Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TÀI LIỆU tập HUẤN kỹ THUẬT NUÔI cá nước NGỌT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.58 KB, 6 trang )

TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ THUẬT
NUÔI HỖN HỢP CÁ NƯỚC NGỌT
AO NUÔI:
Điều kiện ao nuôi.
Diện tích: 300 – 1.000m2 hoặc có thể lớn hơn.
Độ sâu trung bình: 0.8 – 1.2m.
Ao có nguồn nước ra vào thường xuyên, không bị ô nhiễm.
Chuẩn bị ao nuôi.
Tháo hoặc hút cạn nước trong ao, phát quang cây hoang, cỏ dại xung
quanh ao, gia cố lại bờ ao, cống cấp, cống thoát. Đắp chặt các hang, hốc
xung quanh bờ ao.
Đưa lớp bùn nhớp ra khỏi đáy ao, còn lại khoảng10cm lớp bùn đáy.
Phơi khô đáy ao để tất cả các sinh vật có hại, cá tạp, vi sinh vật yếm khí đều
bị chết.
Dùng vôi khoảng 10 – 15kg/100m 2 rải đều khắp ao. Mục đích tẩy vôi
chủ yếu là diệt các loại sinh vật có hại, đồng thời làm vệ sinh môi trường và
nâng cao độ pH của đáy ao.
Sau khi tẩy dọn ao khoảng 2 – 3 ngày ta tiến hành bón lót bằng phân chuồng
(đã dược ủ hoai) hoặc phân xanh nhằm gây nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.
Phân chuồng: 10-15kg/100m2. Rải đều khắp ao
Phân xanh: 10-15kg/100m2. Ta bó thành từng bó, mỗi bó khoảng 510kg đặt đều xung quanh ao, cách bờ 1m và dùng bùn lấp kín để dễ phân
giải.
Sau khi bón phân ta tiến hành cấp nước vào ao với độ sâu khoảng 40-50cm
và duy trì ở mức nước này khoảng 2-3 ngày sau đó cấp đầy nước vào ao
khoảng 1-1.2m. Khi cho nước vào ao cần phải được lọc kỹ để tránh các loại
sinh vật có hại, các loại cá tạp xâm nhập vào ao.
THẢ CÁ:
Đặc điểm của một số loài cá.
1. Cá Trắm cỏ:
- Thân màu xanh, bụng màu trắng, thân tròn dài đầu múp, bụng tròn,
vẩy to hay vừa phải, thân hình cân đối, khoẻ mạnh.


- Trong tự nhiên phân bố chủ yếu ở các lưu vực sông, hồ nơi có dòng
nước lưu thông thường xuyên, ưa sống ở tầng nước mặt.
- Cá Trắm cỏ trưởng thành ăn thức ăn chủ yếu là thực vật thân mềm
trên cạn cũng như dưới nước, ngoài ra cũng có thể ăn các laọi thức ăn dạng
bột và các loại hạt.
Do ruột cá trắm cỏ dàivà đường kính ruột lớn lên thức ăn có thể chiếm 30%
trọng lượng thân cá. Hệ số thức ăn của cá Trắm cỏ đạt 30-40kg thức ăn/1kg
cá.


