Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Quản trị công nghệ bài tiểu luận nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.51 KB, 57 trang )

BÀI TẬP LỚN
BỘ MÔN: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ

CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ CÔNG TY
KIDO’s

Giảng viên hướng dẫn:

ThS. Phan Tú Anh

Sinh viên thực hiện:

Dương Bảo Ngọc – D12QT3
Đỗ Thanh Huyền – D12QT2
Trần Huyền Trang – D12QT3
Vũ Thị Lan Hương – D12QT3
Nguyễn Thị Hằng – D12QT3
Đinh Ngọc Mai – D12QT3
Đỗ Nguyệt Ánh – D12QT3
Cao Tuấn Cường – D12QT3
1


2


CHƯƠNG I. LỜI MỞ ĐẦU
Công ty Cổ Phần Kem Ki Do là công ty con của Công Ty Cổ Phần Kinh Đô. Đã có
một câu chuyện cổ tích được viết cách đây hơn 10 năm, khi ấy một thương hiệu trong
nước đã mua lại nhà máy của một tập đoàn đa quốc gia. Cũng từ đó, lịch sử ngành
kem Việt Nam đã bước sang một trang mới, trang của “chú tí hon” trở thành “người


khổng lồ” – KiDo thuộc tập đoàn Kinh Đô.
Nếu nhìn trên tổng thể thì kể từ năm 2003 – thời điểm mua lại kem Wall’s và
thành lập cty CP KiDo đến nay doanh thu bình quân của cty luôn tăng từ 30-40%, lợi
nhuận tang từ 40 -60% mỗi năm.
Tính riêng năm 2010, doanh thu của KiDo tăng 61%, lợi nhuận tăng 50%. Vốn
điều lệ từ 69 tỉ đồng nhưng doanh thu đạt đến 463 tỉ, lợi nhuận là 74 tỉ, Kido đã đạt
mức tăng trưởng cao nhất trong tập đoàn Kinh Đô. Kido hiện là công ty dẫn đầu ngành
kem với 36% thị phần(số liệu 2011) và hơn 30.000 điểm bán lẻ trên cả nước.
Thành quả ấn tượng mà KiDo đạt được trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn
đã là một minh chứng cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của cty.
Công ty TNHH MTV KIDO chính thức được thành lập vào tháng 11/2003, tiền
thân là Nhà máy kem Wall’s của Công ty TNHH Unilever Bestfoods Việt Nam được
thành lập năm 1997 nằm trong Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi với tổng diện tích
23.728m2. KIDO có tổng vốn đầu tư 20 triệu USD với công suất hoạt động 9 triệu
lít/năm. Đây là nhà máy hiện đại bậc nhất ở khu vực Đông Nam Á, được thiết kế theo
tiêu chuẩn Châu Âu.
Với mục tiêu xây dựng hình ảnh kem KIDO’S ngày càng gần hơn với người tiêu
dùng cả nước, ngay từ khi tiếp nhận toàn bộ nhà máy và công nghệ sản xuất của
Wall’s, Công ty TNHH MTV KIDO đã chuẩn bị những chiến lược hoàn hảo để thâm
nhập vào thị trường Việt Nam như các hoạt động marketing, quảng cáo, khuyến mãi,
xây dựng đội ngũ nhân viên tiếp thị năng động, tiến hành các chương trình tài trợ, hoạt
động xã hội…
Ngoài ra, KIDO cũng đã đầu tư và xây dựng một hệ thống phân phối chuyên
nghiệp ngành lạnh rộng khắp cả nước với nhiều hình thức bán lẻ đa dạng, mọi nguồn
lực được vận hành một cách chuyên nghiệp và bài bản để có thể đưa sản phẩm đến với
người tiêu dùng nhanh chóng và thuận lợi nhất. Đến nay, KIDO đã chiếm gần 60% thị
phần các sản phẩm kem trung cấp và cao cấp. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của KIDO
ước tính khoảng 30% mỗi năm trong hơn 10 năm qua.

