Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

DIA 10 BAI 33 TO CHUC LANH THO CONG NGHIEP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.42 KB, 10 trang )

Ngày dạy:…………..tại lớp: 10....
Họ và tên SV: Phạm Hữu Quý
MSSV: DDL121095
TIẾT 39 - BÀI 33. MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA
TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
1. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
a. Về kiến thức
- Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCN).
- Biết được sự phát triển từ thấp lên cao của các hình thức tổ chức này.
b. Về kĩ năng
Nhận diện được những đặc điểm chính của TCLTCN.
c. Về thái độ
- Biết được các hình thức TCLTCN ở Việt Nam và địa phương.
- Ủng hộ và có những đóng góp tích cực trong các hình thức cụ thể ở địa phương
(điểm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất...).
d. Định hướng phát triển năng lực
- Các năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề (suy nghĩ trả lời các câu hỏi và bài tập),
năng lực giao tiếp (tích cực phát biểu trong giờ học; tôn trọng, lắng nghe, đóng góp ý kiến xây
dựng bài).
- Các năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ (khai thác kiến thức từ bản đồ:
sản xuất ô tô và máy thu hình trên thế giới năm 2000) năng lực sử dụng hình ảnh (khai
thác kiến thức từ hình ảnh).
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- SGK, SGV, giáo án.
- Máy tính cá nhân.
b. Chuẩn bị của HS
- Đọc, tìm hiểu và soạn bài trước ở nhà.
- SGK, vở ghi.
3. Tiến trình bài dạy


a. Ổn định lớp

1


b. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Câu 1. Em hãy nêu vai trò của ngành công nghiệp cơ khí và điện tử - tin học (6 điểm).
Yêu cầu nêu được:
- Vai trò ngành công nghiệp cơ khí:
+ Cung cấp công cụ, máy móc, thiết bị cho các ngành kinh tế. Tăng năng suất lao động.
+ Cung cấp sản phẩm cho nhu cầu sinh hoạt, nâng cao mức sống.
- Vai trò ngành công nghiệp điện tử - tin học:
+ Là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia.
+ Là thước đo trình độ kinh tế - kĩ thuật của đất nước.
Câu 2. GV cho HS xem hình 32.9 – Sản xuất ôtô và máy thu hình trên thế giới năm 2000
và đặt câu hỏi (CH) kiểm tra cho HS: Quan sát hình 32.9, em hãy nhận xét đặc điểm phân bố
sản xuất ôtô và máy thu hình trên thế giới (4 điểm).
Yêu cầu nêu được: ngành sản xuất ôtô và máy thu hình trên thế giới phân bố không đều
tập trung chủ yếu Bắc Mỹ (Canađa, Hoa Kì), Tây Âu (Anh, Pháp, Đức…), Đông Á (Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và các nước công nghiệp mới như Ấn Độ, Braxin, Malayxia.
c. Dạy nội dung bài mới (36 phút)
Vào bài mới (1 phút)
- GV mở bài: TCLTCN là một bộ phận của tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội, nhằm đạt
được hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. TCLTCN được hình thành
trên cơ sở điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đặc thù cho từng lãnh thổ nên có sự khác biệt
giữa các nơi. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một số hình thức tổ chức lãnh thổ công
nghiệp đó.
- GV giới thiệu cho HS nội dung bài học gồm 2 phần:
+ I. Vai trò của TCLTCN
+ II. Một số hình thức của TCLTCN

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1. Tìm hiểu về vai trò của TCLTCN (5 phút)

Nội dung chính
I. VAI TRÒ CỦA TCLTCN

Bước 1. Cá nhân
- GV cung cấp cho HS khái
niệm TCLTCN: TCLTCN là
sự sắp xếp, phối hợp giữa các
quá trình và cơ sở sản xuất
công nghiệp trên một lãnh thổ
nhất định để sử dụng hợp lí
các nguồn lực sẳn có nhằm
đạt hiệu quả cao về các mặt
kinh tế, xã hội và môi trường.
2


- GV đặt CH cho HS: Em hãy - HS dựa vào mục I SGK
nêu vai trò của các hình thức tr131 để trả trả lời.
TCLTCN?

