Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

CSR và trách nhiệm với cộng đồng CSR in the community

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.3 MB, 100 trang )

CHƯƠNG 5
CSR VÀ TRÁCH NHIỆM VỚI CỘNG ĐỒNG
(CSR IN THE COMMUNITY)

PGS.TS. Hồ Viết Tiến
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh


Tin tức CSR – CSR tại Trung Quốc
 Di sản của “Đại nhẩy vọt” của Mao Trạch Đông
 Công nghiệp luyện kim: 1/10 Hoa Kỳ  10 Lần Hoa Kỳ (850 triệu tấn
trong tổng sản lượng 1,6 tỷ tấn)
 Công nghiệp xi măng: 2,4 tỷ tấn  54% sản lượng thế giới, 35 lần
Hoa Kỳ
 Công nghiệp kính tấm
 thâm dụng năng lượng: nhiệt điện, than đá…

 Chính sách chuyển từ thâm dụng lao động, vốn  thâm
dụng kỹ thuật, phát kiến, năng suất các nhân tố tổng hợp
TFP
 Chứng chỉ xuất xứ quốc gia (CO) và ám ảnh chất lượng
 Quản lý thông tin: 1) internet (Google, CNN, BBC…); 2)
Cable TV; 3) mạng xã hội Facebook, Viber,…; 4) rất ít tiệm
sách, nhất là sách báo tiếng Anh…


Tin tức CSR – CSR tại Trung Quốc
 Điều kiện lao động tại Nhà máy JoeOne (Hạ Môn): 1) lương
3600 tệ /tháng; 2) 60 giờ/ tuần; 3) ký túc xá cho công nhân;
4) theo dõi sản xuất bằng máy tính  phát hiện khâu nào
tắc, chểnh mảng


Công ty sản xuất trà Xuân Luân (Phúc Kiến)
 Chứng chỉ chất lượng ISO 9000, ISO 14000, HACCP
 Kỹ thuật sản xuất sinh học hoàn toàn (Bio)  thay đổi điều
kiện để giảm sâu bệnh, thuốc trừ sâu sinh học…
 Phòng nghiên cứu quốc gia, sau tiến sĩ công nghệ trồng và
sản xuất, chế biến, bảo quản trà
 Hỗ trợ nông dân: 1) kỹ thuật sinh học; 2) bảo lãnh vay vốn
ngân hàng; 3) đảm bảo về giá (giống như Fairtrade); 4) hỗ
trợ con em học đại học: học bổng, việc làm nhất là học
ngành sinh học


Trách nhiệm cộng đồng của Khí Điện Đạm Cà Mau
(qua các trang web của Tập đoàn Dầu khí, Công ty Đạm cà Mau)

Công ty Đạm Cà Mau - Slogan:
“Thân thiện với khách hàng, phát triển bền vững, hài hòa
lợi ích”
“Ân cần – Thân thiện, Chuyên nghiệp – Sáng tạo, TRách
nhiệm – Hài hòa”
Các giá trị:
 Duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh bền vững, đầu tư có
hiệu quả và có chọn lọc.
 Đảm bảo môi trường làm việc chuyên nghiệp và sáng tạo,
đáp ứng đời sống của người lao động.
 Đảm bảo chữ tín đối với khách hàng, là địa chỉ tin cậy của
nhà nông.
 Tích cực hưởng ứng và tham gia vào công tác xã hội, luôn
gắn bó mật thiết với nông dân.



CSR và
Trách nhiệm cộng đồng của Khí Điện Đạm Cà Mau

 Đóng thuế cho nhà nước: gần 2000 tỷ đồng / năm
 Phát triển kinh tế địa phương: cung cấp một số loại lao động, các dịch vụ
hỗ trợ cho nhà máy: lưu trú, sản phẩm phục vụ sinh hoạt (thực phẩm, tạp
hóa…)
 Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng mà địa phương có thể dùng chung:
cảng biển, đường thủy, đường bộ, đường hàng không…
 Bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng quốc gia
 Huấn luyện nông dân: Hội thảo đầu
bờ, Đồng hành cùng nhà nông…
 Tài trợ các sự kiện thể thao,
văn nghệ truyền thống, Tết trung thu
 Trang web: Nguyên tắc công bố thông
tin và quản trị công ty
 Cựu chủ tịch PVN Nguyễn Xuân Sơn
bị bắt vì Ocean Bank…



