Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

dịch tễ chuyên tu 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.08 KB, 30 trang )

DICH TE TOT NGIEP CHUYÊN TU 2016
1. SỐ ĐO MẮC BỆNH VÀ TỬ VONG...........Error: Reference source not found
3. PHƯƠNg PHÁP NgHIÊN CỨU BỆNH CHỨNg. Error: Reference source not
found
4. NgUYÊN LÝ DỊCH TỄ HỌC TRONg CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNg Error:
Reference source not found
5. DỊCH TỄ HỌC CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐƯỜNg HÔ HẤP;
ĐƯỜNg TIÊU HÓA; ĐƯỜNg DA, NIÊM MẠC; ĐƯỜNg MÁU...........Error:
Reference source not found
6. TIÊM CHỦNg PHÒNg BỆNH....................Error: Reference source not found

1


2


1. SỐ ĐO MẮC BỆNH VÀ TỬ VONG
II. Đo lường mắc bệnh
Câu1. Định nghĩa, cách tính các loại đo lường số hiện mắc và tỷ lệ hiện mắc,
cho ví dụ (prevalence proportion)
Số hiện mắc của một bệnh nhất định bao gồm tất cả số cá thể hiện đang có
bệnh đó mà ta có thể đếm được trong một quần thể ở một thời điểm nhất định
(nghiên cứu ngang) hoặc trong một khoảng thời gian nhất định (các nghiên cứu
dọc).
Tỷ lệ hiện mắc có được bằng cách đem số hiện mắc chia cho tổng số cá thể
của quần thể có nguy cơ, hoặc quần thể định danh tùy mục đích nghiên cứu. Có
hai loại tỷ lệ hiện mắc:
- Tỷ lệ hiện mắc điểm - P điểm (point prevalence rate)
Tỷ lệ hiện mắc điểm thu được khi điều tra nghiên cứu ngang, nó cho biết
chính xác tỷ lệ bệnh trong quần thể ở vào một thời điểm nhất định khi nghiên


cứu, vì là một tỷ lệ nên dấu hiệu thời điểm phải nêu kèm theo. Ví dụ người ta
nói tỷ lệ hiện mắc bạch cầu trong số trẻ 5 tuổi của một huyện vào ngày 31-12 là
X/1.000
số hiện mắc/quần thể/vào một thời điểm
P điểm =
tổng số dân/quần thể/thời điểm đó
- Tỷ lệ hiện mắc kỳ - P kỳ (Period prevalence rate): tỷ lệ hiện mắc kỳ được
thiết lập khi tiến hành một nghiên cứu dọc (dù là nghiên cứu hồi cứu hay tương
lai) trong đó tử số của tỷ lệ là tất cả mọi trường hợp bệnh bắt gặp trong thời gian
nghiên cứu (mà không cần xác định thời điểm phát bệnh của họ), còn mẫu số là
số trung bình của tổng số các cá thể có trong quần thể nghiên cứu đại diện cho
tổng số cá thể của quần thể trong suốt thời kỳ nghiên cứu.
P kỳ = số hiện mắc/quần thể/vào một thời kỳ nghiên cứu
tổng số dân trung bình/quần thể/thời kỳ đó
Khi nói tỷ lệ hiện mắc bao giờ cũng phải xác định thời gian kèm theo. Thí dụ
người ta nói tỷ lệ mắc lỵ trực khuẩn ở một huyện trong năm 1990 la X/1.000
mới có nghĩa
- Ý nghĩa tỷ lệ hiện mắc trong dịch tễ học
+ Đánh giá về nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và lập kế hoạch dịch vụ y tế
+ Lập dự án về các nhu cầu chăm sóc sức khỏe
+ Khai thác quan hệ nhân quả
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh:
+ Mức độ trầm trọng của bệnh
+ Khoảng thời gian bị bệnh
+ Số ca mới mắc

3


Số mới mắc

Số hiện mắc
Số đã chết
Số đã chữa khỏi

4


Câu 2.Trình bầy định nghĩa cách tính các loại đo lường số mới mắc và tỷ lệ
mới mắc , cho ví dụ (Incidence rate)
- Người ta chỉ thu được số mới mắc khi tiến hành nghiên cứu dọc. Nghiên
cứu được tiến hành trong một khoảng thời gian dài, mà trong khoảng thời gian
đó người ta chỉ đếm số mới mắc, nghĩa là đếm số người bệnh có thời điểm phát
bệnh nằm trong khoảng thời gian nghiên cứu (không bao gồm số có mắc bệnh
nhưng thời điểm phát bệnh xảy ra trước thời điểm nghiên cứu).
- Tỷ lệ mới mắc, tử số là số ca mới mắc xảy ra trong một thời gian nhất định
và mẫu số là tổng số cá thể đại diện cho cá thể của quần thể nghiên cứu trong
khoảng thời gian nghiên cứu đó.
số người bị bệnh trong một thời kỳ nhất định x 10n
I = quần thể có nguy cơ trong thời gian đó
a. Tỷ suất mới mắc tích lũy (Cumulative incidence rate: CIR)
Tỷ lệ mới mắc tích lũy được tính bằng cách đếm số mới mắc tích lũy trong
một khoảng thời gian phủ kín khoảng thời gian nghiên cứu, lấy làm tử số, còn
mẫu số là tổng số cá thể có trong suốt thời gian nghiên cứu.
CI = số mới mắc bệnh/quần thể/trong thời gian nghiên cứu
x 10n
Tổng số cá thể/quần thể đó/thời điểm bắt đầu nghiên cứu
Tỷ lệ mới mắc tích lũy ngoài ý nghĩa chung của tỷ lệ mới mắc, còn cung cấp
một ước lượng của xác suất mà một cá thể trong quần thể bị sẽ có thể phát triển
bệnh trong một khoảng thời gian nhất định
Thí dụ: trong nghiên cứu về kết hợp giữa nhiễm khuẩn niệu với việc dùng

viên thuốc tránh thai OC, người ta đã theo dõi 2390 phụ nữ 16-49 tuổi được
thăm khám xác định ban đầu là không có nhiễm khuẩn niệu, trong đó có 482
phụ nữ có dùng viên tránh thai từ năm 1973; đến 1976 kiểm tra lại, thấy có xuất
hiện trong số này 27 người có phát triển nhiễm khuẩn niệu. Tỷ lệ mới mắc tích
lũy của nhiễm khuẩn niệu do việc dùng viên OC sau 3 năm là:
CIR = 27/482 = 56% trong 3 năm = 27:3/482 = 1,87 trong 1 năm
b. Tỷ suất mật độ mới mắc (Incidence density: ID)
Tỷ lệ mật độ mới mắc có được khi người ta ước lượng một tỷ lệ mới mắc
trung bình trong một đơn vị thời gian
số mới mắc trong một quần thể trong thời gian nghiên cứu
IDR=
Tổng số đơn vị thời gian theo dõi được đối với một người của
tất cả số cá thể trong quần thể trong thời gian nghiên cứu
Ví dụ: một nghiên cứu thuần tập 101 người theo dõi trong 2 năm, trong quá
trình theo dõi có 99 người không biểu hiện bệnh, có 2 người mắc bệnh có thời
điểm phát bệnh vào ngày chính giữa thời gian theo dõi thì tổng số thời gian theo
dõi thuần tập sẽ là (2 năm x 99 người) + (1 năm x 2 người) = 200 năm - người.
Vậy IDR = 2/200 năm-người hay 10.10-3 năm-người
c. Tỷ lệ tấn công
Tỷ lệ tấn công là một biểu hiện riêng của tỷ lệ mới mắc trong một trường hợp
đặc biệt: sự kiện xảy ra trong một thời gian ngắn. (Thí dụ như một đợt nhiễm
5