- GV chuẩn kiến thức cho
HS.

- Sử dụng hợp lí nguồn tài

nguyên thiên nhiên, vật chất
và lao động nhằm đạt hiệu
quả cao nhất về kinh tế - xã
hội và môi trường.
- Góp phần thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- GV chuyển ý: TCLTCN
trên thế giới rất đa dạng với
nhiều hình thức với những
đặc điểm riêng, trong đó có 4
hình thức TCLTCN chủ yếu?
Đó là những hình thức
TCLTCN nào? Lớp chúng ta
cùng tìm hiểu sau đây.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về vị trí, quy mô, mối liên hệ sản
xuất của một số hình thức của TCLTCN (30 phút)
Bước 1. Cá nhân

II. MỘT SỐ HÌNH THỨC
CỦA TCLTCN

- GV đặt CH cho HS: Em hãy - HS dựa vào mục II SGK
nêu các hình thức TCLTCN tr131 nêu được thứ tự là: điểm
từ thấp nhất đến cao nhất.
công nghiệp, khu công
nghiệp, trung tâm công
nghiệp, vùng công nghiệp.
- GV chuyển ý: Trước hết
chúng ta nghiên cứu về điểm

công nghiệp.
Bước 2. Cả lớp

1. Điểm công nghiệp

- GV cho HS quan sát hình 33 - HS dựa vào nội dung về
- Điểm công nghiệp và đặt điểm công nghiệp tr131 và
CH cho HS: Dựa vào nội hình 33 để trả lời. 1 HS trả lời,
dung về điểm công nghiệp các HS khác góp ý, bổ sung.
tr131 và hình 33, em hãy cho
biết vị trí của điểm công
nghiệp.
- GV chuẩn xác.
- GV chuẩn kiến thức cho
3


HS.

- Vị trí: Đồng nhất với điểm
- GV đặt CH cho HS: Điểm - HS dựa vào nội dung về dân cư. Gần nguồn nguyên
công nghiệp có quy mô lớn điểm công nghiệp tr131 và nhiên liệu.
hay nhỏ? Vì sao?
hình 33 để trả lời. 1 HS trả lời,
các HS khác góp ý, bổ sung.
Yêu cầu nêu được: Điểm công
nghiệp có quy mô nhỏ vì chỉ
gồm 1 đến 2 xí nghiệp.
- GV chuẩn xác.
- GV chuẩn kiến thức cho

HS.
- GV đặt CH cho HS: Mối
liên hệ sản xuất giữa các xí
nghiệp trong điểm công
nghiệp như thế nào?

- Quy mô: nhỏ, chỉ gồm 1
đến 2 xí nghiệp.
- HS dựa vào nội dung về
điểm công nghiệp tr131 để trả
lời: không có mối liên hệ giữa
các xí nghiệp.

- GV chuẩn xác: Các xí
nghiệp độc lập về kinh tế và
công nghệ.
- GV nhấn mạnh sự khác
nhau giữa điểm công nghiệp
và xí nghiệp công nghiệp:
điểm công nghiệp là tổ chức
công nghiệp theo lãnh thổ còn
xí nghiệp công nghiệp là tổ
chức sản xuất.
- GV chuẩn kiến thức cho
HS.
- GV đặt CH cho HS: Dựa
vào kiến thức đã học và hiểu
biết của bản thân, em hãy kể
tên các điểm công nghiệp ở
tỉnh An Giang và các tỉnh lân

cận mà em biết.

