Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG TIỀN HẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 54 trang )

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả là một chỉ tiêu phản ánh tính chất lượng và trình độ quản lý sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp được đo bằng tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ
ra để có được kết quả đó.
Hiệu quả là phạm trù có vai trò đặc biệt trong khoa học kinh tế và quản lý kinh tế
bởi mọi hoạt động kinh tế đều được đánh giá thông qua các chỉ tiêu hiệu quả.
Hiệu quả kinh kế của một nền sản xuất xã hội là mức độ hữu ích của sản phẩm
được sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng của nó chứ không phải là giá trị. Còn “Hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử
dụng các yếu tố của quá trình sản xuất”, hiệu quả kinh doanh còn thể hiện sự vận
dụng khéo léo của nhà quản trị doanh nghiệp giữa lý luận và thực tiễn nhằm khai thác
tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất để đạt được lợi nhuận tốt nhất.
Ngoài ra còn có một số định nghĩa khác về hiệu quả kinh doanh:
“Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả
và chi phí”.
Hiệu quả tuyệt đối = Kết quả đầu ra – Chi phí đầu vào
“Phạm trù hiệu quả theo nghĩa rộng bao gồm hiệu quả xã hội nếu xét về mặt xã
hội, hiệu quả môi trường sinh thái nếu xét về mặt môi trường sinh thái, hiệu quả an
ninh quốc phòng nếu xét về mặt an ninh quốc phòng, hiệu quả kinh tế nếu xét về mặt
kinh tế”.
“Hiệu quả xét riêng về mặt kinh tế, theo các hiểu thông dụng, đó là phạm trù
kinh tế biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các
nguồn lực trong quá trinh sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi ích thu
được và tối thiểu háo nguồn lực bỏ ra”.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những biện pháp cực kỳ quan trọng
của các doanh nghiệp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao một cách bền vững. Mặt
khác, hiệu quả kinh doanh còn là chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp, góp phần tăng thêm sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường.
1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh


Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các
mục tiêu của doanh nghiệp. Bất kỳ một hoạt động nào của mọi tổ chức đều mong
muốn đạt hiệu quả cao nhất trên mọi phương diện kinh tế, xã hội và bảo vệ môi

1

Thang Long University Library


trường. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu xét trên phương diện kinh
tế có quan hệ với hiệu quả xã hội và môi trường.
“Thực chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với
các yếu tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xét trong một kỳ nhất định, tùy theo
yêu cầu của các nhà quản trị kinh doanh. Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả
kinh doanh là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ của các nhà quản lý, căn cứ đưa ra
quyết định trong tương lai. Song độ chính xác của thông tin từ các chỉ tiêu hiệu quả
phân tích phụ thuộc vào nguồn số liệu, thời gian và không gian phân tích.”.
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh có thể khái quát như sau:
Sự so sánh giữa kết quả đầu ra so với các yếu tố đầu vào được tính theo công
thức:
Công thức 1
Kết quả đầu ra

iệu quả kinh doanh

ếu tố đầu vào

Công thức 1 phản ánh cứ 1 đồng chi phí đầu vào (vốn, nhân công, nguyên vật liệu,
máy móc thiết bị,…) thì tạo ra bao nhiêu đồng kết quả đầu ra như doanh thu, lợi nhuận…
trong một kỳ kinh doanh, chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả kinh doanh càng cao.

Kết quả càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao.
Hoặc sự so sánh giữa các yếu tố đầu vào so với kết quả đầu ra.
Công thức 2
ếu tố đầu vào

iệu quả kinh doanh

Kết quả đầu ra

Công thức 2 phản ánh cứ 1 đồng kết quả đầu ra như doanh thu, lợi nhuận, giá trị
sản lượng hàng hóa… thì cần bao nhiêu đồng chi phí đầu vào (vốn, nguyên vật liệu,
nhân công…) chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả kinh doanh càng cao.
Kết quả càng nhỏ thì hiệu quả kinh doanh càng cao.
Như vậy ta thấy tùy vào cách so sánh mà kết quả đầu ra, yếu tố đầu vào có thể đo
bằng thước đo hiện vật, thước đo giá trị tùy theo mục đích của việc phân tích.
Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu kết quả đầu ra bao gồm: Tổng
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
Dựa vào bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu yếu tố đầu vào bao gồm: Tổng tài sản
bình quân, tổng nguồn vốn chủ sở hữu bình quân, tổng tài sản dài hạn bình quân, tổng
tài sản ngắn hạn bình quân. Hoặc chi phí, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động trên báo
cáo kết quả kinh doanh.
2


1.1.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ tận dụng các nguồn lực sản xuất hay
phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh không phải là
số tuyệt đối mà là một số tương đối, là tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực để có
kết quả đó. Việc xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng rất phức tạp bởi kết quả

kinh doanh và hao phí nguồn lực gắn với một thời kỳ cụ thể nào đó đều rất khó xác
định một cách chính xác.
Hiệu quả kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực
hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh của mình. Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản
xuất kinh doanh nào, các doanh nghiệp đều phải huy động sử dụng tối đa các nguồn lực
sẵn có nhằm đạt được mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh là một
trong những công cụ, phương pháp để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là góp phần nâng cao sức cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị
trường đều gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau trong cùng ngành cũng như là
ngoài ngành. Do vậy chỉ có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mới có thể tiết
kiệm được chi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm,… góp
phần nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy, cần
phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đây là một tất yếu khách quan để mỗi doanh nghiệp có thể trụ vững, tồn tại trong một
cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt..
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà doanh
nghiệp thu được trên một đơn vị yếu tố đầu vào hoặc trên một đơn vị đầu ra phản ánh
kết quả sản xuất. Mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đơn vị càng cao
thì khả năng sinh lợi càng cao, dẫn đến hiêụ quả kinh doanh cao và ngược lại. Vì thế,
có thể nói, khả năng sinh lời cả doanh nghiệp là biểu hiện cao nhất và tập trung nhất
thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1.1 Tỷ suất sinh lời của doanh thu - Return On Sales (ROS)
Khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS) là một tỷ lệ sử dụng rộng rãi để đánh giá
hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp. Nó còn được gọi là "lợi nhuận hoạt động".
Công thức xác định:
ROS


Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
3

Thang Long University Library


Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được từ hoạt động kinh
doanh thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, sức
sinh lợi của doanh thu thuần càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
1.2.1.2 Tỷ suất sinh lời của tài sản - Return On Assets (ROA)
Chỉ tiêu thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh nghiệp
sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được tính như sau:
RO

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng tài
sản, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ
hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư
của chủ doanh nghiệp.
1.2.1.3 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu - Return on Equity (ROE)
Công thức xác định:
ROE

