Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HẠT TIÊU SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.34 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ THỊ THÙY DƢƠNG

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HẠT TIÊU
SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ THỊ THÙY DƢƠNG

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HẠT TIÊU
SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
Chuyên ngành: KTTG&QHKTQT
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KHU THỊ TUYẾT MAI

Hà Nội – 2015



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iv
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP WTO ...................................................................................7
1.1 Một số vấn đề lý luận chung ........................................................................................ 7
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu và xuất khẩu nông sản ............................................. 7
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu và xuất khẩu nông sản ...................... 8
1.1.3 Vai trò của xuất khẩu hàng nông sản đối với Việt Nam ............................10
1.2 Các hiệp định của WTO về thƣơng mại hàng hóa có liên quan đến xuất khẩu
nông sản và cam kết của Việt Nam .................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Các hiệp định của WTO về thương mại hàng hóa liên quan đến nông
sản .......................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Các cam kết của Việt Nam về mặt hàng nông sảnError! Bookmark not defined.
1.3 Kinh nghiệm xuất khẩu hàng nông sản của một số quốc gia và bài học cho
Việt Nam....................................................................... Error! Bookmark not defined.

1.3.1 Kinh nghiệm xuất khẩu hàng nông sản của một số quốc giaError! Bookmark not define
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HẠT TIÊU CỦA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP WTO ................... Error! Bookmark not defined.
2.1 Tổng quan về ngành hạt tiêu Thế giới và Việt NamError! Bookmark not defined.
2.1.1 Tổng quan về xuất khẩu hạt tiêu của Thế giới. Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Tổng quan ngành hạt tiêu Việt Nam ................... Error! Bookmark not defined.

2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sau khi gia nhập WTOError! Bookmark



2.2.1 Tình hình xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trước khi gia nhập WTOError! Bookmark n

2.2.2 Thực trạng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sau khi gia nhập WTOError! Bookmark n
2.3 Vận dụng mô hình SWOT để đánh giá về tình hình xuất khẩu hạt tiêu của
Việt Nam ra thị trƣờng thế giới ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1 Điểm mạnh (Strengths) .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Điểm yếu (Weaknesses) ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.3 Cơ hội (Opportunities) ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.4 Thách thức (Threats) .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.5 Đánh giá .................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HẠT
TIÊU CỦA VIỆT NAM RA THỊ TRƢỜNG THẾ GIỚI ĐẾN NĂM 2020 ..... Error!
Bookmark not defined.
3.1 Triển vọng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đến năm 2020Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Xu hướng sản xuất và tiêu thụ hạt tiêu trên thế giớiError! Bookmark not defined.

3.1.2 Định hướng và triển vọng xuất khẩu hạt tiêu của Việt NamError! Bookmark not defined

3.1.3 Đánh giá về triển vọng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đến năm 2020Error! Bookma

3.2 Kiến nghị một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu của Việt NamError! Bookmark no
3.2.1 Đối với Chính phủ và Bộ Nông nghiệp & PTNTError! Bookmark not defined.
3.2.2 Đối với Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam .................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3 Đối với Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu .. Error! Bookmark not defined.
3.2.4 Đối với hộ nông dân trồng tiêu............................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ............................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................11
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Nguyên nghĩa

Ký hiệu

1

AFTA

Khu vực mậu dịch tự do Asean

2

AoA

Hiệp định về Nông nghiệp

3

ASTA

Khử trùng theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế

4

EMBRAPA Cơ quan nghiên cứu Nông nghiệp Brazil


5

ESA

Tiêu chuẩn châu Âu

6

EU

Liên minh châu Âu

7

FAO

Tổ chức Nông lƣơng của Liên hợp quốc

8

GAP

Biện pháp kỹ thuật trồng tiêu theo phƣơng pháp hữu cơ bền
vững

9

GATT

Hiệp ƣớc chung về thuế quan và mậu dịch


10

HDPE

Nhựa Polyethylen tỷ trọng cao

11

HĐH

Hiện đại hóa

12

ICO

Tổ chức cà phê quốc tế

13

IPC

Cộng đồng hồ tiêu Quốc tế

14

ITC

Trung tâm thƣơng mại thế giới


15

JSA

Hiệp hội tiêu chuẩn Nhật Bản

16

LDPE

Nhựa Polyethylen tỷ trọng thấp

17

SPS

Hiệp định về Vệ sinh, kiểm dịch động – thực vật

18

TRIMs

Hiệp định về các biện pháp đầu tƣ liên quan đến thƣơng mại

19

UBCC&PT

Ủy ban Cải cách và Phát triển


20

USD

Đồng đô la Mỹ

21

USDA

Bộ Nông nghiệp Mỹ

22

VPA

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam

23

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

24

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới


i


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 1.1

2

Bảng 1.2

3

Bảng 1.3

4

Bảng 1.4

Các sản phẩm xuất khẩu chính của Brazil năm 2012

27


5

Bảng 1.5

Vị trí của Brazil trong sản xuất cà phê thế giới

29

6

Bảng 2.1

7

Bảng 2.2

8

Bảng 2.3

9

Bảng 2.4

10

Bảng 2.5

11


Bảng 2.6

12

Bảng 2.7

13

Bảng 2.8

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 –
2014
Lộ trình cắt giảm thuế quan đối với một số mặt hàng
nông nghiệp theo cam kết WTO
Xuất nhập khẩu nông sản của Trung Quốc sau khi gia
nhập WTO

Thời gian thu hoạch hồ tiêu tại các vùng trọng điểm
của Việt Nam
Tình hình sản xuất hồ tiêu 6 tỉnh trọng điểm của Việt
Nam 2014
Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất Việt
Nam
Diện tích và sản lƣợng trồng tiêu Việt Nam giai đoạn
2000 - 2005
Khối lƣợng hạt tiêu xuất khẩu trên thế giới giai đoạn
2000 – 2006
Giá trị xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam giai đoạn 2002
– 2006

Thay đổi trong thị phần nhập khẩu tiêu của Mỹ giai
đoạn 2001 – 2005
Diện tích trồng tiêu cả nƣớc và 6 tỉnh trọng điểm giai
đoạn 2004 – 2014

ii

Trang
11

16

25

36

37

39

45

46

47

48

52



14

Bảng 2.9

15

Bảng 2.10

16

Bảng 2.11

Sản lƣợng và giá trị xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam giai
đoạn 2011 – 2013
Kim ngạch xuất khẩu tiêu các nƣớc trên thế giới giai
đoạn 2006 – 2013
Giá xuất khẩu trung bình của tiêu Việt Nam và trên thế
giới

iii

53

55

56


DANH MỤC HÌNH


STT

Hình

Nội dung

1

Hình 1.1

2

Hình 1.2

3

Hình 2.1

4

Hình 2.2

5

Hình 2.3

Kênh kinh doanh hồ tiêu Việt Nam

42


6

Hình 2.4

Thị phần xuất khẩu hồ tiêu thế giới năm 2006

47

7

Hình 2.5

8

Hình 2.6

8

Hình 2.7

9

Hình 3.1

Sản lƣợng tiêu thụ hạt tiêu trên thế giới từ 1995 – 2013

63

10


Hình 3.2

Đề xuất kênh kinh doanh hồ tiêu mới

75

Diễn biến giá trị xuất khẩu hàng hoá Việt Nam giai
đoạn 1995 - 2012
Các thị trƣờng xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới năm
2013 và 2014
Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu các nƣớc trên thế giới
2011 – 2012
Thị trƣờng nhập khẩu hạt tiêu thế giới giai đoạn 2010 –
2013

Thị phần xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giai đoạn
2003 – 2006
Diện tích và sản lƣợng trồng tiêu Việt Nam giai đoạn
2004 – 2012
Thị phần xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam theo từng thị
trƣờng các năm 2011, 2012, 2013

iv

Trang
12

28


33

34

50

52

54


MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài
Cũng nhƣ nhiều quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam, nông nghiệp là một

ngành sản xuất nhạy cảm nhƣng rất quan trọng với nền kinh tế quốc dân, do đó lĩnh
vực này luôn nhận đƣợc sự quan tâm từ Chính phủ. Quá trình Công nghiệp hóa,
Hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã làm thay
đổi đáng kể cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ
trọng khá lớn và xuất khẩu các sản phẩm từ nông nghiệp vẫn có đóng góp quan
trọng cho nền kinh tế. Bên cạnh các mặt hàng nông nghiệp lớn nhƣ gạo,
chè…không thể không kể đến sự góp mặt của cây hồ tiêu, một mặt hàng xuất khẩu
chủ lực.
Cây hồ tiêu xuất hiện ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, song đến những năm
1980 thì mới đƣợc đƣa vào trồng rộng rãi. Bƣớc sang những năm 1990, hồ tiêu mới
trở thành mặt hàng xuất khẩu. Từ đó đến nay, nhờ sự quan tâm của nhà nƣớc, sự
sáng tạo và cần cù của ngƣời nông dân mà cây hồ tiêu đã ngày càng khẳng định vị

trí là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị, đem lại nguồn thu nhập cao cho ngƣời dân,
đóng góp vào GDP quốc gia.
Những năm trƣớc đây,Việt Nam đứng sau một số quốc gia nhƣ Ấn Độ,
Indonesia, Brazil về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, nhƣng từ 2005 đến nay, Việt
Nam đã dần cải thiện vị trí xếp hạng và trở thành quốc gia đứng đầu về sản xuất và
xuất khẩu hồ tiêu, 95% lƣợng hồ tiêu sản xuất ở Việt Nam dành cho xuất khẩu. Sản
lƣợng xuất khẩu tiêu của Việt Nam chiếm hơn 50% tổng lƣợng hồ tiêu của thế giới,
bên cạnh đó, giá hồ tiêu tăng trên thị trƣờng đẩy kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của
Việt Nam tăng nhanh. Năm 2014, lần đầu tiên giá trị xuất khẩu Hạt tiêu Việt Nam
gia nhập “câu lạc bộ tỷ đô”, đóng góp chung cho kinh tế đất nƣớc. Theo Bộ Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn, hạt tiêu đến nay đã xếp vị trí thứ 5 về giá trị trong
các mặt hàng nông sản xuất khẩu của cả nƣớc (sau gạo, cao su, cà phê và điều). Nhƣ
vậy, hạt tiêu đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu và kinh tế của


Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, phải nhìn nhận những hạn chế
của hồ tiêu Việt Nam. Trƣớc hết đây là một sản phẩm nông nghiệp nên cây hồ tiêu
cũng đối mặt với những bất lợi về tự nhiên nhƣ thời tiết, sâu bệnh, đất trồng…nên
sản lƣợng bấp bênh, đòi hỏi ngƣời nông dân Việt Nam luôn không ngừng nghiên
cứu các giống mới với năng suất và chất lƣợng tốt hơn, các biện pháp bảo vệ và
đảm bảo sản lƣợng cao, ổn định.
Mặt khác, với xuất phát điểm thấp, quy trình trồng trọt lạc hậu, sản xuất chƣa
đảm bảo tiêu chuẩn nên lƣợng tiêu Việt Nam xuất khẩu vẫn chủ yếu dƣới dạng thô
và sơ chế chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu, làm giảm giá trị xuất khẩu và chƣa tận
dụng hết nguồn lực.
Thêm vào đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, việc tham gia
vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới nói chung và WTO nói riêng đã mở ra
những cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới đối với hoạt động sản xuất
và xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam nhƣ sự gia tăng các quy định cao về chất lƣợng
hàng hoá, bao bì, các vấn đề về Vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo môi trƣờng hay

các yêu cầu phải đảm bảo nguồn hàng cung cấp đều đặn, việc tuân thủ các quy định
về xuất khẩu hàng hoá… Làm thế nào để tận dụng đƣợc các cơ hội và vƣợt qua đƣợc
các thách thức nhằm tiếp tục duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ra
thị trƣờng thế giới trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của
WTO là vấn đề có tính thời sự và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.
Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình là:
“Đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu sau khi Việt Nam gia nhập WTO”
2.

Tình hình nghiên cứu
Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, các mặt hàng nông lâm

sản luôn chiếm một vị trí quan trọng. Bên cạnh các sản phẩm nhƣ gạo, cà phê,
chè…thì hạt tiêu cũng là một sản phẩm xuất khẩu có giá trị. Mặc dù đây là một sản
phẩm xuất khẩu truyền thống và có thế mạnh của Việt Nam, song cũng chƣa có
nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này.
Liên quan đến nội dung của Luận văn, có thể kể đến một số công trình
nghiên cứu sau:


-

Nguyễn Đình Long (2000), “Phân tích sơ bộ khả năng cạnh tranh của ngành

nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh ASEAN và AFTA”, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn. Tài liệu này đã đánh giá sơ bộ khả năng cạnh tranh của những mặt
hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam nhƣ cà phê, gạo, chè, hạt tiêu…trong bối cảnh
hội nhập nền kinh tế quốc tế của Việt Nam, tuy nhiên chỉ là một đánh giá sơ bộ,
chƣa phân tích đầy đủ và sâu sắc về từng sản phẩm.
-


Dự án Hợp tác Kỹ thuật TCP/VIE/8821 (2000) “Khả năng cạnh tranh của

hàng nông nghiệp Việt Nam: một sự phân tích sơ bộ trong bối cảnh hội nhập
ASEAN và AFTA” của Bộ NN và PTNT dƣới sự tài trợ của Tổ chức Nông lƣơng của
Liên hợp quốc (FAO). Dự án bao gồm các báo cáo về khả năng cạnh tranh của một
số mặt hàng nông sản Việt Nam nhƣ gạo, đƣờng, hạt tiêu,…..trên các phƣơng diện
nhƣ chi phí, giá cả, năng suất, kim ngạch, tuy nhiên thời gian nghiên cứu giới hạn
đến năm 1999.
-

Phạm Hƣng (2010),Giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu

của Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài. Đây là tài liệu tổng quát nhất về ngành hồ
tiêu của Việt Nam, tuy nhiên các số liệu chƣa cập nhật sự biến động của mặt hàng
hồ tiêu.
-

“Đề án phát triển thương mại hàng nông lâm thủy sản đến 2015, tầm nhìn

2020” của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2009) đã đƣa ra cái nhìn toàn
cảnh về định hƣớng phát triển các mặt hàng nông lâm thủy sản trong dài hạn, tuy
nhiên chƣa đi sâu vào phân tích mặt hàng hồ tiêu Việt Nam.
Ngoài các công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt, còn một số công trình của
các tổ chức và chuyên gia quốc tế về phát triển sản xuất và xuất khẩu mặt hàng hồ
tiêu nhƣ: International Trade Center (2002) “Global Spice Markets Imports”; Phạm
Thị Thanh Nga (2008), Vietnam tops list of world pepper exporters; G.K Nair
(12/2009), Mixed trend in pepper market;…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến khả năng cạnh
tranh của các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, đề cập đến hoạt động

xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản chủ lực nhƣ gạo, chè,…Và đề xuất một số


giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các mặt hàng này trong bối cảnh Việt Nam
hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên chƣa có công trình nào nghiên
cứu đầy đủ toàn diện về hoạt động xuất khẩu hạt tiêu ra thị trƣờng thế giới trong bối
cảnh gia nhập WTO của Việt