độc thức ăn) mà ngoài thời gian đó có số mắc rất ít trong quần thể và việc theo
dõi nhận biết các trường hợp bệnh đó là không chính xác.
Tỷ lệ tấn công = Số mới mắc trong vụ bùng nổ
Tổng số cá thể có nguy cơ
Tỷ lệ tấn công tiên phát được tính với những cá thể bị mắc ngay từ đầu làm
tử số; còn tiếp theo tỷ lệ tấn công thứ phát bao gồm ở tử số những trường hợp

mắc đầu tiên, và ở mẫu số là tổng số cá thể có nguy cơ đã trừ đi số mắc đầu tiên.
d. Tốc độ mới mắc
Tốc độ mới mắc được nêu bằng tỷ lệ mới mắc trong những khoảng thời gian
bằng nhau được coi là đơn vị thời gian để tính tỷ lệ mới mắc. Tùy diễn biến của
bệnh mà đơn vị thời gian để tính có thể là ngày, tuần hoặc tháng. Khi đem so
sánh các tỷ lệ mới mắc theo đơn vị thời gian này, sẽ có khái niệm về tốc độ mới
mắc của bệnh so với sự thay đổi về tỷ lệ mới mắc của bệnh đó theo cùng đơn vị
thời gian của quần thể đó vào thời gian trước, hoặc có thể so với sự thay đổi về
tỷ lệ mới mắc bệnh đó theo cùng đơn vị thời gian của một quần thể khác vào
thời gian đó, hoặc còn có thể so sánh với tốc độ của một bệnh khác của quần thể
đó tùy theo kết luận muốn có.
e. Ý nghĩa tỷ lệ mới mắc trong dịch tễ học
Tỷ lệ mới mắc là một chỉ số quan trọng cho các nhu cầu phòng bệnh, rất có
ích cho các bệnh cấp tính và cho cả bệnh nhân mãn tính.
- Cho phép đánh giá hiệu lực của các biện pháp y tế đã đáp ứng trong quần
thể: nếu các biện pháp có hiệu lực thì tỷ lệ mới mắc sẽ giảm.
- Nếu bệnh kỳ dài mà tỷ lệ mới mắc giảm đến hết trùng với lúc có tỷ lệ hiện
mắc thì có nghĩa là sự lan tràn của quá trình bệnh trong quần thể đã kết thúc.
- Đánh giá nguy cơ phát triển bệnh theo thời gian

6


Câu 3.Định nghĩa cách tính các loại và liên quan giữa tỷ suất hiện mắc P
và tỷ suất mới mắc I
Người ta chỉ thu được số mới mắc khi tiến hành nghiên cứu dọc. Nghiên cứu
được tiến hành trong một khoảng thời gian dài, mà trong khoảng thời gian đó
người ta chỉ đếm số mới mắc, nghĩa là đếm số người bệnh có thời điểm phát
bệnh nằm trong khoảng thời gian nghiên cứu (không bao gồm số có mắc bệnh
nhưng thời điểm phát bệnh xảy ra trước thời điểm nghiên cứu).

- Tỷ lệ mới mắc, tử số là số ca mới mắc xảy ra trong một thời gian nhất định
và mẫu số là tổng số cá thể đại diện cho cá thể của quần thể nghiên cứu trong
khoảng thời gian nghiên cứu đó.
số người bị bệnh trong một thời kỳ nhất định x 10n
I = quần thể có nguy cơ trong thời gian đó
a. Tỷ suất mới mắc tích lũy (Cumulative incidence rate: CIR)
Tỷ lệ mới mắc tích lũy được tính bằng cách đếm số mới mắc tích lũy trong
một khoảng thời gian phủ kín khoảng thời gian nghiên cứu, lấy làm tử số, còn
mẫu số là tổng số cá thể có trong suốt thời gian nghiên cứu.
CI = số mới mắc bệnh/quần thể/trong thời gian nghiên cứu
x 10n
Tổng số cá thể/quần thể đó/thời điểm bắt đầu nghiên cứu
Tỷ lệ mới mắc tích lũy ngoài ý nghĩa chung của tỷ lệ mới mắc, còn cung cấp
một ước lượng của xác suất mà một cá thể trong quần thể bị sẽ có thể phát triển
bệnh trong một khoảng thời gian nhất định
b.Tỷ suất mật độ mới mắc (Incidence density: ID)
Tỷ lệ mật độ mới mắc có được khi người ta ước lượng một tỷ lệ mới mắc
trung bình trong một đơn vị thời gian
số mới mắc trong một quần thể trong thời gian nghiên cứu
IDR=
Tổng số đơn vị thời gian theo dõi được đối với một người của
tất cả số cá thể trong quần thể trong thời gian nghiên cứu
c.Tỷ lệ tấn công
Tỷ lệ tấn công là một biểu hiện riêng của tỷ lệ mới mắc trong một trường hợp
đặc biệt: sự kiện xảy ra trong một thời gian ngắn. (Thí dụ như một đợt nhiễm
độc thức ăn) mà ngoài thời gian đó có số mắc rất ít trong quần thể và việc theo
dõi nhận biết các trường hợp bệnh đó là không chính xác.
Tỷ lệ tấn công = Số mới mắc trong vụ bùng nổ
Tổng số cá thể có nguy cơ
Tỷ lệ tấn công tiên phát được tính với những cá thể bị mắc ngay từ đầu làm

tử số; còn tiếp theo tỷ lệ tấn công thứ phát bao gồm ở tử số những trường hợp
mắc đầu tiên, và ở mẫu số là tổng số cá thể có nguy cơ đã trừ đi số mắc đầu tiên.
d. Tốc độ mới mắc
Tốc độ mới mắc được nêu bằng tỷ lệ mới mắc trong những khoảng thời gian
bằng nhau được coi là đơn vị thời gian để tính tỷ lệ mới mắc. Tùy diễn biến của
bệnh mà đơn vị thời gian để tính có thể là ngày, tuần hoặc tháng. Khi đem so
7


sánh các tỷ lệ mới mắc theo đơn vị thời gian này, sẽ có khái niệm về tốc độ mới
mắc của bệnh so với sự thay đổi về tỷ lệ mới mắc của bệnh đó theo cùng đơn vị
thời gian của quần thể đó vào thời gian trước, hoặc có thể so với sự thay đổi về
tỷ lệ mới mắc bệnh đó theo cùng đơn vị thời gian của một quần thể khác vào
thời gian đó, hoặc còn có thể so sánh với tốc độ của một bệnh khác của quần thể
đó tùy theo kết luận muốn có.
e. Ý nghĩa tỷ lệ mới mắc trong dịch tễ học
Tỷ lệ mới mắc là một chỉ số quan trọng cho các nhu cầu phòng bệnh, rất có
ích cho các bệnh cấp tính và cho cả bệnh nhân mãn tính.
- Cho phép đánh giá hiệu lực của các biện pháp y tế đã đáp ứng trong quần
thể: nếu các biện pháp có hiệu lực thì tỷ lệ mới mắc sẽ giảm.
- Nếu bệnh kỳ dài mà tỷ lệ mới mắc giảm đến hết trùng với lúc có tỷ lệ hiện
mắc thì có nghĩa là sự lan tràn của quá trình bệnh trong quần thể đã kết thúc.
- Đánh giá nguy cơ phát triển bệnh theo thời gian
• Mối liên quan giữa tỷ suất hiện mắc P và tỷ suất mới mắc I
Khái niệm về bệnh kỳ và bệnh có tình hình dừng: bệnh kỳ thời gian kéo dài
từ thời điểm phát bệnh đến thời điểm kết thúc bệnh bằng khỏi hoặc chết. Những
bệnh có bệnh kỳ tương đối ổn định, không thay đổi mấy là những bệnh có tình
hình dừng. Đối với bệnh có tình hình dừng thì có thể thiết lập mối quan hệ giữa
tỷ lệ hiện mắc P và tỷ suất mới mắc I như sau:
- Nếu P thấp dưới 10% thì có: P = I x D trong đó D là bệnh kỳ của bệnh

