Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

BÀI TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA tư bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.42 KB, 29 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỶ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG
KHOA CƠ KHÍ
……..*****……

BÀI TIỂU LUẬN MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC – LÊNIN
ĐỀ 4: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

GVBM :
LỚP : 13CĐ_CK1
1.NGUYỄN TRỌNG TÍN
2.NGUYỄN QUANG VINH
3.DƯƠNG HẢI THẮNG
4.PHẠM BÁ QUÝ
5.HOÀNG NHẬT TÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014
1|Page


CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người, xuất hiện
đầu tiên tại châu Âu phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu
Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ
thứ 17. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 hình thái chính trị của "nhà nước tư bản
chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà
nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội
tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
(với tư cách một hình thái kinh tế) từ chủ nghĩa phong kiến không do một lý thuyết
gia nào xây dựng. Tuy nhiên A.Smith là người có đóng góp to lớn nhất xây dựng một
hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế.


Chủ nghĩa tư bản không đồng nhất với chủ nghĩa tự do dù nền tảng là kinh tế tư hữu,
nói cách khác chủ nghĩa tư bản là một trong các hình thái kinh tế của sản xuất tư
hữu, và đối lập với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng sở hữu công cộng. Các chính
sách an sinh xã hội trong nền kinh tế tư bản không phải là thành tố của chủ nghĩa tư
bản, và cũng không phải biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chính xác hơn là
nó là một biểu hiện của một nền kinh tế được điều chỉnh ít nhiều bởi nhà nước.
Đặc điểm đặc trưng nhất của chủ nghĩa tư bản là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân và
quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi
như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người. Trong nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa không loại trừ hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu toàn dân và đôi
khi ở một số nước tại một số thời điểm tỷ trọng của các hình thức sở hữu này chiếm
không nhỏ (hay còn gọi là mô hình kinh tế hỗn hợp), nhưng điều cơ bản phân biệt xã
hội của chủ nghĩa tư bản với xã hội đối lập với nó là xã hội cộng sản là trong xã hội tư
bản chủ nghĩa quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất được xã hội và pháp luật
bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua giao dịch dân sự được pháp luật
và xã hội quy định. Còn chủ nghĩa cộng sản và phần lớn trường phái chủ nghĩa xã
hội công nhận quyền sở hữu tập thể và nhà nước đối với phương tiện sản xuất.
Trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do
kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh
tranh trong các điều kiện của thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều thông
qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế. Các công
ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu của
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu, thành phần kinh tế
tư nhân, kinh doanh tự do,cạnh tranh, động lực lợi nhuận, tính tự định hướng tự tổ
chức, thị trường lao động, định hướng thị trường, bất bình đẳng trong phân phối của
cải là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Chương 1: Cơ sở lí luận
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản đã trải qua những
2|Page



biến đổi, những thăng trầm và đạt tới trình độ phát triển cao nhất của mình
kể từ khi ra đời mà người ta thường gọi là chủ nghiã tư bản hiện đại. Chủ
nghĩa tư bản hiện đại phát triển trên cơ sở những thành tựu cuộc cách
mạng khoa học kĩ thuật. Vì vậy những biến đổi bản thân nó đếu bắt nguồn
từ việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
Vậy bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại hiện nay như thế nào? Biểu hiện ở những
khía cạnh nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này.
Chủ nghĩa tư bản hện đại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã từ “độc
quyền bình thường” phát triển lên “độc quyền nhà nước” tức là giai đoạn
mới của tư bản độc quyền và chính quyền nhà nước kết hợp với nhau làm
“nhà tư bản chung”, tiến hành điều tiết và can thiệp một cách toàn diện đối
với các mặt như: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của nhà nước.
Có những quan điểm khác nhau khi nhìn nhận bản chất chủ nghĩa tư
bản hiện đại. Có người cho rằng chủ nghĩa tư bản biến chất “chủ nghĩa tư
bản xã hội”. Cũng có người cho rằng chủ nghĩa tư bản ngày nay vẫn là chủ
nghĩa đế quốc ngày trước. Vậy đánh giá như thế nào cho đúng? Người viết
dựa trên cơ sở những biến đổi của chủ nghĩa tư bản từ sau chiến tranh thế
giới thứ hai đến nay, xin mạnh dạn đưa ra những nhận xét về bản chất cốt
lõi của chủ nghĩac tư bản hiện đại như thế nào?

1. Từ sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình các
nước tư bản chủ nghĩa đã biến đổi rất nhiều
a) Về cơ cấu ngành nghề và lao động:
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và sự phát triển của sản xuất, cầunghành
nghề và cơ cấu lao động của chủ nghĩa tư bản ngày nay đã xuất hiện
xu thế chuyển sang thông tin hóa dịch vụ hóa,và khoa học công nghệ cao.Ngànhn
ghề khu vực thứ ba chủ yếu là tài chính, thông tin và các dịch khác đã nổi lên nhanh
chóng, tỷ trọng đã tăng lên đến 2/3 trong nền kinh tế quốc dân của các

nước phát triển phương Tây. Trong khi đó, tỷ trọng của ngành nghề khu
vực thứ nhất và thứ hai với các ngành sản xuất công nông nghiệp lại giảm
xuống đáng kể, cộng cả hai loại ngành này chỉ chiếm khoảng 1/3. Tương
ứng với sự biến đổi đó, cơ cấu lao động của các nước tư bản ngày nay
cũng có những biến đổi to lớn. Trong các nước phương Tây, lao động nông
nghiệp chỉ chiếm khoảng từ 5% đến 6% tổng số lao động, ở Mỹ còn giảm
xuống không đến 3%. Số lượng công nhân các ngành sản xuất có ý nghĩa
truyền thống cũng giảm đáng kể, tỷ trọng trong lao động của đa số các
nước phát triển còn không đến 3%. Ngược lại những người làm việc cùng
với giá trị sản phẩm của ngành nghề khu vực thứ ba tăng trưởng liên tục
hàng năm, đã tăng lên 60%-70% tổng số lao động. Đội ngũ người lao động
3|Page


xuất hiện xu hướng mới tri thức hóa, trí óc hóa, cổ trắng hóa, đa tầng lớp
hóa, tố chất văn hóa và khoa học kĩ thuật trong tổng thể của nó được nâng
cao hàng ngày, tầng lớp trung gian mà chủ yếu là tri thức không ngừng được
mở rộng.

b) Về thể chế và quản lý vận hành:
chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay
đã từ “độc quyền bình thường” phát triển lên “độc quyền nhà nước”. Nhà
nước từ “người gác đêm” chuyển sang can dự trực tiếp và điều tiết phổ biến
với nền kinh tế, thúc đẩy xã hội hóa tư bản, điều chỉnh quan hệ sản xã hội
trong phạm vi chế độ căn bản cho phép. Nhà nước lợi dụng mọi biện pháp
tài chính, và tiền tệ điều chỉnh sự vận hành nền kinh tế quốc dân, thậm chí
lợi dụng việc thực hiện nhiều lần quốc hữu hóa để đảm bảo sự phát triển
cân đối của nền kinh tế quốc dân.

c) Về quan hệ xã hội:

các nước phát triển phương Tây thi hành chính
sách phúc lợi xã hội. Các biện pháp cải lương như công nhân nắm cổ phần
và công nhân tham gia quản lý, thực hiện chính sách thu thuế và chính sách
tái phân phối xã hội có lợi cho việc hạn chế chênh lệch giàu nghèo. Điều
này ở mức độ nào đó, đã làm dịu mâu thuẫn xã hội và mâu thuẫn giai cấp,
tạo điều kiện phát triển kinh tế trong hoàn cảnh xã hội ổn định.

d) Về quốc tế hóa tư bản:
cách mạng khoa học đã tạo ra nhiều sản
phẩm mới, công nghệ mới và dịch vụ lao động, mở rộng thương mại đưa
đến quốc tế hóa sản xuất kinh doanh là lưu động vốn, thúc đẩy xu thế toàn
cầu hóa. Sự liên hợp quốc tế của chủ nghĩa tư bản ngày càng tăng và vị trí
của các công ty xuyên quốc gia (TNC) ngày càng lớn. Sự lệ thuộc lẫn nhau
giữa các quốc gia do hoạt động của các công ty xuyên quốc gia được tăng
lên không ngừng, kiểm soát 50% tổng sản phẩm thế giới, 50% mậu dịch
quốc tế, 90% đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, 80% bản quyền kĩ thuật công
nghệ mới, 70% quyền chuyển nhượng kinh tế thế giới. Cùng với hoạt động
của các công ty xuyên quốc gia, ngày nay các nước tư bản đã lập ra các
khối kinh tế khu vực, tổ chức kinh tế thế giới.
2.Bản chất chủ nghĩa tư bản hiện đại
Những biến đổi trên của chủ nghĩa tư bản không phải là tự bản thân
4|Page


nó thay đổi mà là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc của cuộc đấu tranh
giai cấp, đấu tranh của nhân dân thế giới, của lượng hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, do sự phát triển của nền văn minh nhân loại
thế kỷ XX, do tác động cách mạng khoa học kĩ thuật và của cải vật chất
ngày càng lớn. Chính vì thế đưa đến sự ngộ nhận trong một số người là chủ
nghĩa tư bản biến chất, chủ nghĩa tư bản nhán dân, chủ nghĩa tư bản nhà

