Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.75 KB, 26 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Một nền kinhh tế chỉ có thể tăng trưởng và phát triển về chiều rộng hay
chiều sâu thông qua đầu tư và tích luỹ vốn cho đầu tư. Con đường hiệu quả
nhất để đạt được các mục tiêu kinh tế – xã hội là đầu tư đúng hướng với liều
lượng phù hợp.
Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động đầu tư trở lên sôi động trên phạm vi
toàn thế giới, nền kinh tế giữa các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau hơn.
Thông qua đầu tư quốc tế, người ta cùng hợp tác, cùng kỳ vòng sao cho các
bên cùng có lợi trên cơ sở đóng góp những thế mạnh hiện có.
Các lý thuyết kinh tế thường nhận định rằng, đầu tư gia tăng sẽ có tác
động tích cực tới nền kinh tế. Nhưng chi tiêu đầu tư còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác và khi đặt trong mối quan hệ đó không phải bao giê nó cũng đạt
được hiệu quả như mong muốn. Đứng trước yêu cầu cấp bách hiện nay,
những nứơc đang phát triển vốn hạn chế cả về số lượng vốn đầu tư lẫn năng
lực sử dụng nguồn vốn đang gặp một vấn đề lớn là làm thế nào để tăng chi
tiêu đầu tư và quan trọng hơn là để sự hi sinh nguồn lực hiện tại sẽ đem lại kết
quả như dự tính trong tương lai.
Để giải quyết vấn đề đó, bài viết này có trình bày sơ qua một số yếu tố
có ảnh hưởng tới chi tiêu đầu tư, trên cơ sở đó phân tích một số giải pháp có
ảnh hưởng đến kích cầu đầu tư ở Việt Nam trong những năm qua. Do thời
gian, kiến thức và khuôn khổ bài viết còn hạn chế, chắc rằng những vấn đề
được nghiên cứu trong bài viết này còn chưa thật xác đáng và đầy đủ. Rất
mong nhận được sự dóng góp của thầy cô và các bạn!
Nhóm I:
 Ninh Văn Huệ
 Dương Ngọc Hùng
 Nguyễn Hồng Thanh
 Phan Đức Bình
 Trần Minh
1
Chng I Lý lun chung v u t v


cỏc nhõn t nh hng n chi tiờu u t
I: Chi tiờu u t
1. u t
u t núi chung l s hi sinh cỏc ngun lc hin ti tin hnh cỏc
hot ng no ú nhm thu v cỏc kt qu nht nh trong tng lai ln hn
cỏc ngun lc ó b ra t c cỏc kt qu ú. Nh vy, mc tiờu ca mi
cụng cuc u t l t c cỏc kt qu ln hn so vi nhng hi sinh v
ngun lc m ngi u t phi gỏnh chu khi tin hnh u t.
Ngun lc phi hi sinh ú cú th l tin, l ti nguyờn thiờn nhiờn, l sc
lao ng v trớ tu. Nhng kt qu t c cú th l s tng thờm cỏc ti sn
ti chớnh, ti sn vt cht,ti sn trớ tu v ngun nhõn lc cú iu kin lm
vic vi nng sut lao ng cao hn trong nn sn xut xó hi.
Hot ng u t c chia lm 3 loi: u t ti chớnh, u t thng
mi v u t phỏt trin. Trong ú hot ng u t phỏt trin trc tip lm
tng ti sn khụng ch cho ch u t m cũn cho c nn kinh t, quyt nh
s phỏt trin ca nn sn xut xó hi, l chỡa khoỏ ca s tng trng, l iu
kin tiờn quyt cho sự ra i, tn ti v tip tc phỏt trin ca mi c s sn
xut kinh doanh dch v
Trờn giỏc qun lý v mụ chi tiờu u t bao gm :
- Nhng chi phớ to ra ti sn c nh( m s biu hin bng tin l
vn c nh).
-Nhng chi phớ to ra ti sn lu ng( m s biu hin bng tin l
vn lu ng) v cỏc chi phớ thng xuyờn gn vi mt chu k hot
ng ca cỏc ti sn c nh va to ra. Những chi phí tạo ra tài
sản lu động( mà sự biểu hiện bằng tiền là vốn lu động) và các
chi phí thờng xuyên gắn với một chu kỳ hoạt động của các tài sản
cố định vừa tạo ra.
2
-Những chi phí chuẩn bị đầu tư chiếm khoảng 0.3 – 15% vốn đầu tư.
Nh÷ng chi phÝ chuÈn bÞ ®Çu t chiÕm kho¶ng 0.3 – 15% vèn

®Çu t.
-Chi phí dự phòng Chi phÝ dù phßng
+Chi phí nhân công trực tiếp Chi phÝ nh©n c«ng trùc tiÕp
+Chi phí cho công nghệ Chi phÝ cho c«ng nghÖ
+Chi phí quản lý Chi phÝ qu¶n lý
Như vậy nội dung của chi tiêu đầu tư gồm rất nhiều vấn đề vì vậy cần
tìm hiểu và nghiên cứu kĩ những yếu tố tác động mạnh tới chi tiêu đầu tư để
có thể điều chỉnh một cách hợp lý sao cho có thể phát huy hiệu quả của hoạt
động đầu tư một cách tối ưu nhằm giúp cho nền kinh tế tăng truởng và phát
triển một cách bền vững và cân đối.
2. Kích cầu đầu tư
Nói một cách đơn giản, thì kích cầu là kích thích nhu cầu tiêu dùng hàng
hoá và dịch vụ,hay nói theo mối quan hệ cung cầu tiền tệ thì kích cầu là các
giải pháp làm tăng sức mua có khả năng thanh toán bằng tiền của nền kinh tế
nói chung và của nhân dân nói riêng.
Từ đó, ta thấy kích cầu phải được thực hiện với cả hàng hoá và dịch vụ tư
liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Kích cầu hàng hoá và dịch vụ cho sản xuất
chính là kích cầu đầu tư, làm tăng lượng vốn vào xây dựng cơ sở vật chất và
tăng vốn lưu động vào sản xuất kinh doanh trong đó chủ yếu là sức mua về tư
liệu sản xuất.
Như vậy, kích cầu nói chung và kích cầu đầu tư nói riêng đều nhằm
mục đích làm tăng quy mô đầu tư, kích thích sự phát triển của nền kinh tế.
II. một số yếu tố ảnh hưởng tới chi tiêu đầu tư
1. Lợi nhuận kỳ vọng tương lai:
Theo lý thuyết của Kyenes,một trong các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
đầu tư là lợi nhuận kỳ vọng. Nếu lợi nhuận kỳ vọng mà nhỏ hơn lãi suất tiền
vay thì nhf đầu tư sẽ không bỏ tiền sản xuất mà gửi tiết kiệm. Cũng theo ông
thì hiệu quả biên của vốn đầu tư phụ thuộc vào tỷ suất đầu tư của số tiền đầu
3
tư mới. Do đó,vốn đầu tư càng tăng thì hiệu quả biên của vốn giảm, nhà đầu

