Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư FDI từ nhật bản vào các khu công nghiệp đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.67 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO
G
DỤC VÀ
V ĐÀ
ÀO TẠO
TRƯỜ
ỜNG ĐẠI
Đ HỌ
ỌC LẠ
ẠC HỒN
NG
***

NGUYỄ
ỄN TRUN
NG THÀ
ÀNH

CÁC NHÂN
N
T ẢN
TỐ
NH HƯ
ƯỞNG
G ĐẾN THU HÚT
H
ĐẦU
U TƯ FDI
F TỪ
Ừ NHẬ
ẬT BẢ


ẢN VÀO CÁC
C
K
KHU
C
CÔNG
G NGHIỆP ĐỒNG N
NAI

LUẬ
ẬN VĂN
N THẠC
C SĨ QUẢ
ẢN TRỊỊ KINH DOANH
H

Đồnng Nai, Năm
N 20155


BỘ GIÁO
G
DỤC VÀ
V ĐÀ
ÀO TẠO
TRƯỜ
ỜNG ĐẠI
Đ HỌ
ỌC LẠ
ẠC HỒN

NG
***

NGUYỄ
ỄN TRUN
NG THÀ
ÀNH

CÁC NHÂN
C
N
T ẢN
TỐ
NH HƯ
ƯỞNG
G ĐẾN THU HÚT
H
ĐẦU
U TƯ FDI
F TỪ
Ừ NHẬ
ẬT BẢ
ẢN VÀO CÁC
C
K
KHU
C
CÔNG
G NGHIỆP ĐỒNG N
NAI


Chu
uyên ngàành: Quản trị kiinh doan
nh
Mã số: 603440102

LUẬ
ẬN VĂN
N THẠC
C SĨ QUẢ
ẢN TRỊỊ KINH DOANH
H

NGƯỜ
ỜI HƯỚ
ỚNG DẪN
N KHOA
A HỌC:
PGS.TS
S. Hồ Tiếến Dũngg

Đồnng Nai, Năm
N 20155


LỜI CẢM ƠN

Xin trân trọng cảm ơn Quý thầy, cô và Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Lạc
Hồng đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu tại Trường.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hồ Tiến Dũng đã trực tiếp hướng dẫn, định

hướng và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo, các đồng nghiệp - các cán bộ công chức
Ban Quản lý các KCN Đồng Nai và các công ty đầu tư hạ tầng khu công nghiệp đã hỗ
trợ tôi trong việc trao đổi, cung cấp thông tin, số liệu và thực hiện khảo sát tại các
doanh nghiệp khu công nghiệp để tôi thực hiện luận văn này.
Xin cảm ơn.

Tác giả

Nguyễn Trung Thành


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua.
Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn này là trung thực.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên.
Tác giả

Nguyễn Trung Thành


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong gần 25 năm qua, nhờ vận dụng linh hoạt những chủ trương, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và điều kiện thực tế của địa phương, Đồng Nai đạt được
những kết quả quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),
đặc biệt là thu hút vốn FDI vào các KCN.
Các nhà đầu tư Nhật Bản luôn được lãnh đạo chính quyền tỉnh Đồng Nai xác
định là đối tác chiến lược quan trọng và lâu dài, góp phần quan trọng trong quá trình

phát triển nền kinh tế xã hội ở địa phương. Do vậy, việc nghiên cứu và xác định các
nhân tố quan trọng tác động đến thu hút đầu tư FDI từ Nhật Bản là vấn đề thực sự thiết
yếu và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu
quả của dòng vốn đầu tư FDI vào Đồng Nai trong thời gian tới.
Thông qua quá trình nghiên cứu, điều tra và phân tích dữ liệu khảo sát của các
doanh nghiệp có vốn FDI Nhật Bản đã và đang chuẩn bị thực hiện dự án tại các KCN
Đồng Nai, đề tài đã xác định được 06 nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư FDI từ
Nhật Bản, đó là Chế độ, chính sách đầu tư; Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng; Chi
phí đầu tư; Nguồn nhân lực; Sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ và Hoạt
động xúc tiến đầu tư.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất, kiến nghị một số giải pháp cụ thể nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động thu hút đầu tư FDI từ Nhật Bản trong
thời gian tới.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
1.5. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 4
1.6 Kết cấu của luận văn......................................................................................... 5

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 7
2.1 Các khái niệm, vai trò và sơ lược kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào các KCN trên cả nước và ở Đồng Nai ........................................................ 7
2.1.1 Các khái niệm .............................................................................................. 7
2.1.2 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ...................................................... 9
2.1.3 Sơ lược kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN trên cả
nước và ở Đồng Nai ...................................................................................................... 11
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................... 14
2.2.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới.................................................... 14
2.2.2 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................... 16
2.3 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết .......................................................... 17
2.3.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 17
2.3.2 Các giả thuyết ............................................................................................ 17


CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................. 21
3.1 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 21
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 21
3.1.2 Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 22
3.2 Thang đo .......................................................................................................... 25
3.2.1 Kết quả nghiên cứu sơ bộ - lấy ý kiến chuyên gia ..................................... 25
3.2.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ - thảo luận tay đôi ........................................... 34
3.3 Một số biến phân loại ...................................................................................... 36
3.4 Thiết kế bảng câu hỏi ...................................................................................... 36
3.5 Đánh giá sơ bộ thang đo ................................................................................. 37
3.5.1 Đo lường độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ............ 37
3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA.............................................................. 39
3.6 Xác định mẫu nghiên cứu và phương pháp xử lý số liệu ............................ 41
3.6.1 Xác định mẫu nghiên cứu ......................................................................... 41
3.6.2 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 41

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 43
4.1 Thống kê mô tả ................................................................................................ 43
4.2 Đánh giá thang đo ........................................................................................... 44
4.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ........................ 44
4.2.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ...................... 46
4.3 Phân tích tương quan ..................................................................................... 48
4.4 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết ................................................... 49
4.4.1 Kết quả phân tích, đánh giá và kiểm định độ phù hợp mô hình hồi quy ... 49
4.4.2 Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính .......... 52
4.5 Phân tích ảnh hưởng của biến định tính....................................................... 54
4.5.1 Ngành nghề đầu tư .................................................................................... 54
4.5.2 Vốn đầu tư ................................................................................................. 55


CHƯƠNG 5. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ............................................................. 58
5.1 Kiến nghị .......................................................................................................... 58
5.1.1 Liên quan đến nhân tố Chế độ, chính sách đầu tư ................................... 58
5.1.2 Liên quan đến nhân tố Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng ..................... 59
5.1.3 Liên quan đến nhân tố Chi phí đầu tư ....................................................... 60
5.1.4 Liên quan đến nhân tố Nguồn nhân lực .................................................... 61
5.1.5 Liên quan đến nhân tố Công nghiệp phụ trợ ............................................. 61
5.1.6 Liên quan đến nhân tố Hoạt động xúc tiến đầu tư ................................... 62
5.2 Kết luận ............................................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN


Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á

CIEM

Central Institute for Economic Management - Viện Nghiên cứu
Quản lý kinh tế Trung ương

DN

Doanh nghiệp

EFA

Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá

FDI

Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

IMF

International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế

KCN


Khu công nghiệp

KMO

Hệ số Kaiser - Mayser - Olikin

Sida

Swedish International Development Cooperation Agency - Tổ chức
hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển

Tp

Thành phố

UNCTAD

United Nations Conference on Trade and Development - Hội nghị
Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển

USD

Đô la Mỹ

VIF

Variance Inflation factor - Hệ số phóng đại phương sai

WB


World Bank - Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình thu hút vốn FDI vào các KCN Đồng Nai từ năm 2010 đến 2014 . 13
Bảng 2.2 Tình hình thu hút vốn FDI Nhật Bản vào các KCN Đồng Nai từ năm 2010
đến 2014 ........................................................................................................................ 14
Bảng 2.3 So sánh thu hút vốn FDI Nhật Bản vào các KCN Đồng Nai và một số tỉnh
thành lân cận .................................................................................................................. 14
Bảng 3.1 Thang đo tác động của chế độ, chính sách đầu tư đối với quyết định đầu tư
của nhà đầu tư ................................................................................................................ 26
Bảng 3.2 Thang đo tác động của các loại chi phí đối với quyết định đầu tư của nhà đầu tư .. 27

Bảng 3.3 Thang đo tác động của điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng đối với quyết định
đầu tư của nhà đầu tư ..................................................................................................... 29
Bảng 3.4 Thang đo tác động của nguồn nhân lực đối với quyết định đầu tư của nhà đầu tư.... 30

Bảng 3.5 Thang đo tác động của hoạt động xúc tiến đầu tư đối với quyết định đầu tư
của nhà đầu tư ................................................................................................................ 31
Bảng 3.6 Thang đo tác động của sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ở địa
phương đối với quyết định đầu tư của nhà đầu tư ......................................................... 33
Bảng 3.7 Đo lường quyết định đầu tư của nhà đầu tư ................................................... 34
Bảng 3.8 Thang đo sau khi đã được hiệu chỉnh từ nghiên cứu sơ bộ ........................... 35
Bảng 3.9 Kết quả đánh giá sơ bộ độ tin cậy của các thang đo ...................................... 38
Bảng 3.10 Kết quả phân tích nhân tố sơ bộ của các thang đo ....................................... 40
Bảng 4.1 Thông tin mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................... 44

