Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.9 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
Khoa Khoa học xã hội
--------   --------

BÀI TIỂU LUẬN

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
SAU NĂM 1975

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Quế Thanh
Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Sửu
Lớp : Đại học Sư phạm Ngữ văn Liên thông K57

Quảng Bình, tháng 04/ 2016
1


Lời cảm ơn!
Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin được gửi đến cô
giáoNguyễn Thị Quế Thanh- người đã tận tình hướng dẫn, động viên,
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tậpcũng như quá trình thực hiện
bài tiểu luận lời cảm ơn chân thành nhất!
Cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Khoa học xã hội, quý thầy cô giáo
của trường Đại học Quảng Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em
bồi dưỡng tri thức trong thời gian qua. Đó không chỉ là nền tảng cho
quá trình nghiên cứu tiểu luận mà còn là hành trang quý báu để em có
thể vững bước, tự tin hơn trên con đường đời đầy chông gai của mình.
Cảm ơn gia đình - nơi nuôi dưỡng tâm hồn và khát vọng của em.
Cảm ơn bạn bè đã chia sẻ, động viên và giúp đỡ mình trong suốt thời
gian qua.


Kính chúc quý thầy cô và các bạn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và
thành công trong cuộc sống!

Sinh viên thực hiện

Lê Xuân Sửu

2


MỤC LỤC
Contents
MỤC LỤC..................................................................................................................3
Contents.....................................................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................................4
2. Lịch sử vấn đề...........................................................................................................................5
3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................6
4. Giới hạn đề tài..........................................................................................................................7

PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................8
CHƯƠNG 1..................................................................................................................................8
HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ NHỮNG ĐỔI MỚI TƯ DUY NGHỆ THUẬT CỦA
NGUYỄN MINH CHÂU SAU NĂM 1975.................................................................................8
1.1. Hành trình sáng tác................................................................................................................8
CHƯƠNG 2................................................................................................................................11
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SAU
NĂM 1975..................................................................................................................................11
2.1. Hình tượng người phụ nữ mang đậm vẻ đẹp truyền thống..................................................11
2.1.1. Đức tính cần cù, lam lũ, chịu thương chịu khó.................................................................11

2.1.2. Vẻ đẹp của lòng chung thủy.............................................................................................11
2.1.2. Vẻ đẹp mẫu tính................................................................................................................12
2.2. Hình tượng người phụ nữ với cách thể hiện đa chiều..........................................................13
2.2.3. Người phụ nữ với những nỗi đau thời hậu chiến..............................................................13
2.2.2. Hình tượng “người đàn bà mộng du”...............................................................................13
2.3. Ý nghĩa của hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975...14

PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................17

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Minh Châu (1930-1989) thuộc thế hệ nhà văn xuất hiện và trưởng
thành trong những năm chống Mỹ cứu nước. Trước năm 1975, ông đã khẳng định
vị trí của mình trên văn đàn với tiểu thuyết đầu tay “Cửa sông” (1966), và tiếp đó là
những tác phẩm nổi tiếng khác vươn tới đỉnh cao của văn xuôi nước ta hồi bấy giờ,
như “Mảnh trăng cuối rừng”(1970),“Dấu chân người lính” (1972)... Sau ngày đất
nước hoàn toàn thống nhất, khi nền văn học nước nhà chuyển mình bước vào vận
hội đổi mới và hội nhập, nói như nhà văn Nguyên Ngọc, trong “cuộc trở dạ đau
đớn và sinh thành ấy”, Nguyễn Minh Châu “thuộc trong số những nhà văn mở
đường tinh anh và tài năng nhất” [5, tr. 250]. Trong những sáng tác của Nguyễn
Minh Châu, nhất là trong các truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết ra đời sau 1975, thế
giới hình tượng nhân vật với nhiều số phận và tâm trạng khác nhau, thường hiện
lên rất phong phú, sinh động và mới lạ, giàu sức mạnh ám ảnh, khó quên trong
người đọc. Bên cạnh hình tượng người lính với chân dung nối tiếp các thế hệ,
người nông dân với bản chất cố hữu được khắc họa đầy ấn tượng, ngòi bút Nguyễn
Minh Châu còn dành nhiều nhiều tâm huyết biểu hiện hình tượng người phụ nữ với

