Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần bao bì biên hòa đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

NGUYỄN VŨ PHƢƠNG THẢO

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
BAO BÌ BIÊN HÒA ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC S
QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỒNG NAI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

NGUYỄN VŨ PHƢƠNG THẢO

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
BAO BÌ BIÊN HÒA ĐẾN NĂM 2020

CHUY N NGÀNH: QUẢN TR KINH DO NH
MÃ SỐ: 60340102

LUẬN VĂN THẠC S QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHO H C:
PGS. TS. NGUYỄN TH LIÊN DIỆP



ĐỒNG NAI, NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Khoa Sau Đại Học, quý Thầy Cô
giảng dạy lớp cao học khóa 5 chuyên ngành Quản trị kinh doanh trƣờng Đại học
Lạc Hồng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt những năm học
ở trƣờng.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo và quý Anh/Chị ở các phòng ban
Công ty cổ phần Bao Bì Biên Hòa đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát trong thời gian
làm Luận văn.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Diệp đã tận
tình hƣớng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành
tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý

nh/Chị cao học khóa 5 chuyên ngành quản

trị kinh doanh trƣờng Đại học Lạc Hồng đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá
trình hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn !
Tác giả

Nguyễn Vũ Phƣơng Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động
chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần Bao Bì Biên Hòa đến năm 2020” là công

trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu trong luận văn đƣợc sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu
đƣợc trình bày trong luận văn này chƣa từng đƣợc công bố tại bất kỳ công trình
nào khác.
Biên Hòa, ngày 25 tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Vũ Phƣơng Thảo


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hoạt động chuỗi cung ứng sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp lớn đã tiên phong sử dụng chuỗi cung
ứng của mình để tạo ra những lợi thế nhất định. Tuy nhiên nhiều ngƣời vẫn chƣa
hiểu hết và hiểu đúng về quản trị chuỗi cung ứng, để có thể áp dụng đƣợc vào thực
tế.
Chƣơng 1 của của luận văn giúp ngƣời đọc có kiến thức cơ bản về quản trị
chuỗi cung ứng, các mô hình chuỗi chuỗi cung ứng, thành phần của chuỗi cung ứng,
các phƣơng pháp đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng, xu hƣớng phát triển của chuỗi
cung ứng.
Chƣơng 2 trình bày tất cả thực trạng nội dung hoạt động chuỗi cung ứng của
công ty Cổ phần Bao bì Biên Hoà, những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của
chuỗi cung ứng, những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức của hoạt
động chuỗi cung ứng tại công ty Cổ phần Bao bì Biên Hoà.
Chƣơng 3 trình bày tất cả các giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng
của công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa. Các giải pháp thực hiện đƣợc đƣa ra dựa trên
phân tích thực trạng hiện tại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng tại
công ty. Các giải pháp phải đƣợc thực hiện đồng bộ, đúng đối tƣợng và các dự báo
phải đƣợc thƣờng xuyên theo dõi và điều chỉnh sao cho sát với hoàn cảnh cụ thể của
từng năm.



MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Tóm tắt luận văn
Mục lục
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
Danh mục biểu đồ
Danh mục sơ đồ
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do thực hiện đề tài:.............................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài .........................................................................................................1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................2
3.2 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................2
4. Phƣơng pháp thực hiện............................................................................................2
5. Điểm mới của đề tài ................................................................................................2
6. Kết cấu đề tài ...........................................................................................................3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA
DOANH NGHIỆP .......................................................................................................4
1.1 Khái quát về chuỗi cung ứng ................................................................................4
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng .............................................................................4
1.1.2 Phân biệt chuỗi cung ứng với kênh phân phối, quản trị nhu cầu, logistics ....5
1.1.2.1 Kênh phân phối ........................................................................................5
1.1.2.2 Quản trị nhu cầu.......................................................................................5
1.1.2.3 Quản trị logistics ......................................................................................5
1.2 Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng ..............................................................6

1.2.1 Kế hoạch .........................................................................................................6
1.2.2 Cung ứng các nguyên vật liệu ........................................................................7
1.2.3 Sản xuất ..........................................................................................................7
1.2.4 Giao hàng........................................................................................................7
1.2.5 Tối ƣu hóa tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp ..............................................7
1.2.6 Kế hoạch giảm chi phí ....................................................................................8
1.2.7 Dịch vụ khách hàng ........................................................................................8