nước, hoặc là thuyết hội tụ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội. Song cũng
có người bất phục trước những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ
thuật. Cách đánh giá như lâu nay không còn phù hợp, phủ định những mặt
tích cực của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng bản chất
của chủ nghĩa tư bản vẫn không hề thay đổi. Đó vẫn là một xã hội dựa trên
tư hữu, một xã hội bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động, chống
tư tưởng tiến bộ, sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc, mâu thuẫn chủ nghĩa tư
bản không thể khắc phục được
2.1 Chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn là một chế độ áp bức bóc lột,
chế độ bất bình đẳng, số người thất nghiệp tăng lên là một căn bệnh
nan giải, tệ nạn xã hội là một vấn đề thách thức, và tiếp tục chạy đau
vũ trang dưới những hình thức mới.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn là một chế độ áp bức bóc lột
Sự áp bức bóc lột này được che đậy dưới nhiều hình thức khác nhau
và tinh vi hơn so với những giai đoạn trước. Các hình thức bóc lột luôn thay
đổi dựa trên việc áp dụng những thành tựu của cuôc cách mạng khoa học
công nghệ. Với phương thức quản lí mới nhằm phát huy tính sáng tạo của
con người, các nhà tư bản đã khai thác trí tuệ của người lao động, bóc lột
chất xám của đội ngũ trí thức làm công, làm tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên
nhanh chóng. Ví dụ: tỉ suất giá trị thặng dư của các ngành công nghiệp ở
các nước tư bản phát triển biến động như sau: Mỹ từ 23,7 % năm 1977 tăng
lên 320% năm 1990, Cộng hòa liên bang Đức từ 181,47 % năm 1950 tăng
lên 260% năm 1977 và 309% năm 1991, Nhật Bản năm 1960 tăng lên 205%
năm 1978 và 312% năm 1993. Sự bóc lột vượt khỏi biên giới quốc gia và
đựơc triển khai trên phạm vi quốc tế thông qua nhiều hình thức, chẳng hạn
như xuất khẩu tư bản và hàng hóa, thông qua trao đổi mậu dịch, di tản chất
xám… Trong đó vai trò của công ty xuyên quốc gia hết sức nổi bật. Hàng
năm các công ty xuyên quốc gia đã thu đựợc lợi nhuận khổng lồ, đã bòn rút
được của các nước đang phát triển hàng tỷ đôla do ép giá, thực hiện giá cả
độc quyền với nước này. Thực hiện lôi kéo di tản chất xám từ các nước

đang phát triển. thực chất đó là một hình thức bóc lột trong điều kiên mới.
5|Page


Một hình thức bóc lột khác của chủ nghĩa tư bản ngày nay là sự bóc lột
người lao động trong các xí nghiệp của nền kinh tế ngầm. Đây là hình thức
bóc lột dã man nhất.
Mặc dù chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có sự chuyển biến nhất định
theo chiều hướng tiến bộ song nó vẫn là chế độ bất bình đẳng.
Sự bất bình đẳng của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ sự bất bình đẳng trong chế độ
sở hữu tư liệu sản xuất và được biểu hiện ở nhiều mặt.
Trước hết đó là sự phân cực xã hội vẫn được duy trì và thậm chí còn
tăng lên. Ở một cực giai cấp các nhà tư bản vẫn chiếm đoạt và tích tụ đại
bộ phận các tư liệu sản xuất cũ và của cải xã hội, còn ở cực kia giai cấp
những người lao động vẫn tích tụ chồng chất sự nghèo nàn, dốt nát, bần
cùng dưới hình thức mới.
Sự bất công của chế độ tư bản chủ nghĩa còn biểu hiện đậm nét ở sự
phân biệt đối xử giữa các tầng lớp dân cư, đặc biệt là nạn phân biệt chủng
tộc. Trong các nước tư bản chủ nghĩa, người da màu, người ở tầng lớp
dưới bị khinh rẻ, nhiều người trong số họ bị thất nghiệp và cùng khổ. Trên
bình diện thế giới, sự bất bình đẳng còn biểu hiện trong mối quan hệ giữa
các nước tư bản chủ nghĩa và vùng ngọai vi của nó là các nước đang phát
triển. Trong khi các nước tư bản tích lũy sự giàu có về của cải thì ở các
nước đang phát triển phải đương đầu với tình hình hết sức cấp bách của
nạn đói nghèo, bệnh tật và dốt nát, trầm trọng nhất là châu lục Đen. Khoảng
cách về thu nhập giữa các nước tư bản chủ nghĩa và các nước đang phát
triển năm 1960 là 30 lần, hiện nay tăng lên 70 lần
Trong các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay, hiện tượng tư bản
thừa vẫn đi đôi với thất nghiệp.
Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này là do đổi mới công nghệ, sử dụng thiết bị t

ự động hóa nên đã gạt ra ngoàimột số lượng lao động lao động đáng
kể và do lànsóng di cư từ nước ngoài tới.
Do hậu quả của sự phân cực xã hội, của chính sách áp bức bóc lột bất
công, của nạn thất nghiệp… tệ nạn xã hội của các nước tư bản chủ nghĩa
đã và đang trở thành vấn đề có tính chất thách thức. Trong tờ “Thời báo
Mỹ” ông Brzejinesky- cố vấn hàng đầu của Nhà Trắng nước Mỹ đã nhận
xét: “ Bạn hãy nhìn quanh nước Mỹ, bắt đầu từ thành phố New York. Hãy
quan sát cảnh tượng ô uế và điêu tàn, cảnh tượng hỗn loạn và bần cùng gợi
6|Page


cho người ta một hình ảnh một thủ đô của thế giới thứ ba và cảnh tượng
những người vô gia cư ngủ trên hè phố, cơn say ma túy, hằn thù chủng tộc,
tội ác và những lo âu sợ hãi. Thế rồi bạn lại nhìn sang những thành phố
khác ở Mỹ, hầu hết nơi nào cũng mang cái vẻ đó của New York. Rồi bạn
hãy nhớ lại ba tiếng “thế kỷ Mỹ” với ý nghĩa bao hàm trong ba tiếng đó, tức
là sự giàu có, sức mạnh và thế lực hầu như tuyệt đối- bạn sẽ thấy kết quả
là một cái gì mỉa mai thậm chí đau lòng.”
Đặc biệt những năm gần đây ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa thường
xuyên diễn ra hoạt động khủng bố, do đó tình trạng an toàn xã hội ngày
càng trầm trọng đe dọa cuộc sống con người.
Vì chạy theo lợi nhuận các tập đoàn tư bản đã không quan tâm tới bảo
vệ môi trường sinh thái. Tình hình đó đã tạo ra sự ô nhiễm bầu không khí và
những hậu quả không lường về thời tiết, khí hậu và đã làm tiêu hủy sức
người, sức của đối với mọi quốc gia.
Từ sau chiến tranh đến đầu những năm 1990 các nước tư bản đã
thực hiện quân sự hóa nền kinh tế.
Nhiều tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật đã bành trướng t
hế lực dưới nhiều hình thức. Chủ nghĩa đế quốc đã tìm con đường chạy đua vũ trang
, quân sự hóa

nền kinh tế để tìm lối thoát cho những bế tắc về kinh tế xã hội và lôi cuốn
các nước vào thảm họa của các cuộc xung đột khu vực mang tính chất sắc
tộc và tôn giáo dẫn đến các cuộc nội chiến để phục vụ lợi ích các tổ chức
độc quyền.
Từ những phân tích trên cho thấy bản chất của chủ nghĩa tư bản được
nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau và bản chất bóc lột không hề thay đổi,
không có khả năng vượt qua những giới hạn bắt nguồn từ quan hệ sản
xuất
2.2.Những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại
Trong thời đai ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng
sản xuất, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, quan
hệ sản xuất đã có sự thay đổi về chất. Vì vậy, mâu thuẫn cơ bản của xã hội
tư bản là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất với
những thay đổi và biểu hiện mới. Hiện nay khi quá trình toàn cầu hóa diễn
ra mạnh mẽ đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn tư bản chủ nghĩa. Đây là thứ
7|Page


tư bản chủ nghĩa chuẩn bị những tiền đề vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa
xã hội. Toàn cầu hóa hôm nay, khi ưu thế thuộc về chủ nghĩa tư bản thì bản
chất là một quá trình đầy mâu thuẫn, vừa hợp tác, liên kết hội nhập, vừa
đấu tranh. Sâu sa là một cuộc đấu tranh quyết liệt vì sự biến đổi toàn cầu
hóa giữa các quốc gia dân tộc.
Đó là mâu thuẫn giữa một bên là quyền lực và lợi ích chi phối, thao
túng của những thế lực tư bản quốc tế với một bên là chủ quyền, lợi ích các
quốc gia dân tộc, mâu thuẫn găy gắt giữa các nước tư bản chủ nghĩa, các
tập đoàn tư bản với nhau, giữa trung tâm và ngoại vi, giữa Bắc và Nam…
a) Mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát

triển, tồn tại và phát triển dưới hình thức mới.

