Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI lợn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.59 KB, 11 trang )

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN
I. Chọn giống:
- Lợn đực, heo cái chọn để nuôi sinh sản phải là những con lợn có sức khoẻ tốt
biểu hiện ở dáng đi lanh lẹ, da và lông mượt mịn, mắt sạch và sáng, niêm mạc mí mắt
ửng hồng, đuôi ngoe nguẩy đều đặn.
- Chọn con giống ở những cơ sở giống có uy tín đảm bảo chất lượng. Việc mua
bán phải có hợp đồng và bảo hành những ngày đầu cung ứng (15 - 21 ngày)
- Hình dáng: Ở các giống lợn khác nhau hình dáng bên ngoài không hoàn toàn
giống nhau. Song điểm chung nhất khi chọn làm giống là mọi con lợn phải có hình
dáng bên ngoài cân đối, cơ thể vững chắc. Ví dụ: Khi chọn giống lợn Yorkshire chọn
những con trán rộng, mõm dài hơi cong, tai đứng hơi nghiêng về phía trước. Chọn
giống Landrace thì chọn những con có thân hình tựa cái nơm, đầu nhỏ hai tai rũ che
úp hai mắt, mõm dài nhọn.
- Lợn phải chọn từ những nái cho sữa tốt, đẻ nhiều, dễ nuôi, tạp ăn. Chọn
những con có tính tình hiền lành.
- Tốt nhất nên chọn những con cái có từ 13 vú trở lên, vú đều và không có vú
lép, vú kẽ. Khoảng cách giữa các vú đều nhau, núm vú phát triển tốt. Nên chọn
những con từ ổ lợn mà mẹ có 13 vú trở lên.
- Đực giống nên chọn những con khoẻ mạnh và tốt nhất trong đàn, hòn cà đều
hai bên. Đực giống phải mang tính hăng, không hiền quá cũng không dữ quá. Bốn
chân vững chắc nhất là 2 chân sau.
- Ngoài ra, khi chọn giống còn dựa vào chất lượng của các thế hệ trước nó như
bố, mẹ, ông, bà.
- Heo phải được tiêm phòng các bệnh cơ bản: Tụ huyết trùng, phó thương hàn,
dịch tả, suyễn, lở mồm long móng và bệnh tai xanh.
II. Giới thiệu một số giống lợn ngoại:
1. Giống lợn Yorshire Large White
Xuất phát từ vùng Yorshire của nước Anh. Hiện nay được nuôi phổ biến trên
toàn thế giới. Đặc điểm: thân hình gọn, lông trắng, tai đứng, lưng thẳng, đầu và chân
thanh. Lợn thích nghi với điều kiện nuôi của Việt Nam, nuôi thịt 6-7 tháng tuổi đạt 95
- 100kg, tỷ lệ nạc 54 - 55%, chi phí 3 - 4 đơn vị thức ăn cho 1kg tăng trọng.


Đối với lợn nái:
+ Tuổi phối giống lứa đầu : 8 - 9 tháng tuổi
+ Thời gian động dục: 2 - 4 ngày
+ Số lứa đẻ trong năm: 2 - 2,2 lứa
+ Số con đẻ ra/ ổ: 10 - 12 con
+ Trọng lượng lợn con sơ sinh: 1,3 - 1,4 kg
+ Trọng lượng lợn con cai sữa: 12 - 14 kg
1


