Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

DIA 10 BAI 34 THUC HANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.72 KB, 9 trang )

Ngày dạy:…………..tại lớp: 10....
Họ và tên SV: Phạm Hữu Quý
MSSV: DDL121095
TIẾT 40 - BÀI 34. THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ
SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI
1. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
a. Về kiến thức
- Củng cố kiến thức về địa lí các ngành công nghiệp năng lượng và công nghiệp luyện
kim.
b. Về kĩ năng
- Biết cách tính tốc độ tăng trưởng các sản phẩm chủ yếu: than, dầu, điện, thép.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ và nhận xét.
c. Định hướng phát triển năng lực
- Các năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề(suy nghĩ trả lời các câu hỏi và bài tập) ,
năng lực giao tiếp (tích cực phát biểu trong giờ học; tôn trọng, lắng nghe, đóng góp ý kiến xây
dựng bài), năng lực tính toán (tính tốc độ tăng trưởng, nhận xét biểu đồ), năng lực hợp tác
(hoạt động theo cặp).
- Các năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng số liệu thống kê (tính tốc độ tăng
trưởng, vẽ và nhận xét biểu đồ).
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- SGK, SGV, giáo án.
- Bảng phụ, phiếu học tập.
- Thước kẻ.
b. Chuẩn bị của HS
- Đọc, tìm hiểu và soạn bài trước ở nhà.
- SGK, vở ghi.
- Thước kẻ, bút chì, bút màu, máy tính bỏ túi.
3. Tiến trình bài dạy
a. Ổn định lớp


b. Kiểm tra 15 phút
c. Dạy nội dung bài mới (30 phút)

1


Vào bài mới (1 phút)
- GV mở bài: Sản xuất công nghiệp của thế giới không ngừng gia tăng. Trong bài học
hôm nay chúng ta sẽ dựa vào số liệu để vẽ biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất than, dầu mỏ,
điện và thép của thế giới thời kì 1950 – 2003 sau đó dựa vào biểu đồ để nhận xét và giải thích.
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung chính

Hoạt động 1. Đọc và phân tích đề (8 phút)
Bước 1. Cá nhân
- GV gọi 1 HS đọc đề trong - HS đọc mục II SGK tr133 để
SGK.
trả lời.
- GV đặt CH cho HS: Với bài
tập này người ta đã cho cái
gì và yêu cầu mình làm cái
gì?

- HS dựa nội dung thực hành
cái đã cho và yêu cầu của đề
bài.
+ Đề cho: 6 mốc thời gian, số

liệu thô và đơn vị tính của 4
sản phẩm: than, dầu mỏ, điện,
thép.
+ Yêu cầu: vẽ biểu đồ thể hiện
tốc độ tăng trưởng của các sản
phẩm công nghiệp nói trên,
nhận xét và giải thích.

- HS suy nghĩ trả lời: đề cho
- GV đặt CH cho HS: Với yêu số liệu thô nhưng yêu cầu vẽ
cầu và những cái đã cho, ta biểu đồ thể hiện tốc độ tăng
trưởng nên chúng ta chưa vẽ
vẽ biểu đồ được hay chưa?
được biểu đồ.
Bước 2. Cả lớp

- HS dựa vào kiến thức đã học
- GV đặt CH cho HS: Chưa ở lớp 9 để trả lời. 1 HS trả lời,
có số liệu về tốc độ tăng các HS khác nhận xét, bổ
trưởng vậy chúng ta cần phải sung.
tính tốc độ tăng trưởng. Dựa
vào kiến thức đã học, em hãy
nêu công thức tính tốc độ
tăng trưởng?
- Công thức tính tốc độ tăng
trưởng: Đơn vị (%)
- GV nhận xét và chuẩn kiến
thức cho HS.

Tốc độ tăng trưởng năm cần

tính = (số liệu năm cần tính x
100%)/ số liệu năm gốc.

