Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐÀO tạo GIÁO VIÊN tại TRƯỜNG đại học tây bắc NHU cầu và PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.13 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC:
NHU CẦU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
TS. Nguyễn Văn Bao
Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Tây Bắc rất cần nguồn nhân lực có trình độ cao về giáo dục, về khoa học
kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, lưu giữ và phát triển văn hóa các dân tộc Tây Bắc, đặc
biệt, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ có trình độ cao. Trường Đại học Tây
Bắc được thành lập năm 2001 (nâng cấp từ trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc, tiền
thân là Trường Sư phạm cấp II khu Tự trị Thái Mèo, thành lập năm 1960) để thực hiện
nhiệm vụ đó trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện của giáo dục Tây bắc, cũng như
của đất nước. Bài viết sẽ chỉ ra đặc điểm của khu Tây Bắc, Kết quả sứ mệnh mà Đại học
Tây Bắc (ĐHTB) đã đạt được trong thành tựu lăm năm gần đây (2010 – 2015), cùng
phương hướng của nhà trường trong thời kỳ tới để luận bàn và trao đổi.
Từ khóa: nhu cầu, phương hướng đào tạo, Đại học Tây Bắc
Abstract: Northwest needed manpower high level of education, of science and
technology, technology transfer, retention and development of ethnics of the
Northwest, in particular, the task of training human resources in highly qualified site.
Tay Bac university established in 2001 (upgraded from Teachers College Tay Bac,
formerly the Secondary School Teachers'Thai-Meo in 1960) to carry out that task in
the struggle radical innovation, education of Northwest, as well as by country. Article
will point out the characteristics of the Northwest, Tây Bac university (DHTB)
mission results have been achieved in the recent five years achievements (2010 2015), along the direction of the school in the coming period for discussion and
exchange.
Key words: training need, training trend, Tay Bac University
I. Những thành tựu đào tạo giáo viên của Nhà trường giai đoạn 2010-2015
1. Đặc điểm tình hình
Tây Bắc là một vùng địa chính trị quan trọng: Vùng núi rộng lớn (Nếu tính các


tỉnh miền núi phía Bắc thì S: 102.000km2=30,7% s cả nước; dân số hơn 12 triệu
=14,23% cả nước với 32 dân tộc), có biên giới với 2 quốc gia, vùng đầu nguồn của
Thủ Đô và vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, dân cư đa sắc tộc, địa hình cắt xé, đất
đai phì nhiêu, giàu khoáng sản, đậm đặc văn hóa, giàu tiềm năng về kinh tế như thủy

36


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

điện, nông lâm, ngư nghiệp, du lịch… Nhưng Tây Bắc cũng là vùng kém phát triển:
kinh tế nghèo, giao thông khó khăn, giáo dục thấp kém, nguồn nhân lực chất lượng
thấp. Theo nguồn của Chính phủ năm 2012 thì lực lượng lao động của cả vùng hơn 7,7
triệu người chiếm 14% lao động cả nước. Tỉ lệ người tham gia lao động chưa qua đào
tạo là 11,3% (cả nước 4,6%), tỉ lệ lao động tốt nghiệp phổ thông và trên phổ thông là
22,6%. Người lao động đã qua đào tạo có bằng cấp từ sơ cấp trở lên có 13,4%, trong
đó sơ cấp là 2,3%, trung cấp 6,3%, cao đẳng 1,9% và đại học 2,9%. Số đang đi học đại
học, cao đẳng chiếm 5,7% tổng dân số. Sự kém phát triển về kinh tế, yếu về giáo dục
đào tạo, khoa học công nghệ… trong bối cảnh toàn cầu hóa do sự tác động của văn
hóa ngoại lai, của sự diễn biến phức tạp về tôn giáo, của chiến tranh tâm lý qua “Diễn
biến hòa bình” của các thế lực thù địch thì nguy cơ gây bất ổn về chính trị, phức tạp về
an ninh quốc phòng, lạc hậu về văn hóa, kém về phát triển kinh tế…
Để phát triển Tây Bắc trên cơ sở những tiềm năng lợi thế về thủy điện, nuôi
trồng và chế biến nông, lâm, ngư, du lịch… Tây Bắc rất cần sự phát triển bền vững trên
một nền tảng được nghiên cứu khoa học từ đường lối chủ trương tới chính sách, từ nghiên
cứu khoa học cơ bản tới chuyển giao công nghệ cụ thể trên tất cả các lĩnh vực. Và đặc
biệt, Tây Bắc rất cần nguồn nhân lực có trình độ cao về giáo dục, về khoa học kỹ thuật,
chuyển giao công nghệ, am tường các ngành kinh tế, trồng trọt (nông nghiệp, lâm nghiệp,
cây công nghiệp, dược liệu, hoa cây cảnh…), chăn nuôi (đại gia súc, gia súc, thủy sản),
chế biến nông, lâm, ngư, kĩ sư xây dựng, giao thông, thủy lợi, thủy điện, hướng dẫn du

