Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP NGÂN HÀNG VPB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.3 KB, 36 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH


BÁO CÁO THỰC TẬP

HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM
THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH

SVTH: LƯƠNG THỊ BÍCH PHƯƠNG
LỚP: DH28TC04
KHÓA HỌC: 2012 - 2016
MSSV: 030128120827
GVHD: THS.NGUYỄN ĐOÀN CHÂU TRINH

TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 - 2016


Lời cam đoan
Sinh viên: Lương Thị Bích Phương cam đoan bài báo cáo thực tập này là công
trình của riêng tôi . Không copy của bất cứ bài báo cáo trước, số liệu từ các nguồn
được ghi rõ. Sinh viên có đi thực tập tại đơn vị thực tập đã đăng kí theo đúng lịch đã
ghi trong nhật kí. Chữ ký và con dấu đúng của ngân hàng không phải làm giả.

Tác giả
(Ký, ghi rõ họ tên)
Lương Thị Bích Phương



2


Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô và nhà Trường
Đại Học Ngân hàng TP.HCM, đã giúp em có kiến thức cơ bản về lĩnh vực Ngân hàng,
nâng cao trình độ hiểu biết vốn còn hạn chế. Đặc biệt, em cũng xin chân thành cảm ơn
cô Nguyễn Đoàn Châu Trinh. Em luôn ghi nhớ và biết ơn sự hướng dẫn tận tình của
cô. Ngay từ những ngày đầu viết báo cáo, với những sự góp ý, hướng dẫn của cô đã
giúp em hoàn thành trọn vẹn báo cáo này. Em kính chúc cô luôn mạnh khỏe để có thể
tiếp tục hướng dẫn những thế hệ sinh viên tiếp theo.
Bên cạnh đó em cũng xin chân thành cảm ơn Ngân hàng Thương mai cổ phần
Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank) - Chi nhánh Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho em
thực tập tại đơn vị. Đặc biệt đến ban Giám đốc và các anh chị nhân viên phòng A/O đã
nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp cho em những phương tiện nghiên cứu và kinh
nghiệm…trong quá trình thực tập. Em xin kính chúc Quý Ngân hàng phát triển vững
mạnh hơn nữa trong tương lai.
Báo cáo được hoàn thành là sự kết hợp những kiến thức và kinh nghiệm nhận
được từ quá trình thực tập. Tuy em đã cố gắng và với những kiến thức còn hạn chế, do
đó không tránh khỏi những thiếu sót khi hoàn thành báo cáo thực tập. Em rất mong sự
đóng góp và chỉ dạy của các Quý Thầy Cô, các anh chị trong ngân hàng để báo cáo
được hoàn thiện hơn.

Tác giả
(Ký, ghi rõ họ tên)
Lương Thị Bích Phương

3



NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
..........................................................................................................................
Đánh giá mức độ hoàn thành quá trình thực tập và nội dung báo cáo thực tập của
sinh viên:
 Xuất sắc
 Tốt
 Khá
 Đáp ứng yêu cầu
 Không đáp ứng yêu cầu
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

4


PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO THỰC TẬP
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

ĐIỂM:

Giảng viên chấm 1
(Ký và ghi rõ họ tên)

Giảng viên chấm 2
(Ký và ghi rõ họ tên)

