Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

GIAO AN DAY HOC TICH HOP GIAI BA CAP TINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.89 KB, 18 trang )

TÊN CHỦ ĐỀ
LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ.
DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN VÀ ỨNG DỤNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Giúp HS hiểu được sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong một số đơn chất,
hợp chất.
- Khái niệm về liên kết cộng hoá trị.
- Hiểu được khái niệm liên kết cộng hóa trị không cực, có cực và liên kết đơn,
liên kết đôi, liên kết ba.
- Xác định được bản chất liên kết trong một số loại chất bán dẫn điển hình, qua
đó giải thích được cơ chế dẫn điện, hạt tải điện trong chất bán dẫn.
- Nêu được đặc điểm của hai loại bán dẫn tạp chất.
- Tìm hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của một số linh kiện
bán dẫn cơ bản
2. Kỹ năng
- Kỹ năng quan sát, tìm tòi kiến thức.
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp.
- Kỹ năng hoạt động nhòm và thuyết trình, báo cáo sản phẩm, kết quả hoạt động
của nhóm.
3. Thái độ
- Thái độ nghiêm túc, nhiệt tình trong khi tham gia hoạt động tập thể.
- Nâng cao ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết, chia sẽ, đùm bọc.....
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Đối với giáo viên:
- Chuẩn bị nội dung dạy học, với hệ thống câu hỏi, phiếu học tập và nhiệm vụ tự
học phù hợp.
- Máy chiếu Projector, máy tính kết hợp với bài giảng điện tử soạn trên
powerpoint.
- Các hình ảnh phóng to về các loại linh kiện bán dẫn.
- Một số linh kiện bán dẫn thường gặp.




- Video mô phỏng sự phá vỡ kiên kết hóa học trong bán dẫn của các tác nhân.
2. Đối với học sinh:
- Tham khảo lại các kiến thức có liên quan đến bài học.
- Các thiết bị và đồ dùng học tập cần thiết.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm kết hợp với hoạt động độc lập của cá
nhân.
- Tổ chức dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Kết hợp giữa phương pháp vấn đáp với phương pháp trực quan tìm tòi phát
hiện kiến thức.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CỤ THỂ:
Tiết 1:
LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
* Ổn định tổ chức:(Thời gian: 1 phút)
- Kiểm tra sĩ số.
- Nhắc nhở học sinh.
* Hoạt động khởi động: Dẫn nhập vào bài học
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TRỢ GIÚP CỦA GV
- Kể tên một số chất
trong thực tế thường
gặp.
- Phân tử các chất trên
là đơn nguyên, hay đa
nguyên tử?
- Các chất đề có xu
hướng đạt lớp vỏ bảo
hòa, bền vững. Theo

các em làm thế nào để
có thể đạt được điều
đó?

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

DẪN NHẬP

- Ví dụ: Clo, Hidro, Oxi,
AxiClohdric, Amoniac,
Acgon....

Chúng ta biết rằng bất kỳ
nguyên tử chất nào cũng có
xu hướng tạo lớp vỏ electron
của khí hiếm, tức bền vững.
- Có chất đơn nguyên, có Nhưng bản chất chúng có thể
chất đa nguyên tử.
thừa, hoặc thiếu các electron.
Vậy làm thể nào để có lớp vỏ
- Sẽ liên kết với nhau.
bền vững? Vâng, chúng có thể
liên kết với nhau tạo thành
các phân tử. Vậy, chúng liên
kết như thế nào? Chúng ta sẽ
giải quyết nội dung với bài
học này.

* Hoạt động hình thành kiến thức: 1. Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các
nguyên tử giống nhau. Sự hình thành đơn chất:

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

NỘI DUNG


TRỢ GIÚP CỦA GV
Yêu cầu học sinh hoàn
thành phiếu học tập:
- Viết cấu hình electron
của nguyên tử Clo.
- Clo thiếu bao nhiêu
electron để đạt cấu hình
khí hiếm.
- Clo có bao nhiêu
electron độc thân.
- Chúng phải làm thế
nào để đạt cầu hình khí
hiếm.

- Yêu cầu hoàn thành
phiếu học tập với nội
dung tương tụ cho Nitơ

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoàn thành theo nhóm:
- Cấu hình:
1s22s22p63s23p5
- Thiếu 1 electron để đạt
Ch khí hiếm.
- Mỗi nguyên tử có 1

electron độc thân.
- Hai nguyên tử Clo sẽ
liên kết với nhau nhờ
đưa ra các electron độc
thân để dùng chung.