1.3 Các tiêu chuẩn đo lƣờng hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng ...............................8
1.3.1 Tiêu chuẩn “Giao hàng” .................................................................................8
1.3.2 Tiêu chuẩn “Chất lƣợng” ................................................................................9
1.3.3 Tiêu chuẩn “Thời gian” ..................................................................................9
1.3.4 Tiêu chuẩn “Chi phí” ......................................................................................9
1.4 Những yếu tố tác động đến quy trình chuỗi cung ứng của doanh nghiệp...........10
1.4.1 Các yếu tố bên trong .....................................................................................10
1.4.1.1 Yếu tố nhân sự .......................................................................................10
1.4.1.2 Yếu tố tài chính ......................................................................................10
1.4.1.3 Yếu tố sản xuất ......................................................................................10
1.4.1.4 Yếu tố nghiên cứu và phát triển .............................................................11
1.4.2 Các yếu tố bên ngoài ....................................................................................11
1.4.2.1 Môi trƣờng vĩ mô ...................................................................................11
1.4.2.2 Môi trƣờng vi mô ...................................................................................12
1.5. Công cụ để xây dựng giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng .............13
Tóm tắt chƣơng 1 ......................................................................................................15
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN BAO BÌ BIÊN HÒA ...............................................................................16
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty ..........................................................................16
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của công ty ...............................................................16
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ ................................................................................17

2.1.1.1 Chức năng ..............................................................................................17
2.1.1.2 Nhiệm vụ................................................................................................17
2.1.3. Sản phẩm của doanh nghiệp ....................................................................18
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty ..........................................................................19
2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ........................................................25
2.2 Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty Cổ phần Bao bì Biên Hoà ....27
2.2.1 Thực trạng về nội dung hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty Cổ phần Bao
bì Biên Hoà ............................................................................................................27
2.2.1.1 Kế hoạch ................................................................................................27
2.2.1.2 Cung ứng các nguyên vật liệu ...............................................................28
2.2.1.3 Sản xuất..................................................................................................31
2.2.1.4 Giao hàng ...............................................................................................34
2.2.1.5 Tối ƣu hóa tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp ......................................34
2.2.1.6 Kế hoạch giảm chi phí ...........................................................................35
2.2.1.7 Dịch vụ khách hàng ...............................................................................36


2.2.2 Phân tích các tiêu chuẩn đo lƣờng hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng .......37
2.2.2.1 Tiêu chuẩn “Giao hàng” ........................................................................37
2.2.2.2 Tiêu chuẩn “Chất lƣợng” .......................................................................38
2.2.2.3 Tiêu chuẩn “Thời gian” .........................................................................40
2.2.2.4 Tiêu chuẩn “Chi phí” .............................................................................41
2.3 Đánh giá kết quả thực hiện chuỗi cung ứng tại công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa
...................................................................................................................................42
2.3.1 Ƣu điểm ........................................................................................................42
2.3.2 Hạn chế .........................................................................................................42
2.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty Cổ phần Bao bì
Biên Hòa ....................................................................................................................43
2.4.1 Các yếu tố bên trong .....................................................................................43
2.4.1.1 Yếu tố nhân sự .......................................................................................43

2.4.1.2 Yếu tố tài chính ......................................................................................45
2.4.1.3 Yếu tố sản xuất ......................................................................................46
2.4.2 Các yếu tố bên ngoài ....................................................................................46
2.4.2.1 Môi trƣờng vĩ mô ...................................................................................46
2.4.2.2 Môi trƣờng vi mô ...................................................................................48
Tóm tắt chƣơng 2 ......................................................................................................52
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ BIÊN HÒA ....................................................53
3.1 Mục tiêu của công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa đến năm 2020 .........................53
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện nội dung hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty Cổ
phần Bao bì Biên Hòa ...............................................................................................53
3.2.1 Hình thành các giải pháp qua phân tich ma trận SWOT ..............................53
3.2.2 Lựa chọn các giải pháp
3.2.2.1 Hoàn thiện việc lập kế hoạch (S1,2,3 + O2,4) để sản xuất theo yêu cầu
khách hàng .............................................................................................................55
3.2.2.2 Hoàn thiện về cung ứng nguồn nguyên vật liệu (S1,2,6 + T2,5) ..............57
3.2.2.3 Hoàn thiện về kế hoạch giảm chi phí (W4,5 + O2,4)................................63
3.2.2.4 Hoàn thiện về giao hàng (W2,3+T2,3) ......................................................65
3.3 Ứng dụng công nghệ Điện toán đám mây trong hoạt động chuỗi cung ứng ......67
3.4 Lợi ích từ giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng ................................68
Tóm tắt chƣơng 3 ......................................................................................................71
Kết luận .........................................................................................................................
Tài liệu tham khảo


Phụ lục


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CRM


: Customer Relationship Management - Quản trị mối quan hệ khách
hàng

E-Planner

: Electric Planner - Phần mềm kế hoạch điện tử

EDI

: Electric Data Interchangce - Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử

ERP

: Enterprice Resource Planning - Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

