Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Nghĩa vụ người mua theo công ước viên 1980 CISG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.05 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
KHOA LUẬT KINH TẾ

_____

THUYẾT TRÌNH NHÓM

NGHĨA VỤ NGƯỜI MUA THEO
CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 (CISG)

GVHD:
TS. ĐỖ THỊ MAI HẠNH
Nhóm :
08
Thành viên: NGUYỄN LÊ ANH
TRẦN ĐỨC HÀ
ĐINH HỮU NGHĨA
ONG QUỐC THOẠI

TP HCM, tháng 03 năm 2016


MỤC LỤC
1. NGHĨA VỤ THANH TOÁN CỦA NGƯỜI MUA
1.1. Nơi thanh toán ........................................................................................................... 01
1.2. Thời gian thanh toán ................................................................................................... 02
1.3. Xác định giá ................................................................................................................ 04
1.4. Chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán ........................................................................... 05
1.5. Tạm ngừng thanh toán ................................................................................................ 05
2. NGHĨA VỤ NHẬN HÀNG CỦA NGƯỜI MUA


2.1. Nghĩa vụ nhận hàng .................................................................................................... 06
2.2. Kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhận hàng .............................................................. 08
3. CÁC GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI BÁN KHI NGƯỜI MUA VI PHẠM HỢP ĐỒNG
3.1 Các quyền của người bán ............................................................................................. 12
3.2. Quyền yêu cầu người mua thanh toán tiền hàng và nhận hàng hóa .............................. 13
3.3. Tuyên bố hủy hợp đồng .............................................................................................. 14
4. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
4.1. Khái niệm ................................................................................................................... 16
4.2 Nghĩa vụ giảm thiểu tổn thất ........................................................................................ 21
5. CASE STUDIES
5.1. Case study 1: Hủy hợp đồng khi chậm nhận hàng ....................................................... 24
5.2. Case study 2 : Nghĩa vụ hạn chế tổn thất khi có tranh chấp ......................................... 27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VÀ CÁC
QUY ĐỊNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Cũng như trong các hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường khác, trong hợp
đồng mua bán hàng hóa theo Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế có tên tiếng Anh là the United Nations Convention
on Contracts for the International Sale of Goods (hay còn gọi tắt là Công ước CISG),
được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế
(UNCITRAL), người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng theo quy
định của hợp đồng và theo Công ước 1.
1. NGHĨA VỤ THANH TOÁN CỦA NGƯỜI MUA
Thanh toán là nghĩa vụ quan trọng nhất của người mua trong quan hệ hợp đồng
mua bán hàng hóa. Người mua có nghĩa vụ thanh toán cho người bán được hợp đồng
qui định, tức là phải áp dụng các biện pháp và tuân thủ các thủ tục được hợp đồng
quy định để thực hiện thanh toán. Thông thường các bên tự thỏa thuận tất cả các điều

kiện của việc thanh toán như: phương thức thanh toán, địa điểm thanh toán, và thời
hạn thanh toán. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận của các bên về điều kiện
thanh toán trong hợp đồng thì sẽ áp dụng các quy định theo CISG nếu các bên trong
hợp đồng mua bán hàng hóa có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau2 hay các
quy định pháp luật quốc gia mà các bên có liên quan cùng có trụ sở thương mại tại
quốc gia này.
1.1. Nơi thanh toán (Địa điểm thanh toán)
Địa điểm thanh toán có ý nghĩa quan trọng bởi vì liên quan đến sự giám sát
việc trao đổi ngoại tệ từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại Việt Nam,
việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài chỉ được áp dụng trong một số trường hợp được
quy định trong Pháp lệnh ngoại tệ và chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ Ngân hàng nhà
nước Việt Nam.

1
2

Điều 53 CISG.
Điều 1 CISG

1


CISG quy định nếu không có thỏa thuận trong hợp đồng thì người mua trả tiền
cho người bán tại một trong các địa điểm sau đây:
i.

Tại nơi có trụ sở thương mại của người bán; và

ii.


Tại nơi giao hàng hoặc giao chứng từ nếu việc trả tiền phải được làm
cùng một lúc với việc với việc giao hàng hoặc giao chứng từ 3.

Trụ sở thương mại của người bán sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng.
Trong trường hợp nếu trụ sở của người bán có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì
trụ sở thương mại của họ sẽ được coi là trụ sở nào đó có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối
với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng này 4.
Điều 270 Bộ luật dân sự Đức cũng có quy định tương tự CISG là nếu không
có thỏa thuận khác thì việc thanh toán phải được thực hiện ở nơi có trụ sở thương mại
của người bán. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật Pháp (Điều 1651) và Hoa
Kỳ (Điều 2-312 Bộ luật Thương mại Thống nhất), thì việc thanh toán phải thực hiện
tại địa điểm giao hàng.
Như vậy, trong trường hợp hợp đồng không quy định địa điểm thanh toán thì
người mua phải thanh toán tiền hàng tại nơi có trụ sở thương mại của người bán, hoặc
nơi giao hàng hoặc tại nơi giao chứng từ nếu việc trả tiền, giao hàng và chứng từ phải
được tiến hành đồng thời. Trong trường hợp này, CISG cũng quy định nếu người bán
thay đổi trụ sở thương mại của mình sau khi hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết
thì người bán phải chịu chi phí phát sinh liên quan đến việc thanh toán5 .
Luật Thương mại Việt Nam 2005 có các quy định tương tự như CISG, chỉ
khác nhau ở chỗ là Luật thương mại Việt Nam không quy định bên nào phải chịu chi
phí phát sinh trong trường hợp người bán thay đổi trụ sở thương mại (địa điêm kinh
doanh)6.
1.2. Thời gian thanh toán
Trường hợp các bên không có thỏa thuận, thời gian thanh toán được được xác
định theo CISG là:
3 Khoản 1 Điều 57 CISG.
4 Điểm a Điều 10 CISG.
5
Khoản 2 Điều 57 CISG.
6

Điều 54 Luật Thương mại 2005.

2


-

Trong trường hợp không có sự thỏa thuận khác giữa các bên thì việc thanh
toán phải được thực hiện đồng thời với việc giao hàng hay giao chứng từ
liên quan đến hàng hóa. Theo điều kiện này, người bán có thể đặt ra như
vậy để đổi lại việc họ giao hàng hoặc chứng từ 7.

-

Trong trường hợp hợp đồng không quy định thời hạn thanh toán, thì người
mua có nghĩa vụ thanh toán khi người bán đã đặt hàng hay chứng từ liên
quan đến hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua theo quy định của hợp
đồng. Ví dụ, mặc dù hợp đồng không quy định thời hạn thanh toán nhưng
người mua có nghĩa vụ phải thanh toán khi người bán đã giao hàng cho
người vận chuyển.