Bảng 4.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ...................................................... 45
Bảng 4.3 Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo nghiên cứu chính thức .................. 47
Bảng 4.4 Kết quả phân tích tương quan ........................................................................ 49
Bảng 4.5 Hệ số mô hình hồi quy tuyến tính .................................................................. 50
Bảng 4.6 Hệ số xác định và kiểm định Durbin-Watson ................................................ 51
Bảng 4.7 Bảng phân tích phương sai ANOVA ............................................................. 51
Bảng 4.8 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ................................................. 53
Bảng 4.9 Kết quả phân tích tác động của Ngành nghề đến mô hình nghiên cứu.......... 55
Bảng 4.10 Kết quả phân tích tác động của Vốn đầu tư đến mô hình nghiên cứu ......... 56


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................... 17
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 23
Hình 4.1 Mô hình hiệu chỉnh ......................................................................................... 54


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Chương 1 sẽ trình bày những nội dung chính bao gồm: (1) Sự cần thiết thực
hiện đề tài; (2) Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài; (3) Phương
pháp nghiên cứu; (4) Ý nghĩa của đề tài; (5) Kết cấu của luận văn.
1.1 Đặt vấn đề
Đồng Nai là một trong những địa phương quy hoạch phát triển các khu công
nghiệp (KCN) sớm nhất cả nước. Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội tỉnh Đồng Nai, ngay từ đầu những năm 1990, Đồng Nai đã quy hoạch 17 KCN.
Trong quá trình phát triển, Đồng Nai đã quy hoạch bổ sung KCN và đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt đến năm 2015 phát triển 35 KCN với tổng diện tích
khoảng 12.057 ha. Đến tháng 06/2015, tỉnh Đồng Nai đã có 31 KCN được thành lập

với tổng diện tích 9.559 ha. Các KCN đã đầu tư hệ thống hạ tầng tương đối hoàn
chỉnh với giá trị đạt 380 triệu USD và 6.637 tỷ đồng, đã tạo ra một hệ thống kết cấu
hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị lâu dài và tác động mạnh đến quá trình đô thị hóa.
Trong gần 25 năm qua, nhờ vận dụng linh hoạt những chủ trương, chính
sách, pháp luật của Nhà nước và điều kiện thực tế của địa phương, Đồng Nai đạt
được những kết quả quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI), đặc biệt là thu hút vốn FDI vào các KCN. Tính đến tháng 06/2015, tại 31
KCN Đồng Nai đã có 42 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tư với tổng số
1.362 dự án, trong đó có 989 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư
18,53 tỷ USD. Với tiềm lực đầu tư lớn, khu vực FDI đã phát triển thêm nhiều ngành
sản xuất mới và tạo ra bước chuyển biến đáng kể về trình độ công nghệ và quản lý.
Các dự án đầu tư vào các KCN Đồng Nai có ngành nghề đa dạng với quy mô và
trình độ công nghệ khác nhau. Có những dự án vốn lớn, công nghệ cao, sử dụng ít
lao động, ít tác động đến môi trường tuy nhiên cũng có những dự án vốn nhỏ, có
tính chất gia công sử dụng nhiều lao động.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến
tháng 06/2015, đã có 103 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với 18.529


2
dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 257,8 tỷ USD, trong đó Nhật Bản là
nhà đầu tư lớn thứ 2 sau Hàn Quốc với 2.661 dự án còn hiệu lực, với tổng số vốn
đầu tư là 37,7 tỷ USD. Tại Đồng Nai, tính đến tháng 6/2015, Nhật Bản là quốc gia
đứng thứ 3 (sau Hàn Quốc và Đài Loan) về số dự án và vốn đầu tư thu hút vào các
KCN với 186 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 3,437 tỷ USD. So với nhiều nhà đầu
tư đến từ quốc gia khác, những dự án của nhà đầu tư Nhật Bản tập trung chủ yếu ở
các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ và
thường có số vốn đầu tư lớn (vốn đầu tư bình quân/dự án đạt 18,477 triệu USD, cao
nhất trong số 3 quốc gia đầu tư lớn nhất vào các KCN của Đồng Nai). Trong quá
trình hoạt động, các doanh nghiệp Nhật Bản luôn chấp hành rất tốt các chủ trương,