2. Giống lợn Landrace
Có nguồn gốc từ Đan Mạch
Đặc điểm: Lông trắng, tai rủ về phía trước, thân dài hơn lợn Yorshire (do có 16
đôi xương sườn so với 14 đôi của lợn Yorkshire), đầu chân thanh, mảnh và chắc.
Lợn tăng trọng nhanh, nuôi thịt 6 tháng tuổi đạt 100kg, tỷ lệ nạc cao:56-57%.
Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng khoảng 2,9 – 3,5 đơn vị thức ăn.
Đối với lợn nái:
+ Tuổi phối giống lứa đầu: 8-9 tháng tuổi
+ Thời gian động dục: 2 - 4 ngày
+ Số lứa đẻ trong năm: 2 - 2,2 lứa
+ Số con đẻ ra/ ổ: 10 -11 con
+ Trọng lượng lợn con sơ sinh: 1,3 - 1,4 kg
+ Trọng lượng lợn con cai sữa: 13 - 15 kg
3. Giống lợn Pietrain
Có nguồn gốc từ Bỉ.
Đặc điểm: lông da màu trắng đen xen lẫn từng đám, tai thẳng đứng, đầu to vừa
phải, mõm thẳng, 4 chân thẳng, ngắn, mông rất nở, lưng rộng, đùi to.
Lợn Pietran có tuổi đẻ lứa đầu chậm: 418 ngày tuổi (Yorshire 366 ngày tuổi).
Số con sơ sinh bình quân 10,2 con/lứa. Nuôi thịt tăng trong nhanh, tỷ lệ nạc 61,35 %.
4. Lợn Duroc

Có nguồn gốc từ Mỹ
Đặc điểm: có màu lông hung đỏ, 4 mũi chân và mõm đen. Thân hình vững
chắc, tai đứng, 4 chân khoẻ. Trọng lượng 6 tháng tuổi 100 kg, số con sơ sinh bình
quân 7-9 con / lứa
5. Một số công thức lai thương phẩm hiện nay
Để con lợn thịt mau lớn, giảm thời gian nuôi người ta áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật trong lai tạo giống nhằm tạo ra giống lợn nuôi thịt từ 2-4 máu.
5.1. Sử dụng lợn nái địa phương (Móng Cái) để làm nái nền lai với đực ngoại tạo lợn
thịt 2 hoặc 3 máu:
Nái Móng Cái X Đực Yorkshire
Nái F1

X

Đực Landrace

Con lai 3/4 máu ngoại nuôi thịt
5.2. Lai luân chuyển giữa các đực giống Yorkshire, Landrace hoặc Duroc với nái địa
phương để nâng cao tỷ lệ nạc ở lợn thịt:
2


Nái Móng Cái X

Đực Yorkshire

Nái F1

X


Đực Landrace

Nái F2

X

Đực Duroc

Lợn nuôi thịt
5.3. Sản xuất lợn thịt ngoại 3 máu
Đực Landrace X Cái Yorkshire
Nái F1

X Đực Duroc

Lợn thịt ngoại lai 3 máu
5.4. Sản xuất lợn thịt ngoại 4 máu
Đực Landrace X Cái Yorkshire
Nái F1 (LY)

Đực Pietrain
X

X

Cái Duroc

Đực F1 (PD)

Lợn thịt ngoại lai 4 máu

III. Thức ăn nuôi lợn
Thức ăn cho lợn gồm hai nhóm chính: Nhóm thức ăn cung cấp năng lượng và
nhóm thức ăn cung cấp Protein. Khi xây dựng khẩu phần, hai nhóm thức ăn này sẽ
bổ sung cho nhau các chất dinh dưỡng, tạo ra một khẩu phần ăn tương đối hợp lý, sau
đó phối hợp thêm các thức ăn cung cấp khoáng và vitamin ta sẽ được một khẩu phần
tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho lợn.
* Công thức phối hợp thức ăn:
Loại lợn

Lợn thịt
15-50
50-100
kg
kg

45-90
ngày

Đực
giống

Nái
chửa

Nái nuôi
con

Bột bắp

50


25

55

54

45

51

Cám gạo

20

45

28.5

26.5

35.5

35.5

Bột đậu nành

8

10.5


5

8

10

5

Bánh dầu

12

9

4

4

0

0

Bột cá

8

9

6


6

8

7

Premix - khoáng

1

1

1

1

1

1

Premix - Vitamin

1

0.5

0.5

0.5


0.5

0.5

100

100

100

100

100

100

Nguyên liệu

Cộng

3


IV. Chuồng trại nuôi lợn
Hiện nay, trong chăn nuôi đang tồn tại nhiều loại hình chuồng trại khác nhau từ
đơn giản đến hiện đại, tuỳ theo mục đích và điều kiện cụ thể mà người chăn nuôi
chọn một kiểu chuồng trại thích hợp .
1. Giới thiệu một số kiểu chuồng lợn theo hướng công nghiệp
Đây là kiểu chuồng mang tính chất công nghiệp phù hợp với sinh lý của lợn và

đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm, cho ăn, uống nước, dọn phân, rửa chuồng dễ
dàng, tiết kiệm lao động.

