Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

3 kỷ NĂNG mơi BAI GIẢNG KY NĂNG SỐNG THAM KHẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.09 KB, 24 trang )

BÀI GIẢNG THAM KHẢO

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH LỚP 8

Hàm Thuận Nam, tháng 9 năm 2015


Phụ lục
Phụ lục..............................................................................................................................................................2
KỸ NĂNG LẮNG NGHE VÀ PHẢN HỒI TÍCH CỰC...............................................................................3
KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC.................................................................................................................9
KỸ NĂNG TRÌNH BÀY SUY NGHĨ, Ý TƯỞNG......................................................................................14


Bài 1
KỸ NĂNG LẮNG NGHE VÀ PHẢN HỒI TÍCH CỰC
Mục tiêu bài học
- Qua bài học, học sinh sẽ:
 Nhận biết được ý nghĩa và lợi ích của việc lắng nghe.
 Nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến việc lắng nghe.
 Hiểu và áp dụng được kỹ năng lắng nghe và phản hồi tích cực
Nội dung chính của bài:
1. Khái niệm và tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe
2. Các yếu tố cản trở lắng nghe
3. Các nguyên tắc lắng nghe và phản hồi tích cực
1. Khái niệm và tầm quan trọng của lắng nghe
 Hoạt động 1: Thế nào là lắng nghe? (30 phút)
- Yêu cầu HS đứng thành vòng tròn và hướng dẫn trò chơi “7up”.
- Hướng dẫn Luật chơi: (Phổ biến luật chơi lên màn hình hoặc viết ra giấy A0 và dán
lên).


 Mỗi học HS sẽ bắt đầu đếm số từ 1 -7, khi đếm thì tay sẽ úp vào ngực và mũi
tay hướng qua người bên cạnh, mũi tay hướng bên nào thì người bên đó sẽ đếm
số tiếp tục cho đến hết số 6, người thứ 7 sẽ không đếm số mà hô “Up” và tay để
úp lên đầu, mũi tay cũng sẽ hướng qua người bên cạnh.
Phân tích:
- GV và HS phân tích: Vì sao có một số người chơi chưa đạt/chưa đúng?
Đúc kết bài học:
- Nhiều người lầm tưởng rằng lắng nghe là việc dễ dàng. Trên thực tế, có khi
chúng ta tưởng mình đang lắng nghe, nhưng thật ra chúng ta chỉ đang nghe mà
chưa phải là lắng nghe!
- Nghe: là thụ động; là không chú ý; là không cố gắng hiểu.
- Lắng nghe: là chủ động; là tập trung chú ý; là cố gắng hiểu ý nghĩa.
 Các cấp độ lắng nghe
Lắng nghe bằng đầu: Khi lắng nghe bằng đầu thì bạn chỉ hiểu được nội dung
người nói đang nói gì, ví dụ hiểu một sự kiện, một khái niệm, một ý tưởng, một lý
do, một lời giải thích..
Lắng nghe bằng trái tim: Nghĩa là lắng nghe bằng sự đồng cảm, khi đó bạn sẽ
hiểu được giá trị và tâm trạng của người nói;


Lắng nghe bằng “chân”: Nghĩa là nếu bạn đến tận nơi ở hoặc nơi làm việc của
người nói thì bạn sẽ hiểu thực sự người nói muốn nói gì, vì sao họ nói với bạn điều
đó, khi đó bạn sẽ hiểu ý nghĩa của điều họ muốn nói và hiểu cả những động lực ẩn
chứa sau đó...
 Hoạt động 2. Tìm hiểu tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe (30 phut)
- Phương pháp: Thảo luận nhóm nhỏ
- Chia lớp thành các nhóm ngẫu nhiên (1 nhóm 5-7 học sinh)
- Dụng cụ: giấy A0, bút lông, băng keo giấy
 Cách thực hiện:
- Giáo viên đặt câu hỏi: “Lắng nghe có những lợi ích gì?”

- Các nhóm thảo luận trên giấy A0
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm
 Kết luận: Lợi ích của lắng nghe.
- Giúp theo dõi được nội dung để làm sang tỏ vấn đề hơn.
- Giúp người nói thêm tự tin.
- Lắng nghe giúp tránh những hiểu lầm hay mâu thuẫn không đáng có.
- Lắng nghe cũng giúp giải quyết mâu thuẫn, xung đột một cách hiệu quả.
- Bộc lộ sự tôn trọng, quan tâm khuyến khích mọi người tham gia chia sẽ.
- Giúp giải tỏa những ức chế của người nói.
- …
 Giáo viên chia sẽ thêm về tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe
- Giao tiếp không chỉ đơn giản là biết cách nói. Giao tiếp tốt đòi hỏi cả hai kỹ năng
nói và biết lắng nghe. Lắng nghe là một yếu tố kỳ diệu giúp con người tạo dựng
được mối quan hệ bền lâu và hạnh phúc. Biết lắng nghe giúp chúng ta tìm ra mã số,
sở thích, mong muốn, nhu cầu của người khác. Vì vậy có thể xem nói là gieo, nghe
là gặt.
- Tạo hóa chỉ cho ta 1 cái miệng để nói nhưng đến tận 2 cái tai để lắng nghe.


Jushua D. Guilar (2001)
- "Nói là gieo, nghe là gặt". Nhưng một thực tế đáng buồn là ta dùng hơn một nửa
thời gian giao tiếp cho lắng nghe mà hiệu quả chỉ đạt 25 – 30%. Nếu ta thực tế ta đi
gặt mà như vậy thì chắc là... chết đói. Vậy ta còn 75% tiềm năng nữa chưa khai
thác. Nếu bạn là nhà đầu tư khôn ngoan thì tôi tin chắc bạn sẽ đầu tư vào mảnh đất
tiềm năng 75% này.
So sánh các hoạt động giao tiếp
NGHE
Phải học

NÓI


ĐỌC

Đầu tiên
Nhiều nhất
Phải sử dụng 53%

Thứ hai
Thứ ba
Tương đối nhiều Tương đối ít
16%
17%

Được dạy và
được học

Tương đối ít

?