Những năm sau chiến tranh, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát
triển và các nước đang phát triển là mâu thuẫn đối kháng, mang tính chất
gay gắt giữa những nước thống trị, bóc lột và những nước bị trị, lệ thuộc.
Ngày nay do điều kiện llịch sử thay đổi, chiến tranh lạnh đã kết thúc, lực
lượng sản xuất đã đạt trình độ quốc tế hóa cao, quá trình toàn cầu hóa
được thúc đẩy mạnh mẽ. Tuy còn đấu tranh song xu hướng hòa bình hợp
tác để phát triển dã trở thành xu thế của thời đại và trở thành mục tiêu
chung của cả nhân loại. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển
và các nước đang phát triển về thực chất vẫn là mâu thuẫn giữa giai cấp tư
sản và lao động trên phạm vi quốc tế. Song hình thức cuộc đấu tranh đó đã
có sự thay đổi và thông thường được biểu hiện tập trung ở kinh tế, với việc
sử dụng hợp tác quốc tế, tăng cường củng cố hòa bình để phát triển. Tuy
nhiên cần khẳng đinh rằng chủ nghĩa thực dân vẫn tồn tại dưới hình thức
mới, mối quan hệ giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát
triển là mối quan hệ không bình đẳng, các nước đang phát triển ở vào thế
yếu về kinh tế. Tuy có sự phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ nhưng về thực
chất vẫn còn là sự phụ thuộc một chiều. Vì vậy phải hợp tác trên cơ sở đấu
tranh để đảm bảo lợi ích chính đáng. Các nước đang phát triển đã và đang
đoàn kết sử dụng điểm mạnh của mình, đấu tranh để có được trật tự quốc
tế mới trong mối quan hệ này.
b) Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa (thực chất là mâu

thuẫn giữa giai cấp tư sản quốc tế với nhau)
Mâu thuẫn này đã trải qua hai giai đoạn: sau chiến tranh thế giới, trước
sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thế giới thứ ba
và sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa các nước
8|Page


tư bản phát triển cũng dịu đi để đối phó với phong trào cách mạng thế giới.

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, mâu thuẫn có chiều hướng diễn biến
phức tạp. Một mặt, với sự phát triển của xu hướng toàn cầu hóa, các nước
phát triển cũng buộc lòng phải liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển.
Nhưng mặt khác do tác động của quy luật phát triển không đều của chủ
nghĩa tư bản, các nước này lại cạnh tranh và đấu tranh với nhau để giành
quyền lực đặc biệt là cuộc đấu tranh giữa các trung tâm tư bản chủ nghĩa
Mỹ, Nhật, Tây Âu
Có thể nói cho đến nay, mặc dù Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế có vai
trò lớn nhất trong việc kiểm soát nền kinh tế thế giới, song với sự lớn mạnh
của Nhật Bản và Tây Âu thì vai trò của Mỹ sẽ bị suy giảm tương đối. Tình
hình đó đã và đang dẫn đến mâu thuẫn giữa các trung tâm ngày càng tăng
lên.
Tuy nhiên cần khẳng định rằng trong thời đai ngày nay khi lực lượng
tiến bộ yêu chuộng hòa bình, hợp tác và phát triển đã trở thành xu hướng
cơ bản, đồng thời là nguyện vọng của nhân loại thì mặc dù mâu thuẫn giữa
các nước tư bản còn tồn tại nhưng phương thức giải quyết mâu thuẫn đó sẽ
không thể tùy tiện và càng không thể coi việc sử dụng chiến tranh vũ trang
là phương thức giải quyết duy nhất như đã xảy ra trong lịch sử.
Thực tế là mâu thuẫn giữa các nước tư bản, nhất là các trung tâm tư
bản thế giới dược biểu hiện tập trung trên nhiều lĩnh vực kinh tế và lôi cuốn
nhiều nước vào vòng xoáy đó, tạo tiền đề cho quá trình toàn cầu hóa nền
kinh tế thế giới.
a) Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.

Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội trong phạm vi toàn thế giới. Giữa chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa tư bản vừa có mặt mâu thuẫn, vừa có mặt tiếp thu và hợp tác. Mặt gọi
là mâu thuẫn, tập trung thể hiện ở vấn đề “diễn b iến” và “chống diễn biến”.
Chủ nghĩa tư bản tìm mọi cách chống phá hòng thủ tiêu chủ nghĩa cộng
sản, trước mắt bằng con đường diễn biến hòa bình. Chống nguy cơ diễn

biến hòa bình đang là một nhiệm vụ cấp bách đối với các nước xã hội chủ
nghĩa. Mặt khác, chủ nghĩa xã hội đối với chủ nghĩa tư bản, vừa có phủ
định, vừa có kế thừa và phát triển, tiếp thu và hợp tác với nhau.
Tất cả những mâu thuẫn trên đều bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản nhất,
sâu sa nhất, bao trùm nhất là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng
được xã hội hóa cao, vượt khỏi biên giới quốc gia với chế độ chiếm hưữ tư
nhân về tư liệu sản xuất ở mỗi nước đặc biệt là những nước lớn.
9|Page


2.3 Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
Lê-nin đã chỉ ra rằng chủ nghĩa tư bản đến giai đoạn độc quyền, nền
kinh tế của nó vận động theo hai xu hướng: sự phát triển song song với
sự trì trệ thối nát. Ngày nay hai xu hướng đó vẫn tác động trong nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa. Sự tồn tại song song của hai xu thế trong chủ nghĩa tư
bản hiện đại một mặt nói lên rằng chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn còn sức
sống, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có thể tự điều chỉnh và trong giới
hạn nhất định nó còn có thể thích ứng với nhu cầu phát triển của lực lượng
sản xuất và thúc đấy xã hội tư bản phát triển. Song mặt khác cũng nói lên
rằng chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại những mâu thuẫn không tránh khỏi được
và đó là bản chất của chủ nghĩa tư bản.
Giooc- Xôrốt- một nhà tài phiệt Mĩ đầu cơ tiền tệ nổi tiếng cũng phải
thừa nhận tính bất ổn của chủ nghĩa tư bản.Tháng 1 - 1999 trả lời báo
Yomiuri: “Chủ nghĩa tư bản và nền kinh tế thị trường có thỏa mãn đời sống
dân chúng không
?” Giooc- Xôrốt nói: “ Trước hết chủ nghĩa tư bản có hệ tư
tưởng riêng của nó, tôi gọi nó là trào lưu chính thống thị trường. Hiện tại nó
là hệ tư tưởng có ảnh hưởng nhưng không phải là hệ tư tưởng duy nhất. Có
những người không thỏa mãn với chủ nghĩa tư bản vì đó là hệ thống vô
nhân đạo hiểu theo nhiều cách. Có những người về sự thiếu công bằng xã

hội và tôi nằm trong số những người đó. Những người khác lo ngại về sự
xâm lược chủ quyền quốc gia. Vì vậy thế kỷ XXI không phải là thời điểm
chấm dứt hệ tư tưởng.” Ít ai còn mang ảo tưởng nay mai chủ nghĩa tư bản
sẽ chết, nhưng phải chăng số người tin vào sức sống vĩnh hằng chủ nghĩa
tư bản ngày càng vơi dần . Có lẽ đa số đánh giá chủ nghĩa tư bản còn lâu
mới tiêu vong nhưng không tránh khỏi tiêu vong
Có thể khẳng định rằng chủ nghĩa tư bản tuy còn tiềm năng phát triển
song không tránh khỏi những giới hạn và mâu thuẫn. Nó thể hiện tính tiến
bộ so với phương thức sản xuất trước đó, song lại trở thành lỗi thời do đó
cần được thay thế bằng một xã hội tiến bộ hơn- Chủ nghĩa xã hội- giai đoạn
thấp của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Đó là một quy luật của
lịch sử, là sự “phát triển lịch sử tự nhiên”. Tuy nhiên quá trình thay thế này
là một quá trình đấu tranh giai cấp găy go, quyết liệt đầy khó khăn gian khổ
trên phạm vi thế giới, không chỉ có thắng lợi mà có cả sự thất bại, thụt lùi
tạm thời. Đó là biện chứng của lịch sử

Chương 2: thực trạng cửa chủ nghĩa tư bản
10 | P a g e


+ Sự tiến bộ kĩ thuật dẫn tới sự phát triển của nên kinh tế hàng hoá.
+ Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá là điều kiện cơ bản nhất để dẫn đến sự ra
đời của chủ nghĩa tư bản, song chỉ có nền kinh tế hàng hoá thôi thì chưa đủ. Muốn có
quan hệ tư bản chủ nghĩa thì cần phải có một quá trình chuẩn bị gọi là quá trình tích
luỹ tư bản Điều kiện cơ bản để dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản
ban đầu.
2/ Quá trình tích luỹ ban đầu của chủ nghĩa tư bản
Tích luỹ tư bản nguyên thuỷ là quá trình tạo ra vốn đầu tiên trong giai đoạn đầu của
chủ nghĩa tư bản. Cùng với vốn (tư bản), quá trình tích luỹ nguyên thuỷ còn đòi hỏi
có lực lượng lao động làm thuê (nhân công).

