Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG và BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.65 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CÔNG SẢN VIỆT NAM

BÀI TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ NÊU GIẢI PHÁP
KHẮC PHỤC VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG.

GVHD

: THS. TRƯƠNG THUÝ MINH

SVTH

: ĐẶNG TUẤN AN

LỚP

: QTKD1.K2013

STT

: 01

Hồ Chí Minh, Ngày 0/08/2014


Lời mở đầu
Ngày nay trên phạm vi toàn cầu, môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm trầm
trọng. Đó là một trong những vấn đề toàn cầu của thế giới hiện nay, nó có tác


động trực tiếp đến moi quốc gia, vùng lãnh thổ, đặc biệt là các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam chúng ta. Ô nhiễm môi trường đã đang và sẽ là một
vấn đề hết sức cấp bách, gây bức xúc trong cộng đồng quốc tế. Tình trạng ô
nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con
người gây ra ngày càng trầm trọng, đe dọa đến sự phát triển của thế hệ hiện tại
và tương lai. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đòi hỏi phải có sự hợp
tác của toàn thể nhân loại. Nếu có sự hiểu biết đúng đắn về môi trường, chúng ta
sẽ có giải pháp hợp lý giúp chúng ta bảo vệ môi trường thế giới ngày càng xanh
sạch đẹp. Chính vì thế, tôi chọn đề tài “Phân tích thực trạng và nêu giải pháp
khắc phục về vấn đề ô nhiễm môi trường” cho bài tiểu luận.
I.

MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ ?

"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ
Môi trường của Việt Nam).
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:


Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,

sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác
động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí,
động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất
để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại
tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng
hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con
người thêm phong phú.



Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
2


những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau
như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng
xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi
trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất
định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống
của con người khác với các sinh vật khác.


Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm

tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong
cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên
nhân tạo...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho
sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí,
đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm
các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con
người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè,
nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức
xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những
quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi
hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy
định.

Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và
phát triển.
II.

THỰC TRẠNG HIỆN NAY.

1. Rừng tiếp tục bị thu hẹp
- Trước năm 1945, nước ta có 14 triệu ha rừng, chiếm hơn 42% diện tích tự
nhiên của cả nước, năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu ha (chiếm
29%), đến nay chỉ còn khoảng 6,5 triệu ha (tương đương 19,7%). Độ che
phủ của rừng nước ta đã giảm sút đến mức báo động. Chất lượng rừng ở
3


các vùng còn rừng bị hạ xuống mức quá thấp. Trên thực tế chỉ còn khoảng
10% là rừng nguyên sinh.40 năm trước đây, 400.000 ha đất ven biển nước
ta được bao phủ bởi rừng ngập mặn, nhưng chỉ trong 5 năm, 2006 - 2011,
124.000 ha rừng ngập mặn ven biển đã biến mất để nhường chỗ cho các
ao tôm, ao cá - tương đương diện tích bị mất trong 63 năm trước đó.
- Rừng ngập mặn trưởng thành rộng lớn ở vùng châu thổ sông Hồng hầu
như đã bị tàn phá. Hệ lụy kéo theo là sự giảm sút mạnh của năng suất nuôi
trồng thủy sản ven biển và sự mất cân bằng môi trường sinh thái.Số liệu
của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho
thấy đến hết năm 2012 có hơn 20.000 ha rừng tự nhiên bị phá để sử dụng
vào nhiều mục đích, nhiều nhất là để làm thủy điện, nhưng chỉ mới trồng
bù được hơn 700 ha.
2. Đa dạng sinh học bị ảnh hưởng nghiêm trọng
- Thế giới thừa nhận Việt Nam là một trong những nước có tính đa dạng
sinh học vào nhóm cao nhất thế giới. Với các điều tra đã công bố, Việt
Nam có 21.000 loài động vật, 16.000 loài thực vật, bao gồm nhiều loài

đặc hữu, quý hiếm. Tổ chức vi sinh vật học châu Á thừa nhận Việt Nam
có không ít loài vi sinh vật mới đối với thế giới.Thế nhưng, trong 4 thập
kỷ qua, theo ước tính sơ bộ đã có 200 loài chim bị tuyệt chủng và 120 loài
thú bị diệt vong. Và, mặc dù có vẻ nghịch lý nhưng có một thực tế là các
trang trại gây nuôi động vật hoang dã như nuôi những loài rắn, rùa, cá
sấu, khỉ và các loài quý hiếm khác vì mục đích thương mại ở Việt Nam và
khu vực Đông Nam Á lại không hề làm giảm bớt tình trạng săn bắt động
vật hoang dã trong tự nhiên, mà thậm chí còn làm cho vấn đề trở nên tồi
tệ hơn bởi những trang trại này đã liên quan tới các hoạt động buôn bán
trái phép động vật hoang dã.
- Hơn 100 loài sinh vật ngoại lai đang hiện diện tại nước ta cũng là mối
nguy lớn cho môi trường sinh thái, như: ốc bươu vàng, cây mai dương, bọ
cánh cứng hại dừa, đặc biệt là việc nhập khẩu 40 tấn rùa tai đỏ - một loài
đã được quốc tế cảnh báo là một trong những loài xâm hại nguy hiểm.
4