FIFO

: First In First Out - Nhập trƣớc, xuất trƣớc

MFG-Pro

: Hoạch định nguồn lực cho công ty đa quốc gia

MRP

: Material Requirement Planning - Hoạch định nhu cầu nguyên vật
liệu

NVL


: Nguyên vật liệu

POSIFOT

: Plant Order Ship In Full On Time - Đặt hàng tại nhà máy, xuất hàng
đủ số lƣợng, giao hàng đúng thời gian

QSE

: Quality, Service & Efficiency - Chất lƣợng, dịch vụ và hiệu suất

RFID

: Radio Frequency Identification - Hệ thống định dạng bằng sóng
radio


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Bảng phân tích ma trận SWOT .............................................................. 14
Bảng 2.1 Doanh thu từng nhóm sản phẩm qua các năm của công ty ................... 25
Bảng 2.2 Lợi nhuận trƣớc thuế của từng nhóm sản phẩm qua các năm ............... 26
Bảng 2.3 Danh sách các nhà cung cấp nguyên liệu chính ..................................... 29
Bảng 2.4 Đánh giá tiêu chuẩn giao hàng .............................................................. 37
Bảng 2.5 Soát xét và hủy bỏ hàng tuần ................................................................. 34
Bảng 2.6 Chi phí hoạt động chuỗi cung ứng của công ty ...................................... 41
Bảng 2.7 Số lƣợng nhân viên Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hoà ........................ 44
Bảng 2.8 Cơ cấu lao động theo thâm niên làm việc .............................................. 47
Bảng 2.9 Chỉ tiêu tài chính của Sovi giai đoạn 2012-2014 .................................. 48

Bảng 3.1 Ma trận SWOT ...................................................................................... 58
Bảng 3.2 Danh sách các nguyên liệu phụ cần thiết cho sản xuất .......................... 68


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Quy trình Công Nghệ Sản Xuất Bao Bì In Offset ................................. 32
Hình 2.2 Quy trình Công Nghệ Sản Xuất Bao Bì Carton ..................................... 33


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Doanh thu từng nhóm sản phẩm qua các năm của công ty ............... 25
Biểu đồ 2.2 Lợi nhuận trƣớc thuế của từng nhóm sản phẩm qua các năm ........... 26


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Mô hình chuỗi cung ứng điển hình ....................................................... 5
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hoà .............................. 19
Sơ đồ 2.2 Hệ thống giao hàng của công ty ........................................................... 33
Sơ đồ 3.1 Quy trình dự báo nhu cầu đƣợc cải tiến ................................................ 59


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài:
Với xu thế toàn cầu hóa, các công ty sản xuất kinh doanh nói chung và các
công ty sản xuất các sản phẩm bao bì nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều đối
thủ cạnh tranh, và khách hàng có quyền lựa chọn nhà sản xuất, nhà cung ứng một
cách rộng rãi và đạt yêu cầu. Trƣớc những cơ hội và thách thức trong nền kinh tế
hiện nay, Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa (Sovi) cần phải có biện pháp và hƣớng

đi đúng đắn nhằm tăng cƣờng khả năng cạnh tranh với các công ty khác trong và
ngoài nƣớc. Muốn nhƣ vậy Sovi phải nâng cao năng lực cạnh tranh trên thƣơng
trƣờng nói chung và năng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng nói riêng.
Hiện tại, Công ty đang đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành đóng
tại các Khu công nghiệp Amata, Khu công nghiệp Biên Hòa I, Khu công nghiệp
Biên Hòa II nhƣ : Công ty TNHH Bao bì Hải Trang, Công ty TNHH Nhựa Bao bì
Phan Công, Công ty TNHH MTV Bảo Uyên, Công ty Cổ phần Bao bì Tân Á, Công
ty Cổ phần sản xuất Bao bì công nghiệp Toàn Cầu, Công ty Cổ phần Bao bì Nhơn
Trạch, Công ty Cổ phần Bao bì Tâm Hoàn Cầu,… Đó là những công ty mạnh về tài
chính, quy mô sản xuất lớn, có thế mạnh về nguồn cung ứng, hoạt động kinh doanh
ổn định với kết quả lợi nhuận khả quan.
Nếu Công ty muốn phát triển ổn định bền vững thì không thể không có cái
nhìn nghiêm túc về chuỗi cung ứng. Bởi chuỗi cung ứng là phƣơng pháp, là con
đƣờng để các doanh nghiệp tự hoàn thiện.
Qua sự nhận thức này, Sovi dần dần trở nên năng động để tiếp tục thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng và giảm thiểu các chi phí không cần thiết, đó chính là góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo cho Sovi một tính đặc thù riêng biệt góp
phần đạt mục tiêu Sovi trở thành một công ty tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh
sản phẩm bao bì phục vụ khách hàng ngày tốt hơn. Chính vì điều đó, tác giả chọn đề
tài “Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ
phần Bao bì Biên Hòa đến năm 2020” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt đƣợc những mục tiêu sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.


