Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đánh giá tác động môi trường lao động ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh nghề nghiệp tại các khu công nghiệp trong tỉnh đồng nai năm 2009 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.85 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỨC KHỎE VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG
TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2009- 2010
Ngô Thị Hiền*, Phan Hải Nam*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Để nhìn nhận thực trạng về tình hình tác động của môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh nghề
nghiệp của người lao động tại các khu công nghiệp trên tỉnh Đồng Nai, đề tài với số liệu thống kê kết quả kháo sát môi
trường lao động, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp trong hai năm 2009- 2010, từ đó đưa ra kiến
nghị cần thực hiện nhằm góp phần giảm thiểu bệnh nghề nghiệp và công tác chăm sóc sức khỏe người lao động ngày
càng hoàn thiện hơn.
Mục tiêu: Đánh giá tác động của môi trường lao động ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và bệnh nghề
nghiệp của các công ty trong KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2009-2010. Từ đó đưa ra giải pháp giảm thiểu
các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao đôộng.
Phương pháp nghiên cứu: Chọn lấy kết quả khảo sát môi trường lao động và kết quả khám sức khỏe định kỳ, khám
phát hiện bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động trong 2 năm 2009-2010 do Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và Môi
trường Đồng Nai thực hiện. Điều tra hồi cứu số liệu kết hợp với phương pháp thống kê báo cáo. Cách tiếp cận: Dựa vào
kết quả cụ thể của các hoạt động hàng năm của Trung tâm, thu thập số liệu.
Kết quả nghiên cứu: Kết quả môi trường lao động trong 2 năm( 2009-2010), Kết quả khám sức khỏe định kỳ trong
2 năm( 2009-2010), kết quả khám phát hiện bệnh nghề nghiệp trong 2 năm( 2009-2010), báo cáo công tác Y tế của cơ sở
trong 2 năm (2009-2010).
Kết luận: Qua công tác hai năm thực hiện khảo sát môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện
bệnh nghề nghiệp( 2009-2010) môi trường lao động chưa được cải thiện, trong đó đặc biệt là yếu tố ồn và bụi, tỷ lệ mẫu
đo vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động so với mẫu đo không giảm, số người mắc bệnh điếc nghề nghiệp và bệnh bụi phổi
Silic có xu hướng tăng tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, từ đó đưa ra các biện pháp, kiến
nghị cần thực hiện.
Từ khóa : Môi trường, khảo sát môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp



ABSTRACT
EVALUATION IMPACT ENVIRONMENT WORKING AFFECTS TO HEALTH AND
OCCUPATIONAL DISEASES IN THE INDUSTRIAL PARKS IN ĐONG NAI PROVINCE IN 2009 – 2010
Ngo Thị Hien, Phan Hai Nam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 125 - 131
Background: To see the reality of the situation impact of environment affect health and occupational diseases in the
industrial parks in Dong Nai province in 2009 -2010. Data of topics are statistics from the results survey of working
environment, examination health periodic, examination for detection of occupational diseases in the two years 2009 –
2010, make proposals to reduce the incidence of occupational diseases and health care for workers more and more
complete.
*Phòng Kế Hoạch Tài chính , Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường Đồng Nai
Tác giả liên lạc:KS. Ngô Thị Hiền
ĐT: 0937041199 Email:

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Objectives: Evaluation impact environment affects to health and occupational diseases in the industrial parks in
Dong Nai province in 2009 – 2010, make proposals to reduce risk factors affect health of workers.
Methods: Select survey results of working environment, examination health periodic, examination for detection of
occupational diseases in the two years 2009 – 2010 made by Center of Environment and Health care of Dong Nai
province. Retrospective study date associated with statistical and reporting method. Approch : Based on the specific
results of the annual operation of the center, to collect date.
Results: Result of survey environment working t in 2 years (2009 – 2010), results of examination health periodic in
2 years (2009 – 2010), results of examination for detection of occupational diseases in the two years 2009 – 2010.

