Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

phân tích ngành đối thủ cạnh tranh nhóm 10 KSKD 03

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.49 KB, 12 trang )

Khởi sự kinh doanh 03

DỰ ÁN CAFÉ XẢ STRESS

Giáo viên hướng dẫn

:

Ths. Trần Diệu Linh

Nhóm thực hiện

:

10


Khởi sự kinh doanh 03

MỤC LỤC

1. Tổng quan về sản phẩm

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là áp lực cuộc sống ngày càng
tăng cao. Thống kê gần đây của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã cho thấy một con
số đáng giật mình: khoảng 20% dân số thế giới đang bị căng thẳng (stress) quá mức
trong công việc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã khẳng định stress đang là mối
đe dọa lớn nhất cho sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21. Còn tại Việt Nam, theo một
nghiên cứu khác, tỷ lệ bình quân số người bị stress trên cả nước là hơn 52%. Có vô số
lí do dẫn đến stress: kinh tế phát triển, áp lực công việc ngày càng cao, môi trường
làm việc ngày càng trở nên phức tạp và căng thẳng, áp lực của cuộc sống và của bản


thân là quá lớn… Từ đây, stress có cơ hội “tồn tại và phát triển” và đang dần trở thành
nỗi ám ảnh của cuộc sống hiện đại.
Mọi người đều có nhu cầu thể thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng
thẳng hoặc cùng gia đình đi chơi. Bắt kịp được xu hướng đó, chúng tôi lựa chọn hình
thức kinh doanh Café xả stress cực kỳ độc đáo. Hình thức cafe mới lạ này mới có rất
ít quán áp dụng, hơn thế nữa chi phí cũng như tính cạnh tranh của quán rất cao.
Café xả stress được mở ra với mục đích giúp cho khách hàng có được môi trường
thư giãn trọn vẹn với rất nhiều trò chơi xếp hình, đập búa, cờ vua…cùng không gian
thoáng đãng, hòa cùng thiên nhiên tạo cảm giác trong lành mát mẻ.
2. Phân tích ngành
2.1. Quy mô
Trong những năm gần đây, thị trường Café tại Việt Nam nói chung cũng như TP.
Hà Nội nói riêng bước vào giai đoạn bùng nổ. Theo thống kê của tổ chức Café thế
giới(ICO), từ năm 2008-2011 lượng café tiêu thụ tại Việt Nam tăng 65%. Tính riêng
năm 2010, mức tăng trưởng là 31% so với các nước trên thế giới. Điều này cho thấy
tiềm năng tiêu thụ café tại Việt Nam là rất cao.
Trên thị trường quán café hiện nay có thể chia ra làm 4 loại hình cơ bản
- Loại hình 1: Quán có quy mô lớn được đầu tư bằng nguồn vốn lớn, trang trí đẹp, đồ
uống ngon, đa dạng, đủ chủng loại. Chính vì vậy, giá cả rất cao, có thể gấp 3-4 lần giá
thông thường. Có thể khẳng định ngay, loại hình này phù hợp với những người thuộc
tầng lớp thượng lưu.
NHÓM 10

Page 2


Khởi sự kinh doanh 03

-


-

-

2.2.
2.3.

