Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRUNG HỌC CƠ SỞTHEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.72 KB, 42 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
TIẾNG ANH TRUNG HỌC CƠ SỞ
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

NGÀNH: CỬ NHÂN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIẾNG ANH

HÀ NỘI, 2012


PHẦN 1: MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1.1 Mục tiêu tổng quát của chương trình
Người giáo viên tốt nghiệp chương trình cao đẳng sư phạm Tiếng Anh phải là
những nhà chuyên môn có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về Tiếng Anh và sử
dụng được Tiếng Anh (ít nhất tương đương mức B2 theo Khung tham chiếu Châu Âu)
trong hoạt động chuyên môn của mình, mà còn được trang bị tri thức về hoạt động dạy,
sự hiểu biết về người học trong những hoàn cảnh cụ thể. Người giáo viên Tiếng Anh
trong thế kỉ 21 còn phải có tính linh hoạt, năng lực cơ bản (như khả năng giao tiếp, xác
định và giải quyết vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề). Họ cần được trang bị những kĩ
năng mềm như kĩ năng tìm tòi, suy xét, coi trọng tính tự chủ của người học. Họ cũng cần
phải hiểu biết về môi trường địa phương, trong nước hay quốc tế mà ở đó Tiếng Anh
được giảng dạy. Người giáo viên Tiếng Anh cũng cần phải phát triển một số phẩm chất
và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng.
Một cách tổng quát, chuẩn đầu ra cho chương trình cao đẳng sư phạm Tiếng Anh
ở bậc THCS sẽ thể hiện các phần quan trọng là:
 Kiến thức nội dung môn dạy và chương trình, kiến thức về phương pháp dạy học,
kiến thức về việc học ở phía người học, và sự hiểu biết về bối cảnh giảng dạy cũng
như bối cảnh rộng lớn hơn trong một thế giới hội nhập và chịu sự tác động của


toàn cầu hoá. Đây là nơi mà người học sẽ sống và làm việc sau này.
 Năng lực và kĩ năng.
 Một số phẩm chất chủ yếu mà người giáo viên Tiếng Anh cần phải có.
KHUNG NĂNG LỰC CỦA GIÁO VIÊN DẠY NGOẠI NGỮ Ở VIỆT NAM

Kiến thức về môn
học và chương trình

Kiến
thức về
phương
pháp dạy
học

Tầm nhìn

Sự hiểu biết
về người học
và phương
pháp học

Bối cảnh văn hoá – xã hội
của việc dạy và học

Dudzik (2009)
2


1.2 Mục tiêu đào tạo cụ thể
1.2.1 Kiến thức

Trang bị cho người học những kiến thức đại cương về những nguyên lí của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và kiến thức đại cương làm kiến thức nền cho
cử nhân sư phạm Tiếng Anh; những kiến thức cơ bản về Tiếng Anh như là một hệ thống
cấu trúc, chức năng (ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa học, dụng học, phân tích diễn ngôn)
và văn hóa của các nước nói Tiếng Anh chính như Anh, Mỹ, một số nước nói Tiếng Anh
khác, và văn hoá của các nước trong tổ chức ASEAN, kiến thức về khoa học sư phạm, cơ
sở lý luận và phương pháp dạy (ở người dạy) và học (ở người học) Tiếng Anh, hiểu biết
về chương trình, biết thiết kế đề cương, làm cơ sở cho công việc giảng dạy, có kiến thức
về môi trường sống và làm việc trong thời kì hội nhập, toàn cầu hoá. Họ còn phải biết sử
dụng hiệu quả công nghệ trong giảng dạy ngoại ngữ, có phẩm chất đạo đức, tính chuyên
nghiệp, khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, tư duy phê phán.
1.2.2 Năng lực, kĩ năng và phẩm chất cá nhân, xã hội, và nghề nghiệp
Năng lực và kĩ năng Tiếng Anh
Kết thúc chương trình, người học có khả năng sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ
(Nghe, Nói, Đọc, Viết) tương đương với trình độ B2 của Khung tham chiếu Châu Âu.
Năng lực và kĩ năng sư phạm
 Hiểu biết và có khả năng tổ chức quản lí các hoạt động giảng dạy theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học
của học sinh.
 Hiểu biết và có khả năng xây dựng, thực hiện kế hoạch giảng dạy theo hướng tích
hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học
phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp
hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của
học sinh.
 Có năng lực thực hiện kế hoạch dạy học Tiếng Anh đảm bảo kiến thức môn học,
làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận
dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn. Thực
hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình
môn học.
 Hiểu biết và có năng lực tổ chức việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phù hợp

để nâng cao chất lượng và hiệu quả việc giảng dạy Tiếng Anh, và kích thích sự
đam mê ở người học.
 Có khả năng giúp người học khám phá và nâng cao sự hiểu biết về văn hoá của các
nước nói Tiếng Anh, và qua đó người học hiểu biết sâu sắc hơn về văn hoá Việt Nam.
 Biết sử dụng các các nguồn lực, công nghệ, phương tiện dạy học dạy học làm tăng
hiệu quả dạy và học Tiếng Anh.
 Biết quản lí thời gian, kĩ năng thích ứng, kĩ năng học và tự học, kĩ năng phát hiện
và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kĩ năng phân tích, tổng hợp.
 Có năng lực giao tiếp, đồng cảm với người học, tự học, sử dụng công nghệ trong
dạy học, chuẩn bị bài và gây hứng thú trong môn học.
3


 Có năng lực phát triển nghề nghiệp, tự đánh giá, tự học, tự rèn luyện nhằm nâng
cao năng lực bản thân, chất lượng, hiệu quả dạy học Tiếng Anh. Biết phát hiện và
giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp
ứng những yêu cầu mới.
 Có khả năng tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, có phương pháp thu thập và
xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, về điều kiện giáo
dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương,
quốc gia và quốc tế sử dụng các thông tin thu được vào giảng dạy Tiếng Anh.
Thái độ và phẩm chất nghề nghiệp
Người giáo viên Tiếng Anh cần:
 Trung thực, có trách nhiệm, năng động, tư duy phê phán, khả năng suy ngẫm tự
đánh giá (reflecting).
 Có tính kiên trì, say mê công việc, có tác phong chuyên nghiệp.
Năng lực giáo dục
 Biết tổ chức các hoạt động giáo dục khác (công tác chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, công tác Đội, các công tác khác khi được phân công) được xây
dựng đảm bảo tính khả thi, sát hoàn cảnh và điều kiện, thể hiện khả năng hợp tác,

cộng tác.
 Biết vận dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp, hình thức giáo dục tư tưởng,
tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học trong các hoạt động chính
khoá và ngoại khoá, công tác chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn, Đội, hay các hoạt động
trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội theo kế hoạch đã xây
dựng, và theo tình huống xã hội cụ thể, phù hợp đối tượng, đáp ứng mục tiêu giáo
dục đề ra.
Phẩm chất cá nhân và xã hội
 Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo
dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
 Biết ứng xử tốt thân thiện với đồng nghiệp, đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng
nghiệp, xây dựng tập thể sư phạm tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục và
giảng dạy Tiếng Anh.
 Biết phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập Tiếng
Anh, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực
trong cộng đồng phát triển nhà trường.
 Có thái độ thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh
khắc phục khó khăn để học và sử dụng Tiếng Anh có hiệu quả
Ứng dụng kiến thức năng lực mang lợi ích cho cộng đồng
 Có khả năng tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường
nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
 Có khả năng tìm kiếm cơ hội góp phần phát triển công tác giảng dạy Tiếng Anh ở
trường, địa phương, trong nước, trong khu vực, và quốc tế.
 Biết xây dựng môi trường học tập Tiếng Anh tại trường, địa phương, quốc gia hay
trong khu vực: Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng
tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.
4


2.3 Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân cao đẳng ngành sư phạm Tiếng Anh có thể đảm nhận
các vị trí như: giáo viên, cán bộ giảng dạy tại các cơ sở dạy Tiếng Anh ở trường THCS,
trường tiểu học và có thể học liên thông lên trình độ đại học sư phạm Tiếng Anh. Ngoài
ra, sinh viên tốt nghiệp chương trình có thể làm việc ở các tổ chức, cơ sở có yêu cầu sử
dụng tiếng Anh.
PHẦN 2: KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH THCS
Chương trình đào tạo giáo viên tiếng Anh bậc THCS bao gồm 103 tín chỉ với các
khối kiến thức sau:
 Khối kiến thức đại cương
 Khối kiến thức theo khối ngành
 Khối kiến thức theo nhóm ngành
 Khối kiến thức ngành
 Thực tập
 Khoá luận tốt nghiệp hoặc môn học thay thế
Khối kiến thức
I. Khối kiến thức đại cương:
(Không tính các môn học GDTC và GDQP-AN)
II. Khối kiến thức theo khối ngành

Môn học
Bắt buộc

III. Khối kiến thức theo nhóm ngành
III.1. Khối kiến thức ngôn ngữ
III.2. Khối kiến thức văn hoá
III.3. Khối kiến thức tiếng
IV. Khối kiến thức ngành
V. Thực tập sư phạm
VI. Khoá luận tốt nghiệp hoặc môn học thay thế