5


MỤC LỤC

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt


Nguyên nghĩa

VPBANK

NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

NHTM

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

NHNN

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

TMCP

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

GP

GIẤY PHÉP



QUYẾT ĐỊNH

HCM

HỒ CHÍ MINH


TSĐB

TÀI SẢN ĐẢM BẢO

TCTD

TỔ CHỨC TÍN DỤNG

CN

CHI NHÁNH

CIC

TRUNG TÂM TÍN DỤNG

7


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng

Sơ đồ

8


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Ngày nay, bên cạnh sự phát triển về kinh tế thì sự phát triển về tinh thần cũng
như nhu cầu của con người cũng không ngừng phát triển theo, nhu cầu mua ô tô, nhà ở
ngày càng trở nên cần thiết. Nhưng không phải bất cứ ai cũng có đủ khả năng tài chính
để thực hiện ước mơ đó. Vì vậy, ngân hàng đã trở thành người bạn tin cậy, chia sẻ
những khó khăn về tài chính với họ. Tại chi nhánh VPBank TP.Hồ Chí Minh, lượng
khách hàng tìm đến ngân hàng vay tiền mua ô tô ngày càng tăng lên. Nắm bắt được
tình hình này, Ngân hàng VPBank chi nhánh TP.Hồ Chí Minh đã tăng cường mở rộng
cho vay đáp ứng một phần nhu cầu của người dân, mang lại hiệu quả kinh doanh cho
ngân hàng. Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng VPBANK – CN Hồ Chí Minh, em
nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình cho vay trả góp mua ô-tô,
chính vì vậy em chọn đề tài: "Hoạt động cho vay mua ô tô tại Ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng - Chi Nhánh Hồ Chí Minh".
Hoạt động cho vay mua ô tô là một trong những sản phẩm của hoạt động tín
dụng tiêu dùng của Ngân hàng, vì vậy nghiên cứu vấn đề này vừa thiết thực với quá
trình thực tập vừa giúp em hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng.
2. Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đề tài:
Chương 1: Giới thiệu về Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi
Nhánh Hồ Chí Minh
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay mua ô tô tại Ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng – Chi Nhánh Hồ Chí Minh
Chương 3: Một số đề xuất nhằm phát triển hoạt động cho vay mua ô tô tại Ngân
hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi Nhánh Hồ Chí Minh
Trong nghiên cứu đề tài này, do kiến thức có hạn nên em không thể tránh khỏi
những sai sót, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để đề tài được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
9


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM

THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH
1

1.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
VPBANK

1.1 1.1.1. Ý nghĩa biểu tượng
 Logo:

Thương hiệu mới của VPBank với phương châm "Hành động vì những ước
mơ", được xây dựng nên từ các yếu tố: Chuyên nghiệp, Tận tuỵ, khác biệt và đơn giản.
Hướng tới tầm nhìn dài hạn, VPBank quyết tâm đẩy mạnh hình ảnh một ngân hàng
luôn nỗ lực cao nhất để phục vụ khách hàng với thái độ thân thiện và tốc độ nhanh
nhất. Biểu tượng còn gợi liên tưởng tới những đôi tay cùng chung sức xây dựng một
cộng đồng, một đất nước Việt Nam Thịnh Vượng.
1.2 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng được thành lập theo
giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc NHNN Việt Nam cấp ngày
12/8/1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày
4/9/1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB NGÀY 4/9/1993. VPBank chính
thức khai trương và mở cửa giao dịch ngày 10/9/1993.
Vốn điều lệ của Ngân hàng khi mới thành lập là 20 tỷ VNĐ. Sau 22 năm hoạt
động, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 8.056 tỷ đồng, phát triển mạng lưới lên hơn 208
điểm giao dịch, với đội ngũ trên 12.400 cán bộ nhân viên.
Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPBank đang
từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn
định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, VPBank
đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012 - 2017 với sự hỗ
10



trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược này, VPBank nỗ
lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây
dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ
hội trên thị trường.
2

1.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH

2.1 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1 1.2.1.1. Lịch sử hình thành
Chi nhánh Vpbank Hồ Chí Minh thành lập ngày 12/9/1997, kinh doanh ngân
hàng theo quyết định số 150/QD-NH5 ngày 12/8/1993 của thống đốc ngân hàng nhà
nước Việt Nam.
Tên chi nhánh bằng tiếng việt : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
Thịnh Vượng - chi nhánh Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 165-167-169 Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1.
2.1.2 1.2.1.2. Quá trình phát triển
VPBank chi nhánh Hồ Chí Minh luôn là chi nhánh cấp I trong hệ thống 135 chi
nhánh và phòng giao dịch của VPBank. Đội ngũ nhân viên của VPBank chi nhánh Hồ
Chí Minh đã lên đến 200 người chiếm 40% nguồn nhân lực toàn hệ thống VPBank.
Đứng đầu chi nhánh là giám đốc trách nhiệm quản lý – Ông Phạm Đình Chiểu sinh
ngày 7/11/1977, điều hành hoạt động của chi nhánh theo sự chỉ đạo của Hội sở.
Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới
các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh
bán hàng. Điều đó đã đánh dấu bằng sự kiện chi nhánh VPBank đã có tổng cộng 16
phòng giao dịch thuộc sự quản lý của mình. Bên cạnh đó, theo định hướng của toàn
ngân hàng “Tất cả vì khách hàng”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn mới
về nhiều mặt, mô hình và tiện nghi phục vụ tốt hơn. Các sản phẩm, dịch vụ của
VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích mới nhằm gia tăng quyền lợi