- Điều 58 CISG, Điều 1651 Bộ luật Dân sự Pháp, Điều 28 Luật bán hàng hóa
của Anh năm 1979, Điều 2-310 Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ, Điều 50
Luật Thương mại Việt Nam đều quy định rằng:
- Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng trước khi họ có thể kiểm
tra hàng hóa, trừ trường hợp phương thức giao hàng hay thanh toán do các bên thỏa
thuận không cho phép người mua kiểm tra hàng trước khi thanh toán8. Ví dụ: hợp
đồng mua bán với điều kiện giao hàng FOB cảng Sài Gòn có quy định rằng: Người
bán giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho người mua (vận đơn, các loại giấy
chứng nhận chất lượng…) và có nghĩa vụ mời người mua kiểm tra chất lượng trước

khi hàng được xếp lên tàu. Tuy nhiên, người mua đã không thể kiểm tra hàng hóa do
lỗi của người bán. Như vậy, trong trường hợp này người mua có quyền chưa thanh
toán cho đến khi họ có thể kiểm tra được chất lượng của hàng tại cảng đến.
Luật Thương mại Việt Nam 2005 có quy định tương tự Khoản 3 Điều 58 CISG
9

, theo đó, người mua không có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng trước khi họ có thể

kiểm tra hàng hóa, trừ trường hợp phương thức giao hàng hay thanh toán do các bên
thỏa thuận không cho phép người mua kiểm tra hàng trước khi thanh toán.

7

Khoản 2 Điều 58 CISG.
Khoản 3 Điều 58 CISG.
9
Khoản 2 Điều 55 Luật Thương mại 2005 có quy định tương tự như Khoản 3 Điều 58 CISG.
8

3


- Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 Luật Thương mại Việt Nam
người mua có nghĩa vụ phải thanh toán trong trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư
hỏng và sự mất mát, hư hỏng này xảy ra sau thời điểm chuyển quyền sở hữu trừ
trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của người bán.
1.3. Xác định giá
Điều kiện về giá sẽ được quy định trong hợp đồng mua bán giữa các bên và
đây là một trong những nội dung cơ bản để xây dựng hợp đồng và đồng thời cũng là
một trong những yếu tố để xem xét hiệu lực của hợp đồng10.

Khi trong hợp đồng các bên không thỏa thuận giá cả hay cách thức xác định
giá của hàng hóa thì người mua phải thanh toán như thế nào, cũng như người bán
chấp nhận giá bán như thế nào. Theo CISG thì trong trường hợp trong hợp đồng
không quy định một cách trực tiếp hay gián tiếp cách xác định giá thì được phép suy
đoán là các bên đã có ngụ ý dựa vào giá cả đã được ấn định cho loại hàng hóa như
vậy khi hàng hóa này được đem bán trong những điều kiện tương tự của ngành buôn
bán hữu quan11.
Để giải quyết những trường hợp tuơng tự, Luật thương mại quy định rằng,
trong trường hợp không có thỏa thuận về giá của hàng hóa hay không có thỏa thuận
về phương thức xác định giá và cũng không có bất kỳ sự chỉ dẫn nào khác về giá thì
giá của hàng hóa được xác định theo giá của loại hàng hóa đó trong các điều kiện
tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hóa, thị trường địa lý,
phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá12. Thiết nghĩ quy
định này được xây dựng để thay thế cho việc luật quy định các điều kiện tối thiểu,
trong đó có điều kiện giá cả, để hợp đồng có giá trị pháp lý.13.
Trong CISG cũng quy định rằng nếu giá cả ấn định theo trọng lượng của hàng
hóa thì trong trường hợp có nghi ngờ, giá sẽ được xác định theo trọng lượng tịnh14
(không bao gồm trọng lượng của bao gói).
10

Khoản 3 Điều 19 CISG.
Điều 55 CISG.
12
Điều 52 Luật Thương mại 2005
13
Xem thêm: Điều 50 và Điều 81 Luật Thương mại 1997. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thiếu một
trong các nội dung cơ bản thì không có giá trị pháp lý).
14
Điều 56 CISG
11


4


1.4. Chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán
Nếu người mua chậm thanh toán tiền hàng hay mọi khoản tiền thiếu khác thì
người mua có quyền đòi tiền lãi trên số tiền chậm trả đó. Tuy nhiên CISG không quy
định về cách tính lãi suất chậm thanh toán15.
Luật Thương mại Việt Nam 2005 và Bô Luật Dân sự Việt Nam 2005 có quy
định rõ về vấn đề này. Trường hợp người mua chậm thanh toán tiền hàng và các chi
phí hợp lý khác thì người bán có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó
theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng
với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác16. Quy định này của Luật Thương mại có sự khác biệt với quy định của Bộ Luật
Dân sự về xử lý vi phạm chậm thanh toán tiền trong hợp đồng mua bán tài sản, theo
đó trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số
tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với
thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán,trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác17.
1.5. Tạm ngừng thanh toán
CISG không có quy định về vấn đề tạm ngừng thanh toán của người mua. Tuy
nhiên Luật Thương mại 2005 lại có quy định về vấn đề này. Điều 51 Luật thương mại
2005 quy định rằng, nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận khác thì người mua có
quyền tạm ngừng việc thanh toán trong những trường hợp: thứ nhất, bên mua có bằng
chứng về việc bên bán lừa dối; thứ hai, bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa
đang là đối tượng bị tranh chấp và tranh chấp đó chưa được giải quyết xong; thứ ba,
bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng
và người bán chưa khắc phục xong sự phù hợp đó. Một vấn đề có thể được đặt ra
trong thực tiễn thương mại nói chung, thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng
là hậu quả pháp lý của những trường hợp, khi những căn cứ, trên cơ sở chúng người

mua thực hiện việc tạm ngừng thanh toán, không có cơ sở xác thực. Có thể nói những

15

Điều 78 CISG.
Điếu 306 Luật Thương mại 2005.
17
Điều 305 Bô Luật Dân sự 2005.
16

5


người biên soạn Luật Thương mại 2005 đã có sự dự liệu trước cách giải quyết trong
những trường hợp đó. Điều 55.4 Luật Thương mại 2005 quy định rằng, nếu bằng
chứng mà bên mua đưa ra khi tạm ngừng thanh toán không xác thực, gây thiệt hại
cho người bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại và phải chịu các chế tài khác
theo quy định của pháp luật. Quy định này buộc người mua phải có sự cân nhắc, thận
trọng khi thực hiện quyền tạm ngừng thanh toán.
2. NGHĨA VỤ NHẬN HÀNG CỦA NGƯỜI MUA
2.1. Nghĩa vụ nhận hàng
Nhận hàng được hiểu là việc người mua tiếp nhận trên thực tế hàng hóa người
bán. Người mua có nghĩa vụ phải nhận hàng đúng thời hạn được quy định trong hợp
đồng, tức là phải thực hiện mọi hành vi để người bán có thể thực hiện giao hàng theo
quy định của hợp đồng. Nếu không có quy định thì người mua có nghĩa vụ phải thực
hiện mọi hành vi mà người ta có quyền chờ đợi ở họ một cách hợp lý để cho phép
người bán thực hiện việc giao hàng và người mua phải có nghĩa vụ tiếp nhận hàng
hóa18. Vì vậy, người mua sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng nếu không tiếp nhận hàng
hóa theo quy định trong hợp đồng.
Những công việc mà người mua giúp cho người bán giao hàng có thể khác

nhau trong những trường hợp cụ thể, có thể gồm:
-

Hỗ trợ bên bán về thủ tục giao hàng;

-

Hướng dẫn về phương thức vận chuyển;

-

Điều kiện bốc dỡ hàng hóa…
Cần lưu ý, việc nhận hàng trên thực tế không đồng nghĩa với việc người

mua đã chấp nhận về hàng hóa được giao. Theo quy định trong CISG thì việc mất
mát hay hư hỏng hàng hóa xảy ra sau khi rủi ro chuyển sang cho người mua được
sẽ miễn trừ cho người mua nghĩa vụ phải trả tiền khi việc mất mát hay hư hỏng đó
là do hành động của người bán gây ra. Như vậy, sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao
nhận, người bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa
được giao. Nếu các khiếm khuyết đó do không thể kiểm tra lúc giao nhận hoặc có

18

Điều 60 CISG.

