Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Một số vấn đề về quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.29 KB, 16 trang )

Một số vấn đề về quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến
Việt Nam
A. MỞ ĐẦU.
Ảnh hưởng của yếu tố truyền thống, tư tưởng nặng nề của nho nho
giáo, pháp luật Việt Nam thời phong kiến mặc dù đã ghi nhận đảm
bảo quyền của người phụ nữ trong các quan hệ xã hội đặc biệt là
lĩnh vực hôn nhân để đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ và chồng
trong trong gia đình được quy định trong hai bộ luật tiêu biểu là Bộ
Luật Hông Đức và Bộ Luật Gia Long .Nhưng, xét về mặt tổng thể
thì phụ nữ Việt Nam thời kỳ đó vẫn còn bị đối xử rất hạn chế hơn
rất nhiều so với nam giới, họ bị hạn chế trong việc sở hữu tài sản,
trong giáo dục, ít có tiếng nói trong gia đình và xã hội, phải mang
nhiều gánh nặng xã hội với vai trò kép....Để hiểu rõ hơn về vị thế,
vai trò của người phụ nữ trong thời kỳ này, bài viết dưới đây sẽ đi
phân tích đề tài: “Một số vấn đề về quyền của người phụ nữ
trong pháp luật phong kiến Việt Nam.”
B. NỘI DUNG.
I. Vấn đềquyền của người phụ nữ.
1. Khái niệmquyền của người phụ nữ.
Khi tiếp cận vấn đề quyền của người phụ nữ, thì khái niệm quyền
phụ nữ trước hết phải được hiểutrên cơ sở quyền con người, khái
niệm quyền phụ nữ cần phải được nghiên cứu trong mối liên hệ
khăng khít với quyền con người, phụ nữ cũng như nam giới họ phải
được hưởng tất cả những quyền con ngườimà pháp luật ghi nhận
và bảo vệ.


Quyền con người là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng khá phổ
biến. Tuy nhiên trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như
pháp luật quốc gia, chưa có một định nghĩa chính thức về quyền
con người mà chỉ dừng lại ở việc liệt kê các quyền con người. Trên


cơ sở nghiên cứu của các nhà luật học khi tiếp cận về vấn đề này
thì có thể hiểu “ Quyền con người là những đặc quyền (quyền tự
nhiên) của con người được pháp luật công nhận, điều chỉnh, do cá
nhân con người nắm giữ trong mối liên hệ với Nhà nước và với
những cá nhân con người khác” .
Quyền phụ nữ là một khái niệm dùng để chỉ các quyền con người
của phụ nữ. Phụ nữ là một nhóm xã hội đặc biệt, dễ bị tổn thương.
Do đó, việc xác định, ghi nhận các quyền con người cho họ, đặc
biệt đảm bảo trên cơ sở tiêu chí bình đẳng là cần thiết. Đó cũng
chính là cơ sở đểtiến hành bảo vệ quyền con người của phụ nữ.
Bảo vệ quyền con người bằng công cụ pháp luật cũng là một trong
những phương thức rất quan trọng nhằm đảm bảo tối ưu quyền
của người phụ nữ nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng.
2. Khái quát chung về quyền của người phụ nữ trong pháp luật
phong kiến Việt Nam.
Lịch sử loài người đã trải qua giai đoạn mà địa vị của người phụ nữ
được tôn vinh, người phụ nữ có nhiều quyền hành và địa vị “ vinh
dự “ hơn người đàn ông. Đó là giai đoạn màPh. Ăngghen gọi là giai
đoạn của chế độ “ mẫu quyền”. Ở chế độ này người đàn bà có vai
trò và địa vị quan trọng trong gia đình. Quyền lực trong gia đình
thuộc về người phụ nữ. Nhưng rồi chế độ mẫu quyền bị lật đổ và
thay vào đó là chế độ phụ quyền, dưới chế độ này địa vị của người


phụ nữ trong gia đình và xã hội thấp hơn nam giới một cách rõ rệt,
sự phân biệt đối xử với phụ nữ diễn ra ở khắp mọi nơi, làm trở ngại
lớn cho việc phụ nữ tham gia bình đẳng với nam giới vào đời sống
chính trị, gia đình và xã hội. Như vậy, sự bất bình đẳng giữa đàn
ông và đàn bà đã xảy ra, kéo dài trong suốt tiến trình phát triển
của lịch sử loài người và diễn ra ở khắp mọi noi trên thế giới.