-

VIẾT
Cuối cùng
Ít nhất
14%

Tương đối nhiều Nhiều nhất

Qua bảng so sánh trên giúp ta nhận thức được tầm quan trọng của việc lắng nghe từ

đó có ý thức rèn luyện kỹ năng quan trọng này.
2. Các yếu tố cản trở lắng nghe
 Hoạt động 1: Các yếu tố cản trở lăng nghe (15 phút)
- Xem phim “Khung cửa sổ”
- Đăt câu hỏi với học sinh “Sau khi xem phim em rút ra được bài học gì khi lắng
nghe?”
- Giáo viên ghi nhận các ý kiến học sinh lên bảng.


- Giáo viên tổng hợp ý kiến và rút ra bài học.
Khi lắng nghe, nếu chúng ta có thái độ tiêu cực hay định kiến với người nói thì
chúng ta sẽ nghe không tốt, dẫn đến hiểu lầm ý của người nói.
Thai độ tôn trọng mọi là điều cần thiết để lắng nghe hiệu quả.
- Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận:
Vậy còn những điều gì làm chúng ta lắng nghe không hiệu quả?
- Giáo viên tổng hợp các ý kiến của học sinh lên bảng và rút ra bài học
 Thái độ lắng nghe chưa tốt: Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không
muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì ta lại không
nhớ.
 Nghe phục kích: Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản
ứng lại, để chỉ trích.
 Định kiến: Đôi khi chúng ta có định kiên lên một ai đó hay một vấn đề gì đó cũng
làm cho ta lắng nghe không tốt và luôn nghe theo kiểu phán xét, nghi ngờ.
 Không có sự chuẩn bị để lắng nghe: Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả
các phương án. Vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả
(chuẩn bị cho lắng nghe như: chuẩn bị sức khỏe, chuẩn bị kiến thức về điều ta sắp
nghe, chuẩn bị tinh thần và thái độ tốt để nghe, …). Đó chính là nguyên nhân làm
ta nghe kém hiệu quả. Một ví dụ về chuẩn bị cho lắng nghe: ngày mai đi học ta cần
đi ngủ đúng giờ, không thức khuya để bảo đảm sức khỏe và khi lên lớp lắng nghe
bài giảng của thầy cô tốt hơn, khi đó ta không ngủ gật, hay ngáp trong lớp học.

 …
3. Các nguyên tắc lắng nghe và phản hồi tích cực
 Hoạt động 1: Các nguyên tắc lắng nghe tích cực
- Phương pháp: Đỗng não
- Cách thực hiện:
 Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: Theo các em thì khi lắng nghe cần những
nguyên tắc nào?
 Giáo viên cho học sinh thảo luận và tổng hợp các ý kiến lên bảng.
 Sau đó giáo viên kết luận.
Kết luận:
 Giữ im lặng
 Tránh sự phân tán
 Thể hiện sự đồng cảm, tôn trọng








Kiên nhẫn
Bình tĩnh
Đặt câu hỏi, kiểm tra lại thông tin
Giữ khoảng lặng
Giữ khoảng cách thích hợp với người nói

NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM TRONG KHI LẮNG NGHE
Nên
o

o
o
o
o
o
o

Tập trung
Giao tiếp bằng mắt
Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ tích cực
Nghe để hiểu
Tỏ thái độ tôn trọng và đồng cảm
Không tỏ thái độ phán xét
Khuyến khích người nói phát triển khả

o
o

năng tự giải quyết vấn đề của chính họ
Giữ im lặng khi cần thiết
Yêu cầu người nói làm rõ ý kiến khi
cần thiết.





Không nên
Thúc giục người nói.
Tranh cãi.

Đoán ý người nói



Cắt ngang lời người khác





Làm việc riêng.
Chỉ trích khi chưa hiểu rõ.
Vội vàng kết luận.



Đưa ra lời khuyên khi người ta
không yêu cầu



Để cho những cảm xúc của
người nói tác động quá mạnh
đến cảm xúc của mình



Luôn nhìn vào đồng hồ

-


HS làm bài tập cá nhân về giao tiếp không lời
BÀI TẬP CÁ NHÂN VỀ GIAO TIẾP KHÔNG LỜI
Bạn hãy đánh dấu (x) cử chỉ nào là tích cực hoặc tiêu cực theo cách hiểu của bạn và giải
thích.
Ngôn ngữ cử chỉ
Nhắm mắt khi nói
Mỉm cười
Cau mày
Ngáp
Duy trì liên hệ bằng
mắt
Nhìn xuống đất khi

Tích cực

Tiêu cực
X

x
x
x
x
x

Giải thích


đang nói chuyện
Khoanh tay

Uể oải
Thỉnh thoảng gật đầu
Nhìn lên trần nhà khi

x
x
x
X

người khác đang nói
với mình
Bắt tay chặt
Gác chân lên bàn
Tay khua khoắng liên
tục khi nói
Chỉ ngón tay
Vỗ vai/lưng

