Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

DẦU MỎ VÀ SẢN PHẨM DẦU MỎ – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ KHỐI LƯỢNG RIÊNG TƯƠNG ĐỐI CỦA CHẤT LỎNG BẰNG MÁY ĐO KHỐI LƯỢNG RIÊNG HIỆN SỐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.57 KB, 16 trang )

TCCS

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

TCCS 35 : 2009/PVN
Xuất bản lần 1

DẦU MỎ VÀ SẢN PHẨM DẦU MỎ –
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG
VÀ KHỐI LƯỢNG RIÊNG TƯƠNG ĐỐI CỦA CHẤT LỎNG
BẰNG MÁY ĐO KHỐI LƯỢNG RIÊNG HIỆN SỐ
Petroleum and petroleum products –
Standard test method for density and relative density of liquids by digital density meter

HÀ NỘI – 2009



TCCS 35 : 2009/PVN
Mục lục
Trang
Lời nói đầu ................................................................................................................................................4
1 Phạm vi áp dụng .................................................................................................................................5
2 Tài liệu viện dẫn ..................................................................................................................................5
3 Thuật ngữ............................................................................................................................................6
4 Tóm tắt phương pháp .........................................................................................................................6
5 Ý nghĩa và sử dụng .............................................................................................................................6
6 Thiết bị.................................................................................................................................................6
7 Dụng cụ và thuốc thử ..........................................................................................................................7
8 Lấy mẫu, các mẫu thử.........................................................................................................................7
9 Chuẩn bị thiết bị ..................................................................................................................................8


10 Hiệu chuẩn thiết bị...............................................................................................................................8
11 Quy trình đo.......................................................................................................................................10
12 Tính toán kết quả ..............................................................................................................................11
13 Báo cáo kết quả ................................................................................................................................11
14 Độ chụm và độ lệch...........................................................................................................................12
Phụ lục A.................................................................................................................................................14
Tài liệu tham khảo...................................................................................................................................15

3


TCCS 35 : 2009/PVN

Lời nói đầu
TCCS 35 : 2009/PVN được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu
chuẩn ASTM D4052–02, Standard test method for density and
relative density of liquids by digital density meter.
TCCS 35 : 2009/PVN do Viện Dầu khí Việt Nam biên soạn và được
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam công bố.

4


TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

TCCS 35 : 2009/PVN

Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ –
Phương pháp xác định khối lượng riêng và khối lượng riêng
tương đối của chất lỏng bằng máy đo khối lượng riêng hiện số

Petroleum and petroleum products –
Standard test method for density and relative density of liquids by digital density meter

1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này áp dụng để xác định khối lượng riêng và khối lượng riêng tương đối của những
phần cất dầu mỏ và dầu nhớt có trạng thái lỏng ở nhiệt độ thử trong khoảng từ 15 oC đến 35 oC.
Phương pháp này giới hạn cho các chất lỏng có áp suất hơi dưới 600 mmHg (80 kPa) và có độ nhớt
dưới 15 000 cSt (15 000 mm2/s) ở nhiệt độ thử.
1.2 Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các mẫu quá tối màu vì không thấy được chính xác trong mẫu
có bọt khí hay không. Để xác định khối lượng riêng của các mẫu dầu thô thì dùng phương pháp
ASTM D5002.
1.3 Đơn vị được dùng đo của khối lượng riêng là gam trên mililit (g/mL) hoặc kilogam trên met khối
(kg/m3).

2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi
năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp
dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi (nếu có).
TCVN 6777 : 2000 (ASTM 4057), Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ. Phương pháp lấy mẫu thủ công.
ASTM D1193, Specification for reagent water.
ASTM D1250, Guide for petroleum measurement tables.
ASTM D4177, Practice for automatic sampling of petroleum and petroleum products.
ASTM D4377, Test method for water in crude oils by potentiometric Karl Fischer titration.
ASTM D5002, Test method for density and relative density of crude oils by digital density analyzer.
5


TCCS 35 : 2009/PVN
3 Thuật ngữ
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1
Khối lượng riêng (density)
Khối lượng trên một đơn vị thể tích ở một nhiệt độ xác định.
3.2
Khối lượng riêng tương đối (relative density) – tỷ trọng
Là tỷ số của khối lượng riêng của một chất ở nhiệt độ cho trước so với khối lượng riêng của nước ở
nhiệt độ cho trước.