chính sách pháp luật của Nhà nước về đầu tư, xây dựng, lao động và môi trường.
Do vậy, để không ngừng nâng cao hiệu quả và chất lượng nguồn vốn đầu tư
nước ngoài vào các KCN Đồng Nai trong thời gian tới, thì việc nghiên cứu, tìm hiểu
các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư FDI từ Nhật Bản là rất quan trọng. Điều này
là cơ sở cho việc nhận diện và phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, từ đó
tạo nên lợi thế cạnh tranh của Đồng Nai so với các địa phương khác trong hoạt động
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Xuất phát từ thực tiễn quá trình làm việc tại Ban Quản lý các khu công
nghiệp Đồng Nai và hiện trạng thu hút đầu tư đã nêu trên, tác giả quyết định thực
hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư FDI từ Nhật Bản vào các
khu công nghiệp Đồng Nai” làm luận văn tốt nghiệp cao học.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhận diện, khám phá các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu hút đầu tư FDI từ
Nhật Bản vào các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Từ đó đưa ra các kiến nghị
nhằm góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài không chỉ đối với các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản mà còn với các nhà
đầu tư đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ khác đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố chính ảnh


3
hưởng đến thu hút đầu tư FDI từ Nhật Bản vào các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai.
- Đối tượng khảo sát: các chủ đầu tư, ban lãnh đạo các doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư cũng như đang
tìm hiểu chuẩn bị đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (các nhà đầu tư
đang liên hệ tìm hiểu để đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Ban Quản lý các
KCN Đồng Nai, liên hệ thỏa thuận thuê đất tại các KCN, liên hệ tìm hiểu đầu tư tại

một số cơ quan, tổ chức khác như: Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ
chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO), ...).
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu giới hạn đối với các dự án có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nhà đầu tư Nhật Bản tại các KCN trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai; Việc khảo sát được thực hiện trong 02 tháng 6 và 7/2015.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính:
Phương pháp này được sử dụng nhằm khám phá, tìm ra những yếu tố tác
động đến quyết định đầu tư bằng cách lấy ý kiến các chuyên gia có nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời tổ chức thảo luận tay đôi với đại diện cho
các doanh nghiệp, dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nhà đầu tư Nhật
Bản đã đăng ký đầu tư hoặc đang tìm hiểu chuẩn bị đầu tư vào các KCN ở Đồng
Nai.
Kết quả thu được sẽ được phối hợp với cơ sở lý thuyết để xác lập mô hình
nghiên cứu, điều chỉnh các biến quan sát trong thang đo phù hợp cho nghiên cứu
định lượng ở bước tiếp theo.
Phương pháp định lượng:
Thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm để kiểm định mô hình
lý thuyết đã được xây dựng và được hiệu chỉnh thông qua nghiên cứu sơ bộ. Nghiên
cứu được thực hiện bằng phương pháp khảo sát trực tiếp các nhà đầu tư hoặc đại
diện chủ đầu tư có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nhà đầu tư Nhật Bản
đang hoạt động đầu tư, kinh doanh hoặc đang chuẩn bị đầu tư vào các KCN trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên kết quả của các


4
bước nghiên cứu trước (gửi qua đường bưu điện, email, gửi trực tiếp, ...)
Kết quả khảo sát sẽ được tập hợp và làm sạch, sau đó sẽ được mã hóa, nhập
liệu vào phần mềm xử lý dữ liệu thống kê SPSS 20.0 để tiến hành phân tích dữ liệu
như: thống kê mô tả mẫu, đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố, phân

tích hồi quy mô hình và hồi quy với biến giả.
1.5 Ý nghĩa của đề tài
Là nhân tố góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của quốc gia và
địa phương nên không phải ngẫu nhiên mà nhiều tác giả, các nhà kinh tế học đã
thực hiện hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, chẳng hạn: nghiên cứu
các biện pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
các KCN ở các địa phương, tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát
triển ở địa phương, hiện trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài, … Trong số đó, nhiều nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Đồng Nai đã được tiến hành trong những năm gần đây, cụ thể là:
Đào Thị Quế Chi (2009) thực hiện luận văn cao học trường Đại học Kinh tế
Tp. Hồ Chí Minh với đề tài “Một số giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào tỉnh Đồng Nai đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”. Từ kết quả đánh giá,
phân tích môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Đồng Nai, nghiên cứu
đã đề ra một số giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương trong
thời gian tiếp theo.
Nguyễn Thị Bích Thùy (2013) thực hiện luận văn cao học trường Đại học
Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp Đồng Nai. Đề xuất giải pháp
hoàn thiện trong thu hút FDI vào các khu công nghiệp Đồng Nai”. Nghiên cứu đã
xác định những nhân tố tác động trực tiếp đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các
KCN tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài hiệu quả hơn.
Thay vì nghiên cứu tổng quát về các các vấn đề liên quan đến môi trường