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đưa vào kinh

doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu
hiện xu hướng tích cực.
ROE là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất. Chỉ tiêu này thường
được xem là tỷ lệ tối thượng có thể được lấy từ báo cáo tài chính của công ty. Nó là
chỉ tiêu để đo lường khả năng sinh lời của một công ty đối với chủ đầu tư, nó giúp cho
các nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự
tăng trưởng của doanh nghiệp.
1.2.1.4 Phân tích tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu thông qua mô hình Dupont
Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một
doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp
nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính,
người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính.
Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện
ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Phân
tích Dupont là kỹ thuật tách ROE thành các thành phần (chỉ tiêu tài chính), từ đó hiểu
rõ hơn các nhân tố đã ảnh hưởng đến ROE và rút ra các ý nghĩa tài chính.
Mô hình Dupont thường được biểu diễn dưới hai dạng bao gồm dạng cơ bản và
dạng mở rộng. Tùy vào mục đích phân tích mà nhà phân tích sẽ sử dụng dạng thức phù
4


hợp cho mình. Tuy nhiên cả hai dạng này đều bắt nguồn từ việc khai triển chỉ tiêu
ROE (tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) một chỉ tiêu quan trọng bậc nhất trong phân
tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
a) Mô hình Dupont cơ bản
Dupont được triển khai dưới dạng cơ bản:
ROE

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản


x

Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu

Hay
ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính
Ta có thể tiếp tục triển khai mô hình Dupont như sau:
ROE

Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần

x

Doanh thu thuần
Tổng tài sản

x

Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu

Hay:
ROE = ROS x Số vòng quay của tài sản x Đòn bẩy tài chính
Nhìn vào quan hệ trên, ta thấy muốn nâng cao khả năng sinh lời của vốn chủ sở
hữu có thể tác động vào 3 nhân tố: tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (ROS), số vòng
quay của tài sản và đòn bẩy tài chính.
Doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên.

Một là, doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh, nhằm nâng cao doanh
thu và đồng thời tiết giảm chi phí, mục đích là gia tăng lợi nhuận sau thuế biên (tỷ suất
sinh lời của doanh thu).
Hai là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt
hơn các tài sản sẵn có của mình, nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói một cách
dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có.
Ba là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao
đòn bẩy tài chính, hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận
sau thuế/tổng tài sản (ROA) của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc
vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả.
Khi áp dụng công thức Dupont vào phân tích, có thể tiến hành so sánh chỉ tiêu
ROE của doanh nghiệp qua các năm.
Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số này qua các năm
bắt nguồn từ nguyên nhân nào, từ đó đưa ra nhận định và dự đoán xu hướng của ROE
trong các năm sau.

5

Thang Long University Library


Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của từng nhân tố, góp phần
thúc đầy nhanh tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
b) Mô hình Dupont mở rộng
Dupont được triển khai dưới dạng mở rộng:
ROE
x 1-

Lợi nhuận thuần từ ĐKD
Doanh thu thuần

Thuế
Lợi nhuận trước thuế

)x

x

Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận thuần từ ĐKD

Doanh thu thuần
Tổng tài sản

x

x

Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu

Hay:
ROE = Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD trên DTT x Ảnh hƣởng từ các lợi nhuận
khác x Ảnh hƣởng của thuế TNDN x Vòng quay của tổng tài sản x Đòn bầy tài chính
Dạng thức mở rộng của công thức Dupont cũng phân tích tương tự như dạng
thức cơ bản. Song qua dạng thức này có thể nhìn sâu hơn vào cơ cấu của lợi nhuận sau
thuế trên doanh thu (ROS), thông qua việc xem xét ảnh hưởng từ các khoản lợi nhuận
khác ngoài khoản lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp và
ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhìn vào chỉ tiêu này các nhà phân tích sẽ đánh giá thêm được mức tăng hoặc
giảm ROS của doanh nghiệp đến từ đâu. Nếu nó chủ yếu đến từ các khoản lợi nhuận

khác như thanh lý tài sản hay đến từ việc doanh nghiệp được miễn giảm thuế tạm thời
thì cần phải lưu ý đánh giá lại hiệu quả hoạt động thật sự của doanh nghiệp.
Cũng như vậy, đối với nhân tố Vòng quay của tổng tài sản có thể đánh giá thông
qua chính sách đầu tư tài sản cũng như tốc độ quay vòng của các loại tài sản ngắn hạn
trong doanh nghiệp như: tốc độ quay vòng của tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho.
Như vậy, trên cơ sở nhận diện các nhân tố sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh
nghiệp xác định và tìm biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu (ROE), góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh
nghiệp.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản
Tài sản của doanh nghiệp gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Việc sử dụng
hiệu quả tài sản là một trông các nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung
Số vòng quay của tổng tài sản
Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp mong muốn tài sản vận động
không ngừng, để đẩy mạnh tăng doanh thu, là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
6


Số vòng quay của tài sản được xác định bằng công thức:
Số vòng quay của tổng tài sản

Doanh thu thuần
Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, tài sản của doanh nghiệp quay được bao
nhiêu vòng.
Chỉ tiêu này còn thể hiện hiệu suất sử dụng của tổng tài sản tài sản, chỉ tiêu này
càng cao chứng tỏ các tài sản vận động càng nhanh, góp phần tăng doanh thu và là

điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ các tài
sản vận động chậm, có thể hàng tồn kho, sản phẩm dở dang nhiều, làm cho doanh thu
của doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề
kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong doanh nghiệp.
Thời gian quay vòng của tổng tài sản.
Công thức:
Thời gian quay vòng của tổng tài sản

365
Số vòng quay của tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết, tài sản của doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày thì quay hết
một vòng. Chỉ tiêu này càng thấp thì số vòng quay tổng tài sản càng cao. Càng cho
thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là tốt.
1.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thường được phân bổ ở khắp giải đoạn của
quá trình sản xuất thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, để nâng cao hiệu
quả kinh doanh cần phải thường xuyên phân tích, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
a) Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng tài sản
ngắn hạn thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao hiệu quả
sử dụng tài sản ngắn hạn càng tốt. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh
nghiệp.

