Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Đề tài tìm HIỂU về ĐỘNG cơ HAI kỳ và bốn kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.57 KB, 22 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HCM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỘNG LỰC
----------------------------------------------------

ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU VỀ ĐỘNG CƠ HAI KỲ VÀ BỐN KỲ
✪ SINH VIÊN THỰC HIỆN :
♫ HUỲNH TRUNG CANG
♫ TRẦN ANH BẰNG
✪ CỐ VẤN HỌC TẬP :
✥ THẦY TRIỆU PHÚ NGUYÊN
✪ LỚP: 14CĐ-Ô2

Trang 1


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HCM

Nhóm 2

Đề tài:Tìm hiểu động cơ

2 kỳ và 4 kỳ
Sinh viên: Huỳnh Trung
Cang
Trần Anh Bằng
*Nội dung:
Phần I : ĐỘNG CƠ 2 KỲ
Phần II : ĐỘNG CƠ 4 KỲ



Lớp: 14CĐ-Ô2

Trang 2


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HCM

MỤC LỤC
Trang
I.

6.
II.

III.

Động cơ 2 kỳ..................................................... 5
1. Đặc điểm cấu tạo của động cơ 2 kỳ................. 5
2. Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kỳ...... 6
3. Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 2 kỳ.... 7
4. Ưu và nhược điểm của động cơ 2 kỳ .............. 8
5. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục... 9
Ứng dụng........................................................ 10
Động cơ 4 kỳ ..................................................... 12
1. Đặc điểm cấu tạo của động cơ 4 kỳ................ 12
2. Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kỳ..... 13
3. Nguyên lí làm việc của động cơ Điêzen 4 kỳ... 14
4. Ưu và nhược điểm của động cơ 4 kỳ.............. 14
5. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục.. 15

6. Ứng dụng......................................................... 16
So sánh giữa động cơ 2 kỳ và 4 kỳ.................... 17

Trang 3


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HCM

LỜI NÓI ĐẦU
Trước nay công nghiệp hiện đại luôn là điểm tựa để thúc đẩy nền kinh tế
của đất nước phát triển, nói cách khác một nước phát triển là nước có nền
công nghiệp hiện đại. Trong đó phương tiện giao thông là một ngành góp
công rất lớn cho nền kinh tế của đất nước và nhu cầu đi lại, trao đổi hàng
hóa và dịch vụ của nhân dân. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn để lại những
vấn đề bức xúc về môi trường và cảnh quan… mà nhu cầu tiện lợi hóa các
phương tiện giao thông là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu của
bất kỳ một quốc gia nào. Vì vậy, các ngành về động cơ, ô tô, xe máy, đang
ngày càng phát triển mạnh để đáp ứng lại nhu cầu đi lại củng như vận
chuyển của người dân. Với các tiến bộ vượt bậc của nền khoa học kỹ
thuật, ô tô và xe máy ra đời ngày càng hiện đại, kết cấu gọn nhẹ và đặc
biệt có tính năng ưu việt hơn so với trước kia. Và động cơ là một bộ phận
cực kỳ quan trọng củng là yếu tố quyết định công suất củng như tải trọng
của mỗi loại xe. Qua bài tiểu luận này chúng ta sẽ tìm hiểu và so sánh giữa
hai loại động cơ 2 kỳ và 4 kỳ. Chúng có ưu nhược điểm ra sao, và những
chi tiết về 2 loại động cơ này như thế nào chúng ta hãy cùng nhau tìm
hiểu.

Do kiến thức về môn học còn hạn hẹp nên bài tiểu luận không tránh khỏi
sai sót kính mong thấy châm chước và cho ý kiến để những bài tiểu luận
sau được hoàn thiện hơn.


Trang 4


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HCM

Động cơ có 2 loại phổ biến là loại động cơ sử
dụng nhiên liệu xăng và loại động cơ sử dụng
nhiên liệu dầu. Gồm có động cơ 2 kỳ và động cơ 4
kỳ với hệ thống nạp nhiên liệu dạng hút chân
không (áp thấp) hoặc phun xăng điện tử. Hệ thống
làm mát cho các loại động cơ này thường là làm
mát bằng gió tự nhiên, làm mát bằng quạt gió
hoặc bằng dung dịch nước. Sau đây chúng ta sẽ
cùng nghiên cứu cấu trúc và hoạt động của hai

Trang 5


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HCM

loại động cơ trên.

