Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI- NHỮNG KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VÀ KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.21 KB, 29 trang )

Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚINHỮNG KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VÀ KINH TẾ
TS Trịnh Đức Minh
PGĐ Sở Khoa học và Công nghệ DakLak

1. Giới thiệu
Sau dầu hỏa, cà phê là hàng hóa thương mại đứng hàng thứ hai trên thế giới
và chủ yếu do các quốc gia đang phát triển sản xuất. Bối cảnh thị trường cà phê
thế giới trong thập kỷ qua có thể miêu tả là “nghịch lý cà phê” (Daviron & Ponte,
2005). Trong khi nhiều nước phương Tây - những nước tiêu thụ - hưởng được
thịnh vượng từ cà phê thì ngược lại các nước sản xuất phải đương đầu với những
vấn đề nghiêm trọng, trong đó có vấn đề giá cả không ổn định. Mặc dù thị trường
cà phê toàn cầu đã phục hồi chậm chạp khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm
2000 đến cuối năm 2004, giá cà phê vẫn còn quá thấp. Có lẽ vấn đề giá cà phê
thấp còn bị trầm trọng thêm do đồng Đô la Mỹ bị suy yếu so với tiền tệ của nhiều
quốc gia xuất khẩu cà phê quan trọng. Một giải pháp khả thi là dịch chuyển từ
xuất khẩu hàng hóa thông thường sang xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao cho thị
trường ngách có giá cao hơn. Trước khi tìm hiểu về lĩnh vực này, cần phải nhìn
lại vài nét sơ lược về tình hình thị trường cà phê toàn cầu, nhất là sự thay đổi
trong mô hình tiêu dùng trong thời gian gần đây và “nghịch lý cà phê”.
Cho tới năm 1989 thì thị trường toàn cầu được xem là “có điều tiết” nhờ có
Hiệp ước Cà phê Quốc tế (ICA) chi phối. Hiệp ước Cà phê Quốc tế đầu tiên ra
đời năm 1962, rồi sau đó Hiệp ước thứ hai năm 1968, được hầu hết các nước sản
xuất và tiêu thụ ký kết, như Mỹ và Brazil. Dù các Hiệp ước kể trên có một phần
nào đó ưu đãi các nước sản xuất, nhưng các quốc gia tiêu thụ vẫn có ảnh hưởng
quyết định lên việc đặt hạn ngạch cho bên sản xuất. Các Hiệp ước tiếp theo được
ký kết năm 1976 và 1982. Mỗi Hiệp ước có một kỳ hạn riêng và xác lập hạn
ngạch xuất khẩu để nhằm đạt được giá cả hợp lý và nguồn cung ổn định. Tuy
nhiên, không một Hiệp ước nào thành công thực sự trong việc ổn định giá cả trên
thị trường cà phê trong một khoảng thời gian dài.


Vào năm 1989, các cuộc đàm phán cho ra đời một Hiệp ước Cà phê Quốc
tế mới bị thất bại. Hậu quả là kể từ những năm 1990 thị trường cà phê trải qua
khủng hoảng thừa làm cho giá rớt chưa từng thấy trong lịch sử, nhất là từ 2000 tới
cuối 2004. Ví dụ, trong khi giá chỉ số tổng hợp ICO đối với cà phê trong những
năm 1980 đạt trung bình 127,92 US cent/pound, giá trung bình giai đoạn 20002004 rớt xuống chỉ còn 54,33 US cent/pound. Ngay cả khi thị trường cà phê toàn
Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak

Tháng 2-2010

1


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

cầu phục hồi như hiện nay, với giá chỉ số tổng hợp ICO phần nhiều trên 100
cents/pound, mức giá này vẫn còn rất thấp nếu tính đến chi phí đầu vào liên tục
tăng cao.
Trong khi giá cà phê nhân quá thấp như hiện nay dẫn tới khủng hoảng tồi
tệ nhất chưa từng có đối với thu nhập người trồng cà phê, thì tình hình các nhà
rang xay hoàn toàn ngược lại. Trong thập kỷ qua, thị trường cà phê ở các nước
Bắc bán cầu trải qua “cuộc cách mạng sữa”. Không chỉ bản thân cà phê được đưa
ra thị trường mà môi trường trồng cà phê và vị thế xã hội của người trồng cà phê
cũng trở thành giá trị trên thị trường. Người tiêu dùng phương Tây đang sẵn sàng
trả nhiều tiền để tha hồ chọn lựa nhiều tổ hợp giống cà phê, nhiều nguồn gốc xuất
xứ, nhiều cách pha chế và rang xay, các tổ hợp hương vị đa dạng, nhiều hình thức
đóng gói hấp dẫn, và trả tiền cả cho “hàm lượng xã hội” trong cà phê. Đặc biệt
với sự nở rộ các quán cà phê và nhà bán lẻ cà phê đặc sản bắt đầu từ những năm
1990, giá cà phê bán lẻ tiếp tục tăng trong thị trường đặc sản và ngay cả trong thị
trường cà phê thông thường giá cả tại các nước nhập khẩu vẫn khá ổn định. Do
đó, ngành công nghiệp cà phê tại các nước nhập khẩu vẫn tăng trưởng mạnh,

nhiều sản phẩm mới ra đời, lợi nhuận của thị trường bán lẻ tăng gấp hơn hai lần
và tổng lợi nhuận toàn ngành cũng tăng cao.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới cái gọi là “nghịch lý cà phê” - bùng nổ cà
phê ở các nước tiêu thụ và khủng hoảng cà phê ở các nước sản xuất. Tuy nhiên,
có hai nguyên nhân cốt lõi thường được nhấn mạnh, đó là (i) liên tục thừa cung
trên thị trường và (ii) bản thân cấu trúc đặc thù của thị trường cà phê.
(i)

Liên tục thừa cung trên thị trường thế giới chủ yếu là do những tiến
bộ công nghệ, gồm những giống cà phê mới và phương pháp thâm
canh mới, và như đã đề cập ở trên là do không có hạn ngạch xuất
khẩu kể từ 1989. Đặc biệt, Brazil và Việt nam đã gây tràn ngập thị
trường thế giới với cà phê robusta vốn được xem là có chất lượng
thấp so với arabica (sản lượng robusta chiếm gần 40% sau nhiều thập
kỷ chỉ chiếm khoảng 30%). Do đó, giá cà phê nhân đi xuống và nhân
cơ hội này các nhà rang xay có thể tăng biên độ lợi nhuận nhờ sử
dụng cà phê nhân giá thấp. Tuy nhiên, một nghịch lý nữa phát sinh
ngay bên trong “nghịch lý cà phê” này là trong khi thị trường cà phê
toàn cầu tràn ngập cà phê robusta chất lượng thấp thì cà phê chất
lượng cao lại thiếu trầm trọng khiến cho giá bán tăng cao.

(ii)

Lý do cơ bản thứ hai làm giảm giá cà phê nhân là do cấu trúc đặc thù
và phức tạp của bản thân thị trường cà phê thế giới. Công nghiệp cà
phê mang tính tập trung độc quyền, trong đó một vài tập đoàn toàn
cầu (như Starbucks, Kraft, Proctor & Gamble hoặc Nestle) chỉ trông

Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak


Tháng 2-2010

2


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

cậy vào một nhóm rất ít các nhà xuất khẩu nổi tiếng để mua cà phê
nhân từ người nông dân sản xuất nhỏ. Trên thị trường cà phê toàn
cầu, trước khi tới người tiêu dùng, hạt cà phê thường qua tay tới 5
tác nhân khác nhau (nông dân – nhà đầu cơ trữ hàng địa phương –
nhà xuất khẩu – nhà rang xay – nhà bán lẻ - người tiêu dùng). Nói
chung, nông dân có vị thế đàm phán thấp nhất bên trong chuỗi cà
phê, trong đó mỗi tác nhân cố gắng đạt lợi nhuận cao nhất. Nông dân
sản xuất nhỏ thường thiếu thông tin cập nhật về giá cả trên thị trường
cà phê và không thể tự mình đưa sản phẩm ra thị trường cũng như tự
mình tham gia phân phối sản phẩm. Do đó, những nhà đầu cơ trữ
hàng tại địa phương mới có thể giành được phần lớn lợi nhuận từ
việc buôn bán cà phê.
Cả hai cách tiếp cận lý giải cho nghịch lý cà phê nêu trên đều xem xét
những điều kiện thị trường hiện tại trên thị trường cà phê toàn cầu. Tuy nhiên,
Daviron và Ponte (2005) cũng luôn luôn lưu ý rằng cần phải thấy sự khác biệt
ngày càng rõ rệt giữa cà phê được bán trên thị trường hàng hóa quốc tế với cà phê
được bán như sản phẩm sau cùng cho người tiêu dùng phương Tây. Nhà rang xay,
nhà bán lẻ và quán cà phê không chỉ bán chất lượng “vật chất” mà còn bán cả
chất lượng “phi vật chất” nghĩa là những thuộc tính chất lượng mang tính “biểu
tượng” như vùng lãnh thổ, một câu chuyện, ý tưởng, và tính mới lạ hương xa
cũng như dịch vụ trực tiếp do mạng lưới du lịch nông nghiệp, tour săn thú ở trang
trại cà phê, thiết lập chuỗi cà phê do tổ chức các nhà sản xuất điều khiển. Đặc
biệt, thị trường cà phê hảo hạng được đặc trưng bởi những giá trị “phi vật chất”

như vậy, tiêu biểu cho một sự dịch chuyển rõ rệt khỏi thị trường hàng hóa thuần
túy. Daviron và Ponte (2005) cũng cho rằng chính sự dịch chuyển này giải thích
cho sự song song cùng tồn tại của hiện tượng bùng nổ cà phê ở các nước tiêu thụ
và sự khủng hoảng cà phê ở các nước sản xuất.
Có thể có một cách để vượt qua thế tiến thoái lưỡng nan của nghịch lý cà
phê đối với người nông dân/nhà vườn đó là chuyển dịch từ xuất khẩu hàng hóa
thuần túy sang xuất khẩu sản phẩm cho thị trường ngách với giá cao hơn. Với con
đường này, họ không những có thể tham gia thị trường hàng hóa mà còn có thể
tham gia thị trường ngách “phi vật chất”. Một dạng sản phẩm cho thị trường
ngách là “cà phê đặc sản” hoặc còn gọi là “hảo hạng”/ “giá cao”. Những điểm đặc
thù của những sản phẩm cà phê này (nhất là mùi vị, quá trình sản xuất, các điều
kiện bán hàng hoặc xuất xứ) tương ứng với yêu cầu của nhà rang xay và người
tiêu dùng cà phê đặc thù. Hơn nữa thị trường cà phê toàn cầu vẫn còn hiếm cà phê
đặc sản. Nhìn chung, tình hình này ám chỉ cà phê đặc sản có thể được bán với giá
cao hơn và vẫn không bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cà phê hiện nay.

Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak

Tháng 2-2010

3


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

Một dạng của cà phê đặc sản đó là “Cà phê một xuất xứ”. Không giống như
cà phê trộn lẫn, là khối cà phê lẫn tạp nhiều nguồn gốc xuất xứ bán trên thị
trường, “Cà phê một xuất xứ” là cà phê chỉ được sản xuất tại một nơi nào đó,
nghĩa là tại một quốc gia, một vùng lãnh thổ hoặc ngay cả tại một vườn. Trên thị
trường toàn cầu ngày nay, sự khác biệt của sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ của

nó trở nên một nhân tố quyết định ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Với sự
tin tưởng vào nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm – được coi như đồng nghĩa với
chất lượng và tính chất đặc thù – người tiêu dùng sẵn lòng trả giá cao hơn.
Trong suốt một thời gian dài thị trường cà phê được coi là thị trường hầu
như không tạo sự khác biệt cho sản phẩm. Bức tranh này đã thay đổi khi chất
lượng sản phẩm và chất lượng quá trình ngày càng quan trọng đối với người tiêu
dùng. Đặc biệt, nguồn gốc sản phẩm, tượng trưng cho chất lượng sản phẩm và
chất lượng quá trình, ngày càng quan trọng đối với quyết định mua hàng của
người tiêu dùng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về tính
đa dạng, trên thị trường cà phê, nhất là thị trường cà phê đặc sản, có thể xem xét
tăng cường sự khác biệt cho sản phẩm dựa trên nguồn gốc địa lý (Kaplinsky and
Fitter 2004; Lewin et al. 2004).
Cà phê đặc sản không được định nghĩa một cách chính xác nhưng bao gồm
một dãy sản phẩm cà phê ít nhiều có khác biệt như là cà phê hữu cơ, cà phê
thương mại công bằng, cà phê thân thiện chim muông… Bên cạnh những loại cà
phê này, trong những năm gần đây đã xuất hiện một dạng khác của cà phê đặc sản
gọi là cà phê một nguồn gốc (single-origin) hoặc cà phê có chỉ dẫn nguồn gốc địa
lý (Geographical Indication, GI) (Daviron and Ponte 2005; Lewin et al. 2004).
Trong khi cà phê xô được bán tới người tiêu dùng là khối trộn lẫn, có nghĩa là
khối cà phê đó bao gồm cà phê từ nhiều nguồn gốc xuất xứ khác nhau hầu như
không xác định được trộn lẫn với nhau, còn cà phê một nguồn gốc là không có sự
trộn lẫn. Tương tự như thuật ngữ cà phê đặc sản, thuật ngữ một nguồn gốc không
được định nghĩa một cách chính xác cho nên cà phê một nguồn gốc có thể xuất
phát từ một quốc gia, một vùng hoặc ngay cả một đồn điền hay một trang trại
(Knox and Sheldon Huffaker 1996).
Tạo sự khác biệt cho sản phẩm dựa trên nguồn gốc địa lý không phải là
một trào lưu mới phát triển mà đã có một lịch sử khá dài, đặc biệt là tại các quốc
gia Nam Âu. Tên gọi “Parmigiano Reggiano” là một ví dụ nổi tiếng về Tên gọi
xuất xứ được bảo hộ (Protected Designations of Origin, PDO) theo Quy định Hội
đồng EC số 510/2006, có nguồn gốc xa xưa từ thế kỷ thứ 13. Nhưng điểm mới

trong những năm gần đây là số lượng sản phẩm có dán nhãn Chỉ dẫn địa lý
(CDĐL) ngày càng gia tăng ở châu Âu cũng như trên toàn cầu. Kể từ khi quy
định EC số 510/2006 có hiệu lực vào năm 1993 số lượng nộp đơn hàng năm đã

Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak

Tháng 2-2010

4


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

gia tăng đều và ngày nay có trên 700 sản phẩm đã được đăng ký dưới dạng Tên
gọi xuất xứ được bảo hộ (PDO) hoặc Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ (PGI).
Hiện nay CDĐL cũng là một chủ đề mang tính thời thượng trên trường
quốc tế. Hiệp định về các khía cạnh liên quan thương mại của quyền sở hữu trí
tuệ (TRIPs), có hiệu lực vào năm 1995, được coi là hiệp định đa phương đầu tiên
đưa ra một định nghĩa rõ ràng về thuật ngữ CDĐL. Theo định nghĩa trong Hiệp
định TRIPs, CDĐL là “ những chỉ dẫn cho biết một sản phẩm hàng hóa có nguồn
gốc từ lãnh thổ của một quốc gia thành viên, hoặc một vùng, một địa phương
trong lãnh thổ đó mà chất lượng, danh tiếng hoặc những tính chất khác của sản
phẩm hàng hóa chủ yếu do nguồn gốc địa lý” (TRIPs Điều 22.1). Hơn nữa,
TRIPs còn yêu cầu từng thành viên ký kết thiết lập những tiêu chuẩn tối thiểu để
bảo hộ CDĐL thông qua bộ luật quốc gia. Các nước phát triển đã thực thi những
yêu cầu của TRIPs vào năm 1996, các nước đang phát triển và đang chuyển đổi
thực thi vào năm 2000, còn những nước chưa phát triển hạn cuối phải thực thi
được kéo dài tới năm 2006 (Calboli, 2006; Liebig 2000).
Tất cả hiện thực phát triển trong những năm gần đây như nêu trên chứng
minh mối quan tâm ngày càng gia tăng đối với CDĐL . Nếu như trong quá khứ

CDĐL là công cụ tạo khác biệt cho sản phẩm được áp dụng chủ yếu ở thị trường
châu Âu và cho người sản xuất ở châu Âu, thì gần đây ngày càng nhiều nước
đang phát triển phát hiện ra giá trị của công cụ thị trường này và nỗ lực áp dụng
cho sản phẩm của họ. Chính vì vậy trong khi có khá nhiều nghiên cứu về CDĐL
ở châu Âu thì lại có rất ít nghiên cứu liên quan CDĐL ở những nước đang phát
triển.
Do đó, mục tiêu tổng quát của tài liệu này là cung cấp một cái nhìn tương
đối sâu về những phát triển gần đây của thị trường cà phê thế giới, đặc biệt tập
trung vào cà phê có CDĐL. Để đạt được mục tiêu này, trước tiên phải tìm hiểu
khuôn khổ pháp lý của CDĐL trên thị trường cà phê nhằm trả lời cho những câu
hỏi nghiên cứu sau đây:
 CDĐL nào đã hiện hữu trên thị trường cà phê?
 Các CDĐL này được bảo hộ như thế nào và bằng những phương tiện
pháp lý nào?
 Các CDĐL này được bảo hộ trên thị trường nào?
Tiếp theo là nghiên cứu về tác động kinh tế của CDĐL, nhất là hiệu quả về
giá.
Ở khía cạnh này, những câu hỏi nghiên cứu nổi lên là:
 CDĐL giúp cho giá tăng thêm được bao nhiêu?

Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak

Tháng 2-2010

5


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

 Mức giá tăng thêm có khác nhau giữa các quốc gia và vùng có CDĐL

không?
Tài liệu này cấu trúc như sau: Phần 2 sẽ tổng quan về tình hình pháp lý của
CDĐL trên thị trường cà phê; Phần 3 sẽ tìm hiểu về những khía cạnh kinh tế của
cà phê có CDĐL. Phần 3 gồm hai phần nhỏ: Trước hết tổng quan về cà phê có
dán nhãn CDĐL và giá bán lẻ trên thị trường Mỹ; Sau đó, sử dụng số liệu của
một số cuộc bán đấu giá trên internet, trong đó cà phê một nguồn gốc được nhà
nhập khẩu hoặc nhà rang xay mua trực tiếp, để ước tính một mô hình định giá
theo sở thích (hedonic pricing model). Công cụ kinh tế lượng này sẽ đưa ra một
số gợi ý ban đầu về quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất xứ có ảnh hưởng như thế
nào lên giá cả bởi vì cà phê chất lượng cao quy định các thuộc tính khác có liên
quan của sản phẩm như giống, chất lượng cảm quan và những chứng nhận như
hữu cơ hoặc thương mại công bằng.

2. Những khía cạnh pháp lý-Những tác nhân chính và những bước
phát triển trong thời gian gần đây
TRIPs được coi như hiệp định đa phương đầu tiên đưa ra một định nghĩa rõ
ràng về thuật ngữ CDĐL, nhưng lại không phải hiệp định đa phương đầu tiên có
liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ thuộc dạng này. Các hiệp định đa phương khác
thuộc nhóm này là Công ước Paris bảo hộ sở hữu công nghiệp từ năm 1883, Hiệp
định Madrid về đăng ký quốc tế cho nhãn hiệu từ năm 1891 và Hiệp định Lisbon
bảo hộ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ từ năm 1958. Tất cả những hiệp định
này không xử lý thật rõ ràng đối với thuật ngữ CDĐL nhưng lại rõ ràng đối với
thuật ngữ “chỉ dẫn nguồn gốc” (Indication of source) hoặc “tên gọi xuất xứ”
(TGXX, Appelation of origin, APO). Có thể phân biệt ba khái niệm này như
miêu tả trong hình 1.
Trong 3 khái niệm được nêu trong các văn bản pháp lý, “Chỉ dẫn nguồn
gốc” là khái niệm rộng nhất. “Chỉ dẫn nguồn gốc” chỉ yêu cầu sản phẩm có
nguồn gốc xuất phát tại một vùng địa lý nào đó. Như vậy khái niệm này không
ám chỉ có mối liên hệ nào giữa vùng địa lý với chất lượng hoặc danh tiếng của
sản phẩm, khái niệm chỉ nhằm cho biết thông tin duy nhất về nguồn gốc xuất xứ

của sản phẩm mà thôi. Điểm này giúp phân biệt định nghĩa của khái niệm “chỉ
dẫn nguồn gốc” với hai khái niệm còn lại.

Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak

Tháng 2-2010

6


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

Chỉ dẫn nguồn gốc

Chỉ dẫn địa lý

Tên gọi xuất xứ

Hình 1: Mối quan hệ giữa Chỉ dẫn nguồn
gốc, Chỉ dẫn địa lý và Tên gọi xuất xứ

Một sản phẩm được dán nhãn CDĐL hoặc TGXX phải có những đặc trưng
chất lượng chủ yếu do nguồn gốc địa lý của sản phẩm đó tạo nên. Vì trên một vài
phương diện khái niệm TGXX thậm chí còn hẹp hơn cả khái niệm CDĐL nên có
thể kết luận rằng tất cả TGXX đều là CDĐL và tất cả CDĐL đều là Chỉ dẫn
nguồn gốc. Nhưng không phải tất cả chỉ dẫn nguồn gốc đều là CDĐL tương ứng
với TGXX (WIPO 2002). Tình hình trở nên càng phức tạp hơn khi xem xét quy
định của châu Âu. EC Regulation số 510/2006 phân biệt TGXX được bảo hộ
(PDOs) với CDĐL được bảo hộ (PGIs). Những yêu cầu đối với một sản phẩm để
trở thành một PDO cao hơn là để trở thành một PGI, vì với PDO tất cả các công

đoạn sản xuất phải được tiến hành trong vùng địa lý đã xác định. Trong khi đó đối
với PGI thì ít nhất một công đoạn sản xuất phải nằm bên trong vùng đã xác định
(Ủy hội châu Âu 2004).
Từ những điểm kể trên có thể phát biểu rằng không phải chỉ có một định
nghĩa duy nhất về CDĐL và không phải chỉ có một cách để bảo hộ CDĐL. Hơn
nữa, với nhiều quốc gia khác nhau, có nhiều hệ thống quy định khác nhau về bảo
hộ CDĐL (Thevenod-Mottet 2006; WTO 2004). CDĐL có thể được bảo hộ thông
qua những phương tiện bảo hộ đặc biệt như PDO/PGI, bảo hộ như nhãn hiệu (như
ở Mỹ) hoặc thông qua những bộ luật khác đã hiện hữu như luật về hạn chế cạnh
tranh không lành mạnh hoặc luật bảo vệ người tiêu dùng. Trong khi đa số các
nước phát triển đã có hệ thống luật quy định rất chặt chẽ, các nước đang phát
triển thì ngược lại, thường chỉ mới bắt đầu thiết lập hệ thống các quy định để bảo
Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak

Tháng 2-2010

7


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

hộ tài sản trí tuệ nói chung và CDĐL nói riêng (van Caenegem 2004; Josling
2006). Nhiều quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu lại thuộc nhóm đang phát triển.
Bảng 1: Hệ thống sở hữu trí tuệ tại một số quốc gia sản xuất cà phê chọn lọc
Quốc gia

Quy định pháp lý

Bolivia


Quyết định 486 của Andean Chưa có
Community, 2000: IOC và DO

Brazil

Luật SHTT Brazil số 9.279 Chưa có
(1996): IOC và DO

Costa Rica

Luật nhãn hiệu và các dấu hiệu
phân biệt khác, 2000: GI và DO

Colombia

Quyết định 486 của Andean Cafe’ de Colombia
Community, 2000: IOC và DO

DA “Cà phê đặc biệt Colombia”

Ethiopia

Luật SHTT

Chưa thể xác định

Sáng kiến Tạo nhãn hiệu và cấp
li xăng cho Cà phê Chất lượng
cao Ethiopia


Guatemala

Luật SHTT, Nghị định 47- Genuine Antigua2
2000: GI và DO

Coffee Atlas 2006/2007: đã xác
định 7 vùng cà phê; DA thử
nghiệm Antigua: xác định TGXX
đầu tiên của Guatemala mang tên
“Antigua Coffee”

Honduras

Luật SHTT, Nghị định 12-99: Chưa có
GI và DO

Indonesia

Luật Nhãn hiệu 2001

Chưa có

Jamaica

Luật Bảo hộ CDĐL, 2004

Chưa thể xác định

Kenya


Luật SHCN, 2001

Chưa có

Mexico

Luật SHTT,1994: DO

Cafe’ Chiapas3
Cafe’ Veracruz

CDĐL cà phê đã
đăng ký

Chưa có

Các dự án hiện có

ICAFE1 đã lập DA “7 vùng, 7
loại cà phê”

DA thử nghiệm nghiên cứu khả
năng áp dụng bảo hộ CDĐL vùng
Kintamani của Bali

Chú giải: DO=Tên gọi xuất xứ; GI=Chỉ dẫn địa lý; IOC=Chỉ dẫn nguồn gốc
1

ICAFE=Viện nghiên cứu cà phê Costa Rica;


2

không bảo hộ bằng các phương tiện pháp lý nhưng được chứng nhận từ 2003 do Societe General de
Surviellance là một công ty tư nhân thanh tra thực phẩm;
3

Cả hai tên được bảo hộ là TGXX theo Hiệp định Lisbon.

Nguồn: Ramona Teuber (2007)

Tổng quan về CDĐL đã bảo hộ và đăng ký trên thị trường cà phê sẽ phải
thông qua tài liệu tham khảo và sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu nhãn hiệu cũng

Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak

Tháng 2-2010

8


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

như từ các chính phủ và hiệp hội người trồng cà phê. Trong bối cảnh này cần phải
phân biệt thị trường ngoại quốc với thị trường nội địa. Vì tiêu thụ cà phê tại các
nước sản xuất cà phê còn rất ít, trừ Brazil, và vì vậy về mặt thu nhập thì thị
trường xuất khẩu quan trọng hơn thị trường nội địa (Lewin et al 2004). Như vậy
nhất thiết phải nghiên cứu các CDĐL đã đăng ký trên các thị trường xuất khẩu
chính. Các thị trường xuất khẩu chính đối với cà phê một nguồn gốc là Nhật, Mỹ
và châu Âu. Do đó, sau khi nghiên cứu sự bảo hộ CDĐL trên thị trường nội địa,
sẽ tổng quan về CDĐL cà phê đã được bảo hộ tại các hệ thống pháp luật nước

ngoài kể trên.
Từ bảng 1 có thể thấy tất cả các nước sản xuất cà phê đưa vào xem xét đều
đã thực thi luật để bảo hộ tài sản trí tuệ nói chung và luật để bảo hộ CDĐL nói
riêng. Tại hầu hết quốc gia các luật này được hình thành chưa lâu, phản ánh hạn
chót thực thi các yêu cầu của hiệp định TRIPs. Hơn nữa, bảng 1 cũng cho phép
phát biểu rằng không có một định nghĩa duy nhất về CDĐL và cũng không có
khuôn khổ pháp lý duy nhất để bảo hộ. Những quốc gia thuộc cộng đồng Andean
như Bolivia và Colombia phân biệt chỉ dẫn nguồn gốc với tên gọi xuất xứ như là
hai khái niệm pháp lý trong nhóm CDĐL. Các quốc gia khác như Costa Rica,
Guatemala, Honduras và Mexico sử dụng các thuật ngữ CDĐL và TGXX còn
Indonesia bảo hộ CDĐL theo luật nhãn hiệu của họ. Cách tiếp cận này tương tự
như cách tiếp cận của Mỹ. Tại Mỹ, CDĐL không được coi như là phân nhóm tài
sản trí tuệ riêng biệt. Tuy nhiên, CDĐL có thể được bảo hộ với luật nhãn hiệu Mỹ
hiện có (Josling 2006).
Một điều quả thực gây bất ngờ là cho đến nay chỉ có 3 CDĐL cà phê được
đăng ký và bảo hộ trong thị trường nội địa của họ hoặc qua một hiệp định đa
phương. Tên gọi Cafe’ de Colombia là một TGXX được bảo hộ cho cà phê nhân
tại Colombia, trong khi đó những cà phê của Mexico như Cafe’ Chiapas và Cafe’
Veracruz được đăng ký và bảo hộ tại Mexico theo luật quốc gia và bên cạnh đó
như TGXX theo hiệp định Lisbon. Cafe’ Veracruz được Mexico đăng ký năm
2001 là TGXX cho “cà phê nhân và cà phê rang”. Sau đó năm 2004 đăng ký cho
Cafe’ Chiapas. Đăng ký cho Cafe’ Chiapas vượt quá giới hạn đăng ký cho Cafe’
Veracruz ở chỗ đăng ký bao gồm “cà phê nhân hoặc cà phê rang/bột của loài cà
phê chè” và “tên gọi xuất xứ có thể sử dụng, tùy thuộc vào sự cho phép của Viện
Sở hữu công nghiệp Mexico, bởi bất cứ cá nhân hoặc pháp nhân có liên quan trực
tiếp với chiết xuất, sản xuất hoặc chế biến Cafe’ Chiapas, trong phạm vi lãnh thổ
có tên gọi như trong tuyên bố bảo hộ chung, và phù hợp với luật chính thức tương
đương” (WIPO 2007). Sự khác biệt giữa hai bảo hộ TGXX (APOs) như trên nhấn
mạnh một điểm quan trọng cần phải luôn ghi nhớ trong bối cảnh của CDĐL, đó là
phạm vi của bảo hộ. Trong trường hợp Cafe’ Chiapas phạm vi bảo hộ có thể được

diễn giải theo cách là chỉ có cà phê được chế biến hoặc thậm chí được xay trong
Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak

Tháng 2-2010

9


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

vùng địa danh Chiapas mới có thể được bán với tên gọi Cafe’ Chiapas (Schulte
2005). Một số chuyên gia luật tranh luận rằng thay vì hỗ trợ người trồng cà phê
địa phương và đóng góp cho phát triển nông thôn, với phạm vi bảo hộ rộng như
vậy có thể gây phương hại người trồng cà phê, vì các thương lái có thể không
gánh chịu rủi ro khi mua cà phê đã rang hoặc thậm chí đã xay trong quốc gia xuất
xứ (Schulte 2005).
Cho tới nay CDĐL “Genuine Antigua” không được bảo hộ bởi luật quốc
gia. Năm 2000 Hiệp hội những người trồng cà phê Genuine Antigua (APCA)
được thành lập và kể từ năm 2003 Công ty thanh tra thực phẩm của Thụy sĩ SGS
chứng nhận cho cà phê trồng trong vùng Antigua đáp ứng một số yêu cầu về độ
cao, đất và phương pháp chế biến. Cà phê có chứng nhận này được dán nhãn
Genuine Antigua (APCA Homepage).
Bên cạnh đó bảng 1 cũng thông tin về những dự án gần đây có liên quan cà
phê và CDĐL. Costa Rica, Colombia, Guatemala, Indonesia và Ethiopia đều có
thể được coi như là những quốc gia hàng đầu trong ngành cà phê với những
CDĐL đã xác lập. Trong khi Colombia đã xác lập được một CDĐL cà phê pham
vi quốc gia, gần đây họ cũng đang nỗ lực tiến hành xác lập các CDĐL cho cà phê
vùng và cà phê đồn điền bên cạnh những cà phê đặc sản khác như cà phê hữu cơ
hoặc cà phê các mối quan hệ (relationship coffees) (FNC Website). Với mục tiêu
này, gần đây họ đã xác định được 86 “vùng tiểu khí hậu” riêng biệt dựa trên một