Nếu P cao từ 10% trở lên thì có:
P= IxD
1 + (I x D)
Sự liên quan này cho thấy một điều quan trọng là: nếu muốn giảm tỷ lệ hiện
mắc thì có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Hoặc làm giảm số mới mắc (chống dịch hữu hiệu như bảo vệ khối cảm thụ,
cắt đường truyền nhiễm, không để xuất hiện nhưng trường hợp bệnh mới, có
biện pháp phòng bệnh đặc hiệu)
- Hoặc làm giảm bệnh kỳ (có biện pháp điều trị tốt, rút ngắn thời gian điều
trị, tăng cường sức khỏe nhân dân)
- Hoặc tiến hành cả hai biện pháp này

8


2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ
Câu 4. Định nghĩa và ứng dụng của nghiên cứu DTH mô tả các loại thiết kế
nghiên cứu DTH mô tả, ưu và nhược điểm cho ví dụ
1. Định nghĩa nghiên cứu dịch tễ học mô tả:
Là nghiên cứu về hình thái xuất hiện bệnh có liên quan đến các biến số như
con người, không gian và thời gian. Nói tóm tắt một cách hệ thống số liệu cơ
bản về sức khỏe, và nguyên nhân chủ yếu gây bệnh và tử vong.
2. Các loại thiết kế nghiên cứu mô tả:
Có 3 phương pháp nghiên cứu mô tả chính:
- Báo cáo bệnh hay đợt bệnh
- Nghiên cứu tương quan
- Điều tra ngang
* Báo cáo bệnh hay đợt bệnh
Báo cáo bệnh hay đợt bệnh mô tả diễn biến của từng bệnh nhân hay một
nhóm bệnh nhân có cùng một chẩn đoán. Bằng các nghiên cứu này, chúng ta có

thể nhận biết được những nét khác thường của bệnh và dẫn đến hình thành giả
thuyết mới.
- Báo cáo từng trường hợp bệnh:
Cung cấp thông tin về một hiện tượng y học bất thường như là một dấu mốc
cho việc xác định một bệnh mới hay ảnh hưởng ngược lại của việc dùng một
loại thuốc điều trị mới.
Ví dụ: Mô tả một phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh bị viêm tắc mạch phổi sau năm
tuần dùng thuốc tránh thai để điều trị viêm chảy máu niêm mạc tử cung, dẫn đến
hình thành giả thuyết là dùng thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ tắc mạch.
-Nghiên cứu đợt bệnh
Là việc thu thập các báo cáo bệnh của từng cá nhân xảy ra trong một thời
gian ngắn, thường áp dụng để xác định sớm sự bắt đầu dịch hay bệnh mới
Ví dụ 1: 1974, Creech và John báo cáo một đợt bệnh ung thư mạch gan ở 3
công nhân tiếp xúc Vinyl chlorid. Số trường hợp ung thư này trong một quần thể
nhỏ trong một khoảng thời gian nghiên cứu là bất thường và dẫn đến hình thành
giả thuyết là tiếp xúc nghề nghiệp với Vinyl chlorid gây ra ung thư mạch gan.
giả thuyết này được chứng minh ở các nghiên cứu phân tích sau này
- Ích lợi của nghiên cứu báo cáo bệnh hay đợt bệnh trong việc nhận ra một
bệnh nhân mới và việc hình thành giả thuyết có liên quan đến các yếu tố nguy
cơ cao có thể được minh họa bằng hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
AIDS.
Các báo cáo bệnh và đợt bệnh tiếp theo cho thấy rằng hội chứng này
cũng xảy ra ở những người nghiện chích ma túy và những người nhận
truyền máu nhiều lần. Hội chứng này được gọi là hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải (AIDS)
- Qua mô tả đợt bệnh này đã dẫn đến việc thiết kế và tiến hành nghiên
cứu phân tích và người ta đã xác định được một số yếu tố nguy cơ đặc biệt
cho việc phát triển hội chứng AIDS. Qua nghiên cứu mẫu huyết thanh ở
9



những bệnh nhân này và ở các nhóm so sánh cũng đã góp phần xác định tác
nhân gây bệnh là virus gây suy giảm miễn dịch ở người HIV (Human
Immunodeficiency Virus)
* Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu báo cáo bệnh hay đợt bệnh
+Ưu điểm: Hình thành giả thuyết liên quan đến các yếu tố nguy cơ cao cho
các nghiên cứu phân tích tiếp theo
+ Nhược điểm:
- Không có khả năng kiểm tra được sự có mặt của một kết hợp thống kê
- Hạn chế cơ bản của báo cáo bệnh là dựa trên tiến triển bệnh của chỉ một
người. Sự có mặt của bất kỳ một yếu tố nguy cơ nào chỉ có thể là một sự trùng
hợp ngẫu nhiên.
- Hạn chế do thiếu nhóm so sánh tương ứng. Mặc dù báo cáo đợt bệnh
thường đủ lớn để xác định về mặt số lượng tần số phơi nhiễm, sự giải thích
thông tin này là rất hạn chế do nhóm so sánh tương ứng và làm lu mờ mối quan
hệ hoặc gợi ý kết hợp không có trong thực tế.
* Nghiên cứu tương quan.
- Nghiên cứu tương quan mô tả nhà nghiên cứu dựa trên những dự kiện
chung của quần thể tìm ra mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ và bệnh.
Ví dụ: Mô tả hình thái tử vong do động mạch vành có liên quan đến số thuốc
lá bán ra trên đầu người năm 1960 ở 44 bang của Mỹ, cho thấy tỷ lệ tử vong do
động mạch vành cao nhất ở các bang co thuốc lá bán ra nhiều nhất và thấp nhất
ở các bang có thuốc lá bán ra ít nhất.
- Hệ số tương quan: (r) là thông số mô tả về mặt số lượng các mối quan hệ
trong nghiên cứu tương quan. Hệ số này xác định về mặt số lượng mối quan hệ
tuyến tính giữa phơi nhiễm và bệnh. Có nghĩa là với mỗi thay đổi về mức độ
phơi nhiễm, tần số mắc bệnh tăng hay giảm tương ứng theo giá trị của r thay đổi
từ ( +)1, đến( - )1.
- Ưu điểm:
+ Bước đầu tiên trong việc điều tra mối quan hệ giữa phơi nhiễm và bệnh