5

Số tín chỉ

Tỷ lệ %
17

16.50%

10

9.71%

49

47.57%

19

18.45%

3
5
TỔNG 103

2.91%
4.85%

Bắt buộc
Tự chọn


6
4

Bắt buộc
Tự chọn

6
3

Bắt buộc
Tự chọn

3
3

Bắt buộc
Tự chọn

30
4

Bắt buộc
Tự chọn

17
2

9
6

34


2.1. Khung chương trình đào tạo
STT

Khối kiến thức – Môn học

Khối kiến thức đại cương
(không tính các môn GDTC và GDQP-AN)
General knowledge
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin I
1
Principles of Marxism – Leninism I
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin II
2
Principles of Marxism – Leninism II
Tư tưởng Hồ Chí Minh
3
Ho Chi Minh Thoughts
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
4
The Path of Revolution of the Communist Party of Vietnam
Tin học cơ sở
5
Computer Skills
Ngoại ngữ II bậc A1
6
Second Foreign Language (A1)
Ngoại ngữ II bậc A2

7
Second Foreign Language (A2)
Giáo dục thể chất
8
Physical Education
Giáo dục quốc phòng-an ninh
9
National Defence Education
Khối kiến thức theo khối ngành
II
Inter-disciplinary Knowledge
Môn học bắt buộc(required)
Cơ sở văn hoá Việt Nam
10
Introduction to Vietnamese Culture
Dẫn luận Việt ngữ học
11
Introduction to Vietnamese Linguistics
Môn học tự chọn (elective)
Tiếng Việt thực hành
12
Vietnamese
Văn minh thế giới
13
World Civilization
Phương pháp nghiên cứu cải tiến
14
Action Research Methods
Tư duy phản biện
15

Critical Thinking
Kỹ năng học
16
Study Skills
Âm nhạc và Hội họa
17
Music and Art
Khối kiến thức theo nhóm ngành
III
Disciplinary Knowledge
III.1 Khối kiến thức ngôn ngữ (Linguistic Knowledge)
Môn học bắt buộc(Required subjects)
Ngữ âm và phát âm tiếng Anh
18
English phonology and pronunciation
19 Ngữ pháp tiếng Anh
I

6

Số tín
chỉ

Ghi chú

17
2
3
2
3

3
3
4

10
6
3
3
4/12
2
2
2
2
2
2
49
9
6
3
3

Tuỳ chọn
Optional


English Grammar
Môn học tự chọn (Elective subjects)
Ngữ nghĩa Tiếng Anh
20
English Semantics

Ngôn ngữ học tâm lý
21
Psycho-linguistics
Ngôn ngữ học xã hội
22
Socio-linguistics
Phân tích diễn ngôn
23
Discourse Analysis
Dụng học Tiếng Anh
24
English Pragmatics
Khối kiến thức văn hoá
III.2
Cultural Knowledge
Môn học bắt buộc(Required subjects)
Dẫn luận Đất nước học Anh-Mỹ
25
Introduction to British and American Studies
Môn học tự chọn (Elective subjects)
Văn học các nước ASEAN sử dụng trong giảng dạy Tiếng Anh
26
ASEAN Literature for English Instruction
Dẫn luận văn hóa các nước ASEAN
27
Introduction to ASEAN cultures
Giao tiếp liên văn hoá
28
Intercultural Communication
Văn hoá của một số nước nói Tiếng Anh

29
Cultures of Other English-Speaking Countries
Lịch sử Anh
30
History of the United Kingdom
Lịch sử Hoa Kỳ
31
History of the United States
Dẫn luận Văn học Anh
32
Introduction to British Literature
Dẫn luận Văn học Mỹ
33
Introduction to American Literature
Khối kiến thức tiếng
III.3
Language skills
Môn học bắt buộc (Required subjects)
Nghe - Nói 1 (Trình độ bậc A1)
34
Listening and Speaking 1
Đọc - Viết 1 (Trình độ bậc A2)
35
Reading and Writing 1
Nghe - Nói 2 (Trình độ bậc B1)
36
Listening and Speaking 2
Đọc - Viết 2 (Trình độ bậc B1)
37
Reading and Writing 2

Nghe - Nói 3 (Trình độ bậc B2)
38
Listening and Speaking 3
Đọc - Viết 3 (Trình độ bậc B2)
39
Reading and Writing 3
Môn học tự chọn (Elective subjects)
Kỹ năng giao tiếp
40
Communication skills
Creative Writing
41
Viết sáng tạo
7

3/15
3
3
3
3
3
6
3
3
3/24
3
3
3
3
3

3
3
3
34
30
5
5
5
5
5
5
4/8
2
2


42
43
IV
44
45
46
47
48
49

50
51
52
53

54
55
V
VI

Thuyết trình
Public Speaking
Biên dịch
Translation
Khối kiến thức ngành
Professional Knowledge
Môn học bắt buộc(required)
Tâm lý học lứa tuổi thanh thiếu niên
Psychology for Teaching Adolescent and Young Learners
Giáo dục học đại cương
Foundations of Education
Quản lý HCNN và Quản lý ngành giáo dục đào tạo
State Administration and Educational Management
Lý luận dạy – học Tiếng Anh
English Language Teaching and Learning
Phương pháp giảng dạy và Kiểm tra đánh giá Tiếng Anh
English Teaching Methodology and Assessment
Thiết kế giáo án và phát triển tài liệu
Materials Development and Lesson Planning
Môn học tự chọn (elective)
Một số vấn đề và bối cảnh giảng dạy Tiếng Anh tại Việt Nam
Issues and the Context of Teaching and Learning English in
Vietnam
Lý luận về học ngôn ngữ và thực hành khám phá
Language Learning Theories and Exploratory Practice

Công nghệ trong giảng dạy Tiếng Anh
Technology for English Language Teaching
Quản lý lớp học và thực hành giảng dạy
Classroom Management and Micro-Teaching
Tổ chức quản lý các hoạt động giáo dục
Management of community-based activities
Phương pháp và Kỹ năng Phát triển Nghề nghiệp
Professional Development for Language Teachers
Thực tập
Teaching Practicum
Khoá luận TN hoặc môn học thay thế
Graduation Thesis or Equivalence
Sinh viên có thể chọn từ những môn trong khối lựa chọn từ
những khối KT ở trên với sự tư vấn của cố vấn học tập
Tổng cộng (total)

2
2
19
17
3
2
2
3
4
3
2/17
2
3
2

3
2
2
3
5
103

2.2. Miêu tả nội dung môn học
STT
I

1

Khối kiến thức – Môn học
Khối kiến thức đại cương
(không tính các môn GDTC và GDQP-AN)
General Knowledge
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin I
Principles of Marxism – Leninism I
Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 18/09/2008
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn
8

Số tín
chỉ
17

2



Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không
chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin II
Principles of Marxism – Leninism II
2

Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 18/09/2008
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn
Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không
chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh Ideology
3

Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 18/09/2008
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn
Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không
chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

2

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
The Path of Revolution of the Communist Party of Vietnam
4

Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 18/09/2008
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn

Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không
chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

3

Tin học cơ sở (tuỳ chọn, có giá trị là 3 tin chỉ)
Computer Skills

5

6
7

8

Cung cấp các kỹ năng tối thiểu cần thiết để có thể sử dụng máy vi tính vào công
việc của người giáo viên và của người sinh viên sư phạm, có thể tiếp thu nhanh
chóng và sử dụng được các phần mềm dạy học (ví dụ : các chương trình thí
nghiệm ảo, chương trình hỗ trợ vẽ hình, các chương trình multimedia…). Tập
trung vào các kỹ năng như sử dụng máy vi tính để soạn thảo giáo án, luận văn, tiểu
luận, truy tìm các thông tin bổ sung cho bài giảng, luận văn, tiểu luận thông qua
Internet và thư viện điện tử, để trình chiếu bài giảng, luận văn, quản lý điểm của
học sinh, thực hiện, và các tính toán thống kê đơn giản.
Ngoại ngữ II bậc A1 (xem phụ lục 1)
Second Foreign Language (A1)
Ngoại ngữ II bậc A2 (xem phụ lục 1)
Second Foreign Language (A2)
Giáo dục thể chất
Physical Education
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT ngày 12/9/1995 Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo
dục đại học đại cương (giai đoạn I) dùng cho các trường đại học, cao đẳng sư
phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục thể chất (giai đoạn II) các
trường đại học, cao đẳng (không chuyên Thể dục thể thao).

9

3
4


Giáo dục quốc phòng-an ninh
National Defence Education
9

II

10

Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 24/12/2007 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Giáo dục
quốc phòng – an ninh trình độ đại học, cao đẳng.
Khối kiến thức theo khối ngành
Domain common to the block of disciplines
Môn học bắt buộc (Required Subjects)
Cơ sở văn hoá Việt Nam
Introduction to Vietnamese Culture
Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học đại cương về văn hóa Việt Nam, cung cấp
một cái nhìn toàn diện về văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức đời sống của

người Việt, qua đó giáo dục lòng nhân ái, ý thức và trách nhiệm của mỗi công dân
đối với di sản văn hóa dân tộc và tương lai của văn hóa Việt Nam.

