Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Kế hoạch chuyên môn năm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.2 KB, 10 trang )

PHÒNG GD&ĐT GIÁ RAI
TRƯỜNG THCS TÂN
THẠNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tân Thạnh, ngày 10 tháng 9 năm 2015

Số: …../KH-THCSTT

KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2015 - 2016
Căn cứ vào công văn 523/PGD-ĐT ngày 11/9/2015 về việc hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 của PGD-ĐT Giá Rai;
Căn cứ phương hướng nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 của Trường THCS
Tân Thạnh;
Bộ phận chuyên môn Trường THCS Tân Thạnh xây dựng phương hướng
nhiệm vụ năm học 2015-2016 như sau:
I. CHỦ ĐỀ NĂM HỌC 2015 – 2016
Trên cơ sở chủ đề năm học 2015-2016 của Phòng Giáo dục – Đào tạo là:
“Cách làm mới – hiệu quả mới, Dạy thật – học thật để đạt được mục đích Dạy tốt
– Học tốt”; mỗi CBQL-GV-NV phải quán triệt sâu sắc với 04 phương châm “Chủ
động và sáng tạo – Sâu sát và đồng bộ - Toàn diện và có trọng tâm – Cụ thể thiết
thực và có trách nhiệm hơn”.
Trường THCS Tân Thạnh xác định chủ đề năm học 2015-2016 là “Tiếp tục
đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong học tập, giảng dạy và quản lý nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục”.
II. KẾ HOẠCH NĂM HỌC
1. Công tác Quản lí:
1.1.Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và ĐDDH:
- Chọn cử giáo viên làm công tác Thư viện, Thiết bị phù hợp, tổ chức cho dự


các lớp tập huấn chuyên môn do ngành tổ chức.
- Tổ chức tốt hoạt động của Thư viện, Thiết bị.
- Hoàn chỉnh các loại hồ sơ sổ sách như quy định; kịp thời cập nhật các loại tài
sản, trang thiết bị ĐDDH, các loại sách, báo và sổ theo dõi.
- Kịp thời tổ chức cho GV mượn ĐDDH khi lên lớp, mượn sách tham khảo,
sách giáo khoa, tổ chức tốt cho học sinh con gia đình nghèo, cận nghèo được
mượn sgk; bảo quản tốt các loại tài sản, trang thiết bị ĐDDH, hạn chế thấp nhất sự
thất thoát, hư hỏng.
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng tài sản, tổ chức kiểm kê định kỳ theo quy
định, kịp thời tu bổ và lập biên bản thanh lý khi phát hiện thiết bị ĐDDH không
còn giá trị tiếp tục sử dụng.
- Quán triệt nội quy giữ gìn tài sản nhà trường trong học sinh.
1


-Tiếp tục lập tờ trình xin cấp trên đầu tư xây dựng các công trình phụ, san lấp
ao, nhà vệ sinh học sinh, đáp ứng cho việc dạy và học. Tiếp tục phát huy phong
trào trồng và chăm sóc cây xanh giữ gìn trường lớp xanh – sạch – đẹp.
1.2.Quản lý các hoạt đông dạy và học:
- Các hoạt đông dạy và học thực hiện theo phân phối chương trình của trường.
- Các quy định nề nếp chuyên môn của Sở, Phòng và của Trường.
- Thực hiện tốt cuộc vận động hai không với 4 nội dung của ngành đặc biệt
không còn hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp, học sinh không đủ điều kiện được
lên lớp.
- Đổi mới phương pháp dạy học gắn với sử dụng thiết bị ĐDDH trên cơ sở bám
sát yêu cầu của bộ môn về kiến thức, kỹ năng và nội dung sách giáo khoa; tạo điều
kiện cần thiết và yêu cầu giáo viên chủ động vận dụng các PPDH tích cực nhằm
phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập của học sinh. Khắc phục khó khăn về
CSVC và thiết bị dạy học để đảm bảo thực hiện đủ các bài thí nghiệm, thực hành
theo quy định trong chương trình và SGK.