+ Tiến hành nhanh, rẻ do sử dụng thông tin sẵn có
+ Có thể cho phép so sánh tỷ lệ bệnh ở các vùng địa dư khác nhau
- Nhược điểm:
+ Không có khả năng nối liền phơi nhiễm với bệnh ở từng cá thể riêng biệt
+ Thiếu khả năng kiểm soát ảnh hưởng của các yếu tố gây nhiễu
+ Chỉ mô tả mức phơi nhiễm trung bình của một quần thể, không mô tả được
mức phơi nhiễm của từng cá thể
Trong khi có sự kết hợp tuyến tính âm tính hay dương tính tuyệt đối, nó có
thể che giấu một quan hệ phức tạp hơn giữa phơi nhiễm và bệnh. Ví dụ bằng
nghiên cứu tương quan cho thấy sự tương quan nghịch chiều mạnh mẽ giữa tiêu
thụ rượu và tỷ lệ tử vong do động mạch vành thấp nhất và ngược lại. Thực tế
qua nghiên cứu ở từng cá thể cho thấy là mối liên quan giữa uốn rượu và tỷ lệ tử
vong do động mạch vành không phải là đường tuyến tính ngược đơn giản mà là
đường cong. Ở những người uống rượu nhiều thì nguy cơ tử vong do bệnh mạch
10


vành cao hơn, ở những người uống ít và vừa, nguy cơ chết do bệnh mạch vành
thậm chí thấp hơn người uống nhiều và không uống.
Bảng quan hệ đáp ứng liều lượng giữa uống rượu và tỷ lệ tử vong do bệnh
động mạch vành tim (A.R.Dyer và cộng sự, 1980)
Tỷ lệ tử vong do bệnh động mạch vành
Số lần uống rượu hàng ngày
(phần 1000)
<1
80
1
77
2-3
73

4-5
55
>6
155
* Điều tra ngang
- Điều tra ngang là điều tra tỷ lệ hiện mắc toàn bộ hay tình trạng bệnh hoặc
phơi nhiễm được đánh giá đồng thời ở một quần thể xác định tại một thời điểm
- Cung cấp hình ảnh chụp nhanh về tình trạng sức khỏe cộng đồng và các yếu
tố ảnh hưởng tại một thời điểm
- Điều tra ngang cung cấp thông tin về:
+ Tỷ lệ mắc bệnh toàn bộ hay tình trạng sức khỏe của một quần thể xác định
+ Các bệnh cấp tính, mạn tính, tàn tật
+ Sử dụng dịch vụ y tế
+ Các đặc trưng cá nhân, thói quen, lối sống
+ Điều kiện kinh tế xã hội, tình trạng dinh dưỡng
+ Các chỉ số sinh học và sinh lý
- Ưu điểm
+ Số liệu y tế có giá trị đối với các nhà lãnh đạo y tế công cộng trong việc
hoạch định các chiến lược y tế
+ Khi giá trị hiện tại của các phơi nhiễm không thay đổi theo thời gian điều
tra ngang coi như là một nghiên cứu phân tích để kiểm tra một giả thuyết dịch tễ
học. Ví dụ các thông số như màu mắt, nhóm máu
- Nhược điểm
+ Vì phơi nhiễm và tình trạng bệnh được đánh giá ở một thời điểm nên hạn
chế của điều tra ngang là trong nhiều trường hợp không thể xác định được là
bệnh xảy ra là do phơi nhiễm với chất độc quá nhiều hay phơi nhiễm chỉ là hậu
quả của bệnh.
Ví dụ: qua điều tra ngang nghiên cứu mối quan hệ giữa lao động thể lực và
bệnh mạch vành cho thấy tỷ lệ bệnh động mạch vành ở những người không lao
động thể lực cao hơn gấp 5 lần những người lao động thể lực. Tuy nhiên không

thể xác định được từ các số liệu điều tra ngang là lao động thể lực bảo vệ khỏi
mắc bệnh động mạch vành tim hay những người bị bệnh động mạch vành tim
giảm lao động thể lực.

11


12


Câu 5.Trình bày các đặc trưng mô tả về con người?
* Con người: Trả lời câu hỏi “Ai bị bệnh?”
- Tuổi: Liên quan đến tần số mắc bệnh và mức độ nặng của bệnh. Trẻ em dễ
mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Kháng thể của mẹ truyền sang con
qua rau thai giúp cho trẻ bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp
trong 6 tháng đầu; sau đó tỷ lệ bệnh đường hô hấp cấp tính ở trẻ em tăng dần và
đạt đỉnh cao ở tuổi đi học. Trước khi có vaccin phòng bệnh các nhiễm khuẩn có
miễn dịch suốt đời thường xảy ra ở trẻ em nhỏ tuổi. Nhưng sau khi áp dụng các
vaccin phòng bệnh, tình trạng miễn dịch của quần thể thay đổi, và tuổi nhiễm
khuẩn cũng thay đổi. Ví dụ trước khi có vaccin sởi, sởi xảy ra ở trẻ em trước
tuổi đi học, trong những năm gần đây do việc sử dụng vaccin rộng rãi, sởi có xu
hướng muộn hơn ở lứa tuổi 5-15 tuổi.
Nhìn chung, các bệnh mãn tính có xu hướng tăng theo tuổi. Các bệnh mãn
tính như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh khớp ở lứa tuổi 45-64 cao gấp 10 lần so
với tuổi dưới 45. Tuổi càng cao, tỷ lệ tử vong cao do các nguyên nhân: tăng tiếp
xúc tích lũy; giảm miễn dịch phòng vệ cơ thể, kiệt sức không đặc hiệu; tăng dị
dạng nhiễm sắc thể; thay đổi nội tiết
- giới:
Sự khác biệt về tỷ lệ tử vong theo giới do:
+ Đặc tính của giới

+ Sự khác nhau về thăng bằng nội tiết
+ Môi trường lao động hay thói quen sống
+ Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam có thể do: Nữ quan tâm đến sức khỏe và
hay đến khám bác sĩ hơn. Tỷ lệ buồn chán và muốn tự tử ở nữ cao hơn nam
nhưng tỷ lệ tự tử thật ở nam cao hơn nữ
- Nhóm dân tộc, chủng tộc: mô hình bệnh tật, phân bố tỷ lệ mắc một số bệnh
và tử vong khác nhau rõ giữa các nhóm dân tộc và chủng tộc
Nguyên nhân của sự khác biệt do: di truyền, môi trường sống, lối sống, mức
độ và chất lượng chăm sóc y tế
- Tầng lớp xã hội: sự khác nhau về điều kiện kinh tế xã hội góp phần quan
trọng làm ảnh hưởng đến sự phân bố bệnh, mô hình bệnh tật
- Nghề nghiệp: tiếp xúc nghề nghiệp có ảnh hưởng rất rõ đến sức khỏe đến sự
phân bố khác nhau về tỷ lệ bệnh tật, tỷ lệ tử vong do các yếu tố:
+ Tác động các điều kiện môi trường lao động: điều kiện vật lý (nóng, lạnh,
thay đổi áp suất), hóa chất, tiếng ồn
+ Điều kiện căng thẳng thần kinh tâm lý
-Tình trạng hôn nhân
Tình trạng hôn nhân có liên quan tới mức độ tử vong giữa nam và nữ. Tỷ lệ
chết đối với hầu hết các bệnh và do các nguyên nhân kết hợp thay đổi từ thấp
đến cao theo thứ tự: lấy vợ (chồng), độc thân, góa, ly dị.
Đối với phụ nữ, tình trạng hôn nhân có liên quan đến sức khỏe thông qua tiếp
xúc giới tính, có thai và cho con bú. Những yếu tố này là nguyên nhân dẫn đến
phát triển các bệnh khác nhau. Ví dụ ung thư cổ tử cung là một bệnh phổ biến ở
13


phụ nữ có chồng hơn phụ nữ độc thân. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể
do hoạt động tình dục sớm và có nhiều bạn tình (Martin 1967). Và ngược lại ung
thư vú hay gặp ở phụ nữ độc thân hơn phụ nữ có chồng. Các yếu tố làm giảm
ung thư vú là có thai sớm (MacMahon 1970) và mãn kinh nhân tạo trước tuổi 40