Hoạt động từ thiện của Khí Điện Đạm Cà Mau
 Các dự án hỗ trợ tỉnh Cà Mau xây dựng cơ sở hạ tầng:
 + Dự án Khu tái định canh định cư Khánh An (quy mô 39 ha), tổng mức
đầu tư 99 tỷ đồng.
 + Dự án “Trường THPT Đất Mũi” có tổng mức đầu tư 12,3 tỷ đồng.
 + Dự án Trường trung học phổ thông Khánh An, huyện U Minh với tổng
mức đầu tư 13 tỷ đồng.
 + Dự án Trường tiểu học ấp Bào Nhàn - xã Hồ Thị Kỷ: được xây dựng,

với vốn đầu tư 2,1 tỷ đồng.
 + Xây dựng nhà tình nghĩa và tình thương: Hoàn thành bàn giao cho
UBND Tỉnh 45 căn nhà tình nghĩa và 95 căn nhà tình thương. Và đang
tiếp tục hỗ trợ xây dựng 48 căn nhà cho các hộ chính sách trong dự án
và 52 căn nhà cho các hộ chính sách ngoài dự án, 70 căn nhà đại đoàn
kết.
 + Xây dựng đường vào xã anh hùng Hồ Thị Kỷ: Tổng mức đầu tư 28,6 tỷ
đồng.
 + Xây dựng đường giao thông nông thôn xã Hồ Thị Kỷ: Vốn đầu tư
khoảng 3 tỷ đồng.


Các chủ đề đề cập trong chương
 Định nghĩa cộng đồng, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa công ty và
cộng đồng nơi công ty kinh doanh
 Phân tích tại sao lợi ích của kinh doanh là đáp ứng nhu cầu của
cộng đồng, giải quyết các vấn đề của cộng đồng
 Hiểu biết về trách nhiệm của nhà quản lý phụ trách quan hệ với
cộng đồng
 Các hình thức đóng góp của công ty nhằm xây dựng quan hệ tốt
với cộng đồng
 Đánh giá chiến lược đóng góp của công ty cho cộng đồng hỗ trợ
cho mục đích kinh doanh
 Phân tích cách thức hình thành đối tác hợp tác giữa doanh nghiệp
và cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội


Nội dung
1. Khái niệm
2. Vai trò công ty trong cộng đồng – các hình thức hoạt động

hoạt động cộng đồng
3. Từ “Đóng góp từ thiện” đến “Chiến lược đóng góp từ thiện”
4. Hoạt động đóng góp từ thiện của doanh nghiệp
5. Hoạt động tham gia tự nguyện của nhân viên
6. Doanh nghiệp tư thực hiện trách nhiệm công




1. Khái niệm: Cộng đồng của công ty


Khái niệm cộng đồng của công ty
 Vị trí địa lý nơi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặt trụ
sở
 Những tổ chức, cư dân “láng giềng”, “hàng xóm”
 Những người liên hệ với công ty thông qua mạng internet,
website của công ty, các trang mạng xã hội
 Cộng đồng lợi ích chia sẻ với công ty lợi ích nào đó
 Cộng đồng người lao động: những người làm việc gần
công ty


Công ty kỳ vọng gì từ cộng đồng và ngược lại


Kỳ vọng của công ty và cộng đồng
Cộng đồng kỳ vọng
từ doanh nghiệp












Trả thuế
Cung cấp việc làm và đào tạo
Tuân thủ luật pháp và quy định
Hỗ trợ trường học địa phương
Hỗ trợ các tổ chức và hoạt động
văn hóa nghệ thuật
Hỗ trợ các chương trình sức
khỏe, y tế địa phương
Hỗ trợ các khu giải trí và hoạt
động giải trí
Giúp đỡ người kém may mắn
Đóng góp an ninh công cộng
Tham gia phát triển kinh tế địa
phương, xây dựng CSHT

Doanh nghiệp kỳ vọng
ở cộng đồng
 Trường học có chất lượng cao
 Cơ hội giải trí
 Thư viện, bảo tàng, nhà hát và các

cơ sở văn hóa khác
 Cơ sở hạ tầng phù hợp: điện, nước,
xử lý chất thải,…
 Hệ thống giao thông phù hợp
(đường bộ, xe lửa, sân bay, cảng…)
 Các dịch vụ an ninh công cộng
(cảnh sát, PCCC,…)
 Thuế công bằng
 Quy trình cấp phép hiệu quả, nhanh
 Chất lượng dịch vụ y tế
 Cơ chế phối hợp giải quyết vấn đề


Sự tham gia của công ty vào cộng đồng
 Lý do đề công ty tham gia vào hoạt động của cộng đồng
 Cách thức chủ yếu để thể hiện trách nhiệm công dân của công ty
(công dân doanh nghiệp)
 Để có được sự hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh, được “cấp giấy
phép hoạt động” tại cộng đồng
 Giúp hình thành “vốn xã hội”— chuẩn mực và mạng lưới quan hệ
giúp cho hoạt động mang tính tập thể. Các trình độ cao của vốn xã
hội chính là chất lượng sống của cộng đồng
 …

Doanh nghiệp có thể tham gia vào các hoạt động dân sự
làm thay đổi hoặc cải thiện tình hình cộng đồng


2. Quan hệ cộng đồng
 Sự quan trọng của quan hệ cộng đồng thể hiện

trong các kết quả nghiên cứu thống kê sau đây do
Trung tâm Công dân Doanh nghiệp (USA) thực hiện:
 81% công ty thêm mục cam kết với quan hệ cộng đồng
trong báo cáo thường niên của họ