tư chỉ tiếp tục đầu tư khi mà hiệu quả biên của vốnlớn hơn mức lãi suất tiền
vay trên thị trường vốn. Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư lại là đại lượng khó xác
định, triển vọng đầu tư rất khó dự đoán và điều đó đã kích thích các nhà đầu
tư bỏ vốn để sản xuất kinh doanh.
2. Tỷ lệ lãi suất thực tế:
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa khoản phải trả cho người sở hữu một
lượng vốn nhất định để được quyền sử dụng nguồn vốn đó trong một khoản
thời gian nhất định và giá trị của lượng vốn đó.
Có thể thấy, vốn tự có của các cá nhân, tổ chức thường chiếm tỷ trọng
nhỏ rong tổng vốn đầu tư, mà phần lớn phải dùa vào vốn vay ngân hàng, các
tổ chức tín dụng…lãi suất thực tế là giá của khoản tiền vay mượn. Do đó,nếu
giá vay tiền thực tế cao hơn tỷ suất lợi nhuận thì nhà đầu tư sẽ cắt giảm quy
mô và ngược lại.
Mối quan hệ giữa lãi suất thực tế và đầu tư được thể hiện bằng đồ thị:
I = I (r)
I: Đầu tư
r: Lãi suất thực tế

Đường đầu tư dốc xuống thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa đầu tư
và lãi suất.
4
r
r2
r1
II2 I1
§êng ®Çu t
3. Thuế
Theo lý thuyết tân cổ điển về đầu tư,thì đầu tư sẽ phụ thuộc vào sản
lượng đầu ra và giá tương đối của dịch vụ vốn với giá của sản lượng đàu ra.
Trong đó, giá của dịch vụ vốn đầu tư phụ thuộc vào giá giá của các hàng hoá

vốn hay lãi suất và chính sách thuế thu nhập. Vì vậy, sự thay đổi của sản
lượng đầu ra, hoặc sự thay đổi của lãi suất, của thuế suất thuế thu nhập sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến quy mô của nền kinh tế.
Theo lý thuyết gia tốc đầu tư,sản lượng đầu ra là yếu tố quyết định mức
đầu tư.vì vậy, tăng chi tiêu của chính phủ hoặc giảm thuế thu nhập sẽ thúc đẩy
đầu tư của nền kinh tế thông qua tác động của chúng đến tổng cầu.
Theo lý thuyết quỹ đầu tư nội bộ, chính sách thuế thu nhập doanh
nghiệp còng sẽ ảnh hưởng lớn đến đầu tư của nền kinh tế. Các biện pháp
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đều có thể dẫn tới làm tăng nguồn vốn nội
bộ và từ đó làm tăng vốn đầu tư.
Vì thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nên giảm thuế để khuyến
khích đầu tư. Mặt khác, nếu tăng thuế suất sẽ không khuyến khích sản xuất
phát triển, khi đó cũng có nghĩa là không có nguồn thu nào cho ngân sách.
Tác động trái chiều đó sẽ bị gây ra trong cả hai hệ thống thuế trực thu và gián
thu. Thuế trực thu, loại thuế trực tiếp điều tiết thu nhập của người chịu thuế,
nếu ở mức cao sẽ làm nản lòng các nhà đàu tư do đó làm tăng chi phí đầu tư
và giảm thu nhập của các nhà đầu tư. Đồng thời nó làm giảm nguồn vốn nội
bộ của doanh nghiệp, không khuyến khích các doanh nghiệp tái đầu tư mở
rộng sản xuất. Thuế gián thu, với tính chất đánh vào hàng hoá và dịch vụ, nó
tác động trực tiếp tới giá cả sản phẩm, quyết định tới hành vi của người tiêu
dùng. Từ đó nó cũng ảnh hưởng tới quyết định của chủ đầu tư.
4. Cầu tiêu dùng
Ta đã phân tích rằng đầu tư tác động đến tiêu dùng nhưng đồng thời
cầu tiêu dùng cũng tác động ngược trở lại đầu tư.
5
Xét trong dài hạn, tiêu dùng có ý nghĩa quan trọng đối với các phân tích dài
hạn do vai trò của nó đối với tăng trưởng kinh tế. Cụ thể chúng ta sẽ xem xét
mô hình sản lượng nền kinh tế đóng:
Y = C + I + G
Y: Tổng sản lượng nền kinh tế

I : Tổng đầu tư
C: Tiêu dùng của người dâ
G: Chi tiêu chính phủ
Khi C tăng lên trong kỳ này sẽ làm cho Y tăng ở kỳ sau. Do đó tổng
đầu tư I cũng tăng lên. Điều này được chứng minh qua lý thuyết gia tốc đầu
tư: Nếu sản lượng đầu ra tăng, đầu tư thuần sẽ là một số dương, nếu mức sản
lượng tăng càng nhiều thì đầu tư ròng càng lớn.
Xét trong ngắn hạn, tiêu dùng tác động đến tổng cầu và tổng cung của
nền kinh tế. Khi tăng tiêu dùng, mặc dù sẽ giảm đầu tư trong cùng chu kỳ
nhưng sẽ làm tăng cầu hay tổng cầu của nền kinh tế và trong nền kinh tế thị
trường thì cầu đi trứơc cung một bước. Do đó tất yếu cầu tăng sẽ dẫn đến
cung tăng theo, tổng cung tăng lên nghĩa là chi tiêu đầu tư cho mở rộng sản
xuất, tăng sản lượng sản xuất cũng tăng.
Như vậy ta thấy rằng trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn một sự
thay đổi trong cầu tiêu dùng sẽ dẫn đến sự thay đổi của đầu tư.
Cầu tiêu dùng là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến đầu
tư như vậy việc kích cầu làm tăng đầu tư cũng là một trong những chính sách
quan trọng của những nhà hoạch định chính sách.
5. Cơ cấu đầu tư
Để đạt được các mục tiêu của nền kinh tế, vấn đề đặt ra là không chỉ
tăng tổng mức đầu tư mà còn phải thiết lập cơ cấu đầu tư hợp lý giữa các
ngành, các vùng và trong nội bộ từng ngành, từng vùng.
Cơ cấu đầu tư là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn tới chi tiêu
đầu tư. Khi cơ cấu đầu tư thay đổi sẽ làm cho chi tiêu đầu tư thay đổi theo.
6
Theo Keynes, tuy nền kinh tế thị trường là linh hoạt nhưng không thể
tránh khỏi những khuyến khuyết của nó. Ví dụ, việc phân bổ nguồn nhân lực,
nếu ngành nào đó có lợi nhuận siêu ngạch thì các nhà tư bản đổ xô vào đầu tư,
trong khi những ngành đối ứng lụi bại thì đến một lúc nào đó, sản phẩm của
ngành được đầu tư nhiều lại không bán được. Vì vậy việc cân đối cho các

