Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CÔNG NGHỆ bảo DƯỠNG và sửa CHỮA ô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.26 KB, 11 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG
TP.HCM
KHOA ĐỘNG LỰC

BÀI TIỂU LUẬN
CHẾ ĐỘ BẢO DƯỠNG Ô TÔ
MÔN:CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA

Ô TÔ

GVHD : TRIỆU PHÚ NGUYÊN

Thành viên: LÊ XUÂN TÚ

TP.HCM: Ngày 16, Tháng 5 ,Năm 2014
1


MỤC LỤC
Trang

1.Khái

niệm mục đích ,tính chất của việc bảo dưỡng sửa chữa

2.Chế độ bảo dưỡng....................................................................
3.Quy trình công nghệ bảo dưỡng , sữa chữa...........................
4.Một số phương pháp chuẩn đoán chủ yếu.............................
5.Quy trình bảo dưỡng...............................................................



2


1: KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH ,TÍNH CHẤT CỦA VIỆC BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA.

KHÁI NIỆM

MỤC ĐÍCH

TÍNH CHẤT

BẢO DƯỠNG

SỮA CHỮA

Là những hoạt động ,biện
pháp kỹ thuật nhằm duy
trì tình trạng kỹ thuật tốt
của xe trong quá trình sử
dụng

Là những hoạt động ,
biện pháp kỹ thuật nhằm
khôi phục lại khả năng
làm việc của các chi tiết ,
cụm ,tổng thành

Duy trì tình trạng tốt của
xe ,ngăn ngùa hư hỏng có

thể xảy ra ,thấy trước các
hư hỏng để kịp sửa chữa.
Đảm bảo cho ô tô chuyển
động với độ tin cậy cao
Cưỡng bức, dự phòng
nhằm ngăn ngừa các hư
hỏng có thể xảy ra tronh
quá trình sử dụng

Khôi phục làm việc của
các chi tiết , tổng thành ô
ôt đã bị hư hỏng

Được thực hiện theo yêu
cầu do kết quả kiểm tra
của bảo dưỡng hay theo
định ngạch km xe chạy
do nhà nước ban hành

2 :CHẾ ĐỘ BẢO DƯỠNG:
Gồm A. Bảo dưỡng hằng ngày (BDHN)
B. Bảo dưỡng định kỳ

(BDĐK)

A. Bảo dưỡng hằng ngày (BD HN)
I/ kiểm tra , chuẩn đoán :
1/ Việc kiểm tra, chuẩn đoán ô tô được tiến hành ở trạng thái tĩnh (không nổ
máy) hoặc trạng thái động (nổ máy , có thể lăn bánh)
2/ Quan sát toàn bộ bên ngoài và bên trong ô tô, phát hiện các khiếm khuyết của

buồng lái, thùng xe,kính chắn gió,gương chiếu hâu,cơ cấu nâng hạ kính,cữa lên
xuống,nắp động cơ,khung,nhíp,lốp và áp xuất hơi lốp, cơ cấu nâng hạ (nếu có)
và trang bị kéo móc…

3


3/ Kiểm tra hệ thống điện:ắc quy,sự làm việc ổn định của các đồng hồ trong
buồng lái,đèn tín hiệu,đèn pha,cốt,đèn phanh,còi ,gạt nước,cơ cấu rửa kính,hệ
thống quạt gió…
4/ Kiểm tra hệ thống lái:hành trình tự do của vành tay lái,trạng thái làm việc của
bộ trợ lực tay lái
Kiểm tra hệ thống phanh:hành trình tự do của bàn đạp phanh,trạng thái 5/ làm
việc và độ kín của tổng phanh,các đường dẫn hơi,dầu,hiệu lực của hệ thống
phanh...
6/ Kiểm tra sự làm việc của đổng cơ,các cụm,tổng thành và các hệ thống
khác(hệ thống cung cấp nhiên liệu,bôi trơn,làm mát,truyền lực chính,cơ cấu
nâng hạ…)
II/ bôi trơn , làm sạch:
Kiểm tra mức dầu bôi trơn động cơ,truyền lực chính ,hộp tay lái.Nếu thiếu phải
bổ sung.
Kiểm tra mức nước làm mát,dung dịch ác quy...
Kiểm tra bình chứa khí nén,thùng chứa nhiên liệu,bầu lọc nhiên liệu, bầu lọc
dầu
Đối với động cơ diesel cần kiểm tra mức dầu trong bơm cao áp,bộ điều tốc.
Làm sạch toàn bộ ô tô,buồng lái,đệm và ghế ngồi,thùng xe.Lau sạch kính chắn
gió,gương chiếu hậu,đèn pha,cốt,đèn phanh,biển số.
B. Bảo dưỡng định kỳ (BDĐK)
I/ Tiếp nhận ô tô vào trạm bảo dưỡng.
1/ Rửa và làm sạch nhớt.