lịch, bảo tồn, phát triển văn hóa, có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức, có kĩ năng
sống hiện đại… Để đáp ứng nhu cầu như mong muốn trên thì phát triển giáo dục phổ
thông đóng vai trò nền tảng, quan trọng. Do vậy, Tây Bắc, bên cạnh việc phát triển đồng
bộ kinh tế, văn hóa, xã hội tạo môi trường giáo dục, đào tạo tốt còn rất cần một đội ngũ
giáo viên có trình độ năng lực, có phẩm chất, có kĩ năng, có sự hiểu biết sâu rộng, đặc
biệt là hiểu biết về vùng, miền, những vấn đề đặc thù… để làm hạt nhân nền tảng trong
đào tạo, giáo dục phổ thông.
Trường Đại học Tây Bắc được thành lập năm 2001 (nâng cấp từ trường Cao
đẳng Sư phạm Tây Bắc, tiền thân là Trường Sư phạm cấp II khu Tự trị Thái Mèo,
thành lập năm 1960). Trường có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công
nghệ, lưu giữ và phát triển văn hóa các dân tộc Tây Bắc, đặc biệt, nhiệm vụ đào tạo
nguồn nhân lực tại chỗ có trình độ cao, có tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức cách
mạng trong sáng, biết nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, có kỹ thuật nghề
nghiệp vững vàng, có kiến thức an ninh, quốc phòng vững chắc… để tham gia vào quá

37


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

trình lao động, thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần vào sự
phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Trong những nhiệm vụ trên thì nhiệm vụ đào tạo
đội ngũ giáo viên các cấp từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tới trung học phổ
thông chiếm một vị trí quan trọng.
2. Nhu cầu tào tạo giáo viên của các tỉnh Tây Bắc và nhiệm vụ đào tạo giáo
viên của Trường Đại học Tây Bắc
Như đã đề cập ở trên về đặc điểm đặc thù của các tỉnh Tây Bắc như vùng địa
chính trị quan trọng, có biên giới dài, địa hình cắt xé, vùng có nhiều đồng bào các dân

tộc thiểu số sinh sống, vùng khó khăn về kinh tế, hạn chế về giáo dục đào tạo… Từ
những đặc thù này, nhu cầu đào tạo giáo viên các cấp đòi hỏi phải có những đặc điểm
riêng khác biệt ngoài những yêu cầu đào tạo chung cho một giáo viên như có bản lĩnh
chính trị, phẩm chất đạo đức, hiểu biết kiến thức sâu rộng, có kĩ năng sư phạm…
Những khác biệt đó cụ thể là:
- Phải có hiểu biết sâu sắc đặc điểm vùng núi Tây Bắc để vượt qua những khó
khăn trở ngại khi ra Trường.
- Phải am hiểu văn hóa các dân tộc Tây Bắc để hòa đồng vận động và giảng dạy
thuyết phục
- Phải hiểu biết ít nhất một ngôn ngữ của một dân tộc thiểu số để giao tiếp,
giảng dạy, nhất là với các giáo viên mầm non và tiểu học.
Với nhữg đặc thù như trên nên nhu cầu đào tạo giáo viên ở Trường Đại học
Tây Bắc rất cần thiết. Hàng năm, Trường đào tạo số lượng giáo viên cho các tỉnh Tây
Bắc để bù vào lượng giáo viên nghỉ hưu, giáo viên chuyển ngành và đào tạo, bồi
dưỡng một số lượng khá lớn giáo viên cần đào tạo lại để nâng cao trình độ, đào tạo
một số lượng giáo viên khá nhiều cho 8 tỉnh Bắc Lào)…
3. Kết quả đào tạo giáo viên của Trường Đại học Tây Bắc từ 2010-2015
Để hoàn thành được những nhiệm vụ trên, trong những năm qua, Trường Đại
học Tây Bắc đã không ngừng củng cố, nâng cao trình độ đội ngũ, hoàn thiện cơ sở vật
chất cũng như chương trình đào tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học… Trường đã bám
sát những yêu cầu đổi mới để định hướng đổi mới chương trình. Với phương châm gắn
kết hoạt động khoa học công nghệ với quá trình đào tạo, Trường đã đi khảo sát thực tế
phổ thông của các tỉnh Tây Bắc để thấy đặc điểm cụ thể, thấy điểm mạnh, điểm yếu
của vùng miền…từ đó đặt ra các mục tiêu nghiên cứu giáo dục. Trên kết quả nghiên
cứu đề ra những mục tiêu cũng như chương trình đào tạo trên tinh thần sát thực tiễn.

