Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Biến động giá cà phê trên thế giới potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114 KB, 7 trang )

Biến động giá cà phê trên thế giới
Cà phê đã trở thành một loại đồ uống rất quen thuộc và hiện hữu
trong đời sống hàng ngày của hàng triệu người dân trên thế giới. Không
chỉ người dân các nước phát triển ưa chuộng thứ đồ uống này mà nó đang
ngày càng trở nên phổ biến hơn ở các nước đang phát triển. Cùng với xu
hướng tiêu dùng cà phê ngày càng gia tăng trên toàn cầu giá cà phê cũng
có chiều hướng đi lên trong những năm gần đây điều này thể hiện rõ qua
mức giá cà phê năm 2012 là 210.39 cent/pound hơn gần 5 lần so với mức
giá cách đây 10 năm. Có nhiều yếu tố khác nhau tác động đến sự gia tăng
của giá cà phê trong những năm qua nhưng trong giới hạn bài luận này tôi
sẽ phân tích sự tương tác hai yếu tố cung và cầu cà phê trên thị trường thế
giới để giải thích cho hiện tượng này.
Trước hết, ta phân tích tình hình sản xuất cà phê trên thế giới trong
thời gian qua. Cũng giống như các sản phẩm nông nghiệp khác, việc sản
xuất cà phê có tính chất thời vụ và phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết.
Trong những năm gần đây dưới tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến sự
thay đổi thất thường về thời tiết như tình trạng hạn hán kéo dài, sương
muối, mưa bão… đã và đang diễn ra trên vành đai trồng cà phê trên thế
giới đã khiến cho việc trồng và thu hoạch cà phê không được thuận lợi dẫn
đến việc giảm sút về tổng sản lượng cà phê. Điển hình như trong mùa vụ
2011-2012 tại quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới khi vụ mùa bắt
đầu có quả cà phê cuối cùng hình thành nhân thì cũng là thời điểm đợt hạn
hán bắt đầu tấn công vùng trọng điểm của Brazil ngay khi cà phê ra hoa đã
gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng khiến sản lượng bị giảm xuống còn 43,484
triệu bao ít hơn 4,516 triệu bao so với năm 2010. Đặc biệt, tại Colombia
quốc gia sản xuất ra loại cà phê Arabica rửa sạch vị dịu lớn nhất thế giới
tình trạng còn kém khả quan hơn. Niên vụ 2011-2012 là năm thứ 5 liên tục
về sự giảm sút về sản lượng cà phê theo số liệu chính thức từ ICO tổng sản
lượng năm 2011 chỉ đạt mức 7,8 triệu bao sụt giảm hơn 8% so với niên vụ
trước đây là một trong những mùa thu hoạch thấp mang tính kỉ lục trong
vòng hơn 50 năm qua khi Colombia thường sản xuất được khoảng 11-13


triệu bao/năm .
Hình 1: Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới từ 2006 – 2011
Đơn vị: nghìn bao
Nguồn: Số liệu thống kê của ICO tính đến tháng 10/2012
Theo số liệu thống kê mới nhất của ICO khi vụ mùa năm 2011-2012
vừa khép lại vào tháng 10 vừa rồi,tổng sản lượng cà phê thế giới trong niên
vụ này đạt 131,253 triệu bao ít hơn 3 triệu bao so với sản lượng vụ 2010 –
2012. Sự giảm sút này là do sự giảm sản lượng cà phê của nước sản xuất số
1 thế giới Brazil, dù các nước khác như Việt Nam, Peru và Honduras có sự
gia tăng về sản lượng cũng không đủ bù đắp được sự thiếu hụt này. Cũng
theo dự báo của tổ chức cà phê thế giới (ICO) thì trong niên vụ bắt đầu từ
tháng 10/2012, sản lượng cà phê toàn cầu sẽ chỉ đạt mức 128,5 triệu bao ít
hơn dự đoán 130,9 triệu bao loại 60 kg được đưa ra vào tháng 1/2012 do
thời tiết xấu. Như vậy, nếu đúng như dự báo đã được đưa ra thì đây sẽ là
niên vụ thứ 3 liên tiếp lượng sản xuất cà phê trên thế giới bị giảm sút.
Bên cạnh yếu tố thời tiết, việc diện tích trồng cây cà phê đang bị thu
hẹp khiến cho nguồn cung cà phê bị hạn chế. Nguyên nhân là do người dân
chuyển hướng sang canh tác các loại cây khác có khả năng đem đến thu
nhập cao hơn hay cây cà phê già cỗi cho năng suất thấp mà chưa được tái
canh tác hoặc trồng mới cũng khiến cho nguồn cung cà phê bị hạn chế. Tại
Việt Nam, quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới trong những
năm trở lại đây diện tích trồng cây cà phê cũng đang bị thu hẹp lại khi
người dân đã không ngần ngại chặt bỏ hàng chục héc ta cây cà phê để
trồng cây hồ tiêu và 100.000/500.000 héc ta cây cà phê đang trong tình
trạng già cỗi cần phải tái canh tác.
Trong những năm qua lượng tiêu thụ cà phê ngày càng gia tăng và sẽ
tiếp tục tăng trong các năm tới. Theo ông Roberio Oliveira Silva, giám đốc
điều hành của ICO có trụ sở ở London thì nhu cầu cà phê toàn cầu mỗi năm
tăng trung bình 2,5% trong vòng 10 năm qua, so với 1,6% của 10 năm
trước nữa. Theo con số thống kê của ICO, lượng cà phê tiêu thụ trên toàn