2

- Đánh giá thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng của công ty Cổ phần Bao bì
Biên Hòa.

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty
Cổ phần Bao bì Biên Hòa đến năm 2020.
3. Đối tƣ ng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣ ng nghiên cứu
ổHoạt động chuỗi cung ứng của công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Số liệu từ năm 2012 – 2014
Về không gian: Là các phòng ban và bộ phận trong công ty Cổ phần Bao bì
Biên Hòa.
4. Phƣơng pháp thực hiện
Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, phƣơng pháp mô tả, phƣơng
pháp phân tích và phƣơng pháp chuyên gia:
Bƣớc 1: Nghiên cứu lý thuyết về hoạt động chuỗi cung ứng qua sách, giáo
trình, các tạp chí, các kết quả nghiên cứu liên quan đã đƣợc công bố.
Bƣớc 2: Nghiên cứu và mô tả thực trạng hoạt động hoạt động chuỗi cung
ứng tại công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa bằng cách phỏng vấn trực tiếp ban lãnh
đạo, cán bộ quản lý và nhân viên có liên quan đến chuỗi cung ứng và hoạt động
chuỗi cung ứng.
Bƣớc 3: Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả phân tích thực trạng hoạt động
chuỗi cung ứng tại công ty. Đƣa ra số liệu để phân tích hiệu quả hoạt động quản trị
chuỗi cung ứng. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi
cung ứng.
5. Điểm mới của đề tài
Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về hoạt động chuỗi cung ứng của công ty
Cổ phần Bao bì Biên Hòa. Với cách tiếp cận hệ thống các lý luận về chuỗi cung
ứng, cùng với những đánh giá tổng thể và phân tích toàn diện về tình hình hoạt
động cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động chuỗi cung ứng của công ty,
làm cơ sở để đƣa ra những giải pháp thích hợp.



3

Những giải pháp nêu trong đề tài có thể đƣợc sử dụng để vận dụng trong
thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tối ƣu hóa chi phí, nâng cao
hiệu quả quản lý.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung chính của luận văn đƣợc
chia thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty Cổ phần Bao bì
Biên Hòa.
Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty
Cổ phần Bao bì Biên Hòa đến năm 2020.


4

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG
CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát về chuỗi cung ứng
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một tổng thể giữa hàng loạt các nhà cung ứng và khách
hàng đƣợc kết nối với nhau, trong đó mỗi khách hàng đến lƣợt mình lại là nhà cung
ứng cho tổ chức tiếp theo cho đến khi thành phẩm tới tay ngƣời tiêu dùng. Chuỗi
này đƣợc bắt đầu từ việc khai thác các nguyên liệu thô và ngƣời tiêu dùng là mắt
xích cuối cùng của chuỗi.
Thuật ngữ “chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 1980 và trở nên phổ
biến trong những năm 1990. Dƣới đây là một vài định nghĩa về chuỗi cung ứng:
- Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đƣa sản phẩm hay dịch vụ
vào thị trƣờng. (Nguồn: Lambert, Stock and Ellram (1998), Fundaments of

Logistics Management, Boston MA: Iwin/McGraw-Hill, c.14).
- Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián
tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản
xuất và nhà cung cấp mà còn nhà vận chuyển, kho, ngƣời bán lẻ và bản thân khách
hàng. (Nguồn: Chopra Sunil and Pter Meindl (2001), Supplychain Management:
strategy, planning and operation, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall c.1).
- Chuỗi cung ứng là một mạng lƣới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm
thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán
thành phẩm và thành phẩm, phân phối chúng cho khách hàng. (Nguồn: Ganesham,
Ran and Terry P.Harrison (1995), An introduction to supply chain management).
- Theo GS Souviron (2007), chuỗi cung ứng là một mạng lƣới gồm các tổ
chức có liên quan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dƣới, trong các quá
trình và hoạt động khác nhau, sản sinh ra giá trị dƣới hình thức sản phẩm, dịch vụ
trong tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Việc sắp xếp năng lực của các thành viên trong
chuỗi cung ứng ở phía trên hay phía dƣới nhằm mục đích tạo ra giá trị lớn hơn cho
ngƣời sử dụng, với chi phí thấp hơn cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
- Chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp
một sản phẩm hay một dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến


5

ngƣời tiêu dùng cuối cùng. (Nguồn: PGS.TS Hồ Tiến Dũng (2009), Quản trị điều
hành).
Mô hình của chuỗi cung ứng nhƣ sau:

Các

Các


Các

Nhà

Khách

nhà

nhà

nhà

bán

hàng

cung

máy

kho

lẻ

cấp
(Nguồn: PGS.TS Hồ Tiến Dũng (2009), Quản trị điều hành)
Sơ đồ 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình
1.1.2 Phân biệt chuỗi cung ứng với kênh phân phối, quản trị nhu cầu,
logistics
1.1.2.1 Kênh phân phối

Kênh phân phối là một thuật ngữ thƣờng đƣợc sử dụng trong marketing,
kênh phân phối là quá trình từ sản xuất đến khách hàng thông qua nhà phân phối, nó
chỉ là một bộ phận của chuỗi cung ứng - là một phần của chuỗi cung ứng từ nhà sản
xuất đến khách hàng. Nhƣ vậy, nói đến kênh phân phối là nói đến hệ thống bán
hàng hóa, dịch vụ cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng.
1.1.2.2 Quản trị nhu cầu
Quản trị nhu cầu là quản lý nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ theo chuỗi cung
ứng. Nhu cầu có thể đƣợc quản lý thông qua cơ chế nhƣ là sản phẩm, giá cả, khuyến
mãi và phân phối. Nhìn chung đây là những nhiệm vụ chủ yếu thuộc về marketing.
Quản trị nhu cầu thì khá quan trọng nhƣng thƣờng hay bị bỏ sót trong quá trình
quản trị chuỗi cung ứng. Nó thật sự là một bộ phận nhỏ trong quản trị chuỗi cung
ứng và nó cần thiết cho việc kiểm soát các mức nhu cầu của hệ thống. Chúng ta
phải xem xét quản trị nhu cầu có vai trò quan trọng nhƣ quản trị luồng nguyên vật
liệu và dịch vụ trong quản trị chuỗi cung ứng.
1.1.2.3 Quản trị logistics
Quản trị logistics đƣợc hiểu theo nghĩa rộng thì nó là quản trị chuỗi cung
ứng. Một số nhà quản trị định nghĩa logistics theo nghĩa hẹp khi chỉ liên hệ đến vận


6

chuyển bên trong và phân phối ra bên ngoài. Trong trƣờng hợp này thì nó chỉ là một
bộ phận của quản trị chuỗi cung ứng.
Logistics là một lĩnh vực đang ở giai đoạn có nhiều sự quan tâm một cách
mới mẻ đến nhà quản trị chuỗi cung ứng. Logistics xuất hiện từ những năm 1960
khi mà ý tƣởng về logistics hiện đại cùng theo với các chủ đề tƣơng tự nhƣ môn
động lực học công nghiệp đã nêu bật lên những tác động giữa các bộ phận của
chuỗi cung ứng và chúng có thể ảnh hƣởng đến quyết định của các bộ phận khác
nhƣ trong quy trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2 Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng

Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng bao gồm 7 vấn đề chính. Những vấn
đề này đƣợc sắp xếp trình tự thể hiện quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng: Kế
hoạch, cung ứng các nguyên vật liệu, sản xuất, giao hàng, tối ƣu hóa trong nội bộ
doanh nghiệp, kế hoạch giảm chi phí và dịch vụ khách hàng.
1.2.1 Kế hoạch
Kế hoạch là một phần quan trọng và là phần khởi đầu trong chuỗi cung ứng.
Để có đƣợc các hoạt động tiếp theo của chuỗi thì cần phải có một kế hoạch xuyên
suốt quá trình hoạt động của chuỗi cung ứng. Dựa vào kế hoạch này, các nhà quản
trị chuỗi cung ứng cân đối nhu cầu nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất sao cho tối
ƣu với chi phí thấp nhất để sản xuất sản phẩm với chất lƣợng cao và giao hàng đúng
hạn cho khách hàng.
Kế hoạch có 2 loại: Kế hoạch theo yêu cầu từ khách hàng và kế hoạch với sự
hợp tác từ khách hàng.
 Kế hoạch theo yêu cầu từ khách hàng
Để xác định đƣợc nhu cầu, công ty cần phải thu thập dữ liệu, phân tích dữ
liệu. Mỗi khâu trong chuỗi cung ứng cần phải có dự báo trƣớc về nhu cầu tƣơng lai
và kế hoạch của khâu này sẽ là dữ liệu cho các khâu tiếp theo của chuỗi để lập kế
hoạch cho bộ phận của mình.
 Kế hoạch với sự hợp tác từ khách hàng
Công ty có thể đƣa ra các dự báo chính xác hơn nhờ sự hợp tác của khách
hàng. Khách hàng cung cấp số lƣợng dự báo sẽ đặt hàng trong một khoảng thời gian
nào đó, có thể là 1 tháng, 6 tháng hay 1 năm… Điều này giúp giảm đƣợc các khâu