 74% công ty có chính sách được viết ra hay sứ mệnh
về chương trình quan hệ cộng đồng của họ
 68% công ty trong đó nhân tố cộng đồng có tham gia
vào kế hoạch chiến lược của họ


Quan hệ cộng đồng
 Được định nghĩa là “tham gia có tổ chức của doanh nghiệp
vào cộng đồng”
 Trở nên quan trọng trong những năm gần đây từ chỗ chỉ là
chức năng “phụ” so với các chiến lược chính khác
 Trên cơ sở cam kết này, nhiều công ty hình thành
phòng quan hệ cộng đồng; một số khác chức năng
này được nhập vào phòng quan hệ công chúng hay
phòng phụ trách công dân doanh nghiệp
 Quan hệ cộng đồng liên quan đến nhiều lĩnh vực như
giáo dục, chăm sóc sức khỏe, vấn đề môi trường


Quan hệ cộng đồng
 Công ty và phòng quan hệ cộng đồng có thể sử dụng
một số cách thức giải quyết một số vấn đề của cộng
đồng như:



Phát triển kinh tế địa phương



Giải quyết vấn đề nhà ở



Hỗ trợ doanh nghiệp của khu vực thiểu số



Cứu hộ, hỗ trợ vùng có thảm họa, khủng bố, chiến tranh



Đấu tranh chống tội phạm


Tham gia của doanh nghiệp vào cộng đồng
– 1. phát triển kinh tế
 Mang hoạt động kinh doanh mới đến địa phương: các nhà
đầu tư trực tiếp nước ngoài, khu công nghiệp. Ví dụ: PVN
với Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau; 40 khu công ngiệp ở Khu
Kinh tế trọng điểm phía Nam
 Đóng góp thuế, an sinh xã hội
 Xây dựng kinh tế địa phương
 Phát triển một số ngành công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ doanh
nghiệp tập trung vào công nghiệp chính



Tham gia của doanh nghiệp vào cộng đồng
– 2. đấu tranh chống tội phạm
 Một số công ty tham gia tích cực vào nỗ lực giảm thiểu
tội phạm tại địa phương
 Doanh nghiệp có lợi ích trong việc giảm thiểu tội phạm,
bởi vì tội phạm có thể ảnh hưởng đến việc thu hút
người lao động đến địa phương, đến khách hàng và đe
dọa an toàn tài sản doanh nghiệp


Tham gia của doanh nghiệp vào cộng đồng
– 3. giải quyết vấn đề nhà ở
 Ở Việt Nam có thể là chương trình nhà tình nghĩa cho gia
đình cách mạng, nhà tình thương cho người nghèo…
 Cũng có thể có chương trình nhà ở xã hội cho những
người vô gia cư, thu nhập thấp
 Các công ty bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe có
thể đi đầu trong chương trình xây nhà


Ở Hoa Kỳ Chương trình Dịch vụ Nhà ở Láng giềng (Neighborhood
Housing Services - NHS) do tổ chức địa phương tài trợ, địa
phương kiểm soát, phi lợi nhuận, miễn thuế cung cấp chỗ ở tái
định cư và dịch vụ tài chính cho dân cư địa phương


Tham gia của doanh nghiệp vào cộng đồng
– 4. hỗ trợ doanh nghiệp của nhóm thiểu số
 Doanh nghiệp nhỏ của nhóm thiểu số, nhóm khó khăn hoạt

động trong tình trạng bất lợi lớn về kinh tế (nguồn lực, công
nghệ, thị trường…)
 Công ty lớn, hợp tác với các trường đại học hỗ trợ họ về tài
chính, tư vấn kỹ thuật và huấn luyện các nhà quản lý nhóm thiểu
số
 Họ cũng tài trợ xây dựng các tòa nhà để cho doanh nghiệp thiểu
số hoạt động và tài trợ chương trình mua hàng hóa và dịch vụ
của doanh nghiệp thiểu số


Tham gia của doanh nghiệp vào cộng đồng
– 5. Cứu hộ thảm họa thiên nhiện, khủng bố, chiến tranh
 Hỗ trợ, cứu hộ quốc tế trở nên ngày càng quan trọng với
sự hỗ trợ của truyền thông và mọi người trên thế giới có
thể chứng kiến sự khủng khiếp của thảm họa thiên nhiên,
chủ nghĩa khủng bố và chiến tranh
 Sự tham gia của công ty chính là mở rộng xu hướng
hướng thiện của con người giúp đỡ người khác khi bi
kịch xảy ra


3. Đóng góp từ thiện của công ty
 Một phương diện quan trọng trong quan hệ doanh nghiệp –
cộng đồng là việc hiến tặng của doanh nghiệp cho tổ chức
phi lợi nhuận
 Hoa kỳ là nước có lịch sử công ty hiến tặng phóng khoáng
nhất thế giới
 Năm 2008, doanh nghiệp tặng tổng cộng 14.5 tỷ USD, hay 5% của
tổng hiến tặng từ thiện
 Tuy nhiên mức hiến tặng trên của năm 2008 đã giảm từ 7% năm

2007, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính


×