Conclusion: Over the two years surveyed labor environment, public health examination, examination for detection
of occupational diseases (2009-2010) working environment has not improved, in particular factors that noise and dust,
the sample rate exceeds occupational standards compared to the sample does not decrease, the number of people with
occupational deafness and silicosis disease tends to increase in enterprises in the industrial zone in Dong Nai province,
which given the measures and proposals to make.
Keywords: environment, survey environment working, Results of examination health periodic, occupational
diseases.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỉnh Đồng Nai là một trong những tỉnh trọng
điểm phía Nam có nền công nghiệp phát triển
mạnh, cùng với đà phát triển của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, trình độ cơ giới hóa ngày
càng nâng cao, công tác an toàn vệ sinh lao động
ngày càng được đề cập và chú trọng nhiều hơn vì
vậy công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống tai
nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho
người lao động phải cần được quan tâm hơn.
Môi trường lao động là một phần quan trọng
của môi trường sống. Hàng ngày người lao động
phải làm việc theo thời qui định là 8 tiếng nhưng
cũng có lúc tăng ca ngày phải làm từ 10- 12 tiếng.
Như vậy trung bình 1/3 thời gian trong ngày là tiếp
xúc với môi trường lao động, tức là có khả năng tiếp
xúc với các yếu tố nguy cơ độc hại.
Những năm gần đây các doanh nghiệp đã thực
hiện biện pháp cải thiện môi trường lao động phần
nào nhưng chưa đồng bộ, trang bị bảo hộ lao động
chưa được đầy đủ, chưa phù hợp với tính chất công
việc do đó dẫn đến tình trạng tai nạn lao động, ảnh

hưởng tới sức khỏe của người lao động, và bệnh
nghề nghiệp có chiều hướng gia tăng.
Chính vì thế công tác khảo sát môi trường lao
động, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh
nghề nghiệp, tập huấn vệ sinh lao động- sơ cấp cứu

tai nạn lao động do Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao
động & Môi trường Đồng Nai thực hiện(1) đối với
các doanh nghiệp mỗi năm đều tăng (có thể là số cơ
sở, số mẫu đo hoặc người lao động khám) và chúng
tôi đã thống kê được số liệu cụ thể.
Theo Bác sĩ Vũ Thị Giang tỷ lệ tiếng ồn vượt
TCVSCP từ 53,4-85,7%; tỷ lệ giảm sức nghe chiếm
đến 32,9% trong các ngành nghề tại Đồng Nai
(ĐTNC 2004-2005-Vũ Thị Giang)(3).
Tuy nhiên để nhìn nhận thực trạng về tình hình
tác động của môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe
và bệnh nghề nghiệp của người lao động tại các khu
công nghiệp trên tỉnh Đồng Nai, chúng tôi thực
hiện đề tài với số liệu thống kê trong hai năm 20092010 (2)(3) và từ đó đưa ra những giải pháp và biện
pháp cải thiện môi trường lao động nhằm góp phần
giảm thiểu bệnh nghề nghiệp và công tác chăm sóc
sức khỏe người lao động ngày càng hoàn thiện hơn.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định mức độ ô nhiễm môi trường đối với
người lao động tạị các doanh nghiệp trong năm
2009 & 2010 (thông qua các kết quả khảo sát môi
trường lao động).

Xác định tình hình sức khỏe bệnh tật của người
lao động trong năm 2009 & 2010 (thông qua kết quả

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

khám sức khỏe định kỳ và kết quả khám phát hiện
bệnh nghề nghiệp).
Xác định một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc
bệnh nghề nghiệp (yếu tố ồn, bụi). Đánh giá tình
trạng và điều kiện môi trường ảnh hưởng đến tỷ lệ
mắc bệnh nghề nghiệp của công nhân.

Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu, mô tả.

Số
Năm cơ
sở

Nhiệt độ

Độ ẩm

Tốc độ gió


(1) (2) (%) (1) (2) (%) (1) (2) (%)
2009 259 6327 1236 19.53 6319 29 0.45 6304 268 4.25
2010 253 6234 1956 31.37 6223 59 0.94 6612 129 1.95

Ghi chú: (1) tổng số mẫu đo
(2) tổng số mẫu đo vượt TCVSLĐ
b. Ánh sáng, Ồn, Bụi.

Cách tiếp cận
Dựa vào kết quả cụ thể của các hoạt động hàng
năm của Trung tâm, thu thập số liệu.