- Tiếp tục đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, phân cấp quản lý, khung ra đề
kiểm tra theo quy định của Sở GD&ĐT.
- Thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ đồng thời đánh giá rút kinh
nghiệm một cách khách quan có tác dụng nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học,
từng bước nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên.
- Nâng cao chất lượng đại trà, tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm một cách
chính xác, khách quan làm cơ sở phân loại trình độ học lực của học sinh, từ đó có
kế hoạch, biện pháp tổ chức dạy học học cho phù hợp với từng nhóm đối tượng
học sinh, xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém, bồi dưỡng học sinh khá,
giỏi một cách sát hợp.
- Tăng cường giáo dục đạo đức học sinh thông qua giảng dạy chính khóa kết
hợp với hoạt động GDNGLL; kết hợp chặt chẽ giữa công tác chủ nhiệm với hoạt
động Đoàn – Đội ; thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh và phối hợp giáo
dục học sinh có hiệu quả.
- Hạn chế việc học sinh lưu ban dưới 5%, bỏ học dưới 1%.
1.3.Quản lý các hoạt động ngoại khoá:
Hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài gời lên lớp là một động lực, là một phần
bổ sung cho hoạt động chính khóa, là cơ sở giúp học sinh nâng khả năng thích ứng
và hòa nhập. Các phương pháp, biện pháp, kế hoạch GDNGLL phải có tính mục
tiêu, tính phong phú đa dạng và thời sự tạo được động lực giúp học sinh tham gia
một cách chủ động.
Trong năm học 2015-2016 hoạt động GDNGLL tập trung tham gia vào những
hoạt động cơ bản sau:

2


- Tổ chức cho học sinh thực hành máy tính casio trong giờ học chính khóa và
ngoại khóa ; tổ chức bồi dưỡng giải toán bằng máy tính casio cho học sinh lớp 8 và
lớp 9.

- Thực hiện có hiệu quả kế hoạch hoạt động NGLL.
- Tuyên truyền giáo dục về phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội, xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh.
- Tổ chức giáo dục ATGT theo nội dung hướng dẫn của BGD&ĐT (tháng 9).
- Tổ chức giáo dục an toàn lao động, an toàn điện.
- Tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất ngôi nhà chung,
triển khai chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, chống hiện tượng Hiệu ứng nhà
kính, hiện tượng ấm dần lên của Trái Đất.
- Thực hiện có hiệu quả biện pháp đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm.
- Đảm bảo an toàn tính mạng cho CB – GV và HS đảm bảo môi trường xanh –
sạch – đẹp và an toàn.
- Kết hợp với Trạm Y tế xã tổ chức tuyên truyền phòng chống một số dịch bệnh
trên người như: HIV/AIDS, sốt rét, sốt xuất huyết, Cúm A(H1N1), dịch cúm gia
cầm, lở mồm long móng, tay chân miệng…
- Tổ chức các buổi nói chuyện nhân các ngày lễ lớn trong năm như: Sự Tích tết
Trung Thu 15/7(âm lịch), Truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; lịch sử
Đảng Cộng Sản Việt Nam 3/2; lịch sử ngày thành lập Đoàn 26/3, truyền thống anh
hùng của QĐNDVN…
- Tổ chức cho giáo viên và học sinh tham gia đầy đủ các phong trào do ngành tổ
chức:
+ Về phía học sinh tham gia thi các phong trào:
- Thi giải toán trên máy tính cầm tay lớp 9 vòng huyện (đầu tháng
12/2015);
- Thi Olympic Tiếng Anh, thi giải toán qua Internet các cấp: theo thông báo
lịch thi của Ban tổ chức cấp toàn quốc;
- Hội thi giáo viên giỏi cấp THCS vòng huyện
- Thi chọn học sinh giỏi lớp 9 vòng huyện
- Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện
- Thi chọn HSG lớp 8 vòng huyện: tháng 4/2016;

- Thi nghề phổ thông dự kiến 03/2016;
2-Về công tác chuyên môn:
2.1-Các số liệu:
Học sinh
Lớp


số

Nữ

Tổng
khối


n
tộ

Con
liệt


Con
Kh
thươn tật
g binh

Đội
viên


Đoà
n
viên

Ngh
èo

Mồ
côi

Giáo viên chủ
nhiệm

3


c

6A
6B
6C
7A
7B

37
34
35
37
33


16
16
15
23
17

7C

34

19

8A
8B

37
28

16
11

9A
9B
Tổng

30
26
331

18

9
160

106/
47

37
34
35
37
33

2
3
6
4
8

34

8

65/2
7

37
28

8
6


56/2
7

26
26
327

104/
49
2/
2

4
4

3
1
49

Trần Bá Trung
Nguyễn Văn Toàn
Lê Nguyên Khang
Nguyễn Thị Út
Trần Thị Tuyết
Loan
Huỳnh Thanh Tú
Trần Thị Mỹ Hòa
Nguyễn Thanh
Biểu