3



Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường kem ăn và sữa chua
hiện nay, KIDO đang sở hữu 3 nhãn hiệu chính là MERINO, CELANO và WELL YO
với các chủng loại sản phẩm bao gồm kem hộp, kem hũ, kem bánh, kem que và sữa
chua ăn. Bên cạnh những khẩu vị quen thuộc của quốc tế như: kem Chocolate, kem
dâu và kem Vani, KIDO cũng thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm với các
khẩu vị phù hợp người Việt như: xoài, mãng cầu, đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn, sầu
riêng, sữa dừa… đồng thời bổ sung cho sản phẩm sữa chua ăn các hương vị xoài, nha
đam…
Bên cạnh đó, KIDO là một trong những doanh nghiệp đầu tiên trong ngành thực
phẩm xây dựng nhà máy theo tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices), các
biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ các nguyên tắc bảo đảm sản xuất ra những
sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng VSATTP.
Bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, KIDO còn tham gia các hoạt động
xã hội như một trách nhiệm đối với cộng đồng: tài trợ quỹ học bổng Nguyễn Hữu Thọ,
trao tặng nhà tình thương Bến Tre, tài trợ cho đồng bào lũ lụt Miền trung, tạo điều kiện
cho các em học sinh sinh viên tham quan, học hỏi, tiếp xúc với thực tế…..
Các thành tích trên đã giúp cho KIDO không chỉ tồn tại và phát triển vững mạnh
trên thị trường mà còn vinh dự nhận được nhiều giải thưởng: Hàng Việt Nam Chất
lượng cao, Chứng chỉ quốc tế HACCP, ISO 9001, OHSAS 18001, ISO 14001, Doanh
nghiệp đạt chuẩn ATVSTP 07/2004/SYT, Cúp vàng Thương Hiệu An Toàn Vì Sức
Khỏe Cộng Đồng, Doanh nghiệp xanh….
Song song với quá trình phát triển, việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực được
xem là một chiến lược quan trọng bậc nhất của công ty. Trong hơn 5 năm đi vào hoạt
động, chính sách và chế độ dành cho người lao động không ngừng được cải thiện.
Công tác đào tạo đặc biệt được chú trọng nhằm nâng cao tay nghề, trình độ chuyên
môn, kỹ năng quản lý.
Cùng với việc phát triển thương hiệu trong nước, KIDO đang xúc tiến các hoạt
động quảng bá thương hiệu ra nước ngoài, đặc biệt là thị trường các nước lân cận.

-Đến năm 2013, doanh thu của KIDO đã tăng trưởng gấp 20 lần trong vòng 10
năm.
-KIDO liên tục dẫn đầu ngành kem trong nước, được biết đến với 2 dòng sản phẩm
chủ chốt: Merino và Celano. Merino với định vị hướng tới đối tượng là giới trẻ, năng
động, đang là dòng sản phẩm dẫn đầu thị trường. Đặc biệt năm 2012, sản phẩm
Merino Cutie Bear với hình ảnh chú gấu ngộ nghĩnh được người tiêu dùng đón nhận,
mang lại doanh số cao gấp nhiều lần so với doanh số dự kiến của công ty. Riêng với
dòng Celano, năm 2013 vừa tung sản phẩm kem ốc quế Calano Butterscotch, chinh
phục thị trường cao cấp. Hiện nay doanh tốc độ tăng trưởng doanh thu của KIDO tăng
4


đều 30% qua từng năm và liên tục dẫn đầu ngành kem trong nước với hai dòng sản
phẩm chủ đạo đó.
Năm 2005, một bước đột phá mới khi KIDO thức thức gia nhập thị trường sữa
với sản phẩm đầu tiên là sữa chua. Đến nay, KIDO đã phát triển thành công những sản
phẩm từ sữa: Sữa chua Wel Yo, Váng Sữa Wel Cream Desserts, Sữa bột pha sẵn Wel
Grow và phô mai Wel Cheese.
Dựa trên nền tảng phát triển trong 10 năm qua cùng sự hậu thuẩn của công ty mẹ
- Kinh Đô – công ty KIDO đã có nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh doanh. Đên
nay công ty đã phát triển một hệ thống kênh phân phối chuyên nghiệp của ngành lạnh
với hơn 30.000 điểm bán trên toàn quốc

5


CHƯƠNG II. MỘT SỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY

1.Tên Công Ty:
-Tên Doanh Nghiệp Phát hành : Công ty Cổ Phần Ki Do

-LoGo

-Tên Giao Dịch:KiDo’s Corporation
-Tên Viết Tắt: KIDO CORP
-Vốn điều lệ: 69 tỷ VND
-Giấy ĐKKD số: 4103001557 do Sở kế hoạch Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh
cấp ngày 14/04/2003.
-Địa chỉ:KCN Tây Bắc Củ Chi - TP Hồ Chí Minh
-Điện thoại:(84.8).8921326

Fax:(84.8).8921327

-Email
-Website
6


2.Lĩnh vực kinh doanh
Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường kem ăn và sữa chua
hiện nay, KIDO đang sở hữu 3 nhãn hiệu chính là MERINO, CELANO và WELL YO
với các chủng loại sản phẩm bao gồm kem hộp, kem hũ, kem bánh, kem que và sữa
chua ăn. Bên cạnh những khẩu vị quen thuộc của quốc tế như: kem Chocolate, kem
dâu và kem Vani, KIDO cũng thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm với các
khẩu vị phù hợp người Việt như: xoài, mãng cầu, đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn, sầu
riêng, sữa dừa… đồng thời bổ sung cho sản phẩm sữa chua ăn các hương vị xoài, nha
đam…
Các sản phẩm của công ty:
-Kem Merino
-Kem Celano
-Sữa chua Wel Yo


