Đề bài: Thực trạng thuyết trình của sinh viên luật và những giải pháp để có
được kĩ năng thuyết trình tốt.
Thời gian gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy và học được thực hiện khắp các
trường đại học trong cả nước. Trong đó phương pháp thuyết trình được áp dụng phổ
biến ở nhiều ngành học mà tiêu biểu là ngành luật. Qua đó sinh viên luật có điều kiện
được phát triển kĩ năng và khả năng của bản thân. Tuy nhiên có một thực trạng đáng
buồn là nhiều sinh viên luật chưa hoặc rất ít sử dụng phương pháp thuyết trình đồng
thời hiệu quả sử dụng không cao. Vậy thực trạng đó là gì và giải pháp để có được kĩ
năng thuyết trình tốt.
Với hầu hết các công việc hiện đại thì bất cứ khi nào chúng ta mong muốn trình
bày kế hoạch, ý kiến cá nhân trước đám đông, kỹ năng thuyết trình cũng là một kỹ
năng mấu chốt cần có. Thuyết trình không còn là trình bày, là thuyết minh mà đã trở
thành một nghệ thuật được sử dụng trong việc thu phục nhân tâm, tạo động lực cho
những người xung quanh. Bởi vậy nên kỹ năng thuyết trình là kỹ năng giao tiếp, diễn
đạt vấn đề, làm cho người khác hiểu được nội dung mà mình muốn diễn đạt.Tuy
nhiên không phải là ai cũng thuyết trình được nhất là sinh viên luật.
Hầu hết những người thuyết trình kém đều chú ý vào việc họ sẽ nói gì mà quên rằng
điều quan trọng là nói như thế nào. Trước khi chuẩn bị một bài nói trước đám đông họ
thường cố gắng học thuộc lòng toàn bộ nội dung của bài nói đó. Việc làm này không
những không đúng mà còn làm cho người thuyết trình dễ rơi vào tình huống lúng
túng, quên bài và nói một cách máy móc. Từ đó không thể truyền tải hết nội dung
nâng cao, nội dung ẩn trong lượng thời gian nhỏ hẹp được qui định sẵn đối với người
nghe.
Bên cạnh đó một thực trạng mà sinh viên hay mắc phải khi thuyết trình chính là ở
niềm tin chỉ cần nắm rõ, nắm vững các kĩ năng nói thì họ sẽ thành công. Tuy nhiên họ
lại quên mất một điều là cảm xúc. Cảm xúc đóng vai trò quan trọng, thậm chí còn
quan trọng hơn cả việc bạn nắm chắc các kỹ năng nói, nó là kĩ năng quan trọng nhất
khi thuyết trình. Bởi cảm xúc của bạn luôn được thể hiện trực tiếp qua giọng nói khi
vui lẫn khi buồn. Khi vui thì tốc độ giọng nói sẽ nhanh hơn, tông giọng sẽ cao hơn sẽ
giúp cho bài thuyết trình rõ ràng và có tác động mạnh mẽ đến người nghe từ đó nội
dung cần truyền đạt sẽ rõ, đầy đủ, người nghe dễ tiếp thu. Ngược lại khi buồn, giọng
nói nhỏ, tốc độ chậm, những nỗi dung không đến được với người nghe hoặc rời rạc,
không đầy đủ, rõ ràng, gây tâm trạng bực bội,chán nản cho người nghe.
Ngoài ra lỗi nhiều sinh viên luật thường gặp phải, làm cho bài thuyết trình đạt kết quả
kém là phân bố thời gian chưa hợp lý cho từng luận điểm, luận cứ trong bài. Việc sa
đà, trình bày quá sâu nội dung luận cứ mà không chú ý đến nội dung luận điểm đã làm
cho bài thuyết trình không khoa học, “loãng”, thiếu tính logic đồng thời đánh mất tính
mạch lạc, thống nhất của một bài thuyết trình.
1
Bên cạnh đó việc thiếu sự tương tác giữa người thuyết trình và người nghe cũng làm
cho bài thuyết trình kém, không thu hút được sự chú ý. Người thuyết trình trình bày
theo khuôn mẫu, máy móc còn người nghe tiếp nhận thông tin một cách thụ động.
Bên cạnh đó một lỗi mà sinh viên nói chung và sinh viên luật nói riêng, nhất là những
sinh viên năm nhất thường gặp phải là khi thuyết trình thiếu tính năng động, thiếu tợ
tin, và ít hoặc không di chuyển trong suốt quá trình thuyết trình khi đứng trước đám
đông họ rụt rè,lúng túng, sợ hãi và vì thế bài thuyết trình không lưu loát, mạch lạc bị
vấp và có nhiều thiếu sót.
Ngoài ra trong quá trình thuyết trình người nghe đặt câu hỏi là điều không tránh khỏi.