Biện pháp :
* Tích luỹ vốn
+ Các cuộc phát kiến địa lý đã đem về cho châu Âu và giai cấp tư sản nguồn hương
liệu, gia vị, vàng bạc, hàng hoá. Đó là những nguồn vốn đầu tiên cho quá trình tích
luỹ tư bản nguyên thuỷ. Vì thế, quý tộc và thương nhân châu Âu không ngừng ra sức
bóc lột của cải, tài nguyên vàng bạc của các nước châu Phi và châu Á.
+ Bằng buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa các khu vực, đặc biệt giữa các khu vực, đặc
biệt là buôn bán nô lệ da đen, đem lại lợi nhuận kếch xù cho nhà tư sản.
+ Bằng thủ đoạn cướp biển, bằng sức mạnh quân sự đe doạ để mua được hàng hoá
với giá rẽ mạt, đem bán với lợi nhuận rất cao.
+ Dùng bạo lực để tước đoạt ruộng đất của nông dân, biến ruộng đất thành đồng cỏ
chăn nuôi cừu, lấy lông bán làm len dạ, đem lại lợi nhuận (ở Anh).
* Nguồn nhân công
- Đối với nông dân : Tiến hành phong trào “Ráo đất cướp ruộng”, biến ruộng đất của
nông dân thành đồng cỏ chăn cừu phục vụ cho sản xuất len dạ. Nông dân bị mất
ruộng đất, chỉ còn con đường làm thuê, bán sức lao động cho những ông chủ giàu có
(điển hình nhất ở Anh từ thế kỉ XVI).
- Đối với thợ thủ công : Ở thành thị, nhiều thợ thủ công do rủi ro, do vay nặng lãi, do
thuế khoá – đã mất tư liệu sản xuất, phải đi làm thuê.
Nhờ có quá trình tích luỹ tư bản chủ nghĩa nói trên mà ở châu Âu, một số nhà quý tộc
11 | P a g e


và tư sản đã kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa. Họ bỏ vốn ra lập các xí nghiệp,
nhà máy, trang trại,…thuê nhân công kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Họ bỏ vốn ra lập
xí nghiệp, nhà máy, trang trại…thuê nhân công về là, và trả lương, bóc lột sức lao
động. Hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

II) SỰ RA ĐỜI CỦA TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở TÂY ÂU
1. Về kinh tế (Sự xuất hiện các hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa) :

Nhờ có quá trình tích luỹ nguyên thuỷ, ở châu Âu đã xuất hiện những hình thức kinh
doanh tư bản chủ nghĩa :
+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh và mâu thuẩn sâu sắc với
chế độ phong kiến lỗi thời lạc hậu.
+ Công trường thủ công thay cho phường hội, sản xuất trên quy mô lớn hơn. Việc áp
dụng kĩ thuật vào sản xuất làm cho năng suất lao động tăng nhanh. Xuất hiện quan
hệ chủ - thợ (sự bóc lột của chủ xưởng đối với những người lao động làm thuê).
+ Công trường thương mại thay cho thương hội thời trung đại.
+ Trong nông nghiệp : Hình thức đồn điền, trang trại sản xuất trên quy mô lớn thay
thế dần cho sản xuất nhỏ của nông dân. Cong dân biến thành công nhân nông nghiệp
theo chế độ làm công ăn lương, chủ đất trở thành tư sản, quý tộc mới.
- Thương nghiệp : Xuất hiện các công ti thương nghiệp lớn Đông Ấm, châu Phi – các
công ti này vừa buôn bán vừa cướp biển.
2. Về xã hội : phân hoá sâu sắc, đồng thời với quá trình tích luỹ vốn ban đầu và việc
thành lập những công trường thủ công, hai giai cấp mới là giai cấp tư sản và giai cấp
vô sản ra đời.
* Giai cấp tư sản : Theo C.Mác và Ph.Ănghen thì “Giai cấp tư sản là giai cấp những
nhà tư bản sở hữu tư liệu sản xuất xã hội và sử dụng lao động làm thuê”.Giai cấp đó
bao gồm chủ xưởng và thương nhân giàu có. Điạ vị kinh tế của giai cấp tư sản ngày
càng lớn mạnh, thế nhưng địa vị chính trị và xã hội ngày càng thấp kém, luôn bị giai
cấp phong kiến chèn ép, nên họ tìm cách thoát khỏi ách thống trị của phong kiến.
* Giai cấp công nhân: Theo C.Mác và Ph.Ănghen thì “Giai cấp vô sản là giai cấp là
những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên
buộc phải bán sức lao động của mình để sống”. Tóm lại, những người lao động vô
sản làm thuê, bị bóc lột nặng nề ’Sau này họđi theo tư sản chống lại chế độ phong
kiến .
12 | P a g e


* Để đi đến thắng lợi hoàn toàn đối với phong kiến, giai cấp tư sản phải đấu tranh thì

phải :
+ Chống phong kiến trên lĩnh vực tưu tưởng văn hoá – phong trào văn hoá phục
hưng.
+ Chống ý thức hệ phong kiến : cải cách tôn giáo.
+ Thúc đẩy nhân dân đấu tranh, đặc biệt là nông dân : tiêu biểu là chiến tranh nông
dân Đức.
+ Tư sản trực tiếp lãnh đạo đấu tranh : Cách mạng Ne-dec-len (1566 - 1609).
+ Tiếp sau là một loạt các cuộc cách mạng tư sản đã diễn ra ở châu Âu, Bắc Mỹ mà
mở đầu là Cách mạng tư sản Anh (1640)
III) SỰ RA ĐỜI CỦA TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào những năm 30 của thế kỷ XX và rõ nhất
là sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX, sự phát
triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã dẫn đến toàn cầu hóa
kinh tế và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc
quyền xuyên quốc gia.
Cùng với sự phát triển của các công ty độc quyền xuyên quốc gia và toàn cầu hóa nền
kinh tế thế giới, chủ nghĩa tư bản tổ chức ra Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới
và các thỏa thuận về thuế quan. Do nhu cầu điều chỉnh quan hệ thương mại nên
ngay từ năm 1948, các nước tư bản đã tổ chức ra Hiệp định chung về thuế quan
(GATT). Sau đó, do tiến trình khu vực hóa được xúc tiến mạnh mẽ nên đã dẫn đến sự
ra đời của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), Khu vực tự do Bắc Mỹ và Diễn đàn kinh
tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Tiếp đó, nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển nhanh và sự ra đời của kinh tế tri
thức đã làm nảy sinh nhiều mối quan hệ kinh tế thế giới, buộc chủ nghĩa tư bản độc
quyền xuyên quốc gia phải mở rộng GATT. Bởi thế, năm 1994, WTO ra đời.
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các công ty độc quyền xuyên quốc gia là lực lượng
thao túng thị trường thế giới. Hiện nay, khoảng 200 công ty xuyên quốc gia đang
chiếm 1/3 GDP của thế giới, thâu tóm 70% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), 2/3
mậu dịch quốc tế và trên 70% chuyển nhượng kỹ thuật của thế giới.


13 | P a g e


Thực tế trên đây chỉ ra hai thuộc tính cơ bản của toàn cầu hóa kinh tế. Một mặt, nó
thể hiện tính tiên tiến của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa: thúc đẩy sự phân
công lao động và hợp tác quốc tế để phát triển nền sản xuất xã hội, thúc đẩy sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế các nước. Mặt khác, nó thể hiện bản chất của chủ
nghĩa tư bản độc quyền xuyên quốc gia: luôn luôn tìm cách mở rộng tư bản ra bên
ngoài để tăng cường bóc lột và truyền bá các quan điểm, giá trị của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa.
Rõ ràng, sự phát triển của khoa học, công nghệ đã dẫn đến toàn cầu hóa nền kinh tế
thế giới. Nói một cách cụ thể, nó đã buộc chủ nghĩa tư bản độc quyền xuyên quốc gia
phải thích nghi bằng cách tổ chức ra các thị trường khu vực, thị trường thế giới, các
quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới để giải quyết các mối quan hệ kinh tế và nhất
là để thao túng thị trường thế giới. Sự ra đời của những tổ chức này có đưa lại thời
cơ phát triển kinh tế cho các nước kém phát triển, nhưng mục đích chính của nó là
để tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, hay nói cách
khác, để chủ nghĩa tư bản chi phối nền kinh tế thế giới. Đó cũng chính là bản chất của
thị trường thế giới.
Để việc hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO mang lại hiệu quả cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần nhận thức sâu sắc và giải quyết tốt một số vấn
đề sau:
Một là, khi xem xét thời cơ và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập
WTO, chúng ta không chỉ xem xét ở khía cạnh kinh tế mà còn xem xét ở cả các khía
cạnh chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng. Vì thế, trên tất cả các lĩnh vực
đó, chúng ta phải có mục tiêu, lộ trình tận dụng thời cơ và đối phó với thách thức,
đồng thời kết hợp chặt chẽ mục tiêu, lộ trình đó với chiến lược xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Hai là, mục tiêu của cách mạng nước ta là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, còn

việc thực hiện chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế thế giới, gia nhập WTO
chỉ là một trong các phương tiện để đi đến mục tiêu đó. Cái thiếu nhất của nền kinh
tế nước ta là thiếu một lực lượng sản xuất phát triển. Nhận thấy quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa không thể được thiết lập trên một lực lượng sản xuất thấp kém nên
Đảng ta đã đề ra chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa, hội
nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO để phát triển lực lượng sản xuất và trên cơ sở
đó, từng bước xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, làm cho quan hệ sản xuất
phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Ba là, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, chúng ta phải ra sức
phát huy nội lực, vì chỉ trên cơ sở nội lực được phát huy, mới thu hút mạnh đầu tư
nước ngoài và mới có điều kiện để kết hợp nội lực với ngoại lực trong công cuộc xây
dựng đất nước.
14 | P a g e