những phẩm chất và đức hy sinh cao cả, sâu lắng vẻ đẹp nhân văn. Vì vậy, tìm hiểu
“ Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975”
là đi sâu khám phá một phương diện thế giới nghệ thuật nổi bật của nhà văn, đồng
thời qua đó còn thấy được tiến trình vận động đổi mới của văn xuôi nước ta sau
1975. Mặt khác, Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn hiện đại có tác
phẩm được giảng dạy trong nhà trường. Ở bậc trung học cơ sở: lớp 9 giảng văn
truyện ngắn Bức tranh ; Ở cấp trung học phổ thông, trước đây học truyện ngắn
Mảnh trăng cuối rừng, hiện nay là Chiếc thuyền ngoài xa... Đây là những tác phẩm
khá tiêu biểu cho phong cách sáng tạo của tác giả ở từng thời điểm khác nhau, có ý
nghĩa đánh dấu sự đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn nói riêng và của văn học
nước nhà nói chung. Trong những tác phẩm ấy đều có những hình tượng nhân vật
4


nữ rất ấn tượng. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này còn mong muốn cung cấp thêm
tư liệu, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học Văn ở nhà trường phổ
thông, một trong những vấn đề thời sự đang được quan tâm hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Minh Châu là một trong những tác giả văn xuôi đương đại có sức hấp
dẫn với bạn đọc và giới nghiên cứu, phê bình. Hầu hết các bài viết về cuộc đời và
sự nghiệp của của Nguyễn Minh Châu đã được tập hợp trong “Nguyễn Minh Châucon người và tác gia”, “Nguyễn Minh Châu-tài năng và sáng tạo nghệ thuật”,
“Nguyễn Minh Châu -Về tác gia và tác phẩm”. Sau đây, chúng tôi chỉ điểm lại một
số công trình và bài viết có liên quan trực tiếp đến đề tài tiểu luận. Trên báo Văn
nghệ số 32 năm 1984, nhân “Đọc Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” Huỳnh
Như Phương đã thấy được, những mảnh đời, những tâm trạng, những số phận khác
nhau và nhận xét truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành là “một thể
nghiệm mới về nghệ thuật của nhà văn”. Năm 1985, trên Tạp chí văn học số 3,
Nguyễn Thị Minh Thái trong bài “Ấn tượng về nhân vật nữ của Nguyễn Minh
Châu” 5 cũng nhân đọc “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, đã nêu nhận xét:
“Ấn tượng về truyện ngắn ấy thuộc về một người đàn bà, “Trong tất cả các tác

phẩm văn xuôi của Nguyễn Minh Châu, dù nhân vật nữ ở bất cứ vị trí nào đều là
những nhân vật khó quên” GS.Nguyễn Văn Hạnh trong bài viết “Nguyễn Minh
Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người” (Tạp chí Văn học số 3
năm 1993) đã cảm nhận: Phần lớn những người đàn bà trong tác phẩm của Nguyễn
Minh Châu đều có một số phận éo le, vất vả, ít gặp may mắn trong tình yêu, sự yên
ổn trong cuộc sống gia đình… Trên báo Văn nghệ, số 42 năm 1993, Chu Văn Sơn
trong bài viết “Đường tới Cỏ lau” đã nói đến “vẻ đẹp mẫu tính…phần sâu thẳm như
một thiên phú riêng của tâm hồn nữ giới” trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu.
Tác giả Tôn Phương Lan trong công trình nghiên cứu về Phong cách nghệ thuật của
Nguyễn Minh Châu (Nxb Khoa học xã hội,H.1999), có nhận xét chung là cả hai
nhân vật Thai và Quỳ đều giàu thiên tính nữ, được rọi chiếu và mang nhiều vẻ đẹp
5


