Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Xây dựng và hệ thống tư liệu hỗ trợ dạy học chương 1,2,3,4 lớp 10 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 53 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

2


DANH MỤC MÔ PHỎNG, VIDEO

3


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, chúng em đã hoàn thành đề tài :
‘Xây dựng và hệ thống tư liệu hỗ trợ dạy học chương 1,2,3,4 lớp 10 ban cơ
bản’.
Em xin trân trọng gửi tới các thầy cô trong khoa Khoa học Tự nhiên và đặc
biệt là các thầy cô trong tổ Hóa Học khoa Khoa học Tự nhiên đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho chúng em trong suốt quá trình hoàn thành đề tài.
Cuối cùng chúng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân yêu
đã động viên, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình hoàn thành đề tài.
Chúng em hi vọng đề tài: “Xây dựng và hệ thống tư liệu hỗ trợ dạy học
chương 1,2,3,4 lớp 10 ban cơ bản” sẽ là nguồn tài liệu bổ ích đối với quá
trình giảng dạy bộ môn Hóa Học 10.
Em xin chân thành cảm ơn

4



MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
- Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế. Nhân tố quyết định cuộc thắng lợi của công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa này chính là nguồn lực con người. Để nguồn lực con
người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt
bằng dân trí cao thì việc này được bắt nguồn từ giáo dục.
- Nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng đã nêu rõ :”tiếp tục nâng cao giáo
dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học... Phát huy tinh
thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực
tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề…”
- Một trong những xu hướng đổi mới phương pháp là ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy. Đặc thù của môn Hóa học là môn khoa học tự
nhiên gắn với thực nghiệm, việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp bài
giảng thêm trực quan, sinh động tạo hứng thú cho người học.
- Các chương 1,2,3,4 trong SGK Hóa học lớp 10 ban cơ bản là phần kiến
thức cơ bản, trìu tượng. Khi giảng dạy kiến thức của các chương này nếu
giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin, học sinh sẽ dễ hiểu và hứng
thú hơn khi học. Vì những lý do trên, chúng em đã chọn đề tài: ‘Hệ thống
và xây dựng tư liệu hỗ trợ dạy học chương 1,2,3,4 SGK Hóa Học lớp 10
ban cơ bản’.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống tư liệu hỗ trợ dạy học chương 1,2,3,4 SGK Hóa Học lớp 10 ban
cơ bản. Xây dựng nguồn tư liệu mở rộng trở thành kho tư liệu nâng cao
giúp giáo viên tham khảo trong quá trình giảng dạy.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu phân phối chương trình Hóa học phổ thông 10 ban cơ bản

-Nghiên cứu nội dung SGK từng bài trong chương 1234 SGK hóa học10
ban cơ bản
-Nghiên cứu các tài liệu hỗ trợ về kiến thức chương 1,2,3,4 Hóa Học lớp 10
ban cơ bản

5


- Hệ thống tư liệu hỗ trợ dạy học chương 1,2,3,4 Hóa Học lớp 10 ban cơ
bản
- Xây dựng tư liệu hỗ trợ dạy học chương 1,2,3,4 Hóa Học lớp 10 ban cơ
bản
3. Phương pháp nghiên cứu
Phối hợp một số phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp thực nghiệm
4. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu
- Chương trình Hóa Học lớp 10 chương 1,2,3,4 ban cơ bản
- Tư liệu hỗ trợ dạy học chương 1,2,3,4 lớp 10 ban cơ bản
5. Cấu trúc.
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan lí thuyết.
Chương 2: Hệ thống và xây dựng tư liệu.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
6. Cái mới của đề tài
- Sử dụng phần mềm Macromedia Flash
-Sử dụng phần mềm Violet