7

thu thập số liệu, phân tích số liệu để có đƣợc kết quả dự báo đồng thời tăng mức độ
chính xác của kế hoạch.
1.2.2 Cung ứng các nguyên vật liệu
Khâu cung ứng nguyên vật liệu trong chuỗi cung ứng đảm trách nhiệm cung

cấp nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách
hàng. Cung ứng nguyên vật liệu bao gồm hai nhiệm vụ chính là lựa chọn nhà cung
cấp và quản lý tồn kho.
Việc lựa chọn nhà cung cấp tốt sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu về chất lƣợng, giá
cả, thời gian giao hàng, điều kiện thanh toán, dịch vụ tốt cho từng loại nguyên vật
liệu phục vụ cho sản xuất.
Quản lý tồn kho đƣợc coi là hiệu quả khi nguyên vật liệu phục vụ trong sản
xuất đƣợc cung cấp đúng lịch, đúng chất lƣợng đồng thời đảm bảo nguyên vật liệu
tồn kho ở mức quy định của công ty.
1.2.3 Sản xuất
Sản xuất là việc tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Để tạo ra
sản phẩm tốt và giao hàng đúng hạn, đúng số lƣợng cho khách hàng cần phải có một
kế hoạch sản xuất hợp lý. Kế hoạch sản xuất đó cần phải cân đối nguồn lực về nhân
công, máy móc, nguyên vật liệu, các yêu cầu về chất lƣợng, số lƣợng, năng suất sản
phẩm…hơn nữa kế hoạch sản xuất cần phải có yếu tố linh động trong đó, tức cần
phải có kế hoạch phụ đi kèm khi kế hoạch chính không thực hiện đƣợc.
1.2.4 Giao hàng
Thành phẩm sau khi sản xuất đƣợc vận chuyển tới kho lƣu trữ và chờ phân
phối tới tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống phân phối của công ty. Ở
một số công ty việc này thƣờng do bộ phận logistics thực hiện và đôi khi nó đƣợc
thực hiện bởi bên thứ 3 khi công ty không có chuyên môn và kinh nghiệm trong
lĩnh vực này.
1.2.5 Tối ƣu hóa tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp
Tối ƣu hóa tổ chức nội bộ doanh nghiệp là việc sử dụng các công cụ quản lý
để ngăn ngừa sự thất bại của hệ thống hoạt động nhằm tối ƣu hóa hiệu quả hoạt
động của hệ thống thông qua việc giảm chi phí hoạt động và chi phí vốn.
Chuỗi cung ứng đƣa ra các nhà quản lý cái nhìn tổng quan và cách tiếp cận
toàn bộ hoạt động của hệ thống, thông qua phân tích và thu thập dữ liệu của chuỗi



8

cung ứng để tìm ra nguyên nhân và hiện tƣợng của vấn đề trong hoạt động của
doanh nghiệp, giảm bớt các khâu, các hoạt động thừa của chuỗi cung ứng.
1.2.6 Kế hoạch giảm chi phí
Giảm chi phí vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ của chuỗi cung ứng. Chi phí
trong chuỗi cung ứng cần phải đƣợc đánh giá, lập kế hoạch, kiểm soát và định
lƣợng. Chi phí cho chuỗi cung ứng không chỉ có nguồn gốc từ nguyên vật liệu, hoạt
động trong chuỗi mà còn phát sinh từ chính các mối quan hệ trong chuỗi. Nếu các
mắt xích quan hệ trong chuỗi cung ứng mạnh khỏe và trôi chảy thì không có chi phí
phát sinh nhƣng nếu một trong các mắt xích đó có vấn đề thì chi phí của chuỗi sẽ
tăng do một mắt xích bị ngƣng lại thì các mắt xích khác sẽ bị ảnh hƣởng theo. Do
đó mục tiêu của các nhà quản trị chuỗi cung ứng là duy trì hoạt động của chuỗi tốt.
1.2.7 Dịch vụ khách hàng
Khi nhu cầu của ngƣời tiêu dùng ngày càng tăng, các công ty cũng phải tìm
cách để đáp ứng nhu cầu đó nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đây
là quá trình cung cấp các lợi ích gia tăng cho chuỗi cung ứng của công ty với chi phí
thấp và hiệu quả cao, vì do đây là quá trình tiếp xúc làm hài lòng của khách hàng
sau khi đã mua sản phẩm của công ty, giữ khách hàng cũ lôi kéo khách hàng mới.
Dịch vụ khách hàng đƣợc thực hiện không chỉ sau khi giao hàng tới khách
hàng mà còn phải thực hiện ngay cả trƣớc và trong khi giao dịch với khách hàng.
1.3 Các tiêu chuẩn đo lƣờng hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng
Đo lƣờng hiệu quả chuỗi cung ứng là công việc rất cần thiết nhằm hƣớng đến
việc cải tiến và đặt mục tiêu cho việc cải tiến chuỗi cung ứng. Có 4 tiêu chuẩn đánh
giá hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng đó là: Giao hàng, chất lƣợng, thời gian và chi
phí.
1.3.1 Tiêu chuẩn “Giao hàng”
Tiêu chuẩn này đề cập đến giao hàng đúng hạn đƣợc biểu hiện bằng tỷ lệ
phần trăm của các đơn hàng đƣợc giao đầy đủ về số lƣợng và đúng ngày khách hàng
yêu cầu trong tổng số đơn hàng. Chú ý rằng các đơn hàng không đƣợc tính là giao