Mô hình mặt cắt ngang chuồng 2 mái (2 dãy)
- Chuồng 2 dãy: Dùng cho gia đình nuôi nhiều heo, địa thế rộng.Yêu cầu độ cao từ
mái chuồng xuống nền 2m để ánh sáng chiếu vào. Ô chuồng xây có thành cao 0,9m.
Mái chuồng theo kiểu: mái dốc, hai mái đều, mái trên mái dưới hoặc hai mái lệch.
- Chuồng 1 dãy: Chuồng nuôi ít heo địa thế hẹp. Kiểu chuồng này thích hợp
với heo nuôi lấy phân riêng, nước tiểu riêng, hợp vệ sinh.
- Chuồng lồng: Là chuồng được làm bằng khung kim loại (sắt), có diện tích
nhỏ, nền (sàn) bằng vỉ kim loại, nhựa, nền cao cách mặt đất 0,5 - 0,6m, dùng để nuôi
heo cai sữa và heo lứa, tiết kiệm diện tích chuồng nuôi, hợp vệ sinh.
2. Máng ăn cho lợn: Máng ăn cho các loại heo hiện nay tốt nhất là máng ăn tôn mạ
kẽm không gỉ. Tốt nhất là dùng máng tự động.
3. Vòi uống: Vòi tự động đặt cách nền chuồng 15 – 20 cm. Việc cung cấp nước cho
heo bằng vòi tự động có nhiều lợi ích: Nước không bị heo làm bẩn, giúp cho heo
uống theo nhu cầu mọi lúc, tiết kiệm được nước...
3. Hệ thống làm mát
- Làm mát bằng dầm nước lên da: Ở chuồng lợn nái sinh sản, có thể dùng hệ
thống phun thành giọt để làm mát, bố trí ống dẫn nước lên xà ngang cửa chuồng tránh
làm thức ăn bị ẩm ướt, heo con được khô ráo và làm mát tốt cho lợn nái. Hướng đầu
4


vòi phun vào chổ cổ và vai lợn nái. Không lắp vòi phun nước có thể chảy vào chổ lợn
sơ sinh, bố trí vòi phun ở chổ có phân.
- Hệ thống làm mát bằng bay hơi:
Nguyên lý vận hành: Không khí quạt hút vào buộc phải đi qua một lớp đệm ẩm
ở đó nhiệt độ không khí làm cho nước bay hơi vào không khí. Thế là làm cho độ ẩm
tương đối tăng lên và nhiệt độ không khí xuống. Hình thức làm mát này có thể khắc

phục tình trạng stress nhiệt trong điều kiện mùa hè oi bức, ẩm độ thường ở mức thấp.
- Hệ thống làm nước phun sương để tạo khí hậu trong chuồng nuôi luôn được
giữ ẩm ở một mức độ nhất định.
V. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
1. Nuôi dưỡng lợn nái hậu bị
Thức ăn cho lợn nai hậu bị:
Trong nuôi dưỡng lợn nái hậu bị nếu áp dụng chế độ ăn quá hạn chế sẽ dẫn
tới tình trạng chậm trễ đến tuổi thành thục. Nếu cho ăn tự do thì lợn nái sẽ quá béo và
chi phí thức ăn lớn. Do vậy ta nên cho chế độ ăn giữa hai thái cực này. Cho lợn nái ăn
theo trạng thái cơ thể của chúng ( không quá béo hoặc không quá gầy). Tăng trọng
hàng ngày vào khoảng 600gam.Trọng lượng lợn nái hậu bị ở lần động dục thứ hai:
105-110 kg là thích hợp. Tăng khẩu phần ăn 1-2kg/ ngày (3-3,5kg/con/ngày) 10 ngày
trước khi động dục để tăng số trứng và tỷ lệ thụ thai.
Lượng thức ăn tinh hằng ngày cho một lợn nái hậu bị tăng dần theo tuổi và thể
trọng, cụ thể như sau :
Tuần tuổi
Trọng lượng
Thức ăn/con/ngày
(kg)
(kg)
11

