Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.12 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM LINH CHI

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 TẠI THỊ TRƢỜNG NỘI ĐỊA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM LINH CHI

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 TẠI THỊ TRƢỜNG NỘI ĐỊA
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN VĂN TÙNG


Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS .TS. Trần Văn Tùng đã tận tình hƣớng dẫn
tôi thực hiện luâ ̣n văn này . Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám
đốc Tổng công ty May 10 và toàn thể cán bộ nhân viên Công ty đã giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi có đƣợc những thông tin cần thiết trong quá trin
̀ h
nghiên cứu.


TÓM TẮT
Luâ ̣n văn nghiên cƣ́u năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May 10 tại thị
trƣờng nội địa trong thời gian tƣ̀ năm 2012 đến năm 2014, phạm vi nghiên cứu đƣợc
giới ha ̣n là tại Tổng công ty May 10 với sản phẩm may mặc.
Trong nghiên cƣ́u của tác giả, luâ ̣n văn sƣ̉ du ̣ng phƣơng pháp khảo sát với
công cu ̣ là bảng câu hỏi đƣơ ̣c thƣ̣ c hiê ̣n với 130 cán bộ công nhân viên thuô ̣c các bô ̣
phâ ̣n trong Công ty. Kế t quả nghiên cƣ́u cho thấ y hầ u hế t các nhân viên đề u đánh
giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May 10 đạt mức trung bình.
Sau khi nghiên cứu, tác giả đã đ ề xuất mô ̣t số giải pháp nhằ m nâng cao năng
lực cạnh tranh của Tổng công ty May 10 tại thị trƣờng nội địa.



MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ iv
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH ..................................................8
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................8
1.1.1 Luận án tiến sỹ ............................................................................................8
1.1.2 Luận văn thạc sỹ .......................................................................................10
1.1.3 Tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học .........................................................11
1.2 Cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh .........12
1.2.1 Khái niệm về cạnh tranh ...........................................................................12
1.2.2 Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp..... Error! Bookmark not defined.
1.2.3 Lợi thế cạnh tranh....................................... Error! Bookmark not defined.
1.3 Các yếu tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
............................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. 1 Môi trường vĩ mô ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2 Môi trường ngành ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ....... Error! Bookmark not defined.
1.4.1 Thị phần và mức tăng thị phần ................... Error! Bookmark not defined.
1.4.2 Quản trị hệ thống phân phối ....................... Error! Bookmark not defined.
1.4.3 Năng lực cạnh tranh về giá ........................ Error! Bookmark not defined.
1.4.4 Năng lực cạnh tranh về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mãError! Bookmark
not defined.
1.4.5 Đa dạng hóa sản phẩm .............................. Error! Bookmark not defined.



1.4.6 Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp ... Error! Bookmark not defined.
1.4.7 Khả năng thanh toán .................................. Error! Bookmark not defined.
1.4.8 Tỷ suất lợi nhuận ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.4.9 Trình độ công nghệ ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.5 Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpError!

Bookmark

not defined.
1.5.1 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) .......... Error! Bookmark not defined.
1.5.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CIM) ........... Error! Bookmark not defined.
1.6 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranhError!

Bookmark

not

defined.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... Error! Bookmark not defined.
2.1 Nội dung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Nội dung nghiên cứu ................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Quy trình tiến hành nghiên cứu .................. Error! Bookmark not defined.
2.2 Thu thập số liệu ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ..................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu .......................... Error! Bookmark not defined.
2.3 Thiết kế nghiên cứu ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.5 Phân tích dữ liệu .............................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG
TY MAY 10 TẠI THỊ TRƢỜNG NỘI ĐỊA............. Error! Bookmark not defined.
3.1 Khái quát chung về Tổng công ty May 10 ...... Error! Bookmark not defined.

3.1.1 Giới thiệu về Tổng công ty May 10 ............ Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty May 10 .......... Error!
Bookmark not defined.
3.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty May 10 tại thị trường
nội địa .................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2 Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng
công ty May 10 ...................................................... Error! Bookmark not defined.