5
đầu tư, các giải pháp thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, ảnh hưởng của

hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đến hoạt động đầu tư tại Đồng Nai và tại các
KCN, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư FDI từ Nhật Bản vào
các khu công nghiệp Đồng Nai” xác định phạm vi nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu
hơn, chú trọng đến đối tượng đầu tư là các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Nhật Bản.
Đây chính là hướng đi mới của đề tài so với nhiều nghiên cứu trước đây.
Bên cạnh đó, kết quả khảo sát, đánh giá và phân tích của nghiên cứu cũng
xác định được các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI của các nhà
đầu tư Nhật Bản vào các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đây chính là một điểm
mới nữa so với các nghiên cứu đã được thực hiện.
Do vậy, tác giả hy vọng rằng đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút
đầu tư FDI từ Nhật Bản vào các khu công nghiệp Đồng Nai” sẽ cung cấp những
thông tin hữu ích về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư FDI Nhật Bản vào
các KCN Đồng Nai, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩy và
nâng cao hiệu quả của hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ đối
với các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản mà còn với các nhà đầu tư đến từ quốc gia,
vùng lãnh thổ khác đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian
tới.
1.6 Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương và các phần tài liệu tham khảo, phụ lục được
trình bày cụ thể như sau:
Chương 1 : Tổng quan - Trình bày về sự cần thiết, mục tiêu nghiên cứu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.
Chương 2 : Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu - Trình bày các khái niệm
khái niệm có liên quan đến đề tài, đồng thời phân tích tổng quan các lý thuyết, kết
quả các công trình nghiên cứu có liên quan để làm cơ sở đề xuất mô hình và các giả
thuyết của nghiên cứu.
Chương 3 : Thiết kế nghiên cứu - Trình bày quy trình thực hiện nghiên cứu,
cách thiết kế, đánh giá thang đo, chọn mẫu và xử lý dữ liệu nghiên cứu.
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu - Trình bày kết quả của nghiên cứu định
lượng, bao gồm thống kê mô tả mẫu, kiểm định độ tin cậy, phân tích nhân tố khám



6
phá, phân tích hồi quy, phân tích hồi quy với các biến giả.
Chương 5 : Kiến nghị và kết luận - Nêu lên những kiến nghị cũng như những
hạn chế của nghiên cứu và hướng thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Tóm tắt chương 1
Nội dung chương 1 đã trình bày tổng quan về sự cần thiết thực hiện đề tài với
mục tiêu nghiên cứu là nhằm nhận diện, khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến thu
hút đầu tư FDI Nhật Bản vào các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đối tượng khảo
sát là các chủ đầu tư, ban lãnh đạo các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài của các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư và đang chuẩn bị đầu tư vào các KCN
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Chương này cũng trình bày về phương pháp nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.


7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 2 sẽ trình bày những nội dung chính sau: (1) Các khái niệm về khu
công nghiệp, đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của nó đối với nền kinh tế; (2) Sơ
lược kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN trên cả nước và ở
Đồng Nai; (3) Các lý thuyết, mô hình, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về
các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài; (4) Xây dựng mô hình nghiên
cứu và các giả thuyết.
2.1 Các khái niệm, vai trò và sơ lược kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào các KCN trên cả nước và ở Đồng Nai
2.1.1 Các khái niệm

* Khu công nghiệp
Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất
hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp (Khoản 11 Điều 3
Luật Đầu tư năm 2014).
* Khu chế xuất
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện
dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu (Khoản 10 Điều 3 Luật
Đầu tư năm 2014).
* Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Có nhiều cơ quan, tổ chức đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra những khái niệm,
định nghĩa về FDI dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau để làm cơ sở cho việc
thống kê, đo lường, phân tích, đánh giá ảnh hưởng của FDI đối với nền kinh tế của
mỗi quốc gia, cụ thể:
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), FDI xảy ra khi một nhà đầu tư
từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút
đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt
FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn
tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những
trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được