Vd: Nhiều quán café Trung Nguyên, quán Fantasy, và một số quán Hồ Tây..
Loại hình 2: Quán trên phố cổ: là những quán có quy mô nhỏ và vừa. Quán có lợi thế
là có tiếng nhiều năm, được khách hàng nhớ tới bởi chất lượng, hương vị đặc trưng.
Vd: Café Nhân, Café Lâm, cafe Quất…
Loại hình 3 : Các quán cafe mới với nét đặc sắc về phong cách. Quán có quy mô không
lớn, thu hút một lượng nhóm khách hàng nhất định.
Vd : Quán Cây Si- Tôn Thất Tùng-Chuyên về Rock- Thu hút dân nghiền Rock
Loại hình 4 : Các quán cafe chỉ mang tính giải khát thông thường
Đây đơn giản chỉ là chỗ nghỉ chân, uống nước của khách hàng, quán có ưu thế về
địa điểm, vị trí, không gian… lúc đầu có thể được duy trì bằng nguồn vốn có sẵn, sau
đó thì phát huy ưu thế để thu lợi nhuận
Đây là 4 loại hình cơ bản nhất trong việc kinh doanh cafe, còn có nhiều loại hình
khác cho thấy được quy mô kinh doanh quán cafe là vô cùng lớn.
Đặc điểm
Đây là một ngành có hướng tăng trưởng tốt, cơ hội thị trường rộng mở, tuy nhiên cũng
lắm rủi ro và chẳng hề dễ dàng thành công.
Thành công của việc kinh doanh dựa chủ yếu vào địa điểm lựa chọn và sự khác biệt
Tạo ra sự tăng thêm về giá trị cho khách hàng.
Đây là một ngành dễ gia nhập nhưng cạnh tranh cao, dễ bị thay thế.
Gắn bó lâu đời với xã hội Việt Nam, trở thành một nét văn hóa của người Việt Nam
Những yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng, suy thoái của ngành

- Tăng tưởng : thị trường tiêu dùng Việt Nam với hơn 90 triệu dân, dân số trẻ chiếm tỉ lệ






cao được giới đầu tư thế giới nhận định là “miếng bánh rưới mỡ” cho các tập đoàn đa
quốc
gia.

phê
cũng
chẳng
ngoại
lệ.
Sự dịch chuyển lao động trên toàn cầu với “biên giới mềm” khi gia nhập WTO
tạo điều kiện thuận lợi cho giới thanh niên Việt Nam tiếp cận, quen dần và ủng
hộ những hình mẫu mới. Cơ hội việc làm và thu nhập trên đầu người tăng, nhịp
sống gấp gáp và dồn dập … sẽ làm cho những mô hình thức ăn nhanh (KFC, Loterria
…) hoặc cà phê mua mang đi (Starbucks Coffee, Gloria's Jean Coffees,
Highlands Coffee, Passio …) phát triển mạnh theo nhu cầu của thị trường.
Suy thoái
Sự biến dạng trong kinh doanh của một số quán cà phê đã gây ảnh
hưởng không tốt trong xã hội.
Thị hiếu của khách hàng thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là khách hàng
trẻ.
Có rất nhiều các loại sản phẩm thay thế dần đẩy cafe vào cạnh tranh khốc liệt hơn bao
giờ hết.
NHÓM 10

Page 3



Khởi sự kinh doanh 03

2.4.









2.5.
2.5.1.

Xu hướng phát triển ngành trong quá khứ và dự báo xu hướng trong những năm
sắp tới
Xu hướng phát triển ngành trong quá khứ :
Sự nở rộ của các quán cafe
Đối tượng khách hàng trẻ chưa được chú ý nhiều, chủ yếu phục vụ tầng lớp công sở
Nhấn mạnh tới tính đa phong cách, đáp ứng nhiều cung bậc nhu cầu với nhiều đối
tượng khách hàng đa dạng.
Cũng là những tổ hợp giải trí-thư giãn, nhưng không chú trọng phục vụ nhóm đối
tượng
trẻ
nêu
trên,
một