3.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô............. Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường ngành ........... Error! Bookmark not defined.
3.2.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ...... Error! Bookmark not defined.
3.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May 10 tại thị trƣờng nội địa
............................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Năng lực cạnh tranh sản phẩm may mặc của tổng công ty may 10 tại thị
trường nội địa ...................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2 Năng lực cạnh tranh cốt lõi của Tổng công ty may 10 tại thị trường nội
địa ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.4 Những vấn đề đặt ra từ thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May
10 ........................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.1 Thành tựu .................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân ........ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 ............. Error! Bookmark not defined.
4.1 Quan điểm phát triển mục tiêu ........................ Error! Bookmark not defined.
4.1.1 Quan điểm phát triển .................................. Error! Bookmark not defined.
4.1.2 Mục tiêu ...................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May
10 tại thị trƣờng nội địa ......................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Đối với Tổng công ty May 10 .................... Error! Bookmark not defined.

4.2.2. Kiến nghị đối với nhà nước và các cơ quan hữu quanError!

Bookmark

not defined.
KẾT LUẬN ............................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................13


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa

STT

Ký hiệu

1

AFTA

2

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

3

FTA


Hiệp định thƣơng mại tự do

4

GCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp

5

TPP

Hiệp định đối tác kinh tế chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

6

VINATEX Tập đoàn dệt may Việt Nam

7

VINATAS Hiệp hội dệt may Việt Nam

8

WIPO

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới


9

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới

i


DANH MỤC BẢNG

STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 1.1

Ma trận các yếu tố bên ngoài

23

2

Bảng 1.2


Ma trận hình ảnh cạnh tranh

24

3

Bảng 3.1

Tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm năm 2014

33

4

Bảng 3.2

Doanh thu thị trƣờng nội địa của Tổng công ty May 10

34

5

Bảng 3.3

6

Bảng 3.4

7


Bảng 3.5

8

Bảng 3.6

9

Bảng 3.7

10

Bảng 3.8

11

Bảng 3.9

12

Bảng 3.10

13

Bảng 3.11

14

Bảng 3.12


Một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho Tổng
công ty May 10
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của một số đối thủ trên
thị trƣờng nội địa
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của Tổng công ty
May 10
Quy mô thị trƣờng may mặc, doanh thu của Vinatex và
Tổng công ty May 10 tại thị trƣờng nội địa
Doanh thu nội địa của một số công ty may mặc giai
đoạn 2012-2014
Hệ thống cửa hàng, đại lý, trung tâm thƣơng mại của
May 10, Việt Tiến và Nhà Bè
Giá một số dòng sản phẩm của Tổng công ty May 10
hiện nay
Danh sách top 6 doanh nghiệp ngành May-Thêu đạt
hàng Việt Nam chất lƣợng cao trong năm 2012 và 2013
Tình hình tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty May
10 qua 3 năm 2012- 2014
Tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của May 10,
Việt Tiến, Nhà Bè từ năm 2012-2014

ii

41

44

46


47

48

50

52

56

61

62


15

Bảng 3.13

16

Bảng 3.14

17

Bảng 3.15

18

Bảng 3.16


19

Bảng 3.17

Tình hình lao động của Tổng công ty May 10 qua 3 năm
2012-2014
Năng suất lao động của May 10, Việt Tiến và Nhà bè
năm 2014
Thu nhập trung bình của Nhà bè, Việt Tiến, May 10 từ
năm 2012-2014
Tổng hợp lợi thế cạnh tranh và chiến lƣợc kinh doanh
của Việt Tiến, Nhà Bè và May 10
Ma trận hình ảnh cạnh tranh của May 10