loạt biến số, bao gồm địa điểm, lượng mưa, độ cao và phương pháp chế biến
(Germain 2005). Cách tiếp cận theo vùng cũng được Costa Rica và Guatemala
theo đuổi. Cả hai quốc gia cũng đã xác định được 7 vùng trồng khác nhau, mỗi
vùng có một profile riêng biệt (ICAFE Homepage; ANACAFE 2006). Cho tới
nay tất cả các vùng trồng này vẫn chưa chính thức, nhưng tất cả các quốc gia đều
rất nỗ lực để chính thức hóa các vùng này bằng công cụ pháp luật.
Guatemala và Costa Rica cũng tham gia vào dự án GEOCafe’ do Chương
trình Cà phê Chất lượng của USAID phát triển và tài trợ. Các trang trại, hợp tác
xã và nhà máy xay xát tại các quốc gia tham gia đang được lên bản đồ chính xác
nhờ công cụ GPS, thu thập dữ liệu cho từng nhóm đầu vào bao gồm điều kiện khí
hậu và thổ nhưỡng của trang trại, dữ liệu kinh tế-xã hội, thời kỳ thu hoạch, những
vấn đề về chứng nhận, kiểu bảo vệ cây trồng và phương pháp chế biến cà phê.
Với những dữ liệu này, những bản đồ cà phê trực tuyến tương tác đang được tạo
dựng giúp cho có thể viếng thăm trong môi trường ảo các trang trại và vùng cà
phê. Những bản đồ này cũng là cơ sở cho thiết lập những hệ thống tên gọi cho cà
phê (GeoCafe’ Homepage).
Trong tài liệu người ta thường so sánh giữa cà phê một nguồn gốc với rượu
vang (Lewin et al 2004; Kaplinki and Fitter 2004; Daviron and Ponte 2005). Phát

Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak

Tháng 2-2010 10


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

biểu minh họa cho điều này là “cà phê hiện nay đang trong tình hình của rượu
vang cách đây 10 năm”. Việc thiết lập hệ thống tên gọi cho cà phê tương tự như
hệ thống tên gọi cho rượu vang tại Pháp và Ý được coi như con đường khả thi đối
với các nước sản xuất cà phê nhằm gắn thêm giá trị của khu vực sản xuất

(Daviron and Ponte 2005; Neilson 2005). Những kết quả như nêu trên cho thấy
rằng nhiều nước sản xuất cà phê đồng ý với quan điểm này.
Bước tiếp theo là thu thập dữ liệu CDĐL cà phê được bảo hộ trên các thị
trường xuất khẩu chính. Đáng tiếc là không thể có được dữ liệu từ thị trường Nhật
nên chỉ xem xét dữ liệu của thị trường Mỹ và châu Âu.
Từ bảng 2 cho thấy Colombia, Ethiopia, Jamaica, Hawaii và Mexico đã
bảo hộ và đăng ký CDĐL cà phê tại thị trường Mỹ và châu Âu. Trong khi
Colombia và Jamaica đã bắt đầu dựa trên bảo hộ nhãn hiệu kể từ những năm
1980, còn thì tất cả những đăng ký khác là mới những năm gần đây.
Bảng 2: Các CDĐL cà phê được bảo hộ tại châu Âu và Mỹ, tháng 01/2007
Tên

Dạng bảo hộ

Chủ sở hữu

Năm đăng


Châu Âu
Cafe’ de Colombia

CTM-Hình tượng

2001

FNC1

100% Cafe’ de Colombia


CTM-Hình tượng

2004

FNC

Juan Valdez 100% Cafe’ de CTM-Hình tượng
Colombia

2005

FNC

Cafe’ de Colombia

CTM-Hình tượng

2006

FNC

TGXX Cafe’ de Colombia

PGI

2006

FNC

Jamaica Blue Mountain Coffee


CTM-Hình tượng

2004

Coffee Marks Ltd.

Jamaica High Mountain Supreme

CTM-Từ ngữ

2003

Coffee Marks Ltd.

Harrar

CTM-Từ ngữ

2006

Chính phủ Ethiopia

1

Sidamo

CTM-Từ ngữ

-


Chính phủ Ethiopia

Yirgacheffe

CTM-Từ ngữ

2006

Chính phủ Ethiopia

Colombian

CM

1981

Cộng hòa Colombia

Juan Valdez

TM

1969/2005

FNC

100% Kona Coffee

CM


2000

Sở Nông nghiệp Hawaii

Jamaica Blue Mountain Coffee

CM

1986

Coffee Marks Ltd.

Jamaica High Mountain Supreme

TM

2003

Coffee Marks Ltd.

Mỹ

Harrar

TM

Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak

1


-

Chính phủ Ethiopia

Tháng 2-2010 11


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế
Sidamo

TM

-1

Chính phủ Ethiopia

Yirgacheffe

TM

2006

Chính phủ Ethiopia

Cafe’ Veracruz

CM

2005


Consejo Regulador del CafeVeracruz

Chú giải: CM=nhãn hiệu chứng nhận; CTM=nhãn hiệu cộng đồng; FNC=Liên đoàn cà phê quốc gia
Colombia; PGI=chỉ dẫn địa lý được bảo hộ; TM=nhãn hiệu
1

Trong những trường hợp này chưa có quyết định sau cùng về khả năng có thể đăng ký

Nguồn: Ramona Teuber (2007)

Với Sáng kiến Tạo nhãn hiệu và Cấp li-xăng cho Cà phê chất lượng cao
Ethiopia, chính phủ Ethiopia đã nộp đơn tới trên 30 quốc gia, bao gồm cả Mỹ và
EU, cho các tên gọi Harrar, Sidamo và Yirgacheffe là 3 vùng trồng cà phê khác
biệt và nổi tiếng của Ethiopia (EIPO 2006). Sáng kiến này gây ra tranh cãi giữa
Cục Sở Hữu Trí Tuệ Ethiopia (EIPO) với Hiệp hội Cà phê đặc sản Mỹ (SCAA)
về phương thức bảo hộ CDĐL trong ngành cà phê. Tổ chức thương mại thế giới
WTO khuyến cáo sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (certification marks) để bảo hộ
cho các CDĐL và đây cũng là quan điểm của Hiệp hội Cà phê đặc sản Mỹ SCAA
(SCAA 2006). Nhưng chính phủ Ethiopia xem nhãn hiệu (trademarks) mới là
cách phù hợp hơn để bảo hộ CDĐL cà phê. Nếu như cả hai quan niệm trên đều
dựa trên cùng những cơ sở kinh tế chủ yếu, đó là bảo vệ khách hàng không bị lèo
lái bởi bên thứ ba và giảm chi phí tìm kiếm của người tiêu dùng, giữa hai quan
niệm vẫn có những khác biệt đáng kể (Josling 2006; WIPO 2003).Trước hết,
nhãn hiệu cho phép nhận biết người chế tạo của một sản phẩm, có thể bán hoặc
nhượng quyền li-xăng. Thứ hai là không cần có sự gắn kết nào với danh tiếng
hoặc chất lượng. Ngược lại nhãn hiệu chứng nhận là một quyền tập thể và thông
tin cho người tiêu dùng biết rằng hàng hóa có một số đặc trưng nào đó, ví dụ như
nguồn gốc xuất xứ đặc thù. Hơn nữa người sở hữu quyền không được phép sản
xuất nhưng có thể khuếch trương nhãn hiệu chứng nhận. Như vậy, người sở hữu

nhãn hiệu chứng nhận thường là những cơ quan nhà nước. Ngược lại với nhãn
hiệu, nhãn hiệu chứng nhận không thể bán hoặc nhượng li-xăng (Josling 2006).
Tài liệu này không phân tích sâu những điểm lợi và bất lợi của cả hai khái niệm,
nhưng từ tranh luận nêu trên có thể rút ra một điểm quan trọng. Đó là, CDĐL và
việc bảo hộ CDĐL không phải là không có tranh cãi và ngay trong bản thân
ngành cà phê, những ý kiến về làm thế nào để bảo hộ và thực thi loại quyền sở
hữu trí tuệ này vẫn còn khác nhau rất lớn. Một ví dụ làm rõ thêm tình hình này là
cà phê Harrar của Ethiopia đã được đăng ký như là nhãn hiệu phổ thông ở châu
Âu, trong khi đó tại Mỹ cho tới nay vẫn chưa đi tới quyết định cuối cùng về việc
đăng ký Harrar như là một nhãn hiệu có chứa từ ngữ (word mark).

Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak

Tháng 2-2010 12


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

Như từ bảng 2, cả hai phương tiện pháp lý, đó là nhãn hiệu và nhãn hiệu
chứng nhận, đều được sử dụng để bảo hộ CDĐL cà phê trên thị trường Mỹ. Trong
khi bảo hộ nhãn hiệu có thể thấy ở châu Âu lẫn ở Mỹ, thì việc bảo hộ PGI/PDO
chỉ có thể tiến hành ở EU. Vào năm 2005, Liên đoàn quốc gia những người trồng
cà phê Colombia (FNC) nộp đơn đăng ký “Cafe’ de Colombia” dưới hình thức
TGXX được bảo hộ (PDO). Đây là đơn đầu tiên của một quốc gia ngoài EU và là
đơn đầu tiên cho cà phê theo quy định 510/2006 của EU. Vào tháng 12/2006, đơn
tóm tắt mới được công bố trên tập san chính thức của EU. Trong vòng 6 tháng
nếu không nhận được tuyên bố từ chối thì tên gọi sẽ được đăng ký như một
CDĐL được bảo hộ (PGI) (Ủy hội châu Âu 2004; Tập san chính thức của Liên
minh châu Âu 2006). Do không nhận được tuyên bố từ chối sau 6 tháng nên vào
tháng 9/2007 “Cafe’ de Colombia” đã được đăng ký như một CDĐL được bảo hộ

(PGI) theo quy định của Hội đồng châu Âu EC Regulation số 510/2006. Đơn tóm
tắt đã công bố có nêu đặc trưng sản phẩm, kể cả xác định vùng địa lý và phương
pháp sản xuất. Trong khi thu hoạch, chế biến ướt và xát vỏ thóc được xác định và
cả 3 công đoạn chế biến này đều phải tiến hành trong vùng địa danh đã xác định,
thì quá trình rang không bị quy định như vậy. Điều này giải thích tại sao tên gọi
Cafe’ de Colombia trở thành một CDĐL được bảo hộ (PGI) chứ không phải
TGXX được bảo hộ (PGO) như lúc đầu FNC nộp đơn. Hơn nữa, đơn còn thông
tin về những nhân tố chi phối mối liên hệ giữa chất lượng sản phẩm với xuất xứ
địa lý. Theo đơn tóm tắt, những đặc trưng chủ yếu quan trọng nhất quyết định
tính đặc thù của Cafe’ de Colombia là chất lượng đất, khí hậu điển hình của quốc
gia, nhất là ở những vùng núi nhiệt đới, độ cao và thu hoạch bằng tay chọn từng
quả (Tập san chính thức của Liên minh châu Âu 2006).