24-27

1,0

12-13

27-34


1,1

14-15

34-42

1,2

16-17

42-49

1,4

18-19

49-57

1,6

20-21

57-65

1,8

22-23

65-74


2,0

24-25

74-82

2,2

26-27

82-91

2,3

28-29

91-100

2,4

30-31

100-109

2,5

Nước uống: Nước uống phải sạch, có thể dùng máng cố định hoặc di động tuỳ
mô hình và hình thức chăn nuôi, tốt nhất nên dùng hệ thống vòi mút tự động.

5



Cho lợn nái vận động: Sự vận động sẽ giúp cho lợn hậu bị tiếp tục phát triển
cơ, xương, làm cho lợn thích ứng tốt với điều kiện ngoại cảnh, tăng phản xạ tính dục,
kích thích thèm ăn, tăng tỷ lệ tiêu hoá thức ăn.
Tắm chải: Mùa hè nên tắm chải cho lợn 2lần/ ngày, mùa đông chỉ nên tắm lúc
trời nắng ấm. Tắm chải sẽ phòng được một số bệnh ngoài da, kích thích quá trình trao
đổi chất, tăng tính thèm ăn. Ngoài ra còn làm cho lợn quen với người chăm sóc, tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác phối giống và đỡ đẻ sau này.
2. Nuôi lợn mang thai
Theo dõi lợn nái có chửa: Heo sau khi phối giống 21 ngày, nếu không động
dục trở lại thì lợn đã có chửa .Thời gian mang thai của lợn từ 113-116 ngày, bình
quân 114 ngày (3 tháng, 3 tuần, 3 ngày)
Nuôi dưỡng, chăm sóc:
Cho lợn nái vận động 1-2 lần/ ngày, mỗi lần 1-1,5 giờ . Trước khi đẻ không
cho vận động, chỉ cho đi lại tự do. Chú ý giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai rất dể
bị sẩy thai nếu ăn phải thức ăn chứa độc tố, chất độc; giai đoạn sau cần tránh các tác
động cơ học như đánh đập, đuổi bắt, làm trượt ngã...
Lợn nái mang thai có nhu cầu dinh dưỡng cao và cân đối, cần có sự chăm sóc
đặc biệt. Mục đích là đảm bảo cho lợn sinh trưởng phát triển bình thường, lợn chịu ăn
ngủ, tránh sẩy thai.
Mức ăn hàng ngày của lợn nái chửa phải căn cứ vào thể trạng của từng con.
Bắt đầu 3 tuần sau khi phối cho ăn tối thiểu 1,8kg thức ăn/ con/ ngày đến ngày
thứ 80.
Sau đó từ ngày 81 -114 cho ăn 2,0-2,2 kg/con/ ngày.
Trong thời gian chửa nên bổ sung thêm rau xanh từ 1-2 kg/con / ngày.
Yêu cầu của việc nuôi dưỡng lợn nái mang thai là không để heo mập quá hay
quá gầy:
+ Lợn nái quá mập sẽ gây khó khăn trong quá trình đẻ, thời gian đẻ kéo dài, tỷ
lệ chết con sơ sinh cao, tỷ lệ mắc bệnh viêm vú, viêm tử cung cao. Sau khi lợn đẻ sẽ

mất tính thèm ăn làm cho sản lượng sữa kém. Ngoài ra lợn nái quá mập dễ bị chậm
động dục lại sau cai sữa.
+ Ngược lại lợn nái quá gầy sẽ dẫn đến số con đẻ ra ít, trọng lượng sơ sinh
thấp, tỷ lệ chết con sơ sinh cao. Lợn nái thiếu máu, sẽ cho ít sữa. Lợn quá gầy cũng
khó động dục lại sau khi tách con.
3. Nuôi dưỡng lợn nái trong thời gian nuôi con
Kỹ thuật nuôi lợn nái nuôi con cần đạt các mục đích sau:
Lợn nái khoẻ mạnh, không mắc bệnh đường sinh dục, sản xuất nhiều sữa có
chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu sinh trưởng và phát triển của lợn con. Lợn con
không bị các bệnh về đường tiêu hoá, độ đồng đều cao, trọng lượng cai sữa lớn. Sau
khi cai sữa lợn con, lợn mẹ sớm động dục trở lại và phối giống đậu thai.
Nhận biết những biểu hiện nái nái sắp đẻ:
6