X
X
X
X

Hoạt động 2: Phản hồi tích cực
- Phương pháp sắm vai
- Tiến hành: Giáo viên nhờ bốn bạn trong lớp vẽ bốn bức tranh về cùng một chủ để
(nên vẽ hình đơn giản đỡ mất thời gian), sau đó giáo viên chọn 4 bạn học sinh
trong lớp và giao các nhiệm vụ cho 4 học sinh như sau: Bốn bạn sẽ sắm vai các
nhà phê bình trong một chương trình truyền hình để nhận xét về 4 bức tranh.
Lưu ý: Việc giao nhiệm vụ phải bí mật không để các thành viên trong lớp biết, nên viết

ra giấy và đưa cho các em đọc kỹ yêu cầu nhiệm vụ. Sau khi thực hiện sắm vai xong và
giải thích ý nghĩa của hoạt động giáo viên phải thông báo cho cả lớp biết là bốn bạn vừa
nhận xét theo yêu cầu của giáo viên để tránh sự hiểu lầm đối với bốn bạn được giao
nhiệm vụ. Nên chọn học sinh có khả năng phù hợp cho từng nhiệm vụ để đạt được mục
đích tối đa của hoạt động, nếu cần thiết giáo viên nên sắm một vai diễn trong 4 vai diên.
Bạn số 1 có nhiệm vụ: Tìm những điểm xấu, điểm tiêu cực để nhận xét về bức
tranh.
Bạn số 2 có nhiệm vụ: Tìm những điểm xấu, điểm tiêu cực để nhận xét trước, sau
đó tìm một vài điểm tốt để khen.
Bạn số 3 có nhiệm vụ: Tìm những điểm tốt, điểm tích cực để nhận xét về bức
tranh, sau đó nhận xét về những điểm xấu, điểm tiêu cực của bức tranh.
Bạn số 4 có nhiệm vụ: Tìm những điểm tốt, điểm tích cực để nhận xét về bức
tranh, sau đó chỉ ra những điểm chưa tốt, còn hạn chế của bức tranh và gợi ý
cách khắc phục những điểm yếu, hạn chế đó.
- Kết thúc hoạt động sắm vai giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh:


 Theo các em trong bốn nhà phê bình, em thích cách nhận xét của nhà phê bình nào
nhất? vì sao?
- Giáo viên ghi nhận các ý kiến của học sinh
 Kết luận hoạt động:
- Khi chúng ta nhận xét về một người hay một sự việc nào đó, chúng ta nên bắt đầu từ
những điểm tích cực, điểm tốt của họ trước, sau đó góp ý chân thành về những điểm
chưa tốt và chỉ ra hướng khắc phục giúp họ hoàn thiện hơn, như vậy sẽ giúp chúng
ta đạt được hiệu quả trong giao tiếp và giữ được các mối quan hệ tốt với mọi người.
 Các nguyên tắc khi phản hồi tích cực
• Cụ thể, rõ ràng, chính xác
• Miêu tả sự việc, hành động, không phán xét
• Nêu cả những điểm tốt và cả những điểm cần cải tiến, thay đổi
• Kịp thời (nhưng cần đúng lúc, đúng chỗ)

• Gợi ý cho người nhận ý kiến để họ tự đánh giá và quyết định về việc thay đổi
• Sử dụng ngôn ngữ và thái độ đúng mực
• Chia sẻ quan điểm cá nhân không áp đặt

Bài 2
KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC
Mục tiêu bài học
-

Hiểu được khái niệm cảm xúc và kỹ năng quản lý cảm xúc
Nhận biết được cảm xúc của mình trong những tình huống cụ thể
Biết được những biểu hiện cảm xúc thường gặp khi bị căng thẳng.
Áp dụng được các giải pháp ứng phó căng thẳng vào cuộc sống.

Nội dung bài học
1. Khái niệm cảm xúc và kỹ năng quản lý cảm xúc.
2. Nhận dạng và phân tích cảm xúc trong những tình huống cụ thể
3. Áp dụng các giải pháp kiềm chế cảm xúc
1. Khái niệm cảm xúc và quản lý cảm xúc
 Hoạt động 1: Tìm hiểu cảm xúc là gì?
- Xem hình các trạng thái cảm xúc:
Hãy đặt tên cho các trạng thái cảm xúc của mỗi bức hình?
- Giáo viên tổng hợp các ý kiến học sinh lên bảng.
- Giáo viên nêu khái niệm cảm xúc
 Kết luận: Cảm xúc là gì?


- Cảm xúc là tập hợp những phản ứng tự nhiên được bộ não phát ra một cách tự động
để giúp cơ thể và tâm trí chuẩn bị hành động thích hợp khi cảm giác phát hiện ra
điều gì đó đang xảy ra liên quan đến chúng ta.

- Tất cả chúng ta đều có cảm xúc - bởi vì chúng ta đều là con người.
- Về bản chất, cảm xúc phát sinh ngoài ý thức nhưng nó lại định hướng cho hành vi của
con người.
Cảm xúc của con người thường được thể hiện qua trạng thái: vui, buồn, yêu, ghét
... nó có thể thay đổi dưới tác động của môi trường sống, và cũng có thể thay đổi
bằng cách thay đổi cách nhìn nhận của chúng ta về một vấn đề nào đó.
Nếu bạn có cảm xúc tích cực thì bạn bạn sẽ cảm thấy cuộc sống dễ chịu, ngược lại
nếu bạn không vượt qua được cảm xúc tiêu cực (stress..) thì nó sẽ ảnh hương rất
nhiều đến cuộc sông của bạn, nó sẽ tác động đến cả sức khỏe thể chất, lẫn khả năng
tư duy. Do vậy làm chủ cảm xúc của mình là một điều rất quan trọng.
 Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?
Kỹ năng quản lý cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của
mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối
với bản thân và đối với người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và
thể hiện cảm xúc một các phù hợp.
Kĩ năng quản lý cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: xử lý cảm xúc, kiềm chế
cảm xúc, làm chủ cảm xúc.
Một người biết kiểm soát cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng giúp giao tiếp
và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và mang
tính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn.
Kỹ năng quản lý cảm xúc cần sự kết hợp với kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ứng
xử với người khác và kỹ năng ứng phó với căng thẳng.
2. Nhận dạng và phân tích cảm xúc trong những tình huống cụ thể
 Hoạt động 1: Trò chơi ném bóng
 Mục tiêu: Học sinh trải nghiệm được thế nào là căng thẳng.
 Dụng cụ: 3 - 4 banh nhựa nhỏ
 Cách tiến hành:
- Giáo viên cho lớp xếp thành vòng tròn, giáo viên gọi tên và ném bóng cho người
mình gọi và học sinh nhận bóng gọi tên và ném bóng ngay cho bạn mình. Sau đó,
giáo viên cũng thực hiện tương tự và tăng dần số bóng ném lên (3-4 quả). Như vậy,

một người có thể nhận nhiều quả bóng. Lưu ý không để bóng rớt.
 Kết luận:


- Trong cuộc sống của chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề cùng một lúc. Chính
điều này đã làm cho chúng ta căng thẳng. Có những người có khả năng đối mặt và
giải quyết tốt vấn đề gặp phải nhưng cũng có người lâm vào cảnh căng thẳng lại
căng thẳng hơn vì không tìm được cách giải quyết vấn đề hoặc năng lực bản thân
không đủ khả năng để ứng phó.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu các biểu hiện của căng thẳng và các trạng thái cảm xúc
 Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhận biết được những tình huống thường gây căng thẳng trong cuộc sống hằng
ngày và ý nghĩa của việc nhận thức được các tình huống đó.
- Biết được những cảm xúc thường gặp khi bị căng thẳng.
- Hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc khi căng thẳng đối với bản thân và người
khác.
 Cách tiến hành:
- Giáo viên đặt câu các hỏi cho học sinh:
Em hãy liệt kê những tình huống gây căng thẳng mà em đã trải qua?
Cảm xúc của em lúc đó như thế nào? Ảnh hưởng của trạng thái cảm xúc đó đối
với em và người khác?
- Chia học sinh thành 4 nhóm thảo luận, ghi kết quả ra giấy và chia sẻ với cả lớp (có
thể khuyến khích học sinh trình bày theo sơ đồ tư duy).
- Giáo viên ghi nhận các ý kiến và giới thiệu một số tình huống và biểu hiện khi căng
thẳng
NHỮNG TÌNH HUỐNG, NGUYÊN NHÂN GÂY CĂNG THẲNG Ở LỨA TUỔI
HỌC SINH
Bị trêu chọc, bắt nạt ở trường học và
Tự mâu thuẩn với bản thân mình.
Cảm giác bị cô lập với bạn bè.

nơi ở.
Kỳ vọng quá cao của gia đình.
Trước các kì thi quan trọng
Quá tải trong học tập
Trong một môi trường mới (trường
Gia đình có bạo lực
mới, lớp mới, nơi ở mới...)
Cha mẹ ly thân, ly dị
Thay đổi tâm sinh lý khi đến tuổi
Bị thầy cô giáo hiểu lầm và khiển trách
dậy thì.
Bị kỳ thị, xa lánh, định kiến
Hiểu lầm, xung đột trong quan hệ
Được giao quá nhiều nhiệm vụ ở lớp,
với bạn bè.
trường.
- Khi biết được những tình huống thường dẫn đến căng thẳng, chúng ta sẽ hiểu và
thông cảm hơn cho những bạn đang gặp phải hoàn cảnh như vậy, từ đó tránh được
những hiểu lầm cũng như giúp đỡ bạn vượt qua khó khăn của mình và xây dựng
tình bạn tốt đẹp hơn.


NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG CĂNG THẲNG
VỀ NHẬN THỨC
- Có vấn đề về trí nhớ (nhớ lộn xộn, không
nhớ nổi việc gì...)
- Khó tập trung làm việc gì
- Suy giảm khả năng nhận định, suy xét
mọi việc.
- Chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực

- Có nhiều ý nghĩ lo lắng, dồn dập
- Tư duy chậm chạp, trì trệ
- Ý nghĩ quanh quẩn, không rõ ràng
- Hay nghi ngờ
- Hoang tưởng
- Hồi tưởng lại những điều buồn phiền
- Cảm thấy mất lòng tin
VỀ CƠ THỂ
- Đau đầu, đau cơ bắp
- Chóng mặt, buồn nôn
- Vã mồ hôi
- Tim đập nhanh
- Thường xuyên hồi hộp
- Mỏi mệt toàn thân
- Cảm giác ớn lạnh
- Đau, tức ngực
- Ngất sỉu
- Tiêu chảy hay táo bón
- Mất ngủ
- Mất cảm giác thèm ăn
- Nghiến răng
- Gặp ác mộng
- Tăng/giảm cân bất thường
- Huyết áp cao
- Bất lực hoặc lãnh cảm tình dục
Kết luận

VỀ TÌNH CẢM
- Buồn phiền
- Dễ cấu kỉnh, giận dữ

- Bị kích động, khó giữ bình tĩnh
- Cảm giác quá tải
- Cảm thấy cô đơn, xa lạ
- Trầm cảm, buồn rầu.
- Nhiều cảm xúc lẫn lộn, thay đổi nhanh.
- Lo lắng, sợ hãi
- Có mặc cảm tội lỗi
- Cảm thấy vô vọng, mất phương hướng
- Cảm giác bị dồn nén, uất ức
- Tự đỗ lỗi cho bản thân
- Cảm thấy dễ bị tổn thương
VỀ HÀNH VI
- Ăn nhiều quá hoặc ít quá
- Ngủ vùi hoặc ngủ quá ít
- Tự cô lập bản thân với người khác, tránh
tiếp xúc
- Trì hoãn công việc
- Né tránh, thờ ơ với trách nhiệm
- Nhiều hành động bồn chồn (cắn móng
tay, đi lại liên tục)
- Khó ngủ, ăn không ngon
- Nói năng không rõ ràng, khó hiểu
- Nói liên tục về một sự việc
- Mất khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ
- Hay tranh luận. Phóng đại sự việc
- Dùng rượu, thuốc lá hoặc ma túy để giải
tỏa. Uống thuốc an thần.
- Kém năng động
- Không quan tâm đến vẻ bề ngoài


-

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể gặp những tình huống thường gây