38


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA


- Trường đã đổi mới chương trình đào tạo giáo viên với nội dung tăng tính thực
tiễn, tăng thực hành.
- Đã thành lập Trường thực hành sư phạm để sinh viên thường xuyên được kiến
tập, thực hành.
- Đã đưa Trung tâm Giáo dục Quốc phòng,an ninh Trường Đại học Tây Bắc
vào hoạt động để tăng giáo dục kiến thức và kĩ năng quốc phòng, an ninh các thầy cô
giáo tương lai.
- Đã thành lập Trung tâm nghiên cứu văn hóa các dân tộc Tây Bắc nhằm đi sâu
nghiên cứu văn hóa các dân tộc Tây Bắc. Trung tâm đã lập bản đồ văn hóa các dân tộc
Tây Bắc, đã sưu tầm, khôi phục nhiều vật phẩm, tác phẩm văn hóa của các dân tộc Tây
Bắc, tổ chức nhiều hoạt động nhằm khôi phục, khám phá giúp các thầy cô giáo tương
lai hiểu văn hóa các dân tộc Tây Bắc.
- Đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc gia, khu vực về những vấn đề liên quan
tới giáo dục như: Hội thảo quốc gia về Ngôn ngữ và văn học Tây Bắc, Hội thảo quốc
gia về Giảng dạy toán trong các trường chuyên ở vùng núi Tây Bắc, Hội thảo về giảng
dạy tiếng Anh trong các trường Sư phạm ở Tây Bắc…
Tích cực tham gia các Hội thảo quốc gia, quốc tề về những vấn đề liên quan tới
giáo dục, đào tạo. Tích cực mời các đơn vị, các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực lên
giảng dạy, nói chuyện với thầy và trò của Trường như: Bảo tàng Học viện Biên phòng
nói về biển đảo quê hương, Viện Văn hóa dân gian nói về Văn hóa Tây Bắc, các nhà
khảo cổ học nói về lịch sử Tây bắc.. Liên kết với các trường đại học để trao đổi học
thuật, trao đổi giảng dạy như với Trường ĐHSP Hà Nội, ĐH Thái Nguyên, Cao đẳng
SP Yên Bái, CĐSP Điện Biên, CĐ Sơn la, CĐ Cộng đồng Lai Châu…
Tăng cường nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ. Trong 5 năm qua Trường đã
cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài hơn 130 nghiên cứu sinh, 200 học viên cao
học.
Kết quả trong 5 năm từ 2010-2015, Trường đã đào tạo được:1.458 giáo viên các
cấp từ mầm non tới trung học phổ thông. Trong đó trình độ đại học là 1.162, trình độ
cao đẳng là 296. Ngoài ra Trường còn đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn cho hàng ngàn

giáo viên các cấp cho các tỉnh Tây Bắc.
II. Phương hướng đào tạo giáo viên tại Trường Đại học Tây Bắc
Để đáp ứng nhu cầu và thỏa mãn những đặc thù khu vực đáp ứng phát triển
“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” như Nghị quyết Trung ương 9 khóa