Ở Việt Nam, thời phong kiến – pháp luật đã chịu ảnh hưởng nặng
nề bởi tư tưởng Nho giáo nên địa vị của người phụ nữ hoàn toàn
phụ thuộc vào nam giới. Sự bất bình đẳng được thể hiện trước tiên
chính là sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái trong gia đình.
Với quan niệm cần phải có con trai để nối dõi tông đường nên xã
hội phong kiến cho rằng “ nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”.
Quan điểm này chính là khởi điểm cho sự bất bình đẳng mà phụ nữ
ở chế độ phong kiến phải gánh chịu. Tư tưởng đó là tư tưởng chủ
đạo, căn bản của xã hội phong kiến và nguyên tắc bất bình đẳng
nam nữ đã trở thành tư tưởng chỉ đạo trong cả hai văn bản pháp
luật được đánh giá là thành tựu lập pháp của Nhà nước phong kiến
Việt Nam là Bộ luậtHồng Đức và Bộ luật Gia Long. Trong đó có khá
nhiều điểm tiến bộ được đề cập trong việc bảo vệ quyền cử người
phụ nữ.
II. Quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam.
1. Những quy định về quyền của người phụ nữ trong Bộ Luật Hồng
Đức (Quốc triêu hình luật).
“Quốc triều hình luật” hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức được ban
hành dưới thời Lê – thế kỉ XV. Đây có thể coi là thời kỳ hưng thịnh
nhất của phong kiến Việt Nam nói chung và của nhà Lê nói riêng.


Bởi vậy, Bộ luật Hồng Đức cũng thể hiện nhiều điểm khá tiến bộ
trong việc bảo vệ quyền phụ nữ. Đặc thù nhất thể hiện trong hai
chương “ Hôn điền “ và “ Điền sản” . Qua hai chương này, các nhà
làm luật đã coi trọng cá nhân và vai trò của người phụ nữ – điều
mà các bộ luật trước đó không mấy quan tâm. Bộ luật có 53/722
điều luật (7%) bàn về hôn nhân – gia đình; 30/722 điều luật (4%)
bàn về việc hương hỏa, tế lễ, thừa kế và sở hữu tài sản. Những
điều luật này ít nhiều đã đề cập đến một số quyền lợi của người

phụ nữ trong xã hội và trong gia đình và thậm chí còn trao cho
người phụ nữ quyền quan trọng và rất mới mà chưa nhà nước
phong kiến nào có.
1.1 Trong chương Hôn điền.
- Việc kết hôn và ly hôn:
Điều 322 - "Quốc triều hình luật" ghi: "Con gái thấy chồng chưa
cưới có ác tật có thể kêu quan mà trả đồ sính lễ", nếu “ con rể lăng
mạ cha mẹ vợ , đem thưa quan, cho ly dị”. Đây là điều khoản cho
thấy sự tiến bộ của các nhà làm luật lúc bấy giờ khi họ cho người
phụ nữ quyền từ chối kết hôn và ly hôn với một người đàn ông nếu
như họ cảm thấy anh ta có nhân cách không tốt. Một trong những
điều luật rất tiến bộ chưa từng thấy ở Việt Nam trước đó.
Trong gia đình người vợ tương đối bình quyền với chồng và do đó,
hôn nhân không được coi là sự chuyển giao hoàn toàn cô gái từ gia
đình bên nội của mình sang gia đình chồng như ở Trung Quốc,
không những thế, luật pháp còn bảo vệ người phụ nữ . Họ được
phép đến nhà đương chức xin ly hôn trong trường hợp chồng
không chăm nom, chăm sóc vợ trong 5 tháng. Điều 308, 333 Quốc


