Tải bản đầy đủ (.pptx) (32 trang)

CHUẨN đoán, KIỂM TRA và sửa CHỮA hệ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.12 KB, 32 trang )

ĐỀ TÀI : CHUẨN ĐOÁN, KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA HỆ
THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ.

Thành viên:
HUỲNH NAM DƯƠNG
TRẦN DUY CHƯƠNG
GVCN:
TRIỆU PHÚ NGUYÊN



I. những hư hỏng thường gặp

Cơ cấu phối khí (CCPK) là cơ cấu phức tạp nằm
bên trong khối động cơ nên mọi điều chỉnh hoặc
sửa chữa đều cần đến bàn tay của người có kiến
thức và kinh nghiệm chuyên môn.


Tuy nhiên, không phải thế mà người sử dụng phó mặc nó cho “ông trời” khi xảy ra
hư hỏng. Ngược lại, bạn hoàn toàn có thể chủ động về khả năng chẩn đoán đơn
giản để có cách xử lý phù hợp, giảm thiểu thiệt hại cũng như khả năng xảy ra hư
hỏng khi đang chạy ở xa trung tâm thành phố.


Xu-páp đóng không kín
Trong quá trình hoạt động của động cơ, việc xu-páp đóng không kín sẽ gây ra tình
trạng “tụt hơi”, giảm tỷ số nén của động cơ, hòa khí khó cháy hơn, công suất động
cơ giảm và trong nhiều trường hợp động cơ không khởi động được.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xu-páp đóng không kín, có thể kể ra
như việc rà xu-páp không tốt, khe hở nhiệt quá nhỏ, lò xo xu-páp quá yếu hoăăc bị


gãy, muội than bám nhiều,… Nếu tình trạng xu-páp đóng không kín chỉ xảy ra ở một
vài xy-lanh sẽ gây ra hiện tượng xe bị rung, giật.


Tiếng gõ bất thường

Trong quá trình làm việc bình thường của cơ cấu phối khí chuẩn, việc va đập giữa vấu cam với con đội,
nấm xu-páp với đế xu-páp sẽ gây ra tiếng gõ, nhưng tiếng gõ này nhỏ và rất đều, khác hẳn với những
tiếng gõ do một số hư hỏng sau gây ra:
- Khe hở nhiệt quá lớn do con đội, vấu cam bị mòn hoặc con đội thủy lực bị chảy dầu. Khi chạy ở tốc đôă
thấp, tại vị trí nắp đâăy nắp máy có tiếng kêu lách tách rõ ràng và liên tục do vấu cam va đập với con đội.
- Nếu lò xo xu-páp bị gãy khi làm viêăc sẽ phát ra tiếng gõ nhẹ và thường kèm theo hiện tượng máy yếu,
rung do xuất hiện tình trạng xu-páp đóng không kín.
- Trường hợp khe hở giữa thân xu-páp và ống dẫn hướng quá lớn ta có thể nghe thấy tiếng gõ nhẹ với
âm điêău trung bình.


Đứt đai dẫn động

Hiện nay ngoài việc sử dụng xích để truyền động
trục cam (xích cam), trên nhiều mẫu xe mới vẫn sử
dụng đai để dẫn động (đai cam). Mặc dù khắc phục
được nhược điểm của kiểu dẫn động xích như ồn,
rung nhưng tuổi thọ của đai không cao, độ tin cậy
thấp.

Đai cam đứt có thể làm cong xu-páp, gãy
cò mổ



Cần thay đai cam định kỳ sau 8 – 10 vạn km hoặc theo đúng giá trị mà nhà sản xuất quy
định. Xích cam có tuổi thọ cao hơn, thông thường nên thay khi xe đạt 18 – 20 vạn km.
Việc đứt đai cam khi xe đang chạy sẽ làm cong xu-páp, gãy cò mổ. Đai, xích cam chùng,
mòn, rão sẽ làm sai lệch pha phối khí khiến động cơ không phát huy được hết công suất
và tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn.


Sai lệch pha phối khí

Trường hợp sai pha phối khí thường chỉ xảy ra khi xích hoặc đai cam đã quá mòn và
chùng, trong quá trình sửa chữa người thợ căn chỉnh không chuẩn. Biểu hiện của việc
pha phối khí bị sai lệch là động cơ yếu, tăng tốc kém ở tốc độ cao, làm việc không ổn
định ở tốc độ thấp. Thông thường pha phối khí bị chậm đi khi xảy ra sai lệch nên động
cơ khó khởi động hoặc không thể khởi động được, khí xả có màu đen và nhiều muội
than.