cho khách hàng... Tất cả đã góp phần làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hiện tại và
11


thu hút thêm một lượng khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của VPBank với
tốc độ nhanh chóng và phát triển tốt.
2.2 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, sản phẩm – dịch vụ
2.2.1 1.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm:
 Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư.
 Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ
khả năng nguồn vốn của ngân hàng.
 Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác.
 Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác
theo quy định của NHNN Việt Nam.
2.2.2 1.2.2.3. Các sản phẩm – dịch vụ
 Tiền gửi tiết kiệm
 Tiền gửi thanh toán
 Dịch vụ chuyển tiền
 Tín dụng
 Dịch vụ khác
2.3 1.2.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức và nhân sự
Phòng Tài chính - K toán
Phòng KH
cá nhân
Ban Giám

c

Phòng Kinh doanh

Phòng KH
Doanh nghi p
Phòng GD - DV Khách hàng

( Nguồn: Phòng tài chính nhân sự )

12


Sơ đồ 1.1. Cơ cấu bộ máy và tổ chức nhân sự tại Vpbank Hồ Chí MinhChức năng
của các phòng ban tại chi nhánh:


Ban giám đốc chi nhánh:
Ban Giám đốc của chi nhánh gồm có 1 Giám đốc và 2 phó Giám đốc. Giám đốc

là người có quyền hạn cao nhất tại chi nhánh, quản lý mọi hoạt động của chi nhánh
theo đúng điều lệ hoạt động của VPBank và pháp luật, cũng như chịu trách nhiệm cao
nhất trước Tổng Giám đốc VPBank.
Chi nhánh có hai phó Giám đốc: một phó giám đốc kiêm trưởng phòng Tín
dụng phục vụ khách hàng cá nhân và một Phó giám đốc kiêm Trưởng phòng Tín dụng
phục vụ khách hàng doanh nghiệp.


Phòng Tài chính – kế toán:
Hạch toán, thu nhập các số liệu cần thiết về mọi hoạt động kinh doanh, thu chi

của chi nhánh.
 Phòng khách hàng doanh nghiệp:
-


Hướng dẫn khách hàng các vấn đề liên quan đến cho vay, bảo lãnh.

-

Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn,
khả năng quản lý, tài sản đảm bảo của khách hàng.

-

Hướng dẫn khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ.

-

Phân tích, thẩm định, đề xuất cho vay và gia hạn các hồ sơ cho vay, bảo lãnh…


Phòng khách hàng cá nhân:
Chức năng nhiệm vụ giống phòng tín dụng doanh nghiệp, ngoại trừ chức năng

thứ 3 được bổ sung “nghiên cứu hồ sơ, xác minh nhân thân, nguồn thu nhập dùng để
trả nợ, tài sản đảm bảo…của khách hàng trong cho vay bất động sản và tiêu dùng” và
bổ sung thêm chức năng “ tham gia thực hiện giải ngân, thu nợ đối với nghiệp vụ cho
vay cán bộ - công nhân viên theo quy định của ngân hàng”.


Phòng Giao dịch – Dịch vụ khách hàng
Thực hiện các giao dịch với khách hàng, các thủ tục mở tài khoản và cấp ID cho

-


các khách hàng vay.
Giải ngân tiền vay cho ngân hàng, lưu hồ sơ tài sản đảm bảo của khách hàng

-

vay.
13


2.4 1.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
vựng – Chi nhánh Hồ Chí Minh Ngân hàng Vpbank
2.4.1 1.2.4.1. Tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Việt Nam Thịnh vượng – Chi nhánh Hồ Chí Minh
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBANK – CN Hồ Chí Minh giai
đoạn 2012 - 2014
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Tổng chi phí