Một hai ngày heo nái sắp đẻ, vú của lợn mẹ căng, âm hộ sưng, bụng tụt xuống.
Những nơi sử dụng rơm lót chuồng, lợn nái sẽ tha rơm để làm ổ. Lúc này lợn ăn ít,
có thể có sữa non tiết ra. Lợn đi lại trong chuồng. Khi lợn nằm xuống, nước nhờn từ
âm đạo chảy ra, thở mệt nhọc. Đó là triệu chứng sắp đẻ. Tốt nhất cần có sổ ghi ngày
phối giống và dự kiến ngày đẻ .
Chăm sóc lợn nái đẻ và lợn con mới đẻ:
Khâu hộ lý đỡ đẻ nếu được thực hiện tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho lợn nái để
đảm bảo không bị nhiễm bệnh. Trong đó cần chú ý công tác vệ sinh thân thể lợn và
chuồng trại trước lúc vào đẻ.
Lúc sắp đẻ, lợn nái bao giờ cùng nằm nghiêng và chuẩn bị đẻ. Chỗ lợn nái đẻ
cần được yên tĩnh để tránh lợn sợ hãi và lúc nằm, lúc đứng dễ làm chết nghẹt lợn con.
Thời gian đẻ của lợn nhanh. Cứ 5-10 phút 1con sẽ ra đời.
Sau khi đẻ xong, nhau sẽ thải ra từ đường sinh dục. Cần lấy ra không cho heo
mẹ ăn nhau.
Lợn con mới sinh cần để vào ổ riêng, cắt rốn và nanh sau đó thả chung vào với

mẹ để bú sữa đầu. Lợn con mới sinh chưa biết tìm vú để bú. Do đó bắt từng con
ngậm vào vụ mẹ, những con bé cho bú ở vú trước ngực, vì nơi này nhiều sữa hơn vú
phía sau. Chỉ cần tập 1-2 ngày là lợn con tự tìm bú được.
Sau khi đẻ 12-24 giờ không cần cho lợn nái ăn nhưng phải cung cấp nước uống
sạch, mát liên tục .
Lần cho lợn nái ăn đầu tiên sau đẻ khoảng 1-1,5 kg thức ăn dễ nhuận tràng.
Sau đó tăng dần lượng thức ăn (200gam ở mỗi lần cho ăn) đến khi đạt mức tối đa.
Thức ăn cho lợn nái nuôi con cần được tăng cường nhưng sự thay đổi không
quá đột ngột dễ dẫn đến rối loạn tiêu hoá và tiết sữa.
Lượng thức ăn hàng ngày cho lợn mẹ tuỳ thuộc vào số lợn con để nuôi:
Nếu có dưới 6 lợn con : cho ăn 3,5 - 3,7 kg
Nếu có từ 6-8 lợn con : cho ăn 4 - 4,2kg
Nếu có từ 9-10 lợn con : cho ăn 4,5 - 4,7kg
Nếu có trên 10 lợn con : cho ăn 5-5,2kg
Lợn nái nuôi con phải được vận động tại chỗ hoặc ở sân chơi tối thiểu 2 lần/
ngày. Nếu lợn chê ăn hoặc ăn ít thì phải bổ sung thêm mỡ hoặc dầu thực vật vào thức
ăn, bổ sung thêm thức ăn xanh cho lợn nái.
4. Nuôi lợn con theo mẹ
4.1. nuôi lợn con mới đẻ
Sau khi sinh ra, lợn con phải chống đỡ với nhiệt độ bên ngoài, nhất là thời tiết
lạnh, lúc ở trong bụng mẹ nhiệt độ ổn định 37-38 0C . Dó đó, khi trời lạnh cần sưởi ấm
cho lợn con bằng đèn điện và chống gió lùa.