I. ĐỘNG CƠ 2 KỲ

1. Đặc điểm cấu tạo của động cơ 2 kỳ:

Trang 6



TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HCM

+ Trên hình vẽ là sơ đồ cấu tạo của một động cơ 2 kỳ. Động cơ 2 kỳ có
một số đặc điểm cơ bản sau :
. Động cơ không có cơ cấu phối khí , kết cấu đơn giản và có khối lượng
nhẹ hơn động cơ 4 kỳ.
. Trên thân xy lanh có các cửa nạp nhiên liệu, cửa thoát và cửa nạp
chuyển.
. Pittông di chuyển lên xuống trong xy lanh và làm nhiệm vụ đóng mở các
cửa ( nạp, xả, nạp chuyển).
. Chu trình của động cơ 2 kỳ diễn ra trọn vẹn trong một vòng quay của trục
khuỷu ( tương ứng với 2 hành trình của pittông). Như vậy cứ sau mỗi vòng
quay của trục khuỷu lại có một kỳ sinh công.
. Trong lúc động cơ làm việc, đồng thời cả phía trên và dưới của pittông
đều xảy ra các quá trình chuyển hóa.

2. Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kỳ :
Trang 7


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HCM

- Gồm 2 kỳ
+ Kỳ 1: Pit-tông đi từ điểm chết trên (ĐCT) xuống điểm chết dưới (ĐCD),
trong xilanh diễn ra các quá trình cháy – dãn nở, thải tự do và quét - thải
khí.
+ Kỳ 2: Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đi từ ĐCD lên ĐCT, trong xilanh
diễn ra các quá trình quét - thải khí, lọt khí, nén và cháy.
. Kỳ nạp và nén thứ cấp :
Khi pittông di chuyển từ ĐCD lên ĐCT, tạo ra áp suất chân không trong hộp

trục khuỷu và khi thân piston mở cửa nạp, hỗn hợp không khí-xăng từ chế
hòa khí sẽ được hút vào trong hộp trục khuỷu . Tiếp theo đó, đầu pittong
sẽ đóng các cửa nạp chuyển và cửa xả để nén lượng hòa khí đã được đưa
lên buồng đốt.
. Kỳ cháy giãn nở và nén sơ cấp :
Khi pittông đi lên gần tới ĐCT, hỗn hoợp nén sẽ được đốt cháy bằng tia lửa
điện phát ra từ bugi. Khí cháy giãn nở sinh ra áp suất lớn đẩy pitông đi
xuống, truyền qua thanh truyền làm quay trục khuỷu. Khi pittông đi xuống,
thân pittông đóng kín cửa nạp, nén hỗn hợp đã được hút vào hộp trục
khuỷu trong kỳ nạp(nén sơ cấp).
. Kỳ xả và nén sơ cấp :
Khi pittông tiếp tục đi xuống, đầu pittông sẽ mở cửa xả và khí cháy được
thoát ra ngoài. Cùng lúc này, hỗn hợp hòa khí trong hộp trục khuỷu vẫn
tiếp tục bị nén lại với áp suất cao hơn.
. Kỳ xả và nạp chuyển :
Pittông tiếp tục đi xuống, đầu pittông mở cửa nạp chuyển, hỗn hợp khí bị
nén trong hộp trục khuỷu sẽ theo đường nạp chuyển trên thành xy lanh
vào buồng đốt. Hỗn hợp khí tươi này sẽ góp phần đẩy khí cháy ra khỏi
buồng đốt để hoà khí tươi được nạp đầy đủ hơn(ở khoảng nửa cuối hành
trình đi xuống của piston).
- Các loại hệ thống nạp của động cơ 2 kỳ :
a. Hệ thống nạp kiểu van pittông: Đây là loại phổ biến và lâu đời nhất của
đông cơ 2 kỳ. Trên thân xy lanh có cửa nạp được đóng mở bởi pittông. Có
2 loại chính :
Trang 8


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HCM

@ Loại 4 cửa :