2/ Công tác kiểm tra,chuẩn đoán ban đầu được tiến hành như
sở đó lập biên bản hiện trạng kỹ thuật của ô tô.

4

trên cơ


3 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA .
Sau dây là những chú ý khi thực hiện công việc bảo dưỡng , sửa chữa:

















Cần tìm hiểu kỹ công việc đang làm và tiến hành công việc một cách
chính xác . thảo luận với chuyên gia nếu như không hiếu vể một vấn đề
nào đó.

Trước khi tiến hành công việc phải phủ sườn , phủ ghế , phủ sàn để không
làm bẩn và xước xe của khách.
Kéo phanh tay khi tiến hành công việc . hoặc dùng tấn chặn bánh xe , đặt
trước hay sau của bánh trước hay bánh sau .
Khi sử dụng kích luôn sử dung giá đỡ:
+nâng hạ xe một cách cẩn thận và chính xác
+khi đặt kích dưới dầm ngang hay cầu xe, đĩa kích phải đặt ở phần tâm
của chi tiết được kích và chú ý đĩa kích không bị trượt
+khi dùng giá đỡ thân xe thì giá phải được điều chỉnh độ cao phù hợp
+vị trí nâng xe và vị trí đỡ xe ở các kiểu xe khác nhau thì khác nhau
Khi sử dụng cầu nâng thì phải chú ý :
+đánh xe vào cầu sao cho trọng tâm xe nằm trong diện tích đỡ của tấm đỡ
cầu nâng
+khi thực hiện nâng hạ cầu xe phải kiểm tra xung quang xem có gì đặt
quá gần cầu nâng không, cữa xe có mở, có ai dưới cầu nâng không.....để
đảm bảo an toàn lao động
Khi tiến hành đóng mở cửa cần chú ý đến sự va đập các vật xung quanh
Sử dụng các dụng cụ chuyên dùng cho công việc cụ thể để tăng tính an
toàn cung như là năng suất làm việc
Có nhiều loại dầu, mỡ bôi trơn được sử dụng trong bảo dưỡng , sửa
chữa .Tùy theo vị trí chúng được sử dụng.dầu lái ,dầu phanh , dầu hộp
số ......
Chạy thử xe để xác định trạng thái của động cơ: như hệ thống lái , hệ
thống phanh......
Khi tiến hành các công việc liên quan đến hệ thống điện, phải tháo dây
âm ra khỏi ắc quy để tránh cháy dây do chạm mạch.Ghi lại nội dung bộ
nhớ trước khi ngắt cực âm ắc quy để tránh tình trang bộ nhớ bị xóa
Sau khi tháo ắc quy phải đặt lại giờ đồng hồ, nội dung ban đầu của bộ
nhớ


4:MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐOÁN CHỦ YẾU:
5




Các phương pháp chuẩn đoán đơn giản:
o

Thông qua cảm nhận của các giác quan con người:
a. Nghe âm thanh trong vùng con người cảm nhận được
b. Dùng cảm nhận màu sắc
c. Dùng cảm nhận mùi
d. Dùng cảm nhận nhiệt
e. Kiểm tra bằng cảm giác lực hay mômen

. Xác định thông số chẩn đoán qua dụng cụ đo đơn giản:


Đối với động cơ:
 Nghe tiếng gõ bằng ống nghe và đầu dò âm thanh.
-Khắc phục một phần các ảnh hưởng tiếng ổn chung
do động cơ phát ra, có thể dùng ống nghe và đầu dò
âm thanh. Các dụng cụ đơn giản, mức độ chính xác
phụ thuộc vào người kiểm tra. Một số dạng của
chúng trình bày trên hình sau:



Sử dụng đồng hồ đo áp suất như:

• Đồng hồ đo áp suất khí nén
6








Đồng hồ đo áp suất chân không trên đường
nạp
Đồng hồ đo áp suất dầu bôi trơn
Đồng hồ đo áp suất nhiên liệu diesel