2


- GV nhấn mạnh: số liệu năm
gốc là năm đầu tiên được cho
trong đề bài, với đề bài này là
năm 1950, các số liệu về tốc
độ tăng trưởng của năm này ở
4 sản phẩm trên là 100%. GV
hướng dẫn cho HS tính tốc độ
tăng trưởng các năm sau. VD
tốc độ tăng trưởng của sản
phẩm than năm 1960 =
(2603*100%)/1820 = 143%.
Bước 3. Hoạt động theo cặp

- HS hoạt động nhóm theo
- GV yêu HS hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên, HS
cặp trong 4 tổ với thời gian 2 dùng máy tính xử lí số liệu và
phút và giao nhiệm vụ cho điền vào bảng kết quả theo
yêu cầu. HS cùng tổ nhận xét
mỗi tổ.
kết quả.
+ Tổ 1: tính tốc độ tăng
trưởng của sản phẩm than
năm 1970, 1980, 1990, 2003.
+ Tổ 2: tính tốc độ tăng

trưởng của sản phẩm dầu mỏ
năm 1960, 1970, 1980, 1990,
2003.
+ Tổ 3: tính tốc độ tăng
trưởng của sản phẩm điện
năm 1960, 1970, 1980, 1990,
2003.
+ Tổ 4: tính tốc độ tăng
trưởng của sản phẩm thép
năm 1960, 1970, 1980, 1990,
2003.
Trong thời gian HS tính toán,
GV kẻ bảng xử lí số liệu lên
bảng. Khi thời gian đã hết,
GV gọi HS mỗi nhóm lên
điền kết quả vào bảng và
nhận xét.
- GV cho HS xem bảng xử lí
số liệu mà GV đã chuẩn bị để
kiểm tra kết quả.

- Bảng xử lí số liệu (phụ lục)
3


- GV chuẩn kiến thức cho
HS.
- GV chuyển ý: tiếp theo
chúng ta sẽ sang vẽ biểu đồ
theo yêu cầu của đề tài.

Hoạt động 2. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng các
sản phẩm than, dầu mỏ, điện, thép thời kì 1950 – 2003 (15
phút)
Bước 1. Cá nhân
- GV đặt CH cho HS: Đề bài - HS dựa vào kiến thức đã học
yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện để trả lời: Vẽ biểu đồ đường
tốc độ tăng trưởng của 4 sản biểu diễn (đồ thị).
phẩm công nghiệp với 6 mốc
thời gian. Dựa vào kiến thức
đã học, em hãy cho biết với
yêu cầu trên cần vẽ biểu đồ
gì?
Bước 2. Cả lớp
- GV đặt CH cho HS: Em hãy - HS dựa vào kiến thức đã học
nhắc lại các bước để vẽ biểu để trả lời, 1 HS trả lời, các HS
đồ đường?
khác góp ý, bổ sung. Yêu cầu
nêu được:
+ Bước 1: kẻ hệ trục tọa độ:
trục đứng ghi giá trị % và chia
các giá trị % cho phù hợp,
trục ngang thể hiện các mốc
thời gian và ghi năm, chia các
mốc thời gian phù hợp với
khoảng cách năm.
+ Bước 2: vẽ các đường biểu
diễn: xác định các điểm là
giao nhau giữa giá trị % và
năm của từng sản phẩm, sau
đó nối các điểm lại với nhau

để thành 1 đường biểu diễn
cho 1 sản phẩm, vẽ 4 đường
và vạch kí hiệu cho mỗi
đường. Ghi giá trị % lên mỗi
điểm tương ứng.
+ Bước 3: Chú thích cho mỗi
4


đường và ghi tên biểu đồ.
- GV nhận xét.
- GV hướng dẫn cho HS vẽ
biểu đồ vào tập: giá trị % trên
trục đứng cao nhất là 1535%
tương ứng với 8cm tức 1cm =
200%, 0,5cm = 100%;
khoảng cách năm thì cứ 10
năm sẽ cách nhau 2cm,
khoảng cách từ 1990 – 2013
là 13 năm tức là 2,6cm.