(Feinleib,1968).
- Các đặc trưng về gia đình
+ Số người trong gia đình: nếu số người trong gia đình nhiều và nếu gia đình
nghèo sẽ ảnh hưởng bất lợi cho trẻ em, dẫn đến làm tăng tỷ lệ chết sơ sinh và
chết ở trẻ nhỏ, và làm chậm phát triển trí óc ở trẻ em.
+ Thứ tự sinh: Có sự kết hợp thứ tự sinh với nhiều bệnh: hen phế quản, tâm
thần phân liệt, loét dạ dày, hẹp môn vị. Những người con cả thường nhận được
sự quan tâm và chăm sóc tốt hơn của gia đình
+ Tuổi của mẹ: Tuổi mẹ khi có thai đóng vai trò quan trọng về bệnh căn của
nhiều dị dạng bẩm sinh. Thí dụ điển hình là hội chứng Down. Ở Châu Âu, tỷ lệ
mắc hội chứng này ở trẻ sơ sinh là 1/1000 khi mẹ dưới 30 tuổi; tỷ lệ này tăng lên
theo tuổi của mẹ: ở phụ nữ từ 40-44 tuổi tỷ lệ dị dạng là 1/100, trên 45 là 1/50
+ Mất bố mẹ: mất bố, mất mẹ do chết, ly hôn sẽ dẫn đến làm tăng rối loạn
tâm thần, thần kinh, lao, ý định tự tử và tai nạn ở trẻ em.
- Các đặc trưng khác:
+ Yếu tố môi trường: các yếu tố môi trường xung quanh cũng có thể ảnh
hưởng đến sự phân bố bệnh bao gồm các hóa chất trong tự nhiên, các yếu tố môi
trường cá nhân (như hút thuốc lá), môi trường làm việc (amiăng), ô nhiễm nước
và ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Tính miễn dịch đặc hiệu đóng vai trò
quyết định giúp cơ thể đề kháng với một bệnh nhiễm khuẩn. Tính miễn dịch
được thông qua sau khi tiêm vaccin hay sau khi mắc bệnh.
+ Nhóm máu: nhóm máu AOB có liên quan với nhiều bệnh. Những người có
nhóm máu O có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày (aird,1953), trong khi nhóm máu
O có nguy cơ cao phát triển loét dạ dày tá tràng (Clarke, 1955). Những người có
hồng cầu hình liềm ít có nguy cơ bị sốt rét do P.Falciparum (Allison,1954).
+ Cá tính: cá tính của con người ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh đặc
biệt đối với bệnh động mạch vành. Rosenman và Friedman (1970) nghiên cứu
ảnh hưởng về cách ứng xử đến nguy cơ bệnh động mạch vành cho thấy những
người thuộc tuýp A (xông xáo, đua tranh, có nhiều tham vọng, luôn có ý thức
gấp rút về thời gian…) có tỷ lệ bệnh động mạch vành cao hơn những người tuýp

B (không có những cá tính trên).

14


3. PHƯƠNg PHÁP NgHIÊN CỨU BỆNH CHỨNg
Câu 6. Định nghĩa, mục đích,ví dụ,vẽ sơ đồ của nghiên cứa bệnh chứng, ưu
nhược điểm của phương pháp nghiên cứu bệnh chứng
• Định nghĩa nghiên cứu bệnh chứng:
Nghiên cứu bệnh chứng là một nghiên cứu dịch tễ học phân tích quan sát
trong đó đối tượng nghiên cứu được chọn trên cơ sở có bệnh hoặc không có
bệnh. Các nhóm này được so sánh về tiền sử tiếp xúc với một yếu tố hay một
đặc trưng có thể là căn nguyên của bệnh.
Ví dụ điển hình trong nghiên cứu bệnh chứng: tháng 4/1971 bác sĩ Herbt,
Vefenden và Doskazer ở bệnh viện Vincent Memorial, Bostom đã công bố bài
báo gây sự chú ý lớn trên tạp chí y học New England về sự kết hợp giữa Diethyl
Stilbestrol (DES) được dùng trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén và ung thư
âm đạo ở con của những người này sau 15-22 năm. Năm 1966-1969 người ta đã
báo cáo 8 trường hợp ung thư âm đạo ở nữ tuổi 15-22 là ung thư ít gặp ở phụ nữ
dưới 50 tuổi. Thoạt đầu các bác sĩ thử tìm một đặc tính chung nào đó của tất cả
các bệnh nhân nhưng không thu được kết quả nào. Sau đó họ tiến hành nghiên
cứu bệnh chứng. Nhóm bệnh được chọn là những trường hợp bệnh nhân chẩn
đoán ung thư âm đạo. Nhóm chứng từ những thiếu nữ sinh trong vòng 5 ngày so
với ngày sinh của bệnh nhân ở cùng một nhà hộ sinh theo tỷ lệ nhóm bệnh/nhóm
chứng là 1/4. Khai thác các đặc trưng: không thấy có sự khác biệt giữa các bà
mẹ ở cả hai nhóm về các yếu tố như nghề nghiệp của mẹ, tuổi của mẹ khi có
thai, tiền sử theo dõi Xquang của mẹ, thói quen hút thuốc và uống rượu của mẹ,
bệnh tật của mẹ khi có thai, nuôi con bằng sữa mẹ, sử dụng mỹ phẩm và thực
phẩm của mẹ, nuôi vật nuôi trong nhà; Có sự khác biệt về tiền sử dùng thuốc
tránh thai: 7 trong số 8 bà mẹ của nhóm bệnh dùng Diethyl Stilbestrol. 32 bà mẹ

trong nhóm chứng không dùng thuốc này. Sau đó với nghiên cứu thực nghiệm
đã chứng minh vai trò của Diethyl Stilbestrol làm biến đổi tế bào âm đạo của
thai trong tử cung và làm tăng nguy cơ ung thư âm đạo sau này.
- Mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu bệnh chứng:
+ Tìm yếu tố căn nguyên gây bệnh
+ Xác định chỉ số nguy cơ phơi nhiễm và bệnh

15


Sơ đồ thiết kế nghiên cứu bệnh chứng
Khai thác trong quá khứ

Chủ động chọn

Có phơi
nhiễm vớiben
Nhóm
bbennhóm
yếu tố nguy cơ

Nhóm cá thể có
mắc bệnh

Nhóm bệnh

Nhóm cá thể
không mắc bệnh

Nhóm chứng


Không phơi nhiễm với
yếu tố nguy cơ

* Ưu nhược điểm của nghiên cứu bệnh chứng
+Ưu điểm:
- Thực hiện tương đối nhanh, ít tốn kém so với các nghiên cứu phân
tích khác
- Đặc biệt thích hợp cho nghiên cứu những bệnh có thời kỳ ủ bệnh dài
- Tối ưu khi nghiên cứu các bệnh hiếm
- Có khả năng điều tra ảnh hưởng của nhiều yếu tố căn nguyên.Khởi
đầu cho việc xác định các yếu tố nguyên nhân của bệnh còn chưa rỏ.
+ Nhược điểm
- Không hiệu quả khi nghiên cứu các phơi nhiễm hiếm.
- Không thể tính toán trực tiếp tỷ lệ mắc ở nhóm phơi nhiễm và nhóm
không phơi nhiễm trừ khi nghiên cứu trên quần thể.
- Nhảy cảm với các sai lệch, đặc biệt sai lệch chọn và sai lệch hồi
tưởng.