Có thể phân tích tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn thông qua các nhân tố ảnh
hưởng theo phương trình sau:
Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản ngắn hạn
7

Thang Long University Library


Doanh thu thuần
Tổng tài sản ngắn hạn

X

Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần

= Số vòng quay của tài sản ngắn hạn x Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần
Ta thấy 2 nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn: Số vòng
quay của tài sản ngắn hạn và tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần.
Muốn cho chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn cao thì cần có các biện
pháp nâng cao 2 nhân tố ảnh hưởng này lên.
b) Số vòng quay và thời gian quay vòng của tài sản ngắn hạn
-

Số vòng quay của tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này được xác định:
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn


Doanh thu thuần
Tổng tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, tài sản ngắn hạn quay được bao nhiêu
vòng. Nói cách khác, doanh nghiệ đầu tư 1 đồng tài sản ngắn hạn sẽ thu được bao
nhiêu đồng doanh thu thuần.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là tốt và tài sản
ngắn hạn vận động nhanh, đó là nhân tố góp phần nâng cao lợi nhuận.
-

Thời gian quay vòng của tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh thời gian 1 vòng quay của tài sản ngắn hạn quay trong
năm, chỉ tiêu này thường được phản ánh như sau:
Thời gian quay vòng của tài sản ngắn hạn

365
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết tài sản ngắn hạn bao nhiêu ngày thì quay hết 1 vòng, chỉ
tiêu này càng thấp, chứng tỏ các tài sản vận động càng nhanh, góp phần tạo doanh thu
và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
c) Số vòng quay và thời gian quay vòng của hàng tồn kho
-

Số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Số vòng quay hàng tồn kho


iá vốn hàng bán
àng tồn kho

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, vốn đầu tư cho hàng tồn kho quay được
bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hàng tồn kho vận động không ngừng,
đó là nhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
-

Thời gian quay vòng của hàng tồn kho
8


Công thức:
Thời gian quay vòng của TK

365
Số vòng quay của hàng tồng kho

Chỉ tiêu này cho biết một vòng quay của hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày, chỉ
tiêu này càng thấp chứng tỏ hàng tồn kho vận động nhanh, góp phần gia tăng tốc độ
quay vòng của tài sản ngắn hạn, giúp làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh
nghiệp.
d) Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho
Công thức:
ệ số đảm nhiệm hàng tồn kho

àng tồn kho
Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao

nhiêu đồng vốn đầu tư cho hàng tồn kho, chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư cho hàng tồn kho càng cao.
Thông qua chỉ tiêu này, các nhà quản trị kinh doanh sẽ xây dựng được kế hoạch
về dự trữ, thu mua, sử dụng hàng hóa, thành phẩm, bán thành phẩm một cách hợp lý
hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn của doanh nghiệp là những tài sản thường có giá trị lớn và thời
gian sử dụng dài, thời gian sử dụng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh của DN.
Tài sản dài hạn gồm nhiều loại, có vai trò và vị trí khác nhau trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh, chúng thường xuyên biến động về quy mô, kết cấu và tình
trạng kĩ thuật. Do vậy, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn với mục đích để các
nhà quản trị có các quyết định đầu tư tài sản dài hạn hợp lý hơn, góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
a) Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn
Công thức:
Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng tài sản dài hạn sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài
sản dài hạn của doanh nghiệp càng tốt, đó là nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư.
b) Số vòng quay và thời gian quay vòng của tài sản dài hạn
-

Số vòng quay của tài sản dài hạn
Chỉ tiêu này thường được xác định như sau:
9


Thang Long University Library


Doanh thu thuần

Số vòng quay của tài sản dài hạn

Tổng tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, tài sản dài hạn của doanh nghiệp quay
được bao nhiêu vòng. Mặt khác, chỉ tiêu này thể hiện hiệu suất sử dụng của tài sản dài
hạn. Nói cách khác, chỉ tiêu này chi biết doanh nghiệp đầu tư 1 đồng tài sản dài hạn thì
thu về bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tài sản dài hạn
hoạt động tốt, đó là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
-

Thời gian quay vòng của tài sản dài hạn
Công thức:

Thời gian quay vòng của tài sản dài hạn

365
Số vòng quay của tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, tài sản dài hạn của doanh nghiệp mất
bao nhiêu ngày để quay hết một vòng. Chỉ tiêu này càng thấp, tài sản dài hạn vận động
càng nhanh, hiệu quả sử dụng tài sản càng được nâng cao.
c) Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định
Công thức:
Lợi nhuận sau thuế

iá trị còn lại của TSCĐ

Tỷ suất sinh lời của TSCĐ

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của
doanh nghiệp là tốt. Đây cũng là nhân tố hấp dẫn nhà đầu tư.
d) Số vòng quay và thời gian quay vòng của tài sản cố định
-

Số vòng quay của TSCĐ
Công thức:
Số vòng quay của TSCĐ

Doanh thu thuần
iá trị TSCĐ

Chỉ tiêu này cho biết, TSCĐ đầu tư trong kỳ quay được bao nhiêu vòng. Hay 1
đồng TSCĐ đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này thể hiện
sức sản xuất của TSCĐ. Số vòng quay này càng cao chứng tỏ TSCĐ hoạt động tốt, là
nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
Giá trị còn lại của TSCĐ
-

Nguyên giá TSCĐ – ao mòn lũy kế TSCĐ

Thời gian một vòng quay của TSCĐ
Thời gian quay vòng của TSCĐ

10


365
Số vòng quay của TSCĐ


Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, tài sản cố đinh của doanh nghiệp mất
bao nhiêu ngày để quay hết một vòng. Chỉ tiêu này càng thấp, tài sản cố định vận động
càng nhành, góp phần làm tăng số vòng quay của tài sản dài hạn, từ đó hiệu quả sử
dụng tài sản càng được nâng cao.
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
a) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Sức sản xuất của vốn cố định

Vốn cố định bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu.
Sức sinh lợi của vốn cố định

Lợi nhuận trong kỳ
Vốn cố định bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng
lợi nhuận. Sức sinh lời trên doanh thu càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng
hiệu quả.
b) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lƣu động
Sức sản xuất của vốn lưu động

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ

Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
Sức sinh lợi của vốn lưu động

Lợi nhuận trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bình quân bỏ ra giúp doanh
nghiệp thu bao nhiêu đồng lợi nhuận.
-

Hệ số đảm nhiệm của vốn lƣu động
Vốn lưu động bình quân trong kỳ

ệ số đảm nhiệm của vốn lưu động

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết cần bao nhiêu đồng vốn lao động đảm nhiệm để tạo ra một
đồng doanh thu.
-

Thời gian của một vòng quay
Thời gian của kỳ phân tích

Thời gian của một vòng quay

Số vòng quay của vốn lưu động

11

Thang Long University Library


Chỉ tiêu này cho biết số ngày để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian
này càng ngắn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
c) Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay
Tỷ suất sinh lời trên tiền vay

Lợi nhuận sau thuế
Tiền vay

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, doanh nghiệp sử dụng 100 đồng tiền
vay phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán
sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh tốt, đó là nhân tố hấp
dẫn nhà quản trị ra quyết định vay tiền đầu tư vào hoạt động kinh doanh.
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí
Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp thường bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác. Đó là các
khoản chi phí bỏ ra để thu lợi nhuận trong kỳ. Thông qua việc phân tích tỷ suất sinh lời
của các loại chi phí này để đưa ra các biện pháp tăng cường kiểm soát chi phí nhằm
đạt được chi phí thấp nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.4.1 Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí
Công thức:
Lợi nhuận kế toán trước thuế

Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí

Tổng chi phí


Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ doanh nghiệp đầu tư 100 đồng tổng chi phí thì thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ
mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí
chi ra trong kỳ.
1.4.2 Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán
Công thức:
Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất sinh lời của V

iá vốn hàng bán

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ kinh doanh, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng giá
vốn hàng bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao
chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán càng lớn, thể hiện các mặt hàng kinh
doanh có lời, do vậy doanh nghiệp nên đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ.
1.4.3 Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý kinh doanh
Công thức:

12


Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý kinh doanh

Lợi nhuận sau thuế
Chi phí quản lý kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí
quản lý kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng

cao chứng tỏ mức lợi nhuận do chi phí quản lý kinh doanh đem lại càng lớn, doanh
nghiệp đã tiết kiệm được chi phí.
1.4.4

Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn lao động

a, Chỉ tiêu năng suất lao động:
Công thức:
Chỉ tiêu năng suất lao động

Tổng giá trị sản xuất tạo ra trong kỳ
Tổng số lao động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
b, Chỉ tiêu kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lƣơng:
Công thức:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ

Chỉ tiêu kết quả sản xuất trên 1 đồng chi phí tiền lương

Tổng chi phí tiền lương trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí tiền lương trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu.
c, Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động:
Công thức:
Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động

Lợi nhuận trong kỳ
Tổng số lao động bình quân trong kỳ


Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
d, Hệ số sử dụng thời gian lao động:
Công thức:
ệ số sử dụng thời gian lao động

Tổng thời gian lao động thực tế
Tổng thời gian lao động định mức

Chỉ tiêu này phản ánh thời gian lao động thực tế so với thời gian lao động định mức,
nó cho biết tình hình sử dụng thời gian lao động trong doanh nghiệp.

13

Thang Long University Library


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CP ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG TIỀN HẢI
2.1 Tổng quan về Công ty CP Đầu tƣ và Xây dựng Tiền Hải
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng Tiền Hải là đơn vị Công ty Nhà nước, chuyển
đổi từ Công ty xây lắp Tiền Hải theo Quyết định số 979/QĐ-UB ngày 04/05/2005 của
UBND tỉnh Thái bình. Giấy phép kinh doanh số 0803000249 cấp ngày 29/11/2005 của
sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Bình hành nghề các lĩnh vực sau:
+ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi
+ Tư vấn thiết kế, giám sát thi công công trình xây dựng.
+ Sản xuất kinh doanh các loại vật liệu xây dựng.
+ Chuyển giao công nghệ sản xuất gạch tuynel, gạch tự chèn.

+ Cho thuê máy móc thiết bị xây dựng
Qua nhiều năm kể từ khi thành lập đến nay, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND
tỉnh Thái bình và sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của Huyện uỷ, UBND huyện Tiền hải.
Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng Tiền Hải đã từng bước phấn đấu thực hiện công
tác SXKD thắng lợi. Cho đến nay Công ty đã xây lắp được nhiều công trình lớn nhỏ,
từ thấp tầng đến cao tầng; công trình công nghiệp, dân dụng, công trình thuỷ lợi, đường giao thông nông thôn, có những công trình phức tạp .... Các sản phẩm do Công ty
thi công xây lắp và sản xuất đều đạt chất lượng yêu cầu thiết kế, chất lượng tiến độ của
chủ đầu tư trên địa bàn trong và ngoài tỉnh Thái Bình.
Để nâng cao chất lượng xây dựng công trình, Công ty đã đầu tư nhiều trang
thiết bị, máy móc và dụng cụ thi công, ứng dụng nhiều kỹ thuật và công nghệ mới, quy
trình kỹ thuật chất lượng, hiệu quả và an toàn. Lực lượng cán bộ kỹ thuật và công nhân
lao động luôn được rèn luyện về trình độ và tay nghề để đáp ứng theo yêu cầu của
công việc được giao. Hiện nay Công ty có nhiều kỹ sư, cán bộ theo các ngành nghề
xây dựng đã có nhiều kinh nghiệm trong nghề, được học tập Luật Xây dựng và các văn
bản pháp quy, lớp tập huấn giám sát thi công xây dựng của Bộ Xây dựng mở.
Với sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, để đáp
ứng được nhu cầu của công trình nhà nước cũng như nhu cầu cần thiết của sự phát
triển kinh tế xã hội. Hiện nay công ty đầu tư dự án đổi mới công nghệ sản xuất gạch
chất lượng cao, có nhiều mẫu mã đảm bảo chất lượng được khách hàng ưa chuộng với
công suất từ 38  45 triệu viên/ năm với tổng số vốn 5 tỷ.
 Thông tin cơ bản của công ty:
-

Tên Công ty: CÔNG TY CỔ P ẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂ DỰN TIỀN ẢI.
14


Tên giao dịch quốc tế: Tiên Hai Construction and Investment Joint Stock

-


Company.
-

Tên viết tắt: Tiên ai CISCOM.

-

Địa chỉ trụ sở chính: KM 0+700 đường đi Đồng Châu, thị trấn Tiền ải, huyện
Tiền ải, tỉnh Thái ình.

-

Điện thoại: 036.3823275 – 036.3781812

-

Fax: 036.3781812

-

Email:

-

Tài khoản: tại ngân hàng công thương tỉnh Thái ình.

-

Đặc điểm về vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần phát hành:

Vốn điều lệ: 2.000.000.000 VNĐ hai tỷ đồng chẵn)
Cổ phần phát hành lần đầu: 200.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000

-

VNĐ, trong đó:
 Cổ phần nhà nước: 0% vốn điều lệ.
 Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong Công ty: 81.000 cổ phần, chiếm
40,5% vốn điều lệ.
 Cổ phần bán ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược: 38.283 cổ phần, chiếm
19,14% vốn điều lệ.
 Cổ phần bán đấu giá công khai: 80.717 cổ phần, chiếm 40,36% vốn
điều lệ.
iện tại, Công ty có các cơ sở trực thuộc:
 Văn phòng giao dịch và giới thiệu sản phẩm gạch Tuynel, gạch lát màu bóng
ngoại thất – Nhà 332 – đường Lý Bôn – thành phố Thái Bình – tỉnh Thái Bình.
(tel: 036.3844684).
 Công ty gạch Tuynel xã Tây Tiến – huyện Tiền Hải – tỉnh Thái Bình.