thế giới đã tăng 1,3% so với năm ngoái đạt mức 139 triệu bao 60 kg do sự
gia tăng trở lại lượng cầu cà phê tại các nước như Brazil, Việt Nam, Mexico,
Ấn Độ, Venezuela…
Theo ghi nhận của ICO, tại các quốc gia xuất khẩu cà phê lượng tiêu
thụ đã tăng mạnh với mức trung bình hơn 2% mỗi năm, cụ thể là trong
năm 2008 và 2009 lần lượt 39,8 triệu bao và 37,9 triệu bao, đạt mức 41
triệu bao năm 2010 và tăng thêm 2,4 triệu bao lên ngưỡng 42,4 triệu bao
trong năm vừa qua.
Lượng tiêu thụ không chỉ tăng tại các nước xuất khẩu mà còn tiếp tục
tăng tại thị trường các nước nhập khẩu. Tại các thị trường tiêu thụ truyền
thống gồm Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Italia và Tây Ban Nha dù lượng
tiêu thụ không tăng nhanh nhưng vẫn đạt mức tăng trung bình 1,5%/năm.
Trong năm 2008 lượng tiêu thụ là 95 triệu bao, năm 2009 là 92,7 triêu bao,
năm 2010 là 96,1 triệu bao và năm 2011 đạt 96,1 triệu bao. Tại các nước
đang phát triển thị trường mới nổi lượng tiêu thụ cà phê cũng đang tăng
nhanh. Tại các nước như Nga, Hàn Quốc, Ukraina, Australia, Algeria… Năm
2009 lượng cà phê tiêu thụ tại các quốc gia này có sự sụt giảm từ 25,5 triệu
bao xuống 23,1 triệu bao nhưng đẫ tăng nhanh lên mức tiếp 25,2 triệu bao
năm 2010 và đạt ngưỡng 25,8 triệu bao năm 2011.
Qua con số thống kê của ICO ta thấy trong 4 năm vừa qua cán cân
cung - cầu cà phê của thế giới đang rơi và tình trạng thiếu hụt nghiêm
trọng. Lượng cà phê được sản xuất ra hàng năm luôn thấp hơn mức tiêu
thụ. Trong những năm tới khi nhu cầu sử dụng cà phê ngày càng lớn mà
lượng cung không được cải thiện thì khoảng thiếu hụt này sẽ càng gia tăng.
Chính tình trạng này đã dẫn đến sự sụt giảm lượng hàng tồn kho toàn cầu.
Hình 2: Cung - cầu cà phê trên thế giới
Đơn vị: triệu bao 60 kg
Nguồn: Số liệu thống kê của ICO tính đến tháng 10/2012
Chính sự chênh lệch giữa lượng cung và lượng cầu đã khiến cho lượng
hàng tồn kho tiếp tục giảm mà không có dấu hiệu phục hồi. So sánh số liệu