7


CHƯƠNG 3:THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁCH HÀNG
1.Thị Trường
1.1. Đặc Điểm Thị Trường
Món ăn kem và sữa chua là món ăn được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng.
Món kem đặc biệt được ưa thích bởi các bạn trẻ vì tính giải khát, giải nhiệt cao, thơm
ngon, bổ dưỡng , hương vị ngọt ngào. Thật khó để có người nói “ Tôi không thích
kem!”
Sữa chua là món ăn vô cùng dinh dưỡng phù hợp với mọi lứa tuổi nên tiềm năng
mở rộng và phát triển thị trường này sẽ ngày càng được mở rộng
-Thị trường mục tiêu của sản phẩm kem Merino và Celano là đối tượng giới
trẻ(15-25 tuổi). Vì đây là món ăn mà không bạn trẻ nào là không thích và có lẽ nó
thích hợp nhất cho thực khách trẻ tuổi. Với nhiều hương vị để cho bạn chọn lựa như
bây giờ và không ngừng cải tiến, KIDO liên tục tung ra thị trường những sản phẩm
mới , hương vị thơm ngon hơn và bổ dưỡng hơn và ngày càng được ngừoi tiêu dùng
ủng hộ nhiệt tình.
- Sản phẩm kem Merino. Đây là sản phẩm kem thuộc dòng kem trung cấp.Với
các loại kem như sau:
+ Kem que Merino hương cốm, đậu đỏ, đậu xanh, khoai môn, sầu riêng
+ Kem Merino Kool : hương Vani sô cô la, Trái cây rừng, Cam, Chanh muối
+ Kem hộp nhỏ 100 ml: hương Sô cô la Chuối :, Vani Dâu, Sữa Dừa,Cốm Sữa,
Vani Sô cô la
+ Kem Merino 500 ml hương Vani , Sô cô la, Dâu
+ Kem Merino 500 ml hương Đậu Xanh, Sữa Dừa, Khoai Môn
+ Kem Merino Barbie Bear và Cute Bear
-Thị trường mục tiêu của sản phẩm kem Merino đến với khách hàng trẻ tuổi (1525 tuổi)và mức thu nhập trung bình. Chỉ với vài ngàn đồng là bạn đã được thưởng thức
món kem thơm ngon . Vì vậy mục tiêu của sản phẩm kem Merino là đến với những

bạn trẻ học sinh, sinh viên, người đi làm có mức thu nhập trung bình.
8


- Giới tính, độ tuổi: Không giới hạn giới tính , độ tuổi vì có rất nhiều trẻ em,
người lớn tuổi cũng thích món kem nhưng thị trường mục tiêu mà chúng tôi nhắm đến
nhiều nhất và tập trung nhất là giới trẻ từ 15 đến 25 tuổi.
- Vị trí địa lý: Với hơn 30000 đơn vị bán lẻ sản phẩm và tiếp tục ngày càng mở
rộng phạm vi chúng tôi tin tưởng sẽ phủ sóng toàn bộ thị trường Việt Nam.
-Sản phẩm kem Celano: Thay thế cho sản phẩm kem Kido’s Premium , Celano
thật sự là mức đột phá để đưa kem Kido”s đến với thị trường kem cao cấp. Sản phẩm
kem Merino với kiểu dáng và thiết kế năng động, sành điệu đã chinh phục được thị
trường kem cao cấp.
Sản phẩm kem Celano là sản phẩm của dòng kem cao cấp với các loại kem:
+Kem Celano Passion vị Vani Caramen và Sô Cô La Hạnh Nhân
+Kem Ốc Quế Celano vị Vani Sô cô la, Vani Dâu, Vani, Tiramíu, Butter Scotch
+ Kem Ốc Quế Extra Sô cô la và Extra Dâu
+ Kem hộp Celano vị Sô cô la hạnh nhân , Sữa chua Việt Quất , Vani
Macadamia, Vani Dâu
+ Kem hộp Celano 500 ml vị Sô cô la Hạnh Nhân, Sữa chua Việt Quất, Vani hạt
Macadamia và Vani Dâu
-Thị trường mục tiêu của sản phẩm kem Celano là đối tượng khách hàng trẻ
tuổi(15-25 tuổi) nhưng có mức sống và thu nhập ổn định,có điều kiện kinh tế tốt hơn
so với sản phẩm kem Merino.
- Giới tính, độ tuổi: Không giới hạn giới tính , độ tuổi vì có rất nhiều trẻ em,
người lớn tuổi cũng thích món kem nhưng thị trường mục tiêu mà chúng tôi nhắm đến
nhiều nhất và tập trung nhất là giới trẻ từ 15 đến 25 tuổi.
- Vị trí địa lý: Với hơn 30000 đơn vị bán lẻ sản phẩm và tiếp tục ngày càng mở
rộng phạm vi chúng tôi tin tưởng sẽ phủ sóng toàn bộ thị trường Việt Nam.
- Sản phẩm sữa chua WelYo :

Sữa chua Wel Yo được bổ sung Lysine, DHA và Vitamin C giúp trẻ cao hơn,
thông minh hơn. Sản phẩm này còn thích hợp cho cả người lớn vì sữa chua có rất
nhiều ích lợi cho sức khỏe , Đặc biệt đối với chị em phụ nữ sản phẩm Wel Yo bổ sung
Vitamin C giúp bạn có được làn da tươi tắn, trẻ đẹp !