6



NỘI DUNG
Chương 1. Tổng quan lý thuyết
1.1.Phân phối chương trình chương 1, 2, 3, 4 Hóa học 10 ban cơ bản
1.1.1 Chương 1: Nguyên tử
1.1.1.1. Bài 1: Thành phần nguyên tử ( 1 tiết)
1.1.1.2. Bài 2: Hạt nhân nguyên tử & Nguyên tố hóa học & Đồng vị ( 2 tiết)
1.1.1.3. Bài 3:Cấu tạo vỏ nguyên tử ( 1 tiết)
1.1.1.4. Bài 4:Cấu hình electron của nguyên tử ( 2 tiết)
1.1.2 Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần
hoàn
1.1.2.1 Bài 1: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (2 tiết)
1.1.2.2 Bài 2:Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của
các nguyên tố hóa học ( 1,5 tiết)
1.1.2.3. Bài 3: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa
học;Định luật tuần hoàn ( 1,5 tiết)
1.1.2.4. Bài 4: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ( 1 tiết )
1.1.3 Chương 3: Liên kết hóa học
1.1.3.1. Bài 1: Liên kết ion – tinh thể ion ( 1 tiết).
1.1.3.2. Bài 2: Liên kết cộng hóa trị (2 tiết)
1.1.3.3. Bài 3. Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử (1 tiết)
1.1.3.4. Bài 4. Hóa trị và số oxi hóa (1 tiết)
1.1.4 Chương 4: Phản ứng oxi hóa – khử
1.1.4.1. Bài 1. Phản ứng oxi hóa - khử ( 2 tiết)
1.1.4.2. Bài 2. Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ ( 1 tiết)

1.2.Tổng quan về phần mềm áp dụng.
Bên cạnh phần mềm trình diễn nổi tiếng và tiện dụng PowerPoint, trong đè
tài này chúng em sử dụng các phần mềm như Flash pro 8.0, phần mềm

Violet, phần mềm Math type.
7


- Phần mềm Flash pro 8.0: dùng để xây dựng nhưng hình ảnh, mô phỏng
phục vụ cho việc soạn giáo án điện tử.
- Phần mềm Violet: cho phép người dùng sử dụng một số mẫu bài tập trắc
nghiệm trực tuyến, trò chơi đoán ô chữ hỗ trợ bài giảng.
- Phần mềm Math type: hỗ trợ việc soạn thảo công thức, phương trình hoá
học, điều kiện phản ứng trên Word.

8


Chương 2: Hệ thống và xây dựng tư liệu
2.1 Chương 1:Nguyên tử
2.1.1 Hệ thống tư liệu.
2.1.1.1 Câu chuyện
a) Sự tìm ra electron
- Sự tìm ra electron gắn liền với các thí nghiệm phóng điện qua khí loãng
được tiến hành vào nửa sau thế kỉ 19. Năm 1897 nhà bác học người Anh
J.J.Thomson đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu sự phóng điện giữa 2 điện
cực có hiệu điện thế 15kV, đặt trong ống thủy tinh đã được hút chân không
( áp suất khoảng 0,001mmHg) .Khi đặt hiệu điện thế giữa hai điện cực thì
xuất hiện chùm tia âm cực có thể làm quay chiếc chong chóng nhẹ đặt trên
đường đi của nó và nó bị lệch trong một từ trường hay điện trường chứng tỏ
đó là một dòng hạt vật chất rất nhỏ mang điện âm (dựa vào chiều lệch trong
từ trường và điện trường tia âm cực lệch về phía cực dương khi đi vào giữa
hai bản cực mang điện tích trái dấu). Thomson xác định được vận tốc của
−7

−1
hạt trong tia âm cực là vào khoảng 2.10 ms .