(tel:036.3782372).
Công ty gạch Tuynel xã Tây Phong – huyện Tiền ải – tỉnh Thái ình. tel:
036.3652919).
Công ty gạch lát màu bóng ngoại thất công nghệ mới, gạch Block không nung
tại khu công nghiệp Trà Lý – huyện Tiền Hải – tình Thái Bình.
Trung tâm tư vấn thiết kế và giám sát xây dựng – tại trụ sở chính Công ty.
Khối thi công xây lắp: 6 đội xây dựng.


15

Thang Long University Library


2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty
IÁM ĐỐC

P Đ kinh doanh

Phòng tài chính kế
toán

Phòng tổ chức

Phòng KD

Đ1

P Đ kỹ thuật

Đ2

Đ3

CH1

CH2


PX2

Phòng kỹ thuật

PX1

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
Nguồn: Phòng tổ chức
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Giám đốc: Là người trực tiếp chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh và
chịu trách nhiệm về hoạt động của Công ty trước pháp luật.
Các phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước
giám đốc về lĩnh vực mà mình phụ trách.
Phòng tổ chức: Làm công tác tài chính, quản lý nhân sự, quản lý toàn bộ hồ sơ
lý lịch của toàn bộ công nhân viên chức trong Công ty, bảo mật tài liệu đồng thời phụ
trách toàn bộ khâu hành chính trong Công ty.
Phòng kinh doanh: tiếp nhận toàn bộ hóa đơn của phòng tài vụ phát bán hàng
và chịu trách nhiệm cung ứng vật tư theo yêu cầu của công trình và nghiên cứu thị
trường tiêu thụ, tìm hiểu khách hàng và các đối thủ cạnh tranh, tư vấn giá cả giúp ban
giám đốc xây dựng chính sách giá cả sản phẩm phù hợp với thị trường tiêu dùng theo
từng giai đoạn cụ thể.
Phòng tài chính kế toán: thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính đúng chế độ tài
chính của nhà nước để phân tích tổng hợp đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty. Phòng kế toán gồm có 7 nhân viên đảm nhiệm công tác thu thập
và xử lý thông tin, số liệu theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, kiểm tra sát
các khoản thu chi, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ để đảm bảo uy tín cho Công ty,
đối với các khoản nợ phải thu thì đôn đốc thu hồi giảm việc bị chiếm dụng vốn. Kiểm
16



tra quản lý tài sản, nguồn hình thành tài sản, theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng
mua bán của khách hàng. Lập các áo cáo tài chính, áo cáo định kỳ, áo cáo bất
thường theo qui định của nhà nước và của nhà quản lý Công ty. Tổ chức ghi chép,
phản ánh trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Phòng kỹ thuật: tổ chức quản lý kỹ thuật, ứng dụng những công nghệ tiên tiến,
giám sát việc kiểm tra thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật, chịu trách nhiệm về
chất lượng sản phẩm do các đơn vị phụ thuộc Công ty sản xuất, thiết kế các bản mẫu
cho các công trình, hạng mục công trình. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm tăng
năng suất lao động, tiết kiệm chi phí cho Công ty.
Phân xƣởng I, II: được điều hành bởi quản đốc. Mỗi phân xưởng có 1 Quản
đốc điều hành trực tiếp đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất sản phẩm theo đúng
mẫu mã, chủng loại, số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu xây dựng các công trình
của Công ty nói chung và thị trường nói riêng. Ngoài ra, còn đảm bảo an toàn trong lao
động sản xuất, sử dụng có hiệu quả TSCĐ, tiết kiệm và nâng cao năng suất lao động.
Các đơn vị thi công: thực hiện tốt việc xây dựng các công trình theo đúng tiến
độ và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Cửa hàng dịch vụ I, II: thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm sản xuất, đưa
sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
2.2.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Đầu tƣ và Xây dựng Tiền
Hải giai đoạn 2012– 2014

Ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu quan trọng trong bảng 2.1 để thấy được
khái quát tình hình kinh doanh của Công ty trong giai đoạn này.

17

Thang Long University Library



Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chênh lệch

Năm
Chỉ tiêu

2012

2013/2012

Số liệu

+/-

2014/2013

%

+/-

%

1. Doanh thu thuần

995,66

9,99


1,00

420,72

41,83

2. Giá vốn hàng bán

818,81

13,02

15,90

430,79

51,78

21,24

15,39

72,45

(9,16)

(25,00)

27,90


9,3

33,33

(9,08)

(24,40)

21,58

9,16

42,44

(9,16)

(29,80)

3. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
4 Lợi nhuận kế toán trước
thuế
5. Lợi nhuận sau thuế

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD và Tính toán của tác giả)
Ta có thể thấy Doanh thu thuần của Công ty biến động theo chiều hướng tăng
mạnh. Năm 2013, doanh thu thuần đạt 1005,74 tỷ đồng, tăng 9,99 tỷ so với năm 2012,
tương ứng tăng 1%. Chỉ tiêu này tiếp tục tăng và tăng đột biến vào năm 2014, đạt
1423,04 tỷ đồng, cao hơn năm 2013 420,72 tỷ, tương ứng 41,83%. Nguyên nhân của
sự tăng lên này là do trong giai đoạn 2012 – 2014, thị trấn Tiền Hải được tỉnh rót tiền,

tăng cương đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ cho việc nâng cấp đô thị lên Thị Xã vào
năm 2016. Với uy tín của lâu năm trong ngành xây dựng của tỉnh nói riêng, Công ty
CP Đầu tư và Xây dựng Tiền Hải đã trúng thầu nhiều công trình và hoàn thành trong 3
năm khiến doanh thu liên tục tăng.
Doanh thu thuần tăng lên là nguyên nhân chủ yếu khiến Giá vốn hàng bán cũng
biến động và tăng theo. Trong 3 năm, tỷ trọng giá vốn hàng bán đều chiếm từ 80% 95%. Vào năm 2013, giá vốn hàng bán đạt 831,83 tỷ đồng, vượt 13,02 tỷ đồng, tương
ứng 15,90% so với năm 2012. Năm 2014, tốc độ tăng của Giá vốn tăng mạnh. Giá vốn
hàng bán đạt 1260,28 tỷ đồng vào năm 2014, cao hơn 430,79 tỷ so với 2013 và hơn
441,47 tỷ so với năm 2012.
Lợi nhuận thuần của Công ty vào năm 2012 đạt 21,24 tỷ đổng. Trong năm 2013,
con số này là 36,63 tỷ, tăng hơn một nửa so với 2012 là 15,39 tỷ, tương đương 72,45%
so với năm 2012 do Doanh thu từ hoạt động tài chính của năm 2013 tăng mạnh so với
năm 2012 tăng 3,30 tỷ tương đương với 47,87%). Năm 2014, Lợi nhuận thuần đột
ngột bị giảm 9,16 tỷ đồng tương đương giảm 25% so với năm 2013 do tốc độ tăng của
18