8
gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty" (WTO, 1996).
Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đưa ra khái niệm FDI (được nêu trong Sổ tay Cán cân
thanh toán quốc tế) như là một loại đầu tư quốc tế phản ánh mục tiêu của một thực thể
thường trú trong một nền kinh tế có được một lợi ích lâu dài trong một thực thể doanh
nghiệp của một nền kinh tế khác (IMF, 1993).
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã định
nghĩa FDI như là một khoản đầu tư liên quan đến một mối quan hệ dài hạn và phản ánh
một lợi ích lâu dài và kiểm soát của một thực thể thường trú ở một nền kinh tế (nhà đầu

tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) trong một thực thể doanh nghiệp ở một nền
kinh tế khác hơn so với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI, doanh
nghiệp liên doanh hoặc liên doanh nước ngoài).
Theo quy định tại Khoản 2, 5, 14 Điều 3 Luật Đầu tư Việt Nam năm 2014:
“Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt
động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”, “Đầu
tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh
thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn
góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu
tư” và “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành
lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.
Như vậy, FDI trong trường hợp này có thể hiểu là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ
vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành thực hiện hoạt động đầu tư
và tham gia quản lý hoạt động này tại Việt Nam.
Như vậy từ những khái niệm và định nghĩa nêu trên, đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) có thể được hiểu là hoạt động đầu tư vốn và các tài sản hợp pháp khác của nhà
đầu tư nước ngoài vào một tổ chức hoặc doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư, nhằm nắm
quyền kiểm soát hoặc tạo ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động quản lý, điều hành để đạt
được những lợi ích dài hạn trong quá trình hoạt động tại nước nhận đầu tư.


9
2.1.2 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.2.1 Tích cực
Một là, FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực
đầu tư trong nước.
Các nghiên cứu của Freeman (2000) và Sida-CIEM (2006) đều nhận định
rằng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào GDP với tỷ
trọng ngày càng tăng. Khu vực này góp phần quan trọng vào hoạt động xuất khẩu
hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ, đóng góp cho ngân sách nhà nước, gia tăng

tổng vốn đầu tư xã hội, tạo ra nhiều công ăn việc làm …
Hai là, FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa
- hiện đại hóa.
Hiện nay, đa số vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào lĩnh vực công nghiệp xây dựng với trình độ công nghệ cao hơn mặt bằng chung của cả nước. Tốc độ tăng
trưởng công nghiệp - xây dựng của khu vực đầu tư nước ngoài luôn cao hơn tốc độ
tăng trưởng toàn ngành, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của
nền kinh tế như viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí, điện tử, công nghệ thông
tin, thép, xi măng, ... Đầu tư nước ngoài đã góp phần nhất định vào việc chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp, trong đó tập trung vào các dự án đầu tư phát triển các
vùng nguyên liệu, tạo nguồn cung ứng chất lượng và ổn định cho sản xuất.
Ba là, FDI tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ
cấu lao động.
Khu vực có vốn FDI hiện đang tạo ra nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp.
Các doanh nghiệp có vốn FDI cũng là các đơn vị dẫn đầu trong hoạt động đào tạo
tại chỗ và ở nước ngoài, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý, đủ khả năng
đảm nhiệm những vị trí quan trọng của doanh nghiệp.
Bốn là, FDI góp phần chuyển giao các công nghệ và trình độ quản lý tiên
tiến trên thế giới.
Từ năm 1993 đến năm 2013, cả nước có 951 hợp đồng chuyển giao công
nghệ đã được phê duyệt/đăng ký, trong đó có 605 hợp đồng của doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài, chiếm 63,6% (theo Đào Quang Thu, 2013). Hoạt động đầu tư nước
ngoài đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, nâng


10
cao năng lực công nghệ trong nhiều lĩnh vực.
Năm là, FDI góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh
nghiệp và sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.
Khu vực có vốn FDI đã và đang góp phần thúc đẩy cạnh tranh không chỉ
trong khu vực nhà nước, mà là cả nền kinh tế của quốc gia thông qua việc gia tăng

xuất khẩu, nâng cao trình độ và tay nghề người lao động, công nghệ sản xuất ở các
dự án ...
Sáu là, FDI góp phần quan trọng vào hội nhập quốc tế
FDI đã góp phần phá thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ kinh tế đối
ngoại, như gia nhập ASEAN, ký Hiệp định khung với EU, Hiệp định Thương mại
với Hoa Kỳ, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và Hiệp định đối tác kinh tế
(EPA), ...
Tóm lại, FDI góp phần quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam nói riêng
và ở nhiều quốc gia đang phát triển khác trên thế giới nói chung. Bởi lẽ, hoạt động
FDI không chỉ làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu, mà còn nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực trong nước, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội và là nguồn
đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước.
2.1.2.2 Tồn tại
Bên cạnh những đóng góp nêu trên, FDI trong thời gian qua cũng còn nhiều
vấn đề tổn tại cần được giải quyết kịp thời, bao gồm:
Một là, hiệu quả tổng thể nguồn vốn đầu tư nước ngoài chưa cao.
Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất lắp ráp, may mặc,
… đều có mức giá trị gia tăng thấp; ít đầu tư vào các dự án nông - lâm - ngư nghiệp
là những ngành thế mạnh của Việt Nam. Trong khi, các tỉnh, thành phố lớn có đông
dân và cơ sở hạ tầng đầy đủ, … thu hút được nhiều nguồn FDI, thì các vùng khác
lại gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thu hút FDI. Còn trong lĩnh vực dịch vụ, nhiều
dự án có quy mô vốn đầu tư đăng ký rất lớn nhưng tiến độ giải ngân vốn và thực
hiện dự án rất chậm, làm lãng phí đất đai và nguồn vốn vay trong nước.
Hai là, việc thu hút và tiến trình chuyển giao các công nghệ sản xuất tiên
tiến trên thế giới từ các dự án FDI chưa đạt được mục tiêu đề ra.


