Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Hãy phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng các công trình xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.97 KB, 13 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
--------------------

BÀI TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG

GIẢNG VIÊN HD

: GS.TS. VŨ ĐÌNH PHỤNG

HỌC VIÊN

: PHẠM THỊ HUYỀN

MÃ HỌC VIÊN

: 1582850302028

LỚP

: 23QLXD22

Hà Nội, tháng 6 năm 2016


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây
dựng

GVHD: GS.TS. Vũ Đình Phụng


ĐỀ BÀI:
Câu 1: Hãy phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng các
công trình xây dựng. Liên hệ trong công việc thực tế ( Tập trung vào giai đoạn
xây dựng công trình ngoài thực địa)
Câu 2: Anh (chị) hiểu như thế nào là đủ năng lực và điều kiện của chủ đầu
tư để thực hiện công tác thiết kế, giám sát, thi công? Nêu ý kiến cá nhân.

Học viên: Phạm Thị Huyền - Lớp 23QLXD22

2


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây
dựng

GVHD: GS.TS. Vũ Đình Phụng

BÀI LÀM:
Câu 1: Hãy phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng các
công trình xây dựng. Liên hệ trong công việc thực tế ( Tập trung vào giai đoạn
xây dựng công trình ngoài thực địa)
Trả lời:
Chất lượng công trình xây dựng không những có liên quan trực tiếp đến an
toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công
trình mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc
gia.
1. Khái niệm về chất lượng công trình xây dựng

Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ
thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu

chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và
hợp đồng kinh tế.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng

a. Sản phẩm xây dựng

Sản phẩm đầu tư xây dựng là các công trình xây dựng đã hoàn thành (bao
gồm cả việc lắp đặt thiết bị công nghệ ở bên trong). Sản phẩm xây dựng là kết
tinh của các thành quả khoa học – công nghệ và tổ chức sản xuất của toàn xã
hội ở một thời kỳ nhất định. Nó là một sản phẩm có tính chất liên ngành, trong
đó những lực lượng tham gia chế tạo sản phẩm chủ yếu: các chủ đầu tư; các
doanh nghiệp nhận thầu xây lắp; các doanh nghiệp tư vấn xây dựng; các doanh
nghiệp sản xuất thiết bị công nghệ, vật tư thiết bị xây dựng; các doanh nghiệp
cung ứng; các tổ chức dịch vụ ngân hàng và tài chính; các cơ quan quản lý Nhà
nước có liên quan.
b. Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng.

+ Sản phẩm xây dựng có tính đơn chiếc riêng lẻ.

Học viên: Phạm Thị Huyền - Lớp 23QLXD22

3


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây
dựng

GVHD: GS.TS. Vũ Đình Phụng


Sản phẩm xây dựng đa dạng, phức tạp, có tính cá biệt cao về công dụng và
chế tạo. Mỗi sản phẩm khi thiết kế đều có nét đặc thù riêng không thể sản xuất
hàng loạt theo dây chuyền tương tự cho toàn bộ sản phẩm, tùy theo yêu cầu cả
về kinh tế lẫn kỹ thuật. Do đó khối lượng chất lượng và chi phí xây dựng của
mỗi công trình đều khác nhau. Đặc điểm này làm cho sản xuất xây dựng có tính
lưu động, thiếu ổn định và khó kiểm soát về chất lượng.
+ Sản phẩm xây dựng thường có quy mô lớn kết cấu phức tạp.
Với đặc điểm quy mô lớn và kết cấu phức tạp của sản phẩm xây dựng dẫn
đến chu kỳ sản xuất lâu dài. Vì vậy, cần phải có kế hoạch, lập tiến độ thi công,
có biện pháp kỹ thuật thi công hợp lý để đảm bảo chất lượng công trình. Ngoài
ra nhu cầu về vốn, lao động, vật tư, máy móc thiết bị thi công rất lớn, nếu có
những sai sót trong quá trình xây dựng gây nên lãng phí lớn
+ Sản phẩm xây dựng được đặt tại một vị trí cố định, nơi sản xuất gắn liền
với tiêu thụ sản phẩm, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện địa chất, thủy văn, khí
hậu nơi đặt công trình.
Đặc điểm này cho thấy nơi tiêu thụ sản phẩm cố định, nơi sản xuất thay đổi
nên lực lượng sản xuất thi công luôn phải lưu động. Chất lượng sản phẩm xây
dựng chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên tại nơi xây dựng công
trình, do vậy công tác điều tra khảo sát, đo đạc, quan trắc không chính xác sẽ
làm cho việc thiết kế công trình không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, kết cấu
không phù hợp với điều kiện và đặc điểm tự nhiên dẫn đến công trình chất lượng
kém.
+ Sản phẩm xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng của sản
phẩm có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác.
Sản phẩm xây dựng đã hoàn thành có thời gian sử dụng lâu dài và tham gia
vào nhiều chu kỳ sản xuất, sử dụng nhưng vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu cho
tới khi thanh lý. Từ đặc điểm này đòi hỏi chất lượng công trình phải tốt để các
ngành khác ít bị ảnh hưởng. Ví dụ: ngành dệt may đặt hệ thống máy móc thiết bị
trong một cụm công trình, nếu cụm công trình chất lượng kém thậm chí bị hư
hỏng thì chi phí tái cấu trúc của xưởng dệt may là vô cùng lớn, đó là chưa kể

