Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ trường cao đẳng cộng đồng hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 51 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong đề án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích
dẫn đúng qui định. Đề án này phù hợp với vị trí, chức vụ, đơn vị công tác của
tôi và chưa được triển khai thực hiện trong thực tiễn.
Tác giả

Hoàng Thị Thu Huyền


ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………….. i
MỤC LỤC ……………………………………………....………..……... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT…………….………..….………...… iv
DANH MỤC CÁC BẢNG …………………………………………...…. v
Phần 1. MỞ ĐẦU …………..……...…………………....….…….…...… 1
1.1. Lý do lựa chọn đề án .……...…………………………….……...…… 1
1.2. Mục tiêu của đề án ……………………………..………..……..….… 2
1.3. Nhiệm vụ của đề án ………………………………..…….……..…… 2
1.4. Giới hạn của đề án ………………………………………...……....… 3
Phần 2. NỘI DUNG …………………….……………………...……..… 4
2.1. Căn cứ xây dựng đề án ………………………………………..…...… 4
2.1.2. Căn cứ khoa học, lý luận ………………………………….………..
4
2.1.3. Căn cứ chính trị, pháp lý ………………………………..…….…… 4
2.1.4. Căn cứ thực tiễn ………………………………………...….……… 5


2.2. Nội dung cơ bản của đề án ……………………………….………….. 5
2.2.1. Giới thiệu khái quát về Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải phòng ... 5
2.2.2. Cơ sở lý thuyết chung về công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ …….. 11
2.2.2.1. Khái niệm ……………………………………………….….….… 11
2.2.2.2. Nhiệm vụ của kiểm tra nội bộ trường học ………………….....… 12
2.2.2.3. Nội dung kiểm tra nội bộ trường học …………………….……… 13
2.2.2.4. Nguyên tắc kiểm tra nội bộ trường học …………………………. 15
2.2.3. Thực trạng của công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ tại trường …….. 15
2.2.3.1. Nhận thức về công tác kiểm tra nội bộ ………………………….. 16
2.2.3.2. Đội ngũ thanh tra chưa đảm bảo số lượng và chất lượng …......… 17
2.2.3.3. Công tác tổ chức thực hiện và trách nhiệm của các bên liên quan
đôi lúc còn hạn chế …………………………………………………….… 18
2.2.4. Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện ………………………….…… 19
2.2.4.1. Những nội dung chính cần đổi mới ……………...……………… 19
2.2.4.2. Nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của các bộ phận …..………...…… 24
2.2.5. Các giải pháp, biện pháp để giải quyết vấn đề mà đề án đặt ra …… 25
2.3. Tổ chức thực hiện đề án …………………………………...………… 26
2.3.1. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề án ……….……...… 26
2.3.2. Các nguồn lực để thực hiện đề án …………………….…………… 27
2.3.3. Kế hoạch, tiến độ thực hiện đề án …………………….....………… 27
2.3.4. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án …………...…………….… 28
2.4. Dự kiến hiệu quả của đề án …………………………….……………. 29
29


iii

2.4.1. Sản phẩm của đề án ……………………………………...………...
2.4.2. Tác động và ý nghĩa của đề án ………………………..……………
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……..………………….……….

3.1. Kết luận ……………………………………………………...…….…
3.2. Kiến nghị …………………………………………………..…………
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………..………..………
Phụ lục 1 …………………………………………………….……...……
Phụ lục 2 …………………………………………………….……...……
Phụ lục 3 …………………………………………………….……...……
Phụ lục 4 …………………………………………………….……...……
Phụ lục 5 …………………………………………………….……...……
Phụ lục 6 …………………………………………………….……...……
Phụ lục 7 …………………………………………………….……...……
Phụ lục 8 …………………………………………………….……...……

29
31
31
31
33
34
35
36
37
38
39
40
41

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trường CĐCĐ
Phòng ĐBCL&QHCĐ
Phòng ĐT

Phòng CT HSSV
Phòng KH&KT
HSSV
Bộ GD&ĐT
BGH

: Trường Cao đẳng Cộng đồng.
: Phòng Bảo đảm chất lượng và Quan hệ cộng đồng.
: Phòng Đào tạo.
: Phòng Công tác Học sinh Sinh viên.
: Phòng Khoa học và Khảo thí.
: Học sinh sinh viên.
: Bộ Giáo dục và Đào tạo
: Ban Giám Hiệu


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các ngành học tại trường và số lượng học sinh sinh viên các
khóa đang đào tạo ………………………………………………………... 7
Bảng 2.2. Thống kê tình hình học tập của học sinh sinh viên hiện đang
học tại trường …………………………….………………………………. 8
Bảng 2.3. Thống kê tình hình việc làm HSSV sau khi tốt nghiệp ……….
9
Bảng 2.4. Thống kê mức độ hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao
động
do
nhà

trường
đào
10
tạo……………………………………………………..
20
Bảng 2.5. Kế hoạch công tác Thanh tra năm học 2015 – 2016 …………..
Bảng 2.6. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác quản lý giờ lên lớp, kê
21
khai, thẩm định và xác nhận khối lượng giờ giảng năm học 2015–2016…


