Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH đào tạo GIÁO VIÊN TIẾNG ANH THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP cận NĂNG lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.85 KB, 7 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH
THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC
Th.S. Lê Thị Lệ Hà, Th.S. Lưu Thanh Tú
Trường CĐSP Nghệ An
Tóm tắt: Bài viết đề xuất định hướng phát triển chương trình đào tạo, bồi
dưỡng giáo viên giảng dạy Tiếng Anh theo cách tiếp cận năng lực đáp ứng yêu cầu đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Abstract: The article presents orientation in the development of curriculum for
teachers of English, which focuses on teachers’ competency, in order to meet the
needs of basic and whole-sided innovation in education and training.
Key words: orientation, curriculum, teacher of English, competency,
innovation.
Chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 sẽ được xây dựng và biên soạn đáp
ứng yêu cầu tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công
dân; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú
trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực
và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo,
tự học, khuyến khích học tập suốt đời bảo đảm cho học sinh có tri thức phổ thông nền
tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải
tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến việc phát triển chương trình
đào tạo giáo viên Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu nội
dung chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015.
1. Mục tiêu đào tạo
Ngành giáo dục đang triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04
tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa


trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước GD&ĐT
đã và đang từng bước thực hiện đổi mới giáo dục, đổi mới nội dung, chương trình đào
tạo nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học, đảm bảo hài hòa giữa “dạy
chữ”, “dạy người” và tiếp cận nghề nghiệp.

128


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Mục tiêu đào tạo giáo viên Tiếng Anh: có tư tưởng, phẩm chất đạo đức tốt, có
đủ sức khoẻ, có năng lực giáo dục, dạy học theo yêu cầu của chuẩn giáo viên Tiếng
Anh, dạy tốt chương trình Tiếng Anh hiện hành, có khả năng đáp ứng được những
thay đổi của giáo dục trong tương lai; có kỹ năng tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng khoa
học giáo dục đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế.
2. Năng lực của học sinh phổ thông Việt Nam
2.1. Khái niệm năng lực
Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê Chủ biên thì năng lực được hiểu:
(1) Chỉ một khả năng, điều kiện tự nhiên để thực hiện một hoạt động nào đó;
(2) Là một phẩm chất tâm sinh lý tạo cho con người có khả năng để hoàn thành
một hoạt động nào đó có chất lượng cao.
Từ hai nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu năng lực là một cái gì đó vừa tồn tại ở
dạng tiềm năng vừa là một khả năng được bộc lộ thông qua quá trình giải quyết những
tình huống có thực trong cuộc sống.
Như vậy, ở đây năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả năng thực hiện của
cá nhân đối với một công việc. Năng lực của người học là khả năng làm chủ những hệ
thống kiến thức, kỹ năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành chúng một cách

hợp lý thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết có hiệu quả những vấn đề đặt
ra cho chính người học trong cuộc sống. Năng lực của người học là một cấu trúc động,
có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ
năng,... mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội... thể hiện ở tính sẵn sàng hành động
của người học trong môi trường học tập và những điều kiện thực tế đang thay đổi của
xã hội.
Năng lực không mang tính chung chung mà khi nói đến năng lực, bao giờ người
ta cũng nói đến năng lực cũng thuộc về một hoạt động cụ thể nào đó như: năng lực toán học
của hoạt động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lực hoạt động chính trị của hoạt động
chính trị, năng lực giảng dạy của hoạt động giảng dạy... .
2.2. Năng lực cốt lõi của học sinh phổ thông Việt Nam (Theo Dự thảo đề án
đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015- Bộ GD&ĐT)

129


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

a) Về phẩm chất: Chương trình giáo dục phổ thông nhằm hình thành và phát
triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: Sống yêu thương; Sống tự chủ;
Sống trách nhiệm.
b) Các năng lực chung: Chương trình giáo dục phổ thông nhằm hình thành và
phát triển cho học sinh những năng lực chung chủ yếu sau: Năng lực tự học; Năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất; Năng lực giao
tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tính toán; Năng lực công nghệ thông tin và truyền
thông (ICT).
c) Các năng lực chuyên biệt thuộc lĩnh vực học tập, gồm: Tiếng Việt; Tiếng
nước ngoài; Toán; Khoa học tự nhiên, công nghệ; Khoa học xã hội và nhân văn; Thể