16


4. NgUYÊN LÝ DỊCH TỄ HỌC TRONg CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNg
Câu 7.Trình bầy định nghĩa, các yếu tố ( mắt xích) liên quan của quá trình
dịch
a. Định nghĩa quá trình dịch
Quá trình dịch thường được vận dụng cho các bệnh nhiễm khuẩn nối tiếp
nhau liên tục với sự có mặt của các vi sinh vật là tác nhân gây bệnh, xảy ra trong
những điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định. Quá trình sinh dịch là một dãy
những ổ dịch có liên quan với nhau, ổ dịch này phát sinh từ ổ dịch khác, với mối

liên quan bên trong của chúng được quyết định bởi điều kiện sống của xã hội
loài người.
Có những quá trình sinh dịch phát triển tương đối đơn giản dễ thấy (sởi); có
những quá trình phát triển dịch phức tạp hơn khó thấy hơn (bại liệt, thương hàn)
b. Các yếu tố (mắt xích) liên quan của quá trình dịch
*Gồm có Ba yếu tố trực tiếp và hai yếu tố gián tiếp
Ba yếu tố trực tiếp gồm
- Nguồn truyền nhiễm
Nguồn truyền nhiễm là những cơ thể sống của người hoặc súc vật trong đó vi
sinh vật gây bệnh ký sinh tồn tại và phát triển được. Vi sinh vật cứ nhân lên ở
vật chủ này rồi đào thải ra ngoài cơ thể vật chủ đó cho đến bao giờ vật chủ này
khỏi hoặc chết nên những vật chủ này gọi là nguồn truyền nhiễm.
Nguồn truyền nhiễm có thể là người ốm, người lành mang trùng hoặc người
khỏi mang trùng. Đối với các loài động vật là nguồn truyền nhiễm cũng có trạng
thái tương tự. Nếu nguồn truyền nhiễm là động vật hoang dại, thì bệnh sẽ có ổ
chứa thiên nhiên (viêm não, dại…)
- Đường truyền nhiễm
Các vi sinh vật gây bệnh, sau khi được đào thải ra ngoài cơ thể của nguồn
truyền nhiễm, chúng phải nhờ vào các yếu tố của môi trường xung quanh làm
phương tiện vận chuyển đến một cơ thể lành khác. Các yếu tố môi trường xung
quanh có thể vận chuyển vi sinh vật gây bệnh như: không khí, nước, thực phẩm,
bụi, ruồi, muỗi, bọ chét… Sự vận động của các yếu tố này đưa vi sinh vật gây
bệnh từ nguồn truyền nhiễm sang một cơ thể lành gọi là đường truyền nhiễm.
Đường truyền nhiễm bao gồm 4 đường truyền nhiễm: đường hô hấp, đường
tiêu hóa, đường máu, đường da và niêm mạc
- Khối cảm nhiễm
+ Tính cảm nhiễm: Tất cả những người khỏe mạnh, nếu chưa có miễn dịch,
đều có thể cảm nhiễm với các bệnh nhiễm khuẩn. Nếu đã có khả năng miễn dịch
thì sẽ không mắc, hoặc mắc bệnh nhẹ
+ Tính miễn dịch

Miễn dịch tự nhiên thụ động: là trường hợp đứa trẻ được miễn dịch của mẹ
truyền qua rau thai, khi ra đời đã có được, nhưng miễn dịch này không tồn tại
lâu bền được khoảng 6 tháng đầu

17


Miễn dịch tự nhiên chủ động: là loại miễn dịch có được sau khi khỏi một
bệnh nhiễm khuẩn hoặc tuy chưa lần nào mắc bệnh nhưng với nhiều lần tiếp xúc
sẽ có miễn dịch thu được trong quá trình sống.
Miễn dịch nhân tạo thụ động khi được dùng các loại kháng huyết thanh chế
sẵn
Miễn dịch nhân tạo chủ động là khi cơ thể nhận được các loại vaccin
* Hai yếu tố gián tiếp
- Yếu tố thiên nhiên như thời tiết, khí hậu, điều kiện địa lý
- Yếu tố xã hội như tổ chức xã hội, các tổ chức chăm sóc y tế, trình độ văn
hóa của một xã hội
Câu 8.Trình bầy Các biện pháp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm và đối với
từng loại bệnh
a. Các biện pháp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm:
* Các biện pháp chống dịch Nhà nước
Bao gồm những đạo luật, các văn bản dưới luật, đến những biện pháp kinh tế
xã hội… nhằm bảo vệ nâng cao sức khỏe người dân
* Các biện pháp y tế
Biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm
- Người bệnh
+ Chẩn đoán phát hiện sớm
+ Khai báo hoặc thông báo quốc tế
+ Cách ly
+ Khử trùng

+ gây miễn dịch, điều tra miễn dịch trong quần thể
- giám sát người và vật mang mầm bệnh
- Các biện pháp lý hóa và sinh học làm sạch môi trường
- Kiểm tra vệ sinh thức ăn, nước uống
- Bảo vệ quần thể bằng giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân,
phòng bệnh bằng vaccin
- Điều tra dịch tễ các bệnh truyền nhiềm
- Kiểm soát biên giới về các bệnh truyền nhiễm
Các biện pháp đối với đường truyền nhiễm
Nguồn TN

Đường TN

Khối cảm thụ

Phải xử lý các phương tiện truyền nhiễm và xóa bỏ cơ chế truyền nhiễm như:
- Xử lý phân, nước rác, đất
- Tiêu diệt côn trùng trung gian truyền bệnh: diệt ruồi, muỗi, bọ chét…
- giáo dục vệ sinh: rửa tay trước khi ăn, ránh ăn rau sống nhiễm bẩn, uống
nước chín, không dùng chung các đồ vật dùng có thể gây bệnh
- Tránh tiếp xúc không cần thiết: nằm màn…
Các biện pháp đối với khối cảm thụ
- Miễn dịch chủ động
18