-

căng thẳng như : sắp đến kỳ thi, mâu thuẩn với bạn bè, bị khiển trách oan, bị thất
bại trong học tập hoặc công việc, bị ép buộc làm những việc mà mình không
thích…
Khi bị căng thẳng, chúng ta thường có những biểu hiện cảm xúc như: buồn chán,
thất vọng, tức giận, lo lắng, hồi hộp, uất ức,… những cảm xúc này nếu không


-

được kiểm soát sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân cũng như
đến mối quan hệ với những người xung quanh chúng ta.
Ngược lại, nếu chúng ta nhận thức được trạng thái cảm xúc trong những tình

-

huống cụ thể và kiểm soát nó một cách hợp lý sẽ giúp chúng ta làm chủ được cảm
xúc tránh những tình huống căng thẳng xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp
của mình.
Việc nhận diện được cảm xúc bản thân trong những hoàn cảnh cụ thể là
bước đầu tiên giúp chúng ta kiểm soát cảm xúc theo hướng tích cực.

3. Áp dụng một số giải pháp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc
 Giải pháp 1: Điểu chỉnh trạng thái cơ thể
- Lấy một ví dụ, khi bạn tức giận, cơ thể bạn sẽ có cảm giác hừng hực, tim đập nhanh

hơn, tay nắm chặt,… và lúc đó nếu không điều chỉnh lại kịp thời bạn sẽ có thể mắc
sai lầm, vì bạn phải tìm chỗ “trút giận”.
- Giải pháp lúc này là bạn phải điều chỉnh cơ thể ngay lập tức, hãy buông lỏng cơ thể,
thả lỏng tay chân, hít thở thật sâu và đều hoặc tự trấn an bản thân bằng những câu
như “bình tĩnh, bình tĩnh, thường thôi mà”. Đảm bảo chỉ trong tích tắc bạn sẽ giảm
bớt được sự ức chế của mình.
 Giải pháp 2: Tìm cách thoát khỏi tình huống nóng giận
- Nếu trong trường hợp bạn đã thực hiện các hoạt động như trên mà trong tình huống
đó vẫn khiến bạn nóng giận thì bạn nên tìm cách thoát ra khỏi tình huống đó, lánh
mặt đi để nguôi cơn giận. Sau đó tìm lúc thích hợp để giải quyết vấn đề.
 Giải pháp 3: Nhìn nhận sự việc theo mặt tích cực
- Khi một sự việc xảy ra hãy nhìn cả mặt tiêu cực lẫn mặt tích cực của nó.
- Thực hành: Hãy ghi vấn đề của bạn ra. Rồi dành 15 phút để trả lời câu hỏi:
a. Mặt tiêu cực của vấn đề là gì?
b. Mặt tích cực của sự việc này là gì?
c. Tôi mất gì và vẫn còn điều gì sau sự việc này?
d. Sự việc đó đã giúp tôi nhận được bài học nào?
- Trong cuộc sống ai cũng có lúc đúng, lúc sai. Vì vậy, hãy tạo điều kiện cho mình và
mọi người được có cơ hội sửa chữa những khuyết điểm đó.
- Hiểu và áp dụng điều này vào cuộc sống chúng ta hãy nhìn người đối diện, đặc biệt
là người đang có mâu thuẫn với mình bằng con mắt nhân ái hơn. Hãy nhìn họ ở cả
những điểm tốt, điểm tích cực như vậy sẽ giúp chúng ta giảm bớt đi căng thẳng với
họ.
- Tất nhiên khi nghĩ về một “kẻ đáng ghét” ta thường nghĩ ngay đến những điều tiêu
cực, nhưng hãy thử nghĩ xem họ đã từng giúp đỡ ta trước đây chưa? Hoặc không
giúp ta thì cũng đã giúp người xung quanh ta.


- Chắc chắn khi những hình ảnh tích cực này xuất hiện, ta sẽ có con mắt nhìn nhẹ dịu
hơn về “kẻ đáng ghét” của bạn. Có thể cảm xúc với đối phương không từ ghét thành

yêu, nhưng có thể là sự tôn trọng nhau hơn, thiện cảm với nhau hơn.
Tất nhiên để làm được như vậy ta cần phải có thời gian để rèn luyện và rút ra kinh nghiệm.
Một gợi ý là bạn cũng có thể nhờ những người thân giúp bạn rèn luyện việc quản lý cảm
xúc, khi nào bạn nóng giận họ sẽ đưa ra hình phạt cho bạn, ví dụ như dọn nhà vệ sinh một
tuần, viết một trăm câu “bình tĩnh, bình tĩnh, thường thôi mà” chẳng hạn. Điều này có vẻ
mệt mỏi với bạn tuy nhiên nếu so sánh với hậu quả của sự nóng giận thì nó chẳng là gì.
 Giải pháp 4: Tìm sự chia sẽ hỗ trợ từ người thân, bạn bè, thầy cô
- Khi bạn có những tâm trạng không tốt, bạn buồn phiền, bạn lo lắng, bạn chán nản,
… và bạn muốn có người chia sẽ cùng bạn.
Nếu bạn buồn, bạn sẽ gọi cho ai?
Nếu bạn lo lắng điều gì đó, bạn cần ai giúp đỡ?
Nếu bạn nản chí, bạn sẽ nghĩ về ai?
Nếu bạn cô đơn, bạn sẽ liên hệ với người nào?
- Hãy chuẩn bị những người làm điểm tựa tinh thần cho bạn.
Bạn đã có lẽ sống để tự động viên khi chán nản?
Bạn đã có ước mơ đủ hấp hẫn để kích thích bạn khi lười biếng?
 Hoạt động 4: Sắm vai
- Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm có nhiệm vụ sắm vai vào các tình huống căng
thẳng dẫn đến cảm xúc tiêu cực và áp dụng các giải pháp kiểm soát cảm xúc.
 Nhóm 1 : HS căng thẳng trong mùa thi (những cách ứng phó tiêu cực).
 Nhóm 2: HS căng thẳng trong mùa thi (cách ứng phó tích cực dựa vào các giải
pháp nêu trên).
 Nhóm 3: HS căng thẳng khi mâu thuẫn với bạn (mâu thuẫn diễn ra nghiêm trọng
đến mức có xung đột).
 Nhóm 4: HS căng thẳng khi mâu thuẫn với bạn (giai quyết căng thẳng theo hướng
tích cực không để xẩy ra xung đột, giựa vào các giải pháp đã nêu trên).
- Kết thúc, giáo viên khen ngợi sự tham gia của học sinh và phân tích các tình huống
sắm vai.
Bài 3
KỸ NĂNG TRÌNH BÀY SUY NGHĨ, Ý TƯỞNG

1. Mục tiêu bài học
Phân tích được vai trò quan trọng của KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng trong cuộc
sống.