6


những lỗi mà bên bán đã không thông báo cho bên mua biết19.
Theo quy định của CISG cũng như Luật Thương mại Việt Nam 200520, sau

khi hoàn thành việc giao nhận, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm
khuyết của hàng hóa không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện
pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng
không thông báo cho bên mua.
Khi người bán đã sẵn sàng giao hàng theo đúng hợp đồng mà người mua không
tiếp nhận thì bị coi là vi phạm hợp đồng và phải chịu các biện pháp chế tài theo thỏa
thuận trong hợp đồng hay theo các quy định trong CISG hoặc các quy định pháp luật
khác. Trường hợp này người bán phải áp dụng các biện pháp cần thiết trong khả năng
có thể, với chi phí hợp lý để lưu giữ, bảo quản hàng hóa và có quyền yêu cầu bên mua
thanh toán chí phí đã bỏ ra. Đối với hàng hóa có nguy cơ hư hỏng thì bên bán có
quyền bán hàng hóa và trả cho bên mua khoản tiền thu được từ việc bán hàng hóa sau
khi trừ đi chi phí hợp lý để bảo quản và bán hàng hóa21.
Có thể nói, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có mối quan hệ chặt chẽ đến
các hợp đồng thương mại quốc tế khác, đặc biệt là hợp đồng vận tải hàng hóa, vì vậy
việc người mua không tiếp nhận hay chậm tiếp nhận trong nhiều trường hợp gây ra
hậu quả pháp lý hết sức nghiêm trọng. Ví dụ, theo điều kiện giao hàng DAF
(Deliveded at Frontier), người bán có nghĩa vụ giao hàng tại biên giới và phải chịu
mọi rủi ro, phí tổn đến thời điểm hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua.
Nhưng người mua đã không thực hiện nghĩa vụ tiếp nhận hàng theo thời hạn do hợp
đồng quy định. Việc chậm tiếp nhận hàng có thể đưa đến những hậu quả pháp lý như
sau:
-

Người bán phải trả tiền lưu tàu;

-

Hàng hóa có thể hư hỏng trong thời gian lưu tàu (trong trường hợp này thật
khó xác định hàng bị hỏng trên đường đi hay trong thời gian chờ tàu);


19

Điều 66 CISG
Điều 36 và 40 CISG, Khoản 5 Điều 44 Luật Thương Mại 2005
21
Điều 85, Điều 87, Điều 88 CISG, Điều 288 Bộ Luật Dân sự 2005.
20

7


-

Trong thời gian chờ người mua nhận hàng có thể xảy ra trường hợp bất khả
kháng,ví dụ bão tố, cháy nổ…

Theo quy định của Điều 306 Bô luật Dân sự Việt Nam 2005, trong trường hợp
này người mua phải chịu mọi phí tổn liên quan đến việc chậm tiếp nhận hàng và mọi
rủi ro do hàng hóa mất mát hay hư hỏng trong kể từ thời điểm người mua phải thực
hiện nghĩa vụ nhận hàng của mình theo quy định của hợp đồng. CISG không có quy
định về vấn đề này.
2.2. Kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhận hàng
Kiểm tra hàng hóa một bước không thể thiếu khi người mua nhận hàng từ
người mua. Đây không phải là một nghĩa vụ bắt buộc của người mua, nhưng là người
mua nên kiểm tra hàng trực tiếp để bảo đảm quyền lợi của mình, và tránh mọi thiệt
hại nếu có.
2.2.1. Thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa
Tại thời điểm nhận hàng, sau khi kiểm tra và phát hiện sự không phù hợp của
hàng hóa, người mua phải thông báo sự không phù hợp đó trong một thời hạn hợp
lý kể từ khi người mua phát hiện ra sự không phù hợp đó. Nếu không thông báo kịp

thời, người mua sẽ mất quyền khiếu nại người bán về sự không phù hợp đó của hàng
hóa22.
Trong mọi trường hợp, dù là lỗi của bên bán về sự không phù hợp của hàng
hóa mà người mua không thông báo cho bên bán biết về việc không phù hợp đó
trong vòng hai năm kể từ ngày hàng hóa đã thực sự được giao cho người mua thì
người mua sẽ bị mất quyền khiếu nại23. Như vậy, quyền lợi về việc đảm bảo cho
hàng hóa được giao cho bên mua theo đúng hợp đồng mà bên mua không phát hiện
được những thiếu sót của bên bán thì đó cũng là một bất lợi cho mình, khi mà thời
hiệu khiếu nại cho sự không phù hợp đó chỉ là hai năm.
Đối với các loại hàng hóa cần bảo hành thì thời gian bảo hành dài hơn thời
hạn 02 năm thì cần chú ý cẩn thận khi giao kết hợp đồng, vì có thể có lỗi phát sinh
trong quá trình sử dụng và vận hành, do đó, trong các mặt hàng đặc biệt này thì điều
22
23

Khoản 1 Điều 39 CISG
Khoản 2 Điều 39 CISG

8


khoản bảo hoành được chú ý đặc biệt. CISG có quy định nếu có điều khoản bảo hành
thì sẽ thuân theo điều kiện bảo hành chứ không theo quy định tại điều 39 CISG nữa.
Tuy nhiên, vấn đề về bảo hành lại không được nêu ra trong CIGS, nên đây là một
vấn đề có sẽ được các luật quốc gia quy định khác nhau căn cứ vào tình trạng của
mỗi quốc gia.
2.2.2. Người mua không kiểm tra hàng hóa tại thời điểm giao hàng
Như đã nói, việc kiểm tra hàng hóa về đặc tính, chất lượng và quy cách hàng
hóa la một trong những quyền lợi của người mua tại thời điểm nhận hàng. Nếu bên
mua không thực hiện vào thời gian đã thỏa thuận hay trong thời gian hợp lý, thì