- Từ năm 1908 đến 1917 nhà vật lý học người Mỹ R.A Milikan đã xác định
−19
được điện tích sơ cấp của electron bằng -1,6.10 C , khối lượng hạt e bằng

9,09.10−28g .
- Ngày nay các nhà khoa học xác định khối lượng chính xác hạt e bằng

9,10939.10−31kg và điện tích chính xác của hạt e là 1,602177.10−9C
b. Sự tìm ra hạt nhân
- Vào những năm đầu thế kỷ 19 nhà bác học Anh J.J.Thomson đề xuất mô
hình nguyên tử đầu tiên cho rằng nguyên tử là quả cầu vật chất đồng nhất
mang điện dương, trong đó các electron mang điện âm được phân bố đều
bên trong. Tuy nhiên mô hình này không tồn tại được lâu.
9


- Năm 1910, nhà vật lý học người New Zealand là E. Rutherford cùng trợ lý
là H.Geiger và sinh viên E.Marsden dùng tia α phát ra từ nguồn phóng xạ
bắn vào những lá vàng và các lá kim loại khác rất mỏng, hầu hết các hạt α
xuyên qua lá vàng mà không bị lệch hướng hoặc lệch hướng rất ít chứng tỏ
không gian trong nguyên tử kim loại phần lớn là không gian trống. Tuy
nhiên thỉnh thoảng có hạt bị lệch rất mạnh , thậm chí có hạt bị bắn trở lại.
- Để giải thích kết quả thí nghiệm Rutherford đã đề ra mô hình nguyên tử
mới trong đó điện tích dương của nguyên tử cũng như hầu hết khối lượng
nguyên tử tập trung ở lõi nguyên tử ông gọi là hạt nhân. Các electron mang
điện âm và có khối lượng nhẹ hơn nhiều, quay chung quanh hạt nhân.
-Từ thí nghiệm đo độ lệch của hạt α, Rutherford đã ước tính được bán kính

của hạt nhân vào cỡ 10

−12

cm. Những công trình nghiên cứu về sau cho thấy

−14
−15
bán kính hạt nhân của nguyên tử nằm trong khoảng 10 m đến 10 m.

Bán kính nguyên tử rất nhỏ, chỉ bằng phần vạn bán kính nguyên tử nhưng
hầu hết khối lượng của nguyên tử tập trung ở hạt nhân. Electron cũng có
−31
bán kính cỡ lớn nhưng khối lượng rất nhỏ (bằng 9,1.10 kg , nhỏ hơn khối

lượng hạt nhân hàng trăm nghìn lần) nằm cách xa hạt nhân.
- Từ các công trình nghiên cứu Rutherford đề ra mô hình nguyên tử có hạt
nhân. Nguyên tử là một hệ gồm một hạt nhân tích điện dương và một hay
nhiều electron quay chung quanh. Điện tích dương của hạt nhân bằng về trị
tuyệt đối tổng điện tích của các electron quay chung quanh nên nguyên tử
trung hòa về điện. Nếu lấy trị tuyệt đối điện tích electron làm đơn vị thì
điện tích hạt nhân đúng bằng số electron trong nguyên tử và bằng số thứ tự
của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn.
- Giữa hạt nhân và electron có lực hút tĩnh điện nên để tránh rơi vào hạt
nhân các electron phải quay chung quanh hạt nhân theo quỹ đạo tròn với
tốc độ thích hợp để tạo ra lực ly tâm cân bằng với lực hút tĩnh điện.
- Sau khi Rutherford đề xuất mô hình nguyên tử có hạt nhân, các công trình
nghiên cứu cấu tạo vật chất tiếp tục phát triển. Các hạt proton và nơtron
10



được khám phá ra. Proton chính là hạt nhân nguyên tử hidro có khối lượng
−27
bằng 1,67262.10 kg và mang điện tích dương bằng trị tuyệt đối của điện

tích electron.
- Nơtron được Chadwick khám phá ra năm 1932 có khối lượng bằng

1,67493.10−27 kg , không mang điện tích.
Bảng 1. Khối lượng và điện tích của các hạt tạo nên nguyên tử
Đặc tính hạt
Điện tích q

Vỏ nguyên tử

Hạt nhân

Electron (e)
qe=-1,602.10-19kg

Proton (p)
qp=-1,602.10-19kg

C=-eo=1Khối lượng m me=9,1094.10-31kg
me ≈ 0,00055u

qn=0

C=-eo=1mp=1,6726.10-27kg


mn=1,6748.10-27kg

mu=1u

mu ≈ 1u

2.1.1.2 Hình ảnh.
Hình 1: Mô tả thí nghiệm của Thomson.

11

Nơtron (n)