Năm 2012
223,031

Năm 2013
242,830

Năm 2014
272,384


193,501

203,481

228,043

Tổng lợi nhuận trước thuế
17,055
27,097
32,172
Lợi nhuận ròng
12,871
20,352
25,011
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2012-2014
Qua các năm từ 2012-2014 hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển tốt
như sau: Năm 2012, lợi nhuận ròng đạt 12,871 tỷ đồng, đến năm 2013 lợi nhuận ròng
tăng lên 20,352 tỷ đồng, tăng 58,12 % so với năm 2012. Đến năm 2014, lợi nhuận
ròng tăng lên 25,011, tăng 22,89% so với năm 2013. Tuy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
ròng năm 2014 có giảm so với 2013 nhưng vẫn ở mức cao. Có được thành quả như vậy
là nhờ trong thời gian qua, chi nhánh đã chú trọng đến công tác trang bị cơ sở vật chất,
mua sắm các thiết bị nhằm nâng cao chất lượng phục vụ. Áp dụng khoa học công nghệ
vào dịch vụ ngân hàng, cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm mới, đa dạng, đặc
biệt là tích cực mở rộng mối quan hệ với khách hàng tạo được uy tín nên ngày càng
nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
Qua kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng VPBank Chi nhánh Hồ Chí
Minh đang hoạt động rất tốt cho thấy sự hiệu quả của công tác thực hiện ,quy mô ngày
càng lớn mạnh và đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

14



2.4.2 1.2.4.2. Kết quả hoạt động của một số nghiệp vụ chính của Ngân hàng TMCP
Việt Nam Thịnh vượng – Chi nhánh Hồ Chí Minh
 Nghiệp vụ huy động vốn

Trong các năm qua chi nhánh VPBank Hồ Chí Minh đã tích cực đẩy mạnh công
tác huy động vốn từ khu vực dân cư đến các khu vực liên ngân hàng. Cụ thể ở bảng
đưới đây:
Bảng 1.2. Kết quả huy động vốn tại Vpbank Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2014
ĐVT: tỷ đồng

Khoản mục

2012

2013

2014

So sánh

So sánh

2013/2012

2014/2013
Tốc

Số

tiền

Tốc độ
tăng
(%)

Số

độ

tiền

tăng
(%)

Tiền gửi của
dân cư và các

110,569 155,522 225,408 44,953

40,65%

69,886

10,527

2,876

27,32%


6,331

121,096 168,925 245,142 47,829

39,5%

76,217

TCKT
Tiền gửi của
TCTD khác
Tổng nguồn
vốn huy động

13,403

19,734

44,94
%
47,24
%
45,12
%

Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn tại VPBank TP.Hồ Chí Minh
Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng, về mặt tuyệt đối, nguồn vốn huy
động của VPBank - CN Hồ Chí Minh liên tục tăng trong những năm gần đây. Nhưng
xét về mặt tương đối thì tốc độ tăng của các năm là khác nhau, tổng nguồn vốn huy
động trong năm 2013 là 168,925 tỷ đồng, tăng so với năm 2012 là 47,829 tỷ đồng với

mức tăng 39,5%. Con số này tiếp tục tăng lên là 245,142 tỷ đồng vào năm 2014, tăng
so với nguồn huy động năm 2013 là 76,217 tỷ đồng với mức tăng 45,12%. Đạt được
15


kết quả như trên là sự nỗ lực của Ban giám đốc cùng cán bộ nhân viên chi nhánh trong
quá trình huy động vốn từ dân cư, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế bằng việc
mở rộng mạng lưới, đưa ra nhiều sản phẩm đa dạng. Ngoài ra còn nguồn vốn huy động
khác như đi vay nhưng chiếm một tỷ lệ không đáng kể.
 Nghiệp vụ cho vay

Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và hội nhập, nhu cầu đầu tư ngày càng tăng
lên, do đó hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng ngày càng phát triển. Điều này có thể
thấy trong bảng dưới đây:
Bảng 1.3.Tình hình tín dụng giai đoạn 2012 – 2014 tại Vpbank Hồ Chí Minh
ĐVT: tỷ đồng
So sánh
Chỉ tiêu

2012

Tổng dư nợ
Tổng doanh
số cho vay

91,385
115,793

2013


2014

102,68

116,78

5
146,47

7
171,36

2013/2012
Tốc độ
Số
tăng
tiền
(%)
11,3

12,37%

So sánh
2014/2013
Tốc độ
Số tiền

tăng
(%)


14,102

13,73%

20,682 17,86% 24,894 17,00%
5
9
Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm tại VPBank Hồ Chí Minh

Theo những số liệu ở bảng trên ta thấy, tổng dư nợ năm 2013 đạt 102,685 tỷ
đồng tăng so với năm 2012 là 11,3 tỷ đồng với mức tăng 12,37%. Năm 2014 đạt
116,787 tỷ đồng, tăng so với năm 2013 là 14,102 tỷ đồng, với mức tăng 13,73%.
Qua số liệu trên, cho thấy rằng dư nợ cho vay của chi nhánh tăng qua các năm
song mức tăng không đáng kể. Vì trong bối cảnh những năm qua, thị trường cho vay
cạnh tranh gay gắt, đồng thời áp lực lãi suất cho vay thỏa thuận vẫn trên ngưỡng
20%/năm nên khách hàng cũng ngại sử dụng vốn vay từ ngân hàng để phục vụ cho
mục đích của họ.