quyền lợi này sẽ được bên bán thay cho bên mua thực hiện xác minh dựa theo nhu
cầu của người mua24.
Ngoài ra, khi người mua không trực tiếp xác định hàng hóa thì không có nghĩa
mọi quyền lợi xác định hàng hóa thuộc về bên bán. Mà bên mua vẫn có quyền đòi
bên bán phải có những hành vi chuẩn mực để đảm bảo cho quyền lợi của mình được
thực hiện tốt nhất. Đó là, bên bán phải thông báo chi tiết về nội dung các công việc
trong quá trình xác minh hàng hóa trong một thời gian hợp lý nhất. Theo CISG thì
thời gian hợp lý này được hiểu là nó đủ cho người mua có thể thực hiện một xác
minh, kiểm tra khác nếu họ không hài lòng với kết quả của bên bán. Trong trường
hợp, sau khi nhận được thông báo từ bên bán mà bên mua không có sự hồi đáp, thì
sự xác định hàng hóa do bên bán thực hiện sẽ có hiệu lực bắt buộc mà bên mua
không còn quyền viện dẫn về việc xác minh hàng hóa có hợp hay không. Tuy nhiên,
bên mua vẫn còn có thể dựa vào việc xác định hàng hóa đó của bên bán có thực hiện
theo mục đích của hợp đồng hay không có đúng cơ quan giám định, cơ quan giám
định có độc lập không?
Về việc xác minh hàng hóa mà do bên bán thực hiện, thì theo tập quán thường
là phải giám định ngay tại nơi tập kết hàng đầu tiên sau khi dỡ hàng khỏi phương
tiện vận tải chính. Đối với các hàng hóa mau hỏng như hàng tươi sống, thực phẩm
… thì phải tiến hành giám định ngay sau khi dỡ hàng. Trừ khi hai bên quy định khác,

24

Khoản 1 Điều 65 CISG

9


chi phí giám định này do người mua chịu. Tuy nhiên nếu hàng hóa không phù hợp
hoặc bị người mua từ chối thì người bán sẽ phải bồi hoàn toàn bộ những chi phí này
cho người mua.

Luật thương mại 2005 có quy định khác so với CISG, theo đó trường hợp bên
mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi
giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng25.
2.2.3. Nghĩa vụ từ chối nhận hàng
Sau khi kiểm tra hàng hóa, nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, người
mua có quyền từ chối cả lô hàng, từ chối một phần và nhận một phần, hoặc chấp
nhận cả lô hàng. Trong trường hợp người mua chấp nhận một phần lô hàng thì phải
chấp nhận cả một đơn vị hàng, không được chia nhỏ đơn vị hàng ra. Một đơn vị
hàng là một khối lượng hàng có tính thương mại mà việc chia nhỏ khối lượng này
ra sẽ làm cho hàng hóa đó bị giảm giá trên thị trường.
Hiểu theo khoản 1 Điều 51 thì đối với một phần hàng hóa không phù hợp đã
được giao thì các điều từ 46 đến 50 sẽ được áp dụng đối với hàng hóa không phù
hợp với hợp đồng. Chính vì vậy hàng hóa được xác định không phù hợp thì người
mua có thể cho người bán một khoảng thời hạn bổ sung hợp lý để người bán thực
hiện nghĩa vụ 26.
Người mua chỉ được tuyên bố hủy toàn bộ hợp đồng nếu việc không thực
hiện hợp đồng hoặc một phần giao hàng không phù hợp với hợp đồng cấu thành một
sẹ vi phạm chủ yếu của hợp đồng27. Ngay cả khi bên bán vi phạm hợp đồng thì bên
mua muốn hủy hợp đồng đó thì cũng phải thông báo cho bên bán một cách hợp lý
để cho phép họ cung cấp những bảo đảm đầy đủ rằng họ sẽ thực hiện nghĩa vụ của
nh, nếu có đủ thời gian. Tuy nhiên, ý nghĩa của cụm từ Nếu có đủ thời giờ (If times
allows) có nghĩa rộng như vậy, nên khi áp dụng sẽ được các bên đặt ra nhiều cách
bào chữa để trốn tránh nghĩa vụ thông báo của mình, và dẫn đến lạm dụng.
Như vậy, việc kiểm tra hàng hóa phải đảm bảo thực hiện trong thời gian ngắn

25

Khoản 3 Điều 44 Luật thương mại 2005
Khoản 1 ĐIều 47 CISG
27

Khoản 2 ĐIều 47 CISG
26

10


nhất ( Khoản 1 Điều 38) và việc từ chối hàng hóa phải nằm trong một khoảng thời
gian nhất định sau khi giao hàng hoặc yêu cầu giao hàng và người mua phải thông
báo kịp thời cho người bán và phải nêu cụ thể những khiếm khuyết của hàng hóa đó
đê người bán coi vào đó để kiểm chứng và có biện pháp xử lý tốt nhất có thể. Đồng
thời nó cũng có ý nghĩa về sự nghiêm túc của bên mua và họ phải chịu sự ràng buộc
của mình đối với thông báo đó. Nếu không có một thông báo đúng đắn thì việc từ
chối hàng hóa được coi là không có hiệu lực. Sau khi đã từ chối hàng hóa, quyền sở
hữu hàng hóa được chuyển lại cho người bán và người mua phải thực hiện những
nghĩa vụ của mình sau khi từ chối hàng hóa, đó là đảm bảo an toàn cho hàng hóa
theo yêu cầu của người bán trong một thời gian để người bán xử lý hàng hóa đó.
Mọi chi phí liên quan đến bảo quản hàng hóa do bên bán chịu.
Mặt khác, về phía người mua nếu sau khi đã nhận hàng và có ý định sử dụng
quyền từ chối không nhận hàng chiếu theo hợp đồng hay theo CISG, thì họ phải tiến
hành các biện pháp hợp lý để bảo quản hàng hóa. Người mua có quyền giữ lại hàng
hóa cho tới khi người bán hoàn trả cho họ các chi phí hợp lý cho việc đấy. Cũng như
người bán thì người mua trong trường hợp hàng hóa có nguy cơ hư hỏng thì có quyền
bán đi hàng hóa đó28.
3. CÁC GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI BÁN KHI NGƯỜI MUA VI PHẠM HỢP
ĐỒNG
CISG dành một phần tương đối lớn các điều khoản trong Mục III (Điều 61 –
65) để quy định các biện pháp bảo hộ pháp lý trong trường hợp người mua vi phạm
hợp đồng.
CISG không sử dụng thuật ngữ “trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng”
(civil liability for breach of civil obligations) như Điều 302 Bộ luật Dân sự Việt Nam

2005 hay “chế tài thương mại” (trade sanctions) như tinh thần của Luật thương mại
2005 mà gọi là các biện pháp bảo hộ pháp lý (đối phó) với các vi phạm hợp đồng
(remedies for breach of contract) mà bên bị vi phạm có thể áp dụng đối với các bên
vi phạm hợp đồng 29.
28
29

Điều 86 và Điều 88 CISG.
Phan Thị Thanh Thủy, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 3 (2014) 50-60, trang 51