39


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

XI của Đảng đề ra, Trường Đại học Tây Bắc đã đề ra những mục tiêu và các giải pháp
đào tạo giáo viên như sau:
- Đào tạo giáo viên phục vụ đổi mới căn bản toàn diện giáo dục cho các tỉnh
Tây Bắc với kiến thức vững chắc, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng,
có kĩ năng phát huy năng lực cho người học.
- Có tình yêu Tổ quốc, quê hương, gia đình, thầy cô, bạn bè, có lòng yêu nghề,
mến trẻ, nhiệt tình với công việc.
- Có kiến thức quốc phòng, an ninh, hiểu biết sâu rộng văn hoá các dân tộc Tây
Bắc.
- Biết sử dụng thành thạo ít nhất một thứ tiếng dân tộc thiểu số ngoài thứ tiếng
của dân tộc mình.
Theo sự đổi mới chương trình với tinh thần tăng kĩ năng thực hành, Trường tiếp
tục tăng thời lượng chương trình cho các môn phương pháp giảng dạy, tăng thời gian thực
hành, kiến tập, thực tập cho sinh viên. Tăng các kĩ năng tổ chức, thuyết giảng được rèn
luyện qua tổ chức học theo nhóm, hội thảo chuyên đề…Tăng cường áp dụng các tiến bộ
kĩ thuật vào giảng dạy, học tập, rèn luyện.
Trường bám sát các yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo, tăng cường hội nhập với xu
thế phát triển, thường xuyên tham dự các hội thảo dành riêng cho các ngành sư phạm để

năm bắt thông tin, trao đổi kiến thức. Trường tiếp tục hợp tác với các trường đại học, cao
đẳng trong lĩnh vực đào tạo giáo viên để học hỏi kinh nghiệm, trao đổi học thuật, trao đổi
giảng dạy để nâng cao trình độ.
Trường tiếp tục tăng cường nghiên cứu khoa học để phục vụ đổi mới giáo dục như
tìm hiểu thực tiễn phổ thông, thực tế xã hội…từ đó tìm các giải pháp phục vụ đổi mới
giáo dục.
Trường tiếp tục tăng cường nâng cao trình độ đội ngũ bằng nghiên cứu khoa học,
bằng cử đi học trong nước và nước ngoài để nâng cao trình độ, tham gia các hội thảo và tổ
chức hội thảo, tăng cường ngoại khóa, dã ngoại cho sinh viên để nâng cao kĩ năng sống, kĩ
năng làm việc...
Tăng cường trang thiết bị hiện đại để phục vụ nghiên cứu, phục vụ giáo dục đào
tạo.
Khuyến khích nghiên cứu, giảng dạy, học tập văn hóa các dân tộc Tây Bắc, học
tiếng Thái, tiếng Hmông hai dân tộc chiếm tỷ lệ cao trong các dân tộc ở tây Bắc.
III. Kết luận

40


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Xác định rõ vị trí là Trường đại học duy nhất của khu vực Tây Bắc có vai trò đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho cả vùng
Tây Bắc, xác định tầm qua trọng của công tác đào tạo giáo viên phục vụ tốt công cuộc đổi
mới căn bản, toàn diện của giáo dục Tây bắc, cũng như của đất nước, Trường Đại học Tây
Bắc đang nỗ lực hết sức mình bằng cách đầu tư mọi nguồn lực cho xây dựng đội ngũ, cho
nghiên cứu khoa học, cho đổi mới chương trình, phương pháp, tăng cường cơ sở trang
thiết bị, tích cực hội nhập…để đào tạo những thầy cô giáo từ mầm non tới trung học phổ
thông có đầy đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, kĩ năng, có tình yêu nước, yêu quê hương,
yêu nghề, mến trẻ…sẵn sàng tích cực tham gia và đáp ứng được đổi mới cải cách giáo dục

của đất nước trong thời kì Hội nhập, thời kì Toàn cầu hóa hiện nay. Trường cũng rất
mong muốn luôn được các cấp, các ngành, các trường đại học và cao đẳng trong cả nước
quan tâm, giúp đỡ trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo của mình.

41



×