ngành kinh tế phát triển hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó giúp cho các
ngành trong nền kinh tế có điều kiện mua bán trao đổi sản phẩm, hàng hoá
với nhau, do đó hàng hoá sẽ tiêu thụ được nên sản xuất phát triển, nhu cầu
đầu tư tăng. Nhu cầu đầu tư tăng sẽ dẫn đến chi tiêu đầu tư tăng. Hơn nữa, khi
sản xuất phát triển thì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao tức là GDP tăng,
vì vậy quốc gia đó sẽ có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho giai đoạn sau, có
nghĩa là chi tiêu đầu tư cho giai đoạn sau tăng.
Nhu cầu về vốn đầu tư cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của một
quốc gia phụ thuộc rất lớn vào hệ số ICOR của nền kinh tế. Hệ số ICOR thể
hiện mức độ gia tăng vốn đầu tư so với mức độ gia tăng sản lượng của nền
kinh tế. Hệ số ICOR trong các ngành khác nhau là khác nhau. Vì vậy, nhu cầu
về vốn cũng khác nhau dẫn đến cơ cấu đầu tư đối với các ngành trong nền
kinh tế và cơ cấu đầu tư trong nội bộ các ngành cũng khác nhau.
Như vậy, cơ cấu đầu tư có ảnh hưởng rất lớn tới chi tiêu đầu tư không
những ở hiện tại mà cả trong tương lai, không những trong nội bộ các ngành
mà cả trong nội bộ nền kinh tế.
6. Môi trường đầu tư
7
Theo cách hiểu chung nhất thì môi trường là tập hợp các yếu tố bên
ngoài liên quan đến sự vật, hiện tượng. Bất cứ một cơ thể sống nào, một sự
vật hiện tượng nào đều tồn tại trong môi trường của chúng, chịu tác độngcủa
những yếu tố bên trong môi trường đó. Bởi vậy, đầu tư cũng phải chịu tác
động của các yếu tố trong môi trường đầu tư. Một môi trường đầu tư được
đánh giá là hấp dẫn khi nó có sự chặt chẽ trong hệ thống luật pháp, sự thông
thoáng trong cơ chế chính sách, sự ổn định về chính trị… đảm bảo cho các
nhà đầu tư quyền tự chủ, độc lạp trong các quyết định đầu tư của mình, có lợi
nhuận hợp lý nhưng không ảnh hưởng đến người khác.
Môi trường đầu tư gồm môi trường pháp lý, môi trường văn hoá, môi
trường kinh tế… Khi nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới chi tiêu
đầu tư đòi hỏi phải nghiên cứu đầy đủ, toàn diện tất cả các yếu tố, đặt chúng

trong một chỉnh thể thống nhất.
Trước hết là hệ thống luật pháp. Không ai có thể phủ nhận vai trò của
luật pháp, bởi nó là sân chơi chung cho tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia
vào thị trường. Để đầu tư có hiệu quả, vấn đề của các nhà đầu tư không phải
là “tuân thủ đúng pháp luật” mà là “làm cái pháp luật không cấm”.
Thứ hai là môi trường chính trị. Không chỉ quan tâm tới luật pháp, các
nhà đầu tư còn cần phải quan tâm tới hệ thống chính sách và sự thay đổi trong
môi trường chính trị trong tương lai của nước mà mình có ý định đầu tư. Nếu
hoạt động đầu tư phù hợp với chính sách sẽ có được những ưu đãi trong đầu
tư. Môi trường chính trị ổn định là một điều kiện lý tưởng cho các nhà đầu tư
yên tâm tham gia đầu tư.
Thứ ba đó là thị trường vốn. Đây là một bộ phận của thị trường tài chính,
tại đó tập trung các quan hệ cung cầu về vốn dài hạn, là nơi tập trung, tích tụ
và phân phối vốn cho nền kinh tế. Thị trường vốn là cái van đièu tiết hữu hiệu
các nguồn vốn từ nơi sử dụng kém hiệu quả sang nơi sử dụng có hiệu quả
hơn. Thông qua thị trường vốn, các nhà đầu tư có thể huy động được nhiều
vốnvới chi phí thấp hơn so với vay từ ngân hàng, giảm chi phí giao dịch, giảm
8
được các rủi ro…Bởi vậy, với một thị trường vốn hoạt động hiệu quả thì sẽ
khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư.
Thứ tư là quá trình toàn cầu hoá.toàn cầu hoá, khu vực hoá trước hết
tạo điều kiẹn cho các quốc gia tận dụng được lợi thế so sánh của mình, nâng
cao sức cạnh tranh của hàng hoá, phân bổ một cách có hiệu quả các nguồn lực
giữa các quốc gia… góp phần vào sự tăng trưởng, phát triển của mỗi nước.
Ngày nay, đứng trước yêu cầu mở cửa, hội nhập với nền kinh tế hế giới, đầu
tư quốc tế ngày càng được thể hiện rõ với các nhà đầu tư, đòi hỏi họ phải
nhạy bén, linh hoạ hơn nữa trong các quyết định đầu tư của mình.
7. Đầu tư nhà nước
Đầu tư nhà nước là các việc nhà nước sử dụng các nguồn vốn của
mình để thực hiện được mét hay nhiều hoạt động đầu tư nào đó. Nguồn vốn

được huy động ở đây bao gồm ba nguồn cơ bản sau đây:
Vốn ngân sách nhà nước: Nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước
là thuế. Nguồn vốn này thường được nhà nước đầu tư chủ yếu vào các hoạt
động đầu tư phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư vào lĩnh vực cần có
sự tham gia của nhà nước, phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch
xây dựng đô thị và nông thôn.
Vốn tín dụng nhà nước gồm: trái phiếu chính phủ và các tín dụng có
giá khác của nhà nước. Nguồn vốn này thường được huy động khi nhà nước
muốn đầu tư vào một hoạt động nào đó mà không cần phải sử dụng vốn của
ngân sách nhà nước. Nhà nước thường phát hành trái phiếu có thời hạn dài
nhằm thu hót nguồn vốn nhàn rỗi trong dân
Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường
với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển, kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo, chi phối sự vận động của các thành phần kinh tế khác, bởi vậy
quy mô vốn và hiệu quả sử dụng vốn của hệ thống doanh nghiệp nhà nước giữ
vị trí then chốt trong nền kinh tế.
9
Có thể nói rằng đầu tư nhà nước là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế, để
hoạt động đầu tư nhà nước có hiệu quả cần có sự quản lý và phân phối hợp lý
giữa các địa phương để từ đó giúp kinh tế phát triển bền vững và cân đối.
8. Những yếu tố khác
Ngoài những yếu tố trên còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới hoạt
động chi tiêu đầu tư như:
a. Khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động đầu tư.
Với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật hiện nay đã làm cho năng suất lao động
tăng lên dẫn tới sản lượng nền kinh tế cũng tăng lên đáp ứng ngày càng đầy
đủ hơn nhu cầu của con người. Sù thay đổi nhu cầu con người làm quan hệ
cung cầu trên thị trường còng thay đổi theo. Những tiến bộ trong khoa học kĩ
thuật có thể làm quy luật tỷ suất lợi nhuận biên giảm dần bị hạn chế hoặc mất