Bốn là, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, chúng ta phải nỗ lực
vượt bậc để tranh thủ tối đa ngoại lực, nhưng phải giữ vững độc lập, tự chủ, đồng
thời giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước, vì
đây là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam.
1) Các đặc điểm của kinh tế tư bản chủ nghĩa
"Chủ nghĩa tư bản" hay các định nghĩa, lý thuyết liên quan đến "chủ nghĩa tư bản"
(CNTB) có thể được hiểu là một hệ thống các quan điểm, các định nghĩa được những
người cộng sản, những chính khách theo phe cộng sản và các chính khách cánh tả
khác đưa ra để xác định một chế độ xã hội trong đó có sự sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất gắn với nền công nghiệp có năng suất lao động cao làm bộc lộ bản chất "bóc
lột" lao động làm thuê của các "nhà tư bản". Do ảnh hưởng lý luận theo quan
điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nhiều lý thuyết gia khái quát "chế độ
chính trị tư bản chủ nghĩa". Trong khi đó nhiều học giả khác không coi chủ nghĩa tư
bản là một hình thái kinh tế xã hội hay gắn nó với chế độ chính trị. Quan niệm của họ
chủ nghĩa tư bản chỉ phản ánh một quan hệ sản xuất trên nền tảng chế độ tư

hữu hay nguyên tắc vốn và lãi khi tham gia vào thị trường. Ở các nước mà những
người cộng sản gọi là theo chế độ chính trị "tư bản chủ nghĩa" (đối lập với xã hội chủ
nghĩa) thì không có định nghĩa rõ ràng thế nào là CNTB trong các văn kiện pháp luật
hay các văn kiện mang tầm cỡ quốc gia[cần dẫn nguồn].. (không quy định trong Hiến
pháp,...). Về mặt chính trị, ở những "quốc gia tư bản" quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng, quyền định đoạt không hề bị nghi ngờ, họ không đưa ra khái niệm thế nào là
nhà nước CNTB [cần dẫn nguồn] mà chỉ định nghĩa các chế độ chính trị như thế nào thì
được gọi là một nhà nước quân chủ lập hiến, quân chủ hợp hiến, nhà nước dân
chủ, quân phiệt, chế độ độc tài, chế độ cộng hòa.v.v..Không có đảng nào mang tên
Đảng tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên những người theo phái xã hội chủ nghĩa,... thường
cho là các cuộc bầu cử của chế độ tư bản đem lại lợi thế cho giai cấp tư sản, và bảo
vệ chế độ tư bản nên khái quát thành "chính trị tư bản chủ nghĩa".
Do nhận thức khác nhau trên cơ sở kinh tế hay chính trị, "các nước tư bản" thường
tự gọi họ là các nước thuộc "Thế giới tự do", trong khi gọi các nước đảng cộng
sản lãnh đạo là "các nước cộng sản"; trong khi đó các nước đảng cộng sản lãnh đạo
gọi nước họ là "các nước xã hội chủ nghĩa", và các nước kinh tế tư bản chủ đạo là
"các nước tư bản", và không gọi các nước tuyên bố "xã hội chủ nghĩa" (trong Hiến
pháp,v.v.) nhưng không do đảng cộng sản lãnh đạo là "các nước xã hội chủ nghĩa".
Có thể nói rằng hình thái kinh tế xã hội mà những người cộng sản gọi là "CNTB" tồn
tại dựa trên quan hệ cho vay lãi và cho thuê, điều này hoàn toàn đối lập với quy luật
bảo toàn và chuyển hóa của thế giới vật chất (một trong ba "chân vạc" trong hệ
thống lý luận của những người cộng sản): vật chất không thể tự sinh ra vật
chất, tiền không thể đẻ ra tiền.

Thành phần kinh tế tư nhân: Trong giai đoạn phát triển đầu tiên tự do cạnh
tranh của chủ nghĩa tư bản thành phần kinh tế tư nhân chiếm toàn bộ nền kinh
tế. Sau này cùng với mô hình kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước với sự can thiệp
điều phối của nhà nước vào quá trình kinh tế thì tỷ trọng của thành phần tư nhân
15 | P a g e







có giảm xuống nhưng đối với một nền kinh tế tư bản đặc trưng nó luôn chiếm tỷ
trọng là thành phần lớn nhất trong nền kinh tế. Thành phần kinh tế tư nhân đóng
vai trò năng động, lực đẩy quyết định tính hiệu quả của nền kinh tế tư bản, còn
thành phần kinh tế nhà nước chủ yếu để giải quyết các vấn đề xã hội đảm bảo
công ăn việc làm cho lực lượng lao động, tránh gây xáo trộn lớn trong xã hội và
để kinh doanh trong các ngành cần thiết nhưng khó sinh lời. Theo thời gian giữa
hai thành phần này thỉnh thoảng lại có sự hiệu chỉnh bằng các quá trình tư nhân
hoá hoặc quốc hữu hoá doanh nghiệp thông qua việc bán và mua các cổ phần của
doanh nghiệp.
Nền sản xuất lớn và động lực lợi nhuận: Khác với nền sản xuất phong kiến là
nền sản xuất lấy ruộng đất làm phương tiện sản xuất cơ bản và sở hữu ruộng đất
là đặc quyền của vua, quý tộc và lãnh chúa, ngành kinh tế chính là nông
nghiệpvà thương mại. Kinh tế tư bản chủ nghĩa bác bỏ đặc quyền về ruộng đất
hoặc bất cứ độc quyền của tầng lớp quý tộc, thượng lưu nào. Nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa là tự do kinh doanh lấy công nghệ, máy móc, và chất xám làm phương
tiện sản xuất chính và là nền kinh tế định hướng sang công nghiệp, dịch
vụ và thương mại. Sự định hướng này hoàn toàn do yếu tố lợi nhuận và thị
trường điều phối. Do phương tiện sản xuất là công nghệ, tri thức nên nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa để có lợi nhuận tối đa luôn có xu hướng hướng đến "nền
sản xuất lớn" với sự tái đầu tư mở rộng và gắn liền với cách mạng khoa học-công
nghệ. Việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh là lợi ích sống còn
của các chủ sở hữu doanh nghiệp trong cạnh tranh giành lợi nhuận.
Mua bán sức lao động (thị trường lao động): đây là đặc điểm rất nổi bật của
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trong nền kinh tế phong kiến và các nền kinh tế cấp
thấp lực lượng nhân công (nông dân, nông nô) bị phụ thuộc vào chủ đất (địa chủ,

lãnh chúa) và quý tộc về mặt pháp lý, họ bị gắn chặt vào ruộng đất và ý chí của
chủ đất và quý tộc. Còn nhân công (người lao động) trong kinh tế tư bản chủ
nghĩa về mặt pháp lý là hoàn toàn bình đẳng với chủ sở hữu doanh nghiệp (người
thuê lao động). Giữa người thuê lao động và người lao động ràng buộc kinh tế với
nhau bằng hợp đồng lao động: người lao động và chủ doanh nghiệp mua bán sức
lao động theo các yếu tố của thị trường. Công nhân có thể thanh lý hợp đồng lao
động với người thuê lao động này và sang làm việc cho người thuê lao động khác
và nếu muốn cùng với có khả năng hoặc may mắn thì cũng có thể trở thành chủ
doanh nghiệp.
Cả xã hội TBCN là một thị trường lao động lớn và thường thì cung ứng lao động
nhiều hơn yêu cầu lao động, do vậy trong xã hội tư bản chủ nghĩa thường tồn
tại nạn thất nghiệp. Do vậy, người lao động thường bị "mua rẻ" sức lao động của
mình, một phần giá trị thặng dư mà họ tạo ra bị nhà tư bản chiếm đoạt, dẫn đến

16 | P a g e


tình trạng công nhân bị bóc lột trong xã hội tư bản. Điều này những người cánh tả
(xã hội, cộng sản...) ra sức loại bỏ bằng việc chủ trương áp dụng các chính sách về
giờ lao động, trả lương... Tuy nhiên nguy cơ của nạn thất nghiệp cũng đóng vai
trò kích thích người lao động nâng cao kỹ năng và kỷ luật lao động trong cuộc
chạy đua bảo vệ chỗ làm việc.

Kinh tế thị trường và cạnh tranh: Vì nền kinh tế được điều hành bởi cá nhân
và các doanh nghiệp tư nhân định hướng đến quyền lợi cá nhân nên kinh doanh
trong kinh tế tư bản chủ nghĩa về cơ bản là tự điều hành, tự phát sinh theo quy
luật của thị trường tự do và quy luật cạnh tranh hay đó là nền kinh tế thị trường
tự do (để phân biệt với nền kinh tế thị trường nhưng có sự can thiệp của Nhà
nước - kinh tế hỗn hợp).
2) Đặc điểm chính tri xã hội

Chính vì đặc điểm kinh tế cơ bản là quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất và
kinh tế thị trường tự do kinh doanh nên đã kéo theo các đặc điểm khác về mặt luật
pháp, triết học và tâm lý của xã hội tư bản chủ nghĩa:

Tính năng động và tự phát của thị trường: Mọi giá trị kinh tế, văn hoá, chính
trị, xã hội đều có thể và phải được lượng giá bằng tiền tệ trong các mối quan hệ
xã hội, dựa trên sự lượng giá đó để đánh giá giá trị đối với xã hội, do đó sự lượng
giá các giá trị này hoàn toàn mang tính thị trường và thay đổi rất nhanh theo thời
gian, xã hội chuyển biến như một thị trường các giá trị lên giá và xuống giá rất
nhanh. Một mặt, nó khuyến khích các chủ thể sáng tạo nhằm mục tiêu thu lợi cho
mình, mặt khác, nó cũng gây ra sự hỗn loạn của nền kinh tế (đầu cơ trục lợi,
khủng hoảng thừa, đầu tư mất cân đối, cạnh tranh tư bản dẫn tới độc quyền...).
Sự hỗn loạn này đã tạo ra các cuộc khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ trong suốt
quá trình lịch sử của chủ nghĩa tư bản.