Nguyễn Thị Thành
Lâm Văn triều

2.2-Hoạt động dạy và học:
2.2.1-Hoạt động dạy: (chỉ tiêu và biện pháp)
a)Thực hiện các quy chế chuyên môn:
- Chỉ đạo việc soạn bài và ký duyệt giáo án:
+ Soạn bài: Soạn đủ theo nội dung của bài và đúng phân phối chương trình,
theo phương pháp mới-lấy học sinh làm trung tâm, soạn cụ thể từng hoạt động
một. Thầy dẫn dắt cho học sinh tìm hiểu kiến thức, không cắt bỏ chương trình
không sai kiến thức do ngành quy định, soạn theo chương trình giảm tải của Bộ
Giáo dục.
+ Xét duyệt cho GV có đủ điều kiện được sử dụng giáo án cũ có soạn bổ sung
và soạn giáo án vi tính, giáo án điện tử.
+ Ký duyệt giáo án:
Xem kỹ trước khi duyệt
Tổ chuyên môn duyệt vào đầu tuần, duyệt nhiều nhất là 2 tuần liền.
Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng duyệt vào cuối tháng.
- Chỉ đạo việc dạy trên lớp:
+ GV vào lớp, ra lớp theo đúng hiệu lệnh trống và đúng theo Thời khóa biểu.
Phải sử dụng đồ dùng trực quan, đưa ra phương pháp phù hợp cho mọi đối tượng
để học sinh trong lớp tiếp thu được hết kiến thức.
+ Quản lý học sinh chặt chẽ trong mỗi tiết dạy; kịp thời động viên những học
sinh tốt nhưng cũng chú ý tăng cường các biện pháp xử lý học sinh chưa cố gắng
trong học tập.
+ Đặc biệt giáo viên không được xúc phạm thân thể học sinh. Phải là tấm
gương sáng cho học sinh noi theo.
4



- Chỉ đạo việc chấm bài, cho điểm và tổng kết điểm các bộ môn:
+ Giáo viên phải có thang điểm ma trận đề cụ thể cho bài kiểm tra, chấm bài
khoa học, xem cho thật kỹ từng phần, trong quá trình chấm cần ghi nhận những sai
sót của học sinh để có biện pháp uốn nắn và rút kinh nghiệm trong giảng dạy. Thực
hiện tốt việc cắt phách, chấm tập trung theo đúng hướng dẫn của ngành.
+ Việc đánh giá và xếp loại học sinh theo thông tư ban hành quyết định số
58/2011/TT-BGDĐT, ngày 15/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Việc cho điểm vào điểm phải cẩn trọng tránh tẩy xóa, vào điểm song song
giữa sổ điểm lớp và sổ điểm cá nhân.
- Tổ chức và chỉ đạo kiểm tra chất lượng, thi học kỳ và thi thử .
Trong năm học, nhà trường tổ chức các lần kiểm tra như: Kiểm tra khảo sát chất
lượng đầu năm; kiểm tra học kỳ 1, học kỳ 2 theo lịch của PGD-ĐT.
+ Đề kiểm tra định kỳ (hệ số 2, 3) được quản lý thành ba cấp là cấp sở, cấp
phòng GD&ĐT và cấp trường. Qui trình ra đề kiểm tra, hình thức ra đề kiểm tra,
coi kiểm tra, chấm bài kiểm tra thực hiện theo tinh thần Công văn số
981/SGD&ĐT-GDTrH ngày 16/9/2008 của Sở GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện
công tác kiểm tra đánh giá học lực của học sinh.
+ Kiểm tra học kì: tổ chức ôn tập hết nội dung học kì, GVBM ra đề, tổ trưởng
xem lại, P.HT duyệt. Nghiêm túc trong các khâu: coi thi, chấm bài, tổng hợp thống
kê điểm theo đúng quy chế.
+ Kiểm tra học kỳ và xét tốt nghiệp:
Tổ chức ôn tập khi hết học kỳ kiểm tra theo lịch của Phòng Giáo Dục, sở Giáo
dục.
Tổ chức rút kinh nghiệm tìm ra những kiến thức hổng của học sinh để tổ chức
ôn tập phụ đạo.
Thực hiện việc xét tốt nghiệp theo đúng quy định hiện hành.
+ GV bộ môn lập danh sách những HS yếu kém gởi về chuyên môn. Tiến hành
phân công GV phụ đạo, đồng thời cũng lập danh sách HS khá giỏi để bồi dưỡng để
chuẩn bị cho kỳ thi HSG do huyện tổ chức. BGH làm tờ trình gởi PGD xin kinh
phí trả tăng giờ cho GV.