số
quán
đã
hình
thành

hình cà phê + phòng trà; cà phê + bar + nhà hàng.
Dự báo xu hướng trong những năm sắp tới
Kinh doanh quán cà phê sẽ ngày càng phát triển với mật độ cao.
Kinh doanh cà phê nhượng quyền từ nước ngoài
Cà phê mua mang đi (coffee to-go) đang phát triển mạnh vì đặc tính nhanh và tiện lợi
của nó.
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter
Đối thủ sắp gia nhập ngành.
Rào cản gia nhập ngành:
- Tính kinh tế do quy mô: Đối với sản phẩm kinh doanh quán café càng mở rộng
sản xuất thì đạt được mức lợi nhuận tăng không cao.Tùy thuộc vào cách xây dựng
chính sách khách hàng cũng như lựa chọn các yếu tố như địa điểm.. thì việc tăng quy
mô làm tăng lợi nhuận sẽ cao hơn và ngược lại.
- Lợi thế chi phí: Chi phí kinh doanh,mua sắm vật tư thiết bị,cơ sở hạ tầng ở mức
vừa phải, không phải đầu tư quá lớn( khoảng 200- 400 triệu ).Nhưng chi phí cố định
cao hơn nhiều so với chi phí biến đổi. Vì thế, muốn tối đa hóa lợi nhuận đạt được, ta
cần lập kế hoạch giảm tối đa các loại chi phí mua trang thiết bị.Điều này khiến cho
việc gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh giản do vốn đầu tư không cao.
- Khác biệt sản phẩm: Sản phẩm đòi hỏi phải có tính mới,độc đáo và sáng tạo
trong cách thưởng thức,cũng như phong thái phục vụ.Đây là điểm khó khăn nhất của
kinh doanh café nhằm thu hút khách hàng đến với mình. Điều này quyết định mức độ
thành công của quán.
- Yêu cầu vốn đầu tư: Vốn đầu tư ở mức vừa phải không quá cao.Có thể huy động
từ các thành viên trong nhóm khởi sự hoặc vay ngân hàng thêm một khoản.Điều này

không khó để thực hiện.
- Chi phí chuyển đổi: ở mức trung bình,tương đối dễ chuyển đổi.Vì cơ sở hạ tầng
hay vật tư thiết bị có thể tận dụng được trong quá trình chuyển đổi.Ngoài ra có thể tận
dụng các trang thiết bị thanh lý của các nơi về chỉnh sửa sắp xếp phù hợp.Khá dễ
dàng thực hiện.
NHÓM 10

Page 4


Khởi sự kinh doanh 03

- Tiếp cận kênh phân phối:Việc mở rộng kênh phân phối ngay từ đầu khi sản
phẩm chưa có thương hiệu là điều rất mạo hiểm.Các kênh phân phối của sản phẩm
thường dựa vào chính doanh nghiệp kinh doanh.Vì thế,các kênh phân phối chưa cần
thực hiện trong thời gian này.
- Quy định chính phủ: Các quy định của chính phủ không quy định cụ thể trong
ngành kinh doanh café. Vì thế, các sản phẩm kinh doanh tuân theo an toàn thực phẩm
và quy định về kinh doanh, đóng thuế đầy đủ.
- Sự trả đũa của các doanh nghiệp trong ngành: không quá cao nhưng mức độ
cạnh tranh trong từng khu vực kinh doanh khá cao.
- Giai đoạn của chu kỳ ngành: tương đối dài.Trong 2-3 năm phát triển mới xây
dựng được niềm tin cũng như lúc ấy nên mở rộng kinh doanh vì đã xây dựng được
thương hiệu.
=>> Nên gia nhập ngành vì doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế về tính độc đáo,
vốn đầu tư cũng như đạt được lợi thế chi phí khi tận dụng lại.Đây là ngành kinh
doanh khá hiệu quả đối với người mới bắt đầu.
2.5.2. Đối thủ cạnh tranh hiện tại.
- Cơ cấu cạnh tranh: Cạnh tranh bình đẳng trên phương diện sự thỏa mãn của
khách hàng.Mỗi nhóm khách hàng có nhu cầu riêng về việc giải trí.Vì thế,các đối thủ