Quyền cá nhân: Đối với xã hội tư bản chủ nghĩa cá nhân là chủ thể trung tâm
của xã hội: là người sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần, là lực lượng lao
động chính của xã hội. Cá nhân có trách nhiệm hoàn toàn trước xã hội và có các
quyền bất khả xâm phạm. Quyền lợi của cá nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa
được khẳng định nếu nó không phủ định quyền của cá nhân khác hoặc xâm phạm
đến trật tự của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quyền lợi của giai cấp tư sản (chủ
thuê lao động). Ở đây khái niệm cá nhân là rất cụ thể.

Đa đảng và đa nguyên chính trị: Vì nền tảng kinh tế tư bản chủ nghĩa khước
từ mô hình chỉ huy tập trung, kinh tế tư bản đề cao sự hành động của cá nhân
nên trong xã hội cũng hiếm có với những quan điểm hoặc tín lý mang tính chi
phối áp đảo. Các quốc gia tư bản chủ nghĩa không có giáo lý chung cho "chủ
nghĩa" của hệ thống này. Xã hội tư bản chủ nghĩa không bắt buộc công nhận bất
cứ "chủ nghĩa", học thuyết hoặc nhân vật thần thánh nào. Tôn giáo cũng bị phán
17 | P a g e



xét, mọi lý thuyết xã hội, chính trị hoặc lý luận của các tổ chức và cá nhân đều
phải qua thực tế kiểm nghiệm và phán xét công khai và được chấp nhận hoặc loại
bỏ. Do đó chế độ chính trị của xã hội tư bản chủ nghĩa thường dựa trên chế độ đa
đảng cạnh tranh và đa nguyên chính trị. Đây là đặc điểm tư tưởng chính trị khác
nhau cơ bản của một "nhà nước tư bản chủ nghĩa" với một "nhà nước xã hội chủ
nghĩa", cộng sản chủ nghĩa hoặc một nhà nước thần quyền.
Tuy nhiên không phải chủ nghĩa tư bản luôn đi kèm với đa nguyên, đa đảng, mà nó
có thể len lỏi vào các chế độ nhất nguyên, hay độc tài - chuyên chế, mà biểu hiện của
nó thường kinh tế thị trường không hoàn thiên, sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản nhà
nước, tư nhân và nước ngoài, hạn chế cạnh tranh hay cạnh tranh không bình đẳng
3) Chủ nghĩa tư bản và văn hóa
Chủ nghĩa tư bản được hiểu một hình thái kinh tế, nhưng tác động các mặt chính trị xã hội và văn hóa. Sự tác động vào văn hóa trước hết là sự chấp nhận một sự đa
dạng về văn hóa, không có định hướng rõ ràng và sự phát triển của văn hóa tiêu
dùng. Văn hóa chịu sự tác động của chủ nghĩa tư bản, xuất hiện sự cạnh tranh và sự
biến đổi mang tính tự nhiên không có tính cưỡng ép, theo "quy luật đào thải" tự
nhiên, và các sản phẩm văn hóa ngày càng có tính thị trường hóa, hay được xem như
một thứ hàng hóa. Các hoạt động văn hóa phát triển theo chiều hướng phục vụ nhu
cầu thị trường, thiếu dần sự kiểm soát và định hướng, có khi sự thành công của các
tác phẩm văn hóa được "kinh doanh", đo đếm theo doanh thu hay lời lãi, chứ không
phải ở chính giá trị đích thực của nó. Nắm bắt các nhu cầu, bỏ qua hay xem nhẹ tính
định hướng theo các quy chuẩn đạo đức, thẩm mỹ...là một đặc điểm phổ biến. Do đó
sự tồn tại của các tác phẩm văn hóa tiêu dùng, thậm trí là độc hại theo các quy chuẩn
đạo đức phổ quát, tập quán hay của các giáo lý tôn giáo, các tư tưởng chống chủ
nghĩa tư bản là một sự tất yếu, thậm trí phát triển mạnh, như các thể loại âm
nhạc, điện ảnh, văn học, nhiếp ảnh, hội họa có tính chất "bình dân hóa", "mỳ ăn
liền", "rẻ tiền" (các thể loại hay xếp vào dạng này như phim cấp ba, phim ảnh khiêu
dâm, phim, truyện "chưởng", "tâm lý xã hội"...), các loại hình giải trí rẻ tiền... Đi kèm
với sự phát triển này là sự phát triển của báo lá cải, thường được hiểu là các báo nội

dung giải trí rẻ tiền, thường nhắm vào các đối tượng nhưnông dân, phụ nữ và thanh
thiếu niên ít học,...để thu lợi nhuận là chính
Bản chất của chủ nghĩa tư bản chấp nhận một sự đa dạng và đào thải theo quy luật
tự nhiên chứ không định hướng nên những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản cũng
thường chấp nhận một nền văn hóa tiêu dùng, và coi nó là một sự thúc đẩy cho sự
phát triển của văn hóa, nghệ thuật vốn dĩ rất đa dạng và phong phú. Ngược lại,
những người chú trọng đến các tư tưởng văn hóa, đạo đức, giáo lý tôn giáo hay chủ
nghĩa xã hội... thường không chấp nhận bởi một nền văn hóa hỗn tạp, rẻ tiền và chạy
theo lợi nhuận sẽ khiến xã hội dần đánh mất các giá trị đạo đưc cao đẹp và các giá trị
thẩm mỹ cao đẹp, và họ cố gắng điều chỉnh nó hoặc gạt bỏ nó... Tuy nhiên một thực
tế là "văn hóa tư bản" đang xâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào những xã hội đã từng
xa lạ nó, đi kèm với sự tồn tại của "văn hóa mỳ ăn liền" và lối sống thực dụng.

18 | P a g e


Một minh chứng cho thấy sự can thiệp của chủ nghĩa tư bản vào văn hóa hay là "thị
trường hóa văn hóa" là vấn đề thu nhập. Nhiều "ngôi sao" ca nhạc, điện ảnh, hay
bóng đá... lại có thu nhập rất cao so với thu nhập bình quân chung, và thường không
phản ánh đúng đóng góp của họ cho xã hội hay công sức họ bỏ ra. Ví dụ: những diễn
viên chuyên đóng phim mỳ ăn liền lại có thể thu nhập cao hơn nhiều so với các nhà
khoa học lao động trí óc và các nghệ sĩ điện ảnh ưu tú, trong khi mức đóng góp cho
xã hội thì ít hơn hẳn. Nó phản ánh một thu nhập dựa theo các nguyên tắc của thị
trường mà không có một chủ thể kể cả nhà nước đứng ra can thiệp, dựa trên quy
luật cung - cầu đáp ứng nhu cầu xã hội, quy luật đào thải qua cạnh tranh lao động và
sức ép mà những người được hưởng thu nhập cao phải chịu tác động và vượt qua...
và đi kèm với nó là sự bất công. Để thu lợi, người ta sẵn sàng thực hiện các hành vi
phi văn hóa nhưng lại đáp ứng sự hiếu kỳ của công chúng, nó trái với các nguyên
tắc đạo đức vốn nhằm hướng tới bảo toàn lợi ích chung của xã hội (trong trường hợp
này, quyền tự do cá nhân thái quá đã gây tổn hại đến lợi tích chung của xã hội nhưng

lại không có pháp luật đứng ra ngăn chặn).
Nhìn chung những người ủng hộ văn hóa tư bản cũng ủng hộ cho lối sống tự do cá
nhân, tự nhận thức, nhưng những người phản đối nó thì dựa vào các quy phạm xã
hội để bác bỏ.
4) Các hình thái của chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa tư bản phát triển trong lòng chủ nghĩa phong kiến tại châu Âu đến nay đã
có sự đa dạng về các hình thức quản lý và sở hữu, nhưng về cơ bản vẫn trên nền tảng
chế độ tư hữu và lao động làm thuê. Các hình thái: chủ nghĩa tư bản độc quyền, rồi
"chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước", chủ nghĩa tư bản nhà nước.v.v cùng với
nhiều hình thái khác phát sinh sau này phản ánh sự thích ứng chủ nghĩa tư bản trong
xã hội hiện đại. Trong khi đó sự xuất hiện của các hình thức "sở hữu Nhà nước" hay
"sở hữu toàn dân" thông qua quốc hữu hóa thường được xem như là một biểu hiện
của "chủ nghĩa xã hội" - theo lý thuyết của những người xét lại chủ nghĩa Marx.
Các đánh giá trái chiều về chủ nghĩa tư bản hiện đại

19 | P a g e


Adam Smith: cha đẻ kinh tế họctư bản chủ nghĩa - tác phẩm: Sự giàu có của quốc gia
Ngay từ khi xuất hiện cho đến ngày nay chủ nghĩa tư bản luôn là đối tượng nghiên
cứu và đánh giá của môn xã hội học của thế giới và đến tận hôm nay vẫn chưa thể có
đánh giá nhất quán về vai trò và tương lai của chủ nghĩa tư bản. Trong thế kỷ 20 đã
xuất hiện phong trào cộng sản và nhiều phong trào cánh tả khác mà mục tiêu cơ bản
là để loại bỏ bất công của chủ nghĩa tư bản. Với thất bại của những nhà nước theo
chủ nghĩa cộng sản cổ điển, với độ lùi nhất định về thời gian sự đánh giá về chủ nghĩa
tư bản đã có một nội dung mới khách quan hơn và toàn diện hơn:
Những người phản đối chủ nghĩa tư bản cho rằng:

Tính chất ích kỷ của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi và gây nên những bất
ổn trên thế giới. Kể từ thời Karl Marx và khởi nguồn củachủ nghĩa cộng sản, bản

chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi: Ngày nay trong quá
trình toàn cầu hoá, chủ nghĩa tư bản trên thế giới lại gây nên khoảng cách giàu
nghèo ngày càng lớn giữa các dân tộc, và giữa các giai tầng xã hội bên trong các
quốc gia, dân tộc, gây ra một chế độ áp bức kinh tế (chủ nghĩa đế quốc kinh tế)
còn nặng nề hơn chế độ thuộc địa thực dân ngày xưa, gây bất ổn trên thế giới.
Việc các công ty tư bản bơm vốn sang các nước nghèo để tránh thuế, tránh các
chi phí đắt đỏ tại chính quốc, chiếm hữu các nguồn tài nguyên, khai thác các
nguồn nhân lực một cách bất công, tối đa hoá lợi nhuận chứng tỏ bản chất bóc
lột của chủ nghĩa tư bản chưa hề thay đổi... Và các thách thức của thế giới như sự
nghèo nàn, nạn đói, nạn khủng bố, phong trào chống toàn cầu hoá... là thể hiện
của các mâu thuẫn này do chủ nghĩa đế quốc kinh tế gây ra. Đây là tâm lý chung
của dư luận các nước chậm phát triển lên án sự bất bình đẳng kinh tế giữa các
dân tộc. [cần dẫn nguồn]

Xã hội công dân của xã hội tư bản không thể giải quyết các mâu thuẫn đối
kháng. Các nhà nước tư bản chủ nghĩa không thể làm tốt công tác điều tiết xã hội
mà nó luôn có xu hướng bảo vệ giai cấp tư sản, bóc lột các tầng lớp lao động làm
cho mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc hơn. Sự giàu mạnh của một số nước tư
bản chỉ là kết quả của việc khuyến khích người ta đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà
không cần quan tâm đến vấn đề đạo dức hay xã hội. Hậu quả là một bộ phận nhỏ
của xã hội trở nên giàu có dựa trên sức lao động và sự nghèo khổ của đa số mọi
người.

Kinh tế tư bản đặt lợi nhuận làm nền tảng, do đó thường gây ra các vấn nạn ô
nhiễm môi trường, hủy hoại môi sinh, bất chấp hậu quả đối với sức khỏe cộng
đồng

Phân hóa về dân trí và lối sống, băng hoại đạo đức xã hội, gây nhiều tệ nạn

Sự ganh đua của các nhà tư bản và lao động dẫn đến gia tăng lối sống ích kỷ

20 | P a g e


Những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản cho rằng:

Hình thức kinh tế thị trường tự do không bị nhà nước can thiệp của nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa là bộ điều tiết kinh tế tổng hợp vạn năng cho kinh tế thế giới
và cùng với các kinh nghiệm phòng tránh khủng hoảng mà kinh tế tư bản chủ
nghĩa thu nhận được nó sẽ mang một sức sống mới cho tương lai kinh tế nhân
loại. Đây là luận điểm của một số nhà kinh tế học hàng đầu của châu Âu
và Mỹ ngày nay đứng đầu là Alan Greenspan là đại điện cổ vũ cho một nền kinh
tế thị trường tự do toàn phần không bị nhà nước can thiệp.

Trong quá trình tự tổ chức và cạnh tranh vì lợi nhuận của các doanh nghiệp tư
bản, xã hội sẽ được lợi hơn và xã hội sẽ tiến nhanh về phía trước hơn là hình thái
đặt mục tiêu trực tiếp thoả mãn các quyền lợi của xã hội lên trên quyền lợi của
các doanh nghiệp tư bản tư nhân. Đây là luận điểm mà đại diện là Adam
Smith ông tổ của kinh tế họctư bản chủ nghĩa và đã phần nào được chứng thực
bằng thực tế tranh đua của hai nền kinh tế cộng sản – tư bản trong thế kỷ 20.

Chủ nghĩa tư bản là tương lai của nhân loại vì nó phát triển tính năng động của
nền kinh tế nói riêng và xã hội nói chung.

Chủ nghĩa tư bản sẽ mất dần tính ích kỷ và dần sẽ biến đổi thành chủ nghĩa tư
bản nhà nước với sở hữu dần tập trung vào tay nhà nước hoặc chủ nghĩa tư bản
toàn dânvới hình thức các công ty cổ phần. Đây là phái lý luận ủng hộ sự can
thiệp của nhà nước vào kinh tế tư bản chủ nghĩa mà đại diện là John Maynard
Keynes và cũng là lý luận của chủ nghĩa cộng sản châu Âu (Eurocommunism).

Xã hội công dân của chủ nghĩa tư bản có khả năng điều tiết các bất bình đẳng

để hướng đến một xã hội ngày càng công bằng hơn mà vẫn giữ được tính năng
động tư bản chủ nghĩa (chủ nghĩa cộng sản châu Âu,v.v)

Chủ nghĩa tư bản trên cơ sở cạnh tranh để tồn tại và tối đa hóa lợi nhuận, do
đó chú trọng phát triển khoa học kỹ thuật, sáng tạo, tôn trọng người tài năng, có
trí thức.

Chủ nghĩa tư bản trên cơ sở tư hữu, cạnh tranh, do đó hạn chế tha hóa nhà
nước.

Chủ nghĩa tư bản khích lệ tư tưởng tự do cá nhân, quyền cá nhân
Những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản bao gồm những người theo các học
thuyết chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa bảo thủ, dân chủ Thiên Chúa giáo, đôi khi cả dân
chủ xã hội. Những người phản đối chủ nghĩa tư bản là những người theo đuổi chủ
nghĩa xã hội (cả chủ nghĩa xã hội dân chủ), chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít và
cả một số ngườichủ nghĩa vô chính phủ.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2010, ngay cả những học giả mạnh mẽ ủng hộ
quan điểm cho rằng chủ nghĩa tư bản có thể tự tổ chức đã buộc phải xem xét
lại. Alan Greenspan (Giám đốc Cục dữ trữ Liên Bang Mỹ - FED) đã nói với Quốc hội
Hoa Kỳ vào ngày 23-10-2008 rằng: "Các lập luận trí óc (về sự thích ứng của chủ nghĩa
21 | P a g e


tư bản) đã hoàn toàn sụp đổ. Tôi đã sai lầm trong giả định cho rằng lợi ích của các tổ
chức, đặc biệt là các ngân hàng và những người khác, sẽ thúc đẩy họ có khả năng tốt
nhất trong việc bảo vệ tài sản của mình và cổ đông... tôi đã bị sốc" [1]
5) Chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ
Hai hệ tư tưởng chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ ủng hộ cho chủ nghĩa tư bản
quyết liệt nhất, chống lại các tư tưởng phê phán nó, nhát là từ chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ là những khái

niệm rộng, thể hiện khuynh hướng chính trị trên nhiều phương diện, trong khi chủ
nghĩa tư bản thường hay được xem là một hình thái kinh tế nảy sinh tất yếu từ chủ
nghĩa tự do kinh tế. Chủ nghĩa tự do xuất phát từ nền tảng đề cao quyền tự định
đoạt của cá nhân ủng hộ cho chủ nghĩa tư bản, xem nó là hệ quả tất yếu của nền kinh
tế tự do, mà các quyền kinh doanh và lao động không chịu sự cưỡng ép từ phía nhà
nước. Sự phân hóa xã hội là một hệ quả tất yếu của một nền kinh tế tự do. Trong khi
đó chủ nghĩa bảo thủ ủng hộ cho chủ nghĩa tư bản dựa trên nền tảng coi đó là một
quá trình tự nhiên, không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể cầm quyền dựa theo
các lý thuyết mà họ cho là đưa ra mang tính chủ quan, chưa được kiểm định. Thậm
trí nếu một số hệ tư tưởng cánh tả xem giai cấp tư sản là bóc lột, thì những người
bảo thủ lại xem giai cấp tư sản là những người có nhiều đóng góp cho xã hội và
khuyến khích họ làm việc vì cộng đồng (trong khi những người tự do coi giai cấp tư
sản cũng như các thành phần khác trong xã hội làm việc vì lợi ích của bản thân là điều
hiển nhiên và khuyến khích nếu không vi phạm đến lợi ích cá nhân khác). Khác với
những người dân chủ xã hội thường chủ trương cải tạo chủ nghĩa tư bản bảo đảm
một sự "công bằng hơn" thông qua chính sách nhà nước, những người chủ nghĩa bảo
thủ muốn tạo ra một sự đối kháng, trong trật tự luật pháp, để giải quyết các vấn đề
nảy sinh từ cơ chế thị trường.
Tuy nhiên khác với chủ nghĩa tự do hay chủ nghĩa bảo thủ là những khuynh hướng
chính trị khác biệt với các khuynh hướng khác như chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa phát
xít hay chủ nghĩa vô chính phủ,... chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh
tế có thể "sống chung" với các hệ tư tưởng khác. Do đó các thể chế chính trị không
chấp nhận chủ nghĩa tự do hay chủ nghia bảo thủ thì vẫn có thể chấp nhận chủ nghia
tư bản (như trong chế độ quân chủ phong kiến,...), cũng như các hình thái kinh tế tư
nhân khác.