triều hình luật có quy định “ Chồng xa cách vợ không lui tới suốt 5
tháng thì vợ được phép trình quan sở tại, quan sở tại làm chứng thì
người chồng đó mất vợ” hoặc nếu con rể mắng nhiếc cha mẹ vợ
bởi chuyện phi lý thưa lên, quan sẽ cho li dị”. Pháp luật cũng đã có
nhận thức quan trọng về vai trò, vị thế của người phụ nữ trong xã
hội. Nếu người chồng không làm tròn nghĩa vụ với vợ thì người
vợcũng không buộc phải làm tròn bổn phận của mình.
TrongBộ luật này, bên cạnh những điều khoản quy định người vợ
có quyền ly hôn chồng thì cũng có điều khoản người chồng có
quyền ly hôn vợ của mình.

Điều310 quy định“ Nếu thê thiếp phạm nghĩa tuyệt (không con,
dâm đãng...) mà người chồng ẩn nhẫn, chịu đựng không bỏ thì xử
biếm, tùy việc nặng nhẹ”. Tuy nhiên vấn đề ly hôn sẽ không được
đặt ra nếu như khi phạm vào nghĩa tuyệt (thất xuất)người vợ đang
ở trong ba trường hợp (tam bất khứ): “ đã để tang nhà chồng ba
năm; khi lấy nhau nghèo mà sau giàu có; khi lấy nhau có bà con
mà khi bỏ lại không có bà con để trở về”. Đồng thời, khi hai bên vợ
chồng đang có tang cha mẹ thì vấn đề ly hôn cũng không được đặt
ra. Nếu như bên cạnh những quy định mang tính chất bất công đối
với phụ nữ (thất xuất) thì Quốc triều hình luật cũng có những quy
định riêng về ba trường hợp (tam bấtkhứ) mà người chồng không
được ly hôn vợ của mình lại được đánh giá là những quy định mang
tính bảo vệ cho người phụ nữ .
-Trong một số trường hợp cụ thể, quyền lợi của người phụ nữ cũng
được ưu tiên bảo vệ như: cưỡng ép phụ nữ kết hôn cũng là có tội
(điều 320); đặc biệt bộ luật quy định xử rất nặng đối với tội xâm
phạm thân thể, tiết hạnh của người phụ nữnhưkẻ nào “hiếp dâm”


thì xử lưu hay chết phải nộp tiền tạ tội hơn một bậc đối với tiền tạ
tội gian dâm thường, nếu gây thương tích cho người đàn bà thì xử
nặng hơn một bậc đánh người bị thương,Nếu làm chết người đàn
bà thì điền sản kẻ phạm tội phải giao cho nhà người bị chết (điều
403); “gian dâm với con gái nhỏ 12 tuổi trở xuống, dù nó thuận
tình thì vẫn xử như tội hiếp dâm” (điều 404). Phụ nữ đang mà
phạm tội thì cũng được giảm nhẹ.hơn so với nam giới.
1.2 Trong chương điều sản.
Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ về nguyên tắc phải phụ
thuộc rất lớn vào người chồng. Tuy nhiên trên thực tế tại Việt Nam
thì địa vị của vợ - chồng thay đổi tùy thuộc vào địa vị xã hội và sở

