Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

kế hoạch năm lớp chồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.62 KB, 8 trang )

TRƯỜNG MN THỎ NGỌC

GV :

LỚP : CHỒI

NH : 2014-2015


I-ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Sỉ số học sinh của lớp: 30 bé.
Nam: 15 bé
Nöõ:
15 bé
-Số giáo viên: 2.
Trong năm học 2014-2015 này. Lớp Chồi quyết tâm thực hiện tốt công tác chuyên
môn nuôi và dạy. Cố gắng phấn đấu và trao dồi kinh nghiệm để tạo mọi điều kiện cho các
bé phát triển đầy đủ về thể chất lẫn trí tuệ. Duy trì sỉ số lớp từ 30 lên trên 30 bé.
Bên cạnh đó lớp còn tồn tại một số khó khăn và thuận lợi như sau:
THUẬN LỢI:
- Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu, sự hướng dẫn của bộ phận chuyên môn đã tạo điều
kiện cho đội ngũ giáo viên ở lớp hoàn thành tốt hơn công tác nuôi và dạy.
- Giáo viên luôn cố gắng học hỏi, tham khảo tài liệu và trao dồi thêm nhiều kinh nghiệm
từ những đợt tập huấn do Phòng Giáo Dục Huyện Củ Chi tổ chức và những đợt thi tay
nghề do trường phát động.
- Diện tích phòng học,rộng rãi,thoáng mát,sạch sẽ giúp trẻ có diện tích thoải mái nhằm
thỏa mãn nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ.
- Nhà trường trang bị đầy đủ các đồ dung đồ chơi thiết bị dạy học hỗ trợ tốt công tác nuôi
dạy trẻ của Giáo Viên.
- Phụ huynh gần gũi, thân thiện, phối hợp tốt với Giáo Viên trong các hoạt động của
trường – lớp.


KHÓ KHĂN:
- Đội ngũ giáo viên lớp còn trẻ tuổi nên chưa dày dạn về kinh nghiệm nuôi – dạy.
- Trong thời gian qua, vì một số lí do mà lớp chưa đảm bảo về đội ngũ giáo viên, lúc
chỉ có 1 giáo viên nên chưa đảm bảo hiệu quả trong quá trình giảng dạy.

-

II- MỤC TIÊU:
Thực hiện tốt công tác chuyên môn nuôi - dạy nhằm giúp bé phát triển hài hòa về
các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ.
Tạo cho phụ huynh niềm tin khi con em mình được học tập ,vui chơi trong môi trường
Mầm Non Thỏ Ngọc.
1.Thể chất
Khỏe mạnh,cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
Thực hiện các vận động cơ bản 1 cách vững vàng,đúng tư thế.
Có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.
Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe.
Có một số thói quen,kỹ năng tốt trong ăn uống.
2. Nhận thức


- Ham hiểu biết,thích khám phá, tìm tòi các sự vật,hiện tượng xung quanh.
- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý và ghi nhớ có chủ định.
-Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau.
- Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau ( hành động, lời nói,
hình ảnh.)
- Có một số hiểu biết ban đầu về con người,sự vật,hiện tượng xung quanh.
3. Ngôn ngữ
- Có khả năng lắng nghe,hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau( lời nói,nét mặt,cử chỉ, điệu bộ..)

- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa.
- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại chuyện.
- Có khả năng cảm nhận vần điệu,nhịp điệu của bài thơ,ca dao phù hợp với lúa tuổi.
4. Tình cảm-xã hội
- Có ý thức về bản thân.
- Có khả năng nhận biết và biểu hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung
quanh.
- Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin…
- Thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp Mầm Non,
cộng đồng gần gũi.
5. Thẩm mỹ
- Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên,cuộc sống và trong tác phẩm nghệ
thuật.
- Có khả năng thể hiện cảm xúc,sang tạo trong các hoạt động âm nhạc,tạo hình.
-Yêu thích, hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật.
III- NỘI DUNG GIÁO DỤC THEO CÁC LĨNH VỰC

Phát triển thể chất
Tích cực trong công tác chăm .
- Lập kế hoạch phối kết hợp nhằm giúp trẻ báo phì tăng cân chậm,trẻ bình thường giảm
nguy cơ tăng cân đột biến
- Phối hợp với phụ huynh nhằm thực hiện tốt việc theo dõi tăng trưởng của trẻ.(Giảm
nguy cơ tăng cân đột biến, đối với trẻ béo phì tăng cân chậm, tăng cường vận động cho
trẻ,kích thích trẻ tham gia nhiều hoạt động thể dục thể thao,thực hiện các bài tập dành
cho trẻ béo phì)
- Xây dựng thời gian biểu của ngày thích hợp cho việc tăng cường lượng vận động cho
trẻ,hướng dẫn phụ huynh quan tâm đến nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tại gia đình(thông qua
bảng tin tuyên truyền của lớp,công tác tư vấn…)



- Tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ tại trường,tạo tâm lí thoải mái cho trẻ trong bữa ăn,giúp trẻ
ăn ngon miệng,ăn hết suất(900 calo ở trường).Đặc biệt tăng lượng rau trong bữa ăn cho
trẻ tăng cân-béo phì.
- Tiếp tục thực hiện việc phân loại tình trạng sức khỏe ( béo phì – dư cân…) theo những
hướng dẫn hợp lí. Thực hiện việc ghi nhận cân nặng, chiều cao của trẻ theo lịch cân đo
định kì hàng quý (hàng tháng với trẻ dư cân béo phì). Chú ý đến đặc điểm sức khỏe của
trẻ, theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng.
- Tiếp tục sáng tác các bài tập tăng cường lượng vận động cho trẻ.
- Tuyên truyền với phụ huynh những hình ảnh, tin tức về nguy cơ của bệnh béo phì
nhằm phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong hoạt động giảm béo phì.
Tăng cường vệ sing an toàn thực phẩm:
- Học tập, trao đổi, thống nhất việc thực hiện quy chế ( tham gia thực hiện kiểm tra lí
thuyết quy chế vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện tham gia trao đổi kinh nghiệm với
các lớp).
Tham gia các cuộc thi.
Tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề.
- Tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ theo đúng quy chế, nắm chắc các quy trình vệ sinh trước giờ
ăn, trong giờ ăn, sau giờ ăn… theo những quy định.
- Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường về việc bảo quản, cất giữ, vệ sinh
nuôi dưỡng của trẻ và cô.
- Hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ qua các hoạt động ở lớp
để trẻ có kiến thức tạo thành thói quen bản thân để sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt của
trẻ ở trường, lớp, ở nhà…
Vệ sinh mội trường:
- Thực hiện tốt chuyên đề vệ sinh môi trường. xây dựng lịch vệ sinh ở lớp, ở các khu vực
xung quanh lớp hằng ngày, hàng tuần, hàng tháng và thực hiện theo đúng lịch đề ra.
- Có kế hoạch đề xuất xin trang bị đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt của lớp theo số học
sinh, có đủ nước sạch, ngủ mùng…
- Phối hợp với bộ phận y tế thực hiện đầy đủ lịch tiêm chủng phòng chống dịch bệnh làm
tốt công tác vệ sinh môi trường( sử dụng cloramin trong công tác vệ sinh phòng bệnh,diệt

muỗi..)
- Xây dựng góc thiên nhiên, vườn cây của bé… giáo dục cho trẻ ý thức xây dựng môi
trường xanh sạch đẹp và ý thức bảo vệ môi trường.
Vệ sinh cá nhân – Chăm sóc sức khỏe trẻ:
- Tiếp tục thực hiện chương trình “chăm sóc răng miệng cho trẻ” hướng dẫn phương
pháp chải răng đúng cho trẻ, giáo dục vệ sinh răng miệng và thực hiên thường xuyên để
hình thành thói quen tốt cho trẻ chải răng sau khi ăn. Thường xuyên kiểm tra răng miệng
cho trẻ để phát hiện và xử lí kịp thời răng sâu để trẻ có hàm răng đẹp.


- 100% trẻ được theo dõi biểu đồ phát triển, khám sức khỏe định kì 2 lần/năm. Thcự hiện
theo dõi biểu đồ cá nhân trẻ béo phì.
- Chú ý tính trạng sức khỏe của trẻ khi đến lớp và trao đổi với phụ huynh tình hình sức
khỏe của trẻ trong ngày để có biện pháp chăm sóc trẻ hợp lí khi trẻ mệt bệnh.
- Đảm bảo 100% trẻ thực hiện nếp sống văn minh, sinh hoạt vui chơi, học tập, ăn ngủ…
theo đúng lứa tuổi.
Biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ(tay-chân,quần áo..)
-Hình thành một số thói quen,kĩ năng vệ sinh:rửa tay,lau mặt(trước và sau khi ăn)sau khi
đi vệ sinh,đánh răng,chải tóc,đi dép,mặc quần áo,ngủ mùng…
-Giáo dục và hình thành ở trẻ ý thức vệ sinh tốt:đi vệ sinh đúng nơi quy định,biết lao
động tự phục vụ,biết cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định,giờ ăn không nói
chuyện,không khạc nhổ,biết giữ vệ sinh chung,nhẹ nhàng trong lời ăn tiếng nói.
-Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ
Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho trẻ::
- Thực hiện kế hoạch tuyên truyền và giáo dục sức khỏe của trường.Bổ sung những
thông tin mới theo các tài liệu trên các báo Yêu Trẻ,Thuốc Và Sức Khỏe.
- Sưu tầm những bài hát,bài thơ,những câu chuyện,những bài viết,thông tin và kinh
nghiệm chăm sóc giáo dục tốt,những kinh nghiệm nuôi con,tổ chức nếp sống gia đình.
- Tích cực trong hoạt động tư vấn và ngăn ngừa những bệnh học đường,làm tác công tác
trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho trẻ tránh nguy hiểm.