Đây là loại có cấu tạo cơ bản và đơn giản nhất của động cơ 2 kỳ. Trên
thành xy lanh có 4 cửa : 1 cửa nạp, 1cửa xả, 2 cửa nạp chuyển ( xem hình
bên dưới) .
@ Loại 6 cửa :
Đây là loại cải tiến từ loại 4 cửa. Có thêm 2 cửa nạp chuyển bổ sung để
quét sạch khói cháy và tăng hiệu qủa nạp chuyển. Có 6 cửa : 1cửa nạp,
1cửa xả, 2 cửa nạp chuyển chính và 2 cửa nạp chuyển phụ.(Xem hình bên
dưới)
b. Hệ thống nạp kiểu van xoay:Trong hệ thống này, cửa nạp được bố trí trên
vách của hộp trục khủyu chứ không phải trên thân xy lanh như loại van
pittông. Đóng và mở cửa nạp trong trường hợp này là một đĩa (van) xoay
có một phần được cắt, đĩa này được trục khuỷu dẫn động (xem hình bên
dưới). Do không có cửa nạp trên thành xy lanh nên có thêm 1 cửa nạp
chuyển bố trí trực diện với cửa xả làm tăng hiệu qủa quét khí cháy.
c. Hệ thống nạp van lưỡi gà : Đây là hệ thống nạp được sử dụng trên các
động cơ 2 kỳ hiện đại, có nhiều ưu điểm hơn hẳn 2 loại đã kể ở trên. Cửa
nạp được bố trí trên vách hộp trục khuỷu, van lưỡi gà được làm bằng các
tấm thép mỏng đàn hồi tốt. Việc đóng và mở van lưỡi gà được thực hiện
nhờ áp suất thay đổi trong hộp trục khuỷu. Khi áp suất trong hộp trục
khuỷu âm(lúc piston đi từ ĐCD lên ĐCT), van lưỡi gà sẽ mở ra; khi pittông
đi xuống áp suất trong hộp trục khuỷu tăng dần sẽ làm van lưỡi gà đóng
lại.
3. Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 2 kỳ :
Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 2 kỳ cũng tương tự như động cơ
xăng 2 kỳ, chỉ khác ở hai điểm sau:
Khí nạp vào cacte của động cơ xăng là hòa khí, còn ở động cơ điêzen là
không khí.
- Cuối kì nén, ở động cơ xăng thì bugi bật tia lửa điện để châm cháy
hòa
khí, còn ở động cơ điêzen thì vòi phun phun nhiên liệu vào

buồng cháy. Nhiên liệu được phun tơi vào buồng cháy hòa trộn với
khí nóng tạo thành hòa khí. Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong
xilanh cao, hòa khí sẽ tự bốc cháy.
Trang 9


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HCM

4.Ưu và nhược điểm của động cơ 2 kỳ :
- Ưu điểm :
. Ứng với mỗi vòng quay trục khuỷu đều có một kỳ sinh công, vòng quay
của trục khuỷu ổn định ; Công suất và mô men sinh ra đều và ổn định.
. Kết cấu động cơ không có cụm phối khí ( Trục cam, cò mổ, xupap …) nên
giảm đáng kể số lượng chi tiết, giảm chi phí chế tạo và việc bảo trì sửa
chữa cũng dễ dàng hơn.
. So sánh với một động cơ 4 kỳ có cùng tốc độ động cơ thì công suất do
động cơ 2 kỳ sinh ra lớn hơn .
. Số chu kỳ sinh công nhiều gấp đôi so với động cơ 4 kỳ, nên với dung tích
xy lanh và hiệu suất cháy giãn nở như nhau thì công suất sinh ra lớn gấp
đôi so với động cơ 4 kỳ ( thực tế gấp khoảng 1.7 lần). khả năng tăng tốc
rất nhanh.

- Nhược điểm :
. Quá trình nạp và xả ngắn ( do piston điều khiển) nên mất mát nhiên liệu
lớn.
. Do bố trí các cửa (các lỗ) trên thành xy lanh nên xéc măng bị nhanh mòn
và mòn không đều.
. Dễ xảy ra hiện tượng quá nhiệt của động cơ do cửa xả bố trí trên thành
xy lanh.
. Do phải sử dụng thường xuyên lượng nhớt ( dầu) mới để bôi trơn phần

động cơ, nên tiêu tốn dầu bôi trơn nhiều.
5. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục:
- Khi vận hành, xe có tiếng kêu lạ (đặc biệt khi cao ga), xe đi yếu không
bốc có thể do các căn nguyên: Mòn xéc-măng, piston và xi lanh, biên lắc
dẫn tới hơi yếu và xe không bốc; xích côn và lá côn và bi cơ mòn. Một số
duyên cớ do các chi tiết máy đã xuống cấp dẫn tới động cơ phát ra tiếng
kêu ngoài ý muốn. Số nặng, sang số khó, có thể do côn không cắt rứt
khoát hoặc đĩa chia số đặt chưa đúng vị trí.