Cháy bạc trục cam
Toàn bộ cơ cấu phối khí đều cần được bôi trơn (trừ đai cam), đặc biệt là các ổ đỡ trục
cam, vấu cam. Tại các vị trí này, vật liệu được gia công để có độ cứng bề mặt rất cao,
chống mài mòn tốt nhưng với tốc độ quay bằng 1/2 lần trục khuỷu, lực và mô-men xoắn
tác dụng lớn nên chỉ cần thiếu dầu bôi trơn do tắc đường dầu, chất lượng dầu kém hoặc
bị lão hóa biến chất sẽ khiến các ổ trục cam bị phá hủy do cháy. Đối với các loại ổ trục
cam liền, việc bị cháy sẽ khó sửa chữa lại, phải thay mới cả nắp máy.


II. Kiểm tra và sửa chữa các chi tiết.

Xupap
Khe hở giữa bạc dẫn hướng và thân xupap hút trên

0.12mm, với thân xupap
xả là 0.15mm phải thay bạc hoặc xupap.
a/ Kiểm tra xupap 
Thay xupap nếu bị cong hoặc xước nặng ở thân, mòn trên 0.5mm
Thay thế các xupap bị ăn mòn, cháy rỗ, nếu mài lại bề mặt
làm việc vẫn
không hết vết, hoặc gờ của tán xupap bị mỏng (dưới 0.7mm).
Nếu bệ đỡ xupap
mòn, rỗ phải rà cùng với xupap. Nếu các xupap xả và hút chế tạo
cùng vật liệu,
cùng kích thước, các xupap thay mới, khe hở giữa thân và ống
dẫn hướng của xupap
hút phải nhỏ nhất.



b/ Mài xupap 
Tháo xupap khỏi động cơ. Kẹp xupap trên mâm cặp máy mài và cố định ở 1 góc mài trùng với
góc ở mặt nghiêng tán xupap (300 hoặc 450 cho phần lớn các xupap, một số là 470).
Dịch chuyển xupap tiến, lùi cùng với đá mài .
Xupap mài đạt yêu cầu khi mọi vết xước rỗ trên mặt tán nghiêng xupap đã khử hết, mặt nghiêng
và bệ đỡ xupap phải trùng tâm với thân.


Bệ đỡ
Điều kiện làm việc của nó giống xupap, chịu nhiệt cao, cũng bị mòn, cào xước, cháy rỗ, ăn mòn.
Xupap bị cong, khe hở dẫn hướng lớn làm bệ đỡ bị mòn méo. Do va đập khi xupap đóng, nên
vết tiếp xúc bệ đỡ có với xupap rộng ra, dẫn đến giảm độ kín khít giữa xupap và bệ đỡ. Nếu vết
tiếp xúc quá hẹp, cần xử lí đúng theo yêu cầu bằng cách rà với bột mài.
a/ Kiểm tra


Yêu cầu chính là bệ đỡ phải kín khít với xupap, kiểm tra mặt ổ đỡ xupap,
các vết xước rỗ do cháy, vết tiếp xúc giữa bệ đỡ và xupap bị rộng ra.


b/ Mài bệ đỡ xupap .
Mài để khử hết vết xước, rỗ, làm trùng tâm bệ với lỗ
dẫn hướng bằng doa tay, hoặc máy mài.
Máy mài bệ đỡ gồm 1 phần dẫn động, các trục dẫn hướng có kích thước khác nhau để lắp
vào lỗ dẫn hướng xupáp, thanh giữ đá mài đá và bộ kẹp đá. Đá mài có 3 loại : đá bản mềm để
mài ổ đỡ bằng gang, đá bản cứng cho ổ đỡ bằng thép cao tốc hoặc Stellite. Các kích thước đá từ
38÷88 mm, chênh nhua 12 mm (Theo qui định của Hoa Kỳ tương ứng 1.5÷3.5 và chênh 0.5
inch ). Để mài bệ đỡ, chọn trục dẫn hướng đúng kích thước để bám chắc vào lỗ dẫn hướng
xupap.



Tuỳ thuộc các loại bệ đỡ, chọn đá bản cứng hay mềm, nhẹ nhàng mở rộng
đường kính ổ với góc phù hợp. Lắp đá và thanh giữ đá trên trục dẫn hướng và
khớp thanh giữ với phần dẫn động.
Khi mài chú ý đỡ cả trọng lượng của phần dẫn động. Có nhiều phương pháp
khác nhau để tránh rung khiến cho đá mài có lúc tách ra khỏi bệ đỡ. Nhờ lực ly
tâm làm đá không bị dính các hạt mài văng ra, kết quả là quá trình mài nhanh,
bệ đỡ đạt chất lượng tốt, cũng không phải ép mạnh đá để bị tạo thành rãnh và
bị kẹt đá.