của ánh sáng nhân văn từ tâm hồn của nhà văn. Mai Thục trong “Nhà văn Nguyễn
Minh Châu và những trang viết về đời thường” khi nói đến hình ảnh người mẹ
trong Mùa trái cóc ở miền Nam cũng đã cảm nhận: “ Nỗi đau, nỗi giận và tình
thương hòa quyện trong tâm hồn người đàn bà ấy là tứ thơ buồn về thân phận người
phụ nữ Việt Nam, cái đẹp nghệ thuật tỏa ra từ sự thật đắng cay ấy”[15, tr. 193 ].
Giáo sư N.I. Ni-cu-lin trong lời bạt cho tập truyện ngắn được dịch sang tiếng Nga
“Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” đã cho rằng:đây là một:đề tài mà văn học
Việt Nam mới chiếm lĩnh, đề tài 6 về người phụ nữ trong chiến tranh và số phận
của họ sau chiến tranh, một số phận không giản đơn, không ngọt ngào [15, tr. 474].
Trong “Nguyễn Minh Châu và di sản văn học của ông”, qua hình tượng những
nhân vật phụ nữ, Mai Hương đã nêu nhận xét: “Có lẽ không ai có thể nói về những
di chứng của chiến tranh, những mất mát, éo le, những bi kịch khủng khiếp của
chiến tranh hằn sâu trong từng số phận con người một cách da diết, đau đớn và sâu
sắc được như Nguyễn Minh Châu”[15, tr. 99]. Tuy vậy, những công trình và bài
viết nói trên phần lớn cũng chỉ mới dừng lại phân tích một vài khía cạnh và ở một
số tác phẩm nhất định. Tiếp thu ý kiến của người đi trước, trên có sở khảo sát sáng

tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975, bài tiểu luận này muốn có một cái nhìn hệ
thống toàn diện về hình tượng người phụ nữ trong thế giới nghệ thuật của ông, để
từ đó có dịp tìm hiểu sâu sắc thêm chiều sâu vẻ đẹp nhân văn của một tác gia lớn
trong nền văn xuôi hiện đại luôn “bị ngập chìm trong lo âu, một nỗi lo âu sao mà
lớn lao và đầy khắc khoải về con người”.
3. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống.
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp.
4.3. Phương pháp so sánh

6


4. Giới hạn đề tài
Giới hạn chủ yếu ở những sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 được in
trong “Nguyễn Minh Châu- Tuyển tập truyện ngắn”, Nhà xuất bản Văn học, Hà
Nội, 2010.

7


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ NHỮNG ĐỔI MỚI TƯ DUY NGHỆ THUẬT
CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SAU NĂM 1975
1.1. Hành trình sáng tác
Nhà văn Nguyễn Minh Châu (20/10/1930 – 23/01/1989) trong một gia đình
nghèo thuộc xã Huỳnh Hải, huyện Lưu Ninh, tỉnh Nghệ An. Ông là cây bút trưởng
thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và là một trong những nhà văn có tầm
ảnh hưởng đối với nền văn học Việt Nam.

Trưởng thành trong những năm bom đạn kháng chiến đã tạo cho nhà văn một
nguồn sống, nguồn cảm thụ sâu sắc đối với nỗi đau của đất nước bị chia cắt. Ông
luôn trăn trở, tìm tòi trong những tác phẩm của mình để thể hiện một cách đúng đắn
và chân thật nhất hơi thở của lịch sử. Nhà văn luôn đi cùng bước đi của đất nước,
mỗi một thời kỳ, ông đều chiêm nghiệm sâu sắc, viết thật cẩn thận và không bao
giờ vội vàng.
Trước Cách mạng tháng Tám, ông học Trường Kỹ nghệ Huế, tốt nghiệp bậc
Thành Chung vào năm 1945 và tiếp tục học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc
Kháng ( Hà Tĩnh).
Năm 1950, ông gia nhập quân đội và học tại trường Sĩ quan Trần Quốc Tuấn.
Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban Tham mưu Tiểu đoàn 772, 706 thuộc
Sư đoàn 320.
Từ năm 1956 đến năm 1958, ông làm Trợ lý văn hóa Trung đoàn 64 thuộc sư
đoàn 320. Năm 1962, ông về công tác tại phòng Văn nghệ Quân đội, sau chuyển
sang Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam
năm 1972.
Tác phẩm văn học của Nguyễn Minh Châu khởi đầu bằng truyện ngắn Sau
một buổi tập (1960) và khép lại với truyện vừa Phiên chợ Giát (1989). Suốt một
chặng đường 29 năm – một hành trình không phải là dài so với những nhà văn
khác: Nguyễn Khải, Hồ Phương…, song với mười ba tập văn xuôi, một tập tiểu
8


luận phê bình, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã để lại một sự nghiệp văn chương đủ
sức vượt qua thời gian. Với một số tác phẩm chính như:
· Cửa sông (tiểu thuyết, 1966)
· Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970)
· Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972)
· Miền cháy (tiểu thuyết, 1977)
· Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977)

· Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982)
· Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983)
· Bến quê (truyện ngắn, 1985)
· Mảnh dất tình yêu (tiểu thuyết, 1987)
· Cỏ lau (truyện vừa, 1989)
Lớn lên trong thời kì đất nước bị chia cắt, chiến tranh gây bao đau thương,
phần nào mà hoàn cảnh hằn vào trong nhà văn, để từ đó ông viết lên những tác
phẩm mang màu sắc hiện thực, Mỗi tác phẩm là một khía cạnh khác nhau, cả trong
góc khuất nơi tâm hồn con người vẫn thường bị chôn kín đến những thực tại ngoài
đời sống, Tất cả đều được ông đưa vào văn học, tạo ra một sắc mới cho văn xuôi
cách mạng. Chủ đề trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu viết trong thời kỳ
chiến tranh thường tập trung phản ánh và miêu tả chiến tranh, về phẩm chất yêu
nước, tinh thần gan dạ của các chiến sĩ trong cuộc kháng chiến trường kì của dân
tộc ta như các cuốn tiểu thuyết Cửa sông, Dấu chân người lính, Lửa từ những ngôi
nhà, Mảnh trăng cuối rừng, … Sau chiến tranh, Nguyễn Minh Châu đã chuyển
mình từ những trang viết về người lính mang đậm cảm hứng lãng mạn và sử thi
sang hiện thực sang chủ nghĩa hiện thực như các tác phẩm Miền cháy, Người đàn
bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa,… Ngòi bút của
Nguyễn Minh Châu đã đi đến từng tầng sâu thẳm trong tâm hồn con người, những
cái đẹp cao cả của nhân tâm.

9


Tuy nhiên, số mệnh nghiệt ngã với căn bệnh hiểm nghèo ung thư máu đã làm
cho hành trình sáng tạo của Nguyễn Minh Châu phải đột ngột dừng lại khi vừa đạt
tới độ chín của tài năng. Ngày 23 tháng 1 năm 1989 Nguyễn Minh Châu trút hơi
thở cuối cùng tại viện quân y 108 Hà Nội, sau gần một năm chống chọi với bạo
bệnh, để lại nhiều dự định sáng tác còn đang ấp ủ.
Với những đóng góp của mình cho nên văn học Việt Nam, Nguyễn Minh

Châu xứng đáng là một nhà văn tiêu biểu cho nền văn học hiện đại như lời của nhà
văn Nguyễn Khải đã nói : “Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc, bậc thầy
của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút
trẻ tài năng sau này.”
Ông đã được nhận các giải thưởng trong hoạt động văn học nghệ thuật như:
giải thưởng Bộ quốc phòng năm (1984 -1989) cho toàn bộ tác phẩm của ông viết về
chiến tranh và người lính, giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm (1988 – 1989)
cho tập truyện Cỏ lau và giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II
năm 2000 cho cụm tác phẩm: Dấu chân người lính, Cửa sông, Cỏ lau, Người đàn
bà trên chiến tàu tốc hành…
Như vậy, qua những chặng đường sáng tác nghệ thuật, tác phẩm của Nguyễn
Minh Châu luôn có tấm lòng hướng về con người, khả năng giải mã những mặt
phức tạp của cuộc đời, với quan niệm văn chương trước hết phải là câu chuyện của
con người, với muôn mặt phức tạp phong phú với tất cả chiều sâu. Ông đã mang
đến một cái nhìn đa diện về số phận con người. Và cũng từ cái nhìn ấy, nhà văn đã
khắc họa rất thành công hình tượng người phụ nữ trong những sáng tác của mình
để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