iii

66

68

69

71
77


DANH MỤC HÌNH VẼ

STT

1

Nội dung

Hình
Hình 2.1

Sơ đồ nghiên cứu

Trang
26

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT
1

Biểu đồ
Biểu đồ 3.1

Nội dung
Tiêu dùng may mặc tại thị trƣờng nội địa

iv

Trang
32


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng và đƣợc
coi là động lực của sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói
chung. Trong cùng một thị trƣờng càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động thì cạnh tranh
càng trở nên gay gắt và phức tạp. Trong khi đó môi trƣờng kinh doanh lại luôn biến động
không ngừng, diễn biến phức tạp và đầy rủi ro, từ đó áp lực cạnh tranh càng gay gắt hơn.
Do vậy muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải tự khẳng định đƣợc năng lực
của mình trên thị trƣờng.
Ngành dệt may với tốc độ tăng trƣởng trung bình 14,5%/năm giai đoạn 2008-2013, Việt
Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trƣởng ngành dệt may lớn nhất thế giới. Năm
2013, dệt may là ngành xuất khẩu lớn thứ 2 cả nƣớc với giá trị đạt 17,95 tỷ USD. Tuy nhiên
ngành dệt may nƣớc ta vẫn chƣa mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị dệt may toàn
cầu do chủ yếu sản xuất xuất khẩu gia công theo phƣơng thức CMT. Bên cạnh đó, ngành công
nghiệp phụ trợ vẫn chƣa phát triển là một trong những thách thức lớn trong việc khai thác
những lợi ích từ các Hiệp định thƣơng mại tự do nhƣ : Hiệp định đối tác kinh tế chiến lƣợc
xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), FTA-EU Việt Nam…. Thị trƣờng trong nƣớc lại đang cạnh
tranh với một loạt các ông lớn về may mặc ở nƣớc ngoài : Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,
Thái Lan…Trƣớc tình hình đó, việc tập trung vào phát triển thị trƣờng trong nƣớc là một chiến
lƣợc dài hạn của nhiều doanh nghiệp may mặc cũng nhƣ chiến lƣợc của toàn ngành. Với hơn
90 triệu dân, thị trƣờng nội địa mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp may mặc nhƣng hầu
nhƣ các doanh nghiệp trong nƣớc lại chỉ chú trọng nhiều cho hoạt động xuất khẩu chƣa quan
tâm phát triển thị trƣờng nội địa.
Tổng công ty May 10 cũng vậy, là một doanh nghiệp trong ngành may mặc, Công
ty đang phải đối mặt với nhiều thách thức, phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong
nƣớc nhƣ Tổng công ty May nhà Bè, Tổng công ty Cổ phẩn may Việt Tiến, Công ty cổ
phần dệt may đầu tƣ- thƣơng mại Thành Công….và cả các đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài
nhƣ Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc… Thêm vào đó để tận dụng đƣợc các cơ hội từ

5



các Hiệp định thƣơng mại tự do, các chính sách của nhà nƣớc…. Tổng công ty May 10
nhất thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Nhận thức đƣợc vấn đề trên, tác
giả nhận thấy việc nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng nội địa là việc rất cần
thiết đối với Tổng công ty May 10. Do vậy, qua quá trình nghiên cứu hoạt động kinh
doanh của Tổng công ty May 10 tác giả đã chọn đề tài : « Nâng cao năng lực cạnh
tranh của Tổng công ty May 10 tại thị trường nội địa » làm đề tài luận văn thạc sỹ cho
mình với câu hỏi nghiên cứu :
- Đánh giá các nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May 10 ?
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp ?
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May 10 ?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu :
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty may
10 tại thị trƣờng nội địa.
- Nhiệm vụ nghiên cứu :
+ Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May
10 tại thị trƣờng nội địa.
+ Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May 10
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty
May 10 tại thị trƣờng nội địa.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu :
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May 10
gắn với sản phẩm may mặc.
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Không gian : Tại Tổng công ty May 10 với sản phẩm may mặc ở thị trƣờng nội
địa và một số doanh nghiệp khác trong ngành may mặc.
+ Thời gian : Trong giai đoạn từ năm 2012- 2014
4. Những dự kiến đóng góp của luận văn nghiên cứu


6


Với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc giúp sản phẩm may mặc của Tổng
công ty May 10 nói riêng và các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nói chung khẳng định
và làm chủ thị trƣờng trong nƣớc trƣớc sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của hàng hóa
nhập ngoại, luận văn đã thực hiện đƣợc một số nội dung sau:
Thứ nhất: Tổng quan các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ở các doanh
nghiệp nói chung và ở doanh nghiệp may mặc nói riêng.
Thứ hai: Hệ thống hóa lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh; trong đó phân
tích các nhân tố ảnh hƣởng và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, đồng thời chỉ ra đƣợc sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh đối với
doanh nghiệp.
Thứ ba: Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May
10 tại thị trƣờng nội địa, xác định những thành tựu, khó khăn hạn chế và nguyên nhân
trong quá trình kinh doanh tại thị trƣờng nội địa.
Thứ tư: Luận văn đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
tại Tổng công ty May 10 tại thị trƣờng nội địa. Đồng thời luận văn cũng đƣa ra một số
kiến nghị với nhà nƣớc, tập đoàn dệt may và hiệp hội dệt may.
5. Bố cục và kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn đƣợc chia làm 4
chƣơng cụ thể nhƣ sau :
- Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận về cạnh tranh, năng lực
cạnh tranh.
- Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Chƣơng 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May 10 tại thị trƣờng nội
địa.
- Chƣơng 4 : Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May
10 tại thị trƣờng nội địa.