tác dụng. Điều này sẽ dẫn tới nhu cầu mở rộng sản xuất và tăng chi tiêu đầu
tư.
b. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giá cả một đơn vị tiền tệ của một quốc gia này được
tính bằng đơn vị tiền tệ một quốc gia khác hay là quan hệ so sánh giữa hai loại
đồng tiền. Khi tỷ giá hối đoái tăng thì một mặt làm cho đầu tư nước ngoài vào
trong nước thuận lợi hơn, do đó, vốn đầu tư nước ngoài tăng dẫn tới tổng vốn
đầu tư xã hội tăng. Mặt khác nó tạo điều kiện tăng xuất khẩu trong nước ra
nước ngoài. Vì vậy sẽ làm cho sản xuất rong nước phát triển và tăng nhu cầu
đầu tư.
c.Nguồn nhân lực
Với cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo và phân bổ giữa các ngành, các
vùng nguồn nhân lực sẽ là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến
việc tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và tăng chi tiêu đầu tư.
d. Chu kỳ kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển theo chu kỳ là điều khó
tránh khỏi, nền kinh tế luôn phải trải qua những thời kỳ phát triển, tăng
10
trưởng, tiếp theo đó là thời kỳ suy thoái. Cho nên không ổn định là thuộc tính
vốn có của nền kinh tế. Khi nền kinh tế suy thoái thì tốc độ tăng trưởng kinh
tế giảm sút, sản xuất đình trệ, thất nghiệp tăng… hoặc nền kinh tế phát triển
quá “nóng” có nguy cơ lạm phát cao. Cả hai trạng thái trên đều gây bất ổn
định. Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, các nhà đầu tư có xu hướng thu
hẹp đầu tư do tổng cầu trong nền kinh tế giảm sút, hoặc nền kinh tế tăng
trưởng quá nhanh do tổng cầu trong nền kinh tế tăng mạnh sẽ gây lạm phát
cao, rủi ro đầu tư sẽ rất lớn.
11
Chương ii – thực trạng vấn đề kích cầu đầu tư
ở việt nam trong thời gian qua
1. Lãi suất.

Lãi suất được coi là một trong số các công cụ được sử dụng để kích cầu
đầu tư của chính phủ. Thông qua hạ lãi suất sẽ kích thích các tầng líp dân cư
đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh hoặc tăng tiêu dùng, kích thích các doanh
nghiệp vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Thế nhưng thực tế ở Việt Nam, vấn
đề lãi suất cần dược phân tích sâu hơn.
Trong năm 1999, sau 5 lần điều chỉnh lãi suất cho vay, ngày 25-10 trần
lãi suất cho vay đồng nội tệ dã giảm xuống mức thấp nhất (ở đô thị là
0.85%/tháng, nông thôn 1%/tháng). Tuy nhiên, đến cuối năm 1999, tổng số
dư nguồn vốn huy động của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng ước tính
tăng gần 20% so với dự kiến kế hoạch và bằng dưới 50% mức tăng năm
1998, hàng ngàn tỉ đồng vốn bị ứ đọng trong các ngân hàng thương mại.
Nguyên nhân của tình trạng trên có thể kể đến đó là:
Đây vẫn là mức lãi suất hấp dẫn với ngưòi dân, họ chọn giải pháp gửi
tiết kiệm vào ngân hàng vừa để “tích trữ phòng cơ”, vừa để hưởng lãi suất kép
(lãi cho vay và lãi do đồng tiền lên giá). Họ chưa muốn đầu tư vào sản xuất
kinh doanh vì sợ rủi ro và cũng chưa muốn mang ra mua sắm vì hi vọng giá
vẫn tiếp tục giảm xuống, càng không muốn vay ngân hàng vì sợ lỗ đúp ( lỗ do
trả tiền vay và lỗ do giảm giá).
Lãi suất có giảm nhưng tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp vẫn
thấp hơn tỷ lệ lãi suất vay của ngân hàng.
Đối với khu vực nông thôn, tuy nhu cầu vay vốn rất lớn song người dân
rất khó có thể vay được do thủ tục phức tạp, không có cầm cố thế chấp và
cũng gần như không có khả năng trả nợ do tỷ lệ lãi suất cho vay chưa hợp lý,
còn cao hơn ở thành thị.
Từ tháng 6-2002, lãi suất nội tệ tăng cao. Đến đầu tháng 7-2003, lãi
suất huy động vốn nội tệ kỳ hạn một năm của các ngân hàng thương mại phổ
biến ở mức 8% - 8.4%/năm, so với mức lạm phát chỉ có 3%- 3.5%, làm cho
12
lãi suất thực của lợi tức tiền gửi ngân hàng lên tới 4.5- 5%/năm, cao nhất
trong vòng 10 năm qua và quá cao so với mức kỳ vọng trong điều hành vĩ mô

là 2-3% /năm. Trong khi đó, lãi suất cho vay tăng chậm,làm cho khoảng cách
chên lệch giữa bình quân lãi suất cho vay và bình quân lãi suất đầu vào chỉ có
0.1- 0.5% /tháng. Từ tháng 8-2003, để “hạ nhiệt” lãi suất nội tệ trong nền kinh
tế, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu giảm xuống tương ứng từ 0.5%
xuống 0.4%/tháng và 0.35% xuống 0.25%/tháng, làm cho lãi suất trong nền
kinh tế đã giảm khá, tuy cuối năm có tăng chậm.
Năm 2004, trong khi lãi suất huy động vốn kỳ hạn ngắn tương đối ổn
định, thì lãi suất huy động trung dài hạn của các ngân hàng thương mại cổ
phần tăng đáng kể, cao nhất là ngân hàng thương mại cổ phần các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, tới 0.81%/tháng cho kỳ hạn 36 tháng và cho số tiền
gửi lớn. Các ngân hàng thương mại khác trong khoảng 0.75%- 0.77%/tháng.
Còn ở các ngân hàng thương mại lúc đỉnh điểm cũng lên tới 0.72%-
0.73%/tháng.
2. Thuế
Theo lý thuyết quỹ đầu tư nội bộ thì chính sách thuế thu nhập có ảnh
hưởng trực tiếp đến ý định và hành vi đầu tư của các doanh nghiệp. Thêm
vào đó, đối với nước ta, thuế còn là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà
nước. Hiện tại, thuế suất thuế TNDN đã được cắt giảm từ 32% xuống 28%.
Đây tuy chưa phải là “thiên đường thuế”, còn cao hơn nhiều nước nhưng cũng
không phải là quá cao so với nhiều nước khác trong khu vực (Thái Lan :
30%). Nếu chúng ta tiếp tục hạ thấp mức thuế này thì có thể hạ xuống mức
25% là hợp lý hơn cả, vừa giúp ngân sách nhà nước tránh được các cú sốc về
nguồn thu, lại vẫn bảo đảm sức cạnh tranh của hệ thống thuế, tăng sức hấp
dẫn đối với đầu tư nước ngoài, để từ đó tăng thu ngân sách nhà nước một cách
bền vũng ở vòng sau. Có một điều khá đặc biệt ở Việt Nam đó là các ưu đãi
về thuế Ýt có ảnh hưởng tới ý định đầu tư của doanh nghiệp, cho dù doanh
nghiệp không được ưu đãi thì vẫn tiến hành đầu tư. Có thể nêu ra một số
nguyên nhân của hiện tượng này như sau:
13
+ Khi Chính phủ áp đặt thuế lên các doanh nghiệp, các doanh nghiệp