4 Tóm tắt phương pháp
Đưa một lượng nhỏ mẫu lỏng (khoảng 0,7 mL) vào trong ống mẫu dao động và sự thay đổi tần số dao
động gây ra bởi sự thay đổi khối lượng ống mẫu được sử dụng phối hợp với số hiệu chuẩn để đo khối
lượng riêng của mẫu.

5 Ý nghĩa và sử dụng
5.1 Khối lượng riêng là một tính chất vật lý cơ bản, có thể được dùng phối hợp với những tính chất
khác để mô tả đặc tính của các phân đoạn nặng và phân đoạn nhẹ của dầu mỏ và các sản phẩm
dầu mỏ.
5.2 Việc xác định khối lượng riêng và khối lượng riêng tương đối của dầu mỏ và các sản phẩm của
nó là cần thiết để chuyển đổi thể tích đo được về thể tích ở nhiệt độ chuẩn là 15 oC.

6 Thiết bị
6.1 Máy xác định khối lượng riêng hiện số: là máy phân tích gồm có ống mẫu dao động hình chữ U
và hệ thống kích thích điện tử, bộ đếm tần số và màn hiện số. Máy phân tích phải đảm bảo đo được
chính xác nhiệt độ của mẫu trong suốt quá trình đo hoặc phải kiểm soát được nhiệt độ của mẫu như
mô tả trong mục 6.2. Thiết bị đo phải có khả năng đáp ứng được các yêu cầu về độ chính xác được
mô tả trong tiêu chuẩn này.
6.2 Bể ổn nhiệt tuần hoàn (không bắt buộc): có khả năng duy trì nhiệt độ của chất lỏng tuần hoàn ổn
định trong khoảng ± 0,05 oC của nhiệt độ cần đo. Bộ phận kiểm soát nhiệt độ có thể được duy trì như
là một phần của thiết bị đo khối lượng riêng.
6.3 Xylanh: có thể tích ít nhất là 2 mL có đầu kim phù hợp với đầu vào của ống dao động.

6.4 Thiết bị nén hoặc thổi không khí: được dùng tùy theo việc đưa mẫu vào trong máy phân tích khối
lượng riêng bằng cách bơm hay hút.
6


TCCS 35 : 2009/PVN
6.5 Nhiệt kế: được hiệu chuẩn và có thang chia đến 0,1 oC, và nhiệt kế phải được gắn tiếp xúc với bộ
phận cài đặt và quan sát nhiệt độ thử. Khi hiệu chuẩn nhiệt kế, điểm băng phải được ước lượng chính
xác đến 0,05 oC.

7 Dụng cụ và thuốc thử
7.1 Độ tinh khiết của thuốc thử
Các hóa chất loại tinh khiết hóa học được sử dụng trong tất cả các thử nghiệm.Trừ khi có các quy định
khác, tất cả các thuốc thử phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật của Ủy ban thuốc thử phân tích của Hội
hóa chất Hoa Kỳ, nơi đưa ra các yêu cầu kỹ thuật. Các loại hóa chất khác có thể được sử dụng, nếu
chứng minh là thuốc thử có độ tinh khiết đủ cao, cho phép sử dụng mà không làm giảm độ chính xác
của việc xác định.
7.2 Độ tinh khiết của nước
Trừ khi có quy định khác, nước được xem là nước thuốc thử phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật
ASTM D1193, loại II.
7.3 Nước cất 2 lần, mới đun sôi và để nguội được sử dụng làm chất chuẩn ban đầu.
7.4 Naphta dầu mỏ, dùng để đẩy các mẫu dầu nhớt ra khỏi ống mẫu.
CẢNH BÁO: Dễ cháy.