đến chất lượng sản phẩm dệt may bị ảnh hưởng.
+ Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung
cấp các yếu tố đầu vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm lẫn phương diện sử dụng
sản phẩm của xây dựng làm ra.
Học viên: Phạm Thị Huyền - Lớp 23QLXD22

4


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây
dựng

GVHD: GS.TS. Vũ Đình Phụng

Các ngành các đơn vị phải nâng cao chất lượng xây dựng ở trong tất cả các
khâu: Điều tra, khảo sát, lập dự án đầu tư, thiết kế, giao nhận thầu, thi công xây
dựng, giám sát chất lượng công trình, nghiệm thu và các chế độ bảo hành, bảo
trì công trình.
+ Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn
hóa nghệ thuật và quốc phòng.
Đặc điểm này có thể dẫn đến phát sinh các mâu thuẫn, mất cân đối trong
quan hệ phối hợp đồng bộ giữa các khâu từ quá trình chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị
xây dựng cũng như quá trình thi công. Đặc điểm này đòi hỏi phải có trình độ tổ
chức, phối hợp các khâu từ công tác thẩm định dự án, thẩm định đấu thầu xây
dựng, đấu thầu mua sắm thiết bị, kiểm tra chất lượng từng loại công tác theo kết
cấu công trình trong quá trình thi công đến khi nghiệm thu từng phần, tổng
nghiệm thu và quyết toán dự án hoàn chỉnh đưa vào khai thác sử dụng.
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng

* Đối với giai đoạn đầu tư xây dựng:

Hoạt động đảm bảo chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc vào quá
trình đầu tư xây dựng, từ bước chuẩn bị đầu tư (lập dự án đầu tư) đến thực hiện
đầu tư, công tác khảo sát thiết kế, thẩm định, phê duyệt và thi công xây dựng
công trình.
- Các yếu tố kỹ thuật: Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình (tiêu
chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn và công nghệ thi công). Vị trí địa điểm xây dựng công
trình, đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn.
- Các chủ thể tham gia vào dự án: Tư vấn lập, thẩm định dự án; Thẩm tra
Thiết kế kỹ thuật... Các cơ quan quản lý nhà nước, Chủ đầu tư, Ban QLDA, Tư
vấn giám sát xây dựng, kiểm định dự án và đặc biệt là nhà thầu thi công...
- Các chế độ chính sách trong công tác quản lý xây dựng, tiền vốn và các
yếu tố xã hội tác động đến dự án.
* Đối với giai đoạn quản lý khai thác và bảo trì cũng phụ thuộc vào nhiều
yếu tố:
- Công tác tổ chức quản lý khai thác, bảo trì công trình xây dựng.

Học viên: Phạm Thị Huyền - Lớp 23QLXD22

5


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây
dựng

GVHD: GS.TS. Vũ Đình Phụng

- Các điều kiện xã hội, ý thức của người và phương tiện tham gia giao
thông.
- Các quy định trong quản lý khai thác (Quy định bảo trì, duy tu sửa chữa).
- Nguồn vốn đảm bảo cho công tác bảo trì, duy tu sửa chữa.