hàng đúng hạn khi chỉ có một phần đơn hàng đƣợc thực hiện và khi khách hàng
không có hàng đúng thời gian yêu cầu. Đây là một tiêu thức rất chặt chẽ, khắc khe
và khó nhƣng nó đo lƣờng hiệu quả thực hiện trong việc giao toàn bộ đơn hàng cho
khách hàng khi họ yêu cầu.


9

1.3.2 Tiêu chuẩn “Chất lƣ ng”
Chất lƣợng đƣợc đánh giá ở mức độ hài lòng của khách hàng hay là sự thỏa
mãn của khách hàng về sản phẩm. Đầu tiên chất lƣợng có thể đƣợc đo lƣờng thông
qua những điều mà khách hàng mong đợi.
Lòng trung thành của khách hàng là điều mà các công ty cần quan tâm để đạt
đƣợc, bởi vì tìm kiếm khách hàng mới thì tốn kém hơn nhiều so với việc giữ khách
hàng hiện tại. Mặt khác, các công ty cần so sánh lòng trung thành và mức độ hài
lòng của khách hàng của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác, từ đó họ xem xét
cải tiến chuỗi cung ứng của công ty một cách liên tục.
1.3.3 Tiêu chuẩn “Thời gian”
Tổng thời gian bổ sung hàng có thể tính một cách trực tiếp từ mức độ tồn
kho. Nếu chúng ta có một mức sử dụng cố định lƣợng hàng tồn kho này thì thời
gian tồn kho bằng mức độ tồn kho chia mức sử dụng. Ví dụ: Nếu mức tồn kho là 10
triệu đồng và chúng ta bán lƣợng hàng tƣơng đƣơng 100.000 đồng một ngày, chúng
ta có 100 ngày tồn kho. Nói cách khác, một sản phẩm sẽ nằm trong kho trung bình
khoảng 100 ngày từ ngày nhập kho cho đến ngày xuất kho. Thời gian tồn kho sẽ
đƣợc tính cho mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng (nhà cung cấp, nhà sản xuất,
ngƣời bán sỉ, bán lẻ) và cộng hết lại để có thời gian bổ sung hàng lại.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng nữa là phải xem xét đến thời gian thu
hồi công nợ, nó đảm bảo cho công ty có lƣợng tiền để mua sản phẩm và bán sản
phẩm tạo ra vòng luân chuyển hàng hóa, thời hạn thu nợ phải đƣợc cộng thêm cho
toàn hệ thống chuỗi cung ứng nhƣ là một chỉ tiêu thời hạn thanh toán. Số ngày tồn

kho cộng số ngày chƣa thu tiền nợ bằng tổng thời gian của một chu kỳ kinh doanh
để tạo ra sản phẩm và nhận đƣợc tiền.
Chu kỳ kinh doanh = số ngày tồn kho + số ngày công nợ
1.3.4 Tiêu chuẩn “Chi phí”
Có hai cách để đo lƣờng chi phí:
- Công ty đo lƣờng tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất, phân phối, chi phí
tồn kho và chi phí công nợ, thƣờng những chi phí riêng biệt này thuộc trách nhiệm
của những nhà quản lý khác nhau và vì vậy không giảm đƣợc tối đa tổng chi phí.
- Tính chi phí cho cả hệ thống chuỗi cung ứng để đánh giá hiệu quả giá trị
gia tăng và năng suất sản xuất. Phƣơng pháp đo lƣờng hiệu quả nhƣ sau:


10

Hiệu quả =

Doanh số - chi phí nguyên vật liệu
Chi phí lao động + chi phí quản lý

1.4 Những yếu tố tác động đến quy trình chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
Hoạt động chuỗi cung ứng chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, tuy
nhiên có thể chia làn hao nhóm; các yếu tố chủ quan (môi trƣờng bên trong doanh
nghiệp) và các yếu tố khách quan (môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp).
1.4.1 Các yếu tố bên trong
1.4.1.1 Yếu tố nhân sự
Nhân lực là một yếu tố quan trọng nhất của doanh nghiệp, quyết định sự thành
công hay thất bại của một doanh nghiệp, nhân lực đƣợc chia thành các cấp:
- Ban giám đốc doanh nghiệp: Là những ngƣời quản lý cấp cao nhất của doanh
nghiệp, những ngƣời vạch ra chiến lƣợc, trực tiếp điều hành, tổ chức công việc kinh
doanh của doanh nghiệp.

- Đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp doanh nghiệp: Là những ngƣời quản lý chủ
chốt có kinh nghiệm trong công tác, khả năng ra quyết định, xây dựng ê kíp quản lý,
là ngƣời nghĩ cách cho nhiều ngƣời cùng làm, là ngƣời làm việc trực tiếp với nhân
viên cấp dƣới, chuyên viên, và có khả năng làm việc nhóm (Team work).
- Cán bộ quản lý ở cấp phân xƣởng, đốc công và công nhân:
Họ là những ngƣời trực tiếp làm ra sản phẩm, trình độ tay nghề và lòng nhiệt
huyết của cán bộ, công nhân sẽ quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Từ đó,
uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp càng tăng cao.
1.4.1.2 Yếu tố tài chính
Bên cạnh nguồn nhân lực, thì nguồn lực tài chính phản ảnh sức mạnh của
doanh nghiệp, khả năng tài chính đƣợc hiểu là: hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu và các
thành phần vốn, khả năng thanh toán, hệ số thu hồi vốn…Doanh nghiệp có năng lực
tài chính sẽ có nhiều điều kiện trong việc đổi mới công nghệ, mở rộng qui mô sản
xuất, đầu tƣ trang thiết bị máy móc, đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực… Nhằm nâng
cao chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh và cũng
cố vị trí trên thƣơng trƣờng.
1.4.1.3 Yếu tố sản xuất
Năng lục sản xuất là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của
chuỗi cung ứng. Năng lục sản xuất của doanh nghiệp thể hiện ở dây chuyền, công


11

nghệ sản xuất, chất lƣợng sản phẩm và quy mô sản xuất của doanh nghiệp đó. Nếu
năng lục sản xuất tốt, mang lại chất lƣợng sản phẩm cao sẽ giúp doanh nghiệp
nhanh chóng tiếp cận đƣợc thị trƣờng và đẩy mạnh doanh số bán hàng.
1.4.1.4 Yếu tố nghiên cứu và phát triển
Năng lực về nghiên cứu và phất triển của doanh nghiệp có thể giúp cho doanh
nghiệp phát triển sản phẩm mới, chất lƣợng sản phẩm cao hơn, kiểm soát giá thành
và công nghệ sản xuất. Ngoài ra doanh nghiệp cần thƣờng xuyên theo dõi các điều

kiện môi trƣờng bên ngoài, các thông tin về công nghệ có liên quan đến quy trình
sản xuất sản phẩm và nguyên vật liệu.
1.4.2 Các yếu tố bên ngoài
1.4.2.1 Môi trƣờng vĩ mô
Việc nghiên cứu môi trƣờng vĩ mô là nhằm phất triển những cơ hội mang lại
lợi ích cho doanh nghiệp, cũng nhƣ phân tích các mối đe dọa mà doanh nghiệp cần
né tránh. Các yếu tố trong môi trƣờng vĩ mô nhƣ:
 Môi trƣờng kinh tế
Là một số yếu tố vĩ mô ảnh hƣởng đến sức mua của ngƣời dân và tình hình
kinh doanh của doanh nghiệp, những yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trƣởng
kinh tế (GDP), tình hình lạm phát (CPI), tình trạng thất nghiệp, lãi suất ngân hàng,
tình trạng nợ công, tỷ giá hối đoái …Do đó, doanh nghiệp phải theo dõi thật kỹ
lƣỡng các yếu tố ảnh hƣởng đến nền kinh tế của quốc gia, ảnh hƣởng của các chính
sách kinh tế của chính phủ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 Môi trƣờng chính trị -pháp luật
Môi trƣờng chính trị - pháp luật bao gồm: đƣờng lối chính sách của chính phủ,
hệ thống pháp luật hiện hành, hệ thống quản lý hành chánh, quan hệ ngoại giao,
diễn biến chính trị trong và ngoài nƣớc, các chính sách bảo vệ ngƣời tiêu
dùng…Môi trƣờng chính trị - pháp luật có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, sự can thiệp ít hay nhiều của chính phủ vào nền kinh tế, sẽ
tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn và cơ hội trong kinh doanh cho từng doanh
nghiệp.
 Môi trƣờng văn hóa - xã hội
Môi trƣờng văn hóa bao gồm: thể chế xã hội, cách sống, lối sống, truyền
thống, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, cơ cấu xã hội…Doanh nghiệp cần hiểu rõ môi


×