10


CHƯƠNG 2
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN
MINH CHÂU SAU NĂM 1975
2.1. Hình tượng người phụ nữ mang đậm vẻ đẹp truyền thống
2.1.1. Đức tính cần cù, lam lũ, chịu thương chịu khó
Trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975, đa phần có sự xuất hiện
các nhân vật nữ trong hoàn cảnh khó khăn, vất vả và làm nổi bật lên tính cách cần
cù, lam lũ, chịu thương chịu khó của họ. Chiếc thuyền ngoài xa, tác giả đã dựng
nên một bức tranh hết sức sinh động từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy

bước ra một người đàn bà xấu xí mệt mỏi và cam chịu. Trong Phiên Chợ Giát, mụ
Huệ- một “ bà ké miền rừng” với sự gắn bó sâu nặng với công việc, với gia đìnhHay như trong Chợ Tết, hình ảnh những người đàn bà khốn khó cũng được tác giả
đặt trong một không gian với những: nhếch nhác, bẩn thỉu. Trong tác phẩm Người
đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng lên một mẫu
hình nhân vật nữ hết sức độc đáo chịu thương chịu khó trong chiến tranh cũng như
hoà bình. Trong Bức tranh, nhân vật bà mẹ chỉ xuất hiện thoáng qua thôi, song
cũng để lại những ấn tượng rất sâu sắc về tính cách chịu thương chịu khó, ngay cả
khi đôi mắt mình không còn. Hoặc như Liên trong Bến Quê, suốt một đời gắn bó
với chồng, ngay những khi khó khăn hoạn nạn nhất. Những minh chứng trên cho
thấy nhà văn rất ưu ái khi viết về hình ảnh những nhân vật nữ, đặc biệt là những
ngưòi vợ, người mẹ tảo tần. Đây cũng là một cách khai phá, đào xới, tìm tòi những
vỉa tầng ẩn dấu sâu kín đằng sau những câu chuyện, gương mặt phụ nữ mà Nguyễn
Minh Châu đã khắc hoạ.
2.1.2. Vẻ đẹp của lòng chung thủy
Ở một đất nước mà huyền thoại để tạo nên giang sơn Tổ quốc là những cuộc
chia ly, năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ
lên rừng; và suốt trường kỳ lịch sử chống ngoại xâm thì chia ly là số phận thường
trực của dân tộc. Vì vậy, trong những phẩm chất truyền thống của người phụ nữ
Việt Nam, chung thuỷ là một phẩm chất làm nên sức mạnh giúp họ vượt qua mọi
11


gian lao cách trở. Hình tượng nhân vật phụ nữ trong tác phẩm của Nguyễn Minh
Châu ở nhiều cảnh ngộ khác nhau, khi gặp tình duyên trắc trở đều hiện lên rất rõ
nét đức tính này. Người đọc không thể nào quên hình ảnh nhân vật Thai trong chiến
tranh loạn lạc, một tay chị đào huyệt chôn chồng, một tay chị ôm con chạy giặc và
chị đã xin phép người chồng mới đưa cả bố chồng cũ về chăm sóc. Chính tấm lòng
thủy chung cao cả ấy đã làm cho người chồng sau của Thai phải cảm phục và gọi
Thai là “đàn bà cổ”, dẫu có mắc trăm công ngàn việc vẫn đau đáu chờ chồng.
Người đọc cũng không nén được xúc động khi đọc những trang văn của Nguyễn