hữu tài sản mà học có được. Đây là một điểm khác biệt rất quan
trọng của người phụ nữ Việt nam so với phụ nữ Trung Quốc cùng
trong giai đoạn này.
-Về quan hệ sở hữu tài sản Quốc triều hình luật có những quy định
thể hiện một vài điểm tiến bộ khi gián tiếp thừa nhận quyền bình
đẳng của người vợ đối với tài sản gia đình thông qua quy định về
thanh toán điền sản của vợ chồng khi một trong hai bên vợ hoặc
chồng chết, phản ánh rất chi tiết qua ba điều374, 375 và 376.
Theo luật thì khi vợ chồng còn sống chung thì tất cả các tài sản
đều là của chung, khi ly hôn thì phần tài sản của riêng ai thì được
nhận lại và tài sản chung thì chia đôi. Khi vợ hay chồng chết đi mà
không có con thì phần tài sản được thừa kế của hai người và phần
tài sản chung sẽ được chia như sau : Khi chồng chết trước (hay vợ
chết trước) thì phần tài sản do bố mẹ dành cho được chia làm hai
phần bằng nhau. Một phần dành cho gia đình bên vợ hay chồng
người vừa chết để lo việc tế lễ (bố mẹ bên vợ/ chồng hoặc người


thừa tự bên vợ/ chồng). Phần còn lại dành cho vợ hoặc chồng để
phụng dưỡng một đời (nhưng khôngcó quyền sở hữu. Đối với tài
sản hai người cùng tạo ra cũng chia làm hai phần bằng nhau. Đây
có thể coi là bước đột phá táo bạo khi xây dựng bộ luật này khi cho
người vợ được hưởng quyền tài sản ngang với người chồng.
-Về quyền làm chủ tài sản, có một điều đặc biệt quan trọng trong
bộ Quốc triều hình luật này là đã quy định người chồng không có
quyền thừa kế tài sản của vợ, nếu người vợ mất đi mà không có
con quy định tại Điều 376 : “ Vợ chồng đã có con nếu một người
chết trước, sau đó con cũng lại chết, thìi điền sản thuộc về chồng
hay vợ. Nếu ngưởng họ chia không đúng phép, thì bị xử phạt 50
roi, biếm một tư và mất phần chia (đúng phép nghĩa là điền sản

của vợ chia làm 3, để cho chồng hai phần , cho người họ (người
thừa tự một phần). Cha mẹ còn sống thì chia làm hai, thuộc về cha
mẹ một phần, phàn của chồng chỉ để nuôi một đời, không được
nhạn làm của riêng, chồng chết thì phần ấy thuộc ề cha mẹ hay
người thừa tự...”. Việc chuyển tài sản của người vợ cho gia đình
cha mẹ đẻ chứng tỏ người vợ không hoàn toàn bị phụ thuộc vào
quyền lực của người chồng.
-Về quyền thừa kế tài sản.
Trong gia đình, quyền được chia gia tài của con gái cũng ngang
bằng với con trai (Điều 388); Không có con trai cũng không có
nghĩa là không có người thừa tự, vì Điều 391 quy định: trong
trường hợp gia đình không có con trai thì con gái cũng có quyền
thừa kế hương hoả “ người giữ hương hỏa không có con trai trưởng
thì dùng con gái trưởng, ruống đất hương hỏa, giao cho người con
trai trưởng giữ, còn thì chia nhau.


2. Quyền của người phụ nữ trong Hoàng Việt Luật Lệ (Bộ Luật Gia
Long).
Sau khi triều Lê suy yếu, Việt nam rơi vào tình trạng nội chiến kéo
daì suốt3 thế kỷ, cho đến khi Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn năm
1802. Để củng cố chế độ phong kiến, bảo vệ quyền lực vương triều
và ổn định xã hội sau một thời gian dài biến động, ngay sau khi lên
ngôi, vua Gia Long đã ngay lập tức sai quần thần biên soạn bộ luật
mới. Năm 1815 Bộ Hoàng Việt Luật Lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long)
được ban hành. Ở Bộ Luật này, ảnh hưởng Bộ Quốc triều hình
luậtthời nhà Lê, bộ Hoàng Việt Luật Lệ cũng có thêm những quy
định nhằm tiếp tục đề cao quyền lợi của người phụ nữ, thể hiện
như sau:
-Hoàng Việt Luật Lệ đã lo xa hơn cho đời sống của người phụ nữ