- Các hoạt động quan trắc, kiểm định đánh giá chất lượng, khả năng chịu
lực của công trình trong quá trình khai thác.
3. Liên hệ thực tế
3.1. Vỡ đập Suối Hành ở Khánh Hoà
Đập Suối Hành có một số thông số cơ bản sau:
- Dung tích hồ: 7,9 triệu m3 nước
- Chiều cao đập: 24m
- Chiều dài đập: 440m
- Khảo sát: do 1 công ty tư nhân tên là Sơn Hà ở TP. Hồ Chí Minh khảo
sát.
- Thiết kế: do xí nghiệp KSTK thuộc Sở Thuỷ lợi Khánh Hoà thiết kế
- Thi công: do Công ty Xây dựng Thuỷ lợi 7, Bộ Thuỷ lợi
Đập được khởi công từ tháng 10/1984, hoàn công tháng 9/1986 và bị vỡ
vào 2h15 phút đêm 03/12/1986.
Thiệt hại do vỡ đập:
- Trên 100 ha cây lương thực bị phá hỏng.
- 20 ha đất trồng trọt bị cát sỏi vùi lấp.
- 20 ngôi nhà bị cuốn trôi.
- 4 người bị nước cuốn chết.
Nguyên nhân: Khi thí nghiệm vật liệu đất đã bỏ sót không thí nghiệm 3 chỉ
tiêu rất quan trọng là độ tan rã, độ lún ướt và độ trương nở, do đó đã không nhận
diện được tính hoàng thổ rất nguy hiểm của các bãi từ đó đánh giá sai lầm chất
lượng đất đắp đập. Công tác khảo sát địa chất quá kém, các số liệu thí nghiệm về
đất bị sai rất nhiều so với kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên môn của Nhà
nước như Trường Đại học Bách khoa TP. HCM, Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền
Nam.
Vật liệu đất có tính chất phức tạp, không đồng đều, khác biệt rất nhiều,
ngay trong một bãi vật liệu các tính chất cơ lý lực học cũng đã khác nhau nhưng
không được mô tả và thể hiện đầy đủ trên các tài liệu.
Học viên: Phạm Thị Huyền - Lớp 23QLXD22


6


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây
dựng

GVHD: GS.TS. Vũ Đình Phụng

Thiết kế chọn chỉ tiêu trung bình của nhiều loại đất để sử dụng chỉ tiêu đó
thiết kế cho toàn bộ thân đập là một sai lầm rất lớn. Tưởng rằng đất đồng chất
nhưng thực tế là không. Thiết kế gk = 1,7T/m3với độ chặt là k = 0,97 nhưng thực
tế nhiều nơi khác có loại đất khác có gk = 1,7T/m3 nhưng độ chặt chỉ mới đạt k =
0,9.
Do việc đất trong thân đập không đồng nhất, độ chặt không đều cho nên
sinh ra việc lún không đều, những chỗ bị xốp đất bị tan rã khi gặp nước gây nên
sự lún sụt trong thân đập, dòng thấm nhanh chóng gây nên luồng nước xói
xuyên qua đập làm vỡ đập.
Việc lựa chọn sai lầm dung trọng khô thiết kế của đất đắp đập là một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến sự cố vỡ đập. Kỹ sư thiết kế không nắm bắt
được các đặc tính cơ bản của đập đất, không kiểm tra để phát hiện các sai sót
trong khảo sát và thí nghiệm nên đã chấp nhận một cách dễ dàng các số liệu do
các cán bộ địa chất cung cấp.
Không có biện pháp xử lý độ ẩm thích hợp cho đất đắp đập vì có nhiều loại
đất khác nhau có độ ẩm khác nhau, bản thân độ ẩm lại thay đổi theo thời tiết nên
nếu ngưới thiết kế không đưa ra giải pháp xử lý độ ẩm thích hợp sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu quả đầm nén và dung trọng của đất. Điều này dẫn đến kết quả
trong thân đập tồn tại nhiều gk khác nhau.
Lựa chọn kết cấu đập không hợp lý. Khi đã có nhiều loại đất khác nhau thì
việc xem đập đất là đồng chất là một sai lầm lớn, lẽ ra phải phân mặt cắt đập ra