- Hoàn thành phiếu học
tập và đại diện lên bảng
trình bày.

a. Sự hình thành phân tử
Cl2:
(Z=17)
- Cấu hình: 1s22s22p63s23p5
- Công thức electron:
Cl : Cl
- Công thức cấu tạo:
Cl – Cl

b. Sự hình thành phân tử
nitơ:
- Hai nguyên tử nitơ liên kết
với nhau bằng 3 cặp electron
N

+

N N

N


- Công thức electron:
N

N

- Công thức cấu tạo: N ≡ N

- Nhận xét kết quả
- Liên kết trên gọi là
liên kết cộng hóa trị.
Vậy LKCHT là gì?
- Hãy nhận xét vị trí của
gặp electron dùng
chung.
- Gọi đó là liên kết
CHT không phân cực.
Vậy, thế nào là liên kết
CHT không phân cực

- Tiếp thu
- Trả lời

- Nằm chính giữa hai
nguyen tử.

- Trả lời

- Liên kết cộng hóa trị là liên
kết được tạo nên giữa hai

nguyên tử bằng một hay nhiều
cặp electron chung.
- Mỗi cặp electron chung tạo
nên một liên kết cộng hóa trị.
- Liên kết cộng hóa trị không
phân cực là liên kết mà cặp e
dùng chung không lệch về
phía nguyên tử nào .

* Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập:
2. Liên kết giữa các nguyên tử khác nhau, sự hình thành hợp chất:
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TRỢ GIÚP CỦA
GV
- Yêu cầu học sinh
hoàn thành phiếu

HOẠT ĐỘNG CỦA
HS

- Hoàn thành theo

NỘI DUNG
a. Sự hình thành phân tử hyđro
clorua (HCl):
- Liên kết của cặp electron ở nguyên


H


.

+

.. C l :
:

.Cl:

H

:

- Tiếp thu.

tử HCl.

: :

học tập cho các chất nhóm:
HCl và CO2 với các
- Các nhóm cử đại
nội dung tương tự.
diện trình bày và
- Trên cơ sở đó rút
nhận xét kết quả
ra khái niệm liên kết nhóm kế bên.
cộng hóa trị phân
cực.
- Chuẩn kiến thức.


H

Cl

- Công thức electron:
- Công thức cấu tạo:
H – Cl
- Cặp electron chung bị lệch về phía
một nguyên tử được gọi là liên kết
cộng hóa trị có cực hay liên kết cộng
hóa trị phân cực.
b. Sự hình thành phân tử khí
cacbon đioxit (CO2):
- Trong phân tử CO2, nguyên tử C
nằm giữa 2 nguyên tử O và nguyên tử
C góp chung với mỗi nguyên tử O hai
electron.
- Công thức electron:
O

C

O

- Công thức cấu tạo:
O=C=O
* Hoạt động tìm tòi, khám phá và vận dụng:
Nhiệm vụ về nhà
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TRỢ GIÚP CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Giao nhiệm vụ về nhà với các nội dung:
+ Phân loại các loại liên kết cộng hóa trị.
+ Tính chất của các chất có liên kết cộng
hóa trị.
+ Xác định loại liên kết hóa học trong tinh
thể Sillic.
+ Hãy phỏng đoán về tính dẫn điện của tinh
thể Silic tinh khiết trong điều kiện thường
và điều kiện có tác nhân.
- Kiểm tra kết quả báo cáo và phát vấn các
nội dung đã nêu trong yêu cầu.

HS nhận nhiệm vụ về nhà:
+ Cá nhân HS làm bài dưới dạng báo
cáo thu hoạch.
+ Sau khi có kết quả cá nhân thì đem
so sánh, trao đổi với các bạn trong
lớp và hoàn thiện báo cáo.

Tiết 2:
DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN VÀ ỨNG DỤNG
* Ổn định tổ chức:(Thời gian: 1 phút)


- Kiểm tra sĩ số.
- Nhắc nhở học sinh.

* Hoạt động khởi động: Dẫn nhập vào bài học
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TRỢ GIÚP CỦA GV
- Cho HS quan sát
video xem video về
cấu tạo và sự hình
thành hạt tải điện
trong tinh thể Silic.

KẾT QUẢ BÁO CÁO

HOẠT ĐỘNG CỦA
HS
- Kiếm tra lại kết quả
qua video.

- Các chất không cực: Phần lớn
không tan trong dung môi không
cực và không dẫn điện ở ĐK
thường.

- Kiểm tra kết quả báo
cáo và phát vấn các
nội dung đã nêu trong
yêu cầu.

- Nộp báo cáo kết quả
hoạt động tại góc học
tập của nhóm và trả lời
các nội dung theo phát

vấn của GV.

- Cặp electron dùng chung sẽ
lệch về phía nguyen tố có độ âm
điện lớn hơn.

- Chuẩn kiến thức.

- Tiếp thu.

- Từ tính chất chung suy ra điều
kiện thường Silic dẫn điện rất
kém.