- 1 HS lên bảng vẽ biểu đồ.
- GV vẽ mẫu lên bảng cho HS
xem sản phẩm than, yêu cầu 1
HS lên vẽ 3 sản phẩm dầu
mỏ, điện, thép lên bảng.
- Các HS còn lại vẽ biểu đồ
- GV yêu cầu HS vẽ biểu đồ vào tập.
vào tập và quan sát quá trình
vẽ.

- GV nhận xét HS vẽ biểu đồ
trên bảng và cộng điểm cho
HS khi HS vẽ hoàn chỉnh.

- Biểu đồ đường thể hiện tốc
độ tăng trưởng các sản phẩm
than, dầu mỏ, điện, thép thời
kì 1950 – 2003. (Phụ lục)

- GV chuẩn kiến thức cho
HS.

- GV chuyển ý: tiếp theo lớp
chúng ta sẽ cùng nhận xét và
giải thích sự tăng trưởng của
các sản phẩm công nghiệp
trên qua biểu đồ đã vẽ.
Hoạt động 3. Nhận xét biểu đồ và giải thích nguyên nhân
(5 phút)
Bước 1. Cá nhân
GV đặt CH cho HS: than,
dầu mỏ, điện, thép là sản
phẩm của ngành công nghiệp
nào?

- HS dựa vào kiến thức đã học
để trả lời: than, dầu mỏ, điện
là sản phẩm của ngành công
nghiệp năng lượng, thép là
sản phẩm của ngành công

nghiệp luyện kim.

Bước 2. Cả lớp
5


- GV đặt CH cho HS: Qua
biểu đồ đã vẽ, em hãy nhận
xét tốc độ tăng trưởng của
từng sản phẩm tăng, giảm và
tốc độ tăng giảm qua các
năm như thế nào?

- HS dựa vào biểu đồ để nhận
xét. 1 HS trả lời, các HS khác
góp ý, bổ sung. Yêu cầu nêu
được:
+ Nhìn chung các sản phẩm
đều có xu hướng tăng từ 1950
– 2003 nhưng tốc độ tăng rất
khác nhau. Cụ thể:
. Than tăng trưởng liên tục từ
1950 – 1980 (207%) tăng
107%, nhưng từ 1980 – 1990
lại giảm còn 186% đến năm
2003 tăng trở lại đạt 291%.
. Dầu mỏ tăng nhanh và liên
tục từ 1950 – 2003 (747%) và
tăng 657%, tăng gấp 7,5 lần.
. Điện tăng nhanh nhất và liên

tục từ 1950 – 2003 (1536%)
tăng 1436%, tăng gấp 15,4
lần.
. Thép tăng liên tục từ 1950 –
2003 (460%) tăng 360%, tăng
gấp 4,6 lần.
- HS dựa vào kiến thức đã học
và sự hiểu biết của bản thân
để trả lời. 1 HS trả lời, các HS
khác góp ý, bổ sung. Yêu cầu
nêu được:

- GV đặt CH cho HS: Dựa
vào kiến thức đã học và hiểu
biết của bạn thân, em hãy
giải thích nguyên nhân dẫn
đến sự tăng trưởng của các + Than là nguồn năng lượng
sản phẩm công nghiệp rên.
truyền thống, trong vòng 50
năm, nhịp điệu tăng trưởng
khá đều. Thời kì 1980 – 1990,
tốc độ tăng trưởng chững lại
do đã tìm được nguồn năng
lượng dầu khí, hạt nhân để
thay thế. Vào cuối những năm
1990, ngành khai thác than lại
phát triển do đây là loại nhiên
liệu có trử lượng lớn và sự
phát triển mạnh mẽ của công
nghiệp hóa học.