9


Thị trường mục tiêu mà sản phẩm sữa chua Wel Yo hiện nay đang nhắm đến là:
+ trẻ em từ (4 đến 10 tuổi) sữa chua Wel Yo Kidz được bổ sung Lysine, DHA và
Vitamin C giúp trẻ cao hơn thông minh hơn
+ Phụ nữ từ( 15 đến 40tuổi) sữa chua Wel Yo Beauty với hương vị sữa ong chúa
và nha đam giúp chị em phụ nữ có làn da trẻ đẹp
+ Sản phẩm sữa chua Wel Yo family đến được với mọi thành viên trong gia đình
- Giới tính, độ tuổi: Không giới hạn giới tính , độ tuổi nhưng với dòng sản phẩm
trên chúng tôi tập trung vào độ tuổi trẻ em từ 4-10 tuổi và phụ nữ từ 15 đến 40 tuổi
- Vị trí địa lý: Với hơn 30000 đơn vị bán lẻ sản phẩm và tiếp tục ngày càng mở
rộng phạm vi chúng tôi tin tưởng sẽ phủ sóng toàn bộ thị trường Việt Nam.
1.2 Kích cỡ/ Độ lớn thị trường(nêu rõ nguồn thông tin)
-Độ lớn về mặt giá trị: Việt Nam hiện nay là nước có mức tiêu thụ sản phẩm kem
khá kém trung bình mỗi người dân chỉ tiêu thụ 0.3 lít kem một năm(nguồn Việt
Báo).Như vậy so với mức dân số Việt nam là 90 triệu người hiện nay thì trung bình thị
trường kem 1 năm có thể tiêu thụ 27 triệu lít kem một năm và thị trường này ngày
càng được mở rộng.Sản phẩm của công ty KIDO cũng có mức tăng trưởng mạnh, đến
nay mức doanh thu của công ty kem KIDO cũng đã tăng gấp 20 lần trong vogng 10
năm trong đó kem chiêms 35% mức doanh thu.Dân số Việt nam hiện nay là 90 triệu
người, độ tuổi từ 15 đến 19 tuổi chiếm 10,4% , độ tuổi từ 20 đến 24 chiếm 9,8%
(nguồn gopfp.gov.vn) thì đây quả thực là một thị trường ộng lớn và còn rất” rộng chỗ”
để phát triển.
- Các dự báo về xu hướng phát triển của ngành: Kem là sản phẩm có mức tiêu

thụ lớn. Thị trường kem có các nhãn hiệu lớn như Kido’s, Monte Rosa, Vinamilk có
tốc độ tăng trưởng còn tăng nhanh hơn. Hiện tại, chuyện phân khúc thị trường kem với
các tên tuổi lớn đã khá rõ ràng, với những ưu thế riêng. Vinamilk đang có ưu thế về
các loại kem hộp, kem mang về nhà, Monte Rosa lại có ưu thế về nhóm kem cao cấp
bán ở hệ thống cửa hàng, còn Kido’s với 2 nhãn hiệu Merino và Celano lại có vị thế
dẫn đầu ở mảng thị trường kem cây.

2. Khách Hàng
Món kem là món ăn ngon, bổ dưỡng nên được rất nhiều người ưa chuộng. Sữa
chua cũng là mặt hàng thiết yếu bổ sung dưỡng chất tốt cho cơ thể. Khách hang của
KIDO’s nhắm đến sẽ là:

10


-+ Trẻ em từ (4 đến 10 tuổi) sữa chua Wel Yo Kidz được bổ sung Lysine, DHA
và Vitamin C giúp trẻ cao hơn thông minh hơn
+ Phụ nữ từ( 15 đến 40tuổi) sữa chua Wel Yo Beauty với hương vị sữa ong chúa
và nha đam giúp chị em phụ nữ có làn da trẻ đẹp
+ Sản phẩm sữa chua Wel Yo family bổ sung lợi khuẩn cho cơ3 thể đến được
với mọi thành viên trong gia đình(4-40 tuổi)
+ Sản phẩm kem Merino tập trung đến với khách hàng trẻ từ (15 đến 25) tuổi là
học sinh, sinh viên , người chưa có thu nhập ổn định hoặc có thu nhâpk chỉ ở mức độ
trung bình.
+ Sản phẩm kem Celano đến với nhóm khách hàng trẻ từ (15 đến 25 tuổi) mang phong
cách năng động, sành điệu. Sản phẩm kem là của thị trường cao cấp nên tập trung đeén
đối với khách hàng có thu nhập cao và điều kiện sống ổn định

11



CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ VÀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
I.
Đánh giá công nghệ
1. Khái niệm

Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về đánh giá công
nghệ. Dưới đây là một số định nghĩa về đánh gía công nghệ.
- Đánh giá công nghệ là một dạng nghiên cứu chính sách nhằm cung
cấp sự hiểu biết toàn diện về một công nghệ hay một hệ thống công
nghệ cho đầu vào của quá trình ra quyết định.
- Đánh giá công nghệ là qúa trình tổng hợp xem xét tác động giữa công
nghệ với môi trường xung quanh nhằm đưa ra các kết luận về khả
năng thực tế và tiềm năng của một công nghệ hay một hệ thống công
nghệ.
- Đánh giá công nghệ là việc phân tích định lượng hay định tính các
tác động của một công nghệ hay một hệ thống công nghệ đối với các
yếu tố của môi trường xung quanh.
2. Mục đích đánh giá công nghệ

Ở các nước đang phát triển, đánh giá công nghệ nhằm các mục đích
sau:
- Đánh giá công nghệ để chuyển giao hay áp dụng một công nghệ. Để
đạt được mục đích này, đánh giá công nghệ phải xác định được tính
thích hợp của công nghệ đối với môi trường nơi áp dụng nó.
- Đánh giá công nghệ để điều chỉnh và kiểm soát công nghệ. Thông
qua đánh giá công nghệ để nhận biết các lợi ích của một công nghệ,
trên cơ sở đó phát huy, tận dụng các lợi ích này, đồng thời tìm ra các
bất lợi tiềm tàng của công nghệ để có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế,
khắc phục.