3. Ô nhiễm sông ngòi
- Với những dòng sông ở các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ
Chí Minh, tình trạng bị ô nhiễm nặng nề là điều dễ dàng nhận thấy qua
thực tế, cũng như qua sự phản ánh trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Tuy nhiên, sông ở nhiều vùng nông thôn cũng đang phải đối mặt
với tình trạng ô nhiễm nặng nề do rác thải sinh hoạt, rác thải làng nghề,
rác thải nông nghiệp và rác thải từ các khu công nghiệp vẫn đang từng
ngày, từng giờ đổ xuống.
- Các dòng sông đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề nhất là:
sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai và hệ thống sông Tiền và
sông Hậu ở Tây Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Những con sông
này đã trở nên độc hại, làm hủy hoại nguồn thủy sản và ảnh hưởng trực
tiếp tới môi trường sống, sức khoẻ của cộng đồng.

4. Bãi rác công nghệ và chất thải
- Hiện các doanh nghiệp ở Việt Nam là chủ sở hữu của hơn một nghìn con
tàu biển trọng tải lớn, cũ nát. Hầu hết các cảng biển trên thế giới đều
không cho phép loại tàu này vào, vì nó quá cũ gây ô nhiễm môi trường lại
không bảo đảm an toàn hàng hải. Thế nhưng, hơn một nghìn con tàu cũ
nát đó vẫn đang được neo vật vờ ở các tuyến sông, cửa biển để chờ được
“hóa kiếp” thành phế liệu mà việc phá dỡ loại tàu biển cũ này sẽ thải ra
rác thải nguy hại làm ô nhiễm môi trường sống.
- Nhiều dự án luyện, cán thép lớn đã, đang và sẽ xuất hiện, hứa hẹn đưa
Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thép lớn, song đồng thời cũng có
nguy cơ biến Việt Nam thành nơi tập trung “rác” công nghệ và chất thải.
Bài học “xương máu” này đã từng xảy ra với ngành sản xuất xi măng,
song vẫn có khả năng lặp lại nếu những dây chuyền luyện gang, thép bị
loại bỏ ở Trung Quốc được đưa về lắp đặt ở Việt Nam.
5. Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp
- Báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy,
nguồn chất thải vào môi trường từ trồng trọt và chăn nuôi đang có xu
5


hướng gia tăng, trong khi việc kiểm soát chưa đạt hiệu quả cao. Trong đó,
lo ngại nhất là chất thải từ chăn nuôi. Hiện cả nước có 16.700 trang trại
chăn nuôi, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (45%) và Đông
Nam Bộ (13%), với tổng đàn gia súc 37,8 triệu con và trên 214 triệu con
gia cầm. Theo tính toán của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), lượng phân thải của bò khoảng 10 15 kg/con/ngày, trâu là 15 - 20 kg/con/ngày, lợn là 2,5 - 3,5 kg/con/ngày
và gia cầm là 90 gr/con/ngày. Như vậy, tính ra tổng khối lượng chất thải
trong chăn nuôi của nước ta hiện khoảng hơn 73 triệu tấn/năm.
- Nuôi trồng thủy sản cũng đang gặp phải vấn đề tương tự. Việc đẩy mạnh
các biện pháp thâm canh, tăng năng suất tại các vùng nuôi tôm tập trung,

trong đó chủ yếu là tôm sú đã làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước. Cùng với
đó, tình trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt
một cách tràn lan, không có kiểm soát đã gây ô nhiễm môi trường đất,
nước. Hiện nay, lượng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép
sử dụng, quá hạn sử dụng còn tồn đọng cần tiêu hủy là hơn 700 kg (dạng
rắn) và hơn 3.400 lít (dạng lỏng).
- Kết quả điều tra năm 2006 cho thấy, khu vực nông thôn thải ra khoảng 10
triệu tấn/năm chất thải rắn sinh hoạt, nhưng đến năm 2010 tăng lên tới
13,5 triệu tấn/năm. Số rác thải này cộng với lượng chất thải từ sản xuất
nông nghiệp đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nông
thôn ngày càng trở nên đáng lo ngại.
6. Ô nhiễm ở các làng nghề
- Một khảo sát mới đây của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại
học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, 100%
mẫu nước thải ở các làng nghề đều cho thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn
cho phép. Riêng Hà Nội, khảo sát tại 40 xã cho kết quả khoảng 60% số xã
bị ô nhiễm nặng từ các hoạt động sản xuất.
- Ở các làng tái chế kim loại, khí độc không qua xử lý đã thải trực tiếp vào
không khí như ở làng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên), nồng độ chì
6


