Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Những điểm khác nhau cơ bản giữa hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình với hợp đồng lao động thông thường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.46 KB, 8 trang )

NỘI DUNG
Câu 1: Những điểm khác nhau cơ bản giữa hợp đồng lao động đối với lao động
giúp việc gia đình với hợp đồng lao động thông thường
1. Hình thức hợp đồng
Khoản 1 điều 180 Bộ luật lao động quy định:
“Điều 180. Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người
giúp việc gia đình.”
Trong khi đó, đối với hợp đồng lao động thông thường, điều 16 Bộ luật lao động
quy định:
“Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản,
người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết
hợp đồng lao động bằng lời nói.”
2. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Khoản 3 điều 180 Bộ luật lao động quy định:
“3. Hai bên thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ
hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở .”
1


Trong khi đó đối với thời giờ làm việc của hợp đồng lao động thông thường, điều
104 quy định:
“Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong
01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc
tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ
trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần.”


Có thể thấy điểm khác biệt cơ bản ở đây là hợp đồng lao động đối với lao động
giúp việc gia đình có thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi theo thỏa thuận giữa 2
bên chứ không bắt buộc không quá 48 giờ trong 01 tuần hay 10 giờ 1 ngày như
hợp đồng lao động thông thường. Sở dĩ có điều này là do tính chất công việc của
lao động giúp việc gia đình là những việc sinh hoạt gia đình, không có giờ giấc gói
gọn trong 1 khoảng thời gian nhất đinh. Vì vậy tùy theo mỗi gia đình mà có sự
thỏa thuận riêng về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi.
3. Các quyền lợi của người lao động
Điều 19 Nghị định 27/2014/NĐ-CP quy định:
“Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng một lúc với kỳ trả
lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã
hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo
quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động tự lo
bảo hiểm”.

2


3. Người sử dụng lao động phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao
động là giúp việc trong gia đình;
4. Được bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh (nếu có thỏa thuận);
5. Được tạo cơ hội tham gia học văn hóa, học nghề;
6. Người giúp việc gia đình được trả tiền tàu xe đi đường khi thôi việc về nơi cư
trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước
thời hạn.”
Điểm khác biệt thứ nhất, ở đây là việc tham gia học văn hóa, học nghề của người
lao động. Khi người lao động có yêu cầu, người sử dụng lao động bố trí thời gian
để người lao động học văn hóa, học nghề. Thời gian cụ thể để người lao động học
văn hóa, học nghề do hai bên thỏa thuận. (Điều 14 Nghị định 27/2014/NĐ-CP).
Thứ hai, tiền tàu xe của lao động giúp việc gia đình khi thôi việc do người sử

dụng lao động trả trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao
động trước thời hạn. Điều này không có ở hợp đồng lao động thông thường.
4. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Khoản 2 điều 180 Bộ luật lao động quy định:
“2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
do hai bên thoả thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước 15 ngày.”
Vậy việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ở đây không phải tuân theo quy
định của hợp đồng lao động thông thường mà chỉ phải báo trước 15 ngày cho bên
còn lại.

Câu 2: Bài tập tình huống
3


1. Về việc anh B đặt cọc 10.000.000 USD cho công ty A
- Anh B đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng dịch vụ ký với công ty dịch vụ.
Theo điều 23 Luật người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
“Điều 23. Tiền ký quỹ của người lao động
1. Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc ký quỹ theo quy
định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này để bảo đảm việc thực hiện Hợp đồng đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài.”
Vậy việc đặt cọc tiền là được pháp luật cho phép nếu thực hiện:
• Nộp vào tài khoản riêng của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại để giữ
tiền ký quỹ
• Tuân thủ mức trần ký quỹ theo ngành, nghề, thị trường mà phụ lục 1 thông
tư 21/2013/TT-BLĐTBXH quy định.
- Thông tư số: 21/2013/TT-BLĐTBXH quy định về mức trần tiền ký quỹ và thị
trường xuất khẩu lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận kỹ quỹ với
người lao động. Mức trần ký quỹ tùy thuộc vào ngành nghề và thị trường tiếp nhận

lao động.
Theo phụ lục 1 của thông tư thì thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản có mức
trần ký quỹ là 3000 USD.
Vậy việc buộc đặt cọc 10.000.000 USD của công ty A đối với anh B là trái pháp
luật.
2. Cơ quan giải quyết tranh chấp

4


Tranh chấp này là tranh chấp lao động cá nhân. Việc giải quyết quân theo quy định
của giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của bộ luật lao động nếu
không có thỏa thuận khác trong hợp đồng.
“Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải
viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên
lao động trướatc khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau
đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp
bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo
hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”
Bà C muốn được bồi thường theo hợp đồng. Trường hợp này thuộc vào điểm đ
điều 201. Vì vậy bà C có thể khởi kiện ra Tòa án để được giải quyết tranh chấp.
3. Yêu cầu của bà C có được chấp nhận không? Tại sao?
Yêu cầu của bà C bao gồm:

• 14 tháng tiền lương năm thứ hai
5


• Tiền bồi thường bên sai hợp đồng
• Tiền đặt cọc và tiền lãi đặt cọc
Thứ nhất, về tiền lương năm thứ 2. Anh B đã làm tổng cộng 26 tháng tại Nhật Bản.
Vì vậy, anh B có quyền được nhận phần tiền lương chưa được thanh toán. Vậy yêu
cầu này của bà C là có cơ sở để được chấp thuận.
Thứ hai, về việc bồi thường sai hợp đồng. Ở đây, việc chấm dứt hợp đồng với bên
Nhật Bản là do lỗi của anh B đã không thực hiện đúng các quy định và đã bị nhắc
nhở, làm kiểm điểm. Vì vậy, công ty A không có lỗi trong việc sai hợp đồng và
không phải bồi thường. Yêu cầu này của bà C không có căn cứ.
Thứ ba, về việc tiền đặt cọc và lãi đặt cọc. Ở đây anh B đã vi phạm hợp đồng khi
không thực hiện các quy định của bên sử dụng lao động. Theo thông tư liên tịch số
17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN:
“2. Sử dụng tiền ký quỹ
Trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài, doanh nghiệp có quyền yêu cầu ngân hàng trích tài khoản tiền ký quỹ
của người lao động để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra
cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này doanh nghiệp phải xuất trình văn bản
hoà giải thành với người lao động hoặc phán quyết đã có hiệu lực thi hành của
Toà án. Số tiền ký quỹ còn thừa (nếu có) phải trả lại cho người lao động, nếu tiền
ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung.”
Trong trường hợp này nếu phải bồi thường thiệt hại cho bên Nhật Bản thì doanh
nghiệp sẽ sử dụng khoản tiền anh B đã đặt cọc. Trong trường hợp còn thừa hoặc
không phải bồi thường thì bà C mới được nhận lại tiền ký quỹ và lãi suất theo quy
định của ngân hàng.
6



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

7


1. Bộ luật lao động 2012
2. Luật Lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006
3. Thông tư 21/2013/TT-BLĐTBXH
4. Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN
5.

/>
giup.html

8



×