- Đánh giá công nghệ cung cấp một trong những đầu vào cho quá trình
ra quyết định:

12


+ Xác định chiến lược công nghệ khi có thay đổi lớn trong chính sách
kinh tế - xã hội quốc gia.
+ Khi quyết định chấp nhận các dự án tài trợ công nghệ của nước
ngoài.
+ Quyết định triển khai một công nghệ mới hay mở rộng một công
nghệ đang hoạt động.
+ Xác định thứ tự ưu tiên phát triển công nghệ của quốc gia trong từng
giai đoạn.
3. Các đặc điểm và nguyên tắc trong đánh giá công nghệ.

Đánh giá công nghệ được coi là một dạng nghiên cứu chính sách. Nó có
các đặc điểm sau:
- Đánh giá công nghệ liên quan đến rất nhiều biến số, các biến số lại có
các thứ nguyên khác nhau. Đó là vì đánh giá công nghệ đề cập đến tất
cả các yếu tố môi trường xung quanh công nghệ, bao gồm: kinh tế, xã
hội, văn hoá, tài nguyên, dân số, chính trị và pháp lý.
- Phải xem các tác động nhiều bậc, bao gồm trực tiếp và gián tiếp. Ví
dụ khi xem xét khía cạnh dân số khi triển khai một công nghệ ở một
địa phương: số lượng cán bộ, công nhân viên nhà máy có thể xác định
chính xác, song không xác định được thân nhân của họ cùng đến sinh
sống…
- Đánh giá công nghệ đòi hòi phải cân đối nhiều mục tiêu: ngắn hạn,
trung hạn, dài hạn. Đa số các công nghệ thường tồn tại tương đối dài,
trong thời gian đó các yếu tố của môi trường xung quanh có thể thay

đổi nên mức độ tác động của công nghệ có thể tăng, giảm hoặc đổi
dấu.
- Đánh giá công nghệ thường phải giải quyết tối ưu nhiều mục tiêu: tối
đa các lợi ích, tối thiểu các bất lợi.
- Đánh giá công nghệ mang đặc tính động bởi các tác động qua lại, các
yếu tố môi trường xung quanh luôn thay đổi và bản thân công nghệ
được đánh giá cũng thay đổi liên tục.
13


Để đáp ứng các đặc điểm nói trên, quá trình đánh giá cần tuân thủ ba
nguyên tắc: toàn diện, khách quan và khoa học.
4. Sự tương tác giữa công nghệ và môi trường xung quanh.

Sự tương tác giữa công nghệ và các yếu tố của môi trường xung quanh
là rất phức tạp vì vậy khi đánh giá công nghệ phải xem xét một loạt
các yếu tố. Các tài liệu khác nhau đưa các danh mục yếu tố khác nhau,
nhưng chúng có thể được phân thành bảy nhóm như sau:
(1) Các yếu tố công nghệ. Các chỉ tiêu liên quan đến khía cạnh kỹ

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)


(7)

thuật như năng lực, độ tin cậy và hiệu quả; các phương án lựa
chọn công nghệ như độ linh hoạt và quy mô; mức độ phát triển
của hạ tầng như sự hỗ trợ và dịch vụ.
Các yếu tố kinh tế. Các chỉ tiêu phản ánh yếu tố này có thể là
tính khả thi về kinh tế (chi phí - lợi ích); cải thiện năng suất (vốn
và các nguồn lực khác); tiềm năng thị trường (qui mô, độ co
giãn); tốc độ tăng trưởng và độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Các yếu tố đầu vào. Một công nghệ có thể tác động đến mức độ
dồi dào của nguyên vật liệu và năng lượng, tài chính và nguồn
nhân lực có tay nghề.
Các yếu tố môi trường. Các chỉ tiêu phản ánh yếu tố này bao gồm
môi trường vật chất (không khí, nước và đất đai); điều kiện sống
(mức độ thuận tiện và tiếng ồn); cuộc sống (độ an toàn và sức
khoẻ) và môi sinh.
Các yếu tố dân số. Một công nghệ có thể tác động đến tốc độ
tăng trưởng dân số, tuổi thọ, cơ cấu dân số theo các chỉ tiêu khác
nhau, trình độ học vấn và các đặc điểm về lao động (mức thất
nghiệp và cơ cấu lao động).
Các yếu tố văn hoá – xã hội. Thuộc nhóm yếu tố này có chỉ tiêu
như sự tác động đến cá nhân (chất lượng cuộc sống), tác động
đến xã hội (các giá trị về mặt xã hội) và sự tương thích với nền
văn hoá hiện hành.
Các yếu tố chính trị - pháp lý. Một công nghệ có thể được chấp
nhận về mặt chính trị hoặc là không, có thể đáp ứng được đại đa
số nhu cầu của dân chúng hoặc là không; và có thể phù hợp hoặc
không phù hợp với thể chế và chính sách.