Catot
Anot
15 kV

Tấm kim loại tích điện làm t

Hình 2.Thí nghiệm tìm ra electron của Thomson

Trên đường đi của tia âm cực, nếu ta đặ

Màn huỳnh_quang

Hình 3: E Rutherford (1978- 1937)

12



Hình 4 J.Chadwick (1891- 1974)

13


Hình 5: Thỏi vàng làm từ những nguyên tử vàng

Hình 6: Sự phân bố electron trên nguyên tử

2.1.1.3 Mô phỏng và video.
- Mô phỏng 1: thí nghiệm tìm ra electron của Thomson.
- Video 1: cấu tạo nguyên tử

14


2.1.2.Xây dựng
2.1.2.1 Hình ảnh
Hình 7: Các đồng vị của hidro

1
1

H

a) Proti ( )
Hạt electron

2

1

H

b) Đơteri (
)
c)Triri (
Hạt proton
Hạt nơtron
Hình 8: Mô hình cấu tạo nguyên tử

3
1

H

)

Hình 9: Sơ đồ sự phân bố electron trên các lớp của nguyên tử nitơ và magie

.
14
7

24
12

N
15


Mg


2.1.2.2 Mô phỏng.
- Mô phỏng 2:Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử
2.2. Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật
tuần hoàn
2.2.1. Hệ thống tư liệu.
2.2.1.1.Video và mô phỏng.
a) Video
- Video 2:Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học Menđeleev
- Video 3:Câu chuyện về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học EricRosado
- Video 4:Thiên tài Mendeleev trong bảng tuần hoàn hóa học Lou Serico
- Video 5:Tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
b) Mô phỏng:
- Mô phỏng 3: Bảng hệ thống tuần hoàn bằng flash

16


2.2.1.2. Hình ảnh:
*Một số dạng bảng tuần hoàn:
Hình 10: Bảng tuần hoàn phổ biến

Hình 11: Bảng tuần hoàn theo tính chất nguyên tố hóa học

17


Hình 12: Bảng tuần hoàn có kèm hình minh họa nguyên tố


Hình 13: Bảng hệ thống tuần hoàn của De Chancourtois

18


Hình 14: Bảng tuần hoàn của John Newlands

Hình 15: Bảng hệ thống tuần hoàn nguyên thủy của Menđêlêep (1869)

Hình 16: Bảng hệ thống tuần hoàn của Roy Alexandre

19


Hình 17: Bảng hệ thống tuần hoàn của Dr. Timmothy

Hình 18: Bảng hệ thống tuần hoàn của Emil Zmaczynski

Hình 19: Bảng hệ thống tuần hoàn của Albert Tarantola

20


Hình 20: Dạng viên bi

Hình 21: Bảng hệ thống tuần hoàn của Professor Thoedor Benfey

Hình 22: Thiên hà nguyên tố


21


Hình 23: Thiên hà xoắn ốc

Hình 24: Dạng bảng tròn

Hình 25: Dạng cây

22


Hình 26: Dạng kim tự tháp

Hình 27: Mendeleev

2.2.1.3. Câu chuyện vui về hóa học + tài liệu tham khảo:
a) AVOGADRO AMÉDÉO (1776-1856)
Năm 1811 ông là tác giả của thuyết mà ngày nay mang tên ông: "Trong
cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, các khí khác nhau có cùng một thể
tích sẽ chứa cùng một số phân tử."
Bá tước Amédéo Di Quaregna e Ceretto Avogadro sinh năm 1776 tại Turin
(Italie), là con một quan tòa. Avogadro học Luật, có Cử nhân xong ông làm
thư ký cho tòa tỉnh (préfecture). Sau đó ông vào ngành Vật lý và Toán học.