10
6

3

Dẫn luận Việt ngữ học
Introduction to Vietnamese Linguistics
11

12

Môn học giới thiệu các khái niệm cơ bản về từ vựng, âm vị học và ngữ âm, ngữ
pháp và chữ viết của tiếng Việt từ góc độ cấu trúc cũng như là mặt xã hội hay
hành chức của tiếng Việt trong tình huống xã hội khác nhau

3

Môn học tự chọn ( Elective Subjects)
Tiếng Việt thực hành
Vietnamese
Môn học tập trung vào việc sử dụng tiếng Việt ở các kĩ năng như tiếp nhận văn
bản, tạo lập văn bản, xác định lỗi và chữa lỗi trong văn bản.

4/12
2

Văn minh thế giới

World Civilization
13

Giới thiệu về lịch sử văn minh của xã hội loài người, những yếu tố địa lý trong
lịch sử, vấn đề chủng tộc và quan điểm xã hội, trình bày và diễn giải những triết
lý cơ bản và sự phát triển của tôn giáo cũng như văn hóa, cùng những khám phá
của các thời kì từ cổ đại đến đương đại.

2

Phương pháp nghiên cứu cải tiến
Action Research Methods

14

15

Người học được khuyến khích nghiên cứu phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết
vấn đề, xác định thành công trong việc giải quyết vấn đề và lập kế hoạch thực
hiện tiếp nếu vấn đề còn tồn tại. Đây là hình thức học tập mang tính chất rõ nét
của phương thức “học đi đôi với hành”. Sinh viên được cung cấp những kiến thức
sơ lược về phương pháp nghiên cứu, bao gồm các nội dung về vấn đề nghiên cứu,
câu hỏi nghiên cứu, lịch sử vấn đề, phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp
phân tích dữ liệu. Trong suốt khóa học, sinh viên tiến hành thực hiện một số bước
cơ bản để nghiên cứu một vấn đề họ đưa ra dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
Tư duy phản biện
Critical Thinking

2


2
10


Môn học này nhằm giúp sinh viên hình thành các kiến thức, kĩ năng và thái độ
cần thiết để tư duy phê phán. Nội dung học tập bao gồm phát triển khái niệm,
phân tích thông điệp, nhận diện thiên kiến, phân tích lập luận và giải quyết vấn
đề. Việc học tập được diễn ra chủ yếu theo phương pháp quy nạp: sinh viên thực
hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể, rút ra bài học và dùng các bài học đó điều chỉnh
quá trình rèn luyện tư duy. Giảng viên thuyết trình để giới thiệu kiến thức nền
tảng, hướng dẫn sinh viên thực hiện các nhiệm vụ và tổng kết bài học.
Kỹ năng học
Study skills

16

17

Môn học được thiết kế để giúp sinh viên năm thứ nhất phát triển những kỹ năng
học nền tảng cần thiết cho việc học tập ở môi trường đại học. Các kỹ năng trong
khóa học đã được xây dựng để phù hợp với nhu cầu của sinh viên Tiếng Anh. Các
kỹ năng chính bao gồm: kỹ năng tự học, tìm kiếm và xử lý thông tin, làm việc
nhóm, và thuyết trình. Các kỹ năng được phát triển thông qua rất nhiều các tình
huống, bài tập thực hành trên lớp cũng như bài tập, dự án nhỏ làm ở nhà. Khóa
học mang tính thực hành cao, giúp sinh viên đạt được những kỹ năng yêu cầu
bằng các hoạt động thực hành.
Âm nhạc và Hội họa
Music and Art
Môn học cung cấp kiến thức cơ bản về các nguyên lý trong âm nhạc và hội họa,
đồng thời giúp người học phát triển kỹ năng âm nhạc và vẽ, cũng như giới thiệu

phương pháp ứng dụng kiến thức và kỹ năng nhạc họa trong giảng dạy.

Khối kiến thức theo nhóm ngành
Inter-disciplinary Knowledge
III.1 Khối kiến thức ngôn ngữ (Linguistic Knowledge)
Môn học bắt buộc (Required Subjects)
Ngữ âm và phát âm tiếng Anh
English phonology and pronunciation
III

18

Môn học này nhằm giúp sinh viên nắm bắt và hiểu biết được những khái niệm cơ
bản trong Ngữ âm học và Âm vị học Tiếng Anh. Môn học đề cập một số vấn đề
như âm vị học đoạn tính và âm vị học siêu đoạn tính như miêu tả và nhận dạng
nguyên âm, phụ âm trong Tiếng Anh, các quy luật biến đổi âm, phiên âm âm vị
học và phiên âm ngữ âm học, cấu trúc âm tiết trong Tiếng Anh, trọng âm, nối âm,
biến đổi âm, đồng hóa âm và ngữ điệu. Môn học cung cấp kiến thức cơ bản về
ngữ âm học và âm vị học, có phát âm đúng sử dụng trong việc giảng dạy và góp
phần nâng cao mức độ chuẩn xác về mặt phát âm của sinh viên.

2

2

49
9
6

3


Ngữ pháp tiếng Anh
English Grammar

19

Môn học giúp người học nắm bắt được những vấn đề cơ bản của ngữ pháp Tiếng
Anh ở mức độ cao, tập trung vào hai lĩnh vực chính là từ pháp và cú pháp. Phần
từ pháp giải quyết đến các vấn đề cơ bản như các loại hình vị, cấu trúc của từ, loại
từ và các cách cấu tạo từ. Phần cú pháp sẽ đi sâu vào phân tích ngữ pháp Tiếng
Anh theo các chủ đề lớn như các nhóm từ loại, các thành phần câu và các cấu trúc
câu, các loại cụm từ, các loại mệnh đề và các loại câu. Người học phải nắm vững
được những vấn đề cơ bản trong ngữ pháp Tiếng Anh và vận dụng được những
kiến thức về những vấn đề đó trong nghiên cứu và trong thực tế giảng dạy hoặc
công việc biên, phiên dịch.
11

3


Môn học tự chọn (Elective Subjects)
Ngữ nghĩa Tiếng Anh
English Semantics

20

3/15

Môn học này giúp người học nắm vững những vấn đề cơ bản của ngữ nghĩa học
Tiếng Anh và những kỹ năng phân tích ngữ nghĩa. Môn học sẽ tập trung vào ba

lĩnh vực là nghĩa của từ, nghĩa của câu và nghĩa của phát ngôn. Môn học tập trung
đến những vấn đề cơ bản trong ngữ nghĩa như tham chiếu, nghĩa biểu vật, nghĩa
biểu cảm, các hiện tượng chuyển nghĩa, nghĩa tình thái mà còn giới thiệu với sinh
viên một số vấn đề được ngôn ngữ học hiện đại quan tâm như khái niệm mệnh đề,
hành động ngôn ngữ, tiền giả định và hàm ngôn.

3

Ngôn ngữ học tâm lý
Psycho-linguistics

21

Ngôn ngữ học tâm lí là một môn liên ngành giữa tâm lí học và ngôn ngữ học.
Môn học giúp người học hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy của con
người qua việc nghiên cứu những quá trình xảy ra trong tư duy khi sản sinh và tri
nhận diễn ngôn. Hơn nữa, môn học này còn đề cập đến cách thức não người lưu
trữ các quy luật ngữ pháp, các đơn vị từ vựng, cũng như vai trò của trí nhớ trong
việc tri nhận và hiểu văn bản nói và viết.

3

Ngôn ngữ học xã hội
Socio-linguistics
22

23

Ngôn ngữ học xã hội giúp sinh viên có được những hiểu biết cơ bản về những yếu
tố văn hóa xã hội có ảnh hưởng đến việc sử dụng ngôn ngữ như nhóm dân tộc, tôn

giáo, địa vị xã hội, giới tính, trình độ học vấn, tuổi tác, nghề nghiệp.
Phân tích diễn ngôn
Discourse Analysis
Môn học này nhằm phát triển kỹ năng phân tích ngôn bản. Người học hiểu biết về
những kiến thức và khái niệm cơ bản trong phân tích diễn ngôn như sự liên kết,
tính mạch lạc, ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh, chủ đề, cấu trúc ngôn bản, kiến
thức nền, các phương tiện liên kết. Môn học giúp hình thành và phát triển kĩ năng
phân tích diễn ngôn phục vụ cho giao tiếp và giảng dạy Tiếng Anh.

3

3

Dụng học Tiếng Anh
English Pragmatics

24

III.2

25

Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên một số khái niệm cơ bản về ngữ dụng
học, một lĩnh vực có chung nhiều vấn đề với phân tích diễn ngôn và ngữ nghĩa
học. Môn học sẽ giúp người học hiểu và vận dụng những khái niệm cơ bản như
khái niệm và vai trò của văn cảnh, đồng văn bản, sở chỉ, tham chiếu, tiền giả định,
hàm ngôn, thể diện và các chiến lược lịch sự âm tính và dương tính, các loại hành
động ngôn ngữ và phân tích hội thoại.
Khối kiến thức văn hoá
Cultural Knowledge

Môn học bắt buộc(Required Subjects)
Dẫn luận Đất nước học Anh-Mỹ
Introduction to British and American Studies
Môn học nhằm cung cấp cho người học kiến thức khái quát về nước Anh và nước
12

3

6
3
3


Hoa Kỳ bao gồm các đặc điểm về lịch sử, con người, văn hóa, xã hội, kinh tế,
chính trị và giáo dục. Môn học cung cấp cho sinh viên cơ hội luyện tập các kỹ
năng thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm, nghiên cứu liên ngành và
kỹ năng tranh luận. Đồng thời, môn học cũng tạo điều kiện cho sinh viên nâng
cao vốn từ vựng, các kỹ năng Tiếng Anh, và đóng vai trò là tiền đề cho những
sinh viên quan tâm đến chuyên ngành Quốc tế học, trong đó có nghiên cứu về
nước Anh.
Môn học tự chọn (Elective Subjects)
Văn học các nước ASEAN sử dụng trong giảng dạy Tiếng Anh
ASEAN Literature for English Instruction

26

27

Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về văn học viết bằng
Tiếng Anh đương đại của các nước thuộc khối ASEAN bao gồm kiến thức về một

số tác giả trào lưu văn học và tác phẩm tiêu biểu. Thông qua môn học, sinh viên
có cơ hội luyện tập cao kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm
và kỹ năng tranh luận. Môn học cũng là một cơ hội cho sinh viên nâng cao vốn từ
vựng và cải thiện các kỹ năng Tiếng Anh. Môn học này góp phần tăng cường kiến
thức cho những người học quan tâm đến Quốc tế học, đặc biệt là nghiên cứu về
ASEAN học.
Dẫn luận văn hóa các nước ASEAN
Introduction to ASEAN cultures
Môn học giúp người học nghiên cứu và khám phá các nền văn hoá, lịch sử, địa lí,
các sự kiện của các nước trong ASEAN.