nhiều khối có các chỉ tiêu cơ lý lực học khác nhau để tính toán an toàn ổn định
cho toàn mặt cắt đập. Khi đã có nhiều loại đất khác nhau mà tính toán như đập
đồng chất cũng là 1 nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự cố đập Suối Hành.
Trong thi công cũng có rất nhiều sai sót như bóc lớp đất thảo mộc không
hết, chiều dày rải lớp đất đầm quá dày trong khi thiết bị đầm nén lúc bấy giờ
chưa được trang bị đến mức cần thiết và đạt yêu cầu, biện pháp xử lý độ ẩm
không đảm bảo yêu cầu chất lượng, xử lý nối tiếp giữa đập đất và các mặt bê
tông cũng như những vách đá của vai đập không kỹ cho nên thân đập là tổ hợp
của các loại đất có các chỉ tiêu cơ lý lực học không đồng đều, dưới tác dụng của
áp lực nước sinh ra biến dạng không đều trong thân đập, phát sinh ra những kẽ
nứt dần dần chuyển thành những dòng xói phá hoại toàn bộ thân đập.
3.2. Vỡ đập Am Chúa ở Khánh Hoà
Đập Am Chúa ở Khánh Hoà cũng có quy mô tương tự như hai đập đã nói
trên đây. Đập được hoàn thành năm 1986, sau khi chuẩn bị khánh thành thì lũ về
làm nước hồ dâng cao, xuất hiện lỗ rò từ dưới mực nước dâng bình thường rồi từ
lỗ rò đó chia ra làm 6 nhánh như những vòi của con bạch tuộc xói qua thân đập
làm cho đập vỡ hoàn toàn chỉ trong 6 tiếng đồng hồ. Nguyên nhân cũng giống
như các đập nói trên.
- Khảo sát xác định sai chỉ tiêu của đất đắp đập, không xác định được tính
chất tan rã, lún ướt và trương nở của đất nên không cung cấp đủ các tài liệu cho
người thiết kế để có biện pháp xử lý.
Học viên: Phạm Thị Huyền - Lớp 23QLXD22

7


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây
dựng

GVHD: GS.TS. Vũ Đình Phụng


- Thiết kế không nghiên cứu kỹ sự không đồng nhất của các bãi vật liệu nên
vẫn cho rằng đây là đập đất đồng chất để rồi khi dâng nước các bộ phận của đập
làm việc không đều gây nên nứt nẻ, sụt lún, tan rã, hình thành các vết nứt và các
lỗ rò.
- Thi công không đảm bảo chất lượng, đầm đất không đạt dung trọng nên
khi hồ bắt đầu chứa nước, đất không được cố kết chặt, gặp nước thì tan rã.
Vẫn là những bài học cay đắng của đất đắp đập miền Trung nhưng không
được đúc kết và rút kinh nghiệm.
Một số đập có quy mô nhỏ hơn như đập Họ Võ (Hà Tĩnh), đập Đu Đủ
(Bình Thuận), đập Núi Một (Bình Thuận), ... cũng bị vỡ mà nguyên nhân chính
là do tài liệu khảo sát sai.
Đập Cà Giây ở Bình Thuận đã thi công gần đến đỉnh đập, nước trong hồ đã
dâng lên gần đến cao trình thiết kế thì xuất hiện nhiều lỗ rò xuyên qua thân đập
phá hoại toàn bộ thiết bị tiêu nước trong thân đập làm đập bị sụt xuống suýt vỡ.
Nguyên nhân chủ yếu là do thi công hai khối đập cách nhau quá xa, xử lý
nối tiếp không tốt, hai khối lún không đều xuất hiện vết nứt giữa hai khối.
Còn rất nhiều sự cố trong nhiều năm qua mà chưa có một tổng kết đầy đủ,
song thường là những công trình nhỏ, công tác quản lý chất lượng thường không
được quan tâm một cách đầy đủ.
Qua một số sự cố điển hình trên đây có thể rút ra một số nguyên nhân
chủ yếu sau đây:
a. Công tác khảo sát địa chất không tốt, không đánh giá hết tính phức tạp
của đất đắp đập đặc biệt là đất duyên hải miền Trung. Nhiều đơn vị khảo sát tính
chuyên nghiệp kém, thiếu các cán bộ có kinh nghiệm dẫn đến nhiều sai sót trong
đánh giá bản chất của đất.
b. Công tác thiết kế chưa hiểu được tầm quan trọng của việc xác định dung
trọng đắp đập dẫn đến xác định sai các chỉ số này. Xác định kết cấu đập không
đúng, nhiều lúc rập khuôn máy móc, không phù hợp với tính chất của các loại
đất trong thân đập dẫn đến đập làm việc không đúng với sức chịu của từng khối

đất.
c. Công tác thi công: chưa tuân thủ đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nhiều đơn
vị thi công không chuyên nghiệp, không hiểu rõ được tầm quan trọng của từng
chỉ số được quy định trong thiết kế nên dẫn đến những sai sót rất nghiêm trọng
nhưng lại không hề biết.
d. Công tác quản lý: các ban quản lý dự án thiếu các cán bộ chuyên môn có
kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp của ban quản lý không cao, khi lựa chọn các
nhà thầu chỉ thường nghiêng về giá bỏ thầu nên không chọn được các nhà thầu
có đủ và đúng năng lực.