- Trong tinh thể tinh khiết, Silic
tham gia 4 liên kết đơn không
cực với 4 silic bên cạnh, tạo lớp
vỏ bền vững.

* Hoạt động tìm tòi, khám phá: 1. Chất bán dẫn và tính chất
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TRỢ GIÚP CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Mật độ hạt tải trong
silic thay đối như thế
nào khi có tác nhân?
- Vì vậy gọi silic và một
số chất tương tụ là chất

bán dẫn.
- Hãy tìm hiểu và nêu
tính chất của bán dẫn.

- Tăng lên về mật độ hạt
tải, tức khả năng dẫn
điện tăng nhanh.

- Chuẩn kiến thức.

- Tiếp thu.
- Trả lời.

- Tiếp thu.

NỘI DUNG
- Các chất silic, Giecmani...
có tính tính dẫn điện thay đổi
nhanh theo điều kiên nên gọi
là chất bán dẫn.
- Tính chất:
+ Điều kiện thường thì điện
trở suất bán dẫn tinh khiết rất
lớn.
+ Giảm mạnh khi có tác nhân
nhiệt độ, hoặc ion hóa.
+ Điện trở suất của bán dẫn
cũng phụ mạnh thuộc tạp
chất. Một hàm lượng nhỏ tạp
chất cũng có thể làm tăng số

hạt tải của chất bán dẫn rất


nhiều lần.
* Hoạt động tìm tòi, khám phá:
2. Hạt tải trong chất bán dẫn. Bán dẫn loại p và loại n.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TRỢ GIÚP CỦA GV
- Cho HS quan sát lại
video và phát vấn: Khi
có tác nhân có thể hình
thành những loại hạt tải
nào trong bán dẫn?
- Nhận xét.
- Các hạt này chuyển
động thế nào khi có điện
trường? Bản chất dòng
điện trong bán dẫn là gì?
- Chuẩn kiến thức.
- Cho HS quan sát mô
hình về sự hình thành hạt
tải trong bán dẫn tạp chất
và yêu cầu trả lời PHT.
+ Có thể pha nhóm tạp
chất nào vào bán dẫn
tinh khiết để làm tăng
mật độ hạt tải?
+ Hạt tải điện trong bán
dẫn khi đó là những loại
nào? Loại hạt nào là chủ

yếu?
- Thông báo về cách gọi
bán dẫn và tạp chất.

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG
CỦA HS

- Quan sát và trả
lời.

- Tiếp thu.

- Trả lời.
- Tiếp thu.

- Hoàn thành theo
nhóm và trả lời.

- Tiếp thu khi giáo
viên chuẩn hóa
kiến thức.

a. Electron và lỗ trống.Bản chất
dòng điện trong bán dẫn.
- Mỗi electron bứt khỏi liên kết có
thể chuyển động tự do, được gọi là
electron tự do.
- Mỗi liên kết bị đứt sẽ thiếu

electron, nên mang điện dương,
được gọi là lỗ trống. Lỗ trống có
thể chuyển động tương đối nhờ
chuyển động của electron tự do.
- Dòng điện trong bán dẫn là
dòng các electron dãn ngược
chiều điện trường, lỗ trống cùng
chiều điện trường.
b. Bán dẫ loại p và loại n. Tạp
chất dono và tạp chất axepto:
- Khi pha tạp chất thuốc nhóm III
và bán dẫn thì hạt tải tạo ra:
+ Chủ yếu là: Lỗ trống.
+ Thứ yếu là: Electron
- Gọi bán dẫn đó là bán dẫn loại p
và tạp chất đó gọi là tạp chất nhận,
hay Axepto.
- Khi pha tạp chất thuốc nhóm V
và bán dẫn thì hạt tải tạo ra:
+ Chủ yếu là: electron
+ Thứ yếu là: Lỗ trống
- Gọi bán dẫn đó là bán dẫn loại n
và tạp chất đó gọi là tạp chất cho,
hay Đono.

* Hoạt động hình thành kiến thức:
3. Lớp chuyển tiếp p - n
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TRỢ GIÚP CỦA GV


HOẠT ĐỘNG
CỦA HS

NỘI DUNG


- Cho HS quan sát mô
hình trình chiểu về hiện
tượng xảy ra ở lớp
chuyển tiếp p-n. Sự hình
thành lớp nghèo.
- Chuẩn kiến thức.
- Khi có điện trường
ngoài, dòng điện có thể
qua lớp nghèo theo các
chiều như thế nào?

- Quan sát và trả
lời.

- Tiếp thu.

- Trả lời.

- Chuẩn kiến thức.
- Tiếp thu.

- Thông báo hiện tượng
phun hạt tải điện qua lớp
nghèo.