Số
Năm cơ
sở

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2009 259 4006 961 23.99 3547 1560 43.98 2159 185 8.56

Công tác quản lý hồ sơ VSLĐ và khảo sát
MTLĐ:
Bảng 1: Số cơ sở lập hồ sơ VSLĐ- KSMTLĐ- TS mẫu
đo MTLĐ.
Tỷ lệ
TS mẫu
TS cơ
TS cơ
mẫu
TS lao

sở
sở đo TS mẫu đo vượt
Năm
động
Vượt
TC
quản
kiểm
đo
quản lý
TC

MTLĐ
VSLĐ
VSLĐ
2009 513 308.885 259 31.445 4.848 15.42
2010 573 332.875 253 32.092 5.451 16.98

Biểu đồ biểu diễn số cơ sở đo kiểm MTLĐ
Biểu đồ biểu diễn tổng số mẫu vượt TCVSLĐ
Nhận xét:
+ Số cơ sở lập hồ sơ vệ sinh lao động để quản
lý năm 2010(573) tăng 60 cơ sở so với năm
2009(513).
+ Số lao động trực tiếp được quản lý năm
2010(332.875) tăng 23990 CN so với năm
2009(332.875).
+ Số mẫu đo kiểm môi trường lao động năm
2010(32.092) tăng 647 mẫu so với năm
2009(31.445).

+ Tổng số mẫu đo năm 2009 vượt tiêu chuẩn
VSLĐ: 4.848; chiếm tỷ lệ: 15,42%.
+ Tổng số mẫu đo năm 2010 vượt tiêu chuẩn
VSLĐ: 5.451; chiếm tỷ lệ: 16,98%.
Bảng 2: Kết quả đo từng yếu tố trong môi trường lao
động trong hai năm 2009-2010.
a. Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió.

Ánh sáng
(1)

(2)

(%)

Ồn
(1)

(2)

Bụi
(%)

(1) (2) (%)

2010 253 4657 1096 23.53 3543 1593 44.96 2217 123 5.54

Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % nhiệt độ, độ ẩm,tốc độ gió, ánh
sáng, ồn, bụi, hơi khí năm 2009-2010
Nhận xét:

+ Số mẫu vượt TCVSLĐ cao nhất trong cả 2
năm: là tiếng ồn,
+ Số mẫu không đạt TCVSLĐ thấp nhất trong cả
2 năm là độ ẩm.

Công tác khám sức khỏe định kỳ phân loại
theo QĐ 1613/BYT.
Bảng 3: Kết quả tổng số cơ sở khám và tổng số người
khám năm 2009-2010.
Năm
2009
2010

Số cơ sở sản Số cơ sở khám
xuất quản lý
SKĐK
513
573

84
101

Tổng số công
nhân được
khám SKĐK
61.072
62.854

Biểu đồ biểu diễn tình hình khám sức khỏe định kỳ trong
2 năm 2009-2010

Bảng 4: Kết quả KSKĐ và phân loại, tỷ lệ %.
Cơ sở khám
Số người khám
Loại 1
% Loại 1
Loại 2
% Loại 2
Loại 3
% Loại 3
Loại 4

Năm 2009
84
61072
6666
10,91
21755
35,62
25258
41,35
5446

Năm 2010
101
62854
6666
8,21
23940
38,08
22344

41,35
8025

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học

% Loại 4
Loại 5
% Loại 5

Năm 2009
8,91
1947
3,18

Năm 2010
12,76
3379
5,40

Biểu đồ biểu diễn phân loại khám sức khỏe định kỳ
So sánh 2 năm 2009-2010:
+ Tổng số cơ sở khám sức khỏe tăng
+ Tổng số công nhân khám SKĐK tăng.
+ Tổng số công nhân có sức khỏe loại 2, 3 chiếm
tỷ lệ cao, đối với sức khỏe loại 4, 5, chiếm tỷ lệ thấp (

năm 2009 loại 5 là: 3,18%; năm 2010 loại 5:5,40%) và
tỷ lệ phân loại sức khỏe hai năm chênh lệch không
nhiều.