3/24

3

3

Giao tiếp liên văn hoá
Intercultural Communication

28

Giao tiếp liên văn hóa tìm hiểu khái niệm giao tiếp qua các nền văn hóa khác
nhau trên phương diện lý thuyết, mô tả, phân tích và ứng dụng. Môn học tiếp cận
đến những vấn đề mang tính toàn cầu và liên hệ với những hoạt động giao tiếp
liên văn hóa ở bối cảnh Việt Nam. Giao tiếp liên văn hóa xem ngôn ngữ như là
phương tiện biểu đạt văn hóa và đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau như giao tiếp
phi ngôn từ, những khác biệt cơ bản giữa giao tiếp ngôn từ và giao tiếp phi ngôn
từ, các chức năng chính yếu của giao tiếp phi ngôn từ. Môn học giúp phát triển
các kĩ năng thực hành, so sánh, đối chiếu và hoàn thiện các kĩ năng sử dụng các

yếu tố cận ngôn và ngoại ngôn trong hoạt động giao tiếp liên văn hoá, và nhận
diện được các các lí do tiềm năng dẫn đến các “sốc văn hoá” và “ngừng trệ giao
tiếp” cũng như các cách thức lẩn tránh hoặc đương đầu với các sốc văn hoá trong
thực tế giao tiếp liên văn hoá.

3

Văn hoá của một số nước nói Tiếng Anh
Cultures of Other English-Speaking Countries

29

Môn học giúp người học tìm hiểu và khám phá các nền văn hoá, lịch sử, địa lí,
các sự kiện của một số nước nói Tiếng Anh như Canada, Úc, Ấn-độ hay Nam Phi.
Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về các đặc điểm về lịch
sử, con người, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và giáo dục. Môn học giúp phát
triển các kỹ năng như thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm, nghiên
cứu liên ngành, và tranh luận. Hơn nữa, môn học cũng tạo điều kiện nâng cao vốn
từ vựng Tiếng Anh cũng như các kỹ năng Tiếng Anh, và đóng vai trò là tiền đề
cho những ai quan tâm đến chuyên ngành Quốc tế học.
13

3


Lịch sử Anh
History of the United Kingdom

30


Môn học nhằm giới thiệu khái quát lịch sử Anh Quốc từ thời kỳ tiền sử đến cho
đến nước Anh ngày nay. Do giới hạn về thời gian, môn học chỉ tập trung vào
những sự kiện chính diễn ra trong tiến trình lịch sử của nước Anh và phân tích ý
nghĩa, sự ảnh hưởng của những sự kiện đó lên mọi mặt đời sống xã hội Anh. Qua
môn học sinh viên được phát triển các kỹ năng Tiếng Anh, tư duy phân tích phê
phán, kỹ năng làm việc nhóm và nghiên cứu liên ngành.

3

Lịch sử Hoa Kỳ
History of the United States

31

Môn học nhằm giới thiệu khái quát lịch sử Hoa Kỳ từ thời kỳ những người Anh
đầu tiên đặt chân đến Châu Mỹ cho đến nước Hoa Kỳ ngày nay qua các thời kỳ từ
1607 đến 1877, 1877 – 1945, và 1945 đến nay. Môn học tập trung vào những sự
kiện chính diễn ra trong các thời kỳ này và phân tích ý nghĩa, sự ảnh hưởng của
những sự kiện đó lên mọi mặt đời sống xã hội nước Hoa Kỳ. Người học phát triển
các kỹ năng Tiếng Anh, tư duy phân tích phê phán, kỹ năng làm việc nhóm và
nghiên cứu liên ngành.

3

Dẫn luận Văn học Anh
Introduction to British Literature

32

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về văn học Anh cuối thế kỷ 19,

đầu thế kỷ 20, bao gồm kiến thức về một số tác giả trào lưu văn học và tác phẩm
tiêu biểu của giai đoạn này. Thông qua môn học, sinh viên có cơ hội luyện tập cao
kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm và kỹ năng tranh luận.
Môn học giúp người học nâng cao vốn từ vựng và cải thiện các kỹ năng Tiếng
Anh. Môn học này góp phần tăng cường kiến thức cho những sinh viên quan tâm
đến Quốc tế học, đặc biệt là nghiên cứu về nước Anh.

3

Dẫn luận Văn học Mỹ
Introduction to American Literature

33

III.3

34

Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về văn học Mỹ cuối thế kỷ
19, đầu thế kỷ 20, bao gồm kiến thức về một số tác giả trào lưu văn học và tác
phẩm tiêu biểu của giai đoạn này. Thông qua môn học, sinh viên có cơ hội luyện
tập cao kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm và kỹ năng tranh
luận. Môn học cũng là một cơ hội cho sinh viên nâng cao vốn từ vựng và cải thiện
các kỹ năng Tiếng Anh. Môn học này góp phần tăng cường kiến thức cho những
sinh viên quan tâm đến Quốc tế học, đặc biệt là nghiên cứu về Hoa Kỳ học.
Khối kiến thức tiếng
Language skills
Môn học bắt buộc (Required Subjects)
Nghe - Nói 1 (A2)
Listening-Speaking 1

Môn học nghe-nói 1 được thiết kế tích hợp giữa hai kỹ năng nghe và nói, được
dạy và học trong 15 tuần của học kỳ 1 năm thứ nhất.
Về kỹ năng nghe, môn học giúp người học có thể hiểu được các thông tin sự kiện
đơn giản về các đề tài liên quan đến cuộc sống và công tác học tập hàng ngày; có
thể hiểu được điểm chính của những ngôn bản được trình bày bằng giọng chuẩn
và rõ ràng, với tốc độ chậm, xoay quanh các đề tài quen thuộc. Môn học tập trung
luyện tập nghe theo các chức năng (function) quen thuộc như nghe số, nghe giờ,
14

3

34
30

5


nghe tên, nghe miêu tả đồ vật đơn giản v.v.
Về kỹ năng nói, người học phát triển khả năng phát âm chính xác, rõ ràng và trình
bày những câu, đoạn ngắn, thực hiện các bài miêu tả và các đoạn hội thoại đơn
giản một cách chính xác.
Việc gắn kết hai kỹ năng trên cung cấp cho sinh viên một số lượng lớn các hoạt
động bổ trợ giúp người học làm quen với môi trường học tập tại bậc đại học và
nâng cao tính độc lập, tự giác trong học tập.
Hình thức đánh giá và thi cuối kỳ chủ yếu là theo định dạng bài thi PET trong hệ
thống các bài thi của Cambridge ESOL.
Đọc - Viết 1 (A2)
Reading-Writing 1

35


36

37

Môn học đọc-viết 1 được thiết kế tích hợp giữa hai kỹ năng đọc và viết, được dạy
và học trong 15 tuần của học kỳ 1 năm thứ nhất.
Về kỹ năng đọc, môn học giúp người học phát triển kĩ năng đọc các bài khoá
ngắn, đơn giản có tính truyền tải thông tin về những đề tài ưa thích hay thường
gặp với mức độ hiểu chấp nhận được, củng cố vốn từ vựng, cấu trúc và kiến thức
nền trong quá trình đọc.
Về kỹ năng viết, môn học giúp người học hoàn thiện kỹ năng viết câu, thư tín và
bắt đầu làm quen với viết đoạn văn theo phong cách học thuật.
Việc gắn kết hai kỹ năng trên, giúp người học nâng cao, củng cố vốn từ vựng, ngữ
pháp và cấu trúc câu, giúp làm quen với môi trường học tập tại bậc đại học và
nâng cao tính độc lập, tự giác trong học tập.
Hình thức đánh giá và thi cuối kỳ chủ yếu là theo bài thi PET trong hệ thống các
bài thi của Cambridge ESOL.
Nghe - Nói 2 (B1)
Listening-Speaking 2
Môn học nghe-nói 2 được thiết kế tích hợp giữa hai kỹ năng nghe và nói, được
dạy và học trong 15 tuần của học kỳ 2 năm thứ nhất.
Về kỹ năng nghe, môn học giúp người học khả năng xác định được thông điệp
chính và ý chi tiết với những ngôn bản dài hơn, nhưng vẫn được nói một cách rõ
ràng và bằng một giọng chuẩn. Các đề tài, chủ điểm nghe trong giai đoạn này vẫn
là những chủ điểm thường ngày, như tại trường học, cuộc sống, nơi vui chơi giải
trí v.v. Trong khoá học này, người học chủ yếu luyện tập nghe theo kỹ năng
(skill), chủ yếu là ba kỹ năng chính: nghe bắt ý chính, chi tiết và ngụ ý.
Về kỹ năng nói, song song với việc tiếp tục củng cố khả năng nói chính xác, sinh viên
bắt đầu tăng dần tốc độ nói và cải thiện dần khả năng diễn đạt trôi chảy. Người học