7.5 Axeton, dùng để đẩy và làm khô ống mẫu.
CẢNH BÁO: Dễ cháy.

7.6 Không khí khô, dùng để thổi ống dao động.

8 Lấy mẫu, các mẫu thử

8.1 Lấy mẫu được định nghĩa là thực hiện theo các bước cần thiết để có được mẫu đại diện của bất
kỳ đường ống, bể chứa hoặc các hệ thống khác, và đưa mẫu vào bình chứa mẫu thử dùng cho phòng
thí nghiệm. Bình chứa mẫu thử phòng thí nghiệm và lượng mẫu phải có đủ để trộn đều mẫu và có
được một mẫu đồng nhất cho việc phân tích.
8.2 Mẫu phòng thí nghiệm: chỉ sử dụng các mẫu đại diện có được khi lấy mẫu theo hướng dẫn của
phương pháp TCVN 6777 hoặc ASTM D4177 cho phương pháp thử nghiệm này.
8.3 Mẫu thử: một phần hoặc một lượng mẫu lấy từ mẫu phòng thí nghiệm và đưa vào ống mẫu của
máy đo khối lượng riêng. Mẫu thử này được lấy như sau:
8.3.1 Trộn mẫu để đạt yêu cầu đồng nhất. Việc trộn mẫu có thể làm như mô tả trong phương pháp
ASTM D4177 (mục 11) hoặc theo phương pháp ASTM D4377 (A.1). Việc trộn mẫu ở nhiệt độ phòng
trong bình chứa hở có thể làm mất đi phần nhẹ dễ bay hơi, vì thế phải trộn trong các bình kín chịu áp
hoặc ở nhiệt độ thấp hơn môi trường.
7


TCCS 35 : 2009/PVN
8.3.2 Dùng một xylanh thích hợp để rút mẫu thử từ mẫu phòng thí nghiệm đã được trộn đều đúng
cách. Hoặc nếu có một máy đo khối lượng riêng thích hợp và sử dụng ống nối, mẫu thử có thể được
đưa trực tiếp vào ống mẫu từ bình trộn.

9 Chuẩn bị thiết bị
Bật máy và bể ổn nhiệt theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Điều chỉnh bộ phận kiểm soát nhiệt độ ở bên
trong máy hay nhiệt độ bể để đạt được và duy trì nhiệt độ thử mong muốn trong buồng mẫu của máy
phân tích. Hiệu chuẩn thiết bị ở cùng nhiệt độ với nhiệt độ đo khối lượng riêng của mẫu.
CHÚ Ý: Việc đặt và kiểm soát nhiệt độ thử trong ống mẫu là đặc biệt quan trọng. Khi sai số 0,1 oC có thể làm kết quả khối
lượng riêng thay đổi 0,000 1 đơn vị.

10 Hiệu chuẩn thiết bị
10.1 Hiệu chuẩn thiết bị khi mới lắp đặt và khi thay đổi nhiệt độ thử. Sau đó tiến hành kiểm tra hiệu
chuẩn theo chu kỳ hàng tuần khi thử nghiệm hàng ngày.