vượt quá 2.600 lần tiêu chuẩn cho phép. Nghề thuộc da, làm miến dong ở
Hà Tây cũng thường xuyên thải ra các chất như bột, da, mỡ làm cho nước
nhanh bị hôi thối, ô nhiễm nhiều dòng sông chảy qua làng nghề.
- Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao
động gần đây cho biết, trong các làng nghề, những bệnh mắc nhiều nhất là
bệnh liên quan đến hô hấp như viêm họng chiếm 30,56%, viêm phế quản
25% hay đau dây thần kinh chiếm 9,72%. Tại làng nghề tái chế chì Đông
Mai, tỷ lệ người dân mắc bệnh về thần kinh chiếm khoảng 71%, bệnh về

đường hô hấp chiếm khoảng 65,6% và bị chứng hồng cầu giảm chiếm
19,4%. Còn tại làng nghề sản xuất rượu Vân Hà (Bắc Giang) tỷ lệ người
mắc bệnh ngoài da là 68,5% và các bệnh về đường ruột là 58,8%.
7. Khai thác khoáng sản
- Cùng với nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu, nguồn tài nguyên khoáng sản
dưới lòng đất của nước ta đã bị khai thác khá mạnh. Theo thống kê của
Tổng cục Hải quan, từ năm 2009 - 2011, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu
2,1 - 2,6 triệu tấn khoáng sản các loại (không kể than, dầu thô) với điểm
đến chủ yếu là Trung Quốc, nhưng chỉ mang lại giá trị 130 - 230 triệu
USD. Riêng năm 2012, lượng khoáng sản xuất khẩu vẫn gần 800.000 tấn
thông qua đường chính ngạch. Nếu cộng cả số xuất lậu, xuất qua đường
biên mậu, số lượng xuất khẩu còn lớn hơn nữa (vào năm 2008, chỉ riêng
xuất lậu quặng ti-tan ước tính đã lên đến 200.000 tấn).
- Và, hậu quả của ô nhiễm môi trường từ những hoạt động khai thác
khoáng sản đã quá rõ ràng. Qua điều tra, cứ 4.000 người dân Quảng Ninh
có 2.500 người mắc bệnh, chủ yếu là mắc bệnh bụi phổi, hen phế quản, tai
mũi họng (80%). Kết quả quan trắc của các cơ quan chuyên môn cho thấy
nồng độ bụi ở khu vực Cẩm Phả vượt từ 3 - 4 lần tiêu chuẩn cho phép,
gần 0,3 mg/m3 trong 24 giờ (gồm bụi lơ lửng, bụi Pb, Hg, SiO2, khí thải
CO, CO2, NO2). Mỏ Đèo Nai phải xử lý lượng đổ thải chất cao thành núi
trong mấy chục năm qua. Mỏ Cọc Sáu với biển nước thải sâu 200m chứa

7


5 triệu m3có nồng độ a-xít cao và độ PH 4 - 4,5mgđl/l sẽ phải tìm công
nghệ phù hợp để xử lý.
8. Ô nhiễm không khí
Việt Nam cũng đang bị coi là nước có ô nhiễm không khí cao tới mức báo
động. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ chất ô nhiễm trong không khí khu

vực ven đường giao thông, trong đó chủ yếu là CO tăng 1,44 lần và bụi PM10
(tức bụi có kích thước bé hơn 10μ) tăng 1,07 lần. Kênh rạch ở khu vực nội thành
bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh ở mức độ cao. Phần lớn nước thải sinh hoạt chỉ mới
được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại gia đình. Nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất chưa có
hệ thống xử lý nước thải, hoặc nếu có trang bị thì không vận hành thường
xuyên.
III.

NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG .

Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó
những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình sự) phải thực sự đủ
mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng
bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các
tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi
trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi
trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát
môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những
hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi
trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt
động của các lực lượng này.

8


9



Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp,
các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ
lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình
trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương
thời gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi
trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các
công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập trung
hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định
kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.
Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác
động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn
tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay
không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân
nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến
môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án
đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã
hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã
hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật
bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc
gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người
nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên
- con người - xã hội.

10


KẾT LUẬN
Ô nhiễm môi trường hiện nay là một vấn đề đang cần được quan tâm sâu sắc

bởi những tác hại to lớn gây ra cho con người và những sinh vật khác. Ô nhiễm
đất , ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước... đang hủy hoại môi trường sống của
chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần phải chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc
sống này. CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ BẢO VỆ CHÍNH
CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG

11



×