7


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ
CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Luận án tiến sỹ
- Phương hướng và các biện pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành công nghiệp dệt
may trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam của Dƣơng Đình Giám
(tại trƣờng Đại học kinh tế quốc dân), năm 2001. Luận án đã làm rõ đi sâu vào vai trò, vị
trí của công nghiệp dệt may, các nhân tố ảnh hƣởng, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển
ngành công nghiệp dệt may và kinh nghiệm của một số nƣớc về phát triển ngành công
nghiệp dệt may. Luận văn cũng đã khái quát quá trình hình thành và phát triển ngành
công nghiệp dệt may, đánh giá tổng quát những thách thức, cơ hội cho sự phát triển công
nghiệp dệt may. Trong đó chú trọng phân tích khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
dệt may Việt Nam trong xu thế hộ nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay. Trên cơ sở
đó tác giả đã chỉ ra phƣơng hƣớng và đƣa ra các phƣơng pháp chủ yếu nhằm phát triển
ngành công nghiệp đệt may trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam.
Tuy nhiên do luận văn này tác giả viết từ năm 2001, cho đến nay đã hơn 10 năm, tình
hình kinh tế chính trị đã có nhiều thay đổi, nƣớc ta đã gia nhập WTO, tham gia nhiều
hiệp định thƣơng mại tự do mới nên những giải pháp mà tác giả đƣa ra không còn phù
hợp. Đồng thời luận văn cũng chƣa đề cập và phân tích nhiều đến năng lực cạnh tranh
của ngành may mặc cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may.
- Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị
trường EU của Nguyễn Anh Tuấn (trường đại học kinh tế quốc dân), năm 2006. Luận án
từ những lý luận về khả năng cạnh tranh của hàng may mặc tác giả đã vận dụng để đƣa ra
nhƣng tiêu chí cơ bản cho việc đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng may mặc trên thị
trƣờng EU ở cấp sản phẩm. Những tiêu chí mà tác giả lựa chọn là phù hợp với điều kiện
thực tiễn ở Việt Nam là cơ sở để đánh giá, phân tích khả năng cạnh tranh hàng may mặc
của Việt Nam trên thị trƣờng EU. Bên cạnh đó với hệ thống số liệu, tƣ liệu khá phong

phú, có nguồn gốc rõ ràng, có độ tin cậy cao, luận án đã phân tích đánh giá một cách

8


khách quan, khoa học về thị trƣờng may mặc EU và khả năng cạnh tranh của may mặc
Việt Nam trên thị trƣờng EU. Nhƣng luận án lại chƣa đƣa ra đƣợc những dự báo thay đổi
về lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi trở thành thành viên của WT, đồng thời luận án
chỉ phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm may mặc chứ chƣa đi vào phân tích năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp may mặc.
- Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam trong quá trình
hội nhập quốc tế (nghiên cứu điển hình ngành dệt may) của Hồ Tuấn (trường đại học
kinh tế quốc dân) năm 2009. Luận án đã nghiên cứu một cánh toàn diện, sâu sắc cả về lý
luận với thực trạng tăng trƣởng công nghiệp Việt Nam đặc biệt là tăng trƣởng của ngành
dệt may.
+ Trong chƣơng 1 tác giả đề cập đến các vấn đề về tăng trƣởng và chất lƣợng tăng
trƣởng. Trong chƣơng này tác giả đã đƣa ra những đánh giá về tăng trƣởng và chất lƣợng
tăng trƣởng, các nhân tố tác động đến tăng trƣởng, chất lƣợng tăng trƣởng, vai trò của
nhà nƣớc đối với tăng trƣởng và bài học kinh nghiệm của một số nƣớc về thúc đẩy tăng
trƣởng trong mối tƣơng quan với yêu cầu nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng.
+ Trong chƣơng 2, tác giả đã nêu bật nội dung quan trọng đó là chất lƣợng tăng
trƣởng công nghiệp Việt Nam với điển hình ngành dệt may. Chƣơng 2 chủ yếu nghiên
cứu về tổng quan công nghiệp Việt Nam, quá trình phát triển và hiện trạng ngành dệt may
Việt Nam, chất lƣợng tăng trƣởng và các nhân tố tác động đến chất lƣợng tăng trƣởng
ngành dệt may. Đồng thời chƣơng 2 cũng đƣa ra mô hình tăng trƣởng công nghiệp dệt
may của một số nƣớc nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.
+ Chƣơng 3 của luận án đã đƣa ra chín giải pháp để nâng cao chất lƣợng tăng
trƣởng ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập nhƣ phát triển công nghiệp phụ
trợ, phát triển công nghiệp thời trang, tăng năng lực cạnh tranh, giải pháp về quản lý,
nhân sự,…