- Mối liên hệ sản xuất:
- HS suy nghĩ để trả lời, 1 HS không có mối liên hệ sản
trả lời, các HS khác góp ý, bổ xuất giữa các xí nghiệp.
sung. Yêu cầu nêu được 1 số
điểm công nghiệp: nhà máy xi
măng Hà Tiên, nhà máy say
sát gạo, Agifish, Nam Việt,…

- GV cho HS xem 1 vài hình
ảnh đề điểm công nghiệp.
- GV chuyển ý: hình thức
TCLTCN cao hơn điểm công
nghiệp đó là khu công nghiệp
tập trung (KCNTT), vậy
KCNTT có đặc điểm gì khác
4


so với điểm công nghiệp về vị
trí, quy mô và mối liên hệ
giữa các xí nghiệp? Lớp
chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sau
đây.

2. Khu công nghiệp tập
trung

Bước 3. Cả lớp


- HS dựa vào nội dung về
- GV cho HS quan sát hình 33 KCNTT tr131 và hình 33 để
- KCNTT và đặt CH cho HS: trả lời. 1 HS trả lời, các HS
Dựa vào nội dung về KCNTT khác góp ý, bổ sung.
tr131 và hình 33, em hãy cho
biết vị trí của KCNTT.
- GV chuẩn xác.
- GV chuẩn kiến thức cho
HS.

- HS dựa vào nội dung về
- GV đặt CH cho HS: điểm công nghiệp tr131 và
KCNTT có quy mô như thế hình 33 để trả lời. 1 HS trả lời,
nào? Tại sao?
các HS khác góp ý, bổ sung.
Yêu cầu nêu được: KCNTT
có quy mô khá lớn vì nó tập
trung tương đối nhiều các xí
nghiệp.
- GV chuẩn xác.
- GV chuẩn kiến thức cho
HS.
- HS dựa vào nội dung về
- GV đặt CH cho HS: Mối điểm công nghiệp tr131 để trả
liên hệ sản xuất giữa các xí lời: các xí nghiệp với khả
nghiệp trong KCNTT như thế năng hợp tác sản xuất cao.
nào?

- Vị trí: Thuận lợi, gần cảng

biển, quốc lộ, sân bay… Có
ranh giới rõ ràng, cơ sở hạ
tầng khá tốt, không có dân cư
tập trung sinh sống.

- Quy mô: Khá lớn, tận trung
nhiều xí nghiệp công nghiệp
và xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ
sản xuất.

- GV chuẩn xác.
- GV chuẩn kiến thức cho
HS.
- GV đặt CH cho HS: Tại sao
ở các nước đang phát triển ở
châu Á, trong đó có Việt
Nam, phổ biến hình thức

- Mối liên hệ sản xuất: Các
xí nghiệp có khả năng hợp
- HS suy nghĩ để trả lời, 1 HS tác sản xuất cao.
trả lời, các HS khác góp ý, bổ
sung. Yêu cầu nêu được: Vì
KCNTT diễn ra trong giai
đoạn các nước đang thực hiện
5


KCNTT?


- GV đặt CH cho HS: Dựa
vào kiến thức đã học và hiểu
biết của bản thân, em hãy kể
tên các KCNTT ở tỉnh An
Giang và các tỉnh, TP khác ở
nước ta mà em biết.

công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nên phù hợp với các nước
đang phát triển ở châu Á,
trong đó có Việt Nam.
- HS suy nghĩ để trả lời, 1 HS
trả lời, các HS khác góp ý, bổ
sung. Yêu cầu nêu được 1 số
KCNTT: Bắc Thăng Long,
Nội Bài (Hà Nội), Tân Bình,
Tân Tạo (TP Hồ Chí Minh),
Trà Nóc (Cần Thơ), Bình
Long, Bình Hòa, Mỹ Qúy (An
Giang)

- GV cho HS xem 1 vài hình
ảnh về KCNTT.
- GV chuyển ý: Trung tâm
công nghiệp (TTCN) là hình
thức TCLTCN cao hơn điểm
công nghiệp và KCNTT? Vậy
TTCN có đặc điểm gì khác so
với các hình thức TCLTCN
thấp hơn về vị trí, quy mô và

mối liên hệ sản xuất. Sau đây
chúng ta sẽ còng tìm hiều về
TTCN.