11


Các quy định về chế tài được áp dụng trong trường hợp vi phạm hợp đồng của
CISG tạo cơ sở pháp lý cho một bên áp dụng các biện pháp bảo hộ pháp lý trong
trường hợp bên kia vi phạm hợp đồng.
Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định
của Luật 30. Như vậy dấu hiệu của vi phạm hợp đồng là không thực hiện, thực hiện
không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng. Nhìn từ góc độ
pháp lý, quy định này có phần thừa và chưa chính xác bởi lẽ “thực hiện không đầy
đủ” với ý nghĩa là có thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên còn thiếu ở các khía cạnh cụ thể,
ví dụ giao thiếu hàng, giao hàng không đúng chất lượng chủng loại… như đã cam kết
chính là “thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận”. Do đó, chỉ cần quy định
rằng “vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ giữa các bên” là phù hợp về mặt pháp lý” 31.
Khác với LTM 2005, CISG không đưa ra định nghĩa về vi phạm hợp đồng
nhưng qua nội dung những quy định cụ thể tại Công ước này thì vi phạm hợp đồng
được hiểu là việc không thực hiện thực hiện không đúng nghĩa vụ hai bên đã thỏa
thuận trong hợp đồng. Như vậy về cơ bản cách nhìn nhận về vi phạm hợp đồng của

LTM 2005 và CISG là phù hợp.
Việc đưa ra các khái niệm vi phạm hợp đồng sẽ có một cái nhìn tổng quan
giữa pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp
3.1 Các quyền của người bán
Trong trường hợp người mua vi phạm hợp đồng thì người bán có thể sử dụng
các biện pháp bảo hộ pháp lý dựa trên quy định hợp pháp trong hợp đồng hay theo
quy định của Công ước này. Các biện pháp bảo hộ pháp lý của người bán trong trường
hợp người mua vi phạm hợp đồng theo CISG bao gồm:
-

Quyền yêu cầu người mua trả tiền, nhận hàng hay thực hiện nghĩa vụ khác
của người mua;

30
31

Khoản 12 Điều 3 Luật thương mại 2005
Phan Thị Thanh Thủy, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 3 (2014) 50-60, trang 51

12


-

Người bán có thể tự mình xác định hàng hóa chiếu theo nhu cầu của người
mua mà họ có thể biết mà không làm hại đến các quyền lợi khác;

-

Quyền đòi bồi thường thiệt hại;


-

Quyền có thể tuyên bố hủy hợp đồng.

Ngoài các biện pháp trên, CISG còn cho phép người bán không mất quyền đòi
bồi thường thiệt hại khi họ sử dụng các biện pháp bảo hộ pháp lý khác. Việc cho phép
này mở rộng ra quyền lợi của người bán, giúp họ có nhưng biện pháp phù hợp để bảo
vệ quyền lợi của mình.
Pháp luật Việt Nam có quy định các biện pháp bảo hộ pháp lý khi một bên vi
phạm hợp đồng sau:
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng;
2. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
3. Đình chỉ thực hiện hợp đồng;
4. Hủy bỏ hợp đồng;
5. Buộc bồi thường thiệt hại;
6. Phạt vi phạm; và
7. Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận32.
Do đó, chúng ta có thể thấy độ tương đồng tương đối giữa Luật thương mại
2015 và CISG trong các biện pháp giải quyết vi phạm hợp đồng.
3.2. Quyền yêu cầu người mua thanh toán tiền hàng và nhận hàng hóa
Cả Luật thương mại 2005 và CISG đều thống nhất rằng buộc thực hiện hợp
đồng là một chế tài cơ bản đối với bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, tuy nhiên quy
định của mỗi bên lại có phần khác biệt nhất định.
Theo CISG, người bán có thể yêu cầu người mua trả tiền, nhận hàng hay thực
hiện các nghĩa vụ khác của người mua, trừ phi họ sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp
lý khác không thích hợp với các yêu cầu đó 33.

32
33


Điều 292 Luật Thương mại 2005.
Điều 62 CISG.

13


CISG không định nghĩa thế nào là thực hiện các nghĩa vụ khác của người mua,
do đó chúng ta có thể hiểu rằng các nghĩa vụ khác sẽ được quy định trong hợp đồng
hoặc theo các điều khoản chung từ Điều 71 đến 72 của CISG.
Theo Luật thương mại 2015, buộc thực hiện đúng hợp đồng là hình thức chế
tài, theo đó việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc
dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi
phí phát sinh 34.
Căn cứ để áp dụng chế tài này là khi có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi
của bên vi phạm. Các vi phạm của người mua có thể làm căn cứ cho bên bán buộc
người mua thực hiện đúng hợp đồng là: chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán, chậm
thực hiện nghĩa vụ nhận hàng. Theo CISG cũng như pháp luật Thương mại Việt Nam,
trong trường hợp người mua không thực hiện một nghĩa vụ nào đó thì người bán có
thể áp dụng các biện pháp sau:
-

Yêu cầu người mua trả tiền, nhận hàng hay thực hiện các nghĩa vụ khác;

-

Cho người mua một thời hạn bổ sung để thực hiện nghĩa vụ của mình.
Trong thời gian gia hạn này, người bán không được áp dụng một biện pháp
bảo hộ pháp lý nào trừ trường hợp người mua trực tiếp tuyên bố không
thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên trong trường hợp này người bán không mất

quyền yêu cầu trả tiền phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận hay đồi bồi
thường thiệt hại do người mua chậm thực hiện nghĩa vụ35.

Như vậy có thể kết luận các biện pháp yêu cầu người mua nhận hàng, thanh
toán tiền hàng và buộc người mua thực hiện các nghĩa vụ khác là biện pháp buộc thực
hiện đúng hợp đồng mà người bán áp dụng cho người mua khi họ vi phạm các nghĩa
vụ trên.
3.3. Tuyên bố hủy hợp đồng
Chế tài hủy hợp đồng được quy định từ các điều 312 đến 314 của Luật thương
mại 2005 và được quy định tại Điều 64 người bán trong CISG. Mặc dù có một số

34
35

Điều 297 Luật Thương mại 2005.
Điều 62 CISG và Điều 297 Luật Thương mại 2005.

14


khác biệt nhất định nhưng cả LTM 2005 và CISG đều thống nhất rằng hủy hợp đồng
là chế tài nghiêm khắc nhất áp để áp dụng đối với những vi phạm hợp đồng cơ bản.
Theo CISG, cũng như quy định pháp luật của nhiều nước, chế tài hủy hợp
đồng chỉ được áp dụng khi một bên vi phạm cơ bản hợp đồng (vi phạm chủ yếu, vi
phạm nghiêm trọng hợp đồng)36. Ngoài ra CISG quy định trường hợp được hủy hợp
đồng khác đó là khi người mua không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn đã được gia
hạn thêm37.
Trong thực tiễn hoạt động thương mại, hủy hợp đồng là biện pháp chế tài được
áp dụng khi việc áp dụng chế tài buộc thực hiện nghĩa vụ không còn ý nghĩa, hay theo
quy định của pháp luât Việt Nam khi (i) xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả

thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; và (ii) một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp
đồng 38.
Thông thường, theo CISG, người bán có thể tuyên bố hủy hợp đồng nếu :
Thứ nhất, người mua không thi hành nghĩa vụ nào đó của họ theo hợp đồng
hay Công ước hay cấu thành một sự vi phạm chủ yếu của hợp đồng, ví dụ, người bán
giao hàng kém chất lượng và việc đổi hàng hay sửa chữa khuyết tật không còn ý nghĩa
đối với người mua, hay người mua chậm thực hiện nghĩa vụ nhận hàng và việc chờ
người mua thực hiện nghĩa vụ nhận hàng hoàn toàn không có ý nghĩa đối với người
bán;
Thứ hai, người mua không thực hiện nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng
trong trường hợp người bán đã cho thêm một thời hạn để thực hiện nghĩa vụ nhưng
họ đã không thực hiện nghĩa vụ này, hoặc người mua tuyên bố sẽ không thực hiện
nghĩa vụ trong thời gian được gia hạn này.