- Tốc độ sinh trưởng của cá Trắm cỏ phụ thuộc vào nhiệt độ của môi
trường và lượng dinh dưỡng cá được sử dụng. Trong điều kiện môi trường
thuận lợi, đầy đủ thức ăn sau 1 năm nuôi trọng lượng có thể đạt 1.31.8kg/con..
2. Cá Rô phi;
- Có thân hình màu hơi tím, vẩy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm chạy
song song nhau từ lưng xuống bụng. Vi đuôi có màu đen vận song song từ
phía trên xuống phía dưới. Vi lưng có những sọc trắng chạy song song trên
nền xám đen, viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt.
Rô phi trưởng thành ăn mùn bã hữu cơ và các tảo lẫn ở đáy ao là
chính, ấu trùng, côn trùng ở đáy ao và một phần thực vật thượng đẳng loại
mền, sinh vật phù du, phân hữu cơ và thức ăn tổng hợp...
- Trong tự nhiên Rô phi sống ở tầng đáy, nước sâu trên dưới 2m.
- Cá Rôphi có tốc độ sinh trưởng nhanh tuy nhiên phụ thuộc nhiều vào
mật độ, môi trường và chế độ dinh dưỡng. Nếu nuôi dưỡng tốt, đúng qui
trình kỹ thuật thì sau 6 tháng nuôi trọng lượng có thể đạt 300-500gr/con,
thậm trí có thể tới 600-800gr/con.
Cá Rôphi lớn nhanh từ tháng đầu đến tháng nuôi thứ 5 và thứ 6.
3. Cá Chép:
- Cá Chép sống ở tầng giữa và tầng đáy( chủ yếu là tầng đáy ).
- Ăn sinh vật đáy và mùn bã hữu cơ, giun, ốc, ấu trùng, côn trùng, các

loại hạt thực vật, mầm non thực vật và các loại thức ăn chế biến dạng viên.
- Cá chép có tốc độ sinh trưởng nhanh, song tốc độ sinh trưởng phụ
thuộc vào điều kiện môi trường sống và điều kiện dinh dưỡng. Sau 1 năm
nuôi trọng lượng có thể đạt 300-600gr.
4. Cá Trôi Ấn Độ (Rô hu):
- Thân cá cân đối, dẹp bên và thon dài về phía đuôi, toàn thân phủ một
lớp vẩy dầy, lưng có màu xanh sẫm, hồng và bụng có màu trắng bạc, viền
mắt đỏ, vây ngực, vây hậu môn và vây đuôi có màu hồng, vây lưng có màu
phớt hồng.
- Cá sống ở gần đáy, chịu lạnh kém.
- Cá Trôi Ấn Độ sử dụng các loại thức ăn như rau xanh, bèo hoa dâu,
bèo tấm, cỏ, các laọi mùn bã hữu cơ. Nhìn chung cá Rô hu ăn tạp nhưng
thiên về thực vật và ăn đáy.
5. Cá Mè trắng:
- Thân màu trắng, phần lưng có màu sẫm hơn, bụng màu trắng bạc.
- Sống ở tầng mặt và tầng giữa, nhanh nhẹn, khi hoảng sợ thì nhảy
lung tung và nhảy rất cao.


- Thức ăn của cá mè trắng là thực vật phù du và động vật phù du. Khi
nuôi cá Mè Trắng trong ao cá có thể sử dụng được cả thức ăn dạng bột như:
bột cám, bột đậu tương, bột mì...
- Cá Mè Trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh. Tuy nhiên phụ thuộc vào
điều kiện dinh dưỡng và môi trường.
- Khi nuôi cá ở hồ chứa, cá 1 năm tuổi nặng khoảng 0.3-0.9kg/ con, 2
năm trọng lượng đạt 1.2-1.5kg/con, năm thứ 3 thì có thể đạt 3.5-4.5kg/con.
6. Cá Mè Hoa:
- Lưng màu xanh thẫm, có nhiều đốm xanh rải rác khắp thân, nên còn
được gọi là cá Mè Hoa.
- Cá Mè hoa ưa sống ở vùng nước tĩnh và chảy nhẹ, môi trường sống

giàu dinh dưỡng và oxy, sống ở tầng giữa và tầng mặt, cá sống thành đàn,
hoạt động chậm và dễ đánh bắt.
- Cá ăn động vật phù du, bột cám , bột mì.
- Tốc độ sinh trưởng của Mè hoa nhanh hơn của mè trắng
Trong ao nuôi 1 năm tuổi trọng lượng trung bình đạt 0.7-0.9kg/con, 2
năm tuổi 1-1.5kg/con. Nếu được nuôi ở hồ chứa thì 1 năm đạt 2.7-3.0kg/con,
2 năm tuổi có thểđạt 5kg/con.
Mật độ thả:
- Dựa vào đặc điểm tự nhiên của từng loài cá mà ta xác định công
thức nuôi ghép cho phù hợp.
- Mật độ nuôi trung bình từ 3 đến 5 con/m2.
Tỉ lệ ghép giữa các loại: tính cho 100con
TT