Giá vốn hàng bán năm 2014 so với 2013 là 51,58%, cao hơn 23,30% so với tốc độ
tăng của Doanh thu thuần (41,83%).
Ta thấy Lợi nhuận thuần thường chỉ đạt từ 2,1% đến 3,5% giá trị Doanh thu
thuần là do mức tăng của Giá vốn cao hơn hoặc gần bằng với mức tăng của Doanh thu
thuần khiến Lợi nhuận gộp thu về ít hơn. Ngoài ra, hàng năm còn phát sinh các Chi phí
tài chính và Chi phí quản lí kinh doanh, hai loại chi phí này luôn bằng từ 84% đến
90% giá trị Lợi nhuận gộp. Trong khi Doanh thu từ hoạt động tài chính không thu về
được nhiều, chỉ đạt từ 7 đến 10 tỷ đồng mỗi năm.
Qua sự biến động của các yếu tố trên đã góp phần giúp Công ty đạt Lợi nhuận kế
toán trước thuế là 27,89 tỷ đồng vào năm 2012. Và sau đó đã tăng 9,3 tỷ lên 37,20 tỷ
vào năm 2013 do sự tăng lên của các khoản thu từ Lợi nhuận thuần. Các khoản lợi
nhuận này Công ty thu về chủ yếu từ việc bán các nguyên vật liệu xây dựng và đầu tư
các công trình lớn trong năm. Năm 2014, Lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty

tiếp tục giảm so với năm 2013 là 9,08 tỷ, tương đương 24,40%. Nguyên nhân là do Lợi
nhuận thuần của năm 2014 giảm xuống gần 10 tỷ so với năm 2013 còn Chi phí từ hoạt
động khác lại tăng lên 71,53 tỷ đồng, tương đương 119,80% so với năm 2013.
Sau khi trừ đi Chi phí thuế thu nhập Công ty, Lợi nhuận sau thuế của Công ty
đều đạt trên 21 tỷ trong cả 3 năm 2012, 2013, 2014.
Qua số liệu phân tích trong giai đoạn 2012 – 2014, có thể thấy rõ tình hình hoạt
động kinh doanh của Công ty có sự thay đổi. Tất cả sự biến động của các nhân tố đều
góp phần làm thay đổi kết quả kinh doanh. Sự thay đổi của Lợi nhuận thuần, sự phát
sinh của các khoản Lợi nhuận khác, sự thay đổi chi phí thuế do chính sách của Nhà
nước đều làm thay đổi các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công
ty. Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng của Hiệu suất sử dụng tài sản và nhân tố Đòn bẩy tài
chính. Sự ảnh hưởng của các nhân tố này sẽ được phân tích cụ thể ở phần sau.
2.3. Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP Đầu tƣ và Xây
dựng Tiền Hải giai đoạn 2012 - 2014
Để có một cái nhìn tổng quát nhất về thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh
của công ty, chúng ta sẽ đi vào phân tích hiệu quả kinh tế tổng hợp thông qua các chỉ
tiêu đánh giá khả năng sinh lời ROS, ROA, ROE và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử
dụng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn vay và hiệu quả sử dụng chi phí. Trong đó, tập trung
phân tích và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
(ROE) thông qua mô hình Dupont.

19

Thang Long University Library


2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
2.3.1.1 Tỷ suất sinh lời của doanh thu - Return On Sales (ROS)
Bảng 2.2. Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: %

Năm

Chỉ tiêu
ROS

Chênh lệch

2012

2013

2014

2013/2012

2014/2013

2,16

3,05

1,51

0,89

(1,54)

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD và Tính toán của tác giả])
Dựa vào bảng 2.2 ta có thể thấy được, vào năm 2012 Công ty CP Đầu tư và Xây
dựng Tiền Hải có tỷ suất sinh lời trên doanh thu là 2,16%. Con số này cho biết cứ 100

đồng doanh thu thuần Công ty thu được thì chỉ có 2,16 đồng là lợi nhuận sau thuế. Đây
là một con số cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty vẫn đang ở mức tốt và vẫn
chưa để xảy ra thua lỗ. Tới năm 2013, tỷ suất này đã tăng lên 0,89 đơn vị, nâng ROS
của Công ty lên 3,05%, cao nhất trong 3 năm, điều này cho thấy năm 2013 công ty
kinh doanh rất tốt. Tuy nhiên, vào năm 2014 thì tỷ suất này lại giảm 1,54% vào 2 năm
2014. Nguyên nhân dẫn tới sự giảm của tỷ suất sinh lời trên doanh thu này là do
Doanh thu thuần trong các năm đều tăng so với năm trước nó nhưng Lợi nhuận sau
thuế lại giảm đi.
Giai đoạn 2012 – 2013: Như đã phân tích khái quát Doanh thu thuần năm 2013
tăng so với năm 2012 đi cùng đó chi phí tài chính lại giảm mạnh 14,76% tương
đương 15,85 tỷ) là nguyên nhân chính khiến Lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty
tăng. Từ đó Lợi nhuận sau thuế năm 2013 tăng gần 10 tỷ so với năm 2012, dẫn đến
ROS năm 2013 tăng.
Giai đoạn 2013 -2014: Cũng giống như giai đoạn 2012 – 2013, Công ty có sự
tăng lên về doanh thu thuần và giá vốn. Trong giai đoạn này phát sinh sự biến động
về Chi phí thuế TNDN. Do năm 2012 và 2013 Công ty được giảm 30% thuế thu nhập
Công ty phải nộp. Nên đến năm 2014 thì Công ty tính chi phí thuế theo tỷ suất là
25%. Khiến cho số thuế phải nộp năm 2014 cao hơn. Việc nộp thuế nhiều hơn chính
là nguyên nhân khiến cho Công ty có số Lợi nhuận sau thuế vào năm 2014 thấp hơn
so với các năm trước. Bên cạnh đó, các công trình của Công ty đa phần đều có được
bằng việc tham gia đấu thầu, nên phải hoàn thành hợp đồng với chi phí thấp nhất. Vì
vậy, việc Giá vốn hàng bán có xu hướng tăng cao hơn so với độ tăng của Doanh thu
thuần cho thấy Công ty đang hạ giá bán của các công trình để gia tăng khả năng cạnh
tranh. Các yếu tố trên đã dẫn tới việc ROS trong giai đoạn này nhỏ hơn các giai đoạn
khác.
20


So sánh với chỉ số trung bình ngành, ta thấy tỷ suất ROS của Công ty không ổn
định qua các năm, 2,16% vào năm 2012, sau đó tăng lên 3,05% vào năm 2013 rồi lại

giảm còn 1,51% trong năm 2014. Tuy tỷ suất ROS của Công ty giảm qua các năm
nhưng vẫn cao hơn so với toàn ngành.
2.3.1.2 Tỷ suất sinh lời của tài sản - Return On Assets (ROA)
Bảng 2.3. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: %
Năm