10.2 Hiệu chuẩn ban đầu hoặc hiệu chuẩn sau khi thay đổi nhiệt độ thử, cần tính toán giá trị hằng số A
và B từ chu kỳ dao động (T) quan sát được khi buồng chứa không khí và nước cất hai lần, mới sôi, để
nguội. Các chất chuẩn khác như n–nonan, n–tridecan, xyclohexan và n–hexadecan (áp dụng đối với
nhiệt độ cao) cũng có thể được sử dụng.
10.2.1 Trong khi quan sát chu kỳ dao động T trên màn hình, phun rửa ống mẫu với naphtha dầu mỏ,
tiếp theo là với axeton và làm khô bằng không khí khô. Không khí ẩm và bẩn có thể ảnh hưởng đến
hiệu chuẩn. Khi các điều kiện như vậy tồn tại trong phòng thí nghiệm, phải cho không khí dùng để hiệu
chuẩn đi qua ống làm khô và làm sạch thích hợp. Hơn nữa, cần nút đầu vào và đầu ra của ống chữ U
trong suốt quá trình đo không khí hiệu chuẩn để tránh không khí ẩm xâm nhập.
10.2.2 Để không khí khô trong ống chữ U đạt cân bằng nhiệt với nhiệt độ thử và ghi lại giá trị T của
không khí.
10.2.3 Dùng xylanh cho vào một lượng nhỏ (khoảng 0,7 mL) nước cất hai lần mới sôi để nguội vào
trong ống mẫu bằng cách cho vào đầu vào nhánh bên dưới của ống mẫu. Phần mẫu thử phải đồng
nhất và không có bất kỳ một bọt khí nhỏ nhất nào. Ống mẫu không cần phải đầy hoàn toàn vì mặt
khum chất lỏng nằm ngoài điểm treo. Để chỉ số của màn hình hiện số đạt giá trị ổn định và ghi giá trị T
đối với nước.
10.2.4 Tính toán khối lượng riêng của không khí theo gam trên mililit (g/mL) ở nhiệt độ của phép thử
sử dụng phương trình sau:
d kk = 0,001 293 × (273,15/T) × (P/760)
trong đó:
T là nhiệt độ nhiệt động học (nhiệt độ tuyệt đối), tính bằng kenvin (K);
P là áp suất khí quyển, tính bằng torr (Torr).
8

(1)


TCCS 35 : 2009/PVN
10.2.5 Xác định khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ của phép thử tham khảo Bảng 1.
10.2.6 Sử dụng giá trị T quan sát được và giá trị tra được đối với nước và không khí, tính toán giá trị

của hằng số A và B dùng các phương trình sau:
A = (Tn2 – Tkk2)/ (dn–dkk)

(2)

B = Tkk2 –(A × dkk)

(3)

trong đó:
Tn là chu kỳ quan sát của ống dao động đối với khoang chứa nước;
Tkk là chu kỳ quan sát của ống dao động đối với khoang chứa không khí;
dn là khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ thử, tính bằng gam trên mililit (g/mL);
dkk là khối lượng riêng của không khí ở nhiệt độ thử, tính bằng gam trên mililit (g/mL).
Hoặc có thể sử dụng giá trị T và d đối với các chất lỏng đối chứng khác nếu sử dụng.
10.2.7 Nếu thiết bị được trang bị để tính toán khối lượng riêng từ A, B và T của mẫu, thì nhập số liệu
hằng số vào trong bộ nhớ của thiết bị theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
10.2.8 Kiểm tra hiệu chuẩn và điều chỉnh nếu cần thiết bằng cách thực hiện kiểm tra hiệu chuẩn hàng
ngày như mô tả trong mục 10.3.
10.2.9 Để hiệu chuẩn thiết bị hiển thị khối lượng riêng tương đối thì khối lương riêng của mẫu ở nhiệt
độ đã cho được quy về khối lượng riêng của nước ở cùng nhiệt độ, theo các mục 10.2.1 đến 10.2.7,
nhưng thay 1,000 cho dn trong phần công thức tính toán được mô tả trong mục 10.2.6
10.3 Hàng tuần có thể cần phải hiệu chỉnh giá trị hằng số A và B, mà không cần lặp lại quy trình hiệu
chuẩn. Sự thay đổi trong hiệu chuẩn thường được quy cho chất lắng đọng trong ống mẫu đã không
được loại bỏ bằng quy trình rửa hàng ngày. Mặc dù điều kiện này có thể được bù đắp bằng việc điều
chỉnh giá trị A và B, nhưng tốt hơn là nên rửa sạch ống bằng dung dịch axit cromic ấm mỗi khi hiệu
chỉnh chính. Dung dịch axit cromic là tác nhân tẩy rửa hiệu quả nhất, tuy nhiên các chất lỏng tẩy rửa có
hoạt tính bề mặt cũng rất tốt.
CẢNH BÁO: Nguyên nhân cháy rất mãnh liệt. Chất sinh ung thư.