v


1

Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do lựa chọn đề án
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng
con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại Đại hội
Đảng toàn quốc lần XI và XII Đảng ta đều xác định và nhấn mạnh “Giáo dục
là quốc sách hàng đầu là một trong những động lực quan trọng tạo sự chuyển
biến toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo”, Chiến lược phát triển
giáo dục 2011 -2020, với mục tiêu tổng quát đến năm 2020, nền giáo dục
được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội
hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng lên một
cách toàn diện. Như đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống
trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất
lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến trên thế giới, phù
hợp với thực tiễn Việt Nam phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã

hội của đất nước, của từng vùng, từng địa phương, hướng tới một xã hội học
tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một
số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực....
Để tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trước hết là nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo, vì đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu quyết định
chất lượng giáo dục. Vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, kịp thời
chấn chỉnh những giáo viên yếu kém về phẩm chất đạo đức và chuyên môn
nghiệp vụ trong hệ thống giáo dục là yêu cầu cấp bách để phát triển giáo dục.
Muốn vậy, công tác không thể thiếu là thanh kiểm tra như Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng nói “Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý mà thiếu sự
kiểm tra, thanh tra thì sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, lãng phí và chỉ có tăng
cường kiểm tra, kiểm soát thì mới chống được các tệ nạn này”.
Thanh tra, kiểm tra nội bộ trường học là công việc rất quan trọng và đặc biệt
cần thiết cho chu trình quản lý chỉ đạo tiếp theo của người lãnh đạo cao nhất.
Đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp người quản lý
hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đi phù hợp trong quá trình quản lý nhà
trường, là một công cụ góp phần tăng cường hiệu lực quản lý, mở rộng dân
chủ trong quản lý nhà trường.


2

Thực tế, quản lý mà không có kiểm tra thì quản lý sẽ kém hiệu quả. Thanh tra,
kiểm tra đảm bảo việc thực thi quyền lực quản lý của những người lãnh đạo,
nhờ thanh kiểm tra nhà quản lý có thể kiểm soát được những yếu tố nào ảnh
hưởng đến sự thành công để đạt mục tiêu giáo dục. Nếu kiểm tra, đánh giá
chính xác, đúng với thực trạng sẽ có tác dụng giúp nhà quản lý xác định mức
độ, giá trị , các yếu tố ảnh hưởng...từ đó tìm ra được những nguyên nhân và
đề ra những giải pháp điều chỉnh có hiệu quả. Qua thanh, kiểm tra nó tác động
tới ý thức, hành vi và hoạt động của con người, nâng cao tinh thần trách

nhiệm, động viên thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ, uốn nắn, giúp đỡ, sửa
chữa những sai sót, khuyết điểm đồng thời nhân điển hình những thành viên
tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ tại trường Cao đẳng Cộng đồng
Hải phòng chưa được thực hiện một cách khoa học nên chưa đem lại hiệu quả
cao. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến việc đánh giá kết quả giáo dục của
trường. Vì vậy để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra
nội bộ, tôi lựa chọn đề án “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công
tác thanh tra, kiểm tra nội bộ - Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải phòng”.
1.2. Mục tiêu của đề án
Đề án nghiên cứu nhằm xem xét lại việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra
nội bộ tại trường trong những năm qua. Từ đó đưa ra những giải pháp tích cực
hơn nữa nhằm thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ trong thời gian
tới góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của nhà trường.
1.3. Nhiệm vụ của đề án
Tập trung tìm hiểu lý luận về nghiệp vụ thanh kiểm tra nội bộ trường học,
nhất là các nội dung có liên quan đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch thanh, kiểm tra nội bộ trường học.
Rà soát và xem xét việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh, kiểm
tra nội bộ tại trường trong những năm qua để rút ra những mặt đã làm được và
những hạn chế, thiếu sót.
Tìm hiểu thực trạng của những hạn chế thiếu sót của công tác thanh, kiểm tra
nội bộ trong những năm qua tại trường.
Xác định được nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót. Từ đó đề ra những
giải pháp tích cực để xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra phù hợp với thực tế.
1.4. Giới hạn của đề án


3


Khách thể nghiên cứu: Tất cả cán bộ, giảng viên, giáo viên và nhân viên trong
toàn trường.
Đối tượng nghiên cứu: Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ trường học ở
Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải phòng những năm vừa qua.
Cơ sở nghiên cứu: Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra
kiểm tra nội bộ trường học của Bộ GD& ĐT và Sở GD&ĐT.
Phạm vi nghiên cứu: Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ trường học ở Trường
Cao đẳng Cộng đồng Hải phòng từ năm học 2013 - 2014 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu: Quan sát thái độ của các thành viên trong ban thanh
tra, kiểm tra nội bộ cũng như thái độ của cán bộ,giảng viên, giáo viên và nhân
viên toàn trường để nhằm nắm bắt kịp thời những suy nghĩ, nhận thức, hiểu
biết của đội ngũ về công tác thanh kiểm tra nội bộ. Thu thập thông tin cần
thiết để làm căn cứ xác định nguyên nhân những hạn chế, thiếu sót trong công
tác thanh kiểm tra nội bộ của nhà trường.