- Tiếp thu khi giáo
viên chuẩn hóa
kiến thức.

a. Khá niệm
Lớp chuyển tiếp p-n là chổ tiếp
xúc của miền mang tính dẫn p và
miền mang tính dẫn n được tạo ra
trên 1 tinh thể bán dẫn.
b. Lớp nghèo:
Ở lớp chuyển tiếp p-n không có
hoặc có rất ít các hạt tải điện, gọi là
lớp nghèo. Ở lớp nghèo, về phía
bán dẫn n có các ion đôno tích điện
dương và về phía bán dẫn p có các
ion axepto tích điện âm. Điện trở
của lớp nghèo rất lớn.
c. Dòng điện chạy qua lớp nghèo
Dòng diện chạy qua lớp nghèo
chủ yếu từ p sang n. Ta gọi dòng
điện qua lớp nghèo từ p sang n là
chiều thuận, chiều từ n sang p là
chiều ngược.
d. Hiện tượng phun hạt tải điện
Khi dòng điện đi qua lớp chuyển
tiếp p-n theo chiều thuận, các hạt
tải điện đi vào lớp nghèo có thể đi
tiếp sang miền đối diện. Đó sự
phun hạt tải điện.


* Hoạt động luyện tập và vận dụng:
Nhiệm vụ về nhà
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TRỢ GIÚP CỦA GV
- Giao nhiệm vụ về nhà với các nội dung
sưu tầm, tìm hiểu cấu tạo, phân loại,
nguyên lý làm việc của các loại linh kiện
bán dẫn theo nhóm:
+ Nhóm 1: Điốt.
+ Nhóm 2: Tranzito.
+ Nhóm 3 - 4: Tirixto.
- Tiết tiếp theo: Kiểm tra kết quả báo cáo và
phát vấn các nội dung đã nêu trong yêu cầu.

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- HS nhận nhiệm vụ về nhà và hoàn
thành theo nhóm.

- Tiết tiếp theo:
Nộp báo cáo kết quả hoạt động tại
góc học tập của nhóm và trả lời các
nội dung theo phát vấn của GV.

Tiết 3:
DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN VÀ ỨNG DỤNG


(Tiếp)
* Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số.
- Nhắc nhở học sinh.
* Hoạt động khởi động:

Dẫn nhập vào bài học

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TRỢ GIÚP CỦA GV
- Trước khi kiểm tra
báo cáo của HS, GV
cho HS quan sát một số
linh kiện bán dẫn thực
tế và hình ảnh trình
chiếu phóng to về các
linh kiện này.
- Yêu cầu HS phân loại
các linh kiện trên

DẪN NHẬP

HOẠT ĐỘNG CỦA
HS
- Quan sát và nhóm
thực hiện yêu cầu của
GV.

- Trình bày ý kiến của
nhóm trước lớp.

- Chúng ta đã hoàn thành 2 tiết

của chủ đề. Các tiết trước cũng
được xem như là cơ sở lý thuyết
để hoàn thành nhiệm vụ cuối
cùng trong tiết này.
- Theo yêu cầu của nhiệm vụ về
nhà và qua quan sát hình ảnh,
thực tế các thiết bị, linh kiện, các
em hãy phân loại các thiết bị,
linh kiện trên theo đúng chủng
loại.

* Hoạt động vận dụng 1 :
1. Điốt:

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TRỢ GIÚP CỦA GV
- Yêu cầu nhóm 1 trình
bày kết quả báo cáo. Các
nhóm còn lại theo dõi
SGK và nhận xét.
- Đưa ra nội dung kiến
thức chuẩn hóa trên màn
hình trình chiếu và nhận
xét, đánh giá kết quả hoạt
động của nhóm.

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG


- Nhóm 1 cử đại diện báo
cáo.
- Khái niệm: Là linh kiện bán
dẫn có 1 lớp tiếp giáp P-N
- Trả lời những thắc mắc - Phân loại : Gồm 3 loại chính
của nhóm khác.
+ Điốt iếp điểm.
+ Điốt tiếp mặt.
+ Điốt ổn áp.
- Tiếp thu kiến thức GV
chuẩn hóa.
- Kí hiệu trong mạch điện: hình
4.1 SGK

* Hoạt động vận dụng 2 :
2. Tranzito

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TRỢ GIÚP CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG

- Yêu cầu nhóm 2 trình - Nhóm 2 cử đại diện báo - Khái niệm : là linh kịên có 2
bày kết quả báo cáo. Các cáo.
lớp tiếp giáp P – N và có 3 cực


nhóm còn lại theo dõi

SGK và nhận xét.
- Đưa ra nội dung kiến
thức chuẩn hóa trên màn
hình trình chiếu và nhận
xét, đánh giá kết quả hoạt
động của nhóm.

