LỜI NÓI ĐẦU
“Khoa học về các quy luật chung nhất mà sự tồn tại thế giới tự nhiên, xã
hội lẫn tư duy của con người mà quá trình nhận thức đều phải phục tùng”.
Triết học đã ra đời và tồn tại song song với trình độ nhận thức của xã hội loài
người, từ những giai đoạn lịch sử đầu tiên của loài người cho đến xã hội ngày
nay. Cùng với đó là sự xuất hiện “vấn đề cơ bản của triết học” – vấn đề quan
hệ giữa tư duy với tồn tại, giữa ý thức với vật chất. Tương ứng với đó, Triết
học dần phân hóa thành hai đối cực, hai khuynh hướng đối lập nhau là “chủ
nghĩa duy vật” và “chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy vật biện chứng của
Mác - Ăngghen đã trở thành khoa học lý luận để giai cấp công nhân hoạch
định đường lối cương lĩnh, trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp này. Qua
nghiên cứu, tìm hiểu cho thấy, phép biện chứng duy vật là một bộ phận lý
luận cơ bản hợp thành thế giới quan, phương pháp luận triết học Mác-Lênin.
Phép biện chứng bao gồm hai nguyên lý, sáu cặp phạm trù và ba quy luật.
Một trong những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng là “tất nhiên và
ngẫu nhiên” giúp con người nhận thức sâu hơn, rộng hơn về sự vật hiện tượng
xung quanh cuộc sống. Để tìm hiểu sâu hơn về cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu
nhiên sau đây nhóm 14B1 chúng em xin chọn chủ đề : “Vận dụng nội dung và
ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên để giải
quyết một tình huống trong lĩnh vực tự nhiên hoặc xã hội ,hoặc tư duy”.
CHƯƠNG 1:
Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu
nhiên.
1, Khái niệm về cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên.
Tất nhiên là một phạm trù triết học dùng để chỉ cái do những nguyên nhân cơ
bản, bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất
1
định, và trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế, không thể
khác.
Ngược lại với tất nhiên, ngẫu nhiên là phạm trù triết học không do mối liên
hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất, sự vật mà là một phạm trù triết học
dùng để chỉ cái do nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn
cảnh bên ngoài quyết định, do đó nó có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện,
có thể xuất hiện như thế này hoặc như thế khác.
2, Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên.
Giữa tất nhiên và ngẫu nhiên luôn có một mối quan hệ với nhau. Quan hệ đó
được thể hiện ở những điểm sau:
Một là, tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại một cách khách quan và đều có
vai trò nhất định đối với sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng,
trong đó cái tất nhiên đóng vai trò quyết định.
Hai là, tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất biện chứng với
nhau, không có cái tất nhiên thuần túy và ngẫu nhiên thuần túy. Sự thống
nhất đó thể hiện ở chỗ:
Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái
ngẫu nhiên.
Còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, là cái bổ sung cho
tất nhiên.
Không có cái tất nhiên thuần túy tách rời khỏi ngẫu nhiên, cũng như
không có ngẫu nhiên thuần túy tách rời khỏi tất nhiên.
Ba là, tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ
mà thường xuyên thay đổi, phát triển và trong những điều kiện nhất định
2
chúng có thể chuyển hóa cho nhau: tất nhiên biến thành ngẫu nhiên và ngẫu
nhiên trở thành tất nhiên.
Ranh giới giữa cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên mang tính chất tương đối.
Thông qua những mặt này hay mối quan hệ này nó biểu hiện là ngẫu nhiên,
nhưng thông qua những mặt khác hay trong mối quan hệ khác nó lại có thể
biểu hiện là tất nhiên và ngược lại.
3. Ý nghĩa phương pháp luận.
Tất nhiên và ngẫu nhiên cùng với mối quan hệ biện chứng giữa chúng không
chỉ góp phần xây dựng nên phép biện chứng duy vật mà nó còn có ý nghĩa
đưa lại cho chúng ta bài học trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của đời
sống hằng ngày:
Một là, trong hoạt động tư duy và thực tiễn, phải căn cứ vào cái tất nhiên
chứ không phải cái ngẫu nhiên. Bởi vì cái tất nhiên là cái gắn liền với bản
chất của sự vật, cái nhất định xảy ra theo quy luật nội tại của sự vật, còn cái
ngẫu nhiên là cái không gắn liền với bản chất nội tại của sự vật, nó có thể xảy
ra, có thể không. Tuy nhiên, không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, không tách
rời cái tất nhiên khỏi cái ngẫu nhiên. Cần xuất phát từ cái ngẫu nhiên để đạt
tới cái tất nhiên và khi dựa vào cái tất nhiên phải chú ý tới cái ngẫu nhiên.