Trang 10


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HCM

- Phần chế hòa khí, bình chứa xăng, lọc gió: thường nhật bình xăng dùng
lâu ngày sinh ra lắng cặn dẫn tới tắc khóa xăng, ống dẫn và chế hòa khí,
cần phải xúc rửa vệ sinh lại hết thảy hệ thống.
Lọc gió bám quá nhiều bụi bẩn khiến không đủ lượng gió cung cấp cho
quá trình hòa trộn nhiên liệu trong chế hòa khí. Điều này gây tắc chế hòa
khí dẫn tới xe có hiện tượng không thể tăng ga ở vận tốc cao.
Chế hòa khí của xe trực tính bị nước vào khi ta rửa xe hoặc băng qua chỗ
có nước ngập sâu do thiết kế cổ hút gió và dây ga không kín. Xe lúc này sẽ
không khởi động được, hoặc nếu có phát động được thì tiếng nổ cũng kêu
lụp bụp, không đều. Cần phải tháo chế xúc rửa ngay.
- Phần điện: Điện trên xe là phần rất đáng để ý và cũng là bộ phận hay “dở
chứng” nhất. Về căn bản, phần điện được chia thành hai loại: Điện cung
cấp cho quá trình đánh lửa và điện cung cấp cho đèn, còi.
Về điện cung cấp cho quá trình đánh lửa: Khi xe chạy đường dài ở tốc độ
cao, máy nóng gây ra cháy cuộn điện nguồn cung cấp cho quá trình đánh
lửa của bugi. Nếu chạy tốc độ thấp mà vẫn bị cháy có thể do tay lái từ

quay không đồng tâm, mâm lửa bị móp méo dẫn tới va quệt vào vô lăng
làm cháy cuộn điện nổ. Về phần điện cung cấp cho đèn, còi: Phần lớn điện
đèn các xe thường hay bị kém, giảm công suất dẫn tới đèn tối, nguyên do
là do cuộn điện phát kém, rò rỉ hệ thống dây dẫn và quan trọng là bóng đèn
phải đúng công suất, pha đèn không bị ố.
6. Ứng dụng:
- Động cơ hai kỳ đối với miền Bắc Việt Nam trước kia rất quen thuộc, từ
Mobilette, Solex, Motobecane... của người Pháp mang sang, Vespa của
Piaggio (Italia) sau đó là những chiếc xe Con Thỏ (Восход), Minsk (Минск)
của Liên Xô cũ, Babetta, Jawa của Tiệp Khắc, Simson, MZ của Cộng hoà
Trang 11


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HCM

dân chủ Đức, đều là những chiếc xe máy lắp động cơ hai kỳ. Sau ngày
miền Nam hoàn toàn giải phóng, lại thấy xuất hiện những chiếc Yamaha
Mate, Suzuki, BS (Bridgestone) v.v… (tất nhiên trừ những xe động cơ 4 kỳ
như xe 67, xe Honda dame 50 hay Honda PC tay ga). Hầu hết chúng đều
là những động cơ có công suất nhỏ, tuy có những ngoại lệ như xe Jawa
của Tiệp dung tích tới 350 và 360cc, hay như những chiếc ôtô của hãng
Audi trước đây . Những ứng dụng chủ yếu của loại động cơ này là:
- Máy cưa, máy cắt cỏ.
- Xe đạp máy.
- Mopeds.
- Xe trượt tuyết.
- Môtô cỡ nhỏ và trung bình.
- Động cơ máy bay mô hình, điều khiển bằng vô tuyến (Riêng loại này
thường có dung tích khoảng 2 hoặc 3cc, đến dưới 10cc).