có khả năng trình bày ngắn gọn về những đề tài quen thuộc, bên cạnh đó biết cách tổ
chức, sắp xếp các ý trong bài trình bày theo một trật tự logic nhất định.
Việc gắn kết hai kỹ năng trên giúp người học phát triển khả năng trình bày một
bài nói liên tục với các gợi ý được cho sẵn, tự tiến hành các bài thảo luận, các bài
tập nghe hiểu cá nhân hay theo nhóm, tạo ra môi trường làm việc tích cực, và giúp
xây dựng quá trình năng lực quản lý thời gian và kỹ năng sắp xếp cũng như phân
chia công việc hợp lý.
Hình thức đánh giá và thi cuối kỳ chủ yếu là theo định dạng bài thi PET, nhưng
có nâng cao và tích hợp với bài thi FCE trong trong hệ thống các bài thi của
Cambridge ESOL.
Đọc - Viết 2 (B1)
Reading-Writing 2
Môn học đọc-viết 2 được thiết kế tích hợp giữa hai kỹ năng đọc và viết, được dạy
và học trong 15 tuần của học kỳ 2 năm thứ nhất.
15

5

5

5


Về kỹ năng đọc, môn học giúp người học phát triển kĩ năng đọc các bài khoá dài
hơn với độ phức tạp và yêu cầu về khả năng hiểu cao hơn, song vẫn mang tính
truyền tải thông tin và xoay quanh những đề tài ưa thích hay thường gặp. Người
học làm quen và củng cố các kỹ năng đọc như đọc lấy ý chính, đọc lướt và đọc
sâu để lấy chi tiết, đọc hiểu ngụ ý, xử lý từ mới v.v.
Về kỹ năng viết, người học củng cố kỹ năng viết các loại đoạn văn khác nhau.
Sinh viên qua đó có thể viết được các văn bản dễ hiểu, có liên kết, phát triển và

mạch lạc về những đề tài quen thuộc, ưa thích.
Việc gắn kết hai kỹ năng trên giúp người học phát triển cách tìm các bài báo,
đoạn văn và viết cảm nhận về mỗi bài đó, và kĩ năng đọc có phê phán và tạo cơ
hội trình bày những quan điểm và suy nghĩ, và kích thích tính sáng tạo và tăng
khả năng tư duy độc lập cũng như làm việc theo nhóm.
Hình thức đánh giá và thi cuối kỳ chủ yếu là theo định dạng bài thi PET, nhưng
có nâng cao và tích hợp với bài thi FCE trong trong hệ thống các bài thi của
Cambridge ESOL.
Nghe - Nói 3 (B2)
Listening-Speaking 3

38

39

Môn học nghe-nói 3 được thiết kế tích hợp giữa hai kỹ năng nghe và nói, được
dạy và học trong 15 tuần của học kỳ 1 năm thứ hai.
Về kỹ năng nghe, môn học giúp người học phát triển kĩ năng hiểu ngôn ngữ nói
chuẩn, dù là trực tiếp hay gián tiếp (ví dụ qua các phương tiện truyền thông), về
các vấn đề quen thuộc hay xa lạ trong cuộc sống, xã hội, học tập và lao động,
trong môi trường có thể có tiếng ồn, hoặc gặp phải những cấu trúc diễn ngôn
không phù hợp và khi người nói sử dụng thành ngữ. Môn học tập trung vào các
chủ điểm quen thuộc hay ưa thích.
Về kỹ năng nói, môn học giúp người học phát triển kĩ năng miêu tả hay trình bày
rõ ràng, có hệ thống và biết phát triển ý, trong đó biết tạo điểm nhấn và đưa ra
những luận cứ, luận điểm phù hợp, khả năng thuyết trình các bài trình bày dài
(hơn 15 phút) mang tính thông tin (informative).
Môn học quan tâm việc phát triển kỹ năng nghe và nói trong các tình huống giao
tiếp hàng ngày và các tình huống giao tiếp học thuật, phát triển năng lực giao tiếp,
năng lực tìm kiếm và đánh giá thông tin, nâng cao kiến thức văn hóa xã hội và trải

nghiệm những chiến lược học tập khác nhau.
Hình thức đánh giá và thi cuối kỳ chủ yếu là theo định dạng bài thi FCE trong
trong hệ thống các bài thi của Cambridge ESOL.
Đọc - Viết 3 (B2)
Reading-Writing 3
Môn học đọc-viết 3 được thiết kế tích hợp giữa hai kỹ năng đọc và viết, được dạy
và học trong 15 tuần của học kỳ 1 năm thứ hai.
Về kỹ năng đọc, môn học giúp người học khả năng điều chỉnh được phương pháp
và tốc độ đọc phù hợp với các loại bài đọc khác nhau và tuỳ theo mục đích đọc
hiểu cụ thể; biết sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo một cách có chọn lọc đối
với các chủ điểm quen thuộc hay ưa thích.
Về kỹ năng viết, môn học giúp người học củng cố kỹ năng viết luận, các văn bản
rõ ràng, chi tiết về nhiều đề tài quen thuộc hay yêu thích, và có thể tổng hợp thông
tin và lập luận từ nhiều nguồn.
Môn học giúp người học củng cố những kỹ năng đọc chiến lược và viết văn học
thuật, có cơ hội tiếp cận với nhiều dạng văn bản đọc và các dạng bài tập đa dạng
và kỹ năng viết đoạn văn cơ bản và một số loại đoạn văn học thuật. Ngoài việc
tiếp tục phát triển kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, khoá học tạo
nhiều cơ hội phát triển năng lực giao tiếp, năng lực tìm kiếm và đánh giá thông
tin, nâng cao kiến thức văn hóa xã hội và trải nghiệm những chiến lược học tập
khác nhau.
16

5

5


Hình thức đánh giá và thi cuối kỳ chủ yếu là theo định dạng bài thi FCE trong
trong hệ thống các bài thi của Cambridge ESOL.

Môn học tự chọn (Elective Subjects)
Kỹ năng giao tiếp
Communication skills
40

Môn học giúp người học phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong
các tình huống và hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Môn học nhằm giúp người học
củng cố các kỹ năng thực hành tiếng Anh, bao gồm cả nghe, nói, đọc, và viết, đã
được học, và tạo cơ hội để người học thực hành bổ sung các kỹ năng kể trên một
cách tích hợp, nhằm nâng cao năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của họ.

4/8

2

Creative Writing
Viết sáng tạo
41

Môn học giúp củng cố và nâng cao năng lực tiếng Anh của người học thông qua
việc tạo cơ hội cho người học sử dụng tiếng Anh để xây dựng các văn bản mang
tính sáng tạo như: bài thơ, bài hát, bài bình luận, v.v.

2

Thuyết trình
Public Speaking

42


Môn học cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản để có thể
chuẩn bị và thực hiện một bài thuyết trình hiệu quả cho một đối tượng khán giả
khá lớn. Các nội dung chính trong chương trình bao gồm: Phân tích đối tượng
người nghe và xác định mục tiêu, lập dàn ý bài thuyết trình, chuẩn bị các tài liệu
hình ảnh minh họa và trang thiết bị hỗ trợ, sử dụng ngôn ngữ không lời, kỹ năng
sử dụng giọng nói trong truyền đạt… Môn học kết hợp giữa lý thuyết và các phần
thực hành của người học kèm theo nhận xét của giáo viên và các nhóm trong lớp.

2

Dịch thuật
Translation
43

IV

44

Môn học trang bị cho người học kiến thức cơ bản về lý thuyết biên dịch và phiên
dịch, các phương pháp và thủ thuật trong khi dịch, cũng như cách ứng dụng dịch
thuật trong giảng dạy. Người học có cơ hội thực hành biên dịch và phiên dịch với
các tài liệu cập nhật.
Khối kiến thức ngành
Professional Knowledge
Môn học bắt buộc (required)
Tâm lý học lứa tuổi thanh thiếu niên
Psychology for Teaching Adolescent and Young Learners
Môn học giúp người học hiểu biết những tri thức cơ bản về các hiện tượng tâm lí
người như tâm lí, ý thức, nhận thức, cảm giác và tri giác, tư duy, tưởng tượng,
mối quan hệ giữa ngôn ngữ và nhận thức, nhân cách và sự hành thành phát triển

nhân cách. Cung cấp các khái niệm cơ bản như đối tượng nghiên cứu tâm lý học
lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, sự hình thành phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh
THCS và các khái niệm như hoạt động; hoạt động dạy; mối quan hệ giữa dạy học
và sự phát triển trí tuệ. Ngoài ra còn đề cập đến tâm lý học giáo dục, tâm lý học
nhân cách người thầy giáo…

17

2

19
17

3


Giáo dục học đại cương
Foundations of Education
45

Nội dung môn học bao gồm các vấn đề khái quát chung về Giáo dục học với tư
cách là một khoa học; vai trò của giáo dục trong sự hình thành và phát triển nhân
cách; mục đích, mục tiêu giáo dục, các nhiệm vụ và các con đường giáo dục; lịch
sử phát triển các tư tưởng giáo dục; các xu thế phát triển giáo dục trong thế kỉ 21.