Bảo hộ Cà Phê một xuất xứ: Hai nghiên cứu trường hợp
Việc quyết định chọn đi theo con đường bảo hộ Sở Hữu Trí Tuệ nào là một
lựa chọn khó khăn. Trong khu vực cà phê một xuất xứ, dù cho có thể thấy nhiều
chiến lược bảo hộ nhưng chỉ có vài trường hợp chọn bảo hộ dưới dạng CDĐL. Ví
dụ, gần đây “Cafe de Colombia” được đăng ký PGI theo Quy định Hội đồng (EC)
số 510/2006. Tuy nhiên, cũng có một ví dụ về chiến lược Nhãn hiệu thuần túy, đó
là Sáng kiến tạo Nhãn hiệu và nhượng quyền Li xăng cà phê chất lượng cao của
Ethiopia. Nhằm phác họa những lợi thế và bất lợi của từng chiến lược, dưới đây
xem xét cả hai trường hợp.
1. Cafe de Colombia và Juan Valdez
Colombia là một trong những quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.
Được như vậy là nhờ chất lượng cà phê và chiến lược tiếp thị của Liên đoàn quốc
gia những người trồng cà phê Colombia (FNC).

Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak

Tháng 2-2010 13



Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

Ban đầu FNC do một nhóm người trồng cà phê Colombia sáng lập năm
1927, họ muốn tìm kiếm sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau. Liên đoàn là một hợp tác xã
phi lợi nhuận, phi chính trị và dân chủ. Tham vọng của FNC là ổn định thị trường
cho cà phê Colombia và tiến hành nghiên cứu, trợ giúp xã hội, các chương trình
xúc tiến thương mại đại diện cho trên 300.000 cafeteros độc lập. Đặc biệt, dưới
sự giám sát của chính phủ và tài trợ của Quỹ Cà phê Quốc gia, liên đoàn đã thành
công trong việc bảo vệ người trồng cà phê Colombia đối phó với rớt giá cà phê
bằng cách mua, dự trữ và bán lại ra thị trường khi giá tăng tới một mức giá tối
thiểu nào đó. FNC còn bảo đảm luôn luôn mua cà phê của nông dân. Ngoài ra,
mọi người trồng cà phê trong các làng mạc đều có thể gọi điện thoại tới trung tâm
tiếp xúc của liên đoàn để biết giá thời điểm cà phê của họ (giá này tùy thuộc vào
giá đóng cửa theo ngày trên sàn giao dịch chứng khoán New York đối với cà phê
Colombia). Điều này giúp làm tăng thu nhập của nông dân vì họ biết giá chính
xác liên đoàn đang mua và qua đó so sánh với giá do người thu mua địa phương
đưa ra.
Trước đây chiến lược tiếp thị cà phê Colombia của liên đoàn FNC dựa vào
bảo hộ Nhãn hiệu. Tại nhiều quốc gia như EC và Mỹ, FNC nộp đăng ký một số
nhãn hiệu hình ảnh có liên quan “Cafe de Colombia” và nhãn hiệu bằng từ ngữ
“Juan Valdez”, nhãn hiệu bằng từ ngữ này cũng đi kèm với những dấu hiệu hình
ảnh khác nhau.
Lô-gô Juan Valdez, một nhân vật tưởng tượng tiêu biểu cho nông dân
Colombia điển hình, cũng đã được phát triển vào năm 1981. Mục đích của lô-gô
là để đóng dấu bảo đảm rằng thương hiệu thực sự hoàn toàn 100% cà phê
Colombia và do FNC chứng nhận. Từng công ty có thể sử dụng lô-gô bên cạnh
Nhãn hiệu riêng của họ, bằng cách tham gia hợp đồng li-xăng. Lô-gô được
nhượng li-xăng chỉ được sử dụng trên cà phê nhân hoặc cà phê rang bột, có hoặc

không có cafein, không có chất tăng hương vị. Những thương hiệu cà phê này cứ
hàng quý được FNC làm test kiểm tra chất lượng, nếu không đạt thì có thể bị thu
hồi li-xăng nhãn hiệu.
Tuy nhiên, gần đây FNC quyết định không chỉ dựa trên bảo hộ Nhãn hiệu
mà còn bảo hộ CDDL để tăng thị phần trên thị trường toàn cầu. Do đó vào năm
2005 “Cafe de Colombia” được bảo hộ “TGXX” tại Colombia. Ngoài ra, trong
cùng năm này FNC cũng nộp cho Ủy hội châu Âu đơn bảo hộ CDDL “Cafe de
Colombia”. Vào tháng 12/2006, đơn tóm tắt được công bố trong Tập san Chính
thức của EU. Vì sau 6 tháng không có tuyên bố phản đối nào nên vào tháng
9/2007 “Cafe de Colombia” được chấp nhận đăng ký là CDDL được bảo hộ
(PGI) theo Quy định Hội đồng (EC) 510/2006.

Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak

Tháng 2-2010 14


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

Sự thay đổi này trong chiến lược tiếp thị của Colombia không có nghĩa
rằng FNC chuyển hướng khỏi chiến lược Nhãn hiệu. Thực vậy, bảo hộ Nhãn hiệu
vẫn là yếu tố cốt lõi trong chiến lược bảo hộ của liên đoàn. Thực ra, FNC quyết
định dựa trên chiến lược kép – bảo hộ Nhãn hiệu lẫn CDDL – nhằm mục đích bảo
vệ tốt hơn cho danh tiếng và giá trị sản phẩm và phát triển hơn nữa cà phê
Colombia thông qua xây dựng một danh vị sản phẩm mạnh hơn nữa.
2. Sáng kiến tạo Nhãn hiệu và nhượng quyền Li xăng cà phê chất lượng cao
Ethiopia
Ethiopia là nước sản xuất nhiều cà phê nhất ở châu Phi và được thừa nhận
rộng rãi là quê hương nguyên thủy của hạt cà phê. Khoảng 50% thu nhập xuất
khẩu của Ethiopia là từ cà phê và khoảng 25% trong dân số 80 triệu sống dựa vào

nền nông-công nghiệp cà phê. Cà phê Ethiopia được sản xuất chủ yếu do nông
dân sản xuất nhỏ sống trên vùng cao. Cà phê chè được trồng tại hầu khắp các đơn
vị hành chính của Ethiopia, trong những điều kiện từ khí hậu bán savan của bình
nguyên Gambela (cao 550m) cho đến vùng rừng ẩm tây nam (2.200m). Phương
thức sản xuất ít thay đổi theo thời gian, do đó gần như toàn bộ sản lượng cà phê
nhân của Ethiopia được sản xuất thủ công từ trồng mới cho tới thu hoạch. Tuy
nhiên, việc thực hành sản xuất hoàn toàn theo truyền thống cùng với điều kiện
trồng trọt độc đáo của Ethiopia (cảnh quan và khí hậu) lại bảo đảm cho cà phê có
chất lượng cao. Đặc biệt là cà phê sản xuất từ Harrar/Harar (gọi là cà phê vườn)
có chất lượng rất cao và cà phê từ Sidamo và Yirgacheffe cũng nổi tiếng thơm
ngon.
Trong khi đa số các vùng sản xuất cà phê có xu hướng tìm kiếm bảo hộ sản
phẩm cà phê thông qua hệ thống CDĐL thì Ethiopia lại hướng theo một chiến
lược khác, đó là Sáng kiến tạo Nhãn hiệu và nhượng quyền Li xăng cà phê chất
lượng cao Ethiopia. Chiến lược này do nhiều nhân vật chủ chốt khởi xướng do
Cục trưởng Cục Sở Hữu Trí Tuệ Ethiopia đứng đầu, bao gồm cả đại diện của các
hợp tác xã nông dân, các nhà xuất khẩu cà phê và các cơ quan chính phủ. Dự án
được Vụ phát triển quốc tế Vương quốc Anh tài trợ, tổ chức Sở Hữu Trí Tuệ phi
chính phủ Light Years đóng tại Washington tư vấn về kỹ thuật, và một công ty
luật của Mỹ hỗ trợ về pháp lý.
Để bảo vệ cho ngành công nghiệp cà phê của quốc gia, chính phủ Ethiopia
đã nộp đơn Nhãn hiệu cho những thương hiệu có giá trị nhất của quốc gia
(Harrar/Harar, Sidamo, và Yirgacheffe) tại 34 nước, bao gồm tất cả những thị
trường cà phê lớn. Nếu như cả ba Nhãn hiệu được chấp nhận đăng ký ngay tại EC
thì tại Nhật chỉ có Sadimo và Yirgacheffe được Văn phòng sáng chế Nhật (JPO)
chấp nhận. Quyết định về yêu cầu bảo hộ cho Harrar vẫn còn phải chờ. Tại Mỹ,
sáng kiến bị phản đối mạnh mẽ của Hiệp hội Cà phê Quốc gia (NCA). Thoạt đầu

Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak


Tháng 2-2010 15


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

chỉ có Yirgacheffe được USPTO chấp thuận. Vào ngày 27/3/2007, đăng ký cho
thương hiệu giá trị nhất của quốc gia là Sadimo bị USPTO từ chối với lý do
Nhãn hiệu đề nghị bảo hộ là một tên gọi phổ thông dùng chung cho hàng hóa.
Harrar cũng bị từ chối đăng ký với lý do tương tự. Tuy nhiên, phản ứng của EIPO
về trường hợp thứ nhất đã thành công; gần đây Sadimo được USPTO chấp thuận
cho đăng ký Nhãn hiệu. Harrar và Harar vẫn còn bị treo chờ luật sư xét nghiệm,
luật sư đang xem xét lại phản ứng của người nộp đơn mới đệ trình gần đây.
Trước khi đăng ký hai thương hiệu này và có lẽ do áp lực mạnh từ công
chúng (nhất là của tổ chức từ thiện Oxfam), Starbucks, cũng như nhiều đối thủ
cạnh tranh của mình trước đây, đã ký một thỏa thuận li-xăng tự nguyện với EIPO.
Thỏa thuận này muốn nói lên rằng Starbucks thừa nhận quyền sở hữu ba thương
hiệu cà phê của Ethiopia, mặc dù Starbucks không bị yêu cầu phải trả chi phí sử
dụng.
Theo trang web của Mạng lưới Cà phê Ethiopia, Sáng kiến tạo Nhãn hiệu
và nhượng quyền Li xăng cà phê chất lượng cao Ethiopia cũng đã mang lại những
tác động quan trọng trong nước Ethiopia cũng như trên thị trường toàn cầu. Nhiều
tác nhân chủ chốt trong ngành cà phê đã thống nhất lại trong một nhóm công-tư
mới (Ủy ban Tác nhân Cà phê chất lượng cao Ethiopia) trong nước Ethiopia để
hỗ trợ cho 3 Nhãn hiệu cà phê của quốc gia và để chuẩn bị cho đầu tư và xúc tiến
thương mại cho những thương hiệu cà phê này.