3. Trung tâm công nghiệp

Bước 4. Cả lớp

- HS dựa vào nội dung về
- GV cho HS quan sát hình 33 TTCN tr131 và hình 33 để trả
- TTCN và đặt CH cho HS: lời. 1 HS trả lời, các HS khác
Dựa vào nội dung về TTCN góp ý, bổ sung.
tr131 và hình 33, em hãy cho
biết vị trí của TTCN.
- GV chuẩn xác.

- Vị trí: gắn với đô thị vừa và
lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.

- GV chuẩn kiến thức cho
HS.

- HS dựa vào nội dung về
- GV đặt CH cho HS: TTCN TTCN tr131 và hình 33 để trả
có quy mô như thế nào? Tại lời. 1 HS trả lời, các HS khác
sao?
góp ý, bổ sung. Yêu cầu nêu
được: TTCN có quy mô lớn vì
nó gồm nhiều khu, điểm và xí
6



nghiệp công nghiệp.
- GV chuẩn xác.

- Quy mô: lớn, có nhiều điểm
công nghiệp, khu công
nghiệp tập trung, các xí
nghiệp bổ trợ và phục vụ.

- GV chuẩn kiến thức cho
HS.

- GV đặt CH cho HS: Mối - HS dựa vào nội dung về
liên hệ sản xuất trong TTCN TTCN tr131 để trả lời: khu,
như thế nào?
điểm và các xí nghiệp công
nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ
về sản xuất, kĩ thuật và công
nghệ.
- GV chuẩn xác.
- Mối liên hệ sản xuất: Các
thành phần trong TTCN có
mối quan hệ chặt chẽ về sản
xuất, kĩ thuật, công nghệ và
kinh tế… Có các xí nghiệp
nòng cốt, có các xí nghiệp bổ
trợ và phục vụ.

- GV chuẩn kiến thức cho

HS.

- GV đặt CH cho HS: Dựa
vào kiến thức đã học và hiểu
biết của bản thân, em hãy kể
tên các TTCN ở Việt Nam và
nước ngoài mà em biết.

- HS suy nghĩ để trả lời, 1 HS
trả lời, các HS khác góp ý, bổ
sung. Yêu cầu nêu được 1 số
TTCN:
+ Ngoài nước: Tô-ki-ô (Nhật
Bản), Thượng Hải (Trung
Quốc), Lốt-an-giơ-lét (Hoa
Kì), …

- GV chuẩn xác và mở rộng:
Ở Việt Nam dựa vào vai trò
hoặc giá trị sản xuất có thể
chia thành các nhóm sau:

+ Trong nước: Hà Nội,
TPHCM, Biên Hòa, Vũng
Tàu…

+ Các trung tâm có ý nghĩa
quốc gia (quy mô rất lớn và
lớn): Tp. Hồ Chí Minh, Hà
Nội.

+ Các trung tâm có ý nghĩa
7


vùng (quy mô trung bình):
Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần
Thơ,…
+ Các trung tâm có ý nghĩa
địa phương (quy mô nhỏ):
Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh,
Huế, Nha Trang,….
- GV cho HS xem 1 vài hình
ảnh về TTCN.
- GV chuyển ý: Hình thức
TCLTCN cao nhất là vùng
công nghiệp, nó có đặc điểm
gì khác so với các hình thức
thấp hơn về vị trí, quy mô và
mối liên hệ sản xuất? Tiếp
theo chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu.

4. Vùng công nghiệp

Bước 5. Cả lớp
- GV cho HS quan sát hình 33
- vùng công nghiệp và đặt CH
cho HS: Dựa vào nội dung về
vùng công nghiệp tr131 và
hình 33, em hãy cho biết vị trí

của vùng công nghiệp.

- HS dựa vào nội dung về
vùng công nghiệp tr131 và
hình 33 để trả lời. 1 HS trả lời,
các HS khác góp ý, bổ sung.

- GV chuẩn xác.
- GV chuẩn kiến thức cho
HS.

