Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

KẾT QUẢ của mô HÌNH TRUYỀN THÔNG GIÁO dục sức KHOẺ THÔNG QUA CỘNG tác VIÊN địa PHƯƠNG về nước SẠCH và vệ SINH môi TRƯỜNG ỨNG PHÓ với BIẾN đổi KHÍ hậu tại HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.43 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ
THÔNG QUA CỘNG TÁC VIÊN ĐỊA PHƯƠNG VỀ NƯỚC SẠCH
VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
Đặng Ngọc Chánh*, Lê Ngọc Diệp*, Nguyễn Đỗ Quốc Thống*, Nguyễn Trần Bảo Thanh*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Việt Nam là nước có dân số đang sinh sống trong những vùng dễ bị ảnh hưởng do biển đổi khí
hậu đứng hàng thứ tư trên thế giới, và bị ảnh hưởng lớn nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cao Lãnh
thuộc tỉnh Đồng Tháp là một huyện hàng năm chịu ảnh hưởng của lũ Mê Kông. Công tác truyền thông về nước
sạch và vệ sinh môi trường là chưa tốt, và các nội dung về tác động của biến đổi khí hậu cùng giải pháp ứng phó
chưa được phổ biến đến người dân.
Mục tiêu: Thăm dò hiệu quả của một mô hình điểm về truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người
dân và chính quyền địa phương về công tác xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, xử lý nước, sử dụng nước
an toàn trước, trong, và sau lũ ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu mô tả dọc, với dân số mục tiêu là người dân, đội ngũ cộng tác viên
truyền thông, cán bộ y tế và chính quyền địa phương tại 10 xã điểm thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
trong năm 2011. Các hoạt động can thiệp bao gồm 3 nội dung chính là tập huấn nâng cao nhận thức của cán bộ y
tế dự phòng tỉnh, tổ chức hội nghị triển khai mô hình truyền thông điểm, và xây dựng mô hình truyền thông tại
10 xã điểm và tiến hành truyền thông ở 3 thời điểm trước, trong, và sau lũ. Nội dung truyền thông bao gồm các
vấn đề về nước sạch, vệ sinh môi trường; xử lý chất thải nông thôn, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tương ứng với
các giai đoạn trước, trong và sau lũ, các tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó. Phương pháp truyền
thông là sử dụng tài liệu truyền thông, phát thanh, và tuyên truyền trực tiếp tại hộ gia đình. Dữ kiện được thu
thập ở 2 thời điểm trong và sau lũ; thông qua bộ câu hỏi tự điền đánh giá về kiến thức và thực hành truyền thông
của cộng tác viên. Kiến thức và thực hành của người dân được thu thập qua phỏng vấn tại hộ gia đình, với đối
tượng phỏng vấn là chủ hộ hoặc đại diện chủ hộ.
Kết quả: Ở những đối tượng là cộng tác viên, tỷ lệ tự đánh giá đủ kiến thức phục vụ cho việc truyền thông


ở thời điểm sau lũ là cao hơn so với trong lũ. Những kết quả tương tự cũng được ghi nhận ở người dân, với sự
gia tăng kiến thức đúng về biến đổi khí hậu, kể được đúng tên gọi của 2/4 loại mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh, nêu
được các biện pháp bảo vệ nguồn nước. Tỷ lệ thực hành đúng của người dân cũng tăng ở giai đoạn sau lũ, bao
gồm giữ lại tờ rơi đã nhận từ cộng tác viên, có nhà tiêu hợp vệ sinh và được sử dụng, bảo quản đúng cách, sử
dụng nắp đậy các vật dụng chứa nước sinh hoạt, có giỏ đựng rác, bỏ rác vào xe thu gom.
Kết luận: Mô hình truyền thông thông qua cộng tác viên là khả thi và có hiệu quả, tuy nhiên cần có một
nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng để xác định hiệu lực của mô hình.
Từ khoá: Giáo dục sức khoẻ, mô hình truyền thông, cộng tác viên địa phương, nước sạch, vệ sinh môi
trường, biến đổi khí hậu.