+ Chỉ dạy thêm – học thêm tập trung tại trường dưới sự quản lý của BGH (nếu
có dạy thêm)
+ Tuyệt đối giáo viên không được dạy thêm khi không được phép của Hiệu
trưởng.
- Tổ chức thực hành thí nghiệm:
+ Tổ chức thực hành thí nghiệm cho những phần, những bài, những môn trong
những điều kiện cho phép nhất là 2 môn Lý, Hoá đã có phòng thực hành.
+ Cán bộ phụ trách thiết bị cần có kế hoạch tổ chức cho giáo viên mượn thiết bị
ĐDDH kịp thời.
5


- Tổ chức dự giờ, thăm lớp:
Thường xuyên dự giờ trao đổi phương pháp cho giáo viên, kết hợp với tổ
trưởng cùng một số giáo viên có phương pháp tốt giảng dạy để thao giảng rút kinh
nghiệm.
Qua dự giờ để đánh giá chất lượng của tiết dạy và khả năng tiếp thu bài của học
sinh.
+ Mỗi GV dự giờ đồng nghiệp ít nhất 18 tiết
+ Tổ trưởng dự giờ giáo viên tổ mình ít nhất 4 tiết/1GV
+ GVCN dự giờ GVBM lớp mình chủ nhiệm ít nhất 01 tiết/ năm học
+ BGH dự ít nhất 1 tiết/1GV.
b)Kết quả giảng dạy và giáo dục:(tính ra % cho từng mặt)

hối
ớp

TS

6

7
8
9
ộng

106
104
65
56
331

HS

Hạnh kiểm (sl/%)
SL
(T)
85
84
52
45
266

T(%)
80.19
80.77
80
80.36
80.36

SL(

K)
21
20
13
11
65

K(%)

Học lực (Sl/%l)
G

%

K

19.81 10 9.43 38
19.23 10 9.62 40
20
6 9.23 26
19.64 5 8.93 22
19.64 31 9.37 126

%

TB

35.85
38.46
40

39.29
38.07

49
48
32
29
158

Lên lớp
%

Y

46.23 9
46.15 6
49.23 1
51.79 0
47.73 16

Tốt
nghiệp

%

SL

%

SL


%

8.49
5.77
1.54
0
4.83

101
99
64
56
320

95.3
95.2
98.5
100
96.7

56
56

100
100

- Học sinh đạt giải các bộ môn:
a) Cấp huyện: 5 giải
b) Cấp tỉnh: 1 giải.

c) Cấp quốc gia: không
- Học sinh đạt giải về thể dục thể thao:
a) Cấp huyện: đạt giải các môn: Bóng chuyền, chạy 100m, 800m
b) Cấp tỉnh: phấn đấu có 01 giải
c) Cấp quốc gia: không
- Học sinh đạt giải về văn nghệ văn hay chữ tốt:
a) Cấp huyện:01
b) Cấp tỉnh: không
c) Cấp quốc gia: không
*Biện pháp:
+ Tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh yếu, kém ở các khối.
+ Tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8, 9 ở tất cả các môn: Toán, Văn,
lí, hóa, anh văn, sử, địa, casio từ tháng 9 năm 2015. Tổ chức thi HSG cấp trường
và dự thi Vòng Huyện theo kế hoạch PGD ĐT.

6


+ Tổ chức thi điền kinh cấp trường vào tháng 10 năm 2015 để tuyển chọn HS
năng khiếu tham gia điền kinh cấp huyện.
2.2.2-Hoạt động học:
Giáo dục xây dựng các nề nếp
a)Ăn mặc đồng phục:
Học sinh đi học phải phải đi giày hoặc dép, đồng phục áo trắng quần xanh, đeo
khăn quàng đối với đội viên, phù hiệu đối với đoàn viên. Giờ thể dục thì phải mặc
đồng phục đồ thể dục.
b) Các nề nếp về học tập:
- Chuyên cần trong học tập:
+ Đến trường học đúng giờ. Nghỉ học phải có đơn xin phép của cha(mẹ).
+ Thực hiện tốt việc kiểm diện học sinh vào đầu tiết 1, tiết 3, tiết 5.