16


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
– CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH
1

2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH

1.1 2.1.1. Căn cứ pháp lý của hoạt động cho vay mua ô tô

Cơ sở pháp lý đầu tiên là luật các TCTD số 07/1997/QHX và luật số
20/2004/QHXI về sửa đổi bổ sung một số điều của luật các TCTD áp dụng cho tất cả
các hoạt động của NHTM. Luật này được ban hành nhằm đảm bảo cho hoạt động của
các TCTD được an toàn, lành mạnh và hiệu quả.
Cơ sở tiếp theo là Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của
các TCTD; Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN
về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay. Những quyết định này là cơ sở
cho hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay trả góp mua ôtô nói riêng của
NHTM.
Tiếp theo đó, VPBank đã ban hành “Quy chế cho vay đối với khách hàng” theo
Quyết định 467/2002/QĐ-HĐQT ngày 06/06/2002 và Quyết định số 144/2005/QĐHĐQT ngày 21/03/2005 về sửa đổi, bổ sung một số điều trong “Quy chế cho vay của
khách hàng”.
Thêm nữa ngày 13/02/2002, Hội đồng quản trị đã ban hành Quyết định số 4712002/QĐ-HĐQT về “thể lệ cho vay mua ô tô”. Thể lệ này đã quy định một số vần đề
cụ thể hoạt động cho vay mua ô tô như: thời hạn cho vay, lãi suất áp dụng… Sau đó
Hội đồng quản trị lại ban hành Quyết định số 207-2005/QĐ-HĐQT về “thể lệ cho vay
mua ô tô” thay thế cho Quyết định số 471-2002/QĐ-HĐQT; Quyết định
2183/2006/QĐ-TGĐ của Tổng giám đốc VPBank về “thể lệ cho vay có bảo đảm bằng
ôtô đã qua sử dụng” ngày 22/09/2006 và Quyết định số 2330/2006/QĐ-TGĐ về sửa
đổi một số điều của “thể lệ cho vay có bảo đảm bằng ô tô đã qua sử dụng” ngày
18/10/2006. Với quyết định này, VPBank cho phép khách hàng có thể dùng chính
chiếc xe đã qua sử dụng hình thành từ vốn vay làm TSBĐ cho khoản vay của mình.
17


Gần đây nhất là ngày 17/10/2007, Tổng giám đốc VPBank đã ban hành Quyết
định số 3536/2007/QĐ-TGĐ về “thể lệ cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân”
và Quyết định số 3537/2007/QĐ-TGĐ về “thể lệ cho vay mua ô tô đối với khách hàng
doanh nghiệp”.
1.2 2.1.2. Một số quy định về cho vay mua ô tô tại Vpbank – Chi nhánh Hồ Chí
Minh

1.2.1 2.1.2.1. Điều kiện cho vay
 Điều kiện đối với cá nhân:

- Có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 tại địa bàn có đơn vị của VPBank.
- Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có tài sản đảm bảo tiền vay hoặc được bên thứ ba bảo đảm bằng tài sản.
- Đối với sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh: có khả năng tài chính và có phương
án kinh doanh xe ô tô định mua khả thi; Đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải hành
khách, cho thuê xe tự lái,…( nếu có ).
- Đối với sản phẩm ô tô cá nhân thành đạt: có khả năng tài chính và có thu nhập
thường xuyên đủ để trả gốc và lãi hàng tháng.
 Điều kiện đối với tổ chức, doanh nghiệp:

- Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự.
- Có giấy phép kinh doanh (Giấy đăng ký kinh doanh) theo quy định của pháp
luật.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ gốc và lãi vốn vay cho VPBank đúng thời
hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng.
- Đối với sản phẩm ôtô doanh nghiệp kinh doanh: có giấy phép kinh doanh vận tải
hành khách (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải hành khách).
- Có phương án kinh doanh chiếc xe định mua khả thi.
1.2.2 2.1.2.2. Thời hạn cho vay
- Sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh và doanh nghiệp kinh doanh tối đa không quá
48 tháng.
18