nếu phải ly dị chồng, do đó có quy định ba trường hợp khiến cho
chồng không thể bỏ vợ được trừ khi người vợ ngoại tình là: vợ đã
để tang cha mẹ chồng; vợ đã làm nên giàu có; ngoài nhà chồng ra
vợ không còn chỗ nào nương tựa nữa. Nếu vi phạm một trong ba
trường hợp ấy sẽ bị trừng trị đích đáng.
-Bộ luật cũng quy định về việc trừng trị tội “ quấy rối tình dục”.
Điều 17 khoản 168 Hoàng Việt Luật Lệ quy định: “ người nào dùng
lời thô tục dâm đãng làm cho người đàn bà xấu hổ mà tự tử thì
phải xử đến hình giảo giam hậu” . Đây chính là một hình thức thể
hiện sự bảo vệ nhân thân của người phụ nữ trong Bộ Luật gia
Long.


-Bộ luật còn quy định Cấm quan lại lấy đàn bà, con gái ở địa
phương nơi mình đương chức quy định tại các Điều 103 và 183
nhằm tránh sự lạm dụng quyền thế của các quan để cưỡng bức
con gái nhà lành hoặc gia đình nhà gái lợi dụng hôn nhân để chi
phối quan quyền.
-Cấm nhà quyền thế cưỡng đoạt, ức hiếp con gái nhà dân làm vợ.
Điều cấm này được ghi nhận rõ trong Điều 105. Nếu phạm vào tội
này sẽ bị xử thắt cổ.
- Pháp luật nghiêm cấm và có những hình phạt đối với hành vi lừa
gạt kết hôn, nhưng hình phạt đối với nhà trai nặng hơn nhà gái Lý
giải là vì nếu bị lừa gạt vẫn có thể cưới vợ, còn nhà gái nếu bị
phinh gạt thì đã thắt thân (mất đời con gái) . Bộ Hoàng Việt Luật
Lệ xử rất nặng tội gian dâm, đặc biệt là tội cưỡng dâm đối với trẻ
em gái (Điều 404 và Điều 1 quyển 18). Việc nghiêm cấm và trừng
phạt nặng đối với các tội thông dâm, cưỡng dâm phần nào gián
tiếp bảo vệ thân thể và nhân phẩm của người phụ nữ.
3. Đánh giá các quy định của pháp luật về quyền của người phụ nữ

Việt Nam thời phong kiến.
Bộ Luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long ra đời là hai bộ luật đánh
dấu bước tiến bộ vượt bậc trong việc quy định đảm bảo quyền của
người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ phong kiến. Nó chứng tỏ nét
tiến bộ trong tư tưởng của nhà nước Việt Nam ở thế kỷ XV và cũng
được nhiều nhà sử gia, nhiều nhà nghiên cứu luật pháp trong nước
và quốc tế đánh giá cao.


Không khỏi phủ nhận những thành tựu đạt được của hai bộ Luật
tiêu biểu trên, đặc biệt là Bộ Luật Hồng Đức đã được đánh giá rất
cao,một bộ luật phong kiến được coi là độc đáo, chẳng những
trong lịch sử Việt nam mà cả trong lịch sử nói chung, bởi những
điều khoản của nó công nhận và bảo đảm một số quyền lợi quan
trọng của người phụ nữ. Bộ luật Gia long cũng có ghi nhận những
điều khoản đảm bảo quyền phụ nữ tuy nhiên không có sự kế thừa,
phát huy Bộ luật Hồng Đức trước đó mà chỉ sao chép hầu hết luật
nhà Thanh nên chỉ đóng vai trò mờ nhạt.
Bên cạnh những điểm tiến bộ nhất định, Bộ Luật Hồng Đức và
Hoàng Việt Luật Lệ vẫn còn tồn tại những tư tưởng phong kiến lạc
hậu đã ăn sâu hàng nghìn năm đè nặng trách nhiệm, nghĩa vụ lên
vai người phụ nữ. Đó chính là nghĩa vụ tòng phu và nghĩa vụ chung
thủy của người vợ.
-Nghĩa vụ tòng phu là khái niệm suy rộng từ nghĩa vụ theo chồng,
hết lòng vì chồng, gia đình chồng của người vợ trong gia đình. Về
nghĩa vụ này cả hai bộ luật đều quy định songBộ Luật Hồng Đức
không có một điều khoản cụ thể nào về nghĩa vụ này. Còn Hoàng
Việt Luật Lệ quy định rất tỉ mỉ về vấn đề này. Điều đó phần nào đã
làm tăng nghĩa vụ của người phụ nữ trong gia đình.
Vợ có nghĩa vụ để tang cha mẹ, họ hàng nhà chồng, thờ phụng tổ