( E,B,C)
- Trả lời những thắc mắc - Phân loại :
của nhóm khác.
+ PNP
+NPN
- Sơ đồ cấu tạo và kí hiệu của
- Tiếp thu kiến thức GV tranzito trong mạch điện : hình
chuẩn hóa.
4.3 SGK
- Công dụng : dùng để khuếch
dại, tách sóng và xung.

* Hoạt động vận dụng 3 :
3. Tirixto

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TRỢ GIÚP CỦA GV

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Yêu cầu nhóm 3,4 lần - Nhóm 3, 4 cử đại diện - Khái niệm : là linh kịên có 3

lượt trình bày kết quả báo cáo.
lớp tiếp giáp P – N và có 3 cực
báo cáo và bổ sung. Các
( A, K, G)
nhóm còn lại theo dõi
- Nguyên lý làm việc và thông
SGK và nhận xét.
só kỹ thuật chính :
+ Khi chưa có UGK dương thì thì
- Trả lời những thắc mắc duc cực anôt có được phân cực
của nhóm khác.
thuận, nó vẫn không dẫn điện ;
khi đồng thời có UGK và UAK
dương thì nó cho dòng điện đi từ
A sang K và sẽ tắt khi UAK = 0
- Đưa ra nội dung kiến
hay UAK < 0
thức chuẩn hóa trên màn
+ Các thông số chính gồm : IAđm,
hình trình chiếu và nhận - Tiếp thu kiến thức GV UAkđm, UGK và IGKđm
xét, đánh giá kết quả hoạt chuẩn hóa.
- Công dụng chính của tirixto :
động của nhóm.
dùng để chỉnh lưu có điều khiển
băng cách điều khiển cho UGK
xuất hiện sớm hay muộn.

* Hoạt động luyện tập:
Nhiệm vụ về nhà
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TRỢ GIÚP CỦA GV
- Giao nhiệm vụ về nhà với các nội dung
sưu tầm, tìm hiểu cấu tạo, phân loại,
nguyên lý làm việc của các loại linh kiện
bán dẫn còn lại và IC:
- Tiết tiếp theo: Kiểm tra kết quả báo cáo và
phát vấn các nội dung đã nêu trong yêu cầu.

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Cá nhân HS nhận nhiệm vụ về nhà
và hoàn thành nhiệm vụ.

- Nộp báo cáo xem như bài tập về
nhà.


V. Rút kinh nghiệm sau tiết giảng:
Về nội dung :……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
Về thời gian :…………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………..
Về phương pháp :……………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………..
Về phương tiện :………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………..
Về học sinh :…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………..

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN



I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC:
Liên kết cộng hóa trị. Dòng điện trong chất bán dẫn và ứng dụng
Vì bài 13: Liên kết cộng hóa trị ở môn Hóa học lớp 10, cùng với bài 17: Dòng
điện trong chất bán dẫn môn Vật lý lớp 11và bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC môn Công
nghệ lớp 12 có liên quan rất gần với nhau, do đó việc tích hợp các bài này vào trong
một chủ đề chung "Liên kết cộng hóa trị. Dòng điện trong chất bán dẫn và ứng
dụng" vừa tạo được logic, kết nối các nội dung kiến thức, vừa tăng được khả năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần định hướng, hình thành năng lực cho học sinh.
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
Chủ đề này sẽ mô tả lại kiến thức, kỹ năng, thái độ cụ thể của ba bộ môn Vật lý,
Hóa học và Công nghệ, đồng thời giúp người học có năng lực vận dụng kiến thức liên
môn vừa lĩnh hội được để giải thích, giải quyết một số vấn đề thực tế.
Nội dung kiến thức được tích hợp trong chủ đề gồm:
Bài 13. Liên kết cộng hóa trị, môn Hóa học lớp 10 - 2 tiết
Bàì 17. Dòng điện trong chất bán dẫn, môn Vật lý lớp 11 - 2 tiết
Bài 4. Linh kiện bán dẫn và IC, môn Công nghệ lớp 12 - 1 tiết.
Chủ đề sẽ thay thế cho việc dạy học các bài nêu trên và thời lượng dự kiến cho
chủ đề là 3 tiết thực dạy trên lớp.
III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA CHỦ ĐỀ:
Đối tượng là học sinh khối 10 trường THPT Lang Chánh.
Thời điển dự kiến dạy chủ đề là cuối học kỳ II lớp 10.
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ:
1. Đối với thực tiễn dạy học:
Thông qua chủ đề HS có thể:
- Tìm hiểu được thế nào là liên kết cộng hóa trị và các tính chất, đặc điểm của
liên kết cộng hóa trị.
- Vận dụng kiến thức liên môn về liên kết hóa học để giải quyết tình huống thực
tiễn là các đặc điểm về sự dẫn điện của chất bán dẫn.
- Quan sát và phát hiện ra một số thiết bị, vật dụng trong thực tế áp dụng các

thành tựu khoa học hóa học và lý học có liên quan trong chủ đề.
- Phát triển khả năng tư duy tìm kiếm, chọn lọc thông tin, cũng như liên kết
thông tin rời rạc từ nhiều bài học, nhiều bộ môn khác nhau thành một thông tin duy
nhất.
- Sử dụng hiệu quả một số phần mền ứng dụng công nghệ thông tin để trình bày
các nội dung học tập, nghiên cứu bản thân, nhóm thực hiện được.
2. Đối với thực tiễn đơi sống xã hội:


- Một lần nữa nêu lên cho học sinh thấy rõ tinh thần, truyền thống tương thân,
tương ái, lá lành đùm lá rách của người Việt Nam từ bao đời để lại.
- Giáo dục cho học sinh ý thức cộng đồng, ý nghĩa của sự chia sẽ, sự hợp tác
trong công việc và cộng sống.
V. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU:
Trong chủ đề này chúng tôi đã kết hợp một số các phương tiện, thiết bị dạy học
sau để nâng cao tính chính xác, tính trực quan của các nội dung được tích hợp:
- Máy chiếu Projector
- Máy tính kết hợp với bài giảng điện tử soạn trên powerpoint.
- Các hình ảnh phóng to về các loại linh kiện bán dẫn.
- Một số linh kiện bán dẫn thường gặp.
- Video mô phỏng sự phá vỡ kiên kết hóa học trong bán dẫn của các tác nhân.
VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức
- Giúp HS hiểu được sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong một số đơn chất,
hợp chất.
- Khái niệm về liên kết cộng hoá trị.
- Hiểu được khái niệm liên kết cộng hóa trị không cực, có cực và liên kết đơn,
liên kết đôi, liên kết ba.
- Xác định được bản chất liên kết trong một số loại chất bán dẫn điển hình, qua

đó giải thích được cơ chế dẫn điện, hạt tải điện trong chất bán dẫn.
- Nêu được đặc điểm của hai loại bán dẫn tạp chất.
- Tìm hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của một số linh kiện
bán dẫn cơ bản
b. Kỹ năng
- Kỹ năng quan sát, tìm tòi kiến thức.
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp.
- Kỹ năng hoạt động nhòm và thuyết trình, báo cáo sản phẩm, kết quả hoạt động
của nhóm.
c. Thái độ
- Thái độ nghiêm túc, nhiệt tình trong khi tham gia hoạt động tập thể.
- Nâng cao ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết, chia sẽ, đùm bọc.....


2. Các năng lực hướng tới
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học: Về các kiến thức liên quan đến liên kết cộng hóa trị; dòng
điện trong chất bán dẫn; cấu tạo và nguyên lý làm việc của các linh kiện bán dẫn cơ
bản.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, tranh luận, báo cáo…
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy sáng tạo.
- Năng lực hợp tác: thảo luận nhóm
b. Các năng lực chuyên biệt
- Năng lực quan sát kênh hình, kênh chữ.
- Phân tích hình ảnh động trên màn hình máy chiếu.
- Năng lực phân tích tìm mối liên hệ.
3. Sản phẩm cuối cùng của chủ đề.
- Báo cáo của nhóm học sinh;
- Bài viết của một số học sinh chia sẽ với các bạn ở góc học tập;

- Phần mền mô phỏng, các hình ảnh của GV cung cấp.
4. Cách tổ chức dạy học
- Hoạt động theo nhóm: HS tham gia hoạt động nhóm dưới hình thức chia làm
các tổ, thảo luận và trả lời phiếu học tập.
- Hoạt động cá nhân: Các cá nhân sẽ thể hiện sự hiểu biết và khả năng trình bày
qua hệ thống các câu hỏi của GV
5. Phương pháp dạy học
Để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong quá trình
học tập, chúng tôi áp dụng các phương pháp dạy học sau đây:
- Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm kết hợp với hoạt động độc lập của cá
nhân.
- Tổ chức dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Kết hợp giữa phương pháp vấn đáp với phương pháp trực quan tìm tòi phát
hiện kiến thức.