Tuy nhiên người thuyết trình lại hay mắc phải lỗi trả lời câu hỏi ngay lập tức, thiếu
suy nghĩ hoặc không suy nghĩ kĩ. Điều này vừa làm gián đoạn bài thuyết trình đồng
thời làm sinh viên bị mất điểm trong mắt thính giả.
Thêm một lỗi nữa mà sinh viên luật hay mắc, bất kể năm hai hay năm ba là việc chưa
nghiên cứu đối tượng nghe. Nếu thuyết trình trước lớp, bài thuyết trình sử dụng nội
dung chủ yếu thông qua kênh chữ mà không chú ý sử dụng hình ảnh, clip video sẽ
khiến người nghe chán nản, không chú ý, bài thuyết trình sẽ thất bại.
Ngoài những hạn chế trong quá trình thuyết trình được nêu ở trên còn có thể kể thêm
một số sơ suất thiếu sót nữa nhưng là do tác nhân khách quan, ví dụ như trong quá
trình thu thập tìm hiểu thông tin, nhiều sinh viên không có điều kiện mua máy tính sẽ
bị lúng túng, khó khăn.
Trên đây là thực trạng thuyết trình của sinh viên luật và để khắc phục thực trạng này
chúng ta cần tìm những giải pháp hợp lí để có bài thuyết trình tốt.
Trước hết, trước khi thuyết trình sinh viên phải chuẩn bị thật kĩ kiến thức, kỹ năng,
tâm lý, hình ảnh bên ngoài của bản thân và quan trọng phải ước lương được quĩ thời
gian của bài thuyết trình. Khi chuẩn bị kiến thức chúng ta cần chuẩn bị khả năng tư
duy logic và nội dung của bài thuyết trình, thuyết trình về vấn đề gì? Tầm quan trọng
của vấn đề đó, ý nghĩa của nó với xã hội,với bản thân, và gia đình?.. Không chỉ luôn
đăt ra nhưng câu hỏi mà mỗi bạn sinh viên còn phải đi sâu tìm hiểu, chuẩn bị các kỹ
năng mềm cần thiết trong quá trình thuyết trình như tạo sự tương tác với người nghe;
xử lý tình huống đột ngột phát sinh trong khi thuyết trình hay điều chỉnh âm lượng
sao cho phù hợp, sử dụng ngôn từ tương thích với đối tượng khán thính giả hoặc nhấn
ý chính để gây ấn tượng với người nghe.
Ngoài ra để thuyết trình tốt, điều quan trọng nhất là khi bạn nói về bất cứ điều gì thì
bản thân bạn phải có cảm xúc sự hưng phấn và niềm mong muốn chia sẻ tất cả những
thông tin cho người nghe. Để làm được điều này mỗi sinh viên cần rèn luyện sự tự tin
trước đám đông. Đầu tiên bạn hãy hồi tưởng lại cách bạn tự tin nói chuyện, trình bày
gần gũi với một người bạn như thế nào, khi đó bạn đã tin vào khả năng truyền đạt và
thuyết phục ra sao. Khi tự tin bạn biết bạn là ai và bạn hiểu người khác đánh giá bạn
ra sao, bạn sẽ không sợ hãi đám đông khi đặt niềm tin vào người nghe, chúng ta sẽ
thoải mái thể hiện ý tưởng của bản thân. Nói cách khác nếu bạn luôn nghĩ mọi thứ về
2
bản thân mình tích cực và bạn tin rằng người khác cũng sẽ nhìn thấy những điều tốt
đẹp đó thì bạn sẽ nâng cao lòng tự tin.
Để thuyết trình tốt sinh viên cần tìm hiểu, nghiên cứu và xác định rõ đối tượng nghe.
Nhóm người nghe có những tính cách gì, đặc điểm tâm sinh lí ra sao? từ đó có thể
thay đổi phong cách thuyết trình phù hợp với thị hiếu từng nhóm mà không bị đóng
khuôn vào một kiểu cứng nhắc nào. Đồng thời khi xác định đối tượng nghe mà bài
thuyết trình hướng tới chúng ta có cách điều chỉnh, cách tiếp cận, truyền đạt thông tin
sao cho phù hợp với trình độ,quan điểm của người nghe, không cần quá nhiều nhưng
cũng không được quá ít để đảm bảo người nghe hiểu và nhớ thông tin.
Bên cạnh đó, sinh viên phải quan tâm đến cấu trúc bài thuyết trình. Nội dung hãy sẽ
chẳng là gì nếu như khi đứng trước đám đông bạn không nhớ gì về nó. Hãy cấu trúc
bài viết theo trình tự dẫn dắt người nghe và bạn chỉ cần ghi nhớ trình tự đó thay vì tất
cả nội dung trong bản thảo điều này cho phép bạn có thể thuyết trình một cách tự
nhiên thay vì nhớ và đọc làu làu lai như học sinh trả bài.