Trình bày được các yêu cầu khi trình bày suy nghĩ, ý tưởng, đặc biệt là khi trình bày
trước đông người.
Thực hành được KN trình bày suy nghĩ ý tưởng trong các tình huống thực tế.
 Thời gia: 105 phút
 Dụng cụ hỗ trợ
- Giấy khổ lớn Ao,
- Bút lông,
- Băng keo.
- Hình ảnh
- Giấy A 4
2. Nội dung phương pháp và tiến trình
 Hoạt động 1: Khám phá, Nhân vật quan trọng là ai?
- Bước 1: Giáo viên mời 01 HS tình nguyện ra ngoài, và các HS còn lại sẽ đứng thành
vòng tròn, chọn ra một nhân vật quan trọng
 GV yêu cầu bạn tình nguyện đặt 3 câu hỏi để đoán “Nhân vật quan trọng là ai?”.
 HS chỉ trả lời đúng/sai.
 Sau đó, mời một vài bạn mô tả nhân vật bằng cách dùng cử chỉ điệu bộ để bạn
tình nguyện đoán.
- Bước 2: GV và HS cùng phân tích như sau:
 Trò chơi vừa rồi, chúng ta đã làm gì để các nhóm đoán được Nhân vật của mình?
Chúng ta đã dùng ngôn ngữ gì?
 GV ghi lại ý kiến của HS như: mô tả bằng lời, đặt câu hỏi, dùng cử chỉ/ điệu bộ để
mô tả.
- GV giới thiệu:
Cùng một vấn đề nhưng mỗi người có cách trình bày khác nhau, đem lại hiệu quả, cảm nhận khác

nhau đối với người nghe. Có người trình bày khiến người nghe thấy dễ hiểu, bổ ích, thích thú, hài
lòng; nhưng có người trình bày lại khiến người nghe thấy khó hiểu, vô bổ, chán ngắt, không hài
lòng,... Điều đó phụ thuộc vào kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng của người trình bày. Vậy thế
nào là KN trình bày suy nghĩ ý tưởng? Các yêu cầu khi trình bày suy nghĩ ý tưởng là gì? KN trình
bày suy nghĩ ý tưởng có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống?... Hôm nay chúng ta sẽ
cùng nhau tìm hiểu về các nội dung này.
 Hoạt động 2: Thế nào là KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng? (15 phút)
a. Mục tiêu
- HS nêu được thế nào là KN trình bày suy nghĩ ý tưởng.
b. Cách tiến hành
 Bước 1: GV dẫn nhập: Dân gian có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua


Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
 Bước 2: GV đặc câu hỏi chung cho cả lớp: Từ câu nói này, các bạn cho biết thế nào
là trình bày suy nghĩ - ý tưởng?
 GV phát cho mỗi HS một phiếu trắng và yêu cầu các em ghi ý hiểu của mình về câu
nói trên.
 HS suy nghĩ và viết ý kiến ra phiếu.
 HS dán các phiếu màu lên bảng.
 GV chia HS thành 4 nhóm và yêu cầu các em thảo luận chung để đưa ra một ý chính
theo mô hình khăn trải bàn.
Ý kiến của HS 1

Ý kiến của HS 2

Ý kiến của HS
4


Ý kiến của HS
3

Thế nào là trình bày suy
nghĩ, ý tưởng

Ý
ki
ế
n
c

a
H
S
6

Ý
ki
ế
n
c

a
H
S
5

 Phân tích: Mời các nhóm trình bày
 GV ghi lại các ý kiến và tổng hợp ý kiến

c. Kết luận
Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng là một thành phần quan trọng của kĩ năng giao tiếp; là
khả năng con người có thể cởi mở, tự tin diễn đạt ý tưởng, quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc,
nhu cầu của bản thân, thông qua các hình thức nói, viết và ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, điệu
bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười, ...) một cách phù hợp với đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh
giao tiếp và văn hóa.
Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng đòi hỏi nội dung trình bày phải đúng chủ đề giao tiếp;
nội dung thông tin phải đẩy đủ, chính xác, được sắp xếp một cách hợp lí, logic và phù hợp
với nhu cầu, trình độ của đối tượng giao tiếp; cách trình bày phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ
hiểu, hấp dẫn đối tượng giao tiếp và phù hợp với văn hóa.
Kỹ năng trình bày là việc dùng lời nói để truyền đạt thông tin một cách chính xác và
người nghe hiểu đúng ý của mình đã trình bày.