2

Quản lý HCNN và Quản lý ngành giáo dục đào tạo
State Administration and Educational Sector Management
46


Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 22/7/2002 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Quản lý hành
chính Nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo.

2

Lý luận giảng dạy Tiếng Anh
English Language Teaching and Learning

47

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức bước đầu về nguyên lý và
lý thuyết giảng dạy và học ngoại ngữ. Cụ thể, môn học giới thiệu các hướng tiếp
cận và phương pháp giảng dạy và học ngoại ngữ chính từ trước đến nay; các xu
hướng phát triển mới trong lĩnh vực giảng dạy và học ngoại ngữ; thực trạng về
giảng dạy và học ngoại ngữ ở trường phổ thông cơ sở tại Việt Nam, nhằm giúp
sinh viên có cái nhìn tổng thể và vận dụng những ưu điểm của các phương pháp
vào tình hình cụ thể sau này.

3

Phương pháp giảng dạy và Kiểm tra đánh giá Tiếng Anh
English Language Teaching Methodology and Assessment

48

Môn học này cung cấp cho sinh viên cơ sở lý thuyết và các kỹ năng thực hành
giảng dạy Tiếng Anh tại trường THCS, bao gồm các phần chính sau: Các phương
pháp và kỹ năng giảng dạy Tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp; Soạn giáo án;

Giảng tập vi mô. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức cơ bản liên quan đến
việc khai thác sử dụng các nguồn học liệu và kiểm tra đánh giá trong giảng dạy Tiếng
Anh.

4

Thiết kế giáo án và phát triển tài liệu
Materials development and Lesson Planning

49

50

Môn học này giới thiệu khung chương trình (curriculum) Tiếng Anh chung và hệ
thống sách giáo khoa Tiếng Anh của Việt Nam một cách chi tiết. Đồng thời,
người học được học cách sử dụng và thay đổi sáng tạo sách giáo khoa hiện có cho
phù hợp với từng hoàn cảnh và đối tượng người học cụ thể. Người học rèn luyện
và phát triển kĩ năng đánh giá, lựa chọn, thiết kế và sử dụng các loại tài liệu bổ trợ
khác nhau dựa trên mục tiêu của khung chương trình Tiếng Anh quốc gia để nâng
cao hiệu quả giảng dạy. Ngoài ra, người học tìm hiểu sâu các nguyên tắc soạn
giáo án hiệu quả và thực hành soạn giáo án cho các giờ học cụ thể.
Môn học tự chọn (elective)
Một số vấn đề và và bối cảnh giảng dạy Tiếng Anh tại Việt Nam
Issues and the Context of Teaching and Learning English in Vietnam
Môn học này nhằm giới thiệu cho sinh viên về bối cảnh dạy và học Tiếng Anh
của Việt Nam. Môn học sẽ đi sâu vào tìm hiểu việc dạy và học Tiếng Anh tại các
18

3


2/17
2


trường trung học cơ sở ở Việt Nam. Đồng thời, sinh viên được tiếp cận những vấn
đề và thách thức trong dạy và học Tiếng Anh tại Việt Nam và đưa ra cách thức để
giải quyết những vấn đề này.
Lí luận về học ngôn ngữ và thực hành khám phá
Language Learning Theories and Exploratory Practice

51

Môn học chủ yếu mang tính chất thực hành tập trung vào đối tượng là ngôn ngữ
của người học, các cách lí giải quá trình học ngôn ngữ thứ hai, các yếu tố tác động
đến việc học ngôn ngữ thứ hai như trí thông minh, năng khiếu, tính cách, động cơ,
lứa tuổi, các giai đoạn hình thành ngôn ngữ thứ hai. Nội dung thực hành khám
phá là một hình thức nghiên cứu ứng dụng giải quyết những vấn đề xảy ra trong
giờ dạy ngoại ngữ.

3

Công nghệ trong giảng dạy Tiếng Anh
Technology for English Language Teaching

52

Môn học cung cấp cho người học các phương pháp và công cụ để khai thác hiệu
quả các phần mềm, các trang web phục vụ giảng dạy ngoại ngữ, quản lý học liệu,
và quản lý khóa học (bài giảng, phần bài tập ở nhà của sinh viên). Trong quá trình
học, việc thực hành tại trung tâm Multi-media sẽ giúp sinh viên nắm bắt và thực

hiện được các bước cơ bản, hướng tới việc sử dụng hiệu quả công nghệ trong
giảng dạy ngoại ngữ.

2

Quản lý lớp học và thực tập giảng dạy
Classroom Management and Micro-Teaching
53

Môn học giới thiệu các kỹ năng điều hành và quản lý lớp học hàng ngày, gồm
một số nội dung như sử dụng Tiếng Anh trong lớp, kỹ năng dẫn dắt bài, phương
pháp khuyến khích động viên học sinh học tập, cách thức đặt câu hỏi, cách bắt
đầu và kết thúc buổi học, quản lý kỷ luật v.v... Người học được thực hành các kỹ
năng này trong việc lên kế hoạch và giảng tập tại lớp.

3

Tổ chức quản lý trường lớp và hoạt động giáo dục
Management of community-based activities

54

Môn học giới thiệu cho người học các hoạt động của người giáo viên nhằm tổ
chức trường lớp và giao tiếp với đối tác giáo dục trong và ngoài trường học như
phụ huynh học sinh, đoàn thể (ví dụ: Đội, Đoàn), cộng đồng, v.v. Môn học giúp
người học hiểu được mối liên hệ giữa việc dạy và học với các hoạt động giáo dục
và đối tác giáo dục khác trong và ngoài trường học. Từ đó, người học có thể lập
kế hoạch để tổ chức các hoạt động đó nhằm hỗ trợ cho việc dạy và học

2


Phương pháp và Kỹ năng Phát triển Nghề nghiệp
Professional Development for Language Teachers
55

V

Môn học giúp người học có được cái nhìn tổng thể về nghề nghiệp giảng dạy của
mình, đặc biệt trong định hướng phát triển nghề nghiệp cũng như lập kế hoạch để
thực hiện các mục tiêu nghề nghiệp. Một số phương pháp và kỹ năng phát triển
nghề nghiệp cụ thể được giới thiệu bao gồm: kỹ năng quan sát lớp học, kỹ năng tự
đánh giá, kỹ năng tự liên hệ, kỹ năng suy luận sư phạm v.v…
Thực tập
Teaching Practicum (required)

2

3
19


Chương trình này kéo dài trong 6 tuần liên tục, nhằm trang bị cho sinh viên cơ hội
thực hành để sau khi tốt nghiệp, cử nhân cao đẳng ngành Tiếng Anh Sư phạm có
thể đảm nhận vị trí giáo viên Tiếng Anh ở trường Phổ thông Cơ sở. Cụ thể, TTSP
là thời gian giáo sinh được củng cố các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm
đã học tại cao đẳng (kiến thức chuyên môn, kỹ năng soạn bài, giảng bài, kỹ năng
quản lý lớp học v.v…), đồng thời mở rộng các kỹ năng cần thiết khác của người
giáo viên (kỹ năng thâm nhập vào thực tế nhà trường phổ thông cơ sở, kỹ năng tìm
hiểu học sinh, kỹ năng chủ nhiệm lớp v.v…), làm quen với thực tế nhà trường phổ
thông cơ sở và xã hội, trở nên tự tin với nghề nghiệp hơn.

Khoá luận TN hoặc môn học thay thế
Graduation Thesis or Equivalence
Sinh viên có thể chọn từ những môn tự chọn ở những khối kiến thức trên với sự tư
vấn của cố vấn học tập.
VI

Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện theo hình thức sinh viên tiến hành một dự án
nghiên cứu theo chuyên ngành được đào tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Sinh viên được xét điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp dựa trên kết quả học tập
năm thứ 3 và phải tuân thủ đúng qui trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp và hướng
dẫn về trình bày luận văn. Khóa luận tốt nghiệp được chấm phản biện trước khi
được bảo vệ tại hội đồng. Thông qua việc làm khóa luận tốt nghiệp, sinh viên có
cơ hội nghiên cứu sâu về một vấn đề chuyên môn, phát triển khả năng phân tích,
tư duy phê phán, v.v.
Tổng cộng (total)