cạnh tranh thường tìm cách xây dựng phong cách quán phù hợp nhất với nhu cầu từng
nhóm đối tượng khác nhau.
- Tốc độ tăng trưởng của ngành:ở mức cao nếu nắm bắt xu hướng.Ngày nay, việc
đi vào quán café không chỉ là thưởng thức ly café thơm ngon mà còn tận hưởng cả
không gian nơi ấy. Vì thế, dù có mức độ cạnh tranh cao nhưng tốc độ tăng trưởng
trong tương lai của ngành còn rất cao, có rất nhiều cơ hội mở ra.
- Các rào cản ngăn cản việc ra khỏi ngành:hầu như là ít và không đáng kể,gây thiệt
hại ít tới nhà đầu tư.
=>> Rất thuận lợi cho việc tiến hành dự án đầu tư,gia nhập ngành do áp lực của
đối thủ cạnh tranh hiện tại không quá cao.
2.5.3. Khách hàng.
Ngày nay, công nghệ thông tin cực kỳ phát triển. Chỉ cần lên google tìm kiếm là đã
có rất nhiều thông tin hữu ích.Vì thế, khách hàng của chúng ta cũng có rất nhiều cách
gây áp lực đối với doanh nghiệp.
Kinh doanh sản phẩm café hiện nay có rất nhiều các đối thủ cạnh tranh cung cấp
các sản phẩm tương tự hay sản phẩm thay thế.Ở thị trường Việt Nam hiện nay chủ
yếu là các nhà cung ứng quy mô vừa và nhỏ. Kết hợp các điều trên cho thấy doanh
nghiệp cần phải tạo ra một giá trị khác biệt hay tăng thêm giá trị cho khách hàng.Áp
lực từ nhóm khách hàng tới cho doanh nghiệp là vô cùng lớn, có sức lan truyền nhờ
các phương tiện mới như facebook,truyền miệng trong nhóm…Vì thế, doanh nghiệp
NHÓM 10

Page 5


Khởi sự kinh doanh 03

cần phải xử lý tốt các tình huống cũng như các chính sách phù hợp với khách hàng
nhóm.
=>> Nếu đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và làm cho quyền thương lượng

của khách hàng thấp đi cũng như phát triển phương thức tiếp cận khách hàng mới thì
khách hàng trung thành với doanh nghiệp ngày càng tăng.
2.5.4. Nhà cung ứng.
Theo khảo sát của chúng tôi về thị trường cung ứng nguyên vật liệu cũng như máy
móc thiết bị phục vụ kinh doanh có sức cạnh tranh rất cao.Các nhà cung ứng lớn hiện
nay như : Cafe Quang, Oriberry, Tai Dam Coffee, Cà phê Giang, HCOFFEE, …. Mỗi
nhà cung ứng cũng đưa ra mức giá, ưu đãi cho từng đối tượng khách hàng của doanh
nghiệp. Sau đây là 1 số bảng báo giá café nguyên chất của các nhà cung ứng:
- Bảng báo giá của nhà cung ứng HCOFFEE
STT
Sản phẩm
ĐVT
ĐƠN GIÁ
1
Robusta
Kg
140.000
2
Culi Robusta
Kg
170.000
3
Robusta Special
Kg
190.000
4
Culi
Kg
205.000
5

Arabica
Kg
220.000
6
Arabica Robusta
Kg
250.000
7
Arabica Special
Kg
290.000
8
Moka Robusta
Kg
270.000
9
Moka Special
Kg
430.000
10
Robusta Espresso
Kg
460.000
11
Culi Espresso
Kg
580.000
12
Arabica Espresso
Kg

710.000
13
Moka Espresso
Kg
825.000
-

NHÓM 10

Bảng báo giá của nhà cung ứng
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị tính Đơn giá
Loại 1
1
Café Buôn Ma Kg
60.000
Thuật
2
Robusta
Kg
100.000
3
Arabica
Kg
110.000
4
Moka
Kg
120.000

5
Culi
Kg
110.000
6
Café Mộc
Kg
100.000
7
Café Chồn
Kg
150.000
8
Café Weasel
Kg
400.000
Page 6

Loại 2
70.000

Loại 3
80.000

120.000
120.000
140.000
120.000
120.000
180.000

600.000

130.000
150.000
180.000
130.000
150.000
600.000
1.200.000


Khởi sự kinh doanh 03

9
10
11
12
13
14

Catimo
Culi Robusta
Moro
Caro
Romo
Aro

Kg
Kg
Kg

Kg
Kg
Kg

170.000
110.000
140.000
140.000
120.000
130.000

240.000
130.000
180.000
150.000
140.000
160.000

300.000
150.000
220.000
180.000
150.000
190.000

Hơn thế nữa, khi doanh nghiệp đàm phán với nhà cung ứng có thể ép giá nhằm đạt
được chiết khấu cao khi nhập nguồn nguyên liệu với số lượng lớn.
=>> Nên tìm hiểu rõ nhà cung ứng và có sự ràng buộc về hợp đồng cung cấp trang
thiết bị hay nguyên liệu một cách ổn định,tránh trường hợp nguồn nguyên liệu bị ngắt
quãng .Khi kinh doanh phát triển ta có thể tăng khối lượng mua lên cho nhà cung ứng