7


Trường hợp lợn mẹ đẻ quá nhiều con thì nên giữ đủ số bầu vú của lợn mẹ
(10-12 con). Các con khác có thể chuyển cho lợn nái khác (có cùng ngày sinh là tốt
nhất) nuôi nhờ, nhưng phải chuyển ngay sau 1-2 ngày.
Số lần bú của lợn con trong ngày rất nhiều (khoảng 20 lần). Do đó cần cho lợn

mẹ ăn đủ dinh dưỡng để tiết sữa.
4.2. Tập ăn sớm cho lợn con
Sản lượng sữa của lợn mẹ từ tuần thứ ba, thứ tư lại giảm rõ rệt. Có nhiều lợn
mẹ thiếu sữa ngay từ tuần đầu, hoặc do số con để lại nuôi nhiều nhưng số vú cho sữa
ít. Lợn con càng lớn nhu cầu dinh dưỡng càng cao. Do đó việc tập ăn cho lợn con
sớm có ý nghĩa sau:
- Bổ sung một số chất dinh dưỡng mà sữa mẹ thiếu hoặc do sản lượng sữa
giảm.
- Kích thích được sự phát triển của bộ máy tiêu hóa, rèn luyện cho nó quen với
những thức ăn sau này.
- Lợn con được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ không liếm láp nền chuồng, vì
vậy giảm đáng kể tỷ lệ măc bệnh đường tiêu hóa.
- Tập ăn sớm sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cai sữa sớm cho lợn nhằm tăng số
lứa để trong năm.
Quy trình tập ăn sớm cho lợn:
- Từ 1-7 ngày tuổi: Rang vàng các hạt ngũ cốc, nghiền nhỏ hạt kích thướt 0,51mm, vãi một ít xuống tấm bìa để dưới sàn chuồng cho lợn con làm quen.
- 10 ngày tuổi: Nấu cháo quệt vào mõm lợn con hoặc bôi vào vú lợn mẹ hoặc
đưa lợn con váo chuồng lợn lớn hơn biết ăn.
- Từ 13-15 ngày tuổi: Vừa dùng cháo, vừa dùng thêm một ít thức ăn xanh, thái
nhỏ thả vào chuồng.
- 20 ngày tuổi trở đi: Tập ăn sớm cho lợn con tốt nhất nhột lợn con vào ô riêng
chờ lúc lợn đói cho thức ăn vào. Mỗi ngày tập cho ăn 3-4 lần sau 2-3 ngày chúng sẽ
quen. Thức ăn cho lợn con có thể đã mua những loại đã hỗn hợp sẵn, vì loại thức ăn
này đã tính toán đảm bảo dinh dưỡng cho lợn con ở tất cả các giống khác nhau. Cũng
có thể phối hợp khẩu phần cho lợn con tập ăn như sau:
Khẩu phần cho lợn con tập ăn trong một ngày đêm
Ngày
tuổi

Loại thức ăn

(gam)
Cám gạo

Bột gạo

Bột sữa

Bột đậu
tuơng

Bột
xương

Muối

20

-

50

20

10

-

-

20-30


-

100

30

20

1

0,5

30-45

-

150

40

30

2

1,0

Sau 45

50


150

50

30

3

2,0

4.3. Cai sữa sớm cho lợn con
8

Rau
xanh
Cho
ăn
tự
do


Cai sữa sớm cho lợn con là một biện pháp kỹ thuật đề làm tăng năng suất của
lợn nái. Cụ thể cai sữa sớm sẽ giảm tỷ lệ hao mòn cơ thể nái, sớm động dục trở lại,
đồng thời giảm chi phí thức ăn, chuồng trại và công chăm sóc nuôi dưỡng, hạ giá
thành sản phẩm.
Hiện nay, áp dụng kỹ thuật cai sữa sớm cho lợn con vào lúc 21 – 28 ngày tuổi.
Nguyên tắc cai sữa sớm cho lợn con là phải tập dần trong vòng 5- 7 ngày,
không tiến hành đột ngột sẽ làm lợn con bị rối loạn tiêu hóa, lợn mẹ bị viêm vú hay
sốt sữa. Ngoài ra tại thời điểm cai sữa chỉ tách lợn mẹ sang chuồng khác chứ không