6. Phương pháp kiểm tra đánh giá
Việc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình dạy học nói
chung. Trong dạy học việc kiểm tra kiến thức, kĩ năng, thái độ đã đạt được của HS
giúp cho GV đánh giá kết quả dạy học của mình, đặc biệt đánh giá hiệu quả của việc
tích hợp các nội dung liên môn vào bài học.
Vì vậy chúng tôi lựa chọn các căn cứ để đánh giá kết quả học tập chủ đề này
của HS như sau:
- Kiểm tra đánh giá HS thông qua hệ thống câu hỏi của GV đã chuẩn bị trước.
- Sử dụng phiếu học tập dành cho các nhóm HS thảo luận và trả lời tại lớp.
- Sử dụng sản phẩm là các báo cáo hoạt động tự học, tự tìm tòi của học sinh ở
nhà.
7. Hoạt động của GV và HS
TIẾT 1:
LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ

TÊN HOẠT ĐỘNG

HĐ CỦA GIÁO VIÊN

- Nêu một số câu hỏi dẫn nhập.
Khởi động
- Nhận xét câu trả lời và dẫn
nhập vào bài.
- Chia nhóm HS và yêu cầu
Hình thành kiến thức hoàn thành phiếu học tập.
và luyện tập
- Nhận xét kết quả và kết luận.
Tìm tòi, khám phà và Giao nhiệm vụ về nhà với các
vận dụng
nội dung:
+ Phân loại các loại liên kết
cộng hóa trị.
+ Tính chất của các chất có
liên kết cộng hóa trị.
+ Xác định loại liên kết hóa
học trong tinh thể Sillic.
+ Hãy phỏng đoán về tính dẫn
điện của tinh thể Silic tinh
khiết trong điều kiện thường và

HĐ CỦA HỌC SINH

- Cá nhân trả lời từng câu
hỏi của giáo viên.
- Tiếp nhận vấn đề.

- Hoạt động nhóm hoàn
thành PHT và trình bày.
- Tiếp thu kiến thức đã
được GV chuẩn hóa.
- HS nhận nhiệm vụ về
nhà:
+ Cá nhân HS làm bài
dưới dạng báo cáo thu
hoạch.
+ Sau khi có kết quả cá
nhân thì đem so sánh, trao
đổi với các bạn trong lớp
và hoàn thiện báo cáo.


điều kiện có tác nhân.
- Kiểm tra kết quả báo cáo và
phát vấn các nội dung đã nêu
trong yêu cầu.

- Tiết tiếp theo:
Nộp báo cáo kết quả hoạt
động tại góc học tập của
nhóm và trả lời các nội
dung theo phát vấn của
GV.

TIẾT 2:
DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN VÀ ỨNG DỤNG
TÊN HOẠT ĐỘNG


Khởi động

HĐ CỦA GIÁO VIÊN

HĐ CỦA HỌC SINH

- Trước khi kiểm tra báo cáo
của HS, GV cho HS xem video
về cấu tạo và sự hình thành hạt
tải điện trong tinh thể Silic.
- Yêu cầu quan sát và kiểm tra
với nội dung đã làm một lần
nữa.
- Phát vấn các câu hỏi liên
quan đến khái niệm, tính chất
của bán dẫn.

Xem video, từ đó kiểm tra
nội dung kiên thức liên
quan và chuẩn lại một lần
nữa.

- Dựa vào kết quả báo
cáo, nội dung video và
tham khảo SGK để trả lời
câu hỏi của GV.
Tìm tòi, khám phá
- Chuẩn kiến thức từ câu trả lời - Tiếp thu kiến thức đã
của HS.

được GV chuẩn hóa.
- Yêu cầu các nhóm hoàn
- Hoàn thành phiếu học
thành phiếu học tập về nội
tập theo nhóm và báo cáo
dung bán dẫn loại n và loại p.
kết quả.
- Cho HS quan sát phần trình
- Quan sát mô hình.
chiếu về nội dung lớp chuyển
tiếp p- n.
- Phát vấn hệ thống câu hỏi
- Trả lời hệ thống câu hỏi
Hình thành kiến thức
cho HS.
dẫn dắt của GV để từ đó
tìm ra kiến thức trong bài.
- Chuẩn kiến thức từ câu trả lời - Tiếp thu kiến thức đã
của HS.
chuẩn hóa.


Luyện tập và tìm tòi
khám phá

- Giao nhiệm vụ về nhà với các
nội dung sưu tầm, tìm hiểu cấu
tạo, phân loại, nguyên lý làm
việc của các loại linh kiện bán
dẫn theo nhóm:

+ Nhóm 1: Điốt.
+ Nhóm 2: Tranzito.
+ Nhóm 3 - 4: Tirixto.
- Tiết tiếp theo: Kiểm tra kết
quả báo cáo và phát vấn các
nội dung đã nêu trong yêu cầu.

- HS nhận nhiệm vụ về
nhà và hoàn thành theo
nhóm.

- Tiết tiếp theo:
Nộp báo cáo kết quả hoạt
động tại góc học tập của
nhóm và trả lời các nội
dung theo phát vấn của
GV.

TIẾT 3:
DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN VÀ ỨNG DỤNG
(Tiếp)
TÊN HOẠT ĐỘNG

Khởi động

Vận dụng.