chất; Nghệ thuật...
3. Phát triển chương trình đào tạo giáo viên Tiếng Anh theo định hướng
tiếp cận năng lực
3.1. Ý nghĩa
Chương trình giáo dục dựa vào chuẩn là xu thế tất yếu trong các nhà trường ở
mọi cấp học. Chương trình giáo dục dựa theo chuẩn là niềm tin để tất cả người học đều
đạt được nếu: (1) Chuẩn được xác định rõ ràng; (2) Việc giảng dạy được thiết kế để hỗ
trợ cho mọi người học, phù hợp mọi đối tượng học; (3) Nhà trường tổ chức dạy - học đánh giá một cách chặt chẽ để người học đạt chuẩn và thể hiện năng lực của mình.
Phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực là chiến lược có ý
nghĩa tiền đề trọng yếu cho quá trình đảm bảo chất lượng đào tạo theo hướng liên
thông với nền giáo dục quốc tế tiên tiến và hội nhập toàn cầu. Giáo dục dựa vào năng
lực và việc phát triển chương trình đào tạo với hệ thống kết quả học tập là các chuẩn
năng lực được xem như một quan điểm có tính toàn cầu, một tiến trình để nâng cao
chất lượng đào tạo.
3.2. Đặc điểm phát triển chuẩn đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực
Việc thiết kế một chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực đòi hỏi
mang đến sự tương thích lớn hơn với nhu cầu xã hội. Các nhu cầu của xã hội liên quan
chặt chẽ đến ngành nghề đào tạo từ đó sẽ định hướng, dẫn dắt việc xây dựng các chuẩn
đào tạo hoặc năng lực mong muốn của ngành nghề đó. Những năng lực này đến lượt
mình sẽ xác định nội dung chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo ấy sẽ tạo nên
năng lực cho người học. Chương trình đào tạo này đòi hỏi sinh viên tốt nghiệp ra
trường phải có khả năng thực hiện đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và của xã hội. Mặt

130


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

khác, giáo dục dựa vào năng lực đòi hỏi phát triển và thực hiện chương trình dạy học
nhằm tạo ra các giá trị kiến thức bắt buộc và các kỹ năng cần thiết trong người học để

họ đạt được năng lực ấy. Giáo dục dựa vào năng lực sử dụng chính các năng lực này
để phát triển các chương trình, đánh giá nhằm xác định mức độ mà các năng lực đạt
tới. Giáo dục dựa vào năng lực nâng cao sự linh hoạt cần thiết về thời gian và tiến độ
của nội dung chương trình học. Khung chương trình được thay đổi từ quan điểm dựa
theo thời gian (niên chế) sang quan điểm dựa theo nhu cầu người học với sự nỗ lực đạt
được các năng lực. Vì vậy, chương trình đào tạo theo năng lực cho phép phát triển một
tiến trình học tập mang tính cá thể hóa cao, trong chương trình đào tạo theo năng lực
người học có cơ hội lựa chọn hoạt động và phương pháp học tập nhằm đạt được các
năng lực mong muốn. Tính linh hoạt của chương trình đào tạo theo năng lực còn thể
hiện ở chỗ bộ chuẩn năng lực đảm bảo cho giáo viên được linh hoạt và chủ động trong
việc sử dụng nhiều phương thức giảng dạy khác nhau nhằm giúp người học đạt các
mục tiêu năng lực.
3.3. Phát triển chương trình đào tạo giáo viên Tiếng Anh theo định hướng
phát triển năng lực người học.
Khái niệm phát triển năng lực ở đây được hiểu đồng nghĩa với phát triển năng
lực hành động hay còn gọi là năng lực thực hiện (kỹ năng). Yêu cầu cơ bản về năng
lực giáo viên tiếng Anh phổ thông bao gồm tập hợp các tiêu chí về kiến thức và kĩ
năng giúp cho giáo viên có căn cứ để phấn đấu nâng cao năng lực nghề nghiệp. Đồng
thời, yêu cầu cơ bản về năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thông dùng để kết hợp với
Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên.
Phát triển chương trình đào tạo giáo viên Tiếng Anh trong các trường sư phạm
phải đảm bảo nội dung, yêu cầu trên các lĩnh vực sau (Theo Công văn số 792/BGĐTNGCBQLG ngày 25/2/2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo):
Lĩnh vực 1: Kiến thức về môn học và chương trình
- Giáo viên tiếng Anh phải đạt bậc 4/6 (đối với giáo viên tiểu học và trung học
cơ sở), bậc 5/6 (đối với giáo viên trung học phổ thông) theo Khung năng lực ngoại ngữ
6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Nắm vững những đặc tả về bậc 1 (đối với giáo viên tiểu học), bậc 2 (đối với
giáo viên trung học cơ sở), bậc 3 (đối với giáo viên trung học phổ thông) trong Khung
năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và vận dụng trong dạy học.


131


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

- Nắm vững hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để vận dụng vào việc giảng
dạy theo từng cấp học.
- Giáo viên hiểu và có khả năng áp dụng kiến thức về việc học tiếng Anh trong
giảng dạy và tự học, tự bồi dưỡng.
- Hiểu biết những nét cơ bản về văn hóa của các nước nói tiếng Anh; có khả
năng so sánh, đối chiếu với văn hóa Việt Nam và đưa các kiến thức văn hóa vào việc
giảng dạy.
- Có khả năng sử dụng các tài liệu văn học, văn hóa và học thuật viết bằng tiếng
Anh phù hợp với cấp học để dạy tiếng Anh.
- Nắm được Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh theo từng cấp học
và có khả năng sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy phù hợp với mục tiêu
chương trình trong thiết kế bài giảng.
Lĩnh vực 2: Kiến thức về dạy học tiếng Anh
Giáo viên Tiếng Anh cần:
- Có khả năng tổ chức quá trình dạy học, sử dụng các các phương pháp và kỹ
thuật dạy học khác nhau để dạy bốn (4) kỹ năng nghe – nói – đọc – viết cho học sinh
phù hợp với cấp học.
- Có khả năng thiết kế bài giảng cho từng bài học đảm bảo nội dung chương
trình và phát triển bốn (4) kỹ năng nghe – nói – đọc – viết giúp học sinh nắm vững
dạng thức và chức năng ngôn ngữ.
- Có khả năng xây dựng môi trường học tập tiếng Anh và tổ chức các hoạt động
với nhiều hình thức khác nhau để tăng cường giao tiếp bằng tiếng Anh phù hợp với
đặc điểm học sinh và điều kiện dạy học cụ thể.