- Vị trí: là hình thức cao nhất
của TCLTCN, phân bố trên 1
vùng lãnh thổ rộng lớn, có vị
trí địa lí thuận lợi.

- GV đặt CH cho HS: Vùng - HS dựa vào nội dung về
công nghiệp có quy mô như vùng công nghiệp tr131 và
hình 33 để trả lời. 1 HS trả lời,
thế nào? Tại sao?
các HS khác góp ý, bổ sung.
Yêu cầu nêu được: vùng công
nghiệp có quy mô rất lớn vì
nó phân bố trên 1 vùng rộng
lớn và gồm nhiều trung tâm,
khu, điểm và xí nghiệp công
nghiệp.
- GV chuẩn xác.

- Quy mô: Rất lớn. Bao gồm

nhiều điểm, khu công nghiệp,
8


- GV chuẩn kiến thức cho
HS.

trung tâm công nghiệp.

- GV đặt CH cho HS: Mối - HS dựa vào nội dung về
liên hệ sản xuất trong vùng TTCN tr131 để trả lời: trung
công nghiệp như thế nào?
tâm, khu, điểm và các xí
nghiệp công nghiệp có mối
liên hệ chặt chẽ về sản xuất.
- GV chuẩn xác.

- Mối liên hệ về sản xuất:
+ Giữa các xí nghiệp có các
mối liên hệ về sản xuất và có
những nét tương đồng trong
quá trình hình thành công
nghiệp.

- GV chuẩn kiến thức cho
HS.

+ Có một vài ngành công
nghiệp chủ yếu tạo nên
hướng chuyên môn hóa.

+ Có các ngành phục vụ và
bổ trợ.

- GV đặt CH cho HS: Dựa
vào kiến thức đã học và hiểu
biết của bản thân, em hãy kể
tên 1 vài vùng công nghiệp
trên thế giới mà em biết.

- GV chuẩn xác và mở rộng:

- HS suy nghĩ để trả lời, 1 HS
trả lời, các HS khác góp ý, bổ
sung. Yêu cầu nêu được 1 vài
vùng công nghiệp như vùng
Rua ở Đức, vùng Loren ở
Pháp, vùng Uran, Viễn Đông
ở Nga.

- Ở Việt Nam: theo quy
hoạch của Bộ CN (2001), cả
nước được phân thành 6 vùng
CN:
+ Vùng 1: các tỉnh TDMN
Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh)
+ Vùng 2: Các tỉnh ĐBSH,
Quảng Ninh, Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng
Bình đến Ninh Thuận.

9


+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây
Nguyên.
+ Vùng 5: Các tỉnh thuộc
ĐNB, Bình Thuận, Lâm
Đồng.
+ Vùng 6: các tỉnh thuộc
ĐBSCL.
- GV cho HS xem hình ảnh
của một số vùng công nghiệp
trên thế giới và ở Việt Nam.
d. Củng cố bài học (4 phút)
- GV cho HS quan sát hình 33 – Sơ đồ một số hình thức TCLTCN và đặt CH cho HS:
Quan sát bảng một số hình thức TCLTCN và hình 33, em hãy điền tên các hình thức vào đúng
vị trí. Giải thích.
- HS quan sát bảng một số hình thức TCLTCN và hình 33, suy nghĩ và trả lời CH, 1 HS
trả lời, các HS còn lại góp ý, bổ sung. Yêu cầu nêu được đúng thứ tự từ trái sang phải là điểm
công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp. HS nêu đặc điểm
kết hợp với từng hình thức TCLTCN hình 33 để giải thích.
e. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1 phút)
- Về nhà học bài, làm bài tập, trả lời các câu hỏi cuối bài trang 132.
- Tìm hiểu trước nội dung bài thực hành: Bài 34. Thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản
xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới.
4. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………….

Giáo viên hướng dẫn

Trần Thị Thuận Hải

Long Xuyên, ngày tháng 02 năm 2016
Sinh viên thực tập

Phạm Hữu Quý

10



×