tiên bên chồng, tôn trọng trật tự thê thiếp. Vợ đánh, mắng xâm hại
đến bề trên hoặc tôn trưởng bên chồng đều xử nặng…(điều 284,
289,290 Hoàng Việt Luật Lệ). Theo quan điểm nho giáo, người vợ
phải phụ thuộc vào chồng, phải kính phục, phải tôn trọng và nghe
lời chồng, không được làm trái ý chồng. Người vợ không được ghen
tuông, cậy thế lấn át chồng, đánh chồng. Sự phục tùng buộc người


vợ phải thực hiện đầy đủ, trọn vẹn các nghĩa vụ với các thành viên
trong gia đình chồng như chính chồng. Sự phụ thuộc này còn buộc
người vợ phải gánh chịu những hậu quả xấu do hành vi phạm tội
mà người chồng gây ra (quy định tại điều 331, 504, 481, 482, 476,
479, 483,484 … QTHL).
Ngoài ra, người chồng có nghĩa vụ giáo dục, dạy bảo vợ về nghi lễ
thờ cúng gia tiên, nguyên tắc thờ cúng tại miếu …
- Nghĩa vụ chung thủy
Nghĩa vụ này chỉ đặt ra đối với người vợ mà không đòi hỏi người
chồng phải thực hiện, vì người chồng đương nhiên có quyền đa
thê. Sự chung thủy này nhằm đảm bảo con người vợ sinh ra luôn là
con của chồng mình. Đó là mục đích chính của hôn nhân phong
kiến, sinh con nối dõi tông đường. Vì thế, hành vi ngoại tình của
người vợ bị trừng phạt rất nghiêm khắc, được xếp là một trong
“thất xuất” buộc người chồng phải bỏ vợ. Điều 332 Hoàng Việt
Luật lệ quy định: Tiết hạnh chủ yếu quy định đối với người vợ,
chồng có quyền gả bán vợ nếu vợ mắc tội thông gian. Hay trong
điều 401 Quốc triều hình luật: “ … Vợ cả, vợ lẽ phạm tội đều xử tội
lưu, điền sản trả lại cho người chồng”.
Đồng thời, luật cũng đưa ra một số điền khoản hạn chế người
chồng như: cấm chồng gả bán vợ cho gian phu… (điều 254 Hoàng
Việt Luật lệ).

Chế độ tài sản: Việc quy định chế độ tài sản của vợ chồng nói
chung và tài sản của vợ, chồng nói riêng trong pháp luật phong
kiến chưa rõ ràng mà mới chỉ dự liệu trong một số trường hợp