Hai là, tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ mang tính chất tương đối, chúng có thể
chuyển hóa lẫn nhau. Vì vậy, cần tạo ra những điều kiện nhất định để cản trở
hoặc thúc đẩy sự chuyển hóa của chúng theo mục đích nhất định, theo ý muốn
của chúng ta.
CHƯƠNG 2 :
Sự biểu hiện của nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm
trù tất nhiên và ngẫu nhiên qua một ví dụ trong lĩnh vực xã hội.
3
Để làm rõ hơn những nội dung đã nêu ở chương 1, sau đây chúng ta sẽ đi
sâu vào ví dụ đã nêu ra ở Lời nói đầu để hiểu rõ hơn về cặp phạm trù này và
ứng dụng thực tiễn của phương pháp luận của nó : Việc Bác Hồ ra đi tìm
đường cứu nước và sang phương Tây là “tất nhiên” , sau đó Bác đi tìm đường
cứu nước trên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin(Amiral Latouche Tre’ville) là
“ngẫu nhiên”.
Đầu tiên, chúng ta sẽ đi vào hai khái niệm của cặp phạm trù tất nhiên và
ngẫu nhiên .
Xét về khái niệm phạm trù tất nhiên , để chứng minh cho nó ta thấy : Bác
Hồ ra đi tìm đường cứu nước và đi về phương tây là tất nhiên, bởi lẽ : Nguyễn
Ái Quốc sinh ra trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng
Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống
đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh
xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ
thời niên thiếu , hơn nữa Bác Hồ là người có kiến thức uyên thâm, thấu hiểu
cảnh khổ cực của người dân Việt Nam dưới chế độ Pháp thuộc. Với tinh thần
yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã
bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu
nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước. Bác
quyết định đi về phương Tây bởi Bác nhận thức được tìm đường cứu nước là
con đường thời đại rất khó khăn, rút kinh nghiệm các vị tiền bối như Phan
Bội Châu, Phan Chu Trinh hướng con đường cứu nước về phía Nhật Bản đều
bị thất bại thì Người quyết định đi các nước Tây Âu với nhận thức rất đúng
đắn là muốn đánh đổ kẻ thù thì phải biết rõ kẻ thù đó. Người nói: “ Vào trạc
13 tuổi, lần đầu tiên tôi nghe từ Pháp tự do, bình đẳng, bác ái. Thế là tôi muốn
làm quen với nền văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn dấu đằng sau những từ
ấy”. Vì thế, Người sang Pháp với mong muốn “đến tận hang ổ của kẻ xâm
lược đồng bào”.
4
Như vậy, xuất phát từ nhận thức đúng đắn của Bác (nguyên nhân bên trong)
nên Bác đã ra đi tìm đường cứu nước và sang phương Tây, việc này nhất định
xảy ra không thể khác được nên nó chính là tất nhiên.
Xét về khái niệm phạm trù ngẫu nhiên. Ta thấy: ngoài con tàu Amiran
Latusơ Tơrêvin còn có nhiều con tàu khác cũng đi sang phương Tây nhưng tại
sao Bác không đi trên con tàu khác mà lại đi tìm đường cứu nước trên con tàu
này? Bởi bấy giờ, đúng lúc Bác Hồ muốn đi sang phương Tây thì con tàu xuất
này xuất hiện và thiếu một nhân viên phụ bếp nên Bác đã xin vào làm và được
đi trên con tàu đó. Như vậy trong trường hợp này, nguyên nhân quyết định lại
là do nhân tố bên ngoài mà ở đây là sự tình cờ thiếu nhân viên “đúng lúc” của
con tàu.
Tuy nhiên, cũng có thể do sự thiếu hụt tình cờ nhân viên mà Bác có thể đi
trên một con tàu khác không phải con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin bởi có thể
con tàu khác tuyển nhân viên mà con tàu này có thể không tuyển. Như vậy sự
việc này có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện.