=>> Chúng ta sẽ trở thành quan trọng với nhà cung ứng.
2.5.5. Sản phẩm thay thế.
Hiện nay,các sản phẩm thay thế là các loại đồ uống có gas,nước ngọt, trà sữa hay
đồ uống gây kích thích…
- Sản phẩm thay thế có ưu thế hơn về giá cả,hình thức mua.Có thể mua ở bất cứ
tiệm tạp hóa nhỏ hay 1 siêu thị lớn nào đó,với giá cả phải chăng.Ngoài ra hình thức
take away giúp cho người sử dụng các sản phẩm cảm thấy tiện lợi, dễ dàng hơn rất
nhiều.
- Chi phí chuyển đổi thấp.
- Được sử dụng rộng rãi và thường xuyên hơn: điều này đã được thực tế chứng
minh qua các thống kê sử dụng các loại đồ uống này.
Vì thế, doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp nhằm giảm sức ép của các sản phẩm
thay thế hiện nay như :
- Chú ý đến đầu tư thay đổi không gian thưởng thức,hoạt động giải trí đan xen
hoạt động thưởng thức sản phẩm.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm:cải tiến hương vị café theo chủ đề của tháng hay
tuần..theo festival hay 1 lễ hội gì đó..
- Khác biệt hóa sản phẩm: việc thưởng thức đi kèm với các hoạt động giải trí như
nghe nhạc giao hưởng,hay 1 chút tĩnh lặng trong không gian núi rừng hoang sơ mà
cửa hàng tạo ra….
- Khách hàng có quyền đóng góp ý kiến về sản phẩm hay dịch vụ giải trí…đưa ra
sáng kiến hay hơn và độc đáo hơn,sáng tạo và đầy mê đắm hơn…
=>> Sản phẩm thay thế chỉ dùng cho những nhu cầu đơn giản của một số bộ phận
khách hàng..Còn sản phẩm của hàng sẽ đem đến cho khách hàng một đẳng cấp sử
dụng,thưởng thức café đúng theo ý bạn: ‘’ Hãy mang phong cách của bạn vào trong
NHÓM 10

Page 7



Khởi sự kinh doanh 03

café của chúng tôi’’.Khách hàng có thể là người tạo ra không gian thưởng thức mà
cửa hàng sẽ là người hoàn thiện không gian đó hơn bằng sự sáng tạo trong hoạt động
giải trí của mình.Và nơi đó chỉ đầy là nghệ thuật: nghệ thuật của sự tao nhã thưởng
thức café ,nghệ thuật của thiên nhiên,không gian và hình khối….
=>> Từ các phân tích nhận định các nhân tố ảnh hưởng tác động lớn tới việc kinh
doanh café cho thấy dự án kinh doanh có tính khả thi rất cao, phù hợp cho những
người mới khởi sự.
3. Phân tích đối thủ cạnh tranh: Quán Cà phê Starbucks
3.1. Lợi thế cạnh tranh của Starbucks
- Với hơn 20.000 điểm trên khắp thế giới, mỗi cửa hàng của Starbucks lại có những thiết
kế khác nhau mang nét độc đáo riêng.
- Thương hiệu Satrbuck nổi tiếng với hầu như tất cả những ai sành cà phê
- Bắt đầu từ chiều 23/7, quán cà phê Starbucks đầu tiên tại Hà Nội (32 Hàng Bài) mở
cửa đón khách. Vị trí rất được nhiều ưu ái vì đó là hai con phố trung tâm của thủ đô:
Phố Lý Thường Kiệt và phố Hàng Bài.