- Giaó dục về giới tính giúp trẻ có 1 số kỹ năng tự bảo vệ mình theo độ

Phát triển nhận thức:
- Thực hiện theo chương trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ 4-5 tuổi.Nâng cao chất
lượng thực hiện chương trình thực hiện các chuyên môn:tổ chức hiệu quả các góc chơi
theo chuyên môn.
- Làm quen với 1 số khái niệm về chương trình học, đổi mới phương pháp dạy học thích
hợp với cá nhân trẻ. Tích lũy kinh nghiệm trong các hoạt động, khám phá khoa học các
hiện tượng về thiên nhiên,con người,loài vật… ghi kết quả rút kinh nghiệm sau mỗi buổi
hoạt động.Luyện tập lỹ năng quan sát,giúp trẻ phát huy tích cực kỹ năng tích ứng với
cuộc sống.
Phát triển ngôn ngữ:
- Sử dụng tốt các học cụ phục vụ cho hoạt động học tập của trẻ.Xây dựng các kho vật
liệu phục vụ cho việc trẻ tự khám phá và tạo ra các tình huống vui chơi,học tập của trẻ
giúo trẻ nghe,nói,viết rõ ràng mạch lạc.
- Cho trẻ làm quen với những ký hiệu thông thường trong cuộc sống,.
- Cho trẻ làm quen với sách,tập,viết.Rèn tư thế ngồi cho trẻ.
Phát triển thẩm mĩ
- Chuẩn bị,trò chơi chủ đề,sưu tầm-tìm những vật liệu có tính gợi mở để trẻ tham gia chơi
tích cực.


-

- Tổ chức những hình thức phù hợp,trẻ tham gia tích cực,thích thú.
- Giúp trẻ tìm hiểu cái hay,cái đẹp trong cuộc sống,gần gũi xung quanh trẻ trong các tác
phẩm nghệ thuật.
Phát triển tình cảm-xã hội
Trẻ ý thức những việc xấu-tốt,tự phục vụ bản thân.
Biết biểu lộ tình cảm,quan tâm,giúp đỡ,chia sẽ với những người xung quanh.

Có thái độ đúng đắn với cái xấu và cái.
Lễ phép với người lớn.Nói năng lễ độ,nhẹ nhàng.
4. Phân phối thời gian thực hiện các chủ đề theo thời gian dự kiến
TT

Tên các chủ đề

Số tuần thực Thời gian dự kiến
hiện
1
01/09->6/9/2014
1
7/09->13/9/2014
1
15/09->20/9/2014
2
22/09->04/10/2014

1
2
3
4

Trường MN Thỏ Ngọc
Bé vui trung thu
Ký hiệu cuả bé
Cơ thể của bé

5
6

7
8
9
10
11
12

Gia đình em
Nghề nghiệp
Cầu vồng yêu thương
Những con vật dễ thương
Cháu yêu chú Bộ đội
Lễ hội hóa trang
Những con thú đáng yêu
Mùa xuân và tết

2
3
1
3
3

06/10->18/10/2014
20/10->8/11/2014
10/11->15/11/2014
17/11->06/12/2014
08/12->27/12/2014

1
2


13
14
15
16
17
18
19
20
.21

Nghĩ tết
Bé tìm hiểu về thực vật
Mẹ yêu dấu
Thiên nhiên xung quanh bé
Tìm hiểu về giao thông
Dinh dưỡng
Quê hương của bé
Bác Hồ kính yêu
Mùa hè của bé