Tóm lại, việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và đi sang phương Tây là
“tất nhiên”, Bác Hồ đi tìm đường cứu nước trên con tàu Amiran Latusơ
Tơrêvin là “ngẫu nhiên”. Vậy yếu tố ngẫu nhiên và tất nhiên nêu trên có ảnh
hưởng đến nhau như thế nào ? Để giải quyết vấn đề này, chúng ta hãy xét
chúng trong mối quan hệ biện chứng giữa chúng.
Để đi sâu hơn về cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên trong mối quan hệ
biện chứng của chúng với nhau, thông qua ví dụ ban đầu, ta cần tìm hiểu
“biện chứng” là gì ? Biện chứng ở đây là dùng để chỉ những mối liên hệ với
nhau, là sự tương tác, sự chuyển hóa, sự vận động và phát triển theo quy luật
của sự vật, hiện tượng và quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
5
Vậy, quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên trong ví dụ ban
đầu sẽ được chúng ta phân tích thông qua những yếu tố sau :
Một là, tất nhiên và ngẫu nhiên luôn tồn tại khách quan. Trước khi ra đi tìm
đường cứu nước, Bác Hồ đã tìm hiểu rất kĩ về quyết định ra đi tìm đường cứu
nước và hướng đi của mình. Chắc chắn, trong Bác đã hình thành các luồng
suy nghĩ khác nhau : Liệu quyết định đi tìm đường cứu nước của mình có
phải đúng đắn? Liệu mình có nên đi tìm đường hay không? Và đi về phương
Đông hay phương Tây? Bác đã nghiên cứu rất kĩ càng, với đức tính cần cù,
giàu đức hi sinh cùng lòng yêu nước sâu sắc Bác đã quyết định ra đi tìm
đường cứu nước và đi về phương Tây. Tuy nhiên, nếu lúc đi, không có một
con tàu sang phương Tây nào cần tuyển thêm người cũng như đã đủ người
trên tàu hay một số sự cố khác như : sức khỏe, gia đình….thì liệu Bác Hồ có
đi được không? Và phải chăng, việc đi cứu nước hay không? Và đi hướng
nào? đã nằm ngoài ý thức của Bác Hồ. Yếu tố tất nhiên, ngẫu nhiên đã tồn tại
độc lập với ý thức của con người.
Không chỉ vậy, tất nhiên và ngẫu nhiên còn có vai trò nhất định trong sự
phát triển của sự vật, hiện tượng, trong đó cái tất nhiên đóng vai trò quyết
định. Trở lại với ví dụ ban đầu, chúng ta thấy: yếu tố ngẫu nhiên đi trên con
tàu Latusơ Tơrêvin đã có vai trò nhất định trong sự nghiệp của Bác, bởi: Bác
làm phụ bếp trên con tàu đó sẽ được hòa mình vào cuộc sống của công nhân,
để hiểu hơn về công nhân, thấu được nỗi khổ của họ để sau này đề ra những
khẩu hiệu mang lại lợi ích cho công nhân , lôi kéo công nhân đi theo làm cách
mạng…, hơn nữa Bác còn học được tiếng anh trên con tàu đó….Tuy nhiên
yếu tố ngẫu nhiên mới đóng vai trò quyết định. Giả sử Bác không ra đi tìm
đường cứu nước hoặc đi về hướng khác thì liệu sẽ có một Hồ Chí Minh – vị
lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam như bây giờ?
6
Hai là, tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất biện chứng với
nhau, không có cái tất nhiên thuần túy và ngẫu nhiên thuần túy. Cái tất nhiên
bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên . Còn
ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, là cái bổ sung cho tất nhiên.