11
Nguyên nhân chính là các dự án FDI đa phần đưa vào Việt Nam những máy
móc thiết bị, công nghệ lạc hậu, lỗi thời hoặc gây ô nhiễm môi trường. Cho nên, các

dự án này chủ yếu thực hiện việc gia công sản phẩm, nên có giá trị gia tăng thấp,
khó tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu.
Ba là, đời sống người lao động chưa cao, tranh chấp và đình công có xu
hướng gia tăng.
Tỷ lệ việc làm mới do khu vực FDI tạo ra không tương xứng. Thu nhập bình
quân theo tháng của người lao động ở khu vực doanh nghiệp FDI chưa tương xứng
với giá trị sản phẩm tạo ra. Nhiều nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần còn chưa
được quan tâm là nguyên nhân xảy ra nhiều cuộc đình công trong thời gian qua.
Bốn là, một số dự án FDI gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng, tài
nguyên.
Quy định về môi trường của Việt Nam áp dụng chuẩn của các nước phát
triển, song việc thẩm định chỉ mang tính hình thức, tập trung nhiều vào khâu tiền
kiểm, dẫn đến nhiều dự án khi triển khai đã vi phạm nghiêm trọng quy định về môi
trường, gây tác động lâu dài tới sức khỏe người dân và hệ sinh thái khu vực. Một số
dự án chiếm giữ đất lớn nhưng không triển khai, gây lãng phí tài nguyên.
Năm là, có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế.
Một số doanh nghiệp FDI có biểu hiện của việc chuyển giá như nâng khống
giá trị góp vốn (bằng máy móc, thiết bị, bản quyền), giá trị mua bán nguyên vật liệu
đầu vào, … tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách Nhà nước.
2.1.3 Sơ lược kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN trên
cả nước và ở Đồng Nai
2.1.3.1 Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN trên cả
nước
Theo số liệu tổng hợp của Vụ Quản lý Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
tính hết năm 2014, cả nước đã có 295 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự
nhiên gần 84.000 ha. Trong đó, 212 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất
tự nhiên 60.000 ha và 83 KCN đang trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt
bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 24.000 ha.



12
Trong năm 2014, các KCN của cả nước đã thu hút được 697 dự án có vốn
đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 9.600 triệu USD, tăng 40% về số
lượng dự án, và tăng 12% về tổng vốn đầu tư so với năm 2013. Điều chỉnh tăng vốn
cho 499 lượt dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm là hơn 3.675 triệu USD. Thu hồi
giấy chứng nhận đầu tư của 83 dự án với tổng vốn đầu tư là 1.053 triệu USD. Tính
chung, tổng số vốn đầu tư nước ngoài tăng thêm trong năm 2014 đạt 12.222 triệu
USD (tăng 13% so với năm 2013). So sánh với tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài
năm 2014 của cả nước, tổng vốn đầu tư tăng thêm (cấp mới và tăng vốn) trong năm
2014 của các KCN chiếm 64% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước.
Một số Tập đoàn có đầu tư dự án quy mô lớn tiếp tục đầu tư mở rộng trong
KCN như Tập đoàn Samsung đầu tư tăng thêm 5,4 tỷ USD trong năm 2014 (dự án
Samsung Display Bắc Ninh 1 tỷ USD, dự án SEVT Thái Nguyên 3 tỷ USD, dự án
Samsung tại KCNC thành phố Hồ Chí Minh 1,4 tỷ USD).
Lũy kế đến hết tháng 12/2014, các KCN trên cả nước đã thu hút được 5.593
dự án FDI với tổng vốn đầu tư đã đăng ký là 85.993 triệu USD, vốn đầu tư đã thực
hiện đạt 48.647 triệu USD, bằng 57% vốn đầu tư đã đăng ký.
Xét theo địa phương: Trong năm 2014, 5 vị trí dẫn đầu về thu hút vốn FDI
vào các KCN cả nước gồm: Thái Nguyên (3.257 triệu USD); Đồng Nai (1.736 triệu
USD); Bắc Ninh (1.580 triệu USD); Bình Dương (1.383 triệu USD); Tây Ninh (821
triệu USD).
2.1.3.2 Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN ở Đồng
Nai
Đồng Nai đã có 31 KCN đã được thành lập với tổng diện tích đất 9.559 ha;
trong đó, có 29 KCN đi vào hoạt động và 02 KCN đang trong giai đoạn đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng.
Tính đến tháng 6/2015, các KCN Đồng Nai cho thuê được 4.438 ha, đạt tỷ lệ
69,8% diện tích đất công nghiệp dành cho thuê, đã có 42 quốc gia và vùng, lãnh thổ
hoạt động đầu tư với tổng số 1.362 dự án, trong đó có 989 dự án có vốn đầu tư nước
ngoài với tổng vốn đầu tư 18.453 triệu USD, vốn thực hiện 13.570 triệu USD; tổng

số doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong nước) đi vào hoạt động là 1.085


13
doanh nghiệp, tạo việc làm cho 474.403 người.
Đồng Nai luôn nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu về thu hút vốn FDI
vào các KCN với tổng vốn đầu tư FDI đã thu hút trong 05 năm từ 2010 đến 2014
đạt 6.602 triệu USD, trong đó năm 2014 thu hút được 1.736 triệu USD.
Bảng 2.1 Tình hình thu hút vốn FDI vào các KCN Đồng Nai từ năm
2010 đến 2014
Cấp mới
Năm

Điều chỉnh

Tổng vốn
(Triệu
USD)

Số DA

Vốn
(Triệu USD)

Số DA
tăng vốn

Vốn tăng
(Triệu USD)


2010

39

383

61

906

1.289

2011

38

259

62

684

943

2012

53

652


71

555

1.207

2013

75

680

78

747

1.427

2014

76

677

86

1.059

1.736


(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ Ban Quản lý các KCN Đồng Nai)
* Đối với các dự án FDI Nhật Bản:
Tính đến tháng 6/2015, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 3 (sau Hàn Quốc và
Đài Loan) về số dự án và vốn đầu tư thu hút vào các KCN Đồng Nai với 186 dự án,
tổng vốn đầu tư đăng ký 3.437 triệu USD. So với nhiều nhà đầu tư đến từ quốc gia
khác, những dự án của nhà đầu tư Nhật Bản tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực công
nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ và thường có số vốn
đầu tư lớn (vốn đầu tư bình quân đạt 18,477 triệu USD/dự án, cao nhất trong số 3
quốc gia đầu tư lớn nhất vào các KCN của Đồng Nai). Tình hình thu hút vốn FDI
Nhật Bản vào các KCN Đồng Nai từ năm 2010 đến 2014 được thể hiện trong Bảng
2.2.


14
Bảng 2.2 Tình hình thu hút vốn FDI Nhật Bản vào các KCN Đồng Nai từ
năm 2010 đến 2014
Cấp mới
Năm

Điều chỉnh

Tổng vốn
(Triệu
USD)

Số DA

Vốn
(Triệu USD)


Số DA
tăng vốn

Vốn tăng
(Triệu
USD)

2010

9

28,28

12

64,78

93,06

2011

11

70,47

15

85,60

156,07


2012

23

518,90

22

95,86

614,76

2013

36

256,02

29

235,17

491,19

2014

27

213,31


29

233,44

446,75

(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ Ban Quản lý các KCN Đồng Nai)
So với một số tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh và Bà
Rịa Vũng Tàu thì Đồng Nai là tỉnh đứng thứ 2 về số dự án cũng như tổng vốn đầu
tư thu hút đối với các dự án FDI Nhật Bản đầu tư vào các KCN.
Bảng 2.3 So sánh thu hút vốn FDI Nhật Bản vào các KCN Đồng Nai và
một số tỉnh thành lân cận tính đến tháng 6/2015
Tỉnh

Số dự án

Tổng vốn (triệu USD)

Đồng Nai

186

3.437

Bình Dương

217

3.052


Tp. Hồ Chí Minh

119

1.385

Bà Rịa Vũng Tàu

22

4.252

(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ Ban Quản lý các KCN các tỉnh)
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.2.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Dunning (1977) đã đưa ra ba điều kiện để một doanh nghiệp ra quyết định
đầu tư trực tiếp nước ngoài (mô hình OLI), đó là: lợi thế sở hữu (Ownership


×