LOẠI CÁ

SỐ LƯỢNG (con)

KÍCH CỠ( cm)

01

Cá Trắm

25-30

15-20

02


Cá Trôi

20-25

8-10

03

Cá Rô phi

15-20

4-6

04

Cá Mè

15-25

8-10

05

Cá Chép

5-10

6-8


Chọn giống
- Máu sắc tươi sáng, không bị dị hình, dị tật.
- Kích thước con giống đồng đều trong một đàn giống.
- Bơi lội linh hoạt, phản xạ nhanh.


- Các bộ phụ đầy đủ, không bị xây xát, mất nhớt, không cá hiện tượng
hoại tử.
- Không có các sinh vật bán bên ngoài cơ thể.
Thả giống:
- Nên thả giống vào lúc trời mát, tốt nhất vào lúc sáng sớm hoặc chiều
tối. Cá giống khi được vận chuyển về ta nên ngâm bao chứa giống trong ao
khoảng 15-20 phút (để cá quen với môi trường mới, tránh được hiện tượng
cá bị sốc) sau đó mới tiến hành thả cá.
CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ:
Thức ăn và cách cho ăn:
Đối với cá Trắm cỏ:
Ta sử dụng các loại thức ăn từ thân của thực vật dưới nước hoặc trên
cạn như: rong, bèo, rau muống, lá sắn, ngô, cỏ.....
Lượng thức ăn sử dụng trong một ngày từ 5 – 7% trọng lượng của đàn
cá Trắm cỏ.
- Đối với các loài cá khác: ta có thể cho ăn thức ăn công nghiệp dạng
viên hoặc các loại thức ăn tự chế biến từ bột ngũ cốc và cá tạp.
Công thức chế biến thức ăn:
Bột cá tạp: 20 – 25%
Bột cám gạo, sắn: 55 – 60%
Bánh dầu: 15%
Ta trộn đều rồi nấu chín để cho cá ăn.
Liều lượng cho ăn 3 – 5% trọng lượng đàn cá.
Ta có thể trộn chung cỏ băm nhỏ cộng với bột cho cá ăn cùng một lúc.

Một ngày ta cho cá ăn 2 lần: lần 1 vào sáng sớm và lần 2 vào lúc
chiều mát.
* Lưu ý:
- Tiến hành thay nước hàng ngày, mỗi ngày khoảng 20 – 30% lượng
nước có trong ao.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống đăng và lưới chắn ở cửa cống để
tránh tình trạng bị rách lưới cá sẽ vượt ra ngoài.

PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP


1. Bệnh đốm đỏ:
+ Nguyên nhân:
Do môi trường thay đổi, bị xây xát do vận chuyển, đánh bắt, vi khuẩn
sâm nhập và gây bệnh.
+ Dấu hiệu bệnh lý:
Cá giảm ăn, rồi bỏ ăn bơi lờ đờ trên mặt nước, màu sắc da tối sẫm.
Trên lưng xuất huyết có những chấm màu đỏ, vẩy rụng. Bệnh nặng các gốc
vây, mắt cũng có hiện tượng xuất huyết.
Bệnh thường gặp ở cá Trắm cỏ.
+ Phòng và trị bệnh:
Thường xuyên xử lý ao bằng vôi nung, liều lượng 15 – 20kg/100m 3.
Hai tuần 1 lần, hạn chế việc đưa nước vào ao nuôi khi chưa qua xử lý.
2. Bệnh xuất huyết ruột:
+ Bệnh thường xảy ra vào mùa khô khi nhiệt độ tăng cao. Bệnh làm
cho cá có hiện tượng xuất huyết đường ruột.
+ Triệu chứng:
Cá bụng trương to, hậu môn lồi sưng đỏ, vây bụng xuất huyết, cá bơi
tách đàn biếng ăn. giải phẫu thấy xuất huyết trong ruột, xoang bụng , đôi khi
thấy mỡ có màu hồng.