Xét trên biện chứng của ví dụ ban đầu thì tất nhiên là Bác Hồ sẽ ra đi tìm
đường cứu nước và đi sang phương Tây, tuy nhiên để làm nên tất nhiên này
thì phải trải qua vô số cái ngẫu nhiên khác. Cái ngẫu nhiên đầu tiên đó là Bác
Hồ đã được lịch sử chọn lựa để cứu Việt Nam ta, bởi có câu “thời thế sinh
anh hùng” khi đất nước đứng trước sự suy kiệt giống nòi thì lịch sử sẽ chọn
ra vĩ nhân để giúp đất nước và có thể chọn người bất kì làm “anh hùng” và
lịch sử đã chọn Bác Hồ, đấy chính là ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên tiếp theo, Bác
Hồ đã bắt gặp sự thất bại của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng
khác nhau như: phong trào Cần Vương, phong trào Duy Tân…Ngẫu nhiên
tiếp theo nữa là lúc con tàu Latusơ Tơrêvin thiếu phụ bếp và cần tuyển thêm
người và Nguyễn Văn Ba đã được nhận vào làm. Ngoài ra còn vô số cái ngẫu
nhiên khác như : chuẩn bị sức khỏe tốt, …Và qua những yếu tố ngẫu nhiên
này ắt dẫn đến việc Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước và sang
phương Tây.
Điều này quả đúng như Ph.Ăngghen đã cho rằng : “…cái mà người ta quả
quyết cho là tất yếu lại hoàn toàn do những ngẫu nhiên thuần túy cấu thành,
và cái được coi là ngẫu nhiên, lại là hình thức , dưới đó ẩn nấp cái tất yếu…”
Ba là, tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ
mà thường xuyên thay đổi, phát triển và trong những điều kiện nhất định
chúng có thể chuyển hóa cho nhau: tất nhiên biến thành ngẫu nhiên và ngẫu
nhiên trở thành tất nhiên.
Quay trở về ví dụ đã nêu ta thấy rõ sự chuyển biến từ tất nhiên sang ngẫu
nhiên và ngược lại. Đầu tiên là sự chuyển biến từ tất nhiên sang ngẫu nhiên :
7
như ta đã nói Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và sang phương Tây là điều
tất nhiên nhưng đây cũng là một sự ngẫu nhiên. Khi một dân tộc đứng trước
sự diệt vong, suy kiệt giống nòi thì sẽ có những vĩ nhân xuất hiện để cứu giúp
đất nước và trong số cái vĩ nhân đó, lịch sử sẽ chọn ra một người để mở
đường “sáng” nhất cho dân tộc đó, đưa dân tộc đó thoát khỏi khó khăn và
đúng lúc đó Bác Hồ xuất hiện và được lịch sử chọn lựa là ngẫu nhiên bởi
“thời thế sinh anh hùng” có nhiều “anh hùng” xuất hiện thời bấy giờ như :
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh….. Nhưng ngẫu nhiên lịch sử đã chọn Bác
Hồ là điều ngẫu nhiên và việc Bác sang phương Tây cũng là một điều ngẫu
nhiên bởi đúng lúc đó con tàu Latusơ Tơrêvin lại tuyển thêm người nên Bác
xin vào làm. Hơn nữa, con tàu này lại sang phương Tây nên Bác đã sang
phương Tây và tìm đường cứu nước ở đây. Đấy là sự chuyển hóa từ tất nhiên
sang ngẫu nhiên. Sau đây chúng ta sẽ tiếp tục phân tính ví dụ ban đầu để thấy
được ngẫu nhiên chuyển hóa thành tất nhiên: Việc Bác Hồ đi tìm đường cứu
nước trên con tàu Latusơ Tơrêvin là điều ngẫu nhiên nhưng cũng là điều tất
nhiên bởi ngay từ lúc đầu định hướng của Bác là sang phương Tây đi tìm
đường cứu nước và tất nhiên Bác phải tìm một con tàu nào đó sang phương
Tây để Bác đi và qua tìm hiểu Bác biết là con tàu đó tuyển người và tất yếu là
Bác sẽ xin vào đó và được đi sang phương Tây. Như vậy việc Bác Hồ đi tìm
đường cứu nước trên con tàu Latusơ Tơrêvin trong trường hợp này là điều tất
nhiên.
Như vậy, tất nhiên và ngẫu nhiê không tồn tại vĩnh viễn mà luôn chuyển
hóa qua lại lẫn nhau và mang tính tương đối. Có thể trong mối quan hệ này nó
được coi là tất nhiên nhưng trong mối quan hệ khác nó được coi là ngẫu nhiên
và ngược lại.