Công tác khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
Bảng 5: Số cơ sở & công nhân khám bệnh nghề nghiệp
TT
01

Nội dung
Năm 2009
Số cơ sở SX khám bệnh
35
nghề nghiệp
02 Tổng số người được khám
6.346
BNN
03 Tổng số người được giám
11
định BNN

Năm 2010
30
10.095
20

Biểu đồ biểu diễn số cơ sở và số công nhân khám phát
hiện bệnh nghề nghiệp
Bảng 6: Kết quả khám bệnh nghề nghiệp
TT


01
02
03
04
05
06

Năm 2009
Năm 2010
TS
TS
Phân loại
TS
TS
TS
theo
TS
theo
bệnh
giám
giám
khám dõi
khám dõi
định
định
mắc
mắc
Bệnh bụi
245

12
01
407
14
02
phổi Silic
Nhiễm độc
208
13
04
227
14
chì
Nhiễm độc
328
46
Nicotin
Bệnh điếc
5762 112
02
8551
28
14
do tiếng ồn
Bệnh xạm
64
21
0
da NN
Bệnh VG vi

04
04
04
04
04
04
rút NN
Tổng cộng 6.346 11 10.095
20

Nhận xét:
+ Số cơ sở khám BNN: năm 2009 cao hơn năm

2010 (năm 2009: 35 cơ sở; năm 2010: 30 CS.
+ Số lượng công nhân được KBNN: năm 2010
cao hơn năm 2009 (năm 2010: 10.095 CN; năm 2009:
6.346 CN).
+ Số công nhân giám định BNN: năm 2010 cao
hơn năm 2009 (năm 2009: 11 CN; năm 2010: 20 CN).

Bệnh bụi phổi Silic
a. Số công nhân khám BNN năm 2010 cao hơn
năm 2009 (năm 2010: 407CN; năm 2009: 245CN)
tăng 162 công nhân.
b. Số công nhân được giám định BNN năm 2010
cao hơn năm 2009 là 1 CN ; tỷ lệ số công nhân được
giám định BNN năm 2010: 2/407 đạt: 0,49%; năm
2009: 1/245 đạt: 0,41%.
Biểu đồ biểu diễn bệnh bụi phổi Silic
Bệnh điếc nghề nghiệp

a. Số công nhân khám BNN năm 2010 cao hơn
năm 2009 là 2789 CN (năm 2010: 8551CN; năm 2009:
5762CN);
b. Số công nhân được giám định BNN năm 2010
cao hơn năm 2009 là 12 CN tỷ lệ số công nhân được
giám định BNN năm 2010: 14/8551 chiếm tỷ lệ:
0,16%; năm 2009: 2/5762 chiếm tỷ lệ: 0,03%.
Biểu đồ biểu diễn bệnh Điếc nghề nghiệp
Bệnh viêm gan vi rút nghề nghiệp
Tổng số CN khám BNN và tổng số được giám
định BNN trong 2 năm như nhau (04).
Biểu đồ biểu diễn bệnh Viêm gan siêu vi nghề nghiệp

Tình hình sức khỏe và bệnh tật trong công
nhân do cơ sở báo cáo
Bảng 7: Số công nhân đến khám tại các cơ sở gửi báo
cáo
TT
Nội dung
2009
2010
1
Tổng số cơ sở sản xuất báo cáo
85
32
2
Tổng số công nhân các cơ sở trên 72.343 46.908
3 Tổng số trường hợp khám bệnh (lần) 98.881 85.929

Bảng 8 : Tình hình nghỉ ốm

TT
1
2
3

Nội dung
2009 2010
Số cơ sở báo cáo
85
32
Tổng số công nhân của các CS báo
72.343 46.908
cáo
Tổng số người nghỉ ốm trong năm 15.499 12.226

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học

4 Tổng số lượt người nghỉ ốm trong năm
5
Tổng số ngày nghỉ ốm
37.323 29.326

Bảng 9: Tổng hợp các nhóm bệnh của các y tế cơ sở gửi
báo cáo năm 2009 - 2010.
Năm


Mắt

Tai mũi
họng

Tim
mạch

Tiêu hóa

Nội tiết

2009

4.615

22.390

6.899

4.776

98

2010

3.832

19.200


3.089

2.756

41

Năm
2009
2010

Xương
Bệnh thần
Da Phụ khoa
khớp
kinh TW&NB
4.236 1.726
3.407
7.534
1.992
889
1.932
3.912