Đối với hệ thống truyền lực :
o Sử dụng các loại thước đo Đo khoảng cách:
-Đo hành trình tự do, hành trình làm việc của bàn đạp
phanh.
- Đo quãng đường tăng tốc, quãng đường phanh.
o Đo góc:
Dùng để kiểm tra độ rơ của các cơ cấu quay: độ rơ của trục
các đăng, độ rơ của bánh xe. Các góc này gọi là các góc
quay tự do. Góc quay tự do biểu thị tổng hợp độ mòn của cơ
cấu trong quá trình làm việc như: bánh răng, trục, ổ… đồng
thời nêu lên chất lượng của cụm như các đăng, hộp số, cầu,
hệ thống lái… Các thông số này đem so với thông số chuẩn
(trạng thái ban đầu, hay trạng thái cho phép) và suy diễn để
tìm ra hư hỏng, đánh giá chất lượng của cơ cấu hoặc cụm.
o Đo bằng lực kế:

Nhiều trường hợp khi xác định hành trình tự do, cần thiết
phải cần lực kế, chẳng hạn trên ô tô có tải trọng lớn các giá
trị góc quay tự do trên bánh xe phải dùng lực kế để xác định
chính xác, trên hệ thống có cường hóa, cảm giác nặng nhẹ
khi bộ cường hóa làm việc không những chỉ thông qua thông
số hành trình mà còn cần đo lực tác dụng ở trên cơ cấu điều
khiển.

o

Đối với hệ thống điện Các thiết bị thường dùng là:
Đồng hồ đo điện (vạn năng kế) dùng để đo cường độ dòng
điện, điện áp trên mạch (một chiều, xoay chiều), điện trở
thuần… Đồng hồ đo cách điện (mogommet). Đồng hồ đo
điện áp ác qui (ampe kế kìm). Các loại dụng này này thuộc
7


dụng cụ dùng phổ biến tại các trạm, ga ra và có thể sử dụng
đo để biết khả năng thông mạch, điện áp và cường độ trên
các bo mạch chính trong hệ thống, cuộn dây, linh kiện điện.
Vài dạng điển hình trình bày trên hình sau:

o

. Tự chẩn đoán:
a. Khái niệm về tự chẩn đoán:
Tự chẩn đoán là một công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực
chế tạo và sản xuất ô tô. Khi các hệ thống và cơ cấu của ô


8


b.

tô hoạt động có sự tham gia của các máy tính chuyên
dụng (ECU) thì khả năng tự chẩn đoán được mở ra một
cách thuận lợi. Như vậy, mục đích chính của tự chẩn đoán
là đảm bảo ngăn ngừa tích cực các sự cố xảy ra. Trên ô tô
hiện nay có thể gặp các các hệ thống tự chẩn đoán: hệ
thống đánh lửa, hệ thống nhiên liệu, động cơ, hộp số tự
động, hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống điều hòa
nhiệt độ…
Nguyên lý hình thành hệ thống tự chẩn đoán:
-Nguyên lý hình thành hệ thống tự chẩn đoán dựa trên cơ
sở các hệ thống tự động điều chỉnh. Trên các hệ thống tự
động điều chỉnh đã có các thành phần cơ bản: cảm biến
đo tín hiệu, bộ điều khiển trung tâm (ECU), cơ cấu chấp
hành. Các bộ phận này làm việc theo nguyên tắc điều
khiển mạch kín (liên tục).
-Yêu cầu cơ bản của thiết bị tự chẩn đoán bao gồm: cảm
biến đo các giá trị thông số chẩn đoán tức thời, bộ xử lý
và lưu trữ thông tin, tín hiệu thông báo.

5: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG:
Quy trình bảo dưỡng , sửa chữa ở các hãng xe,garage sửa chữa có thể khác
nhau. Phụ thuộc vào trình độ quản lí và cách phân chia công việc nhưng đa số
phải trải qua các trình tự như sau :

9



Khách hàng mang xe đến trạm

KIỂM TRA NHẬN XE
Kiểm tra quanh xe, khoang động cơ , bên trong xe , kiểm tra sơ bộ...

Đặt xe lên cầu và nâng xe

KIỂM TRA TRÊN CẦU
Kiểm tra gầm dươí cầu

Hạ xe xuống

KIỂM TRA TRÊN MẶT ĐẤT
Kiểm tra bên ngoài xe, kiểm tra bên trong khoang động cơ và kiểm tra tình
trang trong xe. Xác định xem chức năng của xe có bình thường không

Tiến hành bảo dưỡng

10


Giao xe cho khách

11




×