tồn kho hàng năm ta thấy cuối tháng 12/2012 lượng hàng tồn kho có
chứng nhận là 1,530 triệu bao thấp hơn với mức 1,706 triệu bao năm 2010.
Vòa ngày 27/1/2012 thời điểm đáng lẽ hàng tồn kho sẽ đạt đỉnh do đây là
đỉnh điểm mùa vụ xuất khẩu nhưng nó cũng chỉ đạt mức 1,532 triệu bao
giảm 113000 so với mức 1,654 triệu bao cùng kì năm ngoái. Theo báo cáo
tồn kho của Liên đoàn cà phê Châu Âu thì lượng hàng tồn kho từ tháng
4/2009 đến cuối tháng 4/2011 có đỉnh vào tháng 7 và 8/2009 với gần 17
triệu bao nhưng sau khi qua đỉnh này thì nó tiếp tục lao dôc và chạm đáy
vào tháng 11/2010 với khoảng 10 triệu bao sau khi chạm đáy thì nó có sự
phụ hồi nhưng chưa bao giờ vượt quá ngưỡng 12 triệu bao. Tại chính các
quốc gia xuất khẩu cà phê lượng dự trữ cũng liên tục giảm sút trong các
năm qua. Từ năm 2000 đến năm 2012, đỉnh điểm dự trữ tại các nước này
là 52,7 triệu bao vào giữa năm 2004 nhưng sau khi lên đỉnh trong suốt 7
năm sau đó khối lượng dự trữ liên tục giảm sút và không có dấu hiệu phục
hồi. Thậm chí trong năm 2012 có thời điểm lượng dự trữ chỉ đạt 17,4 triệu
bao chưa bằng 1/3 so với 10 năm trước đây. Trong thời gian tới khi cung
không đủ đáp ứng cầu thì chắc chắn lượng dự trữ sẽ còn tiếp tục đi xuống.
Lượng dự trữ cà phê giảm sút nó tạo sức ép lên cán cân cung cầu thị
trường làm cho giá cà phê có xu hướng tăng lên. Điều này thể hiện rất rõ
trong quá trình thay đổi giá cà phê robusta tại thị trường Châu Âu từ tháng
5/2010 đến tháng 5/2011. Trong thời kỳ này sự sụt giảm nhanh chóng
lượng hàng tồn kho Liffe vào những tháng cuối 2010 đã khiến giá cà phê
robusta Liffe Londone tăng cao. Nếu giá bình quân của Liffe tháng 5/2010
chỉ trên 1500 đô la/ tấn thì đến tháng 11/2010 chạm mức trên 2000 đô à
và đến tháng 5/2011 là trên 2650 đô la.
Hình 4: Báo cáo tồn kho có xác nhận chất lượng Liffe
Nguồn: />an/56056/Ky-1-Phan-tich-cung-cau-thi-truong-ca-phe.html
Hình 5: Giá bình quân robusta Liffe London theo từng tháng
Nguồn: Số liệu thống kê của ICO
Hơn nữa, trong những năm qua khi giá cà phê robusta liên tục được

cải thiện đã góp phần đẩy giá cà phê trên thị trường thế giới tăng cao. Đặc
biệt trong 4 năm trở lại đây, giá cà phê robusta tăng liên tục nếu năm 2009
là 74,02 cent/pound thì năm 2010 là 77,63 cent/pound và tăng mạnh vào
năm 2011 khi đạt mức 107,91 cent/pound theo xu hướng chung đó tính
đến tháng 11/2012 thì mức giá trung bình của loại cà phê này là trên 100
cent/pound. Sự gia tăng đáng kể về giá robusta trong những năm qua đã
thu hẹp khoảng cách về giá với loại Arabica và góp phần nâng mức giá
chung lên cao.
Qua số liệu thống kê về tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế
giới trong những năm qua ta thấy rằng tình hình thời tiết không thuận lợi
cho việc chăm sóc và thu hoạch, diện tích cây trồng bị thu hẹp đã khiến cho
nguồn cung gặp khó khăn trong khi đó nhu cầu sử dụng cà phê trên thế giới
tăng liên tục qua các năm và thường xuyên vượt mức mà các nhà sản xuất
có thể cung cấp. Chính sự mất cân bằng giữa lượng cung và lượng cầu đã
khiến cho giá cà phê liên tục tăng giá trong các năm qua và có xu hướng
tiếp tục tăng cao trong những năm tiếp theo. Trong tương lai khi không có
sự đột phá về sản lượng cà phê trong khi nhu cầu còn tiếp tục gia tăng dự
báo có thể tăng 2-3% mỗi năm như hiện nay thì giá cà phê sẽ còn duy trì
được mức giá cao và còn có thể đạt được những đỉnh mới.

×