Bệnh
khác
43.200
18.286

BÀN LUẬN

Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ và chức năng
được giao Trung tâm BVSKLĐNN&MT tỉnh Đồng
Nai hàng năm đã có kế hoạch và chỉ tiêu phấn đấu
về công tác chăm sóc sức khỏe người lao động trong
và ngoài các khu công nghiệp toàn tỉnh. Nhìn
chung trên lĩnh vực môi trường lao động, khám sức
khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
có phát triển hơn so với những năm trước.
Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa hiện
đại hóa, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai luôn có những chuyển biến để phù hợp với
yêu cầu đối với điều kiện từng công ty, lĩnh vực
sản xuất….sự biến đổi chủ yếu là lực lượng lao
động, trong đó có người làm công tác thống kê
báo cáo vì vậy số cơ sở báo cáo về Trung tâm năm
sau ít hơn năm trước và số mẫu không tương
đồng, công tác đáng giá chỉ trên mặt tổng hợp
chung.
Qua hai năm thực hiện (2009-2010) công tác
khảo sát môi trường lao động, khám sức khỏe
địng kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp chúng
tôi nhận thấy:

Công tác khám sức khỏe định kỳ
Thực hiện đạt thấp so với cơ sở quản lý, năm
2009 cơ sở tổ chức khám sức khỏe định kỳ đạt
16,37 % ( 84/513), năm 2010 số cơ sở tổ chức khám
sức khỏe định kỳ đạt 17.63 % (101/573). Đây là
vấn đề các công ty chưa thật sự quan tâm tới công
tác chăm sóc sức khỏe người lao động, còn xem


nhẹ. Về công tác quản lý các cơ sở báo cáo công
tác chăm sóc sức khỏe người lao động gủi về
Trung tâm còn ít, năm sau ít hơn năm trước, tổng
số các cơ sở gủi báo cáo công tác chăm sóc sức
khỏe người lao động về Trung tâm năm 2010
giảm 53 cơ sở so với năm 2009 (năm 2009: 85 cơ sở
gủi báo cáo, năm 2010: 32 cơ sở), do đó nhiều cơ
sở khám sức khỏe định kỳ ở những cơ sở y tế
khác chúng tôi không quản lý được.
Tình hình sức khỏe người lao động qua khám
sức khỏe định kỳ được phân loại theo QĐ
1613/BYT.Tổng số công nhân khám sức khỏe định
kỳ có sức khỏe loại 2, 3 chiếm tỷ lệ cao, đối với
sức khỏe loại 4, 5, chiếm tỷ lệ thấp ( năm 2009 loại
5 là: 3,18%; năm 2010 loại 5: 5,40%) và tỷ lệ phân
loại sức khỏe hai năm chênh lệch không nhiều.
Chủ yếu sức khỏe loại IV và V do thể lực là chính
và bệnh về đường hô hấp (VFQ), tai mũi họng
chiếm tỷ lệ cao hơn so với các bệnh khác, vấn đề
này liên quan đến các yếu tố môi trường về nhiệt,
bụi, hơi khí.....và các chế độ tổ chức quản lý của
công ty chưa theo sự hướng dẫn quy định của Bộ
y tế, Bộ Lao Động.

Công tác khảo sát môi trường lao động
Trên tổng số cơ sở hai năm liền thực hiện đo
kiểm môi trường lao động có giảm 06 cơ sở nhưng
số mẫu đo tăng 647 mẫu và số cơ sở lập hồ sơ vệ
sinh lao động để quản lý năm 2010(573) tăng 60 cơ

sở so với năm 2009(513).
Riêng yếu tố ồn và bụi trong năm 2009-2010, số
mẫu vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động còn cao (ồn:
năm 2009 số mẫu vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động
chiếm tỷ lệ 43,98% so với mẫu đo, năm 2010 số mẫu
vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động chiếm tỷ lệ 44,96%
so với mẫu đo).
Do tính chất đặc thù của công việc, một số
doanh nghiệp thuộc các ngành (khai thác đá, chế
biến sản xuất công nghiệp thực phẩm, gia công cơ
khí...) khắc phục các yếu tố môi trường vượt tiêu
chuẩn vệ sinh lao động chỉ đạt phần nào yêu cầu.
Ngoài ra một số cơ sở không quan tâm đến các
yếu tố môi trường lao động, không có biện phát cải

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

thiện điều kiện lao động, đăng ký thực hiện đo môi
trường lao động chỉ là hình thức đối phó với các cơ
quan chức năng hoặc do yêu cầu của khách hàng vì
vậy đã không thực hiện theo những kiến nghị
chúng tôi đề xuất trong các kết quả đo kiểm hoặc
trong công tác thanh kiểm tra hàng năm.