Sau khi đã nói tới một loạt các yếu tố về quan hệ biện chứng giữa tất
nhiên và ngẫu nhiên thì chúng ta sẽ tự đặt ra câu hỏi rằng : Bản thân cặp phạm
8
trù này và mối liên hệ của nó tác động thế nào tới tư duy và thực tiễn của
chúng ta? Và từ ý nghĩa thực tiễn đó, có phải giúp ta có được những phương
pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với những tình huống cụ thể trong cuộc
sống hiện nay? Để từ đó khi đứng trước một vấn đề ta sẽ không còn cảm thấy
quá lúng túng và lo lắng nữa.
Ý nghĩa của phương pháp luận trong tư duy và thực tiễn.
Về căn bản, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào cái
tất nhiên chứ không phải cái ngẫu nhiên vì cái tất nhiên là cái gắn liền với bản
chất của sự vật, cái nhất định xảy ra theo quy luật nội tại của sự vật. Còn cái
ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất nội tại của sự vật, nó có thể xảy ra,
có thể không.
Điều này hoàn toàn đúng trong ví dụ đã nêu : Bác Hồ sang phương Tây đi
tìm đường cứu nước là cái tất nhiên nên Bác nhất định sẽ đi sang phương Tây
để tìm đường cứu nước mà không thể khác được nên Bác sẽ tìm mọi cách để
sang được phương Tây và chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Giả sử, Bác không
được đi trên con tàu Latusơ Tơrêvin thì Bác sẽ tìm cách khác để sang được
phương Tây. Có thể Bác sẽ đi trên một con tàu khác mà không phải con tàu
này, làm việc khác chứ không phải làm phụ bếp trong con tàu,… Và việc sang
được phương Tây sẽ là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời Bác cũng như cách
mạng Việt Nam vì có sang phương Tây thì bác mới đọc được bản “luận
cương sơ thảo lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin rồi tìm
ra con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam. Việc đi trên con tàu Latusơ
Tơ rêvin hay không, không quan trọg bởi nó cũng chỉ là phương tiện để đưa
Bác sang phương Tây , có thể đi con tàu khác không nhất thiết phải con tàu
đó.
Tuy nhiên, không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, không tách rời cái ngẫu
nhiên khỏi tất nhiên. Cần xuất phát từ cái ngẫu nhiên để đạt tới cái tất nhiên
9
và khi dựa vào cái tất nhiên thì phải chú ý đến cái ngẫu nhiên. Vì cái ngẫu
nhiên không chỉ chi phối đến sự phát triển của sự vật mà nó còn ảnh hưởng
đến sự phát triển của sự vật, đôi khi còn có thể ảnh hưởng rất sâu sắc.
Thật vậy, tuy việc đi trên con tàu Latusơ Tơrêvin không quan trọng
nhưng nó có ảnh hưởng đến sự nghiệp giải phóng đất nước sau này bởi nếu
không đi được trên con tàu này thì có thể một thời gian rất lâu sau Bác mới
lên được một con tàu khác và sang phương Tây, điều này có thể khiến Bác
chậm nhịp so với lịch sử nhân loại. Có thể Bác sẽ tìm ra con đường cứu nước
muộn dẫn tới việc chuẩn bị cho cách mạng bị trễ và rất có thể không đón
được thời cơ để làm cách mạng tháng Tám(8/1945) giải phóng đất nước được
vì thời gian không chờ đợi ai cả. Hơn nữa việc làm việc trên con tàu cũng
giúp Bác hiểu được sự khổ cực của người lao động, từ đó sau này đề ra khẩu
hiệu tiến bộ lôi kéo những người đó đi theo làm cách mạng trở thành một lực
lượng đông đảo.
Tóm lại, với phương pháp luận này đã cung cấp cho chúng ta phương pháp
tiếp cận chủ đề một cách chủ động . Do đó, khi cần làm một việc gì cần xuất
phát từ những yếu tố ban đầu, những yếu tố góp phần triển khai những nội
dung chính nhất, phù hợp nhất để tạo ra một bước đà thật vững chắc nhầm đạt
được mục đích ban đầu mà mình đề ra.
Không chỉ vậy, tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa lẫn nhau. Vì
vậy, cần tạo ra những điều kiện nhất định để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển
hóa của chúng theo mục đích nhất đinh.