Trang 12


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HCM

Trang 13


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HCM

II. ĐỘNG CƠ 4 KỲ
1. Đặc

điểm cấu tạo của động cơ 4 kỳ:

Trang 14


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HCM

- Cấu tạo của động cơ 4 kỳ phức tạp hơn động cơ 2 kỳ vì ở cụm đầu xy
lanh có chứa các cơ cấu phối khí gồm trục cam, các cò mổ để điều khiển
các xupap nạp và xả.
- Pittông nối với trục khuỷu thông qua thanh truyền để biến chuyển động
tịnh tiến của pittông thành chuyển động quay của trục khuỷu.
+ Các kỳ trong một chu kì của động cơ 4 kỳ : Kỳ nạp, kỳ nén, kỳ nổ (cháy
giãn nỡ), kỳ xả.

2.Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kỳ:
-Gồm 4 kỳ: kỳ nạp, kỳ nén, kỳ nổ (cháy giãn nở), kỳ xả.

Trang 15


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HCM

- Kỳ nạp: Khi pittông dịch chuyển từ điểm chết trên (ĐCT) xuống điểm chết
dưới (ĐCD) tạo ra áp suất chân không trong buồng đốt tăng dần, lúc này
xupap nạp mở ra, hỗn hợp hòa khí gồm không khí và xăng đã được hòa
trộn ở chế hòa khí được hút vào buồng đốt.
. Thực tế để tăng hiệu suất nạp, xupap nạp được cho mở sớm trước khi
pittông đến ĐCT một chút và đóng lại sau khi pittông qua ĐCD.
. Như vậy, lượng hòa khí nạp vào buồng đốt được nhiều hơn nhờ thời gian
mở xupap nạp dài hơn.
- Kỳ nén: Pittông tiếp tục di chuyển từ ĐCD lên ĐCT, lúc này cả hai xupap
nạp và xả đều đóng kín. Thể tích buồng đốt thu hẹp dần từ lớn nhất đến
nhỏ nhất, hòa khí đã được nạp bị nén lại với áp suất lớn dần tạo điều kiện
dễ bắt lửa và đốt cháy.
- Kỳ nổ (cháy giãn nở): Trước khi pittông tới ĐCT, bugi phát ra tia lửa điện
và đốt cháy hỗn hợp đã bị nén dưới áp suất cao. Hỗn hợp bị cháy rất
nhanh và áp suất khí cháy giãn nở rất lớn đẩy pittông đi xuống, truyền qua
thanh truyền làm quay trục khuỷu.
Đây là kỳ sinh công duy nhất của động cơ 4 kỳ.
- Kỳ xả: Dưới tác động áp suất cao của khí cháy, pittông tiếp tục di chuyển
xuống ĐCD. Khi pittông gần tới ĐCD, xupap xả mở ra và khí cháy thoát ra
ngoài qua cửa xả nhờ áp suất chênh lệch giữa trong và ngoài buồng đốt.
Xupap xả đóng lại khi pittông qua ĐCT, chấm dứt kỳ xả.
+ Như vậy chu trình của động cơ 4 kỳ diễn ra trọn vẹn ứng với 2 vòng quay
trục khuỷu (tương ứng với 4 hành trình của pittông). Cứ hai vòng quay của
trục khuỷu lại có một kỳ sinh công.


Trang 16


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HCM

3.Nguyên lí làm việc của động cơ Điêzen 4 kỳ:
Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 2 kỳ cũng tương tự như động cơ
xăng 2 kỳ, chỉ khác ở hai điểm sau:
Khí nạp vào cacte của động cơ xăng là hòa khí, còn ở động cơ điêzen là
không khí.
- Cuối kì nén, ở động cơ xăng thì bugi bật tia lửa điện để châm cháy
hòa
khí, còn ở động cơ điêzen thì vòi phun phun nhiên liệu vào
buồng cháy. Nhiên liệu được phun tơi vào buồng cháy hòa trộn với
khí nóng tạo thành hòa khí. Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong
xilanh cao, hòa khí sẽ tự bốc cháy.