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học

ABSTRACT
RESULTS OF A COMMUNCATION MODEL USING LOCAL COLLABORATORS IN HEALTH
* Khoa Sức khỏe Môi trường, Viện Vệ sinh Y tế Công cộng Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Ths. Đặng Ngọc Chánh ĐT: 0903704532 Email:

EDUCATION IN SAFE WATER AND ENVIRONMENTAL SANITATION COPING WITH CLIMATE
CHANGE AT CAO LANH DISTRICT, DONG THAP PROVINCE
Dang Ngoc Chanh, Le Ngoc Diep, Nguyen Do Quoc Thong, Nguyen Tran Bao Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 380 - 385
Background: Viet Nam has been ranked fourth in the world in terms of the proportion of people living in
affected areas by the consequences of climate change, with the most affected area is the Mekong delta. Cao Lanh at
Dong Thap province is a district annually affected by Mekong flood, but health education activities in safe water
and environmental sanitation are not yet properly done, and information of climate change and coping measures

has never been delivered to the people.
Objective: To explore the effectiveness of a standard communication model in health education to improve
the awareness of inhabitants and local authorities about using safe water, sanitary latrines at the periods before,
during and after flood in order to cope with the effects of climate change.
Methods: This is a longitudinal descriptive study with the target population of inhabitants, health education
collaborators, health personals, and local authorities at 10 standard villages of Cao Lanh district of Dong Thap
province in 2011. Intervention measures include training of trainers and health education for people using a
standard communication model set up at each village. Through leaflets, radio broadcasting, and direct counseling
at household, people were delivered information in safe water, environmental sanitation, waste disposal, sanitary
latrine in the periods before, during, and after flood; and climate change effects and coping measures. Data
regarding knowledge and practices were collected during and after flooding time via a self-administered
questionnaire for collaborators, and direct interview at household for villagers.
Results: The proportion of collaborators self-rated as having adequate knowledge for health education was
increased at the after flood period compared to the during one. Similar figures were found among villagers with
the increasing of correct knowledge regarding climate change, correctly citing 2/4 types of sanitary latrines and
proper measures to protect water sources. Also increasing was the proportion of correct practices of keeping the
leaflets from collaborators, having a sanitary latrine, covering water containers, and proper waste disposal.
Conclusions: Health education by collaborators was found a feasible and effective model; however its efficacy
has to be identified in an intervention study with a control group.
Keywords: Health education, communication model, collaborator, safe water, environmental sanitation,
climate change.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu và những tác động do biến
đổi khí hậu gây ra đã đe dọa sự sống của tất cả
các loài, các hệ sinh thái; và con người phải đối
mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan đến
các yếu tố cơ bản của đời sống nhân loại như
nước, lương thực, sức khỏe, và môi trường. Việt
Nam là một trong số những nước bị tác động


nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, đặc biệt là do
nước biển dâng. Tỉ lệ dân số đang sinh sống
trong những khu vực dễ tổn thương - các vùng
duyên hải có cao trình thấp, được định nghĩa là
khu vực liền kề dọc theo bờ biển có độ cao so với
mực nước biển ít hơn 10m - đứng hàng thứ tư sau
Trung Quốc, Ấn Độ, và Bangladesh, với hơn 43
triệu người, chiếm 55% dân số (38% trong số này
là dân số thành thị)(5); và đồng bằng sông Cửu
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ
bị tổn thương nhất do nước biển dâng(3,6).
Những hậu quả của nước biển dâng có khả
năng rất thảm khốc và cần có kế hoạch thích ứng
ngay lập tức(5). Cụ thể khi nước biển dâng 1m
ước tính sẽ có 10,8% dân số, 10% GDP bị ảnh
hưởng; và khi nước biển dâng 5m, có đến 16%
lãnh thổ, 32%-38% dân số, và 30%-36% GDP sẽ
bị ảnh hưởng(4). Riêng khu vực đồng bằng sông
Cửu Long, khi nước biển dâng 1m ước tính có
đến 37,8% diện tích (15.000km2 đến 20.000 km2)
bị ngập(1); ngoài ra, khoảng 1.000 km2 diện tích
nuôi trồng thủy sản sẽ trở thành các đầm lầy
nước mặn(4); và trong những năm gần đây, các
cơn bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn
và có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía Nam(2).