- Miễn dịch thụ động
* Biện pháp giáo dục sức khỏe
Về lâu dài nên tăng cường sức đề kháng đặc hiệu, nâng cao trình độ hiểu biết
về bệnh tật cho cộng đồng, tự giác thực hiện luật bảo vệ sức khỏe

b. Đối với từng loại bệnh
* Các bệnh đường hô hấp
Chủ động tiêm phòng vaccin rất có hiệu quả
Các biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm và nhất là đối với đường truyền
nhiễm rất hạn chế
* Các bệnh tiêu hóa
Các bệnh đường tiêu hóa có cơ chế lây truyền khá phức tạp, phần lớn có
phương thức lây truyền gián tiếp là quan trọng, qua nhiều phương tiện trung
gian truyền nhiễm rất khác nhau nên biện pháp tác động vào các phương tiện
truyên nhiễm đó đóng vai trò chủ yếu, để cắt đứt đường truyền nhiễm mới có tác
dụng triệt để.
Ngoài ra, chỉ có một vài bệnh có vaccin hữu hiệu: như bại liệt, thương hàn
Các biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm, chỉ có cách ly đối với thương hàn
là có kết quả tốt, các biện pháp khác đều phải tiến hành với ý nghĩa góp phần
trong tập hợp biện pháp chung cần làm.
* Các bệnh truyền nhiễm theo đường máu
Biện pháp chủ yếu là diệt các côn trùng, tiết túc hút máu tương ứng
Các bệnh viêm gan B, AIDS: thì việc tiệt khuẩn các dụng cụ tiêm truyền, quy
chế các ngân hàng máu cần được tôn trọng nghiêm ngặt
Các biện pháp phát hiện, cách ly, điều trị cũng như các biện pháp xua tránh
côn trùng hút máu, diệt các tổ chức cũng có tác dụng góp phần phòng chống
bệnh.
* Các bệnh truyền nhiễm theo đường da và niêm mạc
Biện pháp quan trọng là vệ sinh cá nhân. Ngoài ra các biện pháp giáo dục sức
khỏe, các biện pháp xã hội có vai trò quyết định, trong một số trường hợp

19


20



5. DỊCH TỄ HỌC CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐƯỜNg HÔ HẤP;
ĐƯỜNg TIÊU HÓA; ĐƯỜNg DA, NIÊM MẠC; ĐƯỜNg MÁU
A. DỊCH TỄ HỌC NHÓM BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐƯỜNg HÔ HẤP
Câu 9.Trình bầy đặc điểm dịch tễ học nhóm bệnh truyền nhiễm đường hô
hấp và các biện pháp phòng chống dịch.
* Đặc điểm DTH nhóm bệnh đường hô hấp
a. gặp nhiều ở trẻ nhỏ ( bạch hầu, ho gà, sởi…)
Mức độ bệnh thay đổi theo lứa tuổi, cao nhất ở trẻ em, lứa tuổi mẫu giáo và
giảm ở người lớn. Lý do không phải là đặc trưng sinh lý cơ thể trẻ có tính tiếp
thụ cao với bệnh mà là mọi người tiếp xúc hoặc đã mắc bệnh khi còn nhỏ và trẻ
em thường có sinh hoạt tập trung tại các trường học, nhà trẻ.
Tuy nhiên với khi bệnh lần đầu tiên xâm nhập vào vùng dân cư thưa thớt thì
tất cả mọi người đều mắc bệnh không phân biệt lứa tuổi.
Nói chung trong mỗi vụ dịch, tỷ lệ mắc bệnh vừa ở đầu mùa dịch, rồi tăng ở
giữa vụ dịch và giảm ở cuối vụ dịch:
Ví dụ: trong một vụ dịch cúm, đại đa số dân chúng đều mắc bệnh cúm ở thể
điển hình hoặc thể nhiễm virút không triệu chứng. Trong cả hai trường hợp đều
tạo thành miễn dịch hiệu quả đối với virút gây bệnh. Một lớp người được miễn
dịch sẽ hình thành trong dân chúng và làm cho dịch cúm bị dập tắt và không thể
phát triển ở những tháng tiếp theo. Sự vận động của virút cúm vẫn tiếp tục được
duy trì ở những người đã hết miễn dịch. Vì bệnh cúm gây miễn dịch không lâu
bền, nên lớp người được miễn dịch trong dân chúng sẽ giảm đi và lại xuất hiện
những người cảm thụ với bệnh.
b. Thường xảy ra nơi đông dân cư, mật độ tiếp xúc cao, chật chội, nơi ẩm
thấp
Do phương thức truyền nhiễm theo giọt nước hạt nhỏ của dịch hô hấp lây
nhiễm tiếp xúc theo đường hô hấp người lành nên những nơi có mật độ tiếp xúc
cao bệnh càng lây nhiễm cao.

Ở thành phố mức độ mắc bệnh cúm, sởi cao hơn ở nông thôn và kéo dài cả
năm. Ở nông thôn chỉ thấy những đợt bột phát ngắn hạn cách xa nhau vì đặc tính
của virút chịu đựng kém ngoài môi trường nên khi cơ thể lành không tiếp xúc
với dịch tiết hô hấp của người bệnh thì không bị bệnh.
c. Tính theo mùa (tăng cao trong các tháng lạnh và ẩm)
Bệnh cúm lan truyền khắp các nước, nhưng mức độ bệnh ở các nước có khí
hậu ôn hòa cao hơn so với các nước có khí hậu nóng nhưng trong những vụ dịch
lớn thì không có sự khác nhau. Mức độ bệnh cúm thay đổi theo mùa, giảm ở
mùa nóng và tăng lên ở mùa mát lạnh.
Tại những thành phố lớn bệnh sởi có thể xảy ra suốt năm, mức độ mắc bệnh
có tính theo mùa tăng lên trong mùa đông xuân và giảm xuống ở mùa hè thu. Lý
do chính của sự thay đổi theo thời tiết của mức độ mắc bệnh sởi không phải là
sức đề kháng của mũi họng giảm trong các tháng lạnh ẩm vì dịch sởi có thể xảy
21


ra bất kỳ mùa nào kể cả mùa hè khi thời tiết không lạnh ẩm. Lý do là sự thay đổi
về cách sinh hoạt của trẻ em: trong những tháng lạnh và tháng nhập học, trẻ em
và học sinh nhỏ sống trong các nhà trẻ và lớp học do đó sự tiếp xúc mật thiết với
nhau làm tăng mức độ mắc bệnh.
d. Tính chu kỳ (sởi)
Tính chu kỳ được điều chỉnh do tác động qua lại giữa miễn dịch của dân
chúng và cơ chế truyền nhiễm bằng giọt nhỏ
Bệnh sởi có tính chu kỳ, mức độ mắc bệnh cứ 3-4 năm lại tăng lên một lần và
tiếp sau đó lại giảm. Tính chu kỳ này phù hợp với sự phát triển tự nhiên của lớp
trẻ không miễn dịch trong dân chúng. Khi số này lớn đủ điều kiện cho dịch phát
triển. Dịch sởi có tính bùng nổ, cho nên đa số lớp trẻ em có cảm thụ đều mắc
bệnh và có miễn dịch. Tuy nhiên nhịp điệu và cường độ vụ dịch thay đổi theo
điều kiện sinh hoạt và những điều kiện xã hội ở một nơi nhất định.
e. Dễ lây và lan truyền nhanh