14



Danh mục các yếu tố thuộc từng nhóm có thể còn dài hơn nữa, phụ
thuộc vào từng công nghệ cụ thể. Các yếu tố của môi trường xung
quanh được liệt kê ở trên liên tục được thay đổi theo thời gian vì vậy
mức độ tác động của công nghệ đối với chúng cũng thay đổi. Điều này
đòi hỏi hoạt động đánh giá công nghệ cũng mang tính động không tĩnh
tại.
Hiện nay, trên thị trường, phát triển song song với những cơ sở, doanh
nghiệp sản xuất kem uy tín là những cơ sở sản xuất kem bẩn, kem nhái
kém chất lượng với những nguy cơ gây bệnh cao. Theo số liệu của Cục
an toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cả nước hiện chỉ có ½ cơ sở kem
đăng ký được phép sản xuất. Còn lại rất khó kiểm soát chất lượng và
các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Và để có được những kem
đúng chất lượng, Kido đã phải đầu tư trang thiết bị sản xuất đến con số
triệu đô, thực hiện đúng các nguyên tắc sản xuất kem sạch đạt chuẩn
ISO 22000:2005.
5. Các loại hình đánh giá công nghệ

Sự phân loại đánh giá công nghệ được dựa vào các cơ sở sau đây:
- Mức độ đặc thù của phạm trù được đánh giá, chẳng hạn như đánh giá
công nghệ cho một dự án có tính đặc thù cao như xây dựng đập nước;
- Phạm vi của hệ thống được đánh giá, chẳng hạn có thể công nghệ
sản xuất ô tô riêng biệt hoặc đánh giá toàn bộ cả hệ thống bao gồm
sản xuất ô tô, đường xá, trạm xăng và dịch vụ bảo hành sửa chữa.
- Giới hạn các đặc điểm kỹ thuật cần được đánh giá, chẳng hạn như đối
với ô tô có thể chỉ đánh giá hiệu suất sử dụng nhiên liệu hoặc an toàn
trong va quệt; - Phạm vi các loại ảnh hưởng được xem xét, chẳng hạn
như môi trường, sức khoẻ, xã hội, tâm lý, sinh thái….
- Phạm vi về mặt không gian và thời gian được xem xét ví dụ ấp quốc

gia, vùng lãnh thổ hoặc ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn;
- Mức độ phản ánh dứt khoát với các phương án chính sách cho hệ
thống xã hội - kỹ thuật được đánh giá;

15


- Mức độ “trung lập” khi đánh giá, ví dụ đánh giá để thu thập chứng cứ
hỗ trợ cho chính sách đã chọn hoặc để đánh giá hậu quả các chính
sách khác nhau;
- Giai đoạn trong vòng đời của công nghệ được đánh giá, chẳng hạn
giai đoạn ấp ủ (nghiên cứu và triển khai), giai đoạn giới thiệu, giai đoạn
tăng trưởng, giai đoạn trưởng thành của công nghệ.
Trên các cơ sở được nêu ở trên, hiện nay có các loại hình đánh giá công
nghệ như sau:
a/ Đánh giá công nghệ định hướng vấn đề.
b/ Đánh giá công nghệ định hướng dự án.
c/ Đánh giá công nghệ định hướng chính sách
d/ Đánh giá công nghệ định hướng công nghệ
Nhìn chung, trường hợp của Wall’s là một điển hình về sai lầm mang
tính chiến lược ở cấp cao. Ngay từ ban đầu, Unilever mong muốn đánh
một cú lớn trên trận địa Việt Nam, nên họ đầu tư lớn vào công nghệ
làm kem, công suất sản xuất và xác định hướng tới người tiêu dùng
trung và cao cấp. Chính từ đây, họ sa vào vũng bùn. Trong hoàn cảnh
người Việt còn chưa quen thuộc với việc ăn kem (một phần do thói
quen, một phần do hạn chế về tài chính), mặc dù nhãn hiệu Wall’s đã
được làm rất tốt, bán tương đối chạy, nhưng không bù lại được chi phí
mà họ đã bỏ ra. Càng bán càng lỗ, rút khỏi Việt Nam trở thành phương
pháp an toàn cho chiến lược toàn cầu của Unilever. Nhận thấy cơ hội
này Kido thuộc tập đoàn Kinh Đô đã mua lại dây chuyền sản xuất, công

nghệ làm kem được đầu tư tới 20 triệu USD, cùng nhân công đã được
đào tạo và làm chủ được kỹ thuật của Wall’s với giá chỉ 1 triệu USD.
Được xây dựng năm 1997, nhà máy Kido nằm trong khu công nghiệp
Tây Bắc Củ chi với tổng diện tích khoảng 23.728m2, tổng vốn đầu tư 20
triệu USD, công suất hoạt động 9 triệu lít/năm. Đây là nhà máy hiện
đại bậc nhất ở khu vực Đông Nam Á, được thiết kế theo tiêu chuẩn
Châu Âu.
6. Các công cụ và kỹ thuật sử dụng trong đánh giá công nghệ
a. Các công cụ và kỹ thuật:
16