Có nhiều giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
đang được thực hiện trên phạm vi toàn cầu, song
thích ứng với biến đổi khí hậu là một giải pháp
vô cùng quan trọng. Tại Việt Nam, trong bối
cảnh trình độ dân trí còn thấp, truyền thông là
một trong những giải pháp ứng phó cần được ưu
tiên.
Huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là một
huyện hàng năm chịu ảnh hưởng do lũ từ sông
Mê Kông đổ về. Dù không có số liệu thống kê
song trong quá trình triển khai chương trình mục
tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn tại địa phương cho thấy công tác
truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường
chưa tốt, và các nội dung về tác động của biến
đổi khí hậu cùng giải pháp ứng phó chưa được
phổ biến đến người dân. Từ thực trạng đó, nghiên
cứu này được thực hiện nhằm mục đích thăm dò
hiệu quả của một mô hình điểm về truyền thông
nhằm nâng cao nhận thức của người dân và chính
quyền địa phương về công tác xây dựng, sử dụng
nhà tiêu hợp vệ sinh, xử lý nước, sử dụng nước
an toàn trước, trong, và sau lũ ứng phó với biến
đổi khí hậu. Biện pháp can thiệp là một mô hình
điểm về truyền thông sử dụng nhà tiêu hợp vệ
sinh, sử dụng nước sạch trong điều kiện ngập lụt.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP
Đây là một nghiên cứu mô tả dọc, với dân số
mục tiêu là người dân, đội ngũ cộng tác viên
truyền thông, cán bộ y tế và chính quyền địa

phương tại 10 xã điểm thuộc huyện Cao Lãnh,

Nghiên cứu Y học

tỉnh Đồng Tháp trong năm 2011. Tiêu chí lựa
chọn các xã điểm là có mạng lưới giao thông
thuận tiện; có trạm phát thanh, mạng lưới cộng
tác viên truyền thông y tế; và sự tham gia nhiệt
tình của chính quyền địa phương. Các hoạt động
can thiệp bao gồm 3 nội dung chính là: 1) Tập
huấn nâng cao nhận thức của cán bộ y tế dự
phòng tỉnh Đồng Tháp (tỉnh, huyện, thị xã, thành
phố), 2) Tổ chức hội nghị triển khai mô hình
truyền thông điểm (cán bộ y tế dự phòng, cộng
tác viên, đoàn thanh niên, hội phụ nữ của 19
xã/thị trấn thuộc huyện Cao Lãnh); và 3) Xây
dựng mô hình truyền thông tại 10 xã điểm và tiến
hành truyền thông, can thiệp ở 3 thời điểm trước
mùa lũ (tháng 6 và 7/2011), trong mùa lũ (tháng
8 và 9/2011), và sau khi lũ rút (tháng 10 và
11/2011). Tổ chức mô hình truyền thông được
thống nhất cho 10 xã điểm theo trục dọc, Viện
Vệ sinh Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh
chịu trách nhiệm chung về tổ chức kế hoạch, nội
dung truyền thông, giám sát; sau đó phối hợp
cùng các đơn vị tuyến dưới triển khai thực hiện.
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp (2
người), trung tâm Y tế huyện Cao Lãnh (4 người)
cùng có trách nhiệm giám sát hoạt động của các
thành viên tham gia cấp xã; cấp xã là các thành