10.3.1 Rửa và làm khô ống mẫu như được mô tả trong mục 10.2.1 và để cho màn hình hiển thị số đo
ổn định. Nếu số đo không đúng với khối lượng riêng của không khí ở nhiệt độ thử, lặp lại quy trình rửa
hoặc điều chỉnh lại giá trị hằng số B bắt đầu với chữ số thập phân cuối cùng đến khi được số đo khối
lượng riêng đúng.
10.3.2 Sau khi điều chỉnh hằng số B như trong mục 10.3.1, tiếp tục hiệu chuẩn lại bằng cách đưa nước
cất hai lần, mới đun sôi, để nguội vào trong ống mẫu như mô tả trong mục 10.2.3 và để cho số đo ổn
định. Nếu thiết bị cần hiệu chuẩn để đo khối lượng riêng, thì điều chỉnh số đo của nước về giá trị đúng
ở nhiệt độ thử (theo Bảng 1) bằng cách thay đổi hằng số A, bắt đầu với chữ số thập phân cuối. Nếu
9


TCCS 35 : 2009/PVN
thiết bị được hiệu chuẩn để đo tỷ trọng (khối lượng riêng tương đối), thì điều chỉnh số đo của nước đến
giá trị 1,000 0.
10.4 Một số loại máy được thiết kế chỉ hiển thị tần số dao động T và giá trị hiệu chuẩn cần phải tính giá
trị hằng số máy K, nó dùng để tính khối lượng riêng và khối lượng riêng tương đối từ những giá trị dữ
liệu nhận được.
10.4.1 Thổi rửa và làm khô ống mẫu như mô tả trong mục 10.2.1 và để cho giá trị hiển thị đạt ổn định.
Ghi lại giá trị T cho không khí.
10.4.2 Dùng nước cất hai lần, mới sôi và để nguội cho vào trong ống mẫu như mô tả trong mục 10.2.3,
chờ đến khi giá trị hiển thị đạt ổn định. Ghi lại giá trị T cho nước.
10.4.3 Dùng giá trị T vừa nhận được và tham khảo giá trị của nước và không khí (mục 10.2.4 và
10.2.5), tính toán hằng số K của máy dùng phương trình sau:
Đối với khối lượng riêng:
K1 = (dn–dkk)/(Tn2–Tkk2)

(4)

Đối với khối lượng riêng tương đối:
K1 = (1,000–dkk)/(Tn2–Tkk2)


(5)

trong đó:
Tn là chu kỳ quan sát của ống dao động đối với khoang chứa nước;
Tkk là chu kỳ quan sát của ống dao động đối với khoang chứa không khí;
dn là khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ thử, tính bằng gam trên mililit (g/mL);
dkk là khối lượng riêng của không khí ở nhiệt độ thử, tính bằng gam trên mililit (g/mL).

11 Quy trình đo
11.1 Dùng xylanh phù hợp cho một lượng nhỏ mẫu (khoảng 0,7 mL) vào trong ống mẫu sạch, khô của
thiết bị .
11.2 Mẫu cũng có thể đưa vào nhờ sifon. Cắm ống mao quản TFE–florocacbon vào đầu vào phía dưới
của ống mẫu. Dìm đầu kia của mao quản vào mẫu và hút đầu vào trên sử dụng xylanh hay đường
chân không đến khi ống mẫu được nạp đầy.
11.3 Bật công tắc đèn chiếu sáng và kiểm tra ống mẫu thật kỹ không để bọt khí trong ống mẫu và mẫu
phải được bơm đầy đến ngoài điểm treo ở bên phải. Mẫu phải đồng nhất và không có bọt khí nhỏ.
GHI CHÚ: Nếu mẫu đo quá tối màu để có thể xác định không có bọt khí một cách chắc chắn, khối lượng riêng không thể đo
được trong giới hạn độ chính xác đã nêu của mục 14.

11.4 Tắt đèn chiếu sáng ngay sau khi bơm mẫu vì nhiệt sinh ra có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ đo.