Minh Châu viết về Liên- người vợ đảm đương, chịu thương chịu khó của Nhĩ trong
Bến quê… Đức tính thủy chung ấy là bến đỗ bình yên cho biết bao gia đình, tạo
nên một nét đặc trưng của cuộc sống và tâm hồn Việt…
2.1.2. Vẻ đẹp mẫu tính
Vẻ đẹp ấy, trước hết biểu hiện ở lòng vị tha, đức hy sinh, luôn sống vì người
khác của những người mẹ, người chị, người em gái trong sáng tác của Nguyễn
Minh Châu. Trong truyện ngắn Bức tranh, hình ảnh người mẹ hiện lên trong tình
mẫu tử đầy thương cảm. Chưa có ai bị chồng đánh đập và chịu cảnh bạo lực trong
gia đình phũ phàng như nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc
thuyền ngoài xa. Người phụ nữ ở đây đã sống cho con hơn là cho mình. Ở một góc
nhìn khác, trong tác phẩm Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, yếu tố vị tha lại
được tác giả khai thác rất mới lạ ở nhân vật Quỳ. Hay mở rộng ra trên lĩnh vực tiểu
thuyết, thì nhân vật mẹ Êm trong Miền Cháy cũng là một minh chứng rất hùng hồn
cho tính cách vị tha của người phụ nữ Miền Trung. Hình tượng người mẹ trong
Mùa trái cóc ở miền Nam đã cho thấy nỗi cay đắng, đau xót vô cùng qua thái độ
đối xử của Toàn-một đứa con rứt ruột đẻ ra, cũng là người lính có chức vụ, nhưng
thực chất là một kẻ hèn nhát cơ hội. Hay như những tình tiết khi Mụ Huệ trong
Phiên chợ Giát nghe tin thằng Dũng con mình hy sinh đã ngất xỉu vì đau đớn, hoặc
hình ảnh Vọng phu trong Cỏ Lau, đến những hình thù tượng đá ôm con ... Ở đây
nhà văn đã nhận ra một điều rất sâu sắc, trong tình yêu thương vô tận đầy hy sinh
12


của người phụ nữ đối với con người hình như bao giờ cũng chứa đựng cả tình mẫu
tử.
2.2. Hình tượng người phụ nữ với cách thể hiện đa chiều
2.2.3. Người phụ nữ với những nỗi đau thời hậu chiến
Người phụ nữ với bi kịch do chiến tranh và đói nghèo lạc hậu là đặc điểm vừa
có từ trong truyền thống mà cũng vừa rất thời sự diễn ra ngay trong thời hậu chiến.
Khi viết về hình tượng người phụ nữ, trong sáng tác của truyện ngắn Nguyễn Minh

Châu, bi kịch chiến tranh và đói nghèo lạc hậu được thể hiện một cách tập trung
hơn, day dứt hơn, dưới những góc nhìn nhân bản hơn. Hầu hết những nhân vật phụ
nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu đều có chồng, con hoặc người yêu của
mình đi bộ đội, mỗi người một cảnh ngộ, đều chịu nhiều đau thương, mất mát do
chiến tranh gây ra. Nguyễn Minh Châu không né tránh đau thương, đã biểu hiện
một cách xúc động những bi kịch chiến tranh gây ra đối với con người một cách
chân thật và xúc động. Nỗi đau “khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên” giữa cảnh
“trời đất nổi cơn gió bụi” từ ngàn xưa hiện về trong nỗi day dứt không nguôi giữa
nhan sắc và chiến tranh trên từng trang viết của Nguyễn Minh Châu.. Vấn đề của
quá khứ chiến tranh để lại, vấn đề của cuộc sống sau chiến tranh với muôn vàn mối
ngổn ngang, chứa đầy nghịch lí. Thông qua những nghịch lí ấy, nhà văn đi sâu vào
hiện thực muôn mặt của đời sống con người.
2.2.2. Hình tượng “người đàn bà mộng du”
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Minh Châu đã từng bày tỏ quan niệm:
“Cuộc đời thì đa sự, con người thì đa đoan”để thấy hết cái bản chất phong phú
phức tạp của cuộc đời và con người, nhất là nhan sắc và số phận của người phụ nữ.
Có thể nói hình tượng nhân vật Quỳ trong truyện vừa Người đàn bà trên chuyến tàu
tốc hành- “người đàn bà mộng du” là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Minh
Châu. Quỳ vừa có những nét đẹp truyền thống nhưng cũng có những phẩm chất mà
người phụ nữ truyền thống chưa thể có được. Chị cũng là người phụ nữ hay lam
hay làm, rất có cá tính và cả bản lĩnh. Với “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
13