2
3
2
2
3
2
2
2
1


29/12-3/1/2015
5/01-10/1/2015
12/01-17/ 01/2015
19/01-31/1/2015
2/02-21/02/2015
23/02-07/03/2015
9/03-21/03/2015
23/03-11/04/2015
13/04-25/04/2015
27/04-9/05/2015
11/05-23/05/2015
25/05-30/05/2015

V. DỰ KIẾN SỰ KIỆN – LỄ HỘI
_ Ngày hội đến trường (khai trường) 05/09/2014
_Vui hội trăng rằm (trung thu) 19/09/2014
_ Phụ nữ Việt Nam 20/10/2014


_ Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2014
_ Noel 24/12/2014
_ Tết Nguyên Đán
_Quốc tế phụ nữ 8/3/2015
_ Bé và an toàn giao thông
_Giỗ tổ Hùng Vương
_ Mừng sinh nhật Bác Hồ 19/05/2015
_ Lễ ra trường ( Tạm biệt nhé!)
VI. DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI:
1.Trò chơi đóng vai theo chủ đề:

_Bé lám cô giáo (cho trẻ phân vai: trẻ làm cô, trẻ làm học trò…)
_Bán hàng (quần áo, đồ dùng, thức ăn,nước uống, đồ dung học tập, thực phẩm, nón bảo
hiểm…)
_ Gia đình ( quy trình pha nước chanh,cam, chiên trứng, nhào bột,nấu súp,cách cầm dao, gấp
quần áo ; tổ chức sinh nhật…)
_ Bác sĩ (khám – chữa bệnh, chích ngừa, cấp cứu, khám răng…)
_ Giao thông ( lái xe, cảnh sát giao thong,đèn xanh,đèn đỏ.…)
_ Góc làm đẹp (bé là thợ làm tóc,bé đi cắt tóc…)
2.Văn học:
_ Tập đóng vai theo nội dung câu chuyện trong từng chủ đề cụ thể
_ Tập diễn rối theo chuyện
_ Kể chuyện sáng tạo theo tranh
_ Một số câu chuyện : Hai anh em, Ba cô gái, Ai đáng khen nhiều hơn, Cậu bé dũng cảm, Chú
dê đen…
3.Lắp ráp – xây dựng :
+ Xây dựng :
_ Xây dựng: trường mầm non, các kiểu nhà bé ở, khu vườn trường, công viên, khu vui chơi,
đường phố, chuồng trại gia súc – gia cầm,sân bay,bến cảng…
+ Lắp ráp:
_ Ráp nhà cao tầng
_ Các loại xe
_ Cầu đi, tàu thuyền,máy bay
4. Học tập (lồng ghép LQVT, LQCV)
_ Domino, loto, ghép hình, chọn sai-đúng, ghép tương ứng giữa biểu tượng-biểu tượng, biểu
tượng-chữ số, phân nhóm, phân loại, ….. dưới tên các trò chơi tùy vào từng chủ để
Vd: Bé đoán xem nào? Thử tài của bé? _Tìm hình ẩn giấu?
_ Tìm bóng. Điền số còn thiếu trong từ. Đi tìm mật mã
_ Thêm bớt cho đủ
_ Lập sơ đồ phát triển cây xanh và con vật
_ Viết số thích hợp

_Nối số theo thứ tự và đóan hình


_ Ai nhanh hơn.
_Tìm bạn (chữ số-chấm tròn tương ứng- hình ảnh tương ứng- màu sắc tương ứng- ghép chữ
cái tương ứng)
5.Trò chơi vận động:
_ Xem đội nào nhanh
_ Chạy cướp cờ
_ Đổi khăn
_ Bánh xe quay
_ Chèo thuyền
_ Thuyền và bến
_ Kéo co
_ Thi đập bóng
_ Cùng thi tạo dáng
_Chuyền bóng
6. Trò chơi dân gian:
_ Kéo co
_ Nhảy sạp
_ Nhảy ô
_ Ô ăn quan
_ Ném còn
_ Nhảy dây
_ Lộn cầu vòng
_ Ném vòng heo đất ( chai nhựa,….)
_ Dung dăng dung dẻ
_ Chim bay, cò bay….
_ Cờ tỷ phú
7. Hoạt động tạo hình:

_ Cắt, xé, dán, tô màu,nặn …trong các đề tài, chủ đề
_ Sử dụng đa dạng nguyên vật liệu tạo hình các con vật
_ Gấp các con vật, cây…
_ Trang trí sỏi
_ Tạo hình từ lá
_ Phối màu
_Tạo hình từ vỏ trứng.
_Tạo hình từ hạt đậu.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×