10


TCCS 35 : 2009/PVN
11.5 Sau khi thiết bị hiển thị số đo ổn định tới bốn chữ số có nghĩa cho khối lượng riêng và năm chữ số
đối với giá trị T, có nghĩa là đã đạt được cân bằng nhiệt độ, ghi lại khối lượng riêng hoặc giá trị T.

12 Tính toán kết quả

12.1 Máy đo khối lượng riêng có tính toán – Giá trị ghi là kết quả cuối cùng hoặc là khối lượng riêng
được đo bằng gam trên mililit (g/mL), kilogam trên met khối (kg/m3) hoặc là khối lượng riêng tương đối.
CHÚ Ý: kg/m3 = 1 000 × g/mL.

12.2 Máy đo khối lượng riêng không có tính toán – Dùng giá trị T cho mẫu và giá trị T cho nước và
hằng số máy đo được ở 10.4.3 để tính toán khối lượng riêng và khối lượng riêng tương đối dùng
phương trình (6) và phương trình (7). Thực hiện tất cả tính toán đến 6 chữ số có nghĩa và làm tròn đến
4 chữ số.
Đối với khối lượng riêng:
Khối lượng riêng, g/mL (kg/dm3) ở t = dn+K1 x(Tm2–Tn2)

(6)

Đối với khối lượng riêng tương đối:
Khối lượng riêng tương đối, t/t = 1+K2 x(Tm2–Tn2)

(7)

trong đó:
Tn là chu kỳ quan sát của ống dao động đối với khoang chứa nước;
Tm là chu kỳ quan sát của ống dao động đối với khoang chứa mẫu;
dn là khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ thử, tính bằng gam trên mililit (g/mL);
K1 là hằng số máy đối với khối lượng riêng;
K2 là hằng số máy đối với khối lượng riêng tương đối;
T là nhiệt độ thử, tính bằng độ Celsius (oC).
12.3 Nếu cần chuyển đổi kết quả thu được từ sử dụng máy đo khối lượng riêng về khối lượng riêng và
khối lượng riêng tương đối ở nhiệt độ khác, hướng dẫn ASTM D1250 có thể dùng chỉ khi hệ số giãn nở
thủy tinh đã được loại trừ.

13 Báo cáo kết quả

13.1 Trong báo cáo khối lượng riêng, ghi nhiệt độ thử và đơn vị.
VÍ DỤ: khối lượng riêng ở 20 oC bằng 0,876 5 g/mL hoặc 876,5 kg/m3.

13.2 Trong báo cáo khối lượng riêng tương đối, ghi cả nhiệt độ thử và nhiệt độ quy chiếu nhưng không
ghi đơn vị.
VÍ DỤ: khối lượng riêng tương đối: 20/20 oC = 0, xxx x.

11


TCCS 35 : 2009/PVN
13.3 Báo cáo kết quả cuối cùng với bốn chữ số thập phân.

14 Độ chụm và độ lệch
14.1 Độ chụm của phương pháp này có được từ số liệu thống kê các kết quả thử nghiệm liên phòng
thí nghiệm ở nhiệt độ thử 15 oC và 20 oC như sau:
14.1.1 Độ lặp lại: Sự khác nhau giữa các kết quả liên tiếp do cùng một thí nghiệm viên thực hiện trên
cùng một thiết bị và điều kiện làm việc không đổi, trên cùng vật liệu thử nghiệm, xét trong một thời gian
dài, trong điều kiện vận hành đúng và bình thường theo phương pháp thử nghiệm, chỉ cho phép một
trong 20 trường hợp kết quả vượt quá giá trị sau:
Khoảng, g/mL

Độ lặp lại, g/mL

0,68 – 0,97

0,000 1

14.1.2 Độ tái lập: Sự khác nhau giữa 2 kết quả độc lập và riêng rẽ do các thí nghiệm viên khác nhau
thực hiện trong các phòng thí nghiệm khác nhau trên cùng một vật liệu thử nghiệm, xét trong thời gian

dài, trong điều kiện vận hành đúng và bình thường theo phương pháp thử nghiệm, chỉ cho phép một
trong 20 trường hợp kết quả vượt quá giá trị sau:
Khoảng, g/mL