- Sản phẩm ô tô cá nhân và doanh nghiệp thành đạt tối đa không quá 60 tháng.
1.2.3 2.1.2.3. Hồ sơ vay vốn
 Hồ sơ pháp lý: Giấy CMND, hộ khẩu (KT3) của người vay và của vợ/chồng người

vay, bản sao Giấy đăng ký kết hôn/ bản sao Giấy chứng nhận độc thân của Khách
hàng.
 Hồ sơ phương án vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu
VPBank cung cấp). Các văn bản liên quan đến mục đích vay như: Hợp đồng mua xe,
hồ sơ về chiếc xe định mua, chứng từ tài chính.
 Hồ sơ tài chính: Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính và nguồn trả nợ.
 Hồ sơ tài sản đảm bảo: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản bảo
đảm.
 Hồ sơ khác: Giấy tờ khác
1.3 2.1.3. Quy trình thực hiện hoạt động cho vay mua ô tô tại Ngân hàng TMCP
Việt Nam Thịnh vượng – Chi nhánh Hồ Chí Minh
Quy trình cho vay mua ô tô tại VPBank – chi nhánh Hồ Chí Minh:
Tiếp xúc
khách hàng
Tiếp nhận
hồ sơ

Thẩm định tài sản

Thẩm định khách hàng

Trình
hồ sơ vay
Hoàn thiện
hồ sơ
Giải ngân

Kiểm tra và xử lý nợ vay

Hoàn tất


Sơ đồ 2.1. Quy trình cho vay mua ôtô tại VPBank - CN Hồ Chí Minh
19


Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn:
Gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp; trao đổi với khách hàng, nắm thông tin cơ
bản của khách hàng. Trong thời gian ngắn nhất lấy đựợc nhiều thông tin của khách
hàng nhất. Sau đó, thông báo cho khách hàng thông tin về lãi suất, điều kiện vay, tư
vấn các sản phẩm dịch vụ cua VPBank.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:
Kiểm tra hồ sơ về số lượng, tính hợp lệ, hợp pháp. Sau đó đối chiếu với bản gốc.
Tiếp nhận hồ sơ, lập 2 giấy biên nhận: 1 bản cho khách hàng, 1 bản nhân viên
tín dụng giữ. Tiếp đó, bàn giao hồ sơ định giá tài sản bảo đảm cho phòng thẩm định tài
sản để thẩm định (khi KH cung cấp đủ hồ sơ).
Bước 3: Thẩm định khách hàng:
Thẩm định tư cách pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng cá nhân;
thẩm đinh tư cách pháp nhân, lịch sử hình thành phát triển…
Lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng đối với VPBank và các tổ chức tín
dụng khác. Thông qua các nguồn thông tin từ đồng nghiệp, CIC,…
Kiểm tra thực lực tài chính, hợp lệ hồ sơ tài chính.
Thẩm định về dự án đầu tư/ phương án sản xuất kinh doanh.
Thẩm định về tài sản đảm bảo.
Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình ban tín dụng, hội đồng tín dụng:
Lập tờ trình thẩm định khách hàng, ghi rõ ngày nhận hồ sơ lần đầu và ngày nhận
đủ hồ sơ, có chữ ký trưởng phòng.
Lập báo cáo thẩm định tài sản, có chữ ký trưởng phòng.
Nhận lại báo cáo thẩm định, biên bản định giá từ nhân viên TĐTS, tạp hợp bộ
hồ sơ trình ban tín dụng, hội đồng tín dụng .
BTD/HĐTD duyệt hồ sơ thì cán bộ tín dụng giao hồ sơ tín dụng cho quản lý tín

dụng làm hồ sơ công chứng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo, sửa đổi, thông báo
cho khách hàng.
Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng:
Ngay khi nhận nghị quyết, lập giấy đề nghị hoàn thiện hồ sơ TSĐB; bản sao nghị
20