riêng rẽ. Bộ luật Hồng Đức không có một chế định nào đề cập đến
vấn đề tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mà chỉ dự liệu
một số trường hợp khi vợ hoặc chồng chết (Điều 374- Điều 376).
Hoàng việt luật lệ sao chép y nguyên luật lệ nhà Thanh nên không
có một điều khoản cụ thể nào về tài sản vợ chồng.Người vợ hoàn
toàn vô năng lực và đặt dưới sự quản lý của chồng.
So sánh những quy định trong hai bộ luật, ta thấy được sự tiến bộ
của pháp luật triều Lê và sự thụt lùi của pháp luật triều Nguyễn
trong việc bảo vệ địa vị, quyền của người phụ nữ.
III. Vị trí, vai trò của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến trên
thực tế.
Mặc dù trong pháp luật phong kiến Việt Nam thời đó quyền người
phụ nữ vẫn chưa được ghi nhận rõ ràng nhưng trên thực tế cuộc
sống thì quyền của người phụ nữ lại được thể hiện giá trị bình đẳng
rất rõ nét thông qua các công trình nghiên cứu, tác phẩm văn học
về lịch sử.....cho thấy rằng người phụ nữ Việt nam cũng có ảnh
hưởng, có tiếng nói, địa vị quan trọng trong xã hội, họ có thể làm
những việc mà người đàn ông phải ngả mình, có thể làm chính trị,
đấu tranh...với những tấm gương sáng, tiêu biểu như: Hoàng Thái
hậu Nguyên phi Ỷ Lan, Nữ tướng Lê Lợi, nữ tướng Lê Chân, Hồ
Xuân Hương, Huyện Thanh Quan......đã để lại dấu ấn một thời, là
hạt nhân long lanh đại diện cho người phụ nữ Việt Nam thời kỳ ấy.
+ Trong lĩnh vực chính trị: Mặc dù, thời phong kiến, đa số phụ nữ
thường đứng sau đàn ông không được tham gia chính trị, lo việc
triều chính. Tuy nhiên, thời kỳ đó, vào thời vua Lý Thánh Tông

1063, nổi lên một người phụ nữ với dung mạo xinh đẹp, thông


minh, được sự sủng ái của vua,Yến Loan (Sau này có tên là Vương
Phi Ỷ Lan) đã được vua đưa vào cung làm phi, được học hỏi và
nhanh chóng trở thành một người tài giỏi, có kiến thức uyên thâm
đặc biệt là triều chính. Dần dần bà được phong chức cao. Giúp vua
rất nhiều trong việc triều chính. Bà đã2 lần nhiếp chính (thay vua
cai quản triều đình), nhiều lần lo cứu nguy cho đất nước, cứu sống
dân đói, vững vàng đưa đất nước vượt qua khó khăn, giữ cảnh thái
bình, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp chấn hưng đất nước của
vua Lý Thánh Tông.
+ Trong mặt trận chống quân thù: Lịch sử dân tộc Việt Nam còn
mãi ghi đậm dấu ấn chói ngời của những nữ anh hùng hào kiệt
không chịu khuất phục kẻ thù, không chịu kiếp sống nô lệ, đứng
lên chống giặc ngoại xâm giành tự do. Đó là Bà Trưng, Bà Triệu; Nữ
tướng Bùi thị Xuân, Bà Nguyễn Thị Định, Chị út Tịch, ... Nữ tướng
Lê Chân là một trong những nữ tướng xuất xắc của Hai Bà Trưng
được Trưng Nữ Vương phong làm Lê Chân Công chúa. Bà quê ở
huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Cha mẹ bị Tô Định hãm hại
nên Lê Chân đã phái uất hận bỏ xứ mà đến đất An Biên. Chính Lê
Chân là người đã đứng ra tổ chức khai hoang và lập ra làng này
vào năm Bà mới 19 tuổi. Cũng tại An Biên, Lê Chân đã lập ra đội
dân binh gồm đủ cả nam lẫn nữ. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ cho dân
làng, đội dân binh An Biên còn chủ động tổ chức những trận tấn
công rất bất ngờ vào lực lượng quân đô hộ. Tô Định rất tức tối
nhưng cũng tỏ ra rất lúng túng trong kế sách đối phó. Khi Hai Bà
Trưng khởi nghĩa, Lê Chân đã đem toàn bộ quân sĩ của mình theo
về. Năm ấy Bà mới 22 tuổi. Quân giặc rất sợ tài thao lược của Bà,
chúng gọi Bà là Đông Hải Kình Ngư (con cá kình của biển Đông).