23


Ông được bổ nhiệm làm giáo sư Toán và Vật lý cho trường Collège royal
de Verceil.

Năm 1820, Avogadro được giữ chức "Vật lý cao cấp", chức vụ này mở ra
đặc biệt chỉ cho riêng ông tại Ðại học bách khoa Turin nơi đó ông dạy học
cho đến năm 1850.
Hai năm sau khi định luật GAY-LUSSAC được phát minh về sự hóa hợp
các khí, Avogadro cho in ra một công trình nghiên cứu quan trọng để giải
nghĩa cho thuyết phân tử khí.
Năm 1811 ông là tác giả của thuyết mà ngày nay mang tên ông: "Trong
cùng điều kiện về nhiệt đô và áp suất, các khí khác nhau có cùng một thể
tích sẽ chứa cùng một số phân tử." Ðịnh luật này chỉ được thế giới công
nhân năm 1850.
Ông mất năm 1856
Ðơn vị Avogadro:
Ðịnh luật Avogadro dựa trên căn bản Hóa học nói lên sự liên hệ giữa khối
lượng phân tử va tỷ trọng của khí.
Số Avogadro là số N phân tử chứa trong một mole.
Giá trị của N = 6,023 x 1023 mol.
Con số này dùng để xác định đơn vị số lượng vật chất: mole.
Thí dụ :
* Khối lượng nguyên tử (trong bảng phân loại tuần hoàn được gọi là A) của
Cacbon là 12g có nghĩa là trong 12 gam cacbon có chứa 6,023.10 23 nguyên
tử Cacbon.
* Hiđro có khối lượng nguyên tử là 1g, nghĩa là phải cần 6,023.10 23 nguyên
tử Hiđro mới cân nặng 1gam.
24


Vậy đơn vị mol tương đương với 6,023.1023 của bất kỳ chất nào
N = 6,023.1023 mol
Ðể cho ta khái niệm về con số to lớn này, hãy tường tượng 1 mol người.
Nghĩa là 6,023.1023 người: nếu mọi người cùng nằm bên cạnh nhau trên mặt

trái Ðất (kể cả núi và đại dương), 1 mol người đó sẽ bao phủ hết 250 triệu
quả đất.
b) Bảng nguyên tố hóa học nhỏ nhất được khắc lên tóc
Khắc một bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lên một sợi tóc nghe có vẻ
khó tin, nhưng đó là chuyện mà các chuyên gia về công nghệ Nano của
trường đại học Nottingham (Anh) có thể làm được.
Để chúc mừng sinh nhật cho một vị giáo sư già đầu tóc bạc phơ, các nhà
khoa học đã ngỏ ý tặng cho ông một món quà đặc biệt, đầu tiên họ cần một
sợi tóc của ông, sau đó đặt sợi tóc này vào một máy phóng tia ion và khắc
bảng nguyên tố hóa học lên đó.
Từ việc phóng to hình ảnh sợi tóc lên hàng triệu lần nhờ vào kính hiển vi
cho đến công đoạn khắc chữ lên đó. Bảng tuần hoàn sau khi khắc xong có
kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ có 89.67 x 46.39 µm (1 µm = 1 phần triệu
mét). Với kích thước tí hon đó, một tờ giấy ghi chú nhỏ cũng đủ chỗ để bạn
sao chép ra hơn 1 triệu bản nguyên tố này.
c) Bảng tuần hoàn hóa học có “thành viên mới”
Nguyên tố 114 và 116 vừa chính thức có mặt trong bảng tuần hoàn
Mendeleev với tư cách là thành viên nặng nhất.
Cả hai nguyên tố này đều tồn tại trong thời gian chưa đến một giây trước
khi phân rã thành nguyên tử nhẹ hơn, nhưng chúng giúp các nhà nghiên cứu
tiến gần thêm một bước trong quá trình tạo ra những nguyên tố nặng hơn,
có khả năng tồn tại ổn định trong nhiều thập kỷ hoặc lâu hơn.

25


×