phần trực tiếp triển khai tại địa phương gồm có
Uỷ ban Nhân dân xã (1 người đại diện là phó chủ
tịch xã/chánh văn phòng ủy ban xã), trạm y tế
(trưởng trạm/phó trạm), đài phát thanh, và các
cộng tác viên (4 người/xã).
Nội dung truyền thông bao gồm các vấn đề
về nước sạch, vệ sinh môi trường; xử lý chất thải
nông thôn, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tương
ứng với các giai đoạn (trước, trong và sau lũ); các
tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng
phó. Phương pháp truyền thông là sử dụng tài
liệu truyền thông, phát thanh và tuyên truyền trực
tiếp tại hộ gia đình. Viện Vệ sinh Y tế công cộng
thành phố Hồ Chí Minh cung cấp tài liệu truyền
thông, tờ rơi, áp phích; Trung tâm Y tế dự phòng
tỉnh và Trung tâm Y tế huyện Cao Lãnh viết bài
phát thanh, cung cấp cho đài phát thanh các xã
phát theo lịch trình quy định (3 lần/ngày); cộng
tác viên thực hiện truyền thông cộng đồng thông
qua các buổi họp tổ/ấp và tại hộ gia đình; trạm y
tế và Uỷ ban Nhân dân xã giám sát hoạt động của
cộng tác viên và đài phát thanh, họp định kỳ hàng
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
tháng để đánh giá hoạt động trong tháng và triển
khai cho tháng kế tiếp; việc giám sát tổng thể các
hoạt động do Viện Vệ sinh Y tế công cộng thành
phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh,

Trung tâm Y tế huyện Cao Lãnh phối hợp thực
hiện 2 tháng/lần.
Dữ kiện được thu thập ở 2 thời điểm trong và
sau lũ, thông qua bộ câu hỏi để đánh giá về kiến
thức và thực hành truyền thông của cộng tác
viên, do cộng tác viên tự điền, với tổng cộng 40
cộng tác viên. Kiến thức và thực hành của người
dân được phỏng vấn tại hộ gia đình, với đối
tượng phỏng vấn là chủ hộ hoặc đại diện chủ hộ
(>18 tuổi). Số hộ gia đình phỏng vấn là 87 hộ.
Dữ kiện được phân tích bằng phần mềm Stata 10.
Số thống kê mô tả gồm tần số và phần trăm.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Những đặc tính của cộng tác viên, tần
số và (%), (n = 40)
Đặc tính
Giới
Tuổi

Trình độ học vấn

Nam
Nữ
18-29
30-39
40-49
50-59
≥ 60
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông


Tần số (%)
8 (20)
32 (80)
0 (0)
9 (22)
21 (53)
10 (25)
0 (0)
9 (22)
31 (78)

Bảng 2: Kiến thức và thực hành truyền thông
của cộng tác viên, tần số và (%), (n=40)
Nội dung
Tự đánh giá đã được tập huấn
đủ kiến thức cho công tác
truyền thông
Hiểu các nội dung trong tờ rơi
Có sổ ghi chép, nhật ký truyền
thông
Có lập kế hoạch viếng thăm hộ
gia đình
Có hướng dẫn cách sử dụng
tài liệu truyền thông cho người
dân

Giai đoạn
trong lũ
21 (53)


Giai đoạn
sau lũ
38 (95)

38 (95)
40 (100)

38 (95)
40 (100)

40 (100)

40 (100)

40 (100)

40 (100)

Bảng 3: Kiến thức và thực hành của người dân,
tần số và (%)
Nội dung

Giai đoạn trong Giai đoạn sau


(n=87)
(n=87)
Trả lời đúng về biến đổi khí
50 (57)

63 (72)
hậu và các ảnh hưởng của

Nghiên cứu Y học

biến đổi khí hậu
Kể được tên 2/4 mô hình
nhà tiêu hợp vệ sinh trong
tờ rơi
Nêu được cách bảo vệ
nguồn nước
Có giữ lại tờ rơi sau khi
nhận từ cộng tác viên
Có nhà tiêu hợp vệ sinh
Nhà tiêu sạch sẽ, không có
mùi hôi, thối
Vật dụng chứa nước có
nắp đậy
Vật dụng chứa nước
không có rong rêu, cặn
bẩn
Có giỏ đựng rác
Bỏ rác vào xe thu gom
Tự thu gom và đốt phía
sau nhà
Tự thu gom và chôn phía
sau nhà