5

103

20


PHẦN 4: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
4.1 Thực hiện các nguyên tắc xây dựng chương trình
Khi thực hiện chương trình, các đơn vị đào tạo có thể hướng tới các nguyên tắc
xây dựng chương trình đã được nêu trong mục 1.3
Chương trình được thiết kế và xây dựng theo học chế tín chỉ, đảm bảo các nguyên tắc
và tính chất của đào tạo theo tín chỉ, bao gồm: a) Tín chỉ là đại lượng đo khối lượng lao động
học tập trung bình của người học, và b) người học được linh hoạt trong việc thiết kế lộ trình

học tập của mình (flexibility), và tính cơ động cao (mobility) dễ di chuyển từ trường này
sang trường khác hay từ ngành này sang ngành khác nhờ sự liên thông tín chỉ (credit
transfer).
Tổng số tín chỉ mà sinh viên phải tích luỹ để được cấp bằng cử nhân trình độ cao
đẳng Sư phạm Tiếng Anh là 103 (không tính môn học Giáo dục thể chất và Giáo dục
quốc phòng). Chương trình được thiết kế phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học,
chú ý đúng mức đến sự phù hợp với điều kiện trong nước và từng bước hội nhập với các
nước trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực giảng dạy Tiếng Anh.
Chương trình đào tạo được thiết kế mềm dẻo, linh hoạt. Ngoài các môn học bắt
buộc, căn cứ vào tình hình và điều kiện thực tế của các đơn vị đào tạo, đơn vị đào tạo có
thể lựa chọn những môn học tự chọn để đưa vào giảng dạy. Đồng thời, cũng trên cơ sở
điều kiện thực tế, đơn vị đào tạo có thể chủ động sắp xếp thời khóa biểu phù hợp với điều
kiện của đơn vị. Việc chọn lựa các môn học tự chọn trong khung chương trình đào tạo có
thể khác nhau theo từng năm tuỳ thuộc vào đề xuất của sinh viên hoặc theo khả năng thực
giảng của giảng viên trong năm học đó, nhưng vẫn đảm bảo số tín chỉ cần tích lũy.
Chương trình được thiết kế để sử dụng ở nhiều đơn vị đào tạo khác nhau nhưng
cùng có một mục tiêu chung, và có chung chuẩn đầu ra. Căn cứ vào tình hình thực tế
giảng dạy của đơn vị và của môn học, các đơn vị đào tạo có thể chủ động phân phối số
giờ lên lớp phù hợp với đặc thù từng môn học. Các môn học bắt buộc trong chương trình
phần lớn được thiết kế là 3 tín chỉ, với mục đích giảm số môn học nhưng kiến thức bao
trùm cả độ sâu và độ rộng, từ đó tăng hiệu quả đào tạo. Một tín chỉ ở môn học lý thuyết
có thể lên lớp 15 tiết, một tín chỉ ở môn học thực hành có thể được lên lớp 30 tiết. Trong
số tiết này, tùy theo từng môn, sẽ phân chia giờ lý thuyết, luyện tập, thảo luận, thực hành
hoặc tự học. Ngoài ra, theo phương thức tín chỉ, sinh viên phải tự học thêm ở nhà với thời
lượng gấp đôi số tiết trên (ví dụ, với những môn có số lượng tín chỉ là 2, mỗi tuần sinh
viên phải tự học thêm 4 tiết/ tuần, tổng cộng là 60 tiết / 15 tuần). Giảng viên có nhiệm vụ
giao bài tập và đánh giá việc tự học của sinh viên.
Chương trình đào tạo giáo viên THCS và chương trình đào tạo giáo viên Tiểu
học đều cùng một khung chương trình đào tạo nhưng nội dung của một số môn học
được thay đổi cho phù hợp với đối tượng dạy học, phù hợp với đặc điểm và tâm lý

lứa tuổi của học sinh cũng như những đặc điểm của bậc học.
Cụ thể, các môn học Tâm lí học lứa tuổi (số 44), Phương pháp giảng dạy và Kiểm
tra đánh giá Tiếng Anh (số 48), và môn Thiết kế giáo án và Phát triển tài liệu (số 49)
trong hai chương trình được thay đổi nội dung phù hợp với đối tượng người học ở bậc
THCS và Tiểu học (thể hiện ở tên gọi của môn học và mô tả môn học).
21


Chương trình được thiết kế theo hướng lấy người học làm trung tâm, phát huy khả
năng giao tiếp và tính sáng tạo của người học. Chương trình được thiết kế và xây dựng
phù hợp với đổi mới phương pháp dạy - học: giảm thời lượng lên lớp nhưng tăng thời
lượng tự học, tự nghiên cứu; giảm thời lượng giảng lý thuyết tăng thời lượng cho thảo
luận và thực hành. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần đổi mới phương
pháp theo quan điểm giao tiếp và tăng cường cung cấp tài liệu tham khảo cho sinh viên,
tận dụng các phương tiện kỹ thuật để nâng cao hiệu quả giảng dạy, tăng cường việc tổ
chức các hoạt động ngoại khóa, giao lưu với các cơ sở giảng dạy và nghiên cứu, sử dụng
Tiếng Anh tại Việt Nam, hướng dẫn sinh viên tự học với sự hỗ trợ của công nghệ thông
tin, Internet v.v… để nâng cao các kỹ năng thực hành tiếng của sinh viên. Áp dụng tối đa
phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá tiên tiến phù hợp với phương thức
đào tạo theo tín chỉ để đảm bảo được mục tiêu đào tạo. Tổ chức các hoạt động như
seminar, hội thảo chuyên đề, case study (dạy theo tình huống cụ thể), project (dự án) v.v.
song song với các hoạt động giảng dạy truyền thống. Tận dụng mọi cơ hội để sinh viên
được thực hành các kỹ năng ngôn ngữ và nghiệp vụ sư phạm. Việc lựa chọn giáo trình và
học liệu phải đảm bảo cho sinh viên đạt được những chuẩn kiến thức nhất định ở từng
giai đoạn.
2. Tổ chức đào tạo
Việc tổ chức đào tạo cần được thực hiện linh hoạt.
a. Các môn học trong khối kiến thức tiếng nên được thực hiện trước khi giảng dạy
các môn học trong khối kiến thức ngôn ngữ và văn hóa hay nghiệp vụ bằng Tiếng Anh.
Tuy vậy, cần nhấn mạnh rằng các môn học Thực hành Tiếng (Nghe, Nói, Đọc, Viết)

ngoài nội dung dạy ngôn ngữ thông dụng nên được từng bước lồng ghép với các nội dung
đa ngành, đa lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, tâm lý học, ngôn ngữ
học v.v… với mức độ học thuật tăng dần (English learning across content areas). Đặc biệt
môn Đọc – Viết 3 (số 39) có thể giới thiệu các đoạn trích về văn học viết bằng Tiếng Anh
để phát triển kỹ năng phân tích và cảm thụ ngôn ngữ sáng tạo cho người học. Các môn
học trong khối kiến thức tiếng được gợi ý nên dạy trong 03 học kì, tuy nhiên các trường
có thể co giãn theo điều kiện nguồn lực của mình.
b. Một số môn học thuộc khối kiến thức đại cương có thể tổ chức giảng dạy ở các
học kì khác nhau, và không phải là các môn tiên quyết của khối kiến thức tiếng.
c. Môn Dẫn luận Việt ngữ học (số 11) dạy bằng Tiếng Việt và là môn điều kiện
tiên quyết của các môn thuộc khối kiến thức ngôn ngữ. Môn học ”Ngữ âm và phát âm
tiếng Anh” và môn “Ngữ pháp tiếng Anh” (môn số 18 và 19) được dạy bằng Tiếng Anh.
Khi tổ chức dạy bằng Tiếng Anh, nên dạy sau khi sinh viên có trình độ tốt về tiếng (kết
thúc phần học tiếng). Môn Kỹ năng học (số 16) nên được dạy trong học kì đầu của
chương trình cùng với môn Tiếng Anh.
d. Các môn tự chọn trong mỗi khối kiến thức được dạy sau các môn bắt buộc. Tuỳ
theo tình hình cụ thể, khối kiến thức ngôn ngữ học, khối kiến thức văn hoá, và khối kiến
thức nghiệp vụ có thể dạy song hành.
e. Trong khối kiến thức ngôn ngữ, môn “Ngữ âm và phát âm tiếng Anh” và môn
“Ngữ pháp tiếng Anh” (môn số 18 và 19) nên được giảng dạy trước khi chuyển sang các
môn thuộc khối kiến thức ngôn ngữ và văn hoá lựa chọn. Trong khối kiến thức văn hóa
22


bắt buộc, các môn Dẫn luận Đất nước học Anh Mỹ (số 25) nên tổ chức giảng dạy trước
khi thực hiện môn Văn hoá của một số nước nói tiếng Anh (số 29).
f. Trong khối kiến thức nghiệp vụ các môn tiên quyết cần dạy trước là các môn
Tâm lý học lứa tuổi (số 44) và Giáo dục học đại cương (số 45), Quản lý HCNN và Quản
lý ngành Giáo dục đào tạo (số 46), sau đó là các môn Lý luận Giảng dạy Tiếng Anh (số
47), và Phương pháp giảng dạy và Kiểm tra đánh giá Tiếng Anh (số 48). Các môn tự