hành”, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được một hình tượng người phụ nữ đa
đoan, với những sắc thái rất mới lạ, giàu vẻ đẹp nhân bản, đầy sức ám ảnh người
đọc. Chính những cảm xúc mãnh liệt trong tình yêu của Quỳ đã thực sự góp phần
làm nên một nhân vật lạ, một ca lạ, mới mẻ, hấp dẫn, cá tính và ấn tượng vô cùng.
Cũng vì vậy, có thể nói rằng, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, với hình
tượng giàu chất “lạ hóa”, Nguyễn Minh Châu đã để lại một trong những truyện

ngắn đặc sắc nhất viết về người phụ nữ nói riêng và đánh thức những quan điểm
mới mẻ về quan niệm nghệ thuật đối với con người nói chung có ý nghĩa báo hiệu
cho sự “trở dạ” của văn học nước ta trên quá trình bước vào công cuộc đổi mới.
2.3. Ý nghĩa của hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh
Châu sau 1975

14


PHẦN KẾT LUẬN
Trong suốt hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu, nhất là trong thể loại
truyện ngắn ra đời sau năm 1975, nhà văn đã thể hiện rất thành công hình tượng
nhân vật nữ trên nhiều bình diện. Ý nghĩa lớn lao, cao cả và đầy tính nhân văn mà
nhà văn muốn gửi gắm qua thế giới nhân vật này rất phong phú và sâu sắc, thể hiện
sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người và cả tài năng, tâm huyết của người
sáng tạo. Tìm hiểu hình tượng nhân vật người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn
Minh Châu sau 1975 chỉ là một phần trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn, nhưng
qua đó, người đọc cũng có thể thấy được hành trình sáng tác, và khát vọng đổi mới
của nhà văn nền văn học nước nhà trước yêu cầu của thời đại mở cửa và hội nhập
với văn học nhân loại. Thông qua hình tượng nhân vật nữ trong những truyện ngắn
sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, chúng ta còn có thể cảm nhận được những đặc
điểm và phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam nói riêng và cũng là của cả
dân tộc ta nói chung. Không chỉ vậy, với ngòi bút chân thực và đầy bản lĩnh của
nhà văn, người đọc nhạy cảm sẽ còn thấy được biết bao vấn đề trong quá khứ chiến
tranh và cả trong cuộc sống thời hậu chiến đã và đang đặt ra đòi hỏi mọi người phải
quan tâm góp phần giải quyết để làm cho những người phụ nữ Việt Nam cùng với
cả dân tộc thực sự được giải phóng ra khỏi đói nghèo lạc hậu và hướng tới một đời
sống thực sự ấm no và hạnh phúc. Trong thủ pháp nghệ thuật xây dựng hình tượng
nhân vật nữ của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975, ngoài những thành công
đã sử dụng nhuần nhuyễn trong nhiều sáng tác giai đoạn trước 23 1975, nhà văn

cũng đã rất mạnh dạn thể nghiệm những biện pháp nghệ thuật mới mẻ, độc đáo,
làm nên sự hấp dẫn và phong cách riêng biệt. Tính đa giọng điệu, việc đan xen các
điểm nhìn của nhân vật, đan xen các trục thời gian, việc sử dụng các biểu tượng,
đặc biệt là nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật, khám phá đến tận những góc
khuất tâm hồn... đã làm nên những thành công nghệ thuật cho các truyện ngắn này.
Tất cả những cố gắng tự vượt lên chính mình của Nguyễn Minh Châu, cùng với sự
15


nghiệp của nhà văn để lại là một bài học lớn về tình người, là “niềm hãnh diện của
những người cầm bút về một đời văn trong sáng và trọn vẹn” (Nguyễn Khải) mà
chúng ta còn phải tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Châu (2004), Dấu chân người lính, Nhà xuất bản Văn học.
2. Nguyễn Trọng Hoàn (2007),Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Nhà
xuất bản Giáo dục.
3. Mai Hương (2001), Nguyễn Minh Châu tài năng và sáng tạo nghệ thuật, Nhà
xuất bản Văn hóa thông tin.
4. Thao Nguyễn (2013), Nguyễn Minh Châu một giọng văn nhiều trắc ẩn, Nhà xuất
bản Văn hóa thông tin.
5. Nguyễn Huy Thắng (2011), Nguyễn Minh Châu - từ Dấu chân người lính đến
lão Khúng ở quê, Nhà xuất bản Kim Đồng.

17




×