Qua đây có thể thấy, trên mặt trận chống quân thù, mặc dù là
phận nữ nhưng bà Lê Chân vẫn không ngại xông pha chiến trường


từ nhỏ, với lòng kiên trung, gan dạ đã cũng với Hai Bà Trưng lập
nên những chiến công hiển hách trong công cuộc chống thế lực
phong kiến phương bắc đầu công nguyên. Bà là tấm gương tiêu
biểu, anh dũng hy sinh trên mặt trận chống quân thù.
+Trong mặt trận nghiên cứu khoa học: Ở Việt Nam thời kỳ phong
kiến, có những nữ sĩ nổi tiếng mặc dù không cầm gươm, đao xông
pha nơi chiến trận, nhưng ngòi bút của họ đã đóng góp cho nền
văn hoá dân tộc đặc biệt là trongviệc đấu tranh đòi quyền lợi cho
người phụ nữ phong kiến, họ đã đem thơ ca vào cuộc sống để thay
lời tuyên ngôn đòi một số quyền cho ngườêu biểu là những nhà thơ
nữ nổi tiếng như: Đoàn Thị Điểm dịch giả Chinh Phụ Ngâm khúc
của Đặng Trần Côn Huyện Thanh Quan, Sương Nguyệt Ánh. Nữ sĩ
nổi tiếng một thời được gọi là Bà Chúa Thơ NômHồ Xuân Hương...
Thơ Hồ Xuân Hương là những tiếng cười chế giễu, đôi khi như ai
oán, phản ảnh số phận nghiệt ngã người phụ nữ và chính cuộc đời
mình. Thơ của bà muốn vượt qua cái suy nghĩ hẹp hòi của chế độ
phong kiến về thân phận người phụ nữ và phải sánh tầm với non
sông đất nước.Xót thương cho duyên số cũng như thân phận
nghiệt ngã của mình,, , hận chế độ,xã hôi phong kiến bất công với
người phụ nữ bấy giờ, bà đã sáng tác rất nhiềubài thơ Nôm thể
hiện sự bất mãn, thay tiếng nói người phụ nữ, thậm chí bà chửi :
Kẻ đắp chănchung kẻ lạnhlùng
Chém cha cái kiếp cảnh chồng chung
Năm thì mười họa chăng hay chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm

Cầm bằng làm mướn, mướn không công


Thân này biết ví đường nào nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy không
Bà Huyện Thanh Quan là một trong số ít những người phụ nữ có
học thức thời phong kiến Việt Nam được sử sách và người đời ca
tụng và lưu giữ tên tuổi đến ngày nay., bất bình với quy định pháp
luật phong kiến thời đó, quy định phụ nữ Việt nam cấm kết hôn
trong thời kỳ “ tang chế”, bà nói :
Phó cho con Nguyễn Thị Đào
Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai?
Chữ rằng xuân bất tái lai
Cho về kiếm chút kẻo mai nữa già!
Qua đó như thay tiếng nói người phụ nữ lúc bấy giờ đòi chấm dứt
chế độ cấm kết hôn thời tang chế để người phụ nữ có thể tìm hạnh
phúc mới kẻo lỡ tuổi xuân.
C. KẾT LUẬN.
Với những quy định về quyền của người phụ nữ Việt Nam trong
thời kỳ phong kiến như trên có thể thấy quyền của người phụ nữ
Việt nam trong thời kỳ này còn bị hạn chế hơn nhiều so với quyền
của nam giới. Mặc dù hiện nay, trong quy định của pháp luật đã có
những quy định tiến bộ, đảm bảo quyền, khẳng định vị thế cho
người phụ nữ nhưng dấu ấn, tàn dư của chế độ cũ ít nhiều vẫn còn
ảnh hưởng trong nhận thức, tư tưởng một số người. Vì vậy, việc
tiếp tục quy định trong luật, đẩy mạnh, nâng cao vị thế người phụ
nữ Việt Nam nhằm tạo điều kiện tốt nhất đảm bảo quyền cho


người phụ nữ cũng như cống hiến cho xã hội là việc làm thật sự

cần thiết trong xã hội hiện nay.



×