chọn từ số 49 đến 55 nên tổ chức học vào những học kì cuối của chương trình đào tạo
(chọn 02 trong số các môn học này). Toàn bộ các môn học trong khối này nên được dạy
bằng Tiếng Anh, như Tâm lý học lứa tuổi (số 44) và Giáo dục học đại cương (số 45),
Quản lý HCNN và Quản lý ngành Giáo dục đào tạo (số 46) có thể dạy bằng Tiếng Việt,
hay tiếng Anh tùy theo nguồn lực của mỗi trường. Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập của
giáo dục đại học, và chính phủ đang thực hiện đề án ngoại ngữ 1400, nên phấn đấu theo
lộ trình sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy.
g. Khối các môn lựa chọn bắt buộc (elective) thể hiện sự mềm dẻo của chương
trình, do vậy các trường có thể tùy theo điều kiện nguồn lực của mình để hướng dẫn sinh
viên lựa chọn. Lưu ý số tín chỉ sinh viên bắt buộc phải tích lũy ở khối các môn lựa chọn
này. Trong điều kiện một số trường chưa tổ chức dạy được một số môn, các trường nên
trao đổi nguồn lực như mời các giảng viên có thể dạy được những môn học đó nhằm đạt
được mục tiêu đề ra của chương trình.
h. Môn Tin học cơ sở được đề nghị là môn tự chọn không bắt buộc (optional) và
không tính vào số tín chỉ bắt buộc. Thay vào đó là môn học Công nghệ trong giảng dạy
Tiếng Anh (số 52) để phù hợp với tính chất của chương trình là đào tạo chuyên ngành Sư
phạm.
i. Thực tập Sư phạm có khối lượng kiến thức tương đương 3 tín chỉ. Do đó các
trường có thể chủ động thiết kế thời lượng thực tập phù hợp (ít nhất 6 tuần) và tổ chức
TTSP tập trung trong học kì cuối hoặc chia làm 2 đợt trong học kì 5 và 6. Khóa luận hoặc
các môn thi thay thế được xác định ngay từ đầu học kì 5.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Đại học; Về hệ thống tín chỉ học tập, Tài liệu sử dụng nội
bộ; Hà Nội, 1994.
2. Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Tài liệu tập huấn và tham khảo về phương thức đào tạo
theo tín chỉ, tháng 08 năm 2006.
3. Kỷ yếu hội nghị khoa học thường niên – Đào tạo theo hệ thống tín chỉ, nhận thức và
kinh nghiệm triển khai tại các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam, Đà Nẵng tháng
11/2006.
4. Lê Thạc Cán (4/2006) Tổ chức giảng dạy và học tập theo chương trình định sẵn và

theo học chế tín chỉ; Bài viết cho Toạ đàm về đào tạo theo tín chỉ ở ĐHQGHN
5. Lâm Quang Thiệp (4/2006) Về việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở Việt
Nam; Bài viết cho Toạ đàm về đào tạo theo tín chỉ ở ĐHQGHN
6. Lê Viết Khuyến (1990) Cải tiến việc quản lý đào tạo đại học theo học chế học phần;
Trong cuốn “Giáo dục học đại học”; Vụ đại học- Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào
tạo, Hà Nội.
7. Ngô Doãn Đãi (1997) Viện đại học và tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ; Báo cáo tại
Hội thảo 25/3/1997về đào tạo theo hệ thống tín chỉ, ĐHQGHN
23


8. Ngô Doãn Đãi (2005) Cơ cấu lại chương trình đào tạo để chuyển từ hệ đào tạo theo
niên chế sang chương trình đào tạo theo tín chỉ ở các trường đạo học hiện nay; Báo cáo
tại Hội thảo ngày 8-9/12/2005 “Chính sách nghiên cứu và đào tạo trong thời kỳ đổi mới ở
Việt Nam” do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN và Quỹ Rosa
Lucxemburg phối hợp tổ chức tại Hà Nội.
9. Quốc hội (2000) Nghị quyết số 40/2000/QH 10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông đã yêu cầu xây dựng đề án dạy và học ngoại ngữ ở trường phổ thông đến năm
2010.
10. Thủ tướng Chính phủ (1968). Chỉ thị số 43/TTg ngày 11/4/1968 của về phương
hướng và nhiệm vụ dạy và học ngoại ngữ ở các trường ĐH, trung học chuyên nghiệp và
các trường phổ thông.
11. Thủ tướng Chính phủ (1972) Quyết định số 251/TTg ngày 7/9/1972 về việc cải tiến
và tăng cường công tác dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông.
12. Thủ tướng Chính phủ (11/6/2001) Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg về đổi mới chương
trình và sách giáo khoa phổ thông, trong đó yêu cầu xây dựng đề án “Giảng dạy, học tập
ngoại ngữ trong trường phổ thông”.
Chương trình Đào tạo Giáo viên của:
 Đại học University of Missouri, Columbia; Undergraduate Catalog 2004-06
 Đại học The University of Tokyo; Catalogue for 2000-2001

 Đại học National Taiwan University, Bulletin 2004
 Đại học Yokohama National University; Catalogue 1992-1993
 Đại học Chulalongkorn University, Thái Lan
 Chuẩn giảng dạy Ngoại ngữ của Hoa Kỳ, American Council on the Teaching of
Foreign Languages (ACTFL), 2002.
Khóa Bồi dưỡng Giáo viên Tiểu học của:
 Hội đồng Anh Toàn cầu, Khu vực, và Việt Nam (2008, 2009, 2010)
 Khóa Bồi dưỡng Giáo viên Tiểu học, Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam (2011)
 Khóa Bồi dưỡng Giáo viên Tiểu học của Pearson Education (2011)
Abdallah, M. M. S. (2010). Web-based new literacies: Revisiting literacy in TESOL and
EFL teacher education. Paper presented at the Australian Council of TESOL
Associations (ACTA) International TESOL Conference, Australia.
Black, P., Harrison, C., Lee, C., Marshall, B. and Wiliam, D. (2003). Assessment for
Learning: Putting it into Practice. Buckingham: Open University Press.
Brewster, J. & Ellis, G., Girard, D. (2010). The Primary English Teacher’s Guide (New
Edition). Essex: Penguin.
British Council. (2009). Motivating Learning: DVD Teacher Training Series. East Asia:
British Council.
Cameron, L. (2001). Teaching Languages to Young Learners. Cambridge: Cambridge
University Press.
Cohen, L. Manion, M. & Morrison, K. (2004). A Guide to Teaching Pratice. London &
New York: Routledge.
Cremin, T. (2009). Teaching English Creatively. London & NewYork: Routledge.
Dudeney, D. & Hockly, N. (2007). How to Teach English with Technology. Essex:
Pearson Education Limited.
Freeman, D. (2006) A Framework for Teacher Learning and Development, TESOL
Symposium on English teacher development in EFL contexts, November 10, 2006,
Shantou Univeristy: Guangdong Province, China.
24



Gipps, C. & Pickering, A. (2010). Assessment for learning - Formative approaches. In
Arthur, J. & Cremin, T. Learning to teach in the primary school. 2nd Edition. London:
Routledge.
Goodwyn, A. & Branson, J. (2005). Teaching English. London & New York: Routledge.
Gower, R., Phillips, D. & Walters, S. (1995). Teaching Practice. A handbook for
teachers in training. Oxford: Macmillan
Hall, K. & Sheehy, K. (2010). Assessment for learning - Summative approaches. In
Arthur, J. & Cremin, T. Learning to teach in the primary school. 2nd Edition.
London: Routledge.
Hayes, D.(2007). English language teaching and systemic change at the primary level:
Issues in innovation. In L. Grassick (Ed.), Primary innovations regional seminar: A
collection of papers (pp. 23-42), Hanoi, Vietnam: British Council Vietnam.
Joyce, H., & Feez, S. Creative writing skills. (2000). Aus: Phoenix Education PTY Ltd.
Jurchan, J. & Morano, T. A, (2010). The case study: Bringing real world experience into
the teacher preparation program. TESOL Journal Volume 1 (1), 71-84.
Jurchan , J. & Morano, T. A. (2010, March). The Case Study: Bringing Real-World
Experience into the Teacher Preparation Program. TESOL journal 1 (1). Pp. 71-84).
McKay, P. (2006). Assessing Young Language Learners. Cambridge: Cambridge
University Press.
Moon, J. (2000). Children Learning English. MacMillan
Nunan, D. (2006, November 10). Action research and professional growth TESOL
symposium on English teacher development in EFL contexts. Shantou University,
Guangdong Province, China. Alexandria, VA: TESOL.
Paul, D. (2003). Teaching English to Children in Asia. Pearson Longman.
Philipps, S. (1999). Drama with children, Oxford University Press.
Pinter, A. (2006). Teaching Young Language Learners. Oxford University Press
Richards, C. & Farrell, T. (2005). Professional Development for Language Teachers,
Cambridge University Press.
Scott, W.A. & Ytreberg, L.H. (1990). Teaching English to Children. NewYork: Longman

Sivell, J. (2005, September). Second Language Teacher’s Education in Canada: The
Development of Professional Standards. TESL-E Journal 9 (2).
Slattery, M. (2004). Oxford Basisc for Chidren – Vocabulary Activities. Oxford
University Press.
Slattery, M. & Willis, J. (2001). English for Primary Teachers. Oxford University Press.
Spatt, M. Pulverness, A. & Williams, M. (2005). The TKT Course. London: Cambridge
University Press.
Tercanlioglu, L.(2001). Pre-Service Teachers as Readers and Future Teachers of EFL
Reading. TESL-EJ. Volume 5, Number 3. Retrieved November 2, 2010.
Velazquez-Torres, N., (2006). How Well Are ESL Teachers Being Prepared to Integrate
Technology in Their Classrooms. TESL-EJ. Vol. 9(4).
Watts, E. (2006). Oxford Basisc for Chidren – Storytelling. Oxford University Press.
Woodward, T. (2001). Planning Lessons and Courses. Cambridge: Cambridge University
Press.
Wright, A. (1995). Storytelling with Children. Oxford University Press.

25


×