C/Thay thế bệ đỡ rời .
Bệ bị nứt hoặc cháy rỗ phải thay.Tháo bệ đỡ cũ bằng dụng cụ tháo giống như 1 thanh bẩy nhỏ.
Cũng có thể khoan rộng lỗ của bệ đỡ đến kích thước nhỏ hơn chiều rộng bệ đỡ. dùng đục, vừa

trượt vừa bẩy ổ đỡ ra khỏi bệ ngoài của nó. Chú ý khi khoan hoặc khi đục không chạm vào bệ
ngoài. Bệ đỡ mới phải ngâm trong nước đá khoảng 10 phút, rồi lắp vào ổ ngoài. Sau đó mài bệ
đỡ vừa lắp này.
Các bệ đỡ đúc liền với thân hoặc nắp máy nếu bị loe rộng hoặc quá mòn, cũng sẽ gia công và
lắp bệ đỡ rời mới. Các dụng cụ chuyên dùng cũng tương tự như gia công bệ đỡ ngoài ở thân
máy hoặc nắp máy. Cách lắp cũng tương tự như trên.


Ống dẫn hướng xupáp
Xupáp đóng mở làm cho ống dẫn hướng mòn, tăng khe hở với thân xupáp.
Khe hở đó làm giảm độ kín khít giữa xupáp và bệ đỡ, vì chúng có xu hướng mòn méo, làm thay
đổi vị trí xupáp và bệ đỡ khi đóng mở.
Khe hở tăng còn làm tăng tiêu hao dầu nhờn. Sự khác nhau về áp suất giữa cổ hút và hộp trục
(cổ có chân không, hộp trục có áp suất có khí quyển) nên dầu đẩy qua khe hở thân xupáp vào
buồng đốt và bị đốt cháy.
a/ Kiểm tra ống dẫn hướng.
Kiểm tra khe hở giữa thân xupáp và ống dẫn hướng bằng đồng hồ chỉ thị. Gắn đế đồng hồ lên
một ốc cấy của thân máy ở động cơ đầu L hoặc vào nắp máy ở động cơ đầu I.


Nâng đầu xupáp lên cao 8mm trên mặt thân hoặc nắp máy và điều chỉnh đồng hồ đo độ lắc của thân xupáp
trong ống dẫn hướng. Khe hở là một nửa giá trị độ lắc đọc trên đồng hồ.

Thay ống dẫn hướng xupáp hút nếu khe hở quá 0.12mm, với xupáp xả là 0.15mm.
Phải sửa hoặc thay ống dẫn hướng trước khi mài bệ đỡ xupáp để bệ đỡ đồng tâm với lỗ dẫn hướng mới.

b/ Thay ống dẫn hướng.
Tháo ống cũ khỏi thân máy bằng đột hoặc vam.
Lắp ống mới cũng dùng dụng cụ đó, khoảng cách từ đầu ren trên cùng của ống dẫn
hướng tới mặt gia công của thân hoặc nắp máy đúng theo qui định của nhà chế tạo. Doa ống dẫn hướng để có

khe hở 0.025mm cho mỗi 3.2mm đường kính thân xupáp.


Trục cam
Do sử dụng các vật liệu và các phương pháp gia công nhiệt tiên tiến, nên trục cam ở các động cơ hiện đại ít
phải thay thế vì hao mòn.
Vì trục cam quay với tốc độ bằng nửa tốc độ trục cơ (động cơ 4kỳ) nên các cổ trục vấu cam và bạc cũng ít bị
mòn. Lực tácdụng vào trục cam khi xupáp đóng mở làm bạc trục cam có xu hướng mòn méo. Khe hở lớn ở bạc
trục(trên 0,01mm) làm lượng dầu lọt qua bạc nhiều, hao phí dầu và giảm áp suất dầu trong hệ thống
bôi trơn.

a/ Kiểm tra trục cam .
Đo đường kính trong của bạc ở một số điểm bằng
thước ống lồng và pan me.
So sánh với kích thứơc trục cam sẽ tính ra khe hở bạc và trục. Nếu khe hở trên 0.05mm phải thay bạc.


b/ Thay bạc lót.
Tháo bạc của thân máy bằng vam. Lắp bạc trục cam mới bằng dụng cụ có trục dẫn hướng. Phải
làm sạch các cặn dầu hoặc vật lạ khỏi các lỗ và rãnh dẫn tới bạc. Khe hở cho phép giữa bạc và
cổ trục cam là 0.025 ÷ 0.05mm. Lắp bạc xong cần doa trùng tâm các ổ.


Bánh răng phân phối


Thay bánh răng
- Loại lắp bằng bulông.Tháo vòng hãm,vít có nắp và lấy vòng hãm với vít ra.
Nâng bánh răng cam ra khỏi trục. Lắp bánh răng mới theo trình tự ngược lại. Các lỗ khoan ở trục và
bánh răng cam để cố định bánh răng ở một vị trí nhất định trên trục.



- Bánh răng loại ép trên trục. Tháo bánh răng cũ bằng vam và ép bánh răng mới vào
trục. Những động cơ không có vòng hãm trục, cần đặt dấu trên trục cam thẳng với dấu
trên bánh răng cam, chênh lệch với nhau khoảng 0.4mm. Ở những động cơ có
tấm chặn sau bánh răng cam, khe hở giữa ổ trục và tấm chặn khoảng 0.025 ÷
0.075mm. Dùng thước lá để kiểm tra.


×