4.Ưu và nhược điểm của động cơ 4 kỳ:
+Ưu điểm:
- Động cơ hoạt động rất chính xác, hiệu quả và ổn định do các kỳ nạp, nén,
cháy giãn nở và xả đều diễn ra riêng biệt.
- Ít xảy ra hiện tượng quá nhiệt do cửa xả không bố trí trên thành xy lanh
và động cơ có hệ thống bôi trơn hoạt động rất hiệu quả.
- Sự mất mát nhiên liệu ít, động cơ có khả năng tiết kiệm nhiên liệu cao (so
với động cơ 2 kỳ).
- Quá trình nạp và nén kéo dài nên hiệu suất nạp và nén cao, như vậy
động cơ có khả năng cho hiệu quả công suất cao hơn so với mức tiêu tốn
nhiên liệu (PS/l lớn).
+Nhược điểm:
- Động cơ có cơ cấu phối khí để đóng mở các xupap khá phức tạp, nhiều

chi tiết nên việc chế tạo và bảo dưỡng khó khăn hơn so với động cơ 2 kỳ.
- Tiếng ồn các cơ cấu cơ khí khi động cơ làm việc lớn.
Trang 17


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HCM

- Sự cân bằng của động cơ kém do 2 vòng quay trục khuỷu mới có một kỳ
sinh công.
(*): Nhưng những nhược điểm này với công nghệ tiên tiến hiện nay đã
được khắc phục phần lớn.

5.Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục:
- Động cơ phải đảm bảo làm việc tin cậy, không ngắt quãng, phát huy đủ
công suất để đảm bảo đủ sức kéo cần thiết, tiêu hao nhiên liệu và dầu
nhờn trong phạm vi định mức. Tuy nhiên sau một quá trình làm việc, động
cơ sẽ xuất hiện các hư hỏng và thường có những biểu hiện như: sụt giảm
công suất, tăng mức tiêu hao nhiên liệu, khí xả có nhiều khói, giảm ảm
suất cuối kỳ nén, tiếng gõ bất thường trong động cơ… Công suất động cơ
giảm và tiêu hao nhiên liệu tăng thường xảy ra khi hệ thống cung cấp
nhiên liệu hoặc hệ thống đánh lửa bị hỏng, buồng cháy bị muội than, tắc
đường ống nạp, hệ thống làm mát bị cáu cạnh, hiệu chỉnh cơ cấu phân
phối khí không chính xác, áp suất nén trong xilanh không đủ, không khí lọt
vào hệ thống nạp đệm (thông qua các kín). Tăng mức tiêu hao dầu nhờn
(do bị đốt cháy) và khí xả có nhiều khói, báo hiệu vòng găng bị mòn hoặc
gãy và mất tính đàn hồi, mòn rãnh chứa vòng găng, mòn hoặc vỡ ống lót
xilanh, rò rỉ dầu nhờn qua khe hở giữa cần xupáp và ống dẫn hướng
xupap, hỏng lớp đệm khít trục khủy và thông gió dưới cácte động cơ.
Ngoài ra, hiện tượng khí xả có nhiều khói còn có thể liên quan đến hư
hỏng cơ cấu phun nhiên liệu. Hiện tượng giảm sút áp suất nén bên trong

xilanh thường có nguyên nhân do mòn vòng găng và ống lót xilanh, xupap
đậy không khít vào đế xupap, lỏng mối xiết đa ốc vào lắp xilanh, sai lệch
hở cơ cấu phối khe trong phân khí.
- Tiếng gõ khác thường trong động cơ thường xuất hiện khi gãy lò xo
xupap, kẹt xupap, xước bề mặt ống lót xilanh và piston, tăng khe hở giữa
đuôi xupap và mỏ đòn bẩy xupap, mòn chốt piston cũng như lỗ trong vấu
piston và trong bạc đầu nhỏ (đầu trên) thanh truyền, mòn ổ đỡ thanh
truyền và ổ đỡ trục khủy. Ngoài ra có thể kiểm tra tình trạng kỹ thuật của
động cơ bằng cách xem xét bên ngoài, như nhìn mức tiêu hao hiên liệu và
Trang 18


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HCM

dầu nhờn thể hiện qua các dụng cụ đo lường – kiểm tra, nghe tiếng kêu
của động cơ. Để giữ cho động cơ luôn sẵn sàng vận hành tốt, giảm mức
độ hao mòn các chi tiết, ngăn ngừa, phát hiện kịp thời, khắc phục các hư
hỏng và sự cố thì phải thực hiện đầy đủ các công việc bảo dưỡng động cơ.