36

Các khái niệm như vi phạm cơ bản, vi phạm chủ yếu, vi phạm nghiêm trọng có thể được hiểu như nhau khi
áp dụng chế tài hủy hợp đồng, đó là vi phạm gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho bên bị vi phạm, làm cho bên
này không đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng. Theo Điều 25 CISG thì vi phạm cơ bản là vi phạm làm
cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi
trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn
cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự.
37 Điều 64 CISG
38
Điều 312 Luật thương mại 2005

15


Khi áp dụng chế tài hủy hợp đồng, CISG và Luật thương mại Việt Nam 200539

đều quy định bên hủy hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết về việc hủy hợp đồng,
nếu không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên hủy hợp đồng phải
bồi thường thiệt hại nếu có.
Trong trường hợp chưa kịp thông báo nghĩa vụ do hủy hợp đồng cho bên vi
phạm nhưng bên vi phạm đã thực hiện nghĩa vụ thì bên bị vi phạm mất quyền hủy bỏ
hợp đồng. Ví dụ: khi người mua chưa kịp tuyên bố hủy hợp đồng do người bán vi
phạm nghĩa vụ giao hàng nhưng người bán đã giao hàng thì người mua sẽ mất quyền
hủy bỏ hợp đồng hoặc khi người mua đã thực hiện nghĩa vụ trả tiền, dù chậm,người
bán không có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng40.
Việc hủy bỏ hợp đồng sẽ làm phát sinh một số hậu quả pháp lý. Điều 81 CISG,
Điều 314 Luật Thương mại 2005 quy định việc hủy hợp đồng giải phóng các bên khỏi
những nghĩa vụ của mình được quy định trong hợp đồng, trừ những thỏa thuận về các
quyền và nghĩa vụ sau khi hủy hợp đồng và về giải quyết tranh chấp, cụ thể là bồi
thường thiệt hại có thể có.
Khi hợp đồng bị hủy, bên nào đã thực hiện toàn bộ hay một phần nghĩa vụ hợp
đồng có thể đòi bên kia hoàn lại những gì đã được giao hay đã được thanh toán khi
thực hiện hợp đồng. Nếu cả hai bên đều bị buộc phải hoàn lại thì họ phải thực hiện
nghĩa vụ này đồng thời.
4. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
4.1. Khái niệm
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là một trong những biện pháp chế tài do vi
phạm hợp đồng. Theo quy định của pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng là một gánh nặng bổ sung được áp dụng cho bên vi phạm
hợp đồng, hay nói cách khác, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là hậu quả bất lợi về
vật chất mà bên vi phạm phải gánh chịu do không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của
mình.

39
40


Điều 26 CISG và Điều 315 Luật thương mại 2005
Khoản 2 Điều 64 CISG,

16


Bồi thường thiệt hại được tất cả các hệ thống pháp luật trên thế giới áp dụng41.
Pháp luật của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc hệ thống
pháp luật châu Âu lục địa coi phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là hai hình thức
của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong đó có hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế.
Pháp luật của các nước châu Âu lục địa coi phạt vi phạm là hình thức trách
nhiệm chủ yếu được áp dụng đồng thời với chế tài buộc thực hiện hợp đồng. Bồi
thường thiệt hại chỉ được áp dụng trong các trường hợp nghiêm trọng.
Pháp luật của các nước Anh, Hoa Kỳ coi bồi thường thiệt hại là hình thức trách
nhiệm chủ yếu do vi phạm hợp đồng, trong đó có cả hợp đồng thương mại quốc tế.
CISG chọn giải pháp thỏa hiệp giữa hai hệ thống pháp luật nói trên và chỉ coi
bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm chủ yếu do không thực hiện hay thực
hiện không đúng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế42.
Bồi thường thiệt hại theo Luật Thương mại Việt Nam 2005 là việc bên vi phạm
bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm43.
Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên
bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm
đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm44.
Tổn thất trực tiếp bao gồm :
-

Hàng hóa mất mát hay bị hư hỏng.

-


Chi phí đã được sử dụng hay sẽ được sử dụng để phục hồi hay loại bỏ
khuyết tật của hàng hóa.

-

Khoản tiền mà bên bị vi phạm phải đền bù cho đối tác của họ do không
thực hiện nghĩa vụ của mình.

Khoản lợi đáng lẽ được hưởng là những khoản lợi đáng lẽ bên bị thiệt hại được
thụ hưởng trong điều kiện bình thường nếu bên kia thực hiện nghĩa vụ của mình.

41

Giáo trính Luật Hợp đồng Thương mại Quốc tế, Trường Đại học Quốc gia TP.HCM, 2005, trang 54.
Xem Giáo trình Luật Hợp đồng Thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc gia TP.HCM,trang.
43
Khoản 1 Điều 302 Luật thương mại 2005
44
Điều 302 Luật Thương mại 2005.
42

17


Khác với phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại được áp dụng nhằm
khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên bị vi phạm hợp đồng mua
bán. Với mục đích này, bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra.
Theo Luật Thương mại Việt Nam, để áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải
có các căn cứ sau:

-

có hành vi vi phạm hợp đồng;

-

có thiệt hại thực tế;

-

hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại; và

-

có lỗi của bên vi phạm (không thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm
theo quy định của pháp luật) 45.

CISG không có định nghĩa trực tiếp về khái niệm bồi thường thiệt hại mà chỉ
có nêu về tiền bồi thường thiệt hại, theo đó tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một
bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà
bên kia đã phải chịu do hậu qủa sự vi phạm hợp đồng. Giá trị bồi thường thiệt hại bao
gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây
ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành
vi vi phạm. Tiền bồi thường thiệt hại không cao hơn mức tổn thất và khoản lợi được
hưởng mà bên vi phạm nhìn thấy trước hoặc buộc phải nhìn thấy trước khi ký kết hợp
đồng46.
Bồi thường thiệt hại phải tuân thủ nguyên tắc: thiệt hại phải được bồi thường
đầy đủ. Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện ở hai khía cạnh: thứ nhất, bên bị
vi phạm phải được đền bù đầy đủ để có thể khôi phục lại lợi ích vật chất bị tổn thất;
thứ hai, bên bị thiệt hại không được phép nhân sự đền bù vượt ra ngoài phạm vi cần

thiết để khắc phục lợi ích vật chất bị tổn thất của mình, có nghĩa là bên được bồi
thường không vì được bồi thường mà có lợi hơn trong trường hợp nghĩa vụ được thực
hiện bình thường.
Như vậy, mục đích của việc bồi thường thiệt hại là đặt lợi ích vật chất của bên
bị thiệt hại vào vị trí đáng lẽ họ phải có nếu phía bên kia thực hiện nghĩa vụ của mình.
45
46

Điều 303 Luật Thương mại 2005.
Điều 74 CISG.