Phần 2. NỘI DUNG
2.1. Căn cứ xây dựng đề án
2.1.1. Căn cứ khoa học, lý luận
Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý, nó mang tính chất
pháp chế được qui định trong các văn bản pháp qui của Nhà nước, của
ngành. Thanh tra và kiểm tra là những hoạt động thiết yếu, thường xuyên của
công tác quản lý Nhà nước, ở đâu có quản lý thì ở đó có thanh tra, kiểm tra.
Trong trường học, công tác kiểm tra nội bộ là một nội dung quan trọng không


4

thể thiếu trong kế hoạch, nhiệm vụ năm học hàng năm của người quản lý. Bởi
vì, mục đích của công tác này là đánh giá toàn diện tất cả các mặt hoạt động
của cán bộ, giáo viên, nhân viên, các bộ phận và các tổ chức đoàn thể trong

nhà trường trong từng năm học. Trên cơ sở kiểm tra nội bộ, nhà trường đối
chiếu với mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục,
quy chế chuyên môn, việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết nhằm
đảm bảo chất lượng giáo dục, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học của nhà
trường. Kết quả kiểm tra sẽ là cơ sở để đánh giá, xếp loại việc thực hiện
nhiệm vụ được phân công của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong đơn vị
mình. Từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhà trường ngày một tốt
hơn.
2.1.2. Căn cứ chính trị, pháp lý
Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ được thực hiện dựa trên hành lang pháp lý
là các văn bản luật và pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể như sau:
Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2013;
Điều lệ trường cao đẳng (ban hành kèm theo Thông tư số 14/2009/TTBGDĐT, ngày 28/5/2009, được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Thông tư
số 43/2011/TT-BGDĐT, ngày 04/10/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT);
Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD & ĐT ngày 01/3/2000 về việc ban hành quy
chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường của Bộ trưởng bộ GD-ĐT;
Hướng dẫn số 5703/BGDĐT-TTr, ngày 20/8/2013 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2013-2014;
Hướng dẫn số 4734/BGDĐT-TTr, ngày 29/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo v/v hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2014-2015;
Hướng dẫn số 4190/BGDĐT-TTr, ngày 17/8/2015 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo v/v hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2015-2016.
2.1.3. Căn cứ thực tiễn
Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải
phòng trong những năm học qua có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
Về thuận lợi: Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải phòng Nhà trường luôn nhận
được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, quản lý của Thành
phố và của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự hợp tác, hỗ trợ của các trường trong



5

Khối Thi đua các trường đại học, cao đẳng và các đơn vị liên kết trên địa bàn
thành phố Hải phòng. Trường có đội ngũ giảng viên, giáo viên trẻ, nhiệt tình,
trình độ chuyên môn vững. Giảng viên, giáo viên có tinh thần trách nhiệm
trong việc giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục.
Về khó khăn: Một số giảng viên, giáo viên và công nhân viên chưa nhận thức
đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ,
chưa thực sự thoải mái khi Đoàn thanh tra, kiểm tra nội bộ tới làm việc. Lực
lượng giảng viên, giáo viên trẻ, tuổi nghề còn thấp, kinh nghiệm giảng dạy
còn hạn chế; chất lượng tuyển sinh đầu vào còn quá thấp.
Căn cứ vào thực tiễn những khó khăn đó, đề án góp phần đưa ra những giải
pháp nhằm mang lại hiệu quả cho công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ trong
thời gian tới tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải phòng.
2.2. Nội dung cơ bản của đề án
2.2.1. Giới thiệu khái quát về Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải phòng
Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng là trường công lập trong hệ thống
giáo dục quốc dân của Việt Nam; được thành lập theo Quyết định số
3634/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 30/8/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(GD&ĐT) trên cơ sở Trường Trung học Kinh tế (thành lập năm 1969) và
Trường Trung học Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thành lập năm 1960)
trước đây của thành phố Hải Phòng.
Tên giao dịch bằng tiếng Anh của Trường là Hai Phong Community College,
viết tắt là HPCC; Website: www.hpcc.edu.vn.
Theo Quyết định thành lập, Trường là cơ sở đào tạo, trực thuộc Ủy ban Nhân
dân thành phố Hải Phòng, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo của
Bộ GD&ĐT, có chức năng đào tạo cán bộ trình độ cao đẳng và thấp hơn,
nghiên cứu khoa học phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Hải

Phòng và cả nước.
Trường được tổ chức và hoạt động theo Quy chế trường cao đẳng cộng đồng
(với các đặc thù được quy định riêng trong Điều lệ trường cao đẳng do Bộ
GD&ĐT ban hành).
Trường có 2 cơ sở: Cơ sở 1 (trụ sở) tại số 264 Trần Nhân Tông, quận Kiến
An, thành phố Hải Phòng, và Cơ sở 2 tại xã Mỹ Đức, huyện An Lão, thành
phố Hải Phòng.