Chênh lệch

Chỉ tiêu
2012
ROA

1,34

2013

2014

2013/2012

2014/2011

1,48

1,16

0,14

(0,32)


(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD, Bảng CĐKT và Tính toán của tác giả, [9])
Nhìn chung tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Công ty đều chỉ giữ ở mức trên
1% và có xu hướng giảm nhẹ qua các năm.
Chỉ tiêu này cao nhất vẫn là vào năm 2013 với 1,48%. Nghĩa là, với 100 đồng
tổng tài sản Công ty bỏ ra đầu tư thì thu về 1,48 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong 2 năm
2012 và 2014, tỷ suất RO

đều giảm so với năm 2013. Cụ thể, năm 2012 tỷ suất sinh

lời trên tổng tài sản là 1,34%, tăng 0,14% vào năm 2013. Tuy nhiên tới năm 2014
giảm 0,32% so với năm 2013.
Nguyên nhân của sự giảm này là do lợi nhuận sau thuế lại có xu hướng giảm dần
qua các năm khiến cho tỷ suất ROA giảm dần. Cụ thể:
Bảng 2.4. Tình hình Tài Sản của Công ty giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Chênh lệch

Năm
2012

2013/2012

Số liệu
A. Tài sản ngắn hạn
B. Tài sản dài hạn
TỔNG CỘNG TÀI SẢN


+/-

%

2014/2013
+/-

%

1118,76

297,19

26,56

(103,24)

(7,29)

483,94

169,39

35,00

(114,69)

(17,55)


1602,70

466,58

29,11

(217,93)

(10,53)

(Nguồn: Bảng CĐKT và Tính toán của tác giả)
Giai đoạn 2012 – 2013:
Về Tài sản ngắn hạn: Vào năm 2013 Tiền và các khoản tương đương tiền của
Công ty có giảm 86,27 tỷ đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013
21

Thang Long University Library


Công ty phải rút bớt tiền gửi ngân hàng và chi tiền mặt để chi trả cho việc duy trì
công việc tạm thời tại các công trình do chưa được giải ngân vốn. Nhưng Tài sản
ngắn hạn năm 2013 vẫn cao do lượng hàng tồn kho tăng đột biến, rơi vào 956,13 tỷ,
gấp đôi 2012. Do Công ty kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nên lượng hàng tồn
kho chủ yếu là nguyên vật liệu xây dựng. Vì thế lượng hàng tồn kho tăng sẽ làm tăng
chi phí lưu kho.
Về Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của Công ty trong năm 2013 là 653,33 tỷ
đồng, cao hơn sơ với năm 2012 là 169,39 tỷ đồng tương đương 35,00%. Nguyên nhân
là do vào năm 2012 Công ty có bị thiệt hại 1 số lượng máy móc đáng kể, để đáp ứng
cho nhu cầu sử dụng, Công ty có mua lại 1 số máy móc cũ với giá thấp, thời gian khấu
hao vần còn và tiến hành trích khấu hao..

Qua các biến động trên, có thể thấy, sự tăng lên của Tổng tài sản là do sự tăng
đột biến của Hàng tồn kho. Đi cùng với đó xu hướng tăng của Tổng tài sản, Lợi
nhuận sau thuế của Công ty cùng tăng lên khiến cho chỉ tiêu RO tăng lên.
Giai đoạn 2013 – 2014:
Về tài sản ngắn hạn: Năm 2014, Tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên do
Công ty rút tiền gửi ngân hàng để chi tiền mặt, hỗ trợ cho các công trình ít hơn năm
2013. Lượng giảm là gần 8 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn ở giai đoạn này lại
tăng thêm 351,32 tỷ do công nhân điều khiển ô tô của Công ty gây tai nạn, bị đổ hàng
loạt, phải bồi thường cho Công ty, nhưng vẫn chưa thực hiện. Bên cạnh đó ở một công
trình khác, trong quá trình thi công các công trình gia cố các kè chống sạt lở đê ven
biển, do lỗi chủ quan các công nhân đã gây ra hỏa hoạn gây hư hại nghiêm trọng 5
chiếc ôtô tải Huyndai cùng một cánh rừng ven biển và được xác nhận là phải bồi
thường toàn bộ. Tổng trị giá lên tới hàng trăm tỷ VNĐ nhưng các cá nhân chưa chi
trả.
Về tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của Công ty không có nhiều biến động, chỉ có
một chút giảm nhẹ. Do trong năm 2014, Công ty có bán một số xe vận tải cùng máy
móc đã qua sử dụng khiến cho Tài sản cố định của Công ty bị giảm xuống. Cụ thể:
Nguyên giá tài sản cố định năm 2014 giảm 98,06 tỷ đồng so với 2013, và đây cũng
chính là lượng giảm xuống của Tài sản cố định.
Trong giai đoạn này, sự giảm xuống của lượng hàng tồn kho và các khoản phải
thu chính là nguyên nhân làm giảm Tổng tài sản của Công ty. Lợi nhuận sau thuế của
Công ty vẫn giảm còn Tổng tài sản lại tăng, dẫn tới việc ROA bị giảm xuống.
So sánh với chỉ số trung bình ngành, dễ thấy ROA của Công ty cao hơn trung
bình ngành. Trong khi trung bình toàn ngành chỉ đạt 0.41% vào năm 2014, và dưới 0%
vào 2 năm 2012 và 2013 thì Công ty lại luôn duy trì được 1 tỷ suất RO
22

dương. Cho



thấy Công ty vẫn đang sử dụng tài sản có hiệu quả để tạo ra lợi nhuận. Đây là một tín
hiệu tốt cho Công ty.
2.3.1.3 Phân tích tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu thông qua mô hình Dupont
Bảng 2.5. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: %
Năm

Chỉ tiêu
2012
ROE

13,87

Chênh lệch

2013

2014

16,28

13,51

2013/2012

2014/2013

2,41

(2,76)