Luyện tập

HĐ CỦA GIÁO VIÊN


- Trước khi kiểm tra báo cáo
của HS, GV cho HS quan sát
một số linh kiện bán dẫn thực
tế và hình ảnh trình chiếu
phóng to về các linh kiện này.
- Yêu cầu HS phân loại các
linh kiện trên
- Yêu cầu các nhóm cử đại
diện trình bày báo cáo của
nhóm mình.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận
xét thêm về nội dụng của báo
cáo.
- Chuẩn kiến thức.
- Giao nhiệm vụ về nhà với các
nội dung sưu tầm, tìm hiểu cấu
tạo, phân loại, nguyên lý làm
việc của các loại linh kiện bán

HĐ CỦA HỌC SINH

- Quan sát và nhóm thực
hiện yêu cầu của GV.

- Trình bày ý kiến của
nhóm trước lớp
- Thực hiện yêu cầu của
GV.
- Thực hiện yêu cầu là

đưa ra nhận xét của nhóm
mình.
- Tiếp thu kiến thức.
- Cá nhân HS nhận nhiệm
vụ về nhà và hoàn thành
nhiệm vụ.


dẫn còn lại và IC:
- Tiết tiếp theo: Kiểm tra kết
quả báo cáo và phát vấn các
nội dung đã nêu trong yêu cầu.

- Nộp báo cáo xem như
bài tập về nhà.

VII. KIỂM TRA KẾT QUẢ HỌC TẬP
Câu hỏi kiểm tra 10 phút cuối chủ đề:
Câu 1: Phân tử nào sau đây được tạo thành từ liên kết cộng hóa trị không cực?
A. NH3
B. HCl
C. O2
D. H2O
Câu 2: Nguyên tử nào sau đây được tạo thành từ liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. CH4
B. H2
C. F2
D. Cl2
Câu 3: Liên kết cộng hóa trị là liên kết:
A. giữa các phi kim với nhau

B. trong đó cặp electron dùng chung bị lệch về một nguyên ử
C. được hình thành do sự dùng chung hai electron của hai nguyên tử khác nhau.
D. được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một, hay nhiều cặp electron dùng
chung.
Câu 4: Chọn một đáp án sai khi nói về tính chất điện của bán dẫn:
A. Điện trở suất ρ của bán dẫn có giá trị trung gian giữa kim loại và điện môi
B. Điện trở suất ρ của bán dẫn tinh khiết giảm mạnh khi nhiệt độ tăng
C. Tính chất điện của bán dẫn phụ thuộc rất mạnh vào các tạp chất có mặt trong
tinh thể
D. Điện dẫn suất σ của bán dẫn tinh khiết giảm mạnh khi nhiệt độ tăng
Câu 5: Chọn một đáp án sai khi nói về bán dẫn:
A. Nếu bán dẫn có mật độ electron cao hơn mật độ lỗ trống thì nó là BD loại n
B. Nếu bán dẫn có mật độ lỗ trống cao hơn mật độ electron thì nó là BDloại p
C. Nếu bán dẫn có mật độ lỗ trống bằng mật độ electron thì nó là BD tinh khiết
D. Dòng điện trong bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của các lỗ trống cùng
hướng điện trường
Câu 6: Dòng điện trong bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của các hạt:
A. electron tự do
B. ion
C. electron và lỗ trống
D. electron, các ion dương và ion âm
Câu 7: Đáp án nào sau đây là sai khi nói về lớp chuyển tiếp p – n:
A. có điện trở lớn, vì ở gần đó hầu như không có hạt tải điện tự do
B. dẫn điện tốt theo một chiều từ p sang n


C. dẫn điện tốt theo một chiều từ n sang p
D. có tính chất chỉnh lưu
Câu 8: Chọn một đáp án sai khi nói về cấu tạo của tranzito:
A. Cực phát là Emitơ

B. cực góp là Côlectơ
C. Cực gốc là Bazơ
D. Cực gốc là Côlectơ
Câu 9: Mối quan hệ giữa các dòng điện chạy trong tranzito là:
A. = +
B. = +
C. = +
D. = .
Câu 10: Trong các chất bán dẫn loại nào tồn tại đồng thời các hạt mang điện cơ bản và
không cơ bản:
A. bán dẫn tinh khiết
B. bán dẫn loại n
C. bán dẫn loại p
D.hai loại bán dẫn loại n và p
VIII. SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
- Các câu trả lời của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi của GV.
- Kết quả báo cáo của cá nhân HS và nhóm HS theo yêu cầu GV giao về nhà.
- Kết quả trả lời phiếu học tập kiểm tra cuối buổi.
Thanh Hoá, ngày 07 tháng 12 năm 2015
HIỆU TRƯỞNG



×