Học viên: Phạm Thị Huyền - Lớp 23QLXD22

8


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây
dựng

GVHD: GS.TS. Vũ Đình Phụng

Câu 2: Anh (chị) hiểu như thế nào là đủ năng lực và điều kiện của chủ
đầu tư để thực hiện công tác thiết kế, giám sát, thi công? Nêu ý kiến cá
nhân.
Trả lời:
Chủ đầu tư đủ điều kiện năng lực thiết kế, giám sát, thi công khi Chủ đầu
tư đáp ứng các yêu cầu sau :
1.

Đủ điều kiện năng lực về vốn


2.

Đủ điều kiện năng lực về nhân sư (cụ thể như sau):

a) Điều kiện năng lực khi thiết kế xây dựng công trình
+ Năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng được phân thành 2 hạng
theo loại công trình như sau:
1. Hạng 1:
- Có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù
hợp trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình
hạng 1;
- Có đủ chủ trì thiết kế hạng 1 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại;
- Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình
cấp II cùng loại.
2. Hạng 2:
- Có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù
hợp trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình
hạng 2;
- Có đủ chủ trì thiết kế hạng 2 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại;
- Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
+ Phạm vi hoạt động:

Học viên: Phạm Thị Huyền - Lớp 23QLXD22

9


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây
dựng


GVHD: GS.TS. Vũ Đình Phụng

1. Hạng 1: được thiết kế công trình cấp đặc biệt, cấp I , cấp II, cấp III và
cấp IV cùng loại; lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại;
2. Hạng 2: được thiết kế công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập
dự án nhóm B, C cùng loại;
3. Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được thiết kế công
trình cấp IV cùng loại, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình của
công trình cùng loại.
4. Đối với tổ chức tư vấn thiết kế chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã
thiết kế ít nhất 5 công trình cấp IV thì được thiết kế công trình cấp III cùng loại.
b) Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây
dựng công trình
+ Năng lực của tổ chức giám sát công trình được phân thành 2 hạng theo
loại công trình như sau:
1. Hạng 1:
- Có ít nhất 20 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng
công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp;
- Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I,
hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
2. Hạng 2:
- Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng
công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp;
- Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công
trình cấp III cùng loại.
+ Phạm vi hoạt động:
1. Hạng 1: được giám sát thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt,
cấp I, II, III và IV cùng loại;
2. Hạng 2: được giám sát thi công xây dựng công trình cấp II, III và IV
cùng loại;

Học viên: Phạm Thị Huyền - Lớp 23QLXD22

10


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây
dựng

GVHD: GS.TS. Vũ Đình Phụng

3. Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được giám sát thi
công xây dựng công trình cấp IV cùng loại.
4. Đối với tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chưa đủ
điều kiện để xếp hạng, nếu đã giám sát thi công ít nhất 5 công trình cấp IV thì
được giám sát thi công xây dựng công trình cấp III cùng loại.
c) Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng khi thi công xây
dựng công trình
+ Năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình được phân thành 2
hạng theo loại công trình như sau:
1. Hạng 1:
- Có chỉ huy trưởng hạng 1 của công trình cùng loại;
- Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình
thi công xây dựng;
- Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc
đảm nhận;
- Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình;
- Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc 2 công
trình cấp II cùng loại.
2. Hạng 2:
- Có chỉ huy trưởng hạng 1 hoặc hạng 2 của công trình cùng loại;

- Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình
thi công xây dựng;
- Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc
đảm nhận;
- Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình;
- Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III
cùng loại.
Học viên: Phạm Thị Huyền - Lớp 23QLXD22

11


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây
dựng

GVHD: GS.TS. Vũ Đình Phụng

+ Phạm vi hoạt động:
1. Hạng 1: được thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II,
cấp III và cấp IV cùng loại;
2. Hạng 2: được thi công xây dựng công trình từ cấp II, cấp III và cấp IV
cùng loại;
3. Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được thi công xây
dựng công trình cải tạo, sửa chữa có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng, nhà ở
riêng lẻ.
4. Đối với tổ chức thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện xếp
hạng, nếu đã thi công cải tạo 3 công trình thì được thi công xây dựng công trình
cấp IV và tiếp sau đó nếu đã thi công xây dựng ít nhất 5 công trình cấp IV thì
được thi công xây dựng công trình cấp III cùng loại.


Học viên: Phạm Thị Huyền - Lớp 23QLXD22

12


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây
dựng

GVHD: GS.TS. Vũ Đình Phụng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam và các văn bản hướng dẫn.
2. Nguyễn Xuân Phú, Kinh tế đâu tư, tập bài giảng cao học, Hà Nội, 2011;
3. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ
về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
4. Tham khảo tại website:

Học viên: Phạm Thị Huyền - Lớp 23QLXD22

13



×