Trước tiên, ta cần phải thấy được sự cản trở của ngẫu nhiên đối với tất nhiên :
Như đã nói ở trên, Bác Hồ sang phương Tây tìm đường cứu nước trên con tàu
Latusơ Têrêvin là điều ngẫu nhiên. Trên con tàu đó chắc hẳn sẽ có những
người công nhân vô cùng cực khổ bị chủ thuyền đánh đập, có thể khi Bác hồ
nhìn thấy cảnh tượng những người lao động bị đánh đập hay những câu
10
chuyện thương tâm mà Bác được nghe kể về số phận của những kẻ nổi dậy,
hoặc chính Bác nhiều lúc làm việc vất vả quá thì co thê sẽ dẫn tới sự nản
lòng , sợ hãi không dám đấu tranh chống lại bọn cướp nước nữa, Bác sẽ an
phận trong công việc thường ngày của người lao động với đồng lương ít ỏi.
Như vậy, ngẫu nhiên sẽ ảnh hưởng xấu đến tất nhiên và từ đó có thể khiến
Bác trở về quê hương không đi tìm đường cứu nước nữa.
Tuy nhiên, ta không thê phủ nhận được sự tác động tích cực của ngẫu
nhiên đối với tất nhiên. Đó là : ở ví dụ trên ta thấy Bác sẽ nghe những câu
chuyện bất hạnh của người lao động , sự đàn áp dã man của giai cấp bóc lột từ
đó hiểu hơn về giai cấp công nhân và khiến Bác thêm căm thù bọn bóc lột,
thêm thương dân mình khiến ý chí tìm đường cứu nước ngày càng được tôi
luyện trở nên sắt đá và Bác sẽ vượt qua được khó khăn khi vấp phải trong quá
trình tìm đường cứu nước. Hơn nữa việc đi trên con tàu đó còn giúp Bác học
được tiếng Anh vì trên tàu đó chắc chắn có rất nhiều người nước ngoài, nhất
là người Anh, người Mỹ, người Pháp… Qua quá trình giao tiếp với họ Bác
Hồ sẽ học được tiếng Anh một cách thực tiễn; quá trình làm việc trên tàu cũng
đưa lại cho Bác tiền dù là ít ỏi để Bác có thể sống sau khi xuống tàu.
Tóm lại, với phương pháp luận này đã cung cấp cho chúng ta một nhận
thức vô cùng quan trọng trong quá trình nhận thức cũng như thực tiễn đó là
khi xem xét một vấn đề thì phải xét nó toàn diện, để từ đó giải quyết nó một
cách hợp lý theo ý muốn của mình.
KẾT BÀI
Qua việc áp dụng cặp phạm trù tất nhiên , ngẫu nhiên vào trong một ví dụ
cụ thể ta có thể thấy rằng : không phải những cặp phạm trù chỉ là lý thuyết
suông mà nó vô cùng giá trị khi áp dụng vào quá trình nhận thức và thực tiễn
của con người. Ta cũng thấy được tâm huyết và tài năng của Mác, Ăngghen,
Lênin trong việc xây dựng và phát triển nên một học thuyết vĩ đại hoàn toàn
11
đúng cho nhân loại. Qua đây, chúng ta cũng cần phải có cái nhìn đúng đắn
toàn diện vào các vấn đề diễn ra trong cuộc sống thường ngày để giải quyết
nó theo chiều hướng tích cực, đi lên.
Qua bài làm, chúng em muốn nhắn nhủ tới các bạn quan tâm tới bài viết
rằng : “ Triết học Mác – Lênin không hề khô khan mà nó hoàn toàn dễ hiểu
khi chúng ta áp dung nó vào thực tiễn và chỉ cần chịu khó một chút là được”
Bài làm của chúng em còn nhiều thiếu sót mong thầy, cô góp ý để bài làm
được hoàn thiện hơn. Chúng em xin cảm ơn!
MỤC LỤC
TIÊU ĐỀ
LỜI NÓI ĐẦU……………..…….…………….
TRANG
1
12
CHƯƠNG 1:Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về
cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên……………..
1
1, Khái niệm về cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên.
1
2,Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên.
2
3. Ý nghĩa phương pháp luận.
3
CHƯƠNG 2 :Sự biểu hiện của nội dung và ý nghĩa
phương pháp luận của cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu
nhiên qua một ví dụ trong lĩnh vực xã hội……………
3
Danh mục tài liệu tham khảo …………………………
13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
13
1. “ Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia ,2015.
2. mạng internet.
14