+ Phòng bệnh:
Có thể dùng cây cỏ mực băm nhỏ nấu chung với thức ăn, lượng dùng:
1kg cỏ mực + 0.5kg muối + 70kg cám cho ăn định kỳ 1 tuần 1 lần.
+ Trị bệnh:
Dùng Sulfaguanin 2 – 5g/kg thức ăn, cho ăn tới ngày thứ 3 thì giảm
liều xuống cò ½ và cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày.
3. Bệnh xuất huyết ở cá Trắm:
- Bệnh thường gây chết nhiều ở giai đoạn cá giống và cá trưởng thành,
khi nhiệt độ tăng 24 – 30oc có thể gây chết 80%. Bệnh thường xảy ra vào
thời điểm giao mùa.
Hiện nay bệnh chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu phòng bệnh là chính.
- Phòng bệnh:
Thường xuyên bổ sung vitamin c vào thức ăn. Xử lý môi trường ao nuôi
định kỳ bằng vôi, liều lượng 15 – 20kg/100m3.
4. Bệnh nấm Thuỷ my:
- Triệu chứng:
Da, mang xuất hiện những vùng trắng, xám trên có những sợi nấm
nhỏ phát triển thành búi trắng như bông.
- Trị bệnh:


Ta sử dụng Formol, Iodine hoặc thuốc tím tắm cho cá 10 – 15 phút.
Phun trực tiếp xuống ao. Liều lượng 2- 5 ppm(g)/1m3.
Hoặc tắm bằng nước muối 20 – 300/00, thời gian 15 – 30 phút.
5. Bệnh trùng bánh xe:
- Nguyên nhân:
Do trùng bánh xe Trichodina ký sinh ở da và mang cá, bệnh thường
phát triển vào những ngày trời âm u hoặc mưa kéo dài, không có nắng, đặc
biệt khi nước có độ đụcvà hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng cao.
- Triệu chứng:

Màu sắc cá nhợt nhạt, thân cá có nhiều nhớt màu trắng đục, đuôi, vây
bị xơ mòn, bơi lội không định hướng, thân cọ vào cây như bị ngứa.
- Phòng bệnh:
Dùng lá xoan bón định kỳ 0.3 – 0.5kg/1m3.
- Trị bệnh:
Tắm cho cá: Dùng muối ăn với nồng độ 2 – 3% tắm cho cá 5 – 10
phút hoặc dùng CuSO4 (phèn xanh) với nồng độ 3 – 5ppm (3-5g/m3 nước)
tắm cho cá 5 – 10 phút.
Phun trực tiếp xuống ao: Dùng CuSO4 với nồng độ 0.5 – 0.7ppm.
6. Bệnh sán lá đơn chủ:
- Tác nhân gây bệnh:
Do sán lá đơn chủ 16 móc hoặc 18 móc ký sinh vào da và mang cá.
- Triệu chứng:
Cá thường hô hấp kém do da và mang cá tiết nhiều dịch nhờn. Tổ chức da và
mang bị sán lá ký sinh sẽ bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và
một số vi sinh vật khác gây bệnh.
- Trị bệnh:
Tắm cho cá trong nước muối 3 – 5 phút hoặc dùng Dipterex phun
xuống ao với nồng độ 0.2 – 0.5g/m3 nước.
* Lưu ý: Khi tắm thuốc cho cá cần phải sục khí trong khi tắm, thấy cá có
hiện tượnh khác thường như đớp khí trên mặt nước, cá quậy hỗn loạn hay
nhảy lên khỏi dụng cụ chứa phải vớt cá ra ngay.

TRUNG TÂM ỨNG DỤNG, CHUYỂN GIAO
KTNN & PTNT THÀNH PHỐ TAM KỲ



×