Do phương thức lan truyền bằng nước bọt hoặc chất nhày đường hô hấp của
người bệnh vào không khí nên bệnh rất dễ lây lan và lan truyền nhanh.
f. gây miễn dịch nhân tạo là biện pháp có hiệu quả
Miễn dịch lâu bền phát sinh sau khi tiêm phòng vaccin sởi, bạch hầu, cúm…
là phương pháp tạo miễn dịch chủ động trong dân chúng có tính quyết định
* Các biện pháp phòng chống dịch
● Biện pháp nhà nước: bao gồm những đạo luật, các văn bản dưới luật, đến
những biện pháp kinh tế xã hội… Nhằm bảo vệ nâng cao sức khỏe người dân.
●Các biện pháp về y tế:
+ Đối với nguồn truyền nhiễm
- Chẩn đoán phát hiện bệnh sớm
+ Phương pháp phát hiện chủ động
+ Phương pháp phát hiện thụ động
+ Xét nghiệm dựa vào các dấu hiệu ban đầu
- Khai báo ngay cho các trung tâm y tế khi phát hiện, nghi ngờ trường hợp
mắc đầu tiên
- Cách ly rất sớm và triệt để người bệnh
Thời gian cách ly người bệnh phụ thuộc vào từng bệnh
Đối với bệnh tinh hồng nhiệt người bệnh có thể cách ly tại nhà hoặc tại bệnh
viện tùy theo tình trạng bệnh. Cần phải đưa vào viện những trẻ em dưới 2 tuổi
(vì lứa tuổi này tỷ lệ tử vong cao) và người bệnh sống trong điều kiện vệ sinh
thấp kém. Người bệnh có thể ra viện từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 12 nếu khỏi về
lâm sàng. Tuy nhiên, những trẻ em dưới 12 tuổi và người lớn làm việc tại nhà
trẻ, mẫu giáo, chỉ được phép đến trường sau 12 ngày cách ly ở nhà
Đối với bệnh sởi phải cách ly người bệnh từ khi mới sốt và trong suốt thời kỳ
nổi ban (4-5) ngày. Thường cách ly ở nhà
Bệnh bạch hầu nhất thiết phải cách ly ở bệnh viện lây, riêng biệt. Những
người khỏi bệnh chỉ được ra viện nếu xét nghiệm dịch nhày của họng và mũi 2
lần cách nhau 8 ngày đều không thấy vi khuẩn. Tất cả những người tiếp xúc với
22



người bệnh đều phải làm xét nghiệm có kết quả dương tính thì phải theo dõi ít
nhất 7 ngày kể từ khi đưa người bệnh vào viện
Đối với bệnh ho gà có thể cách ly người bệnh tại nhà. Phải cách ly sớm trong
suốt thời gian chảy nước và 15 ngày đầu của thời kỳ ho rũ, nhưng không quá
một tháng kể từ khi mắc bệnh. Anh, chị em người bệnh phải cách ly ở nhà,
không được đến lớp học trong 14 ngày vì thời kỳ ủ bệnh có thể kéo dài 2 tuần.
Đối với bệnh viêm não phát dịch, người bệnh phải được cách lý lâu hơn tại
bệnh viện vì thời gian truyền bệnh có thể kéo dài. Nếu bệnh xảy ra ở một tập thể
thì cần phải theo dõi những người tiếp xúc (đo thân nhiệt, phát hiện triệu chứng
đầu tiên) trong 3-4 tuần ở thời gian ủ bệnh
Đối với bệnh đậu mùa phải được cách ly tại bệnh viện lây, riêng biệt, cách ly
cho tới khi bong vẩy, nhưng không được dưới 40 ngày kể từ khi mắc bệnh.
Những người tiếp xúc đều phải cách ly trong 14 ngày, kể từ ngày tiếp xúc.
Đối với bệnh thủy đậu chỉ cần cách ly trẻ mắc thủy đậu ở nhà trong 7 ngày,
cách ly những trẻ em tiếp xúc dưới 7 tuổi trong 11-21 ngày kể từ ngày tiếp xúc.
Đối với bệnh quai bị cách ly cho đến hết triệu chứng lâm sàng (9 ngày).
Những trẻ em tiếp xúc với người bệnh dưới 10 tuổi, phải cách ly trong 21 ngày.
- Khử trùng, tẩy uế phòng bệnh và các đồ dùng của bệnh nhân
- Điều trị
- Quản lý và giám sát bệnh nhân
+ Đối với đường truyền nhiễm
- Khó khăn đối với phương thức lây truyền qua đường không khí
- Biện pháp khắc phục đối với phương thức lây truyền bằng đường không khí
+ Cách ly và khử trùng tẩy uế khu vực bệnh nhân và đồ dùng của bệnh nhân
+ Sử dụng khẩu trang khi chăm sóc và điều trị bệnh nhân
+ Đối với khối cảm thụ
giáo dục sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, tăng cường vệ sinh
Vaccin phòng bệnh đặc hiệu: Lao, bạch hầu, ho gà, não mô cầu, sởi

● Giáo dục sức khỏe:

23


24


B. DỊCH TỄ HỌC NHÓM BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐƯỜNg TIÊU HÓA
Câu 10. Trình bầy đặc điểm dịch tễ và các biện pháp phòng chống dịch đối
với nhóm bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa:
1.Đặc điểm dịch tễ học
a. Bệnh phổ biến nhất ở các nước đang phát triển
b. Tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa có liên quan mật thiết với mật
độ dân số, tập quán sinh hoạt, các điều kiện kinh tế, địa lý và xã hội
Ở những thành phố có vệ sinh công cộng tốt bệnh thương hàn quanh năm ở
mức độ tản phát, bệnh thương hàn hay thấy hơn ở những nơi có tình trạng vệ
sinh công cộng kém.
Tình trạng cung cấp nước sạch ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh. Những nơi
có điều kiện cung cấp, sử dụng, bảo quản nước sạch thì tỷ lệ mắc bệnh thấp
Thói quen sử dụng phân tươi, ăn rau sống, gỏi cá góp phần làm lan truyền
dịch
c. Bệnh thường diễn biến quanh năm, tăng cao thành dịch vào mùa hè
Các vụ dịch ỉa chảy do Rotavirus thường xảy ra vào mùa đông xuân
Bệnh thương hàn và phó thương hàn A và B có đặc trưng theo mùa và theo
chu kỳ năm, trong các tháng 7,8,9 mức độ bệnh cao 4 lần so với các tháng tối
thiểu.
Tính chất bệnh tăng cao về mùa hè có thể do tác nhân gây bệnh có điều kiện
sống tốt ngoài cơ thể, quan hệ tiếp xúc giữa người được tăng cường ngoài phạm
vi gia đình, sự gia tăng của ruồi trong mùa hè là một yếu tố lan truyền bệnh, thói

quen sử dụng nước, rau sống nhiều hơn trong mùa hè.
d. Tính bùng nổ thành dịch lớn
Bệnh tả là bệnh không phổ biến ở mọi nơi, cho nên đối với nhiều địa phương
dịch tả thường là dịch ngoại xâm, chỉ phát sinh khi có người bệnh hoặc người
mang phẩy khuẩn tả từ nơi khác tới.
e. Cơ chế truyền bệnh qua môi trường nước, thực phẩm phổ biến và gây
thành vụ dịch lớn
f. Hiện tượng tảng băng
Hiện tượng người lành mang trùng phổ biến trong cộng đồng
2.Các biện pháp phòng chống dịch:
* Gồm 3 biện pháp
●Biện pháp nhà nước:Bao gồm những đạo luật, các văn bản dưới luật, những
biện pháp kinh tế xã hội… nhằm bảo vệ nâng cao sức khỏe người dân.
● Biện pháp y tế
* Các biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm
- Chẩn đoán phát hiện bệnh sớm
+ Chẩn đoán lâm sàng
+ Chẩn đoán bằng xét nghiệm
+ Chẩn đoán dịch tễ học
- Khai báo
- Cách ly
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×