quyết; 4 bản chính biên bản định giá TSĐB; bản sao giấy chứng nhận sở hữu tài sản,
các giấy tờ bổ sung khác theo yêu cầu của nhân viên TĐTS.
Tiếp đó làm hợp đồng đảm bảo tiền vay; liên hệ khách hàng để đến ngân hàng
hoặc cơ quan công chứng ký hồ sơ TSBĐ.
Nhập kho TSBĐ, trưởng phòng ký.
Trình lãnh đạo phòng, ban (tổng) giám đốc ký duyệt hồ sơ tín dụng.
Đăng ký giao dịch đảm bảo trước khi giải ngân.
Bước 6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng (giải ngân):
Để hoàn tất chứng từ để giải ngân cần chuyển 1 bản chính hợp đồng tín dụng:
khế ước vay, ủy nhiệm chi, giấy lĩnh tiền mặt, các giấy tờ khác đến bộ phận giao dịch
để thực hiện giải ngân. Nhập hồ sơ tín dụng vào chương trình tin học T24.
Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay:
Kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình hình SXKD; kiểm tra tình trạng TSĐB.
Thông báo, đôn đốc trả nợ; Gia hạn nợ gốc/lãi; Chuyển nợ quá hạn.
Bước 8: Tất toán hợp đồng tín dụng, lưu trữ hồ sơ:
In phiếu tính lãi, hướng dẫn khách hàng nộp đủ gốc, lãi; kiểm tra niêm phong,
chứng kiến bóc niêm phong; ký vào phần “xuất kho toàn bộ” tại phiếu xuất nhập kho
và ký vào sổ kho; lưu bản gốc phiếu xuất nhập kho và hồ sơ tín dụng.
Sau đó lập giấy đề nghị giải tỏa TSĐB; tờ thanh lý đã được duyệt; bản sao hợp
đồng bảo đảm tiền vay; đăng ký giao dịch bảo đảm chuyển cho phòng TĐTS làm thủ
tục giải chấp.
Đóng lại từng tập hồ sơ tín dụng.


21


1.4 2.1.4. Kết quả thực hiện hoạt động cho vay mua ô tô tại Ngân hàng TMCP
Việt Nam Thịnh vượng – Chi nhánh Hồ Chí Minh
1.4.1 2.1.4.1. Phân tích tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay mua ô tô trong tổng
doanh số cho vay
Bảng 2.4. Doanh số cho vay mua ôtô của Vpbank - Hồ Chí Minh
giai đoạn 2012 - 2014
ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

So sánh

So sánh

2013/2012
Tương
Tuyệt
đối
đối
(%)

2014/2013
Tương
Tuyệt
đối
đối
(%)


Năm

Năm

Năm

2012

2013

2014

11,447

16,112

27,419

4,665

41%

11,307

70%

125,793

146,475


171,369

20,682

16%

24,894

17%

Doanh số
cho vay
mua ôtô
Tổng
doanh số
cho vay
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank-Chi nhánh Hồ Chí Minh
Trong năm 2013, tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay mua ôtô đạt 16,112 tỷ
đồng tăng 4,665 tỷ đồng tương ứng với mức tăng trưởng 41% so với năm 2012, năm
2014 có tốc độ tăng trưởng cho vay mua ô tô đạt 27,419 tỷ đồng tăng 11,307 tỷ đồng
tương ứng với mức tăng trưởng 70% so với năm 2013.
Vpbank – CN Hồ Chí Minh có được sự tăng trưởng mạnh trong doanh số cho
vay mua ô tô như trên là do: Kinh tế nước ta trong những năm qua đã phát triển không
ngừng, đặc biệt là trong giai đoạn nước ta đứng trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế Thế
Giới, đã đem lại những cơ hội và thách thức lớn cho nền kinh tế. Chính điều đó đã làm
xuất hiện ngày càng nhiều các công ty, các doanh nghiệp với quy mô lớn, không ngừng
hoàn thiện cơ sở vật chất đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, từ đó tạo ra nhiều cơ hội
cho các ngân hàng trong đó có VPBank- chi nhánh HCM trong hoạt động kinh doanh
của mình, đặc biệt là hoạt động cho vay mua ôtô.

22


Như vậy, qua 2 năm với số lượng ngày càng tăng góp phần vô cùng quan trọng
trong sự phát triển của đơn vị trong thời gian qua và cả trong tương lai sau này.
1.4.2 2.1.4.2. Phân tích tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay mua ô tô trong tổng doanh
số cho vay
Bảng 2.5. Tình hình dư nợ trên tổng doanh số cho vay của
Vpbank – CN Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2014
ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

2012

2013

2014

So sánh

So sánh

2013/2012


2014/2013
Tươg
Tuyệt
đối
đối
(%)

Tuyệt

Tương

đối

đối (%)