tách lợn con.
Trong thời gian tập cai sữa, biện pháp cơ bản đối với lợn con là khống chế số
lần bú, đồng thời tăng dần số bữa ăn và lượng thức ăn trong ngày. Đối với lợn mẹ
giảm dần tiêu chuẩn ăn, giảm dần các thức ăn kích thích tạo sữa, giảm các thức ăn
nhiều nước, giảm nước uống.
Ở những ổ lợn có độ đồng đều cao, sức khỏe lợn mẹ tốt có thể áp dụng phương
pháp cai sữa đồng loạt. Nếu bầy lợn con không đồng đêù hoặc sức khỏe lợn mẹ kém
có thể cai sữa từng đợt theo đó ta chọn con lợn có trọng lượng lớn, sức khỏe tốt cai
sữa trước, những con nhỏ hay lợn giữ lại làm giống thì cai sữa sau.
5. Nuôi lợn thịt
Mục đích của chăn nuôi lợn thịt là thời gian nuôi ngắn, tăng trọng nhanh, tiêu
tốn thức ăn ít, tỷ lệ nạc nhiều, chi phí lao động ít .
5.1. Chọn lợn để nuôi thịt
Chọn lợn nuôi thịt cần chú ý những điều kiện sau:
- Da mỏng, lông thưa, hồng hào.
- Nhanh nhẹn, hoạt bát, mắt tinh nhanh...
- Dài mình, lưng thăng hoặc hơi cong, mông, ngực và vai nở, bụng thon gọn,
chân nhỏ thanh vững chắc.
5.2. Chăm sóc nuôi dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của lợn thịt ở mỗi giai đoạn khác nhau thì khác nhau
Lúc đầu để cấu tạo và phát triển cơ thể , lợn cần nhiều đạm, càng về sau hàm
lượng đạm càng giảm bớt, thức ăn chủ yếu là loại thức ăn giàu bột đường.
Chế độ ăn đối với lợn nuôi thịt là ăn tự do, uống nước tự do.
V. Vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi lợn
- Lợn rất nhạy cảm với điều kiện sống như nóng, lạnh ẩm ướt, thay đổi thức ăn,
chỗ ở, vận chuyển nên dễ mắc bệnh.
- Lợn khỏe mạnh có dáng điệu sinh hoạt bình thường như ăn khỏe, vẫy đuôi,
vẻ mặt tươi tắn, mắt mở to, khô ráo, mũi màu hồng tươi, ướt và mát, lông mịn và
bóng, đuôi quăn lên.
- Lợn bị bệnh có dáng điệu buồn bã, nằm im hoặc chui dưới rơm lót, hoặc đi lại

xiêu vẹo. Cơ thể bị sốt cao đến 40-42 0C, lợn không muốn cử động. Mũi heo khô,
9


nóng, bầm đen. Mắt nhắm hoặc chỉ hé mở, khó chịu khi ánh sáng chiếu vào. Lông xù,
táo bón hoặc tiêu chảy, nước tiểu có mùi tanh. Lợn bị bệnh tiểu ít, nước tiểu đỏ hoặc
màu cà phê nhạt. Nhịp thở và mạch đập nhanh hơn bình thường. Lợn sụt cân, ho, khó
thở, da nổi đỏ...
- Khi lợn bị bệnh người chăn nuôi phải chăm sóc chu đáo. Nhốt riêng lợn bệnh
tránh làm lây lan sang lợn khác.
- Chuồng thoáng mát, ấm áp, yên tĩnh, tránh mưa tạt gió lùa, cho ăn thức ăn dễ
tiêu hoá, có nước sạch để uống.
1. Vệ sinh chuồng trại:
Lợn được nhốt tại chuồng 100% thời gian vì vậy chuồng nuôi có ảnh hưởng rất
lớn đối với chăn nuôi lợn.
Chuồng trại phải hợp lý, phù hợp với từng loại lợn để xây dựng.
Ví dụ:
- Đối với lợn nái đẻ và lợn con: Phải sống trong chuồng ấm áp, khô ráo, ánh
sáng thích hợp và yên tĩnh.
- Đối với lợn nuôi thịt: Yên tĩnh và có ánh sáng dịu.
Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh, phòng bệnh, phòng dịch.
* Những yêu cầu chính trong xây dựng chuồng trại là:
- Chống nóng, chống được lạnh của gió mùa Đông Bắc, chống mưa, dông bão
hắt vào chuồng.
- Thoáng gió, tránh gió lùa.
- Vệ sinh, sạch sẽ. Chỗ nằm phải khô ráo, bằng phẳng, không trơn, chắc chắn,
tiện quét rửa và tiêu độc khi cần thiết.
* Ổ đẻ cho lợn nái:
- Bố trí một góc chuồng yên tĩnh, đảm bảo khô, ấm áp, vệ sinh phòng bệnh tốt,
thoải mái, chất độn chuồng phải thay thường xuyên.