Độ tái lập, g/mL

0,68 – 0,97

0,000 5

14.2 Độ lệch: Từ những kiến nghị của các tài liệu đã được nghiên cứu trước đây, một nghiên cứu
được thực hiện cho thấy có sự hiện diện của độ lệch giữa các giá trị khối lượng riêng đã biết của mẫu
chuẩn và những giá trị xác định được bằng phương pháp này trên cùng một mẫu chuẩn. Hàng loạt các
nghiên cứu về độ lệch đã được thực hiện trên 15 phòng thí nghiệm, mỗi phép phân tích 4 mẫu chuẩn
với giá trị khối lượng riêng đã biết, được công nhận bởi tổ chức Netherlands Meet Instituut (NMI), gồm
các khối lượng riêng trong khoảng từ 747 kg/m 3 đến 927 kg/m3 ở 20 oC, với độ nhớt khoảng
từ 1 mPa.s đến 5 mPa.s (cũng ở 20 oC). Nghiên cứu này được dẫn chứng trong tài liệu ASTM
Research Report RR–D02–1387. Phương pháp này có độ lệch lên đến 0,6 kg/m3 (0,000 6 g/mL) nên
người sử dụng phải quan tâm đến kết quả được xác định theo phương pháp này.

12


TCCS 35 : 2009/PVN
Bảng 1 – Khối lượng riêng của nước
Đơn vị tính bằng gam trên mililit

Nhiệt độ

Khối lượng

riêng

Nhiệt độ

Khối lượng
riêng

Nhiệt độ

Khối lượng
riêng

0,0

0,999 840

21,0

0,997 991

40,0

0,992 212

3,0

0,999 964

22,0


0,997 769

45,0

0,990 208

4,0

0,999 972

23,0

0,997 537

50,0

0,988 030

5,0

0,999 964

24,0

0,997 295

55,0

0,985 688


10,0

0,999 699

25,0

0,997 043

60,0

0,983 191

15,0

0,999 099

26,0

0,996 782

65,0

0,980 546

15,6

0,999 012

27,0


0,996 511

70,0

0,977 759

16,0

0,998 943

28,0

0,996 231

75,0

0,974 837

17,0

0,998 774

29,0

0,995 943

80,0

0,971 785


18,0

0,998 595

30,0

0,995 645

85,0

0,968 606

19,0

0,998 404

35,0

0,994 029

90,0

0,965 305

20,0

0,998 203

37,8


0,993 042

100,0

0,958 345

____________________________

13


TCCS 35 : 2009/PVN
Phụ lục A
(Tham khảo)
Các kết quả thực nghiệm
Bảng A.1 – Kết quả đo
Tên
mẫu

1

2

3

Lần đo

Khối lượng riêng ở 15 oC
g/mL


1

0,768 3

2

0,768 3

3

0,768 4

4

0,768 4

5

0,768 4

Trung bình

0,768 4

1

0,845 6

2


0,845 6

3

0,845 7

4

0,845 7

5

0,845 7

Trung bình

0,845 7

1

0,892 1

2

0,892 2

3

0,892 1


4

0,892 2

5

0,892 2

Trung bình

0,892 2

Chênh lệch
lớn nhất, rmax

Độ lặp cho phép

0,000 1

0,000 1





0,000 1

0,000 1






0,000 1

0,000 1





Bảng A.2 – Kết quả kiểm tra đối chứng
Tên
mẫu

14

Khối lượng riêng ở 15 oC
g/mL

Độ tái lập, R

Độ tái lặp cho phép

Viện Dầu khí

Trung tâm 3

1


0,768 4

0,768 7

0,000 3

0,000 5

2

0,845 7

0,845 4

0,000 3

0,000 5

3

0,892 2

0,891 8

0,000 4

0,000 5


TCCS 35 : 2009/PVN

Tài liệu tham khảo
[1]

ASTM D4052–96(02), Standard test method for density and relative density of liquid by digital

density.
[2]

Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy đo khối lượng riêng hiện số PAAR – DMA 45.

_________________________

15




×