Nội thất và đồ trang trí dùng trong cửa hàng được thiết kế bởi các nghệ sĩ tại Hà Nội cũng
như mua từ các nhà cung cấp địa phương, mang đậm bản sắc văn hóa thủ đô.

NHÓM 10

Page 8


Khởi sự kinh doanh 03

• Điểm nổi bật khi bước vào quán là hình ảnh về cà phê Abrica mà Starbucks sử dụng


cho tất cả các sản phẩm của mình.
• Ngoài cà phê pha sẵn, Starbucks còn bán nhiều loại cà phê rang xay và đồ ăn đặc trưng
• Starbucks 32 Hàng Bài chính thức đi vào hoạt động với hình thức chủ yếu là take away











với hơn 30 loại cà phê
Thực đơn đồ uống ở cửa hàng Starbucks tại Hà Nội khá phong phú. Đáng chú ý nhất là
Asian Dolce Latte, món đồ uống được thiết kế và chính thức giới thiệu tại lễ khai
trương cửa hàng Starbucks đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh đầu năm 2013. Đây là
loại đồ uống được chế biến theo công thức đặc biệt phù hợp với sở thích của người
châu Á
Chuỗi cửa hàng cà phê sẽ thu hút những người Việt trẻ tuổi, thích sự sành điệu, lối
sống phương Tây và những thương hiệu lớn.
Đặc biệt, Starbuck có quy định khá nghiêm ngặt về việc phục vụ cho khách.
Với hai quầy thanh toán cùng đội ngũ nhân viên làm việc toàn thời gian, Starbucks có
thể phục vụ tới 220 khách/giờ
Phục vụ khách hàng trong vòng 3 phút kể từ khi họ bước vào cửa hàng của chúng tôi,
và tối đa là 5 phút nếu cửa hàng quá đông khách.
Về chất lượng, café của Starbuck luôn đảm bảo hương vị, thẩm mỹ cho sản phẩm
của mình.
Mỗi chuyên viên pha chế phải quản lý tới bốn khay cà phê cùng lúc và cứ ít nhất 15

phút lại quấy một lần. Họ không bao giờ cho phép một ly cà phê để quá 30 phút mà
không được quấy. Họ phải làm điều này ngay cả trong giờ nghỉ. Starbucks thà đổ cà
phê đi chứ không phục vụ khách hàng một ly cà phê nguội.Các chuyên gia pha chế
cũng đặt chế độ hẹn giờ cho cà phê đá, trà đá và bánh ngọt để đảm bảo rằng tất cả mọi
thứ đều phải tươi ngon khi đem ra phục vụ khách.
Máy có thể pha ra loại café ngon nhất mà bạn đã từng được thưởng thức. Starbucks đã
mua lại các Công ty sản xuất ra máy Clover vào năm 2008 và bắt đầu giới thiệu loại
máy này tại 1 số cửa hàng chọn lọc trên toàn nước Mỹ.

3.2. Những vấn đề hiện tại đang tác động đến Starbucks:
- Khó khăn lớn nhất của Starbucks sẽ là việc phải đối mặt với thị trường nơi vị cà phê

truyền thống, các nhãn hiệu trong nước và nước ngoài khác tràn ngập khắp các đường
phố.
- Đối thủ cạnh tranh lớn của Starbucks khi vào Việt Nam là Trung Nguyên, cùng với xu
hướng “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, Starbucks đã gặp phải những khó khan
nhất định.
- Starbucks sẽ đặt giá xứng tầm sản phẩm cao cấp, nhưng cũng đảm bảo tính cạnh tranh.
NHÓM 10

Page 9


Khởi sự kinh doanh 03

- Vấn đề thực sự nằm ở nguồn nhân lực. Starbucks muốn thu hút nhân lực có trình độ

3.3.
3.4.
3.5.