- Mùa hè nên dùng rơm rác mềm để lót ổ.
- Mùa đông mưa phùn kéo dài có thể bố trí chất độn theo thứ tự như sau:
Trên lớp gạch của ổ là vôi.
Giữa là đất cát pha.
Trên cùng là lớp rác độn.
Cấu tạo như vậy giảm được tỷ lệ lợn con đi phân trắng.
* Vệ sinh chuồng nuôi:
- Hàng ngày quét dọn chuồng.
- Hàng tuần nên lau rửa các bộ phận của chuồng, nếu bị hư hỏng phải sửa chữa
ngay.
- Sau mỗi lứa nuôi hoặc hàng năm phải quét vôi và kiểm tra tu bổ chuồng nuôi.
10


* Vệ sinh xung quanh chuồng:
- Xử lý phân và nước tiểu: Không để chảy tràn lan ra xung quanh chuồng; phải có hố
nước tiểu, phân. Ủ phân để tiêu diệt vi sinh vật.
2. Vệ sinh thức ăn
- Không cho lợn ăn thức ăn đã bị ôi, thiu, thối, hỏng. mốc.
- Không cho lợn ăn rau bị ngâm nước mua sau khi thu hoạch, dễ sinh biến chất.
- Rửa rau sạch sẽ để hạn chế ký sinh trùng, vi sinh vật.
- Cho ăn khẩu phần hợp lý, thức ăn, nước uống sạch sẽ, đủ số lượng và chất
lượng tốt.
- Dụng cụ cho lợn ăn (máng ăn, máng uống) phải được rửa thường xuyên sau
bữa ăn.
3. Vệ sinh phòng dịch
- Hàng năm thực hiện tiêm phòng chống những bệnh truyền nhiễm chính của
lợn như: Dịch tả, tụ huyết trùng, LMLM, phó thương hàn…
- Không mua lợn ở những vùng có dịch, mua lợn mới về phải cách ly một thời
gian khi đảm bảo không có bệnh mới được đưa vào chuồng nuôi. Khi mua lợn giống

nên chọn những lợn khoẻ mạnh. Không nên nuôi lợn ở các lứa tuổi khác nhau cùng
một ô chuồng.
- Khi phát hiện có dịch cần phải thực hiện các bước sau:
+ Cách ly con vật ốm;
+ Tiêu độc chuồng trại;
+ Không bán chạy heo ốm;
+ Nếu heo bị mắc các bệnh như Dịch tả, LMLM, tai xanh phải báo cho chính
quyền địa phương theo quy định. Tuyệt đối không dấu dịch.
- Tắm chải hàng ngày cho lợn nhất là đực giống, lợn nái, dùng thuốc phòng
ghẻ, giun sán cho lợn.
- Đối với người chăn nuôi:
+ Không nên đến các gia đình có gia súc bị ốm (hạn chế thăm viếng).
+ Khi trong nhà có gia súc ốm không nên đến các nhà khác.
TRUNG TÂM ỨNG DỤNG CHUYỂN GIAO
KTNN&PTNT THÀNH PHỐ TAM KỲ

11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×