VAI TRÒ, HẠN CHẾ VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
12 VAI TRÒ, HẠN CHẾ VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1) Vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã


hội.

Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn: chủ nghĩa tư bản tự do cạnhtranh và
chủ nghĩa tư bản độc quyền mà nấc thang tột cùng của nó là chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước.Trong suốt quá trình phát triển, nếu chưa xét đến hậu quả nghiêm
trọng đã gây ra đối với loài người thì chủ nghĩa tư bản cũng có những đóng góp tích
cực đối với sản xuất, đó là:
22 | P a g e


- Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi đêm trường trung cổ
của xã hội phong kiến, đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự
cấp chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, chuyển sản xuất nhỏ
thành sản xuất lớn, hiện đại. Dưới tác động của qui luật giá trị thặng dư và các kinh
tế của sản xuất hàng hóa, chủ nghĩa tư bản đã làm tăng năng suất lao động, tạo ra
khối lượng sản phẩm vật chất khổng lồ. Điều này đã được khẳng định trong Tuyên
ngôn của Đảng cộng sản năm 1848.
- Phát triển lực lượng sản xuất: Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho
lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng
cao: từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí và ngày nay các nước tư bản chủ nghĩa
cũng đang là những quốc gia đi đầu trong việc chuyển nền sản xuất của nhân loại từ
giai đoạn cơ khí hóa sang giai đoạn tự động hóa, tin học hóa và công nghệ hiện đại.
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao
động, nâng cao hiệu quả, khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.
- Thực hiện xã hội hóa sản xuất: Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa
phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình
xã hội hóa sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát triển của phân công lao
động xã hội, sản xuất tập trung với qui mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và hợp
tác lao động sâu sắc, mối quan hệ kinh tế giữa các đơn vị , các ngành, các lĩnh vực
ngày càng chặt chẽ...làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết lại và phụ

thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội.
- Chủ nghĩa tư bản thông qua cuộc cách mạng công nghiệp đã lần đầu tiên biết tổ
chức lao động theo kiểu công xưởng và do đó đã xây dựng được tác phong công
nghiệp cho người lao động, làm thay đổi nề nếp, thói quen của người lao động sản
xuất nhỏ trong xã hội phong kiến dựng trên cơ sở thừa nhận quyền tự do thân thể
của cá nhân.
Tóm lại, chủ nghĩa tư bản ngày nay - với những thành tựu và đóng góp của nó đối với
sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là sự chuẩn bị tốt nhất những điều kiện, tiền
đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Nhưng bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vẫn phải thong qua các
cuộc cách mạng xã hội. Dĩ nhiên, cuộc cách mạng xã hội sẽ diễn ra bằng phương pháp
nào - hòa bình hay bạo lực, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào những hoàn cảnh lịch
sử - cụ thể của từng nước và bối cảnh quốc tế chung từng thời điểm, vào sự lựa chọn
của các lực lượng cách mạng.
2. Hạn chế của chủ nghĩa tư bản
Bên cạnh đóng góp tích cực nói trên, chủ nghĩa tư bản cũng có những hạn chế về mặt
lịch sử. Những hạn chế này được Mác và Lênin đề cập ngay từ trong lịch sử ra đời,
tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Trước hết, về lịch sử ra đời của chủ nghĩa tư bản: như Mác đã phân tích chủ nghĩa
tư bản ra đời gắn liền với quá trình tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản. Thực
23 | P a g e


chất, đó là quá trình tích lũy tiền tệ nhờ vào những biện pháp ăn cướp, tước đoạt đối
với những người sản xuất hàng hóa nhỏ và nông dân tự do; nhờ vào hoạt động buôn
bán, trao đổi không ngang giá qua đó mà thực hiện bóc lột, nô dịch đối với những
nước lạc hậu. Về quá trình tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản, Mác cho rằng,
đó là lịch sử đầy máu và bùn nhơ, không giống như một bản tình ca, nó được sử sách
ghi chép lại bằng những trang đẫm máu và lửa không bao giờ phai.
- Cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản là quan hệ bóc lột của các

nhà tư bản đối với công nhân làm thuê, Mặc dù so với các hình thức bóc lột đã từng
tồn tại trong lịch sử, bóc lột tư bản chủ nghĩa cũng đã là một sự tiến bộ, song theo sự
phân tích của Mác và Lênin thì chừng nào chủ nghĩa tư bản còn tồn tại thì chừng đó
quan hệ bóc lột còn tồn tại và sự bất bình đẳng, phân hóa xã hội vẫn là điều không
tránh khỏi.
- Các cuộc chiến tranh thế giới với mục đích tranh giành thị trường, thuộc địa và khu
vực ảnh hưởng đã để lại cho loài người những hậu quả nặng nề: hang triệu người vô
tội đã bị giết hại, sức sản xuất của xã hội bị phá hủy, tốc độ phát triển kinh tế của thế
giới bị kéo lùi lại hàng chục năm.
Ngày nay, lại cũng chính chủ nghĩa tư bản là thủ phạm châm ngòi nổ cho những xung
đột vũ trang giữa các quốc gia, mặc dù nhìn bề ngoài thì tưởng chừng những xung
đột đó chỉ đơn thuần bắt nguồn từ những lý do sắc tộc, tôn giáo hay nhân quyền. Vì
vậy, chi phí cho quân sự của chủ nghĩa tư bản hiện nay rất lớn, tính ra cứ 2 phút
đồng hồ lại có hai triệu đôla bị vứt đi vì chi phí cho quân sự.
-Chủ nghĩa tư bản sẽ phải chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra hố ngăn cách giữa
các nước giàu và các nước nghèo trên thế giới ( thế kỷ 18 chênh lệch là 2,5 lần, hiện
nay là 250 lần )
Trong những năm 80 của thế kỷ 20, thế giới thứ ba trì trệ, suy thoái. Điều này cũng
đã được ngân hàng thế giới khẳng định: ở Châu Phi, Mỹ La tinh,...hàng trăm triệu
người đã nhận thấy, đi cùng với tăng trưởng là sự suy tàn về kinh tế, phát triển
nhường chỗ cho suy thoái: ở một vài nước Mỹ La tinh, GDP theo đầu người hiện nay
thấp hơn so với 10 năm trước đây. Ở nhiều nước Châu Phi, nó còn thấp hơn cách đây
20 năm. "...một thế giới mà trong đó từ 20 năm nay ở Châu Phi, từ 9 năm nay ở Mỹ
La tinh mức sống không ngừng giảm. Trong khi đó mức sống trong các vùng khác tiếp
tục tăng lên, đó là điều không thể chấp nhận được.”

Các cường quốc tư bản độc quyền hàng mấy thế kỷ nay đã tăng cường vơ vét tài
nguyên, bóc lột công nhân các nước nghèo và tìm cách khống chế họ trong vòng phụ
thuộc thông qua các con đường xuất khẩu tư bản, viện trợ, cho vay...kết quả là các
nước nghèo không những bị cạn kiệt về tài nguyên mà còn mắc nợ không trả được,

điển hình là các quốc gia ở Châu Phi, Châu Mỹ La tinh. Ở Braxin người ta tính ra riêng
số lãi mà Braxin phải trả trong năm 1988 bằng 288 triệu xuất lương tối thiểu hay
24 | P a g e


bằng xây nhà cho 30 triệu người, trong khi đó ước tính khoảng 2/3 dân Braxin thiếu
ăn
3. Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản.
Những thành tựu và hạn chế trên đây của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ mâu thuẫn
cơ bản của chủ nghĩa tư bản: mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của
lực lượng sản xuất với quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, tính chất và trình độ xã hội hóa của lực lượng sản
xuất ngày càng cao thì quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
ngày càng trở nên chật hẹp so với nội dung vật chất ngày càng lớn lên của nó. Mặc
dù chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có điều chỉnh nhất định trong quan hệ sở hữu, quản
lý và phân phối, và ở một chừng mực nhất định, sự điều chỉnh đó cũng đã phần nào
làm giảm bớt tính gay gắt của mâu thuẫn này. Song tất cả những điều chỉnh ấy vẫn
không vượt qua khỏi khuôn khổ của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, mâu
thuẫn vẫn không bị thủ tiêu. Theo sự phân tích của Mác và Lênin, đến một chừng
mực nhất định, quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa sẽ bị phá vỡ và thay vào đó
là một quan hệ sở hữu mới - sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập để đáp
ứng yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó cũng có nghĩa là phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ bị thủ tiêu và một phương thúc sản xuất mới - phương
thúc sản xuất cộng sản chủ nghĩa sẽ ra đời và phủ định phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa.
Tuy nhiên, phải nhận thức rằng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không tự
tiêu vong và phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa cũng không tự phát hình
thành mà phải được thực hiện thông qua cuộc cách mạng xã hội, trong đó, giai cấp
có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội này chính là giai cấp công nhân
IV. Những thành tựu , hậu quả và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư

bản
1/ Những thành tựu chủ nghĩa tư bản đạt được
- Lực lượng sản xuất phát triển cao nhất hiện nay là ở các nước tư bản phát triển. Các
nước này đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Năm nội dung
chính của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là : cách mạng vi điện, điện
tử khoa học, cách mạng trong lĩnh vực năng lượng, cácch mạng trong lĩnh vực vật
liệu mới, cách mạng sinh học, cách mạng trong lĩnh vực công cụ sản xuất ( Robot thế
hệ thứ V ).
25 | P a g e


×