 số thôn, xóm có dịch bệnh xảy


ra.
Thủy sản

- Nhận thấy được tiềm năng về thủy sản trên địa bàn UBND xã đã tích cực triển khai
nhiều mô hình kinh tế, khu nuôi trông thủy sản, khuyến khích đấu tư và phát triển mô

hình vườn ao chuồng. Năm 2014 xã đa thu được nhiều kết quả tích cực cụ thể như:


+ Diện tích nuôi trồng theo kế hoạch 30,5 ha, thực hiện 29 ha đạt 95,08% so với kế
hoạch.
+ Sản lượng nuôi trồng theo kế hoạch 30 tấn, thực hiện 35 tấn đạt 117% so với kế hoạch.
1.6.5 Về giao thông- thủy lợi.
 Về thủy lợi.

- Giám sát chặt chẽ thi công các công trình đảm bảo chất lượng và thời gian đề ra. Triển
khai các công trình giao thông thủy lợi nạo vét kênh mương tu bổ bờ vùng bờ thửa phục
vụ nhân dân sản xuất theo kế hoạch.
- Tổ chức và vận động nhân dân trong xã khơi thông cống, rãnh. Năm 2014 có 6 thôn tổ
chức làm đường với tổng chiều dài 1937 m.
- Trong giai đoạn vừa qua xã đã nâng cấp và cải tạo hệ thống trạm bơm, hồ đập,... cơ bản
hoàn thành công trình kiên cố hóa kênh mương đảm bảo tưới tiêu phục vụ cho sản xuất.
Hiện nay công tác quản lý thủy lợi trên địa bàn do các cán bộ UBND trực tiếp phụ trách.
 Về giao thông.

- Loại hình giao thông vận tải chính của xã Bát Trang là giao thông đường bộ.
- Tổng chiều dài đường giao thông của xã là 5km, nằm trên tuyến đường 301thuộc huyện
An Lão. Từ nhiều năm trở lại đây tuyến đường 301 đã bị xuống cấp nặng nề, nhiều ổ gà
vũng vịnh tràn lan trên đường gây khó khăn trong việc đi lại của người dân trong và
ngoài xã. Năm 2014 vừa qua được sự quan tâm của nhà nước, các cấp Ủy Đảng và chính
quyền hệ thông giao thông của xã đã được nhựa hóa 3km từ thôn Quán Trang kéo dài đến
khu vực chợ chính của xã tại thôn Ích Trang, 2km còn lại đang tiếp tục lập kế hoạch hoàn
thành.
- Hệ thống đường hộ đê được nhựa hóa và hoàn thành nhanh chóng. Những năm tới xã
tiếp tục nâng cấp mạng lưới giao thông đáp ứng và đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH kinh
tế, góp phần nâng cao đời sống và dân trí cho nhân dân trong vùng nông thôn.

1.6.6 Về tài chính-ngân sách.


- Tinh hình tài chính năm 2014:


Thu ngân sách: Tổng thu:

12.567.034.000 đồng

Trong đó: Thu thường xuyên:

396.086.630 đồng

Thu không thường xuyên:
Thu cân đối ngân sách:
Thu kết dư ngân sách năm 2013:
• Chi ngân sách: Tổng chi:
Trong đó: Chi thường xuyên:
Chương trình mục tiêu:
Nội dung

256.439.036 đồng
11.756.822.280 đồng
156.986.050 đồng9.702.190.000 đồng
7.008.240 đồng
2.693.580.760 đồng

Năm
2012


So sánh
2013

2014

Tổng thu

12.567.034.000

Tổng chi

9.720.190.000

(+,-)

%

2012/2013

2013/2014

-

Thu ngân sách đạt 158,7% KH HĐND xã giao, đạt 100% KH huyện giao so với

-

cùng kì năm 2013 tăng 14,9%.
Chi ngân sách đạt 155,9% KH HĐND xã giao, đạt 97,52% KH huyện giao so với


-

cùng kì năm 2013 tăng 12,75%.
Tình hình thu ngân sách cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ chi tại địa phương và
đi vào có nề nếp, đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước và Pháp lệnh kế

-

toán thống kê.
Mặc dù đừng trước tình hình khó khăn về vật giá luôn biến động tăng cao nhưng
Đảng ủy và UBND cùng các ngành khắc phục khó khăn chi tiêu đúng mục đích,
không gây lãng phí ngân sách địa phương và đảm bảo dự toán chi. Tuy nhiên vẫn
cón mặt cần hạn chế là việc chi đột xuất trong năm chua khắc phục vì vậy kinh phí
trong năm chưa tiết kiệm được.

1.6.7 Công tác địa chính- xây dựng.


×