- Hiểu và có khả năng lựa chọn các hình thức đánh giá, xây dựng các đề kiểm
tra và thi, tổ chức thực hiện việc đánh giá thường xuyên, định kì kết quả học tập và
năng lực tiếng Anh của học sinh; biết sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung,
phương pháp dạy và học.
- Có khả năng lựa chọn và khai thác các nguồn tài liệu, học liệu phù hợp và có
tác dụng bổ trợ cho việc học tiếng Anh của học sinh; điều chỉnh nội dung các học liệu
có sẵn cho phù hợp với mục tiêu bài học.
- Biết khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ cho
việc dạy và học tiếng Anh.
Lĩnh vực 3: Kiến thức về học sinh

132


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

- Hiểu được sự phát triển về nhận thức, tình cảm và cảm xúc, thái độ học tập
của học sinh để điều chỉnh các hoạt động dạy học cho phù hợp.
- Có hiểu biết về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của học sinh theo từng giai
đoạn. Từ đó, điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp với học sinh.
- Vận dụng các hiểu biết về giá trị văn hóa, kinh nghiệm học tập của bản thân
và học sinh vào quá trình giảng dạy nhằm phát huy tiềm năng và khơi dậy hứng thú
học tập tiếng Anh cho học sinh.
- Thực hành tư duy sáng tạo và tư duy phê phán để tự nâng cao trình độ và áp
dụng vào giảng dạy để giúp học sinh phát triển các kĩ năng sáng tạo và tư duy phê
phán phù hợp với cấp học của mình.
Lĩnh vực 4: Giá trị và thái độ nghề nghiệp
- Giáo viên hiểu và truyền đạt được các giá trị của việc học tiếng Anh cho học
sinh; thể hiện rõ tính chuyên nghiệp trong giảng dạy.
- Thể hiện được khả năng làm việc hợp tác, làm việc theo nhóm để thực hiện tốt

hơn công việc của mình và nâng cao hiệu quả giảng dạy; hướng dẫn học sinh thực
hành các kĩ năng này trong các giờ học tiếng Anh.
- Có khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng; biết khai
thác các nguồn thông tin, tài liệu, học liệu để nâng cao kiến thức và phát triển kĩ năng.
- Tích cực tham gia các chương trình tập huấn, bồi dưỡng; đóng góp, chia sẻ
kinh nghiệm với đồng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh ở
trường phổ thông.
Lĩnh vực 5: Kết nối và rút kinh nghiệm về dạy học tiếng Anh
- Giáo viên hiểu được tầm quan trọng và biết kết nối quá trình tự học của mình
với đồng nghiệp, của học sinh lớp mình với những học sinh lớp khác, trường khác.
- Thường xuyên rút kinh nghiệm, đánh giá quá trình giảng dạy, tự học, tự bồi
dưỡng để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học tiếng Anh.
3.4. Tiến trình phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực
Việc phát triển một chương trình đào tạo theo năng lực trải qua các giai đoạn
sau:
(1) Nhận diện, xác định các năng lực cốt lõi cần đạt được của người học;

133


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

(2) Xác định mức độ và tiêu chí cho mỗi năng lực sao cho chúng có thể đo
được, nhờ vậy hướng dẫn việc thiết kế tiến trình đánh giá và nội dung giảng dạy.
(3) Liên kết, sắp xếp các năng lực tương thích với chương trình giảng dạy được
thiết kế;
(4) Thiết kế tiến trình đánh giá cho mỗi năng lực;

(5) Thực hiện giảng dạy và tiến trình đánh giá.
Quan trọng nhất trong phát triển chương trình đào tạo theo năng lực đó là xác
định được chuẩn năng lực. Chuẩn năng lực nhất thiết phải tương thích với hệ thống
đánh giá để người học tự kiểm tra trên hệ thống chuẩn đã được xác định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI Nghị
quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bộ giáo dục và đào tạo (2015): Đề án “Đổi mới Chương trình và Sách giáo
khoa phổ thông sau năm 2015”
Bộ giáo dục và đào tạo (2015): Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng
thể.
Bộ GD&ĐT (2014): Đề án Ngoại ngữ 2020.
Trường Đại học Vinh (2015): Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng
đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục”.

134



×