Luận án có tính thực tiễn cao, nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc cả về lý luận
gắn với phân tích thực trạng tăng trƣởng công nghiệp Việt Nam nói chung cũng nhƣ tăng
trƣởng ngành dệt may nói riêng. Tuy nhiên luận án chƣa đi sâu nghiên cứu và phân tích

9


năng lực cạnh tranh của ngành dệt may cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp may mặc.
1.1.2 Luận văn thạc sỹ
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế của Nguyễn Hải Trung (trường đại học kinh tế quốc dân), năm
2007. Luận văn từ những lý luận chung về khả năng cạnh tranh đã phân tích rõ thực trạng
năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may thông qua thị trƣờng tiêu thụ và kim ngạch
xuất khẩu.Từ đó đề xuất một cách hệ thống các giải pháp khá toàn diện nhằm nâng cao
khả năng cạnh tranh dệt may nhƣ nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đa dạng mẫu mã sản
phẩm, tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại, quảng bá sản phẩm và xây dựng hình ảnh thƣơng
hiệu… Tuy nhiên luận văn mới chỉ tập trung nghiên cứu tại thị trƣờng xuất khẩu mà chƣa
chú trọng tới thị trƣờng nội địa cũng nhƣ chỉ phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm
dệt may chứ chƣa phân tích đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty may Đức Giang trong xu thế hội
nhập của Bùi Trung Dũng (trường đại học kinh tế quốc dân) năm 2005. Luận văn đã hệ
thống hóa đƣợc lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các nhân tố ảnh hƣởng và các
tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành may nói chung và của công ty may Đức
Giang nói riêng. Luận văn còn chỉ rõ 3 lý do cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong
xu thế toàn cầu hóa: quá trình chuyển dịch và xu hƣớng chuyển dịch của ngành công
nghiệp dệt may, tình hình cạnh tranh trong ngành công nghiệp dệt may, những cơ hội và
thách thức cho ngành dệt máy Việt Nam. Luận văn đã đƣa ra đƣợc những giải pháp mang
tính thực tiễn cao và cần thiết đối với công ty may Đức Giang nhƣng các giải pháp đó
cho đến nay không còn phù hợp do nƣớc ta đã gia nhập WTO và tình hình chính trị, kinh

tế trên thế giới có nhiều thay đổi.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Dệt mùa đông trên thị trường
nội địa cả Nguyễn Hữu Đức (trường đại học kinh tế quốc dân) năm 2010. Luận văn đã
làm rõ đƣợc một số lý thuyết về cạnh tranh, công cụ cạnh tranh, những nhân tố ảnh
hƣởng tới năng lực cạnh tranh, mô hình 5 lực lƣợng cạnh tranh của M. Porter. Từ thực
trạng cạnh tranh của công ty Dệt mùa đông trên thị trƣờng nội địa cộng tác giả đã đƣa ra