Dư nợ
cho vay

7,547

9,520

12,853

1,973

26%

3,333


35%

doanh số

125,793

146,475

171,369

20,682

16%

24,894

17%

cho vay
Tỷ lệ dư

6%

6,5%

7,5%

mua ôtô
Tổng


nợ/tổng
doanh số
cho vay
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank-Chi nhánh Hồ Chí Minh
Dư nợ cho vay mua ô tô tính đến 31/12/2013 là 9,520 tỷ đồng so với cùng kì
năm trước tăng 1,973 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 26%.
Dư nợ cho vay mua ô tô tính đến 31/12/2014 là 12,853 tỷ đồng so với cùng kì
năm trước tăng 3,333 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 35%.
Như vậy, trong quá trình hoạt động, VPBank luôn chú trọng việc mở rộng cho
vay mua ôtô và đã đạt được những thành công nhất định.
1.4.3 2.1.4.3. Phân tích tỷ lệ dư nợ cho vay mua ô tô trên tổng nguồn vốn
Bảng 2.6. Tình hình tỷ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn qua các năm 2012-2014
23


ĐVT: Tỷ đồng
So sánh
Chỉ tiêu
Tổng dư

Năm

Năm

Năm

2012

2013


2014

91,385

2013/2012
Tuyệt
Tương
đối
11,3

102,685 116,787

So sánh 2014/2013
Tuyệt

Tương

đối (%)
12,4%

đối
14,1

đối (%)
13%

28,5%

170,836


32,6%

-23%

-19,2%

-27%

nợ cho
vay
Tổng

101,096 148,925 235,142 116,359

nguồn
vốn
Tỷ lệ dự

90,4%

68,9%

49,7%

-21,5%

nợ/tổng
nguồn
vốn

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank-Chi nhánh Hồ Chí Minh
Qua biểu đồ cho thấy, tỷ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn cho vay qua 3 năm liên tục
giảm chứng tỏ khả năng sử dụng vốn của Chi nhánh là chưa tốt. Năm 2013 là 68,9%,
giảm 21,5% so với năm 2012, năm 2014 thì tỷ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn cho vay lại tiếp
tục giảm xuống còn 49,7 %.
Nguyên nhân là do vốn nhàn rỗi trong dân cư còn rất nhiều, người dân chưa có
thói quen tích lũy dần bằng cách gởi tiền vào ngân hàng để khi cần rút ra sản xuất kinh
doanh, mua sắm, xây dựng và sửa chữa nhà hoặc tiêu dùng.
Tuy vậy nhưng trong hai năm qua chi nhánh cũng đã đạt được những thành tựu
hết sức nổi bật về doanh số cho vay và doanh số thu nợ, còn những hạn chế chỉ là trước
mắt và tạm thời không đáng lo ngại.
1.4.4 2.1.4.4. Phân tích tỷ lệ dư nợ cho vay mua ô tô tổng doanh số cho vay
Bảng 2.7. Tình hình dư nợ giai đoạn 2012-2014 tại VPBANK – CN Hồ Chí Minh
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

So sánh

So sánh

2012

2013


2014

2013/2012

2014/2013

24


Dư nợ cho
vay mua ôtô
Tổng dư nợ
cho vay

7,547
91,385

Tuyệt

Tương

Tuyệt

Tương

đối

đối (%)

đối


đối (%)

12,853

1,973

26%

3,333

35%

102,685 116,787

20,682

16%

24,894

17%

9,520

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank-Chi nhánh Hồ Chí Minh
Qua bảng trên ta thấy, dư nợ từ hoạt động cho vay mua ôtô tính đến 31/12/2013
là 9,520 tỷ đồng so với cùng kì năm trước tăng 1,973 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng
là 26%. Dư nợ cho vay mua ôtô tính đến 31/12/2014 là 12,853 tỷ đồng so với cùng kì
năm trước tăng 3,333 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 35%.

Nhìn chung qua ba năm 2012-2014 có thể thấy được rằng dư nợ cho vay mua
ôtô qua các năm tăng mạnh, điều đó thể hiện cho vay mua ôtô sẽ ngày càng trở thành
thế mạnh của chi nhánh trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, nguyên nhân là do ngân hàng
đã nắm bắt được nhu cầu về xe của người dân trong những năm gần đây gia tăng, mặt
khác là do chi nhánh đã làm đúng quy trình tín dụng và chấp hành đầy đủ các văn bản
của ngân hàng, từ đó cho thấy chi nhánh đã đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách
hàng và thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng rất tốt.

25


×