+ GVCN cần kịp thời thông tin về gia đình khi phát hiện trường hợp học sinh
nghỉ từ 3 ngày trở lên trong tháng; đặc biệt khi có học sinh nghỉ học liên tục không
phép từ 2 ngày trở lên trong tháng GVCN phải liên hệ với gia đình học sinh ngay
một ngày sau đó.
- Biết tiếp thu và sử dụng tốt các phương pháp tự học, tự nghiên cứu:
+ Tổ chức cho học sinh tham luận cách học đạt hiệu quả phát huy tính tự học,
tự nghiên cứu.
+ GVBM cần quan tâm thực hiện tốt việc “hướng dẫn về nhà” cho học sinh
trong mỗi tiết dạy trên lớp và phải thường xuên kiểm tra việc học bài, làm bài tập ở
nhà, đọc trước bài mới, việc chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh trước khi tiến
hành dạy bài mới.
- Đồ dùng học tập:
Học sinh phải có đầy đủ đồ dùng học tập; sách giáo khoa; sách tham khảo; vở
bài học; vở nháp, túi đựng kiểm tra…
- Tinh thần, thái độ khi làm bài kiểm tra và dự các kỳ thi:
HS khi làm bài kiểm tra hoặc dự các kì thi phải nghiêm túc, không gian lận
trong thi cử. Học thực chất thi thức chất.
c) Giữ gìn tài sản công, giữ gìn vệ sinh môi trường:
Giáo dục học sinh thực hiện tốt các quy định sau đây:
- Không chạy giỡn, đập phá trên bàn.
- Không viết, vẽ bậy và làm dơ bẩn lên bàn nghế, lên tường.
- Không hái hoa, bẻ phá cành cây.
- Không làm hư hỏng các loại tài sản của nhà trường.
- Đi tiêu tiểu đúng nơi quy định
- Giữ gìn phòng học, sân trường xanh – sạch – đẹp. Không xả rác bừa bãi và
biết lượm rác bỏ vào sọt rác.
d) Môi quan hệ với thầy với bạn:
7



- Thầy luôn luôn mẫu mực, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo,
hết lòng thương yêu và tôn trọng học sinh, không sỉ nhục và hành hạ học sinh
- Trò thực hiện tốt phương trâm “Kính thầy – Mến bạn”.
- Giữa thầy trò luôn có quan hệ trong sáng.
3 -Hoạt động ngoại khoá:
3.1 -Hoạt động văn nghệ:
- Mỗi lớp thực hiện tốt việc hát tập thể đầu giờ chủ yếu các bài hát truyền
thồng, những bài hát trong chương trình nội dung môn nhạc.
- Tổ chức hội thi văn nghệ học sinh nhân kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3
3.2 -Hoạt động báo chí:
- Tổ chức đọc báo Đội trước giờ học đối với mỗi lớp.
- Tổ chức làm báo tường nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11, sưu tập làm
báo ảnh nhân kỷ niệm ngày thành lập QĐNDVN 22/12.
3.3 -Hoạt động thể dục thể thao:
- Thực hiện việc dạy và học môn thể dục chính khóa theo đúng nội dung
chương trình.
- Tổ chức cho học sinh tập thể dục giữa giờ trong mỗi buổi học.
- Tổ chức TDTT vào dịp kỷ niệm ngày thành lập QĐNDVN 20/11; 22/12; 30/4
- Tổ chức giao lưu Bóng đá với các trường bạn trong huyện và các trường lân
cận.
- Tổ chức và duy trì 02 câu lạc bộ TDTT (cầu lông, đá cầu)
3.4 -Hoạt động xã hội:
- Tổ chức học tập, tìm hiểu các điều kiện để có cách phòng chống các tệ nạn xã
hội như HIV/AIDS, ma tuý , “ nói không với ma tuý”.
- Giáo dục thường xuyên lồng ghép các buổi ngoại khoá ý thức giữ gìn vệ sinh
chung, trồng cây xanh.
- Thực hiện đúng các chính sách miễn giảm cho học sinh là con thương binh,
bệnh binh, người dân tộc Khmer, tàn tật, học sinh nghèo. Vận động các lực lượng
xã hội cấp tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học.
- Tổ chức thăm hỏi tặng quà bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh

liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng nhân các ngày lễ lớn trong năm.
3.5-Tổ chức thao giảng, báo cáo chuyên đề:
- Có ít nhất 1/3 GV tham gia thao giảng và thi giáo viên giỏi cấp trường/năm
học.
- Mỗi giáo viên báo cáo ít nhất 01 chuyên đề hoặc SKKN/năm học.
- Triển khai chuyên đề: Các chuyên đề về Ứng dụng CNTT và phàn mền EMIS
để đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lí
3.6-Lao động:
- Tổ chức lao động dọn vệ sinh làm cỏ trong khu vực trường.
8


- Giao chỉ tiêu cho mỗi lớp trồng và chăm sóc cây và vườn hoa.
- Phối hợp với xã đoàn làm vệ sinh đường làng và trồng cây ven đường.
3.7-Tổ chức cho học sinh học hướng nghiệp nghề phổ thông:
Thực hiện tốt dạy chủ đề tự chọn đối với tất cả các khối lớp và học nghề Điện
dân dụng cho học sinh khối 8.
3.8-Các hoạt động khác:
- Tổ chức cho học sinh làm đèn trung.
- Tổ chức cắm trại ở trường vào dịp 26/3.
- Chăm sóc tượng đại Anh hùng.
4-Hoạt động của tổ chuyên môn:
- Mỗi GV đều thực hiện đầy đủ các loại sổ sách hồ sơ theo quy định hiện hành;
tổ trưởng chịu trách nhiệm hoàn thành hồ sơ sổ sách của tổ chuyên môn.
- Có kế hoạch tổ chức cho GV dự giờ, thao giảng theo quy định.
- Tạo điều kiện động viên GV đăng ký tiết dạy tốt và tham gia hội thi GVG
vòng trường.
- Tổ chức cho giáo viên thi thiết kế BĐTD để đổi mới PPDH
- Tổ chức cho giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, thi làm ĐDDH, sử dụng
ĐDDH.

- Thường xuyên chú ý kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn của GV và kịp
thời nhắc nhở uốn nắn khi phát hiện có sai sót.
- Hàng tháng tổ chuyên môn tổ chức họp 2 lần và cần quan tâm các vấn đề như
sau :
+ Thảo luận rút kinh nghiệm trong giảng dạy của thầy và học tập của trò, qua
đó tìm ra giải pháp hay nhất để phát huy tối đa những ưu điểm và nhất là khắc
phục những sai sót;
+ Tổ chức cho giáo viên báo cáo chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm; tập trung
duy trì chuyên đề truyền thống của trường “Hội vui để học”.
+ Tổ chức triển khai và thực hiện chuyên đề ứng dụng CNTT….
+ Xây dựng kế hoạch của tổ theo định kỳ.
- Thanh tra toàn diện giáo viên khi được Hiệu trưởng phân công.
5-Kiểm tra chuyên môn:
a)Kiểm tra chuyên đề:
- Hồ sơ sổ sách tập thể và cá nhân theo định kỳ và đột xuất.
- Chất lượng dạy trên lớp của GV, tình hình học tập và rèn luyện của học sinh.
- Hồ sơ tuyển sinh lớp 6, hồ sơ xét tốt nghiệp THCS lớp 9.
b)Kiểm tra toàn diện :
Kiểm tra toàn diện 10 GV và hồ sơ 4 tổ chuyên môn.
c) Biện pháp :
- Xây dựng kế hoạch tự kiểm tra và triển khai quán triệt đến Hội đồng sư phạm.
9


- Hàng tháng phân công kiểm tra theo kế hoạch và cập nhật tiến trình kiểm tra
vào phiếu theo dõi hàng tháng.
- Thực hiện báo cáo công tác tự kiểm tra về PGDĐT.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Họp hội đồng triển khai, tổ chuyên môn lên kế hoạch thực hiện.
BGH thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của tổ, để kịp thời bổ sung

những hạn chế cho kế hoạch.

Nơi nhận :
Duyệt của Hiệu Trưởng
-Tổ CM, GV;
-Lưu : BGH, VT.

Phó HT

10



×