10


các giải pháp phù với thực tế hiện thời của công ty. Tuy nhiên do tác giả nghiên cứu về
công ty với đặc thù là hàng dệt nên có nhiều khác biệt so với hàng may mặc.
1.1.3 Tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học
- Dệt may Việt Nam hậu WTO: Thực trạng và những mục tiêu hướng tới của Vũ Quốc
Dũng, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 9 năm 2007 trang 29-31. Bài viết đã khái quát thực
trạng đang đặt ra đối với ngành dệt may sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong đó đƣa ra
hàng loạt vấn đề mà ngành dệt may cần giải quyết trong thời gian tới nhằm tận dụng cơ hội
cũng nhƣ phòng trừ các nguy cơ nhƣ cạnh tranh trong và ngoài nƣớc ngày càng gay gắt, hàng
ngoại ngày càng phát triển ở thị trƣờng nội địa,… . Đồng thời, tác giả đã tập trung phân tích
sâu về vấn đề nguyên phụ liệu và đƣa ra giải pháp cần đầu tƣ xây dựng vùng bông, xơ tập
trung lớn, đồng thời có chính sách tài chính thích hợp khuyến khích các vùng trồng bông, đay,
gai... không tập trung. Tuy vậy, tác giả chƣa đƣa ra các giải pháp, bƣớc đi cụ thể để thực hiện.
Thực trạng thực thi giải pháp vẫn đang trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn.
- Tranh chấp về hàng dệt may trong WTO và một số gợi ý cho Việt Nam của ThS.
Nguyễn Thị Vũ Hà, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội số 25 năm 2009 trang 193 –
200. Bài viết đã phân tích khá chi tiết về các tranh chấp về hàng dệt may trong WTO với nhiều
dữ liệu chính thống, phong phú nhƣ số vụ tranh chấp hàng dệt may, số vụ tranh chấp đƣợc giải
quyết trong các giai đoạn. Đồng thời bài viết còn phân tích bối cảnh Việt Nam đang đứng
trƣớc nguy cơ bị kiện bán phá giá hàng dệt may và cũng đang chịu tác động của việc bán phá
giá hàng hàng dệt may của Trung Quốc vào thị trƣờng nội địa. Qua nghiên cứu các tranh chấp

về dệt may trong WTO, tác giả đƣa ra một số khuyến nghị để phòng ngừa, tham gia và giải
quyết tranh chấp có liên quan đến hàng dệt may cũng nhƣ một ngành hàng đóng vai trò quan
trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm và tạo thu nhập cho ngƣời dân của Việt Nam nhƣ:
chủ động khởi kiện khi thấy có hiện tƣợng bán phá giá hàng dệt may của nƣớc ngoài vào thị
trƣờng nội địa, thành lập cơ quan hầu kiện và giải quyết tranh chấp không thông qua Ban Hội
thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, nghiêm chỉnh thực hiện các phán quyết của Cơ quan giải quyết
tranh chấp của WTO. Bài viết đƣợc kết cấu thành hai phần hợp lý, logic chặt chẽ, bám sát và
làm nỗi rõ chủ đề chính, đồng thời là một bài nghiên cứu khoa học công phu, có ý nghĩa khoa
học cả về lý luận và thực tiễn.

11


- Tác động của khủng hoảng kinh tế đến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam của nhóm
tác giả Đỗ Văn Dũng, Trƣơng Thị Thanh Loan, Trần Thị Hà, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trƣờng của Trƣờng Đại học Thƣơng mại, năm 2010. Đề tài nghiên cứu ảnh hƣởng của khủng
hoảng kinh tế đến các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam, phạm vi nghiên cứu tại Công ty cổ
phần May 10 – Gia Lâm – Hà Nội trong giai đoạn 2008 – 2009. Nhóm tác giả đã làm rõ
những ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đến các doanh nghiệp dệt may trong đó có
Tổng công ty May 10, và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho các doanh nghiệp dệt may
của Việt Nam có thể tháo gỡ đƣợc những khó khăn, vƣớng mắc trƣớc cuộc khủng hoảng kinh
tế mang tính toàn cầu nhƣ hiện nay. Tuy nhiên đề tài khá rộng xong phạm vi nghiên cứu mới
chỉ liên hệ tại quy mô một doanh nghiệp nên chƣa có độ khái quát cao. Đồng thời đề tài mới
chỉ đi vào giải pháp nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm trong giai đoạn khủng hoảng mà
chƣa đề cập tới nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra còn có nhiều các bài viết khác của các tác giả đăng tải trên tạp chí, báo, trang
web,... trong nƣớc và quốc tế có liên quan đến ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều đề
tài mới đi vào nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm chứ rất ít đề tài đi vào nghiên cứu
năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp và cũng chƣa có đề tài nào nghiên cứu năng lực cạnh
tranh của Tổng công ty May 10 tại thị trƣờng nội địa.