thường sẽ chuyển chi phí thuế lên người lao động dưới hình thức lương thấp
hơn, và một phàn chuyển sang người tiêu dùng thông qua các mức giá cao
hơn.
+ Hiện tượng trèn thuế còn phổ biến ở các doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp nhá thường có thể giảm gánh nặng thuế nhờ mang tính phi chính thức
và trèn thuế. Các doanh nghiệp lớn cũng có thể giảm gánh nặng thuế nhờ khả
năng đàm phán các đặc ân về thuế và khả năng trèn thuế thông qua các
phương tiên luật pháp phức tạp.
+ Tệ quan liêu, tham nhòng trong hệ thống quản lý thuế còng làm giảm
động cơ nép thuế của các doanh nghiệp cũng như góp phần gây thất thoát.
Bên cạnh thuế TNDN, việc áp dụng thuế GTGT và các hình thức thuế
gián thu khác (thuế TTĐB, thuế nhập khẩu) là một phương hướng quan trọng
của cải cách thuế. Từ khi ra đời, hệ thống thuế GTGT đã góp phần thúc đẩy
hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng giao lưu hàng hoá và dịch vụ, đơn
giản hoá hệ thống thuế. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều mức thuế suất, (một
mức phổ thông 10% đánh vào đa số hàng hoá, dịch vụ chịu thuế, một mức ưu
đãi 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu) và hai phương
pháp tính thuế đã thể hiện sự phức tạp trong quản lý thuế GTGT.
Hai sắc thuế TTĐB và thuế nhập khẩu thực sự đang ảnh hưởng đến các
doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian tới, xu hướng thuế nhập khẩu giảm
mạnh là tất yếu. Đó là một thuận lớn cho khu vực kinh doanh, kích thích được
tiêu dùng nội địa. Nhưng hiện tại thì tổng cầu nội địa vẫn chưa được kích
thích do thuế nhập khẩu vẫn dược thiết kế ở mức cao, cơ hội kinh doanh của
các doanh nghiệp, sức hót của môi trường đầu tư đã phải chịu nhiều thiệt thòi.
3.Cầu tiêu dùng
Xuất phát từ mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa cầu tiêu dùng
và cầu đầu tư cho thấy muốn tăng cầu đầu tư thì tất yếu phải kích cầu tiêu
dùng. Sau khi khắc phục đựoc tình trạng lạm phát phi mã trong thời kỳ 1986 –
1991, tốc độ tăng giá đã giảm mạnh, thậm chí có những năm nhà nước phải áp
14

dụng các biện pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng khá mạnh để kiềm chế thiểu
phát. Nên năm 2002 giá tiêu dùng tăng 4%, năm 2003 tăng 3%.Cuối năm
2004, giá tiêu dùng tăng cao gấp đôi mục tiêu đã đề ra là 4 – 5%.Các mặt
hàng thuộc nhóm lương thực – thực phẩm tăng mạnh,tới 4.1%. Tăng thấp
nhất là 3 nhóm hàng nhà ở – vật liệu xây dựng, thiết bị - đồ dùng gia đình và
dược phẩm – y tế, chỉ tăng 0.4%.
Bên cạnh đó có một số mặt còn hạn chế như hiệu quả kích cầu chưa
cao, kích cầu vẫn chưa nhằm vào trọng điểm số 1 là ở khu vực nông nghiệp,
nông thôn với gần 80% dân số cả nước. Khi cần kích cầu trong nước để tăng
trưởng sản xuất thì nhập siêu lại gia tăng. Càng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
càng nhập khẩu và chi tiêu cho đầu tư lớn, rút cục là cán cân thương mại thâm
hụt, vật giá leo thang. Thêm nữa là liều lượng các giải pháp kích cầu chưa đủ
mạnh. Khi giá giảm liên tục với mức độ lớn thì lãi suất cho vay giảm rất từ
từ, còn lãi suất huy động giảm nhẹ dẫn đến cầu tiêu dùng chững lại. Kết quả
là tiền trong lưu thông giảm, một nguồn vốn lớn bị ứ đọng trong các ngân
hàng thương mại.
4. Cơ cấu đầu tư
Cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư xã hội, cơ cấu nguồn vốn ngày
càng đa dạng hơn, phù hợp với cơ chế xoá bỏ bao cấp trong đầu tư, chính
sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và chính sách huy động mọi nguồn
lực cho đầu tư phát triển. Chính sách sử dụng vốn đầu tư hướng vào trọng tâm
là thay đổi cơ cấu vốn đầu tư. Qua hai thời kỳ 1991 –1995 và 1996 – 2000,
nguồn vốn đầu tư cấp phát trực tiếp của ngân sách giảm dần, từ 23.59%
xuống còn 21.87%, vốn tín dụng nhà nước tăng nhanh từ 6.14% lên 17.5%,
vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tăng từ 10.9% lên 16.15% trong tổng
vốn đầu tư phát triển. Tỷ trọng vốn đầu tư cho nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
trong tổng vốn đầu tư xã hội đã tăng từ 8.5% lên 11.7%. Tỷ trọng vốn đầu tư
cho công nghiệp tăng từ 28.3% năm 1991 lên 46% năm 1999. Vốn đầu tư
phát triển giao thông, bưu điện,thông tin liên lạc chiếm tỷ trọng bình quân
15.11% trong tổng vốn đầu tư phát triển thời kỳ 1991 – 2000 và có xu hướng