-

quốc tế - những người được đào tạo phù hợp với văn hóa của công ty, và công ty
muốn đảm bảo rằng trên bước đường phát triển của Starbucks trong tương lai, họ sẽ
không mắc phải bất kỳ sai lầm nào mà họ đã trải qua trong quá khứ
Đối tượng khách hàng chưa được đáp ứng:
Khách hàng là giới trẻ, nhưng có thu nhập trung bình, vừa muốn có không gian để
thưởng thức cà phê, vừa muốn được trải nghiệm những dịch vụ tốt.
Những người có sở thích với cà phê, muốn khám phá những địa điểm mới.
Những người có những sở thích khác đi cùng với cà phê, không chỉ có nhâm nhi cà
phê, nghe sách đọc báo,.. như hầu hết những nơi khác đang làm.
Khách hàng muốn một không gian theo tâm trạng, đê giải tỏa căng thẳng.
Thời gian mở cửa dài, để những người có thời gian rảnh rỗi có thể đến bất cứ lúc nào.
Sứ mệnh mà Starbucks đang hướng đến: khơi nguồn cảm hứng và nuôi dưỡng tinh
thần con người – một người, một cốc cà phê và một tình hàng xóm vào một thời điểm
Chiến lược thương hiệu của Starbucks
Định vị thương hiệu trên thế giới
Starbucks là nhãn hiệu đầu tiên tạo ra một phong cách thưởng thức cà phê mới và
trong tiềm thức của khách hàng, khó có thương hiệu đi sau nào có thể thay thế.
Starbucks thành lập từ năm 1971 nhưng đến năm 1984 nó vẫn chỉ là một cái tên vô
danh tại nước Mỹ với chỉ vỏn vẹn 5 cửa hàng cà phê tại thành phố Seattle. Nhưng chỉ
một thời gian ngắn sau khi Howard Schultz gia nhập Starbucks.
Howard Schultz, một chuyên gia marketing lỗi lạc, sau khi lãnh nhận vị trí CEO
của Starbucks đã nhanh chóng định vị chuỗi quán Starbucks là “nơi chốn thứ ba”.
Ông giải thích: “Có hai nơi con người dành nhiều thời gian sống trong đó nhất, đó
là ngôi nhà và nơi làm việc. Starbucks là nơi chốn thứ ba, nơi mọi người đến có
thể thư giãn, có thể làm việc một chút, có thể suy tưởng”. Định vị đó cho đến
ngày hôm nay vẫn được Starbucks gia cố vững chắc và là nền tảng để Starbucks thu
hút khách hàng.
Vào đầu những năm 1990, Starbucks đã có mặt trên hầu hết các thành phố lớn của

Mỹ. Năm 1993 có đến 100 cửa hàng STARBUCKS và lên đến con số 145 vào năm
1994. STARBUCKS cũng thâm nhập vào các tập đoàn khác như hãng hàng không
canadian, hãng hàng không Mỹ, Starwood Hotel, Barnes and Noble dịch vụ coffee
STARBUCKS.
Năm 1996, STARBUCKS đã thâm nhập vào thị trường Nhật thông qua sự
liên doanh với Sazaby’s Inc (một công ty hàng đầu kinh doanh trà và các sản phẩm
ở cửa hàng của Nhật.

NHÓM 10

Page 10


Khởi sự kinh doanh 03

Năm 1998, STARBUCKS đã mở ra một cửa hàng ở Anh, và sớm mở rông sự
góp mặt
của
mình
đến
Thụy
Sĩ,
Đức

Hy
Lạp.
Hơn một năm mở rộng đến vùng Đông bắc Á, châu Âu và Trung Đông. Vào tháng 3
năm 2003, STARBUCKS đã có 1532 cửa hiệu ( chiếm 23% trong tổng số cửa hàng)
bên ngoài nước Mỹ .
Ở Trung Đông STARBUCKS được cấp giấy phép ngoại trừ Iraq thì hoạt động