18


Trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế, việc xác định thiệt hại do hành
vi vi phạm hợp đồng gây ra là một vấn đề hoàn toàn không đơn giản. Đặc biệt là việc
xác định mức độ khoản lợi đáng lẽ được hưởng nếu bên vi phạm thực hiện đúng nghĩa
vụ của mình. Trong thực tế chưa có pháp luật của một quốc gia nào quy định một
cách cụ thể cách thức để xác định mức độ thiệt hại phải đền bù, mà chỉ quy định
những nguyên tắc mang tính chất chung47. Ví dụ, Luật Thương mại 2005 chỉ quy định
một cách chung chung rằng: số tiền bồi thường thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế,
trực tiếp và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng và số tiền này không thể cao hơn
giá trị tổn thất và khoản lợi đáng lẽ được hưởng48.
Khác với pháp luật Việt Nam, CISG nhấn mạnh về tính “dự liệu” của bên vi
phạm khi ký kết hợp đồng49. “Dự liệu” là việc người vi phạm đã biết hoặc đáng lẽ
phải biết về hậu quả gây tổn thất và số lợi mất hưởng của bên bị vi phạm khi ký kết
hợp đồng. Trong thực tiễn xét xử các thẩm phán, trọng tài thường hay xem xét tính
“dự liệu” này khi xem xét bồi thường thiệt hại.Case study ở phần sau là một ví dụ.
Vấn đề này được pháp luật của Pháp (Điều 1151 Bộ Luật Dân sự ) quy định
khác với pháp luật Việt Nam cũng như của nhiều nước, theo đó phạm vi bồi thường

không bị giới hạn bởi mức thiệt hại được bên vi phạm dự liệu trước khi ký kết hợp
đồng nếu vi phạm là cố ý. Thiết nghĩ để duy trì trật tự kinh doanh thương mại,quy
định của pháp luật Pháp như vậy là hợp lý.
Việc xác định thiệt hại thực tế theo nguyên tắc được thực hiện dựa trên các
yếu tố khách quan như: hàng hóa bị mất mát, hư hỏng, các chi phí để khôi phục lại
tình trạng của hàng hóa…
Ngoài ra, CISG cũng đưa ra phương pháp cụ thể để xác định thiệt hại trong
những trường hợp, những trường hợp này thường hay xảy ra trong thực tiễn mua bán
hàng hóa quốc tế, khi bên bị thiệt hại ký kết hợp đồng mua bán thay thế: người bán
bán hàng cho người khác, còn người mua mua hàng khác để thay thế cho số hàng
đáng lẽ người bán phải giao. Phạm vi bồi thường sẽ là sự chênh lệch giá giữa hợp

47

Giáo trình Luật Hợp đồng Thương mại quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM, 2005, trang 55.
Điều 302 Luật thương mại 2005
49
Điều 74 CISG.
48

19


đồng của các bên và giá của hợp đồng thay thế. Trong trường hợp này nếu người mua
muốn yêu cầu bồi thường mức chênh lệch giữa giá hàng theo hợp đồng cũ với giá
hàng theo hợp đồng thay thế thì hợp đồng thay thế không được ký một cách tùy tiện
mà phải được ký một cách hợp lý sau khi hủy hợp đồng,có nghĩa là phải phù hợp với
thực tiễn thương mại được mọi người công nhận50.
Điều 76 CISG sử dụng phương pháp trừu tượng để xác định thiệt hại trong
trường hợp hủy hợp đồng nhưng bên bị thiệt hại không ký kết hợp đồng thay thế.

Trong trường hợp này, bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường chênh lệch giữa
giá hàng theo hợp đồng với giá thị trường tại thời điểm hủy hợp đồng cùng với mọi
chi phí phát sinh mà họ có quyền đòi theo Điều 74. Tuy nhiên, nếu bên yêu cầu bồi
thường thiệt hại đã tiếp nhận hàng trước khi hủy hợp đồng thì phải áp dụng giá tại
thời điểm tiếp nhận hàng. Nguyên tắc chung được áp dụng để xác định giá thị trường
hiện hành được thể hiện ở chỗ, đó là giá hàng ở nơi mà đáng lẽ hàng hóa phải được
giao, nếu ở đó không có giá hiện hành, thì là giá tại một nơi nào đó mà có thể tham
chiếu một cách hợp lý có tính đến sự chênh lệch do chi phí vận chuyển.
Khi xác định khoản lợi đáng lẽ được hưởng, một vấn đề được đặt ra là thiệt
hại do uy tín bị giảm sút có được coi là khoản lợi đáng lẽ được hưởng và có được bồi
thường hay không. Pháp luật của Việt Nam và pháp luật của nhiều nước không đề
cập đến vấn đề này. Trong thực tiễn thương mại quốc tế, trong nhiều trường hợp thiệt
hại do uy tín bị giảm sút cũng được bồi thường51.
Khi áp dụng các quy định trên sẽ xuất hiện tình huống khi mà bên vi phạm cố
tình không thực hiện nghĩa vụ bởi vì họ thấy rằng việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có
lợi hơn việc thực hiện hợp đồng mặc dù phải chịu bồi thường thiệt hại. Pháp luật của
Việt Nam cũng như các văn bản pháp luật thương mại quốc tế chưa có sự điều chỉnh
vấn đề này. Trong trường hợp này, điều 15 Bô luật Dân sự Liên bang Nga quy định,
nếu người vi phạm nghĩa vụ thu lợi từ việc vi phạm thì người bị vi phạm có quyền
yêu cầu bồi thường,cùng với những thiệt hại khác, khoản lợi đáng lẽ được hưởng
không ít hơn thu nhập nói trên của người vi phạm. Có thể nói rằng đây là một quy
50
51

Điều 75 CISG
Xem : 50 phán quyết Trọng tài quốc tế chọn lọc, NXB Hà Nội, 2002, trang 40.

20



định hết sức mới và hiện nay mới chỉ có trong Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Liên
bang Nga52. Thiết nghĩ, để góp phần bảo đảm trật tự cho hoạt động kinh doanh thương
mại cũng như lưu thông dân sự trong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại Việt Nam
nên xây dựng quy định tương tự Điều 15 Bộ luật Dân sự của Liên bang Nga.
Khi yêu cầu bồi thường thiệt hại, bên bị thiệt hại có nghĩa vụ chứng minh có
sự tổn thất và mức độ tổn thất do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng gây ra. Tuy nhiên không
cần thiết phải chứng minh mức thiệt hại đến độ chính xác của toán học,và nếu có sự
yêu cầu bồi thường thiệt hại, bên vi phạm không thể được miễn trách nhiệm do việc
chứng minh mức độ thiệt hại gặp khó khăn. Trong những trường hợp như vậy tòa án
sẽ giải quyết theo cách nhìn riêng của mình có tính đến thực tiễn xét xử.
Cũng cần lưu ý đối với pháp luật Việt Nam, đó là mối quan hệ giữa phạt hợp
đồng và bồi thường thiệt hại. Với bản chất của hợp đồng,các bên có quyền thỏa thuận
về các hình thức chế tài phù hợp với quy định của pháp luật. Các bên có quyền thỏa
thuận về việc bên vi phạm chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng mà không phải
bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng và vừa phải bồi
thường thiệt hại. Theo Luật Thương mại, trong trường hợp các bên của hợp đồng mua
bán không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại; trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm
có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại53.
4.2 Nghĩa vụ giảm thiểu tổn thất (mitigation of loss)
Khi có sự vi phạm hợp đồng, CISG cũng như pháp luật của hầu hết các nước
đều quy định bên bị thiệt hại có nghĩa vụ phải áp dụng những biện pháp để hạn chế
thiệt hại có thể xảy ra, hay nói cách khác là phải áp dụng những biện pháp hợp lý để
ngăn chặn thiệt hại54. Nếu họ không hành động như vậy thì bên vi phạm hợp đồng có
thể yêu cầu giảm bớt một khoảng tiền bồi thường thiệt hại bằng với mức tổn thất đáng
lẽ đã có thể hạn chế được55.