(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD, Bảng CĐKT và Tính toán của tác giả, [9])
Tỷ suất ROE của Công ty luôn đạt ở mức cao, trên 13% trong giai đoạn 2012 –
2014. Và cao nhất vẫn là năm 2013 với 16,28%. Con số này có ý nghĩa: Công ty bỏ ra
100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu về được 16,28 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là một
con số khá cao. Vào 2 năm 2012 và 2014, tỷ suất thấp hơn. Cụ thể, vào năm 2012,
ROE chỉ đạt 13,97%. Còn vào năm 2014, tỷ suất này giảm thêm 2,77% so với năm
2013 và giảm 0,36% so với năm 2012.
So sánh với chỉ số trung bình ngành, ta thấy ROE vào các năm 2012, 2013 ROE
của Công ty cao hơn lần lượt là 13,87% và 16,28% so với số trung bình. Năm 2014
ROE của công ty cao gấp 2,7 lần trung bình ngành đạt 5%). Đây là một con số ấn
tượng đối với toàn ngành nói chung và Công ty nói riêng. Khi mà chỉ số trung bình
ngành cho thấy bầu không khí ảm đạm trong ngành xây dựng thì Công ty luôn giữ
được ROE dương, và đạt trên 13% các năm. Điều này cho thấy trong 3 năm qua, Công
ty đang sử dụng có hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu của mình để tạo ra lợi nhuận. Bên
cạnh đó, có thể nói Công ty là một trong số những Công ty kinh doanh có hiệu quả so
với toàn ngành xây dựng.
Tiến hành phân tích mô hình Dupont mở rộng để có thể thấy rõ các nhân tố ảnh
hưởng tới sự thay đổi của ROE.
Công thức ROE theo mô hình Dupont mở rộng:
ROE
x 1-

Lợi nhuận thuần từ ĐKD
Doanh thu thuần
Thuế
Lợi nhuận trước thuế

)x


x

Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận thuần từ ĐKD

Doanh thu thuần
Tổng tài sản

x

x

Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu

Hay:
ROE = Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD trên DTT x Ảnh hƣởng từ các lợi nhuận
khác x Ảnh hƣởng của thuế TNDN x Vòng quay của tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính
23

Thang Long University Library


Ta có thể thấy các nhân tố tác động đến ROE:
 Tỷ suất lợi nhuận thuần từ ĐKD trên doanh thu thuần;
 Ảnh hưởng từ các lợi nhuận khác;
 Ảnh hưởng từ thuế thu nhập Công ty;
 Vòng quay của tổng tài sản (Hay hiệu suất sử dụng tổng tài sản);
 Đòn bẩy tài chính.
e) Giai đoạn 2012 – 2013

Ta có bảng sau:
Bảng 2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng tới ROE giai đoạn 2012 - 2013
Năm

Nhân tố

2012
1. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ ĐKD trên
doanh thu thuần %)

2013

Chênh lệch
2013/2012

2,13

3,64

1,51

131,30

101,55

(29,75)

3. Ảnh hưởng của thuế TNDN %)

77,41


82,26

4,85

4. Vòng quay tổng tài sản Vòng)

0,62

0,48

(13,53)

10,30

10,96

0,66

2. Ảnh hưởng từ các khoản lợi nhuận khác %)

5. Đòn bẩy tài chính Lần)

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD và Tính toán của tác giả)
Để có thể thấy rõ được sự ảnh hưởng của các nhân tố trên tới sự biến động của
ROE. Ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn.
Trong giai đoạn này, Tổng mức chênh lệch ROE của năm 2013 so với năm 2012
là: 16,28% - 13,87% = 2,41%
Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố:
 Tỷ suất lợi nhuận thuần từ ĐKD trên doanh thu thuần:

(3,64 % – 2,13%) x 131,30% x 77,41% x 0,62 x 10,30 = 9,80%
 Ảnh hưởng từ các lợi nhuận khác :
3,64% x (101,55 – 131,30%) x 77,41% x 0,62 x 10,30 = (5,35)%
 Ảnh hưởng từ thuế thu nhập Công ty :
3,64% x 101,55% x (82,46% –77,41) x 0,62 x 10,30 = 1,19%
 Vòng quay của tổng tài sản (Hay hiệu suất sử dụng tổng tài sản) :
3,64% x 101,55% x 82,26% x (0,48 – 0,62) x 10,30 = (4,38)%
24


 Đòn bẩy tài chính:
3,64% x 101,55% x 82,26% x 0,48 x (10,96 –10,30) = 0,96%
=> Cộng tổng mức chênh lệch
= 9,80 + (5,35) + 1,19 + (4,38) + 0,96  (2,41)%
Nhìn vào sự ảnh hưởng của các nhân tố trên. Có thể thấy rõ mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến sự biến động của ROE. Có 3 nhân tố làm tăng ROE và 2 nhân tố
làm giảm ROE. Trong đó nhân tố (1) hay tỷ suất lợi nhuận thuần từ ĐKD trên
doanh thu thuần là nhân tố tác động mạnh mẽ nhất tới ROE. Nhân tố này giúp tăng
9,80% ROE. Cụ thể sự thay đổi của các nhân tố:
-

Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD trên doanh thu thuần
Đây là nhân tố chính làm nên sự tăng mạnh của ROE trong giai đoạn này. Con số

9,80% cho biết: trong giai đoạn 2012 – 2013, trong khi các nhân tố khác không đổi,
nhân tố tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu tăng từ 2,13%
lên 3,64% làm cho ROE tăng 9,80%.
Nguyên nhân của sự thay đổi tỷ suất này đến từ sự biến động của 2 nhân tố bên
trong nó là Lợi nhuận thuần từ ĐKD và Doanh thu thuần. Đầu tiên là sự biến động
của Doanh thu thuần, Doanh thu thuần tăng 10 tỷ năm 2013 so với năm 2012 do nhu

cầu xây dựng cơ sơ hạ tầng của thị trấn Tiền Hải tăng cao, cùng với uy tín lâu năm của
Công ty đã được kiểm chứng qua nhiều dự án trước, doanh thu bán hàng của Công ty
tăng lên do số lượng dự án trúng thầu cao.
Tiếp theo là sự biến động của Lợi nhuận thuần từ ĐKD. Lợi nhuận thuần năm
2013 tăng cao so với năm 2012, hơn 15 tỷ đồng, tương đương 72,45%. Một con số rất
cao so với lợi nhuận thuần hơn 21 tỷ đồng năm 2012.
Như đã phân tích tổng quát tình hình kinh doanh, ta thấy được Doanh thu thuần
của Công ty rất cao, đạt trên 900 tỷ đồng ở cả 2 năm. ên cạnh đó, lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh cũng tăng mạnh đã góp phần làm cho Lợi nhuận thuần của Công
ty tăng lên.
-

Ảnh hƣởng từ các lợi nhuận khác

Nhân tố này cho biết, sự phát sinh của các khoản lợi nhuận khác sẽ tác động tới
sự biến động của tỷ suất ROE như thế nào.
Nhìn vào bảng 2.6, tỉ lệ của Lợi nhuận khác trong Lợi nhuận trước thuế vào các
năm 2012 là 131,30% – 100%) 31,30%. Tương tự năm 2013 là 1,55%. Độ chênh
lệch giảm là 29,75% tương đương hơn 6 tỷ đồng. Bênh cạnh đó là sự giảm xuống của
thu nhập khác dẫn đến tỷ suất ROE bị giảm xuống 5,35%.

25

Thang Long University Library


×