6


+ Dầu mỏ tăng nhanh và liên
tục do có nhiều ưu điểm như
khả năng sinh nhiệt lớn,
không có tro, dể nạp nhiên
liệu… đồng thời, đây là
nguyên liệu của ngành công
nghiệp hóa dầu.
+ Điện là ngành công nghiệp
trẻ, có sự phát triển nhanh gắn
liền với tiến bộ khoa học – kĩ
thuật, đáp ứng nhu cầu năng
lượng cho sản xuất và đời
sống.
+ Thép tăng khá đều và nhanh
do là sản phẩm của ngành
công nghiệp luyện kim đen,
được sử dụng rộng rãi trong
các ngành công nghiệp, nhất - Nhận xét biểu đồ và giải
là công nghiệp chế tạo cơ khí, thích nguyên nhân (Phụ lục).
trong xây dựng và đời sống.

- GV chuẩn kiến thức cho
HS, phát phiếu học tập cho
HS về nhà ghi vào vở.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1 phút)
- Về nhà vẽ lại biểu đồ hoàn chỉnh, ghi nhận xét biểu đồ và giải thích nguyên nhân vào
vở.

- Tìm hiểu trước nội dung Bài 35. Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân
bố các ngành dịch vụ.

7


4. Phụ lục
* Bảng xử lí số liệu
Tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của thế giới, thời kì 1950 - 2003
Năm

*

1950

1960

1970

1980

1990

2003

Sản
phẩm
Than (%)

100


143

161

207

186

291

Dầu mỏ (%)

100

201

447

586

637

746

Điện (%)

100

238


513

853

1224

1536

Thép (%)

100

183

314

361

407

460

Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm than, dầu mỏ, điện, thép trên thế
giới thời kì 1950 - 2003
* Nhận xét biểu đồ và giải thích nguyên nhân
- Nhận xét: Nhìn chung các sản phẩm đều có xu hướng tăng từ 1950 – 2003 nhưng tốc
độ tăng rất khác nhau.

Cụ thể:
8


+ Than tăng trưởng liên tục từ 1950 – 1980 (207%) tăng 107%, nhưng từ 1980 – 1990 lại
giảm còn 186% đến năm 2003 tăng trở lại đạt 291%.
+ Dầu mỏ tăng nhanh và liên tục từ 1950 – 2003 (747%) và tăng 657%, tăng gấp 7,5 lần.
+ Điện tăng nhanh nhất và liên tục từ 1950 – 2003 (1536%) tăng 1436%, tăng gấp 15,4
lần.
+ Thép tăng liên tục từ 1950 – 2003 (460%) tăng 360%, tăng gấp 4,6 lần.
- Giải thích nguyên nhân:
+ Than là nguồn năng lượng truyền thống, trong vòng 50 năm, nhịp điệu tăng trưởng khá
đều. Thời kì 1980 – 1990, tốc độ tăng trưởng chững lại do đã tìm được nguồn năng lượng dầu
khí, hạt nhân để thay thế. Vào cuối những năm 1990, ngành khai thác than lại phát triển do
đây là loại nhiên liệu có trử lượng lớn và sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa học.
+ Dầu mỏ tăng nhanh và liên tục do có nhiều ưu điểm như khả năng sinh nhiệt lớn,
không có tro, dể nạp nhiên liệu… đồng thời, đây là nguyên liệu của ngành công nghiệp hóa
dầu.
+ Điện là ngành công nghiệp trẻ, có sự phát triển nhanh gắn liền với tiến bộ khoa học –
kĩ thuật, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho sản xuất và đời sống.
+ Thép tăng khá đều và nhanh do là sản phẩm của ngành công nghiệp luyện kim đen,
được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế tạo cơ khí, trong
xây dựng và đời sống.
5. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………….
Giáo viên hướng dẫn


Trần Thị Thuận Hải

Long Xuyên, ngày tháng 02 năm 2016
Sinh viên thực tập

Phạm Hữu Quý

9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×