69 (79)


75 (86)

66 (76)

77 (89)

62 (71)

73 (84)

51 (59)
25 (29)

62 (71)
39 (45)

81 (93)

86 (99)

87 (100)

87 (100)

87 (100)
13 (15)
37 (43)

87 (100)
33 (38)

35 (40)

37 (43)

19 (22)

Bảng 4: Số hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ
sinh tại 10 xã điểm và toàn huyện Cao Lãnh, dữ
kiện thứ cấp
Nội dung

Địa điểm

Số hộ gia đình có 10 xã điểm
nhà tiêu hợp vệ
sinh *
Tỷ lệ hộ gia đình Huyện Cao
có nhà tiêu hợp vệ
Lãnh
sinh **

Trước can
thiệp
16.511

Sau can
thiệp
17.669

69


70

* Báo cáo của các trạm y tế xã
** Báo cáo của Trung tâm Y tế huyện

Đa số cộng tác viên là nữ, tuổi trong nhóm
40-49, học vấn trung học phổ thông (bảng 1). So
sánh giữa 2 giai đoạn (trong mùa lũ và sau mùa
lũ), tất cả cộng tác viên đều có lập kế hoạch
viếng thăm hộ gia đình; có sổ ghi chép, nhật ký
truyền thông; và khi truyền thông (họp tổ/ấp, trực
tiếp tại hộ gia đình) có hướng dẫn cách sử dụng
tài liệu truyền thông cho người dân. Tỷ lệ tự đánh
giá đủ kiến thức phục vụ cho việc truyền thông
chuyển biến tốt. Giai đoạn sau lũ chỉ còn 5% cho
rằng cần được tập huấn, cung cấp tài liệu nhiều
hơn. Khi đánh giá mức độ hiểu các nội dung
trong tài liệu truyền thông cung cấp cho cộng tác
viên bằng bộ câu hỏi tự điền, giai đoạn sau mùa
lũ có tăng, dù tỷ lệ tăng là không nhiều (bảng 2).
Đối với người dân (bảng 3), xét về kiến thức
đúng về biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng của
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
biến đổi khí hậu, kể được đúng tên gọi của 2/4
loại mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh trong tờ rơi,
nêu được các biện pháp bảo vệ nguồn nước, kết

quả cho thấy tỷ lệ trả lời đúng đều tăng ở giai
đoạn sau mùa lũ. Về thực hành, tỷ lệ hộ gia đình
còn giữ lại tờ rơi đã nhận từ cộng tác viên khi
được phỏng vấn giai đoạn sau mùa lũ là tăng so
với giai đoạn trong mùa lũ. Đa phần người dân
đã có chuyển biến tốt. Tỷ lệ hộ gia đình được
phỏng vấn có nhà tiêu hợp vệ sinh và được sử
dụng, bảo quản đúng cách, sạch sẽ, không có mùi
hôi thối là tăng so với trước. Về vật dụng chứa
nước tại hộ gia đình, tỷ lệ sử dụng nắp đậy đã
tăng lên. Đối với cách thức xử lý rác sinh hoạt,
100% các hộ gia đình đều có giỏ đựng rác ở cả
hai thời điểm; và có sự chuyển biến tốt trong các
biện pháp xử lý rác của người dân, tỷ lệ bỏ rác
vào xe thu gom đã tăng lên, trong khi tỷ lệ tự thu
gom và đốt hoặc chôn giảm (bảng 3). Ngoài ra,
số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ hộ gia đình có nhà
tiêu hợp vệ sinh tại 10 xã điểm sau can thiệp đã
tăng 5% so với trước; tỷ lệ tăng tương ứng cho
toàn huyện Cao Lãnh là 1% (bảng 4).
BÀN LUẬN
Đa số cộng tác viên là nữ, trong tuổi lao
động, và trình độ học vấn trung học phổ thông là
những điểm thuận lợi cho hoạt động. Điều này
được thể hiện qua những hoạt động rất tích cực
của họ trong công tác truyền thông ở cả hai thời
điểm trong mùa lũ và sau mùa lũ. Chính bản thân
của họ cũng có những chuyển biến rất tốt khi tự
đánh giá đủ kiến thức phục vụ cho việc truyền
thông, đặc biệt ở thời điểm sau lũ chỉ còn 5% cho