Đánh giá công nghệ không có các công cụ và kỹ thuật riêng, do đây
là một bộ môn khoa học còn mới mẻ. Các công cụ dùng trong đánh giá
thường được vay mượn từ các ngành khoa học – xã hội và khoa học hệ
thống như:
- Phân tích kinh tế
- Phân tích hệ thống
- Đánh giá mạo hiểm
- Phương pháp tổng hợp
Các kỹ thuật có thể sử dụng :
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phương pháp mô hình
- Phân tích xu thế
- Phân tích ảnh hưởng liên ngành
b. Thực hành đánh giá công nghệ
 Nội dung tổng quát đánh giá công nghệ
• Miêu tả công nghệ, phác hoạ các phương án lựa chọn.

Trong nội dung này, bản đánh giá công nghệ cần mô tả các phương

án sẽ đánh giá. Vì nội dung mô tả là cơ sở để tiến hành đánh giá các
tác động và ảnh hưởng, nên nó phải chi tiết để có thể đo, đánh giá
được. Có ba bước phải thực hiện đó là:
Bước 1 : Thu thập dữ liệu liên quan
Bước 2 : Giới hạn phạm vi đánh giá
Bước 3 : Phác hoạ các phương án sẽ đánh gía


Dự báo và đánh giá tác động

17


Đây là nội dung chính của một bản đánh giá công nghệ. Dựa vào
các yếu tố cần đánh giá đã được giới hạn ở trên, có ba bước phải tiến
hành :
Bước 1 : Lựa chọn tiêu chuẩn cho mỗi tác động
Bước 2 : Đo lường và dự đoán các tác động.
Bước 3 : So sánh và trình bày ảnh hưởng tác động.


Phân tích chính sách.

Về thực chất đây là phần báo cáo kết quả đánh giá tới cơ quan sử
dụng kết quả. Phân tích chính sách có thể thực hiện theo hai mức sau :
Mức 1 : Hình thành phương án được coi là tốt nhất. Thiết lập tổ chức để
thực hiện phương án đã nêu.
Mức 2 : Xem xét các vấn đề, các trở ngại còn tiềm tàng. Đề xuất giải
pháp mới, có thể nằm ngoài phạm vi đã giới hạn ở trên.
 Đánh giá công nghệ ở KiDo


Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các tập đoàn cung cấp,
chuyển giao công nghệ làm kem. Ví dụ như Tetra Pak,.. đồng thời với sự
ra đời, cải tiến của nhiều dòng máy móc, trang thiết bị sản xuất kem.
Kido phải thực hiện đánh giá công nghệ một cách đúng đắn và hiệu
quả, liên tục cải tiến để có thể đạt được công suất sản xuất lớn nhất và
chất lượng sản phẩm cao nhất. Giống như lúc bắt đầu khi Kido quyết
định kí hợp đồng mua lại Wall’s của Unilever. Ngay từ ban đầu, Unilever
mong muốn đánh một cú lớn trên trận địa Việt Nam, nên họ đầu tư lớn
vào công nghệ làm kem, công suất sản xuất và xác định hướng tới
người tiêu dùng trung và cao cấp. Chính từ đây, họ sa vào vũng bùn.
Trong hoàn cảnh người Việt còn chưa quen thuộc với việc ăn kem (một
phần do thói quen, một phần do hạn chế về tài chính), mặc dù nhãn
hiệu Wall’s đã được làm rất tốt, bán tương đối chạy, nhưng không bù lại
được chi phí mà họ đã bỏ ra. Càng bán càng lỗ, rút khỏi Việt Nam trở
thành phương pháp an toàn cho chiến lược toàn cầu của Unilever. Nhận
thấy cơ hội này Kido thuộc tập đoàn Kinh Đô đã mua lại dây chuyền
sản xuất, công nghệ làm kem được đầu tư tới 20 triệu USD, cùng nhân
18


công đã được đào tạo và làm chủ được kỹ thuật của Wall’s với giá chỉ 1
triệu USD. Được xây dựng năm 1997, nhà máy Kido nằm trong khu
công nghiệp Tây Bắc Củ chi với tổng diện tích khoảng 23.728m2, tổng
vốn đầu tư 20 triệu USD, công suất hoạt động 9 triệu lít/năm. Đây là
nhà máy hiện đại bậc nhất ở khu vực Đông Nam Á, được thiết kế theo
tiêu chuẩn Châu Âu.
Năm 2007, KiDo đã thực hiện dự án thay thế và nâng cấp máy Freezer
620 cho dây chuyền sản xuất kem.


19


Đồng thời cũng thay thế và nâng cấp máy Freezer 630 cho dây chuyền
sản xuất kem.