Trên đây là những công trình nghiên cứu có phạm vi và đối tƣợng gần nhất với đề
tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May 10 tại thị trƣờng nội
địa”.
1.2 Cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh
1.2.1 Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều
cách hiểu khác nhau. Khái niệm này đƣợc sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi
ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia. Khái niệm chỉ khác nhau ở
chỗ mục tiêu đƣợc đặt ra ở chỗ quy mô doanh nghiệp hay ở quốc gia mà thôi. Trong khi
đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở
cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, thì đối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống
và phúc lợi cho nhân dân.

12


Theo Từ điển Kinh tế chính trị học, cạnh tranh là cuộc đấu tranh có tính chất đối
kháng giữa những ngƣời sản xuất hàng hóa tƣ nhân nhằm giành các điều kiện có lới nhất
về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
- Theo Từ điển Tiếng Việt, cạnh tranh là hoạt động tranh nhau để giành lấy lợi ích về
phía mình, giữa những ngƣời, những tổ chức có cùng lĩnh vực hoạt động nhƣ nhau.
- Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn kinh tế học
cho rằng cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành
khách hàng hoặc thị trƣờng. Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh
hoàn hảo.
- Ở phạm vi quốc gia, theo Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống Mỹ thì
cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dƣới các điều kiện thị trƣờng tự do
và công bằng, có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng đƣợc các đòi hỏi của thị
trƣờng quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng đƣợc thu nhập thực tế của ngƣời dân nƣớc
đó.

- Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003 thì
định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là khả năng của nƣớc đó đạt đƣợc những
thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc các tỷ lệ tăng trƣởng kinh
tế cao đƣợc xác định bằng các thay đổi của tổn sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu
ngƣời theo thời gian.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Quốc Dũng, 2007. Dệt may Việt Nam hậu WTO: Thực trạng và những mục
tiêu hƣớng tới. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 9, trang 29 -31.
2. Bùi Trung Dũng, 2005. Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty may Đức
Giang trong xu thế hội nhập. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế quốc dân.
3. Đỗ Văn Dũng và cộng sự, 2010. Tác động của khủng hoảng kinh tế đến các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học. Trƣờng Đại học Thƣơng
mại.
4. Dƣơng Đình Giám, 2001. Phương hướng và các biện pháp chủ yếu nhằm phát

13


triển ngành công nghiệp dệt may trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học kinh tế quốc dân.
5. Nguyễn Ngọc Huyền, 2007. Giáo trình Quản trị kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất
bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
6. Nguyễn Thị Thu Hƣơng, 2005. Nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam
trên thị trường Nhật Bản. Luận văn thạc sĩ. Đại học Thƣơng Mại
7. Phạm Thị Thu Hƣơng, 2000. Những giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả
ngành may Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
8. Đặng Thị Hiếu Lá, 2006. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khi
Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 335,
trang 41-45.
9. Lê Văn Tâm,2008. Giáo trình Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nhà xuất bản thống

kê.
10. Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến, 2013, 2014, 2015. Báo cáo kết quả sản xuất
kinh doanh và bản cáo bạch năm 2012, 2013, 2014. Hà Nội.
11. Tổng công ty may Nhà Bè, 2013, 2014, 2015. Báo cáo kết quả sản xuất kinh
doanh và bản cáo bạch năm 2012, 2013, 2014. Hà Nội.
12. Tổng công ty May 10, 2013, 2014, 2015 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và
báo cáo tài chính 2012, 2013, 2014. Hà Nội.
13. Nguyễn Hải Trung, 2007. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng đại
học kinh tế quốc dân.
14. Đào Văn Tú, 2010. Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc Việt Nam. Hà
Nội: Nhà xuất bản lao động – Xã hội.
15. Hồ Tuấn, 2009. Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt
Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (nghiên cứu điển hình ngành dệt may).Luận
án tiến sĩ. Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân.
16. Nguyễn Anh Tuấn, 2006. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc
của Việt Nam trên thị trường EU. Luận án tiến sĩ. Trƣờng đại học kinh tế quốc

14


dân.
17. Nguyễn Minh Tuấn, 2010. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản ĐH Quốc
gia TP. HCM.
18. Trần Văn Tùng, 2004. Cạnh tranh kinh tế: Lợi thế cạnh tranh quốc gia và chiến
lược cạnh tranh của Công ty. Hà Nội: Nhà xuất bản thế giới.

15




×