3. Ý nghĩa kinh tế của chỉ dẫn xuất xứ địa lý cho cà phê
Do tài liệu tham khảo về khía cạnh kinh tế của chỉ dẫn địa lý cà phê hết sức
hiếm hoi nên phần này được soạn thảo dựa hoàn toàn trên những kết quả nghiên
cứu của Ramona Teuber (2007) công bố tại Hội thảo lần thứ 105 Hiệp hội những

nhà kinh tế nông nghiệp châu Âu (EAAE) tổ chức tại Bologna, Italy vào tháng
3/2007.
3.1. Dữ liệu và phương pháp
Trong khi có khá nhiều nghiên cứu tiếp cận với CDĐL từ quan điểm pháp
lý, vẫn còn khá hiếm những phân tích kinh tế, nhất là về diễn biến giá cả hoặc
phân tích chi phí-lợi ích những tác động của CDĐL (Josling 2006; WTO 2004).
Đặc biệt đây lại là hiện trạng thực tế đối với những quốc gia nằm ngoài EU và đối
với sản phẩm cà phê. Nói chung số liệu về thị trường cà phê được tư liệu hóa rất
tốt nhưng những dữ liệu và phân tích về thị trường cà phê một nguồn gốc thì còn
rất ít (Lewin et al 2004).
Để khảo sát ảnh hưởng kinh tế của CDĐL đối với cà phê, bước thứ nhất là
tiến hành điều tra tại các cửa hàng bán lẻ internet trên nước Mỹ có bán cà phê một
Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak

Tháng 2-2010 16


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

nguồn gốc. Chọn thị trường Mỹ vì trong thị trường này cà phê một nguồn gốc sẵn
có khá nhiều so với thị trường châu Âu là nơi dạng cà phê này chỉ mới xuất hiện
(Lewin et al 2004). Cơ sở để tìm trực tuyến những cửa hàng bán lẻ là một danh
sách các thành viên hiện tại thuộc nhóm các Nhà rang xay bán sỉ của Hiệp hội Cà
phê đặc sản Mỹ SCAA, từ đó chọn ra những nhà rang xay có một cửa hàng trực
tuyến và bán trực tiếp đến người tiêu dùng. Qua điều tra đã thu thập được số liệu
về giá của các loại cà phê một nguồn gốc khác nhau từ 100 cửa hàng bán lẻ trực
tuyến. Tất cả giá đều là giá bán lẻ tính theo USD/pound cho cà phê rang trong
giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 12/2006. Giá đã bao gồm cả thuế nhưng không
tính chi phí vận chuyển. Căn cứ số lượng của những nhà bán lẻ trực tuyến bán
một loại cà phê nào đó đại diện cho tính phổ cập thì sẽ nhận biết được loại cà phê

một nguồn gốc “phổ cập” nhất cùng với giá bán lẻ của chúng. Những dữ liệu này
được sử dụng để so sánh giá bán lẻ của cà phê một nguồn gốc với giá bán lẻ trung
bình chung. Bên cạnh đó, cũng thu thập số liệu sẵn có về khối lượng cà phê một
nguồn gốc bán cho các thị trường xuất khẩu khác nhau. Nguồn số liệu là từng báo
cáo quốc gia của Colombia và Indonesia, và số liệu thống kê từ Hiệp hội những
người trồng cà phê Genuine Antigua. Hơn nữa, qua sử dụng dữ liệu từ một số
cuộc đấu giá trên internet đối với cà phê một nguồn gốc, có thể ước lượng một
mô hình định giá theo thị hiếu (hedonic pricing model). Công cụ kinh tế lượng
này được sử dụng để xác định giá trị ẩn của vùng/quốc gia xuất xứ cà phê chất
lượng cao quy định cho những thuộc tính sản phẩm khác có liên quan như giống,
chất lượng cảm quan hoặc các chứng nhận. Tiếp cận định giá theo thị hiếu được
dùng rất phổ biến để khảo sát giá trị các vùng trồng nho làm rượu vang và một số
nghiên cứu khác cũng đã ứng dụng cách tiếp cận này cho các CDĐL ở châu Âu
như dầu ô liu hoặc pho mát (Santos and Ribeiro 2005; Schamel 2006; Schamel
and Anderson 2003). Cũng đã tìm thấy một nghiên cứu sử dụng số liệu đấu giá
internet cho cà phê đặc sản để ước tính ảnh hưởng của các thuộc tính như chất
lượng cảm quan và danh tiếng lên giá của cà phê đặc sản (Donet and
Weatherspoon 2006). Nghiên cứu này cũng tuân theo cách tiếp cận tương tự như
trên nhưng bộ dữ liệu thu thập được phong phú hơn.
Đấu giá internet cho cà phê đặc sản được tiến hành lần đầu tiên tại Brazil
vào năm 1999. Các năm tiếp theo là các cuộc thi Cup of Excellence (COE) và đấu
giá internet được tổ chức tại 7 quốc gia Mỹ La tinh (Bolivia, Brazil, Colombia, El
Salvador, Guatemala, Honduras, Nicaragua). Trình tự thủ tục như sau. Nông dân
nộp một mẫu cà phê cho ban tổ chức, không có lệ phí. Những mẫu cà phê này
được một hội đồng quốc gia và hội đồng quốc tế thử nếm, mỗi mẫu nhận được
điểm từ 0 đến 100. Cách làm này rất giống với cách làm trong công nghiệp rượu
vang trong đó áp dụng phổ biến đánh giá chất lượng rượu vang theo chuyên gia
(Schamel and Anderson 2003). Chỉ có mẫu cà phê đạt trên 84 điểm mới được

Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak


Tháng 2-2010 17


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

thưởng cúp COE và được bán với giá đấu thầu cao nhất trong một phiên đấu giá
internet. Khác với số liệu giá từ các cửa hàng bán lẻ trực tuyến, giá này là giá ở
cấp độ nhà nhập khẩu và nhà rang xay. Tất cả dữ liệu về các trang trại được giải
thưởng có trên trang web của COE. Thông tin dữ liệu bao gồm điểm thi COE, giá
do nhà đấu thầu trả và một số đặc trưng của trang trại như độ cao, lượng mưa
hàng năm, quy mô trang trại và loại đất. Thường thường cũng có cả những thông
tin chi tiết có liên quan để đạt được các chứng nhận như hữu cơ, thương mại công
bằng. Bên cạnh đấu giá cà phê dự thi cúp COE, còn có những đấu giá internet
khác nữa cho cà phê chất lượng cao, như đấu giá Ecafe’ Gold tại Ethiopia, Crop
of Gold tại Costa Rica và Exceptional Cup tại Guatemala.
Thu thập dữ liệu đấu giá COE giai đoạn 2003-2006 để ước tính mô hình
định giá theo thị hiếu nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của quốc-gia-xuất-xứ lên giá
đấu giá. Bên cạnh đó, dữ liệu từ các phiên đấu giá ở Ethiopia và Colombia trong
2 năm 2005 và 2006 cũng được dùng để nghiên cứu giá trị của từng vùng ảnh
hưởng chi phối các biến số khác như điểm số, giống, độ cao, và số lượng bán tính
theo pound. Chọn Ethiopia và Colombia vì hai lý do. Thứ nhất vì hai quốc gia
này có sẵn bộ dữ liệu khá phong phú. Thứ hai, cả hai cách tiếp cận thiết lập
CDĐL cho cà phê, một cho pham vi quốc gia và một cho phạm vi vùng, đều được
phản ánh trong bộ dữ liệu này. Trong quá khứ Colombia theo đuổi chiến lược
CDĐL quốc gia, mới gần đây họ bắt đầu xác định các vùng cà phê. Ngược lại, tại
Ethiopia trên 100 năm nay những nhà xuất khẩu và nhà rang xay tạo sự khác biệt
cho cà phê dựa trên cơ sở xuất xứ theo vùng (SCAA 2006). Do đó chúng ta có thể
nghĩ rằng tại Ethiopia có sự khác biệt giá rất đáng kể theo vùng. Tại Colombia
không hy vọng có chênh lệch giá đáng kể theo vùng vì quốc gia này chỉ mới bắt

đầu tiến hành xác định các vùng cà phê được cho là có tính khác biệt.
Hàm số giá theo thị hiếu như sau:
Giá cà phê = f (điểm số, thứ hạng, cỡ lô hàng, xuất xứ, giống cà phê, vùng
trồng cà phê, độ cao, năm dự thi)
Do đó, các đặc trưng của cà phê được bao hàm trong phân tích là: điểm số
và thứ hạng đạt được trong cuộc thi chất lượng thử nếm, kích cỡ lô cà phê tính
theo kg, quốc gia hoặc vùng xuất xứ, giống thực vật của cà phê, diện tích của
vùng trồng tính theo ha, độ cao tính theo mét, năm dự thi và giá chỉ thị tổng hợp
của ICO. Giá chỉ thị tổng hợp ICO được đưa vào để kiểm tra liệu những thay đổi
giá trên thị trường thế giới có ảnh hưởng lên giá trả tại các phiên đấu giá hoặc liệu
giá có hoàn toàn lệch pha với xu hướng giá chung. Điểm số, cỡ lô hàng, độ cao và
diện tích trồng là những biến số lượng còn thứ hạng, nguồn gốc xuất xứ, giống và
năm dự thi là những biến thử.

Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak

Tháng 2-2010 18


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

Lưu ý để phân biệt mô hình định giá theo thị hiếu này với các mô hình
khác là giá đưa vào nghiên cứu không phải là giá bán lẻ ở thị trường đầu cuối mà
là giá nhà nhập khẩu hoặc nhà rang xay trả cho nông dân. Do đó chúng tôi giả
định rằng mức cầu ở cấp độ nhà nhập khẩu hoặc nhà rang xay mức tỉ lệ thuận với
mức của người tiêu dùng.
3.2. Kết quả
3.2.1. Giá cả và số lượng
Mặc dù chỉ rất ít CDĐL cà phê được bảo hộ pháp lý, trên thị trường cà phê
đặc sản Mỹ có rất nhiều loại cà phê một nguồn gốc. Nếu lấy con số cửa hàng có

bán loại cà phê này là tiêu biểu cho tính đại chúng thì những cà phê một nguồn
gốc đại chúng nhất được chia làm 3 nhóm chính: Cà phê Mỹ La tinh, Cà phê
Đông Phi và Cà phê Hải đảo bao gồm Indonesia, Jamaica và Hawaii. Trong nhóm
Mỹ La tinh thì cà phê Colombia Supremo được cung cấp trên 52 cửa hàng trực
tuyến, theo sau đó là Costa Rica Tarrazu (38) và Guatemala Antigua (33). Các
con số này phù hợp với bức tranh mô tả những tác nhân hàng đầu ở phần 2. Cà
phê Đông Phi phổ cập nhất là cà phê từ Kenya (77), Tanzania (41) và từ Ethiopia
gồm Harrar (39) và Yirgacheffe (33). Nhóm Cà phê Hải đảo bao gồm Sumatra
Mandheling (67), Sulawesi (40, bao gồm tất cả cà phê dán nhãn Sulawesi,
Celebes Kalosi hoặc Celebes Kalosi Toraja), Java Estate (31), 100% Kona (41),
Jamaica Blue Mountain (28) và Papua New Guinea (27). Giá bán lẻ trung bình
của các loại cà phê một nguồn gốc này được trình bày trong bảng 3.
Tất cả các loại cà phê này được bán với giá ít nhất gấp 3 lần giá bán lẻ
trung bình tại Mỹ cho cà phê rang. Cà phê Mỹ La tinh giá nằm trong khoảng 9-10
USD/pound. Cà phê Đông Phi và Indonesia hơi đắt hơn một chút, giá bán lẻ trung
bình nằm trong khoảng 11-12 USD/pound. Cà phê đắt giá nhất là cà phê của
Hawaii mang tên 100% Kona và cà phê của Jamaica mang tên Jamaica Blue
Mountain với giá bán lẻ trung bình tương ứng là 29,87 và 43,44 USD/pound. Nếu
tính toán độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên cho tất cả biến số giá cà phê đưa vào
nghiên cứu thì hai loại cà phê đắt tiền nhất cũng là hai loại cà phê có biến thiên về
giá cao nhất.
Thông tin về khối lượng bán thậm chí còn hiếm hơn cả thông tin về giá.
Nhưng cũng có thể thu thập một vài thông tin từ những nguồn đã nêu trên. Theo
bảng 4, sản lượng cà phê nhân hàng năm và lượng xuất khẩu của cà phê Genuine
Antigua là khoảng 3.000 tấn. Do thiếu các hệ thống bảo hộ pháp lý phù hợp và
thiếu quy định thực thi luật nên các hành vi gian lận rất phổ biến. Với tên gọi dễ
gây nhầm lẫn là Genuine Antigua Coffee, nhiều nguồn tin cho rằng số lượng cà
phê hàng năm được bán như Genuine Antigua lên tới 23.000 tấn, gấp 7 lần con số
sản lượng thực (Raknekar 2004; EU Commission 2003).
Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak


Tháng 2-2010 19


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

Bảng 3: Giá bán lẻ trung bình của các loại cà phê một nguồn gốc-USD/poundgiai đoạn tháng 8-12/2006
Tên loại cà phê

Giá

Cà phê rang thông thường

3,17

Colombian Supremo

9,92

Guatemala Antigua

10,07

Costa Rica Tarrazu

10,09

Tanzanian Peaberry

11,14


Sumatra Mandheling

11,16

Papua New Guinea

11,22

Ethiopia Harrar/Harar

11,28

Java Estate

11,36

Ethiopia Yirgacheffe

11,45

Sulawesi

11,91

Kenya AA

12,00

100% Kona


29,87

Jamaica Blue Mountain

43,44

Nguồn: Ramona Teuber (2007)

Bảng 4. Khối lượng xuất khẩu của một số cà phê có CDĐL chọn lọc, 2002
Quốc gia

Lượng XK
(tấn)

% tổng lượng
cà phê XK

Thị trường XK
chính

Colombia
Các CDĐL vùng

8.100

1,40

Nhật


Guatemala
Genuine Antigua

2.940

1,42

Mỹ và Nhật

Indonesia
Toraja, Kalosi, Mandheling

3.644

1,13

Mỹ và Nhật

Nguồn: theo FAOStat; Giovannuci et al (2002); Nielson, J. (2005)

Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak

Tháng 2-2010 20


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

Tại Indonesia, cà phê chè xuất khẩu có CDĐL liên quan tới Sulawesi
chiếm dưới 2% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của Indonesia. Bên cạnh
Sulawesi, North Sumatra và East Java cũng là những xuất xứ cà phê chè chất

lượng cao của Indonesia. Số liệu trong bảng 3 chỉ gồm lượng cà phê xuất khẩu từ
Sulawesi. Loại cà phê này không được dán nhãn một cách thống nhất mà gồm
các tên nhãn Sulawesi, Kalosi, Toraja, Toraja Kalosi hoặc Mandheling tùy thuộc
vào nơi nhập khẩu. Tại thị trường Nhật là thị trường nhập khẩu quan trọng nhất
của cà phê chất lượng cao xuất xứ từ Indonesia thì tên gọi “Toraja” được ưa
chuộng, trong khi đó cùng loại cà phê này ở châu Âu lại được dán nhãn “Kalosi”.
Thậm chí đôi khi người ta dùng từ Mandheling để dán nhãn cho cà phê xuất xứ từ
Sulawesi. Đây là sự lừa đảo vì Mandheling là vùng trồng cà phê ở phía bắc đảo
Sumatra (Neilson 2005).
Đối với cả 3 nhóm cà phê một nguồn gốc liệt kê trên thì thị trường xuất
khẩu đến Nhật là quan trọng nhất. Điều này là sự thực, đặc biệt đối với cà phê
Jamaica Blue Mountain, tuy nhiên không có số liệu đáng tin cậy về khối lượng
xuất khẩu. Nhưng có thể ước lượng khoảng 85% cà phê Jamaica Blue Mountain
được bán sang Nhật (Lu 2006).
3.2.2. Mô hình định giá theo thị hiếu
Một mô hình tuyến tính và logarit-tuyến tính đã được ước lượng thông qua
áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường. Với cả hai thông số
kỹ thuật của mô hình, đã tiến hành một trắc nghiệm F có sắp xếp lại và kết quả
cho thấy thông số của logarit-tuyến tính tỏ ra phù hợp hơn. Kết quả được trình
bày trong bảng 5.
Bảng 5: Kết quả hồi quy của bộ số liệu đấu giá COE
Biến phụ thuộc
Điểm số
Hạng 1
Hạng 2
Hạng 3
Kích cỡ lô kg
Diện tích trồng cà phê
Giống cà phê
Đối chứng: Bourbon

Catuai
Caturra
Colombia
Pacama
Typica
Các giống khác

Mô hình hoàn chỉnh
Log (giá)
0.077***
(10.06)
0.814**
(7.36)
0.262**
(3.12)
0.288**
(2.93)
-1.63*10-4 ***
(-8.02)
-4
2.84*10
(1.40)

Mô hình rút gọn 1
Log (giá)
0.081***
(11.22)
0.799***
(7.52)
0.250**

(3.21)
0.244**
(2.62)
-1.56*10-4 ***
(-8.10)

-0.014
0.079*
0.225
0.031
0.177
0.007

-0.087** 1

Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak

(-0.30)
(2.19)
(1.59)
(0.27)
(1.83)
(0.11)

(-2.88)

Tháng 2-2010 21


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

Quốc gia xuất xứ
Đối chứng: Honduras
Bolivia
Brazil
Colombia
El Salvador
Guatemala
Nicaragua
Năm
Đối chứng: 2003
2004
2005
2006
R2 hiệu chỉnh
Trắc nghiệm F
Mẫu khảo sát

0.491***
0.453***
0.272***
0.287***
0.603***
0.187**

(7.63)
(8.21)
(4.31)
(4.07)
(7.94)
(3.22)


0.574***
0.415***
0.362***
0.274***
0.666***
0.238***

(10.43)
(9.27)
(7.29)
(4.93)
(10.59)
(5.15)

0.144**
0.115**
0.269***

(2.98)
(2.60)
(6.25)

0.133**
0.085*
0.248***

(2.96)
(2.02)
(5.98)


0.64
49.82
589

0.63
74.14
637

Chú giải: ***, **,* chỉ mức có nghĩa tương ứng 0,1%, 1% và 5%; trong ngoặc là các trị số t;
1
đối với mô hình rút gọn xây dựng một biến số giống mới: đối chứng là trường hợp lô cung
ứng chỉ gồm một giống duy nhất. Tất cả các lô khác bao gồm nhiều hơn một giống thì được rút
gọn lại thành một nhóm và kèm theo hệ số hồi quy.
Nguồn: Ramona Teuber (2007)

Trước hết, ước lượng một mô hình đầy đủ bao gồm tất cả các biến số có
sẵn. Độ cao bị loại bỏ vì biến số này bị thiếu Brazil. Hơn nữa, số liệu về phương
pháp chế biến và các chứng nhận cũng bị loại bỏ vì chúng quá rời rạc hoặc
phương sai không có ý nghĩa. Như vậy các biến còn lại bao gồm: điểm số, thứ
hạng, cỡ lô hàng, diện tích trồng cà phê của trang trại, giống cà phê, quốc gia xuất
xứ và biến thử năm dự thi. Có tương quan khá cao giữa biến thử năm dự thi và
giá chỉ thị ICO vì giá cà phê tăng đều trong thời kỳ này. Do đó, chỉ có biến thử
năm dự thi được đưa vào mô hình. Trong số các biến giải thích còn lại không phát
hiện đa hợp tuyến tính (multicollinearity) rõ rệt.
Độ phù hợp tổng quát là thỏa đáng với R2 hiệu chỉnh đạt 0,64. Trong khi
điểm số, thứ hạng, cỡ lô hàng, quốc gia xuất xứ và biến thử năm dự thi khác nhau
rất có ý nghĩa thống kê thì diện tích trồng cà phê của trang trại và giống cà phê
không có ý nghĩa. Do đó, trong bước tiếp theo đã ước lượng một mô hình rút gọn.
Kết quả cho thấy điểm số cũng như thứ hạng có ảnh hưởng dương có ý nghĩa lên

giá, với thứ hạng nhất là yếu tố quyết định quan trọng nhất của giá. Đây là kết quả
hợp lý vì việc đạt được thứ hạng nhất trong cuộc thi CEO là một công cụ tiếp thị
rất tốt đối với thị trường đầu cuối. Cỡ lô hàng có ảnh hưởng âm có ý nghĩa nhưng
không cao lên giá. So với năm cơ sở 2003 thì giá trả trong những phiên đấu giá
các năm sau có tăng lên. Nếu thay vì dùng biến thử năm dự thi mà chỉ dùng giá
Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak

Tháng 2-2010 22


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

chỉ thị ICO thì cũng có thể thấy được ảnh hưởng dương lên giá. Điều này cho
thấy rằng giá đấu giá tăng theo thời gian có thể chủ yếu do giá cà phê nói chung
trên thị trường thế giới tăng. Vì đối với từng giống cà phê kết quả đạt được không
có ý nghĩa, đã xây dựng một biến thử mới để thử giả thiết rằng những lô hàng chỉ
gồm một giống cà phê có nhận được giá cao hơn những lô hàng gồm nhiều giống
hay không. Kết quả khẳng định giả thiết này vì biến “ trồng nhiều hơn một giống”
có ảnh hưởng âm lên giá. Ảnh hưởng này có ý nghĩa ở mức 1%, nhưng so với các
biến khác thì ảnh hưởng này khá thấp.
Tất cả các biến thử quốc gia xuất xứ đều khác biệt có ý nghĩa cao dẫn tới
kết quả là nếu một loại cà phê cùng chất lượng xét theo điểm số và thứ hạng mà
nếu xuất xứ từ Honduras thì bị bán với giá thấp hơn so với tất cả các quốc gia
xuất xứ khác. Thứ hạng của quốc gia trong mô hình định giá theo thị hiếu khẳng
định bức tranh nêu trong phần 2 cũng như trong tài liệu tham khảo (Knox and
Sheldon 1996). Guatemala được nhìn nhận là quốc gia hàng đầu cung ứng cà phê
chất lượng cao, trong khi đó Honduras vẫn còn phải tạo dựng hình ảnh về quốc
gia sản xuất cà phê chất lượng cao. Bên cạnh cà phê Guatemala nhận được mức
giá tăng thêm 95% so với cà phê Honduras, cà phê từ Bolivia nhận mức giá tăng
thêm 77%. Cà phê Colombia và Brazil được trả giá cao hơn so với cà phê

Honduras nhưng vẫn xếp hạng dưới Guatemala hoặc Bolivia. Một thiếu sót trong
mạch phân tích này là giá không bao gồm chi phí vận chuyển. Dĩ nhiên điều này
có thể dẫn tới xếp hạng quốc gia cung ứng được ưa thích không khách quan vì có
yếu tố chi phí vận chuyển không giống nhau. Do đó, để bước đầu ước tính, đã
tính toán sự khác biệt giá CIF cà phê giữa thị trường Mỹ, Đức và Nhật từ báo cáo
cơ sở dữ liệu UN Comtrade, và giá sản xuất từ báo cáo của FAO và ICO trong 2
năm 2002 và 2003. Kết quả cho thấy chi phí vận chuyển tính từ chênh lệch giữa
giá CIF với giá sản xuất nằm trong khoảng 15-45 US cent/pound, tùy vào quốc
gia xuất xứ và nơi nhập khẩu. Các nghiên cứu khác cũng cho những con số tương
tự (Daviron and Ponte 2005). Điểm quan trọng trong phân tích này không phải là
trị số tuyệt đối của chi phí vận chuyển mà là quan hệ vị trí tương đối giữa các
quốc gia sản xuất cà phê, các quốc gia được xếp thứ hạng theo chi phí vận
chuyển. Nếu như chi phí vận chuyển là một cấu thành quan trọng trong quyết
định của nhà đấu thầu thì những quốc gia bị khấu trừ giá là những quốc gia có chi
phí vận chuyển cao và ngược lại. Tuy nhiên, theo dữ liệu thì điều này không được
chứng minh. Hơn nữa, kết quả lại cho thấy rằng những quốc gia nhận được giá
tăng thêm như Guatemala và Bolivia cũng là những quốc gia có chi phí vận
chuyển cao. Trong thị trường cà phê thông thường thì chi phí vận chuyển là một
yếu tố quyết định quan trọng với giá thành sản xuất 0,5 USD/pound cà phê nhân
và giá bán lẻ khoảng 3,25 USD/pound cà phê rang. Nhưng với thị trường cà phê
đặc sản giá đấu giá trung bình lên tới 3,84 USD/pound cà phê nhân và giá bán lẻ

Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak

Tháng 2-2010 23


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

nằm trong khoảng 15 USD cho tới 50 USD/pound cà phê rang thì chi phí vận

chuyển có thể coi như yếu tố không mấy đáng kể trong cơ cấu giá đấu giá.
Bảng 6: Kết quả hồi quy của Colombia và Ethiopia
Biến phụ thuộc
Điểm số
Hạng 1
Hạng 2
Hạng 3
Kích cỡ lô kg
Vùng
Đối chứng:
Huila/Yirgacheffe
Cauca/Sidamo
Narino
Tolima
Khác
R2 hiệu chỉnh
Trắc nghiệm F
Mẫu khảo sát

Colombia
Log (giá)
0.066***
(3.95)
0.789***
(3.61)
0.229*
(2.29)
0.332
(1.12)
-4

-1.17*10 **
(-2.07)

Ethiopia
Log (giá)
0.115***
(3.82)
0.086
(0.46)
-0.065
(-0.36)
0.015
(0.06)
-4
-3.26*10 **
(-3.39)

-0.285**
-0.158**
-0.278***
0.040

-0.227*

(-2.20)

-0.384**

(-3.06)


(-2.98)
(-2.71)
(-3.89)
(0.54)
0.54
15.48
111

0.54
9.68
53

Chú giải: ***, **,* chỉ mức có nghĩa tương ứng 0,1%, 1% và 5%; trong ngoặc là các trị số t.
Nguồn: Ramona Teuber (2007)

Kết quả về giá trị ẩn của vùng-xuất-xứ được trình bày trong bảng 6. Biến
số giống không đưa vào vì thiếu số liệu (Ethiopia) hoặc thiếu phương sai
(Colombia). Ảnh hưởng của các biến điểm số và thứ hạng cũng như cỡ lô hàng
cũng tương tự như ảnh hưởng đã nêu ở trên. Có thể thấy một khác biệt đối với
biến thứ hạng trong mô hình Ethiopia. Không có biến nào trong 3 biến có ảnh
hưởng có ý nghĩa lên giá. Ngược lại, hầu như tất cả các biến thử vùng đều có ý
nghĩa với ảnh hưởng khá cao so với các biến khác. Đây hoàn toàn là sự thực đối
với Ethiopia. Cà phê từ vùng Yirgacheffe nhận được giá tăng thêm đáng kể so với
Sidamo hoặc các vùng cà phê khác của Ethiopia. Khấu trừ cho các vùng trồng
khác gần 1/3 so với cà phê từ Yirgacheffe, giá các vùng khác tương đương nhau.
Ngược với giả thiết ban đầu, kết quả từ Colombia cho thấy những người mua cà
phê thuộc khu vực cà phê đặc sản đã có phân biệt giữa các vùng trồng của
Colombia. So với vùng đối chứng Huila tất cả các vùng trồng khác bị khấu trừ
trong khoảng 15% (Narino) đến 25% (Cauca).


Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak

Tháng 2-2010 24


Chỉ dẫn địa lý cà phê trên thế giới-những khía cạnh pháp lý và kinh tế

4. Nhận xét
Theo dữ liệu khối lượng xuất khẩu hiện có trong các tài liệu thứ cấp thì thị
trường cà phê một nguồn gốc vẫn còn là thị trường ngách với khối lượng và thị
phần còn rất nhỏ. Nhưng tốc độ tăng trưởng của thị trường này có vẻ khá nhanh.
Nhiều quốc gia sản xuất cà phê đã quyết định đầu tư xác lập các hệ thống tên gọi
cho cà phê và đang cố gắng chính thức hóa các vùng địa danh này bằng các
phương tiện pháp lý để giải quyết nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về
tính đa dạng và chất lượng. Ngày nay những quốc gia tác nhân chính trong lĩnh
vực này là Colombia, Costa Rica, Guatemala và Ethiopia và xu hướng chung là sẽ
phát triển hầu khắp ở các quốc gia sản xuất cà phê.
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của cà phê một nguồn gốc là Mỹ và Nhật.
Tại châu Âu loại cà phê này mới chỉ xuất hiện. Kết quả đấu giá cà phê một nguồn
gốc trên internet cho phép phác thảo bức tranh như trên. Với tất cả mọi trường
hợp thì các nhà nhập khẩu và rang xay Nhật mua hết một nửa hay nhiều hơn. Bên
cạnh đó, kết quả từ mô hình định giá theo thị hiếu cho thấy rằng trong khu vực cà
phê đặc sản thì cà phê của từng vùng trồng nhận được giá tăng thêm nhờ vào
danh tiếng. Những phát hiện này cũng tương tự như những phát hiện trên thị
trường rượu vang. Tuy nhiên nếu như rượu vang đã là một thành phẩm hoàn
chỉnh khi người làm rượu bán ra thị trường thì cà phê không phải như vậy. Trong
trường hợp cà phê, người sản xuất cà phê bán ra bán thành phẩm. Điểm này rất
quan trọng đối với phạm vi bảo hộ mà một CDĐL nhận được. Bảo hộ toàn bộ quá
trình từ thu hoạch cho đến rang chắc chắn sẽ làm thay đổi toàn bộ chuỗi cung ứng
và các mô hình thương mại. Trong một chừng mực nào đó đã có thể nhận thấy sự

thay đổi này trong quản trị chuỗi cung ứng. Ethiopia đang cấp li-xăng cho sử
dụng từ địa danh Harrar, Sadimo và Yirgacheffe và những nhà rang xay cà phê
đặc sản đang có xu hướng tham gia quan hệ trực tiếp với người sản xuất để bảo
đảm cà phê họ mua có xuất xứ và chất lượng như mong muốn (Ponte 2002).
Cà phê một nguồn gốc là cà phê kể về một câu chuyện. Đặc biệt có thể
nhận thấy điều này trong các phiên đấu giá internet COE. Trong những năm đầu
chỉ có vài thông tin về từng loại cà phê đoạt giải COE. Ngày nay có thể đọc được
toàn bộ câu chuyện về cà phê như dữ liệu về nông học, dữ liệu cá nhân về người
nông dân cũng như hình ảnh về trang trại..., có thể sử dụng làm công cụ tiếp thị ở
thị trường đầu cuối.
Tuy nhiên, việc xác định và thiết lập vùng trồng, nhất là việc thực thi bảo
hộ pháp lý tại thị trường ngoài nước không phải là công việc ít tốn kém. Kết quả
từ thị trường Mỹ chỉ cho thấy rằng cà phê một nguồn gốc nhận được giá tăng
thêm cao. Nhưng bao nhiêu phần trăm trong giá trị tăng thêm này sẽ chảy ngược
về những quốc gia sản xuất và liệu lợi ích tăng thêm có vượt hơn chi phí kép bỏ

Trịnh Đức Minh – Sở KH&CN tỉnh DakLak

Tháng 2-2010 25


×