20


Sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại công ty KiDo. Nguồn:
Inernet
Và bên cạnh việc đánh giá công nghệ sản xuất kem, Kido còn đánh giá
về hệ thống xử nước thải sản xuất. Các phương pháp mà KiDo có thể
áp dụng:
+ Xử lý bằng phương pháp cơ học
+ Xử lý bằng phương pháp hóa lý
+ Xử lý bằng phương pháp sinh học.
Dựa theo thành phần nước thải và yêu cầu xử lý, cũng như cân đối kinh
tế, khả thi của công nghệ, Kido đã áp dụng quy trình xử lý nước thải
như sau:

21


Với các thành phần chất thải từ quy trình sản xuất như BOD, COD, dầu
mỡ,... thì các công trình đc lựa chọn để xử lý là phù hợp. Hiệu quả xử lý
cao, nước đầu ra đạt tiêu chuẩn yêu cầu.

22



Hệ thống xử lý nước thải bảo vệ tốt môi trường của công ty Kido.
Nguồn: Internet

II.
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
1. Năng lực công nghệ

Đối với các nước đang phát triển, phát triển công nghệ chủ yếu tập
trung vào nhập khẩu công nghệ nước ngoài. Chuyển giao công nghệ
trong tình hình như vậy làm phát sinh nhiều vấn đề : giá công nghệ quá
cao; công nghệ không phù hợp với nguồn lực, điều kiện và mục tiêu;
phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài … dẫn đến việc sử dụng công
nghệ kém hiệu quả. Từ thực tế như vậy, các nước đang phát triển nhận
thấy cần phải xây dựng và phát triển năng lực công nghệ quốc gia
(National Technological Capability – NTC).
Năng lực công nghệ quốc gia là một vấn đề phức tạp, đã có nhiều
tác giả nghiên cứu. Theo Lall, “ Năng lực công nghệ quốc gia (ngành,
cơ sở) là khả năng của một nước triển khai các công nghệ hiện có một
cách có hiệu quả và ứng phó được với những thay đổi công nghệ.”
Theo định nghĩa này có hai mức hoạt động phát triển công nghệ, cũng
là hai cơ sở để phân tích năng lực công nghệ, đó là :

23


- Sử dụng có hiệu quả công nghệ có sẵn.
- Thực hiện đổi mới công nghệ thành công.
Phân loại công nghệ:
Có nhiều cách phân loại công nghệ

Phân loại theo Fransman
Phân loại theo S. Lall
Phân loại theo viện nghiên cứu phát triển Thái Lan (TDRI)
2. Đánh giá năng lực công nghệ

Năng lực công nghệ là kết hợp của những quan hệ, tương tác giữa
các tổ chức, khả năng về nguồn lực và các nhóm lợi ích, thể hiện sự đa
dạng của các yếu tố như:
- Khả năng điều hành quá trình sản xuất.
- Khả năng của cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghệ.
- Khả năng đóng góp của các nguồn lực.
- Khả năng liện kết giữa các tác nhân thúc đẩy sự phát triển của các
thành phần công nghệ. - Lực lượng lao động lành nghề.
- Hàm lượng công nghệ của các sản phẩm ...
Như vậy đánh giá năng lực công nghệ rất phức tạp và cần phải đánh
giá được các yếu tố cơ bản của năng lực công nghệ là năng lực hấp
thụ, thích nghi, cải tiến công nghệ nhập và năng lực đổi mới công
nghệ.
Khi phân tích, đánh giá năng lực công nghệ của một ngành, một
quốc gia không thể tách rời hai bộ phận của năng lực công nghệ đó là
trình độ công nghệ và khả năng phát triển công nghệ nội sinh, cho nên

24


khi phân tích, đánh giá năng lực công nghệ của một doanh nghiệp, một
công ty càng không thể tách rời hai bộ phận đó.
a. Theo Atlas công nghệ, phần năng lực phát triển công nghệ nội

sinh thì lại xét riêng lẻ theo 4 năng lực đó là :

- Năng lực vận hành, bao gồm:
+ Năng lực sử dụng và kiểm tra kỹ thuật, vận hành ổn định dây chuyền
sản xuất theo quy trình, quy phạm về công nghệ.
+ Năng lực quản lý sản xuất bao gồm: Xây dựng, kế hoạch sản xuất và
tác nghiệp, đảm bảo chất lượng sản phẩm, kiểm soát cung ứng vật tư,
đảm bảo thông tin.
+ Năng lực bảo dưỡng thường xuyên thiết bị công nghệ và ngăn ngừa
sự cố.
+ Năng lực khắc phục sự cố xảy ra.
- Năng lực tiếp thu công nghệ từ bên ngoài, bao gồm:
+ Năng lực tìm kiếm, đánh giá và chọn ra công nghệ thích hợp với yêu
cầu của sản xuất kinh doanh.
+ Năng lực lựa chọn hình thức tiếp thu công nghệ phù hợp nhất (liên
doanh, licence v.v…).
+ Năng lực đàm phán về giá cả, các điều kiện đi kèm trong hợp đồng
chuyển giao công nghệ.
+ Năng lực học tập, tiếp thu công nghệ mới được chuyển giao.
- Năng lực hỗ trợ cho tiếp thu công nghệ, bao gồm:
+ Năng lực chủ trì dự án tiếp thu công nghệ.
+ Năng lực triển khai nguồn nhân lực để tiếp thu công nghệ.
+ Năng lực tìm kiếm, huy động vốn cho đầu tư.
25


×