 Hoạt đông 3: Thảo luận về vai trò của KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng trong cuộc
sống
a. Mục tiêu
 HS phân tích được vai trò của KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng trong cuộc sống.
b. Cách tiến hành
 Bước 1: GV chia nhóm HS thảo luận và sắm vai tình huống
 Nhóm 1: Thể hiện tình huống bạn A được bạn B giúp đỡ trong học tập. Bạn A sẽ
làm gì đó để cám ơn bạn B
 Nhóm 2: Thể hiện tình huống bạn A đã nói đối cha mẹ, sau đó bị cha mẹ phát hiện.
Bạn A sẽ làm gì để cha mẹ không buồn lòng?
 Nhóm 3: Tình huống hai bạn đánh nhau, sau đó cùng gặp GV chủ nhiệm để trình
bày.
 Bước 2: GV phân tích cùng HS như sau:
 KN trình bày suy nghĩ ý tưởng có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả giao tiếp,
đến việc xây dựng mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống?
 Bước 3: Giáo viên nhận xét, rút ra ý chính và giải thích thêm cho học sinh.

c. Kết luận
KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, giúp cho
người nghe hiểu đúng, hiểu đầy đủ những ý tưởng, quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc,
nhu cầu,…của chúng ta; mang đến cho người nghe những cảm xúc tích cực (hứng
thú, dễ chịu, hài lòng,…); nâng cao hiệu quả giao tiếp và góp phần xây dựng các mối
quan hệ tích cực giữa con người với con người trong cuộc sống.
 Hoạt động 4: Thực hành KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng (40 phút)
a. Mục tiêu
 HS biết vận dụng KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng trong một số tình huống thực tế.
b. Cách tiến hành
 GV chia HS thành các nhóm, phân công mỗi nhóm chuẩn bị bài thuyết trình ngắn
(thời gian thuyết trình khoảng 3 - 5 phút) về:
o Tình trạng bạo lực trong học đường
o Tình yêu tuổi học trò nên hay không nên
o Xâm hại/ lạm dụng trẻ em
 Các nhóm chuẩn bị xây dựng nội dung bài trình bày.


 Đại diện từng nhóm lên thuyết trình (có thể một HS thay mặt nhóm lên thuyết trình,
có thể 2-3 HS trong một nhóm sẽ thuyết trình nối tiếp nhau, mỗi người trình bày một
đoạn).
 Phân tích: GV hướng dẫn HV cả lớp cùng bình luận nhận xét sau mỗi bài thuyết
trình:
Bài trình bày có đúng chủ đề không?
Nội dung thông tin có đầy đủ, chính xác không?
Các nội dung có được sắp xếp một cách hợp lí, logic không?
Cách trình bày có rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và hấp dẫn đối với người nghe không?
Có sự tương tác tích cực giữa người trình bày với người nghe trong khi trình bày không?
Có kết hợp được giữa lời nói với ngôn ngữ cơ thể và các phương tiện vật chất hỗ trợ
không?

Tư thế, tác phong khi trình bày có đàng hoàng, tự tin không?
Có đảm bảo thời gian quy định không?
c. Kết luận
GV nhận xét, khen những HS đã thể hiện KN trình bày suy nghĩ ý tưởng tốt và lưu ý HS một
số điểm họ còn hạn chế khi trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ
Quá trình chuẩn bị cần trả lời những câu hỏi sau:
Xác định
nội dung
(What)

1. Vấn đề sắp trình
bày là gì?

Xác định
sự cần thiết
(Why)

2. Tại sao cần trình
bày vấn đề này?

Xác định
người nghe
(Who)

3. Trình bày cho
ai?



4. Trình bày bằng
cách nào?

5. Trình bày ở
đâu?

6. Khi nào thì trình
bày? Thời gian để trình
bày là bao lâu?

Cách thức
trình bày
(How)

Địa
Thời
điểm/Nơi
điểm/
chốn
Thời gian
Lưu ý: Tập luyện trước khi trình
bày chính thức. Tập luyện nhiều
lần sẽ giúp
(Where)
(When)

nắm nội dung càng chắc. Điều này giúp ta tự tin hơn. Nhớ rằng “không chuẩn
bị là chuẩn bị cho thất bại”.
Đặc biệt, để trình bày một vấn đề trước đông người cần:
Ba chỉ dẫn cho việc tổ chức/sắp xếp thông tin:

Kết cấu

Nội dung

Diễn giải

Mở đầu

Giới thiệu sơ lược
những gì sắp trình
bày.

Giới thiệu về người trình bày (tên, tuổi, ở đâu…)
Giới thiệu sơ lược về nội dung sắp trình bày (bài
trình bày của tôi có 3 phần chính là…)

Thân bài

Nội dung chính
muốn trình bày.

Lần lượt trình bày các nội dung theo thứ tự đã
soạn.

Kết thúc

Tóm lại những ý
chính đã trình bày.

Tóm lại các ý chính đã trình bày

Hỏi lại mọi người có ý kiến hay thắc mắc gì không
Cảm ơn đã lắng nghe.

Chuẩn bị dụng cụ trực quan





Tập trung vào những điểm quan trọng
Làm cho các giáo cụ trực quan trông lý thú, hấp dẫn
Nên chọn tranh ảnh hoặc bảng biểu thay cho từ ngữ
Để khoảng cách giữa các dòng chữ, các phần tranh/ảnh; tránh tình trạng dồn nén
thông tin
• Đảm bảo là người nghe/nhìn có thể thấy và đọc được từ các dụng cụ trực quan
Trình bày
Hãy ngắn gọn:


• Hạn chế thời gian trình bày từ 10-15 phút
• Chỉ chọn những ý quan trọng để trình bày

Hãy chuẩn bị kỹ
• Đến phòng tập huấn sớm để biết về nơi mình sẽ tiến hành bài trình bày
• Kiểm tra phòng, chổ ngồi, thiết bị, giáo cụ, và tờ nhắc trước khi trình bày
• Tập trình bày cho đến khi bạn thấy tự tin

Sử dụng đôi mắt
• Hãy nhìn vào người nghe chứ đừng nhìn vào tờ nhắc của bạn
• Giao tiếp bằng mắt với học viên; hãy để mắt bạn nhìn khắp phòng tập huấn