dưới hình thức liên doanh. Sự tôn trọng các nền văn hóa ở Trung Đông, các cửa hiệu
của STARBUCKS cung cấp một phần tách biệt cho phụ nữ. TARBUCKS quyết định
thâm nhập vào thị trường châu Á Thái Bình Dương lần đầu tiên. Với sự tiêu thụ ngày
càng nhiều ở quốc gia châu Á Thái Bình Dương và sự ham học hỏi trong số các giới
trẻ muốn bắt chước theo lối sống phương tây làm cho nhiều quốc gia bị thu hút bời thị
trường
của
STARBUCKS.
STARBUCKS công bố rằng số lượng cửa hàng đã gia tăng đến con số 10000 vào năm
2005.
Kết thúc năm tài khóa 2011, theo thống kê được chính Starbucks cung cấp,
trong năm vừa qua với mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành thị trường lớn thứ hai
của mình, công ty đã mở 500 cửa hàng tại 44 thành phố tại trung quốc và mở thêm
150 cửa hàng tại thị trường này trong năm 2012. Không chỉ tập trung vào thị
trường Trung Quốc, Starbucks còn có mở thêm 800 cửa hàng trên toàn thế giới trong
năm 2012, và đáng chú ý là công ty có cửa hàng đầu tiên tại thị trường đông dân thứ
hai thế giới Ấn Độ.
3.6. Mục tiêu của Starbucks
Mục tiêu chính yếu của Starbucks là thiết lập một giá trị định vị rõ ràng và phù hợp
cho tất cả các đối tượng cổ đông và khách hàng.
3.7. Một số thông tin khác về Starbucks
- Chiến lược marketing:

Bà Annie Young-Scrivner – Giám đốc Marketing toàn cầu của Starbucks vừa qua
đã phát biểu trên tạp chí Forbes rằng việc quan tâm chú ý đến từng cá nhân khách
hàng sẽ là một yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing.
Hiện tập đoàn kinh doanh nhà hàng lớn thứ 3 thế giới này đang phát triển theo các
mô hình tương tác để diễn giải tầm nhìn và xây dựng mối quan hệ đích thực với cộng
đồng công dân mạng. Bà Annie Young-Scrivner cũng cho biết: “Chúng tôi đang tạo ra
các kết nối xúc cảm với khách hàng trong chuỗi hệ thống nhà hàng và sẽ mở rộng nó

ra bên ngoài phạm vi hoạt động của mình”.

NHÓM 10

Page 11


Khởi sự kinh doanh 03

Thành công bước đầu mà mô hình tương tác này mang lại là Starbucks hiện nay
đạt 22 triệu lượt Like trên Facebook, 1.5 triệu fan Twitter và 30 triệu fan trên các
mạng truyền thông xã hội toàn cầu.
- Số liệu khác:
Với hơn 21.000 cửa hàng tại 65 quốc gia, Starbucks là một trong những công ty
phát triển nhanh nhất tại Mỹ . Công ty này đã tăng vọt từ 425 cửa hàng trong năm
1994 đến 19.767 vào năm 2013)
3.8. Dự báo về phản ứng của Starbucks:
Lựa chọn cuộc tấn công để phản ứng: tuy với hệ thống chuỗi của hàng vả phê lớn
mạnh, nhưng khi bước chân vào thị trường Việt Nam, Starbucks cũng gặp không ít
khó khan vì những văn hóa truyền thống của người Việt, thêm vào nữa là thị trường
cũng đã có khá nhiều các hang không mà trong đó không thể không kể đến cà phê
Trung Nguyên, nên khi có thêm một nhà hàng cà phê chưa hẳn tên tuổi, và khai thác
một góc nhỏ trên thị trường thì Starbucks sẽ dè chừng, và lựa chọn thời cơ thích hợp
để phản ứng nếu thấy bị đe dọa.
4. Kết luận

Từ việc phân tích ngành , phân tích đối thủ cạnh tranh cho thấy rõ nét hơn về các
áp lực mà doanh nghiệp khi kinh doanh caie sẽ phải đối mặt. Và hơn thế nữa, doanh
nghiệp có được các định hướng về thị trường, khách hàng mục tiêu của mình để xây
dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp hơn. Đây là ngành vô cùng màu mỡ nếu

được tận dụng tốt.

Tài liệu tham khảo
/> /> />NHÓM 10

Page 12



×