15
tăng dần qua các năm. Vốn đầu tư xã hội được phân bố tập trung vào 2 vùng
kinh tế trọng điểm là Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ. Các
vùng miền núi phía Bắc và miền núi Tây Nguyên có tỷ trọng vốn đầu tư trong
tổng vốn đầu tư xã hội nhỏ nhất.
Cơ cấu đầu tư như trên đã tạo chuyển biến đáng kể trong cơ cấu kinh
tế. Mặc dù tất cả các ngành đều có tăng trưởng dương nhưng tốc độ tăng
trương của công nghiệp, dịch vô thường xuyên phá triển với nhịp độ cao và
ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng GDP cả nước ( năm 1990 là 61.62%,
năm 1999 là 74.17%). Cơ cấu vùng, lãnh thổ được phân bổ vốn đầu tư nhìn
chung là hợp lý, bước đầu khắc phục được sự phát triển không đồng đều giữa
các vùng, tạo điều kiện cho các vùng khó khăn triển khai các chương trình
xoá đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng… Mặt khác, đầu tư góp phần
hình thành lên những vùng chuyên môn hoá tập trung, những khu kinh tế
trọng điểm và phát huy lợi thế so sánh trong từng vùng.
Tuy nhiên cơ cấu đầu tư thời gian quacũng thể hiện những bất cập. Thứ
nhất, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển của đất
nước là rất lớn nhưng khả năng đáp ứng các nguồn vốn thấp. Cơ chế chính
sách huy động các nguồn vốn còn thiếu đồng bộ, chưa mang tính khuyến
khích và hấp dẫn cao, thiếu tính năng động sáng tạo trong khai thác các nguồn
vốn. Các bộ, ngành, địa phương còn trông chờ, ỷ lại vào vốn ngân sách. Thứ
hai, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư chưa cao,còn dàn trải, lãng phí
và thất thoát lớn trong đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước. Chưa phát huy hết lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của đất
nước trên trường quốc tế. Thứ ba, cơ cấu đầu tư theo ngành, vùng chưa dịch
chuyển mạnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng ngành và từng
vùng, chưa tạo ra được cơ cấu kinh tế có khả năng khai thác các thế mạnh
trong từng ngành và từng vùng phát triển.
5. Đầu tư nhà nước
Nguồn vốn đầu tư của nhà nước chỉ chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu

tư toàn xã hội, song nó có vai trò vô cùng quan trọng, tạo ra hạ tầng cho sản
16
xuất và xã hội. Nâng cao hiệu quả đầu tư trước hết phải lo nâng cao hiệu quả
đầu tư của nhà nước. Năm 2004, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện
ước đạt 258.7 nghìn tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch năm và tăng gần 19% so
với thực hiện năm 2003, đạt 36.3% GDP. Trong đó đầu tư từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước ước thực hiện đạt 61 nghìn tỷ đồng, bằng 114% kế hoạch
năm và tăng 29.7% so với thực hiện năm 2003; đầu tư từ nguồn vốn tín dụng
ưu đãi của nhà nước ước đạt 29 nghìn tỷ đồng, bằng 97% kế hoạch năm và
tăng 1.8% so với năm 2003; đầu tư từ nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà
nước ước thực hiện trên 47 nghìn tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch năm và tăng
trên 22%. Riêng đối với nguồn vốn ngân sách tập trung, ước thực hiện trong
tháng 12 đạt 5515 tỷ đồng. Tính chung cả năm 2004 đạt 44.8 nghìn tỷ đồng,
bằng 121% kế hoạch năm; trong đó Trung ương đạt gần 17 nghìn tỷ đồng,
bằng 131% kế hoạch năm ; địa phương đạt gần 28 nghìn tỷ đồng, bằng 115%
kế hoạch năm. Nguồn vốn này đã góp phần làm sôi động quá trình đầu tư, làm
tăng “cầu” tạo những cơ hội đầu tư mới cho các thành phần kinh tế khác,
khắc phục tình trạng suy thoái. Đồng thời hỗ trợ vốn làm “mồi” để thu hót các
nguồn vốn khác đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh.
6. Môi trường đầu tư
Trong năm 2004, môi trường đầu tư nước ta tiếp tục được cải thiện ;
công tác xây dựng luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài tiếp
tục được tăng cường. Cùng với một số văn bản luật quan trọng được ban hành
trong năm 2003 bắt đầu có hiệu lực thi hành, nhiều văn bản khác đã được ban
hành trong năm 2004, hoặc được hoàn chỉnh để ban hành. Theo đó môi
trường đầu tư của Việt Nam ngày càng thông thoáng, hấp dẫn, góp phần quan
trọng tạo sự sôi nổi trong đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tính đến hết năm 2004, cả nước đã có khoảng 160000 doanh nghiệp tư
nhân và trên 2 triệu hộ kinh doanh, nghĩa là sau 5 năm thực hiện luật doanh
nghiệp, có hơn 110000 doanh nghiệp mới ra đời với tổng vốn đầu tư trị giá

ước trên 10 tỷ USD. Hàng trăm ngàn tỷ đồng đã được người dân dùng vào
việc mở nhà xưởng,kinh doanh xuất nhập khẩu, xây dựng khách sạn, khu du
17
lịch, nhà nghỉ, mở cửa hàng, lập trang trại…Từ cuối 2000, luật đất đai được
bổ sung, sửa đổi làm thị trường bất động sản tăng giá liên tục, người dân hăng
hái tham gia kinh doanh bất động sản và đầu tư xây dựng nhà ở. Luật khuyến
khích đầu tư trong nước đã thực sự khuyến khích được các nhà đầu tư đặc biệt
là ở khu vực tư nhân. Từ 1 –1 – 2004, luật thuế TNDN có hiệu lực, lần đầu
tiên chính sách thuế được áp dụng chung cho doanh nghiệp trong nước và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Luật đầu tư nước ngoài được thông qua vào năm 1987, qua nhiều lần
được bổ sung, sửa đổi và đưa vào thực hiện đã đạt được những kết qủa nhất
định. Tổng vốn đầu tư thực hiện từ năm 1988 đến nay đạt hơn 28 tỷ USD
(gồm cả vốn thực hiện của các dự án hết hạn hoặc giải thể trước thời hạn).
Riêng thời kỳ 1991 – 1995,vốn thực hiện đạt 7.15 tỷ USD, thời kỳ 1996 –
2000 đạt 13.4 tỷ USD. Trong 3 năm 2001 – 2003, vốn thực hiện đạt 7.7 tỷ
USD bằng 70% mục tiêu đề ra. Tính đến hết năm 2003, các dự án đầu tư nước
ngoài đã đạt tổng doanh thu gần 70 tỷ USD (không kể dầu khí). Trong đó,
riêng 3 năm 2001 – 2003 đạt khoảng 38.8 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu của khu
vực đầu tư nước ngoài đạt trên 26 tỷ USD, riêng 3 năm 2001 – 2003 đạt 14.6
tỷ USD (nếu tính cả dầu khí là 24.7 tỷ USD). Xuất khẩu của khu vực doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, bình quân trên 20%/năm đã làm
cho tỷ trọng của khu vực kinh tế này trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước
tăng liên tục qua các năm: năm 2001 là 24.4%, năm 2002 là 27.5% và năm
2003 là 31.4%.
Nhìn chung hệ thống luật pháp chính sách về đầu tư nước ngoài của
nước ta tiếp tục được hoàn chỉnh theo hướng xoá bỏ phân biệt đối xử giữa đầu
tư trong nước và nước ngoài, minh bạch hơn và phù hợp hơn với nhu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên việc triển khai xây dựng một số văn bản còn
chậm, chất lượng một số văn bản chưa đạt yêu cầu, sau khi ban hành đã buộc