52

Giáo trình Luật Hợp đồng Thương mại Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM, 2005, trang 56.

Điều 307 Luật Thương mại 2005.
54
Điều 77 CISG, Điều 7.4.8 Nguyên tắc UNIDROIT, Điều 305Luật Thương mại 2005.
55
Điều 77 CISG.
53

21


Bô luật Dân sự 2005 khi quy định về nghĩa vụ hạn chế tổn thất chỉ có một quy
định trong Điều 448 về bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành. Nghĩa vụ ngăn
chặn thiệt hại là nghĩa vụ phải được áp dụng cho tất cả mọi trường hợp khi có hành
vi vi phạm, tuy nhiên quy định của Điều 448 Bộ luật Dân sự có thể làm cho nhiều
người nhầm tưởng rằng, nghĩa vụ hạn chế tổn thất chỉ liên quan đến bồi thường thiệt
hại trong thời hạn bảo hành. Khác với Bộ luật Dân sự 2005, nghĩa vụ hạn chế tổn thất
được quy định trong Luật Thương mại 2005 rõ ràng hơn. Theo Điều 305 Luật Thương
mại Việt Nam, bên đòi bồi thường thiệt hại phải áp dụng những biện pháp được coi
là hợp lý trong trường hợp cụ thể đó để hạn chế tổn thất kể cả khoản lợi đáng lẽ được
hưởng phát sinh từ việc vi phạm hợp đồng. Nếu bên đòi bồi thường không áp dụng
những biện pháp hợp lý nói trên, bên vi phạm hợp đồng có thể yêu cầu giảm mức bồi
thường thiệt hại bằng số tiền đáng lẽ có thể hạn chế được. Có thể nói rằng, quy định
này là sự thể hiện một cách đầy đủ nguyên tắc thiện chí và trung thực trong việc ký
kết và thực hiện hợp đồng.
Các biện pháp có thể được sử dụng nhằm hạn chế tổn thất theo CISG có thể
kể: biện pháp bảo quản hàng hóa của người bán khi người mua chậm chậm nhận hàng
hay không trả tiền hàng (Điều 85); biện pháp bảo quản hàng hóa của người mua đã
nhận hàng hóa mà có ý định dùng quyền từ chối không nhận hàng (Điều 86); Giao
hàng vào kho của người thứ ba khi người bán hay người mua được áp dụng biện pháp
bảo quản hàng hóa được quy định tại Điều 85, Điều 85 (Xem Điều 87); bán hàng hóa

mau hỏng khi hàng hóa đó do mình đang bảo quản theo Điều 85,hay Điều 86; mua
hàng khác thay thế với giá hợp lý (Xem Điều 75)
Có thể nói rằng, quy định của CISG và của luật Thương mại Việt Nam thể
hiện được thực tiễn hoạt động thương mại và việc áp dụng chúng phù hợp với quyền
lợi chung của tất cả các chủ thể tham gia hoạt động thương mại quốc tế.
Trong thực tiễn hoạt động thương mại nói chung sẽ xuất hiện hai vấn đề liên
quan đến việc áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất:
- Thứ nhất, nếu vi phạm hợp đồng là cố ý thì bên bồi thường có quyến viện
dẫn đến việc bên bị thiệt hại không áp dụng những biện pháp hợp lý để hạn chế thiệt
hại hay không. Nếu xem xét kỹ sự thể hiện nguyên tắc trung thực, thiện chí trong việc

22


ký kết và thực hiện hợp đồng của pháp luật nhiều nước và CISG thì có thể thấy
rằng,trong trường hợp cố ý vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm không thể viện dẫn
đến việc bên bị vi phạm đã không áp dụng các biện pháp ngăn chặn thiệt hại. Còn
trong Bộ luật Dân sự và luật Thương mại 2005 thì vấn đề này khó có thể tìm được lới
giải thích, bởi vì có rất ít quy định cho phép phân biệt được hậu quả pháp lý của hai
loại lỗi cố ý và vô ý (Điều 308 Bộ luật Dân sự 2005).
- Thứ hai, nếu bên bồi thường đã áp dụng những biện pháp nhằm mục đích
hạn chế thiệt hại, nhưng không những thiệt hại không được hạn chế mà còn lớn hơn.
Trong trường hợp này thiệt hại phát sinh do bên đòi bồi thường áp dụng các biện pháp
mà theo họ, nhằm hạn chế tổ thất sẽ không được bồi thường, bởi vì những biện pháp
đó theo quy định của Điều 448 Bộ luật Dân sự, Điều 305 Luật Thương mại , Điều 77
CISG không thể được coi là những biện pháp hợp lý.
5. CASE STUDIES
Các quy định trong CISG nói chung trong đó có các quy định về nghĩa vụ của
người mua không phải lúc nào cũng rõ ràng để làm rõ nghĩa vụ của các bên, mà trong
đó vẫn còn nhiều quy định mang tính nguyên tắc chung,mang tính mở, tính mềm dẻo.

Điều này có thể chúng minh qua một số ví dụ: cách xác định thế nào là vi phạm cơ
bản, cách tính bồi thường thiệt hại, thế nào là thời gian kiểm hàng hợp lý…Vì vậy
trong thực tế xét xử các thẩm phán,trọng tài có quyền “sáng tạo ra pháp luật”trên cơ
sở sự hiểu biết của mình cùng với án lệ để phân xử. Chính vì vậy các phán quyết của
tòa án hay trọng tài nhiều khi khó dự đoán. Thực tế do tính chất quốc tế của hợp đồng
mà hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế rất dễ xay ra tranh chấp hơn hợp đồng mua
bán nội địa. Do vậy,việc nghiên cứu án lệ có ý nghĩa giúp cho các bên có thể hình
dung được phần nào phán quyết của tòa án hay trọng tài nếu chẳng mai hợp đồng có
tranh chấp. Đối với các luật sự tư vấn hợp đồng nghiên cứu này giúp tư vấn hợp đồng
ngoại thương cho thân chủ của mình hiệu quả hơn. Việc nghiên cứu án lệ có các lợi
ích sau:
-

Thấy được thực tế vận dụng các quy định của CISG.

-

Dự đoán trước các quyết của tòa án hay trọng tài về từng vấn đề tranh chấp.

23


×