Đối với công tác khám phát hiện bệnh nghề

nghiệp
Chủ yếu tập trung vào bệnh điếc nghề nghiệp,
bệnh bụi phổi Silic và tập trung vào các cơ sở sản
xuất có nguy cơ cao.
Do môi trường lao động còn có yếu tố vượt tiêu
chuẩn vệ sinh lao động, nhất là tiếng ồn và bụi, cho
nên bệnh điếc nghề nghiệp và bụi phổi chiếm phần
lớn trong các bệnh nghề nghiệp được phát hiện.
(năm 2009: bệnh điếc nghề nghiệp được giám định:
02; năm 2010 bệnh điếc nghề nghiệp được giám
định: 14; Bụi phổi năm 2009 bệnh bụi phổi Silic
được giám định: 01; năm 2010 bệnh bụi phổi Silic
được giám định: 02) điều này cho thấy tại các doanh
nghiệp, nguy cơ mắc bệnh điếc nghề nghiệp, bụi
phổi Silic có xu hướng tăng.

định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, tập
huấn cho người lao động về công tác sơ cấp cứu tai
nạn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống
bệnh nghề nghiệp.
Trong hồ sơ sức khỏe của người lao động làm
việc ở các vị trí có mức ồn, bụi cao cần phải ghi rõ
điều kiện lao động và thực hiện những biện pháp
khám bệnh riêng biệt như phải kiểm tra thường
xuyên về thính lực, đo chức năng hô hấp chụp X
quang phim phổi nhằm phát hiện kịp thời bệnh
điếc nghề nghiệp, bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp
(theo Thông tư 12/TT-BYT ngày 10 tháng 11 năm
2006 của Bộ Y tế).


Khám sức khỏe tuyển dụng
Những người được bố trí vào vị trí có tiếng ồn,
bụi cao cần được kiểm tra kỹ về tai, mũi, họng và
đo thính lực, đo chức năng hô hấp.

KIẾN NGHỊ
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về an
toàn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề
nghiệp cho các cơ sở sản xuất trong đó chú trọng
tập trung các ngành, các cơ sở sản xuất có các yếu tố
có nguy cơ cao. Ngoài ra cần tăng cường công tác
tuyên truyền, hội thảo, tập huấn công tác phòng
chống bệnh nghề nghiệp đối với cơ sở thuộc ngành
y tế.
Cần phối hợp tốt với các ngành liên quan đẩy
mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc
thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng
chống bệnh nghề nghiệp của các cơ sở sản xuất,
doanh nghiệp. Đoàn kiểm tra là đoàn liên ngành,
cần có đơn vị y tế tham gia từ đó mới có ý kiến về
công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, và hiệu
quả kiến nghị của ngành mới có chuyển biến tốt.
Đối với các doanh nghiệp phải có các biện pháp
cải thiện môi trường lao động, hàng năm phải thực
hiện khảo sát môi trường lao động, khám sức khỏe

Không bố trí vào vị trí có tiếng ồn, bụi cao các
đối tượng bị bệnh sau: viêm mũi, viêm tai giữa
nhiều lần, thần kinh không bình thường, bệnh
tuyến nội tiết, bệnh tim mạch, loạn thị giác, bệnh

đường hô hấp.
Y tế công ty và cán bộ An toàn phải có kế
hoạch giám sát chặt chẽ việc sử dụng phương tiện
bảo vệ cá nhân. Ngoài ra cần thường xuyên
khuyến cáo cho người lao động tác hại của tiếng
ồn, bụi, điều kiện vi khí hậu xấu ….đối với sức
khỏe con người nhằm nâng cao hiểu biết và ý
thức về công tác an toàn và vệ sinh lao động cho
họ.
Giảm thời gian làm việc và lập thời gian biểu

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

cho người lao động làm việc nơi có tiếng ồn cao để
họ có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Y tế (2007), Quyết định số 15/2007/QĐ-BYT và Ban hành kèm
theo “ Qui định chức năng, nhiệm vụ, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi
trường tỉnh”.

2.

3.
4.

Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường Đồng Nai
(2009), Báo cáo hoạt động năm 2009.
Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường Đồng Nai
(2010), Báo cáo hoạt động năm 2010.
Vũ Thị Giang (2006), “ Đánh gía tác động môi trường lao động
ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh nghề nghiệp tại các khu công
nghiệp trong tỉnh Đồng Nai năm 2004-2005”, Tạp chí Y học TP.
Hồ Chí Minh tập 10(4), trang 150-155.

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng



×