• Quan sát người nghe để đánh giá họ hiểu đến đâu và có chú ý nghe hay không

Sử dụng giọng nói






Phần lớn những gì bạn muốn nói được thể hiện qua cách bạn diễn tả các từ ngữ
Hãy nói rõ ràng
Sử dụng nhiều ngữ điệu để nhấn mạnh những điểm chính
Sử dụng âm lượng trung bình: không nói quá to mà cũng đừng nói quá nhỏ
Dừng lại một chút sau các điểm quan trọng để người nghe có thời gian hiểu được ý
bạn vừa trình bày
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
• Hãy mỉm cười; điều này sẽ giúp bạn và khán giả của bạn cảm thấy thoải mái
• Cẩn trọng với ngôn ngữ, cử chỉ của ban, tránh gây ra những cử động làm mất tập

trung

• Không nên đứng sau bàn hoặc một vật cản nào đó, hãy thể hiện sự cởi mở của bạn
• Không đứng yên một chỗ nhưng cũng không nên rảo bước khắp phòng

Để người nghe tham gia
• Khích lệ sự quan tâm thích thú của người nghe, thu hút sự tập trung của họ
• Sử dụng các câu chuyện hoặc các ví dụ liên quan đến cuộc sống của họ; hãy sử dụng

khiếu hài hước của bạn


• Đưa ra câu hỏi và lắng nghe các câu trả lời
• Sử dụng kỹ thuật tạo hứng thú cho nhóm và các kỹ thuật tương hỗ khác

Khắc phục sự mất bình tĩnh
• Chuẩn bị kỹ lưỡng; điều này sẽ làm tăng sự tự tin của bạn
• Hãy ngồi một mình trong vài phút trước khi bắt đầu phần trình bày của bạn
• Trong khi trình bày hãy nhìn tờ nhắc của bạn (nhìn nhanh không cắm cúi đọc)


Những điều cần kiểm tra trước một bài trình bày
• Trình bày có phải là một phương pháp tập huấn cho mục tiêu bài học này không?

Có phải các phương pháp khác kém hiệu quả hơn không?

• Liệu bài trình bày của bạn có phù hợp với nhóm đối tượng cụ thể này không?
• Bạn đã giới hạn thời gian trình bày không quá 15 phút chưa?
• Bài trình bày của bạn đã có phần mở đầu, phần giữa và phần kết thúc rõ ràng chưa?
• Bạn đã lựa chọn thông tin để có những ý chính chưa?
• Bạn đã chuẩn bị những câu chuyện hay giáo cụ trực quan để hỗ trợ bài trình bày

chưa?

MỘT SỐ LƯU Ý KHI TRÌNH BÀY

Nội dung quan trọng nhưng
cách trình bày nội dung đó
còn quan trọng hơn
Điệu bộ, cử chỉ
(ngôn ngữ không
lời): giao tiếp bằng

mắt, cách di
chuyển/đi đứng,
mỉm cười, mắt
nhìn mọi người…

Không nói
dai, nói dài

Giọng nói: nói rõ ràng, âm
lượng trung bình.
Cách trình bày: Ngắn gọn, súc
tích, đơn giản

Sử dụng hình ảnh, các câu chuyện,
câu nói, hình ảnh để minh họa

 Hoạt đông 4: Áp dụng khi trình bày suy nghĩa/ y tưởng (15 phút)
Đề bài:
Bạn sẽ ứng xử như thế nào trong mỗi tình huống dưới đây để thể hiện mình là người có KN
trình bày suy nghĩ ý tưởng? (Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước cách ứng xử bạn lựa chọn
hoặc viết thêm vào chỗ …. nếu bạn có cách ứng xử khác).
Tình huống 1: Bạn đang phát biểu ý kiến của mình trong một cuộc họp thì có người đứng
dậy tỏ thái độ phản đối gay gắt.
Bạn sẽ:
a. Cứ nói tiếp ý kiến của mình, không quan tâm đến họ.
b. Dừng lại, không nói nữa.
c. Bỏ ra ngoài.


d. Nhẹ nhàng đề nghị họ nghe mình trình bày hết ý kiến rồi có gì sẽ trao đổi sau.

e. Phê phán, chỉ trích thái độ của họ.
f. Phương án khác …………………………………………………………………….
Tình huống 2: Bạn tham dự một Diễn đàn trẻ em và đang say sưa trình bày thì nhìn thấy
phía dưới có một vài người nói chuyện riêng, không chú ý lắng nghe bạn nói.
Bạn sẽ:
a.
b.
c.
d.
e.
f.
g.

Dừng lại, nhìn họ vẻ không hài lòng.
Dừng lại nhẹ nhàng nhắc nhở những người mất trật tự.
Dừng lại và trách mắng/chỉ trích những người mất trật tự.
Cứ tiếp tục trình bày làm như không có chuyện gì xảy ra.
Dừng lại và hỏi xem mọi người có ý kiến gì về những điều mình vừa trình bày không.
Vội vàng chuyển sang trình bày nội dung tiếp theo.
Phương án khác …………………………………………………………………….

Tình huống 3: Bạn được thay mặt Chi Đội trình bày ý kiến tại Đại hội Liên Chi đội trong
thời gian 5 - 7 phút. Nhưng khi mới trình bày được 1/2 nội dung dự kiến thì bạn được chủ
tịch đoàn thông báo sắp hết thời gian dành cho bạn.
Bạn sẽ:
a.
b.
c.
d.
e.


Không quan tâm, cứ tiếp tục bài trình bày theo dự kiến.
Tỏ ý khó chịu, dừng lại không trình bày nữa.
Điều chỉnh tăng nhanh tốc độ trình bày của mình cho kịp thời gian.
Bỏ bớt nội dung trình bày.
Trình bày tóm tắt, lướt nhanh những nội dung không quan trọng, tập trung thời gian
còn lại cho nội dung chính yếu.
f. Phương án khác …………………………………………………………………….
Đáp án:
Tình huống 1: Phương án d.
Tình huống 2: Phương án e.
Tình huống 3: Phương án e.



×