Ngoài ra để người nghe có thể hiểu được vấn đề bạn trình bày thì cần có các phần dẫn
dắt, mở đầu, nội dung, kết thúc, liên hệ thực tế và phải được sắp xếp logic, tạo thành
một chỉnh thể thống nhất. Đồng thời phải phân chia thời gian hợp lý cho từng phần để
bài thuyết trình kết thúc đúng thời gian.
Thêm vào đó, sinh viên cần chú ý sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp bởi hơn 50% hiệu
quả bài nói đến từ việc sử dung ngôn ngữ cơ thể. Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa là
bạn phải cố sử dụng điệu bộ, cử chỉ bất cứ khi nào có thể. Hãy thể hiện bản thân ở
mức độ vừa phải và sử dụng các cử chỉ thích hợp cho từng tình huống, bài thuyết trình
sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể thông qua các hoạt động
của tay, bằng ánh mắt hay biểu cảm khuôn mặt.
Những hoạt động của tay có tác dụng bổ trợ rất nhiều cho bài giảng, trong việc thể
hiện ý tưởng, bày tỏ quan điểm. Đây cũng chính là phương tiện giao tiếp với người
nghe, để thực hiện các hoạt động trong quá trình thuyết trình: đặt câu hỏi, mời trả
lời…Khi nói đến các con số nên dùng tay minh họa để nhấn mạnh. Bên cạnh đó,
không nên cầm bút chỉ thẳng vào người nghe, bỏ tay trong túi quần, đứng khoanh tay
vì sẽ tạo cảm giác thiếu tôn trọng người nghe.
Sử dụng ánh mắt khi thuyết trình là một trong những kĩ năng quan trọng nhất làm nên
thành công. Những cảm xúc của người thuyết trình đều được thể hiện thông qua ánh
mắt. Do đó, người thuyết trình phải quan sát có sự điều chỉnh hợp lí hoạt động của
mình để thể hiện sự tự tin, chủ động và tăng sức hấp dẫn cho bài thuyết trình, tăng sợ
tin tưởng ở người nghe. Tránh nhìn trực tiếp, nhìn “ chằm chằm” vào người hỏi, nhìn
lên trần nhà, nhìn ra ngoài, hay nhìn vào slide để đọc, như vậy thể hiện sự không tự
tin, thiếu tập trung cũng như sự chuẩn bị sơ sài của bản thân.
Ngoài ra yếu tố biểu cảm khuôn mặt giúp thể hiện cảm xúc, thái độ của người thuyết
trình. Khuôn mặt sẽ biểu hiện cảm xúc của người thuyết trình như việc tôn trọng
người nghe, sự chân thật, thuyết phục trong cảm xúc. Tránh biểu hiện một cách thái
3
quá, đừng tiếc nụ cười nhưng phải cười đúng lúc đúng chỗ, cảm xúc phải phù hợp với
nội dung.
Trước khi thuyết trình ta cần đầu tư thời gian và công sức hợp lí để chuẩn bị về ngoại
hình, mà chủ yếu là trang phục. Châm ngôn có câu “ăn cho mình, mặc cho người” vì
trang phục đó thể hiện tính cách,địa vị tính chuyên nghiệp của người thuyết trình.Việc
chọn trang phục phải phù hợp với địa điểm, hoàn cảnh, nội dung mà mình thuyết
trình, đối tượng nghe.
Ngoài ra, để buổi thuyết trình diễn ra thành công cần tạo sự tương tác giữa người
thuyết trình với người nghe. Khi có người đặt câu hỏi trong lúc ta đang thuyết trình.
Hãy chủ động ghi nhận câu hỏi đó, cám ơn họ và xin phép trả lời câu hỏi vào cuối
buổi, tránh việc vội vàng trả lời ngay vì nhiều khi trả lời không đúng hoặc không đầy
đủ.
Ngoài những giải pháp đã nêu ở trên khi thuyết trình sinh viên cần chú ý kiểm
soát các công việc cho buổi thuyết trình, cũng như kiểm soát tâm trạng, cảm xúc của
bản thân. Mới đầu khi bước lên vị trí thuyết trình, bạn sẽ run lên, miệng nói lắp bắp và
có khi quên hết nội dung thuyết trình nhưng đừng lo, đây chỉ là phản ứng tự nhiên,
sau một lát sự tự tin sẽ trở lại khi bạn hoàn toàn tập trung sức lực vào bài thuyết trình.
Với những biện pháp trên nếu bạn làm tốt thì dần dần không chỉ kĩ năng thuyết trình
trước đám đông của bạn được cải thiện mà còn gây được thương hiệu cá nhân trong
mắt người khác, từ đó sẽ có nhiều người biết đến bạn hơn giúp mở rộng các mối quan
hệ trong xã hội và rất có ích cho những sinh viên luật như chúng ta.
4