rằng cần được tập huấn, cung cấp tài liệu nhiều
hơn. Hiệu quả truyền thông cũng được ghi nhận
ở người dân, thể hiện qua tỷ lệ các kiến thức và
thực hành đúng đều tăng ở giai đoạn sau mùa lũ.
Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh có tăng sau can thiệp,
tuy nhiên, tính giá trị của những dữ kiện này là
hạn chế vì là những dữ kiện thứ cấp, và cách tính
toán cũng chưa chính xác.
Kết quả thực hiện mô hình truyền thông điểm
cho thấy vẫn còn một số điểm cần lưu ý. Biến đổi
khí hậu là khái niệm mới đối với cộng tác viên và

Nghiên cứu Y học

người dân, nên khi kết nối các vấn đề về nước
sạch và vệ sinh môi trường với biến đổi khí hậu,
thì phần lớn người dân không nắm được. Đội ngũ
cộng tác viên có sự khác biệt về trình độ, kỹ năng
truyền thông, do vậy việc tập huấn nâng cao kiến
thức và kỹ năng cho cộng tác viên là cần thiết.
Tất cả cộng tác viên tham gia hoạt động truyền
thông còn đảm nhận cùng lúc nhiều chương trình
khác nhau của ngành y tế, do đó, cần có báo cáo
giám sát riêng để đánh giá. Sự thay đổi của người
dân về kiến thức và thực hành là tốt, tuy nhiên,
đối với thực hành, do những khó khăn về kinh tế,
người dân cần có những sự hỗ trợ về kinh phí để
xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh.
Nghiên cứu này có một số hạn chế. Để đánh
giá hiệu quả của biện pháp can thiệp, cần đánh

giá trước và sau can thiệp, trong khi nghiên cứu
này không đánh giá được giai đoạn trước can
thiệp mà chỉ đánh giá ở giai đoạn can thiệp thứ
hai và thứ ba. Ngoài ra, cỡ mẫu được ước lượng
chưa chính xác, và đối tượng phỏng vấn tại hộ
gia đình là không cố định giữa 2 lần phỏng vấn,
dẫn đến nhiều sai lệch khi đánh giá hiệu quả của
sự can thiệp truyền thông. Dù có một số hạn chế,
nhưng những kết quả bước đầu cho thấy mô hình
truyền thông thông qua cộng tác viên là khả thi
và có hiệu quả, tuy nhiên cần có một nghiên cứu
can thiệp có nhóm chứng để xác định hiệu lực
của mô hình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

5.

6.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008). Chương trình mục tiêu
quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Kịch bản biến đổi khí
hậu, nước biển dâng cho Việt Nam.
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). Chiến lược quốc gia về
biến đổi khí hậu.
Dasgupta S, Laplante B, Meisner C, Wheeler D and Yan J

(2007). The impact of sea level rise on developing countries: A
comparative analysis, In World Bank Policy Research
Working Paper 4136, February 2007.
International Institute for Environment and Development
(2007). The rising tide: assessing the risks of climate change
and human settlements in low elevation coastal zones.
Environment and Urbanization, Vol 19 No 1 April 2007.
Parry ML, Canziani OF, Palutikof PJ,. Linden van der JP and
Hanson CE (2007). Contribution of Working Group II to the
Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on
Climate Change, Chap 10, p. 485, 2007.

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

6
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng



×