6. Ứng dụng:
- Động cơ 4 kỳ được sử dụng rất thông dụng hiện nay. Hầu hết các loại
phương tiện giao thông, tàu thuyền, máy bay …. đều sử dụng loại động cơ
này. Vì lực sinh công lớn, ít tiêu tốn nhiên liệu, hoạt động chính xác hơn so
với động cơ 2 kỳ.

Trang 19


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HCM


III.So sánh giữa động cơ 2 kỳ và
4 kỳ
- Xe 2 kỳ bốc hơn nhưng không bền bằng xe 4 kỳ .
- Hiện nay, lượng xe 4 kỳ trên thị trường tiêu thụ mạnh hơn nhiều xe 2 kỳ.
Người tiêu dùng cho rằng xe 2 kỳ chạy hao xăng hơn và máy không bền
như 4 kỳ, chỉ có thanh niên mới "chơi" loại xe này. Cấu tạo động cơ 4 kỳ
phức tạp hơn nhiều động cơ 2 kỳ, động cơ 4 kỳ phải dùng cơ cấu súp-páp
(giống như nút chai) đóng mở để hòa khí và thoát khí cháy. Sự đóng mở
của súp-páp liên quan đến nhiều bộ phận khác trong máy như sên cam,
cam, cốt cam, cò mổ. Trong quá trình hoạt động, các cơ phận này va đập,
mài mòn ở nhiệt độ cao. Do đó việc toả nhiệt phải được đặc biệt chú trọng.
Ở động cơ 2 kỳ, việc hút và thoát khí cháy nhờ vào pít-tông và các lỗ hút,
lỗ thoát nằm ngay tại xilanh máy. Cơ cấu động cơ đơn giản hơn. Việc sửa
chữa xe 2 kỳ cũng đơn giản hơn. Tuy nhiên nếu cứ sử dụng lâu ngày, píttông, bạc bị lỏng, thì một phần hòa khí bị thất thoát qua khe hở giữa píttông và xilanh. Điều này làm xe bị hao xăng hơn so với động cơ 4 kỳ cùng
tình trạng.
Động cơ 2 kỳ có hành trình máy ngắn hơn nên xe bốc hơn nhưng cũng
chính vì vậy mà các linh kiện động cơ phải chịu nhiều lực hơn, khiến tuổi
thọ không thể cao bằng xe 4 kỳ. Hơn nữa, lực hút nhiên liệu ở động cơ 2
Trang 20


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HCM

kỳ phụ thuộc trực tiếp vào lực nén của pít-tông, nên với những xe đã bị
dão thường là rất khó nổ, nhất là vào buổi sáng.
Tuy nhiên độ bền của xe còn tùy thuộc vào người sử dụng. Ở xe 4 kỳ,
chạy khoảng 1.500 km, nên thay nhớt và nên dùng nhớt có cấp chất lượng
API SE hoặc SF, SG.
Với xe 2 kỳ, phải pha nhớt với xăng đúng liều lượng, khoảng 4-5% để việc
bôi trơn dàn đầu của máy được tốt. Pha nhớt quá ít, việc tản nhiệt và bôi

trơn máy kém. Pha nhiều quá, việc đốt cháy hỗn hợp khí không tốt, cũng
làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy. Một số loại xe 2 kỳ đời mới có chế
độ tự pha dầu bằng bơm, tuy nhiên cần cảnh giác với loại bơm này vì bơm
hỏng đồng nghĩa với việc phá tan luôn động cơ. Hơn nữa không nên ép
ga, côn quá mạnh bởi điều này làm các linh kiện phải chịu lực quá lớn
khiến chúng bị mòn nhanh. Khi đã không chuẩn, động cơ 2 kỳ dão rất
nhanh.
Động cơ 4 kỳ chạy đầm hơn, bền hơn nhưng cũng cần để ý đến chế độ
dầu bởi nếu độ nhớt kém sẽ làm linh kiện nhanh mòn và do cấu tạo phức
tạp nên việc sửa chữa cũng rất khó khăn.

Tài liệu tham khảo
www.2banh.vn
www.otosaigon.com
www.luanvan.net
www.otofun.net
www.123doc.net
www.tailieu.vn

Trang 21


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP HCM

The End

Trang 22




×