phải sửa đổi, bổ sung gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý nhà đầu tư.
7. Một số yếu tố khác
18
Trong thời gian qua, chóng ta đã quan tâm nhiều tới việc áp dụng các
thành tựu của khoa học kĩ thuật và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:
nhập khẩu được một số công nghệ hiện đại phù hợp với điều kiện sản xuất ở
trong nước, tận dụng và phát huy lợi thế về lao động trong nước, sử dụng
công nghệ có hiệu quả hơn…Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong việc tiếp
thu và sử dụng khoa học công nghệ như phần lớn công nghệ của ta còn lạc
hậu so với thế giới, trình độ người lao động và cơ sở hạ tầng chưa đủ để khai
thác tối đa hiệu quả công nghệ, khâu đánh giá nhập công nghệ còn yếu, do đó
đã nhập phải mét số công nghệ cũ, quá lạc hậu với giá cao, đôi khi nhập phải
những công nghệ quá hiện đại chưa phù hợp với điều kiện của đất nước.
Tỷ giá hối đoái: Trong năm 2001, chóng ta đã đạt được những thành
tựu nổi bật trong việc ổn định tỷ giá hối đoái. Mặc dù tốc độ tăng của năm là
3.8% cao hơn tốc độ tăng 1.1% năm 1999 và 3.4% năm 2000 nhưng thấp xa
so với 9.6% năm 1998 và 14.2% năm 1997. Tỷ giá hối đoái chính thức của
ngân hàng được xây dựng sát với thị trường tự do, đièu chỉnh theo quan hệ
cung cầu, có sự quản lý của nhà nước đã có tác động tích cực đến việc phát
triển kinh tế của đất nước mà trước hết là tới việc đẩy mạnh kinh doanh xuất
nhập khẩu. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, do chính sách đồng đô la yếu
của Mỹ, làm cho giá VND trong quan hệ tỷ giá với đô la Mỹ đắt lên đáng kể.
Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhập siêu trong những
năm qua. Riêng trong năm 2003, chóng ta đã nhập siêu tới trên 5 tỷ đô la Mỹ,
cao nhất trong cả giai đoạn từ năm 1990 đến nay…
Nguồn nhân lực: Với việc áp dụng các chính sách đào tạo, phát triển và
phân bổ nguồn nhân lực, chúng ta đã đạt được những kết quả khá:Số lao động
qua đào tạo và trình độ nguồn nhân lực được nâng lên rõ rệt, cơ cấu lao động
giữa các ngành, các vùng được phân bố ngày càng hợp lý hơn…Nhưng bên
cạnh đó vẫn còn không Ýt những hạn chế như nguồn nhân lực có số lượng

lớn nhưng chất lượng chưa cao, cơ cấu đào ạo giữa các ngành, các cấp chưa
thoả đáng dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ, lao động chưa được sử dụng
hợp lý, gây lãng phí nguồn nhân lực
19
20
CHƯƠNG III – MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
1. Điều chỉnh lãi suất
Trong thời gian tới hệ thống ngân hàng với vai trò trung gian thu hót
vốn cho đầu tư phát triển phải tích cực hoàn thiện, đổi mới theo xu hướng hội
nhập, nâng cao hiệu quả của các nghiệp vụ ngân hàng. Trong đó việc điều
hành công cụ lãi suất phải hướng tới một số vấn đề sau:
+ NHNN nên cân nhắc giải pháp giảm mạnh hơn nữa tỷ lệ dữ trữ bắt
buộc tiền gửi ở cả hai loại kỳ hạn: dưới 12 tháng và dưới 24 tháng, tốt nhất là
xuống còn 0% - tối đa là 2%.
+ Tập trung phát triển thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống
ngân hàng, thu hót tiền nhàn rỗi, tiền thanh toán trong xã hội vào ngân hàng,
tạo thành nguồn vốn dồi dào có lãi suất đầu vào thấp để mở rộng đầu tư cho
nền kinh tế.
+ Phát triển thị trường trái phiếu, huy động vốn trung, dài hạn đầu tư
cho các dự án, nhưng cần phối hợp chặt chẽ lãi suất các loại trái phiếu do các
đơn vị khác nhau phát hành, bảo đảm tính hợp lý lãi suất trong nền kinh tế.
+ NHNN cần khắc phục bất hợp lý về công bố lãi suất cơ bản, các mức
lãi suất công bố cần hợp lý và sát thực hơn. NHNN cũng cần có những biện
pháp, hoặc cũng có thể thông qua Hiệp hội ngân hàng để giảm thiểu nghịch lý
về cạnh tranh lãi suất.
2. Cải thiện hệ thống thuế
Tiếp tục cải cách đồng bộ trên cả 3 mặt chính sách thuế, hành chính
thuế và dịch vụ tư vấn thuế, tiếp tục xây dựng và củng cố một hệ thống thuế
hiện đại có cơ cấu hợp lý, có đầy đủ các sắc thuế cần thiết, phù hợp với thể
chế thị trường, có tính công bằng và có khả năng hội nhập quốc tế tốt.

Phải tiến tới áp dụng chung các quy định về thuế suất thuế TNDN, các
chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế và các quy định về tính chi phí trong xác định
thu nhập chịu thuế cho tất cả các doanh nghiệp. Cần tiếp tục hạ thấp thuế suất
thuế TNDN xuống mức 25%. Đây là mức hợp lý hơn cả, vừa giúp ngân sách
21
nhà nước tránh được các cú sốc về nguồn thu, mà vẫn bảo đảm sức cạnh tranh
của hệ thống thuế, tăng sức hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài, tăng thu ngân
sách bền vững ở vòng sau.
Đối với thuế GTGT, hướng đổi mới nên nhằm vào cải tiến phương
pháp, cách tính, mở rộng diện chịu thuế, thống nhất một mức thuế suất đối với
hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội địa 10%.
Thuế TTĐB có tác động đến khối lượng tiêu dùng, nhưng là tiêu dùng
hàng cao cấp, cũng cần có sự đầu tư nghiên cứu sâu thêm để có những chỉnh
sửa đáp ứng đồng thời các mục tiêu tăng thu ngân sách nhà nước, không chất
thêm gánh nặng thuế cho các doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất trong nước, định
hướng tiêu dùng và tôn trọng tiến trình hội nhập quốc tế.
3. Vấn đề cầu tiêu dùng
Kích cầu tiêu dùng trước hết cần phải quan tâm tới nông nghiệp, nông
thôn, mà cụ thể là nông dân, ngư dân và lao động thủ công. Đây là đối tượng
có nhu cầu lớn, gần 80% dân số nước ta hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp, song khả năng thanh toán của họ còn thấp. Vì vậy cần có giải pháp
tăng thu nhập cho khu vực này bằng cách:chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát
triển hàng hoá, đẩy mạnh chế biến sau thu hoạch, mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, có cơ chế pháp lý phù
hợp, tăng quỹ đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp, có sự kết hợp giữa
các bộ, ngành, lĩnh vực liên quan, áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật vào
trong nông nghiệp…
Đối với cán bộ, công nhân, viên chức- nhu cầu và khả năng thanh toán
của họ là khá lớn nên có thể khuyến khích các phương thức trả góp, trả chậm
để kích cầu tiêu dùng.

Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, dịch vụ, cần đầu tư tập
trung vào ngành mòi nhọn, phát triển các mô hình khu chế suất,khu công nghệ
cao, khu công nghiệp tập trung để tạo nguồn lực cho xã hội, song cần tránh
đầu tư dàn trải, theo phong trào. Sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước
và hướng vào hoạt động có hiệu quả hơn.
22
4. Tạo cơ cấu đầu tư hợp lý
Đổi mới cơ cấu đầu tư phải nhằm mục tiêu thực hiện thắng lợi các quá
trình của CNH, góp phần làm chuyển dịch một cách sâu sắc và toàn diện cơ
cấu nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ,
khắc phục sự mất cân đối giữa các vùng, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,
ổn định và nang cao mức sống nhân dân
Đối với vốn đầu tư của nhà nước chỉ nên tập trung vào những ngành
then chốt, những ngành có tính đột phá tạo đà cho các ngành khác phát triển.
Coi trọng quy luật cung – cầu trong nền kinh tế thị trường, phát huy
tính chủ động sáng tạo của cơ sở đồng thời đảm bảo vai trò quản lý của nhà
nước.
Đổi mới cơ cấu đầu tư đảm bảo nguyên tắcvốn trong nước là quyết
định, vốn nước ngoài là quan trọng, đảm bảo sự phát triển hợp lý giữa các
vùng và xây dựng các vùng trọng điểm.
5. Tăng cường vai trò đầu tư nhà nước
Đầu tư chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong các ngành kinh tế, vùng kinh
tế theo hướng CNH – HĐH, phát huy lợi thế, tăng hiệu quả và sức cạnh tranh
của từng ngành, từng sản phẩm và toàn bộ nền kinh tế. Có kế hoạch phân bổ
nguồn vốn đầu tư phù hợp gắn với cơ chế thị trường, nhà nước chỉ thực hiện
chức năng điều tiết thông qua chính sách đầu tư, cơ chế quản lý đầu tư chung
và tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần
kinh tế.
Về nguồn vốn tín dụng đầu tư của nhà nước:
+ Tiếp tục giải quyết những vướng mắc trong cơ chế xử lý rủi ro, thủ

tục giải ngân thẩm định dự án. Quỹ hỗ trợ phát triển phải phối hợp chặt chẽ
hơn với các ngân hàng thương mại để thực hiện tốt hơn nghiệp vụ của mình.
+ Cô thể hoá và thống nhất về chính sách và cơ chế huy động vốn.
Thực hiện bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc huy động và sử
23
dụng vốn tín dụng vốn đầu tư phát triển của nhà nước. Quán triệt nguyên tắc
lấy hiệu quả kinh tế của dự án làm tiêu chuẩn hàng đầu cho việc vay vốn.
+ Tập trung việc quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
vào một đầu mối đảm bảo vừa đạt được mục tiêu, vừa gọn nhẹ trong quản lý,
nâng cao cai trò và hiệu quả của đồng vốn tín dụng đầu tư của nhà nước
Về hệ thống doanh nghiệp nhà nước, việc đổi mới, sắp xếp phải được
tiếp tục thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của toàn xã hội để
đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, nâng cao sức cạnh tranh, thay
đổi cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh
doanh có hiệu quả. Tiến hành cổ phần hoá ở một số doanh nghiệp nhà nước.
Phát triển và nâng cao hiệu quả của hệ thống doanh nghiệp nhà nước, giữ lại
những doanh nghiệp nhà nước có vị trí tập trung ở những ngành, lĩnh vực
then chốt và địa bàn quan trọng, đảm bảo vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế
nhà nước trong nền kinh tế quốc dân.
6.Tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư
Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh khung luật pháp phù hợp với nền kinh
tế thị trường, đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, minh bạch, nhất
quán và phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo một sân chơi chung cho các nhà đầu
tư trong nước cũng như ngoài nước.
Đổi mới thủ tục hành chính theo hướng xoá bỏ những quy định còn
mang nặng tính quan liêu, bao cấp, phiền hà, sách nhiễu. Kiện toàn bộ máy
nhà nước theo hướng tách chức năng quản lý nhà nước với hoạt động kinh
doanh. Thực hiện phân cấp trong hệ thống hành chính đi đôi với việc nâng
cao tính tập trung thống nhất trong việc ban hành thể chế. Quy định rõ trách
nhiệm và quyền hạn của từng cấp, từng cá nhân, đề cao trách nhiệm cá nhân.

Thực hiện hiện đại hoá công tác hành chính.
24
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh của thời đại ngày nay, với yêu cầu chung để phát triển
kinh tế, Việt Nam đang từng bước nâng cao cả số lượng và chất lượng nguồn
vốn đầu tư. Nhiệm vụ đang đặt ra cho chóng ta là làm thế nào để có thể đi tắt,
đón đầu, hoà vào nhịp phát triển ngày càng mạnh mẽ, để có thể chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế.
Do đặc điểm xã hội và do hoàn cảnh kinh tế nước ta trong những năm
qua còn nhiều khó khăn, việc tăng chi tiêu đầu tư bằng các biện pháp chung
như thế giới áp dụng chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Trước thực
trạng đó chúng ta đã từng bước và áp dụng linh hoạt các biện pháp kích cầu
đầu tư và cũng đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần đáng kể vào
đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân trên cơ sở phát
huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác khu vực và quốc tế. Nhưng cũng
không phải là không có những hạn chế làm giảm hiệu quả của các biện pháp
kích cầu.
Để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả và hiệu lực của các chính sách
cho giai đoạn tới, việc xem xét đánh giá lại tình hình thực hiện các biện pháp
kích cầu trong thời gian qua, cả mặt được và chưa được là rất cần thiết. Từ đó
có chính sách kích cầu đầu tư hợp lý.
25

×