6

Cơ sở 1 vốn là khuôn viên của Trường Trung học Kinh tế trước đây (cách
Bưu điện trung tâm thành phố Hải Phòng 7,5 km về phía Tây-Nam thành phố;
cách ngã 3 Quán Trữ khoảng 500m về phía Ngã 5 Kiến An);
Cơ sở 2 vốn là khuôn viên của Trường Trung học Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trước đây (cách Bưu điện trung tâm thành phố Hải Phòng 13,5 km
về phía Tây-Nam thành phố, tiếp giáp với cầu Nguyệt Áng).
Là một trong số 6 trường CĐCĐ đầu tiên của cả nước, được thành lập theo
Dự án các trường CĐCĐ của Bộ GD&ĐT, có sự giúp đỡ của Chính phủ Hà
Lan (gọi tắt là “Dự án Hà Lan”), Trường CĐCĐ HP tổ chức tuyển sinh đào
tạo cao đẳng khóa đầu tiên từ tháng 3/2001 với 247 sinh viên thuộc 4 ngành
đào tạo, gồm: Cơ khí, Kế toán, Chăn nuôi thú y và Thống kê. Trong đó,
ngành Cơ khí trình độ cao đẳng được thực hiện theo chương trình đào tạo thí
điểm của Dự án Hà Lan.
Hiện nay, Trường đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp
(TCCN), theo hình thức chính quy và vừa làm vừa học (VLVH); đào tạo liên
thông từ TCCN lên cao đẳng; liên kết đào tạo đại học theo hình thức VLVH
và từ xa qua mạng internet.
Từ năm 2001 đến tháng 8/2015, đã có 13 khóa học chính quy ra trường với
tổng số 13.304 học sinh, sinh viên (HSSV) tốt nghiệp (gồm 7.975 sinh viên

cao đẳng, 4.225 học sinh TCCN và 1.104 học sinh học nghề bậc 3/7). Trong
số này có gần 9.000 HSSV tốt nghiệp ngành Kế toán.
Bảng 2. 1. Các ngành học và số lượng HSSV các khóa đang đào tạo
TT

Số lượng HSSV

Ngành học

2013-2016 2014-2017

2015-2018

1

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

22

18

10

2

Công nghệ kỹ thuật điện điện tử

57

38


40

3

Công nghệ thông tin

62

59

51

4

Kế toán

440

390

260

5

Tài chính – Ngân hàng

60

30


20


7

6

Quản trị kinh doanh

60

45

40

7

Quản trị kinh doanh du lịch và lữ hành

30

15

10

8

Phát triển nông thôn


14

12

9

9

Khoa học cây trồng

-

-

5

745

607

445

*

Tổng

*Nguồn: Phòng Đào tạo


8


Bảng 2.2. Thống kê tình hình học tập của học sinh sinh viên hiện đang học tại trường
Năm
học

H

T

n
g

Xuất
sắc
SL

2013 –
2014

1 1352

2 1284

2014 –
2015

1 1220

2 1159


02

TL%

0.15

160 12.46

97

7.95

120 10.35

Giỏi

SL

05

TL%

Tr.
bình
khá

Khá

SL


TL%

SL

TL%

Trung
bình
SL

TL%

0.37

388 28.70

583 43.12

213 16.59

354 27.57

287 22.35

190 15.57

219 17.95

322 26.39


297 24.34

230 19.84

279 24.07

298 25.71

98

8.46

210 15.53

95

7.40

Yếu
kém
SL

TL%

164 12.13

175 13.63

95


7.79

134 11.56


9

*Nguồn: Phòng Đào tạo

Bảng 2.3. Thống kê tình hình việc làm học sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp
Khóa
học

Số
phi
ếu
điề
u
tra
thu
về

Tỷ lệ có việc làm
Làm đúng
chuyên ngành
đào tạo
SL

TL %


Tỷ lệ chưa có việc làm

Không làm
đúng chuyên
ngành đào tạo
SL

TL %

Chưa xin
được
việc
SL

TL %

Ý kiến
khác

Tiếp tục
học liên
thông
SL

TL %

SL

TL
%


2009 2012

800

256

32.00

328

41.00

120

15.00

80

10.00

16

2.00

2010 –
2013

787


215

27.32

277

35.20

125

15.88

150

19.06

20

2.54


10

2011 –
2014

543

115


21.18

196

36.10

98

18.05

127

23.39

7

1.29


11

*Nguồn: Phòng Bảo đảm chất lượng và Quan hệ cộng đồng

Bảng 2.4. Thống kê mức độ hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao động do nhà trường đào tạo.
Năm điều tra

Số phiếu điều tra

Không hài lòng


Hài lòng

Rất hài lòng

Ý kiến khác

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

2012

70

13

18.57


26

37.14

05

7.14

26

37.14

2013

66

17

25.76

36

54.55

02

3.03

11


16.67

2014

54

19

35.19

22

40.74

03

5.56

10

18.52

*Nguồn: Phòng Bảo đảm chất lượng và Quan hệ cộng đồng


12

2.2.2. Cơ sở lý thuyết chung về công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ
2.2.2.1. Khái niệm
Thanh tra giáo dục: Là thanh tra chuyên ngành về giáo dục, đó là hoạt động

kiểm tra và đánh giá chính thức có tính Nhà nước của cơ quan quản lý giáo dục
cấp trên đối với cấp dưới về:
Việc chấp hành pháp luật về giáo dục.
Việc thực hiện mục tiêu, chương trình kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo
dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp văn bằng chứng chỉ, việc thực hiện
các qui định về điều kiện cần thiết đảm bảo chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục
và công tác quản lý của người đứng đầu.
Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về hoạt động
giáo dục, kiến nghị cấp trên có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục.
Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục, đề nghị sửa đổi,
bổ sung các chính sách, qui định, quy chế nhằm mục đích phát triển sự nghiệp
giáo dục nói chung, phát triển nhà trường và người giảng viên nói riêng.
Kiểm tra: Là một trong những chức năng cơ bản của quản lý đó là công việc hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kì cấp nào cũng phải thực hiện để
biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt đến đâu và làm việc
như thế nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều
chỉnh nhằm thúc đẩy các tổ chức và cá nhân phát triển.
Kiểm tra nội bộ trường học: Kiểm tra nội bộ trường học, cơ sở giáo dục khác
(gọi chung là kiểm tra nội bộ trường học) là hoạt động xem xét, đánh giá các mặt
hoạt động giáo dục và điều kiện dạy - học; đánh giá kết quả, mức độ hoàn thành
nhiệm vụ của các thành viên và bộ phận trong nhà trường; phân tích nguyên
nhân của các ưu điểm, nhược điểm đồng thời đề xuất các biện pháp phát huy ưu
điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót; nhằm mục đích phát triển sự nghiệp
giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên và học sinh
nói riêng.
Kiểm tra nội bộ trường học về thực chất gồm hai hoạt động:


13
1. Hiệu trưởng hoặc Thủ trưởng cơ sở giáo dục (gọi chung là Hiệu trưởng) tiến
hành kiểm tra các công việc, kết quả hoạt động và mối quan hệ của các thành

viên, bộ phận; xem xét những điều kiện, phương tiện bảo đảm cho việc phục vụ
dạy học và giáo dục trong nhà trường.
2. Việc tự kiểm tra của các cá nhân, đơn vị trong cơ sở giáo dục và công tác tự
kiểm tra của hiệu trưởng trường học.
Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp hiệu trưởng
có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức
độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp
điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Như vậy, kiểm tra vừa là tiền đề, vừa là điều
kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu. Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc
đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn.
2.2.2.2. Nhiệm vụ của kiểm tra nội bộ trường học
Các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn chỉ đạo công tác kiểm tra:
Các văn bản pháp luật về giáo dục: Luật giáo dục và các văn bản pháp luật có
liên quan; Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng
hoà XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2013; Nghị định sô 166/2004/NĐ-CP ngày
16/9/2004 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ
luật cán bộ, công chức,...).
Các văn bản quy phạm pháp luật về chuyên môn nghiệp vụ:
Điều lệ trường cao đẳng (ban hành kèm theo Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT,
ngày 28/5/2009, được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Thông tư số
43/2011/TT-BGDĐT, ngày 04/10/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT); quy định
về biên chế đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; quy định về thiết bị dạy học,
phòng học bộ môn; quy định về đaọ đức nhà giáo; quy định về đánh giá xếp loại
viên chức; quy định về thi và tuyển sinh; quy định về vệ sinh, môi trường, an
ninh trong trường học; quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các
cơ sở giáo dục; quy định về dạy thêm học thêm; quy chế văn bằng chứng chỉ;
quy định về đánh giá, xếp loại viên chức; quy định về tự kiểm tra tài chính, kế



14
toán; quy chế dân chủ, công khai minh bạch trong tổ chức và hoạt động giáo dục;
chỉ thị nhiệm vụ năm học (hàng năm) của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, chỉ
đạo của Sở Giáo dục và đào tạo; kế hoạch năm học của nhà trường.
Nhiệm vụ kiểm tra:
Hoạt động kiểm tra có 4 nhiệm vụ cơ bản: Kiểm tra, đánh giá, tư vấn và thúc
đẩy.
1. Kiểm tra: Là xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra so với
các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật và các hướng dẫn của các
cấp quản lý.
Yêu cầu của kiểm tra là phải tỷ mỷ, rõ ràng, chỉ rõ những điều làm được, chưa
làm được của đối tượng kiểm tra. Còn đối với người được kiểm tra thì cảm
thông, hợp tác, chấp nhận việc làm của ban kiểm tra.
2. Đánh giá: Là xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ
theo quy định, phù hợp với bối cảnh và đối tượng để xếp loại đối tượng kiểm tra.
Yêu cầu của đánh giá là khách quan, chính xác, công bằng đồng thời định
hướng, khuyến khích tạo cơ sở cho sự tiến bộ của đối tượng kiểm tra.
3. Tư vấn: Là nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho đối tượng kiểm tra thực
hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Yêu cầu của tư vấn là các ý kiến tư vấn phải sát thực, khả thi giúp cho đối tượng
kiểm tra nâng cao chất lượng công việc của mình.
4. Thúc đẩy: Là hoạt động kích thích, phát hiện, phổ biến các kinh nghiệm tốt,
những định hướng mới và kiến nghị với các cấp quản lý nhằm hoàn thiện dần
hoạt động của đối tượng kiểm tra, góp phần phát triển hệ thống giáo dục quốc
dân. Yêu cầu của thúc đẩy là người kiểm tra phải phát hiện, lựa chọn được kinh
nghiệm tốt, những định hướng mới cho đối tượng kiểm tra và có những kiến
nghị xác đáng đối với các cấp quản lý nhằm phát triển tổ chức, phát triển cá nhân
trong đơn vị.
2.2.2.3. Nội dung kiểm tra nội bộ trường học

Hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường rất phong phú, phức tạp và
nhiều mặt hoạt động. Hiệu trưởng có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ công việc,


15
hoạt động, mối quan hệ, kết quả của toàn bộ quá trình dạy học - giáo dục và
những điều kiện phương tiện bảo đảm hoạt động. Để xác định nội dung của kiểm
tra nội bộ trường học cần căn cứ vào đối tượng của kiểm tra trong nhà trường và
các cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm tra.
Nội dung kiểm tra nội bộ tại trường được xác định cụ thể như sau:
- Về xây dựng đội ngũ: Số lượng và cơ cấu; Chất lượng (nguồn đào tạo, trình độ
tay nghề, thâm niên); Các hoạt động phối hợp của tập thể sư phạm trong việc
thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của trường. Nền nếp hoạt động (tổ chức,
trật tự kỷ cương, kế hoạch); Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính: Việc xây dựng, sử dụng và bảo quản
cơ sở vật chất (đất đai, phòng ốc, thư viện, thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học,
dụng cụ thể dục thể thao, sân chơi, bãi tập, khu vực vệ sinh, khu để xe, khu ký
túc xá (nếu có) ); Việc xây dựng cảnh quan trường học,vệ sinh học đường, môi
trường sư phạm; Công tác tài chính (chế độ kế toán, tài chính, công khai các
nguồn thu chi trong ngân sách và các nguồn huy động khác).
- Về kế hoạch phát triển giáo dục: Thực hiện chỉ tiêu số lượng học sinh, sinh
viên; Thực hiện quy chế tuyển sinh; Hiệu quả đào tạo. Kết quả hoạt động sư
phạm, hoàn thành các công tác được giao của cán bộ, giáo viên, nhân viên về
phẩm chất chính trị đạo đức lối sống; Công tác xây dựng kế hoạch và việc thực
hiện nhiệm vụ giảng dạy giáo dục, tham gia các hoạt động, công tác khác được
giao.
- Về công tác quản lý của hiệu trưởng:
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch (kế hoạch năm học, học kỳ, kế hoạch
tháng của nhà trường và các bộ phận); Việc phân công, sử dụng, quản lý đội ngũ;
Công tác kiểm tra nội bộ trường học; Chỉ đạo công tác hành chính, tài chính, tài

sản của nhà trường; Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh; Việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của
nhà trường; Công tác tham mưu, xã hội hóa giáo dục; Công tác thi đua, thực hiện
các cuộc vận động trong ngành; Công tác phòng chống tham nhũng, chống lãng
phí và việc tiếp công dân giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền;


16
Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh; Quan hệ phối hợp công tác giữa nhà
trường và các đoàn thể; Tổ chức khoa học lao động quản lý nhà trường.
Ngoài ra, Hiệu trưởng còn cần tự kiểm tra, đánh giá lề lối làm việc, phong cách
tổ chức và quản lý của chính mình, tự đánh giá khách quan phẩm chất, năng lực
và uy tín của mình để tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của
người cán bộ quản lý trường học.
2.2.2.4. Nguyên tắc kiểm tra nội bộ trường học
Kiểm tra trong nhà trường đánh giá kết quả hoạt động, không “Bới lông tìm vết”.
Kiểm tra có tính bồi dưỡng, đôn đốc, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn. Thông qua kiểm tra giúp cho hiệu trưởng có những thông tin xác thực về
hoạt động của đối tượng, nâng cao hiệu quả hoạt động trường học. Ngoài ra còn
phải tính đến hiệu quả kinh tế trong kiểm tra, nghĩa là các lợi ích trong kiểm tra
mang lại phải lớn hơn các chi phí cùng hậu quả do kiểm tra gây ra.
Kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khách quan. Đây là nguyên tắc hàng đầu
của kiểm tra và kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối tượng
kiểm tra, tránh định kiến, suy diễn cũng như tránh làm hình thức, giả tạo. Kiểm
tra phải thường xuyên, kịp thời theo đúng kế hoạch, không phải “khi có vấn đề”
mới kiểm tra.
Kiểm tra phải công khai, đó là thể hiện dân chủ trong quản lý, cần phải huy động
cán bộ, giáo viên vào quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra thành quá trình
tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường.
2.2.3. Thực trạng của công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ tại trường

Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện bởi 2 hình thức chủ yếu là đánh giá
khách quan của các chuyên gia, của cấp trên và đánh giá chủ quan của nội bộ tổ
chức. Các nhà trường đều rất coi trọng sự đánh giá của các chuyên gia, của cấp
trên bởi sự am hiểu sâu sắc về khoa học chuyên ngành, bởi sự khách quan và tầm
nhìn rộng, bao quát của các chuyên gia, song chúng tôi cũng xác định: Tự đánh
giá nội bộ sẽ cho những thông tin thường xuyên, và đó mới tạo ra động lực bên
trong (nội lực) cho sự phát triển.


17
Bác Hồ đã dạy: “Nếu tổ chức được việc kiểm tra chu đáo, thì công việc của
chúng ta nhất định tiến bộ hơn gấp nhiều lần”. Nhưng làm thế nào để tổ chức
việc kiểm tra được chu đáo, có hiệu quả và có tác dụng thúc đẩy?
Trong những năm gần đây Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải phòng đã rất coi
trọng công tác kiểm tra nội bộ. Chúng tôi nhận thức rằng: Kiểm tra là một trong
những chức năng cơ bản của quản lý,nó mang tính chất pháp chế được qui định
trong các văn bản pháp qui của Nhà nước, của ngành. Công tác kiểm tra không
thể tùy tiện và hình thức. Kiểm tra đánh giá như thế nào thì sự phát triển của nhà
trường sẽ theo chiều hướng đó. Tuy nhiên hiện nay còn có một số vấn đề mà
lãnh đạo nhà trường cần quan tâm, chỉ đạo khắc phục trong thời gian tới. Đây
cũng là thực trạng đang tồn tại trong nhà trường.
2.2.3.1. Nhận thức về công tác kiểm tra nội bộ
Thời gian vừa qua, BGH ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về công tác thanh
tra, kiểm tra nội bộ nhằm nâng cao nhận thức về công tác thanh kiểm tra trong
nhà trường đối với cán bộ quản lý, giáo viên - nhân viên và học sinh để mọi
người nhận thức được: Kiểm tra nội bộ trường học là một hoạt động bình
thường, liên tục, thường xuyên, công khai, dân chủ với mục đích phát huy, tôn
vinh cái tốt, phòng ngừa và ngăn chặn cái xấu, động viên giúp đỡ là chính, tạo
môi trường thuận lợi cho sự học hỏi lẫn nhau. Kiểm tra là chức năng quan trọng
và không thể thiếu được của nhà quản lý. Làm cho mọi người trong nhà trường

thực sự quan tâm đến công tác kiểm tra, tạo nên dư luận đồng thuận và hợp tác
trong kiểm tra. Kiểm tra là để giúp nhau tiến bộ, là để nhà trường phát triển.
Nhận thức rõ điều đó, giảng viên, giáo viên, cán bộ và công nhân viên nhà
trường đều thoái mái, vui vẻ và hợp tác trong quá trình tiến hành kiểm tra, đánh
giá nội bộ công việc của cá nhân mình cũng như đơn vị mình.
Song vẫn còn một bộ phận giảng viên, giáo viên và công nhân viên chưa thực sự
nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ. Bộ phận
này cảm thấy e dè, thiếu tự tin khi được kiểm tra đánh giá. Đôi lúc có thái độ
thiếu hợp tác hoặc hợp tác chiếu lệ. Chính vì vậy trong một số trường hợp gây
khó khăn cho Đoàn kiểm tra, đánh giá nội bộ, đây cũng là nguyên nhân làm cho
hiệu quả công việc đôi lúc chưa cao.


18
2.2.3.2. Đội ngũ thanh tra chưa đảm bảo số lượng và chất lượng
Bác Hồ dạy: “Thanh tra là tai mắt của trên là bạn của dưới”. Chính vì vậy mà
việc xây dựng lực lượng kiểm tra vô cùng quan trọng, đội ngũ phải đảm bảo yêu
cầu về chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, trung thực thẳng thắn trong công tác,
đạo đức nghề nghiệp cao, luôn gần gũi cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp ở
mọi nơi.
Năm 2011, Nhà trường đã thành lập phòng chuyên trách, có tên Phòng Thanh tra
và Pháp chế với chức năng và nhiệm vụ chính là thực hiện tham mưu, tổng hợp,
đề xuất ý kiến, giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện công tác thanh tra
nội bộ, công tác pháp chế của Nhà trường theo các qui định hiện hành, với các
nhiệm vụ cụ thể như sau: Thanh tra việc thực hiện nội dung chương trình đào
tạo, kế hoạch và tiến độ giảng dạy của các đơn vị và cá nhân trong trường;
Thanh tra việc thực hiện các qui định về đánh giá kết quả học tập của HSSV,
việc chấm điểm bài thi, làm phách, hồi điểm và nhập điểm; Thanh tra các kì thi
trong năm học của Nhà trường (bao gồm thi học kì, thi tốt nghiệp và thi tuyển
sinh cao đẳng hệ chính qui và vừa làm vừa học); Thanh tra công tác quản lý

HSSV, quản lý hồ sơ sinh viên; Thanh tra việc quản lý cấp phát bằng tốt nghiệp,
chứng chỉ; Thanh tra, kiểm tra hành chính (việc thực hiện các cuộc vận động;
nhiệm vụ đổi mới quản lý giáo dục; quy chế 3 công khai; thực hiện Luật phòng
chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; giải quyết khiếu nại, tố
cáo và tiếp công dân và thực hiện quy chế dân chủ); Thanh tra đột xuất khi xuất
hiện các vụ việc có dấu hiệu vi phạm qui định, qui chế hoặc có đơn khiếu nại, tố
cáo.
Tuy nhiên, Phòng Thanh tra hiện nay chỉ có 02 cán bộ. Cán bộ trẻ, nghiệp vụ về
công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế, đồng thời còn mang nặng tính cả
nể. Vì vậy mỗi đợt thanh tra, kiểm tra nội bộ theo kế hoạch, Hiệu trưởng đều
phải ban hành một Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra nội bộ riêng trên cơ sở
02 cán bộ biên chế Phòng Thanh tra và một số đồng chí cán bộ, viên chức thuộc
đơn vị khác. Phó Hiệu trưởng vừa là người tổ chức chỉ đạo vừa trực tiếp kiểm tra
các hoạt động có liên quan.
Song đây là một công việc rất khó khăn bởi quy trình thanh tra gồm 4 bước:
kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy. Văn bản quy định rõ về tiêu chuẩn, phương


19
pháp, nguyên tắc, quy trình,... song điều bất ổn, bất cập chủ yếu là trong khâu
vận dụng văn bản. Hiện nay, do những đồng chí làm công tác thanh tra đa số còn
kiêm nhiệm nên chưa được tập huấn kỹ về nghiệp vụ kiểm tra toàn diện và kiểm
tra chuyên đề. Điều này đôi lúc gây lúng túng trong xử lý công việc làm cho
công tác kiểm tra trong một số trường hợp thiếu hiệu quả. Thực tế cho thấy việc
chọn được cán bộ làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá đã khó vì đòi hỏi phải có
năng lực chuyên môn vững vàng vượt trội, song việc chọn được cán bộ làm tốt
công tác tư vấn, thúc đẩy còn khó hơn rất nhiều vì đỏi hỏi một tầm văn hóa, một
tinh thần đồng đội, một lối sống nhân văn, thực sự vì sự phát triển chung. Công
tác bồi dưỡng để đáp ứng nhiệm vụ thanh tra nội bộ là một vấn đề rất nan giải.
2.2.3.3. Công tác tổ chức thực hiện và trách nhiệm của các bên liên quan đôi lúc

còn hạn chế
Kế hoạch kiểm tra của nhà trường là một bộ phận hữu cơ của kế hoạch năm học,
đồng thời là mắt xích trọng yếu của chu trình quản lý. Đầu năm học, hiệu trưởng
chỉ đạo Phòng Thanh tra xây dựng kế hoạch kiểm tra phù hợp với tình hình, điều
kiện cụ thể của trường, có tính khả thi và được công bố công khai đến tất cả các
đối tượng được kiểm tra ngay từ đầu năm học. Trong kế hoạch có đầy đủ các đầu
việc cụ thể cần kiểm tra và thời gian thực hiện. Ngoài ra, những việc đột xuất
cần phải thực hiện, sẽ thực hiện theo kế hoạch riêng phù hợp với điều kiện cụ
thể.
Thực tế những năm học vừa qua, việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra đảm bảo
tính khoa học, hợp lý và bao quát được tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà
trường. Với các vụ việc đột xuất phát sinh trong năm học, các kế hoạch thanh tra,
kiểm tra đều được ban hành kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế. Không có
thiếu sót xảy ra trong khâu ban hành kế hoạch.
Mặc dù, việc xây dựng kế hoạch đầy đủ, chi tiết và trong kế hoạch cũng có nêu
rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Song, công tác tổ chức thực hiện nhiều lúc
vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Phần lớn các công việc được tiến
hành thanh tra, kiểm tra nội bộ là sau khi công việc đã kết thúc. Vì vậy nếu tồn
tại hay sai sót, việc khắc phục cũng thiếu tính kịp thời. Chưa kể tới, trách nhiệm
của các đơn vị được kiểm tra sau kiểm tra nhiều khi cũng chiếu lệ, không chấn
chỉnh ngay các lỗi đã được chỉ ra. Tình trạng này dẫn đến đợt kiểm tra sau vẫn


20
chưa khắc phục hết tồn tại của đợt kiểm tra cũ. Nhiều công việc kiểm tra không
chỉ liên quan đến một đơn vị mà là quá trình phối hợp của nhiều đơn vị với nhau.
Trường hợp này, các đơn vị lúng túng, đổ lỗi chồng chéo cho nhau.
Ngoài ra, hệ thống biên bản, biểu mẫu phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra nội
bộ trong một số trường hợp là chưa phù hợp.
Đây cũng là một thực trạng mà Nhà trường phải đề ra biện pháp khắc phục trong

quá trình tổ chức thực hiện để trong thời gian tới, công tác này sẽ thực sự phát
huy hiệu quả.
2.2.4. Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện
2.2.4.1. Những nội dung chính cần đổi mới
Về công tác thực hiện nghĩa vụ lên lớp của giảng viên, giáo viên:
Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban với các khoa bằng cách thành lập
Đoàn thanh tra, kiểm tra với đầy đủ đại diện của Phòng Đào tạo, Phòng Khoa
học Khảo thí và các khoa chuyên môn. Việc này giúp quản lý chặt chẽ quá trình
lên lớp của giảng viên, giáo viên có thực hiện đúng qui chế lên lớp như đề
cương, tập bài giảng, giáo án theo đúng đề cương chi tiết đã được Hội đồng
Khoa học và Đào tạo Nhà trường thông qua hay không. Ngoài ra, có thể theo dõi
sát sao việc tổ chức các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo từng phần từng
chương (điểm quá trình), các bài tiểu luận, thảo luận nhóm cũng như các hình
thức kiểm tra trong quá trình học như vấn đáp, thảo luận nhóm, tự đánh giá và
đánh giá lẫn nhau (đánh giá đa chiều). Khuyến khích giảng viên, giáo viên áp
dụng công nghệ thông tin vào trong kiểm tra đánh giá như các hình thức thi,
kiểm tra trực tuyến.
Việc huy động các đại diện các đơn vị có liên quan vào Đoàn đánh giá sẽ đem lại
hiệu quả trong việc kiểm tra. Các đơn vị sẽ nắm rõ tình hình thực hiện nhiệm vụ
của giảng viên, giáo viên đơn vị mình từ đó có biện pháp khuyến khích, động
viên kịp thời cũng như khắc phục ngay các hạn chế đang tồn tại. Tránh để khi
dạy xong học phần nào đó mới kiểm tra, lúc đó sẽ rất khó khắc phục. Hơn nữa,
các đơn vị qua đây sẽ giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Việc này giúp tăng cường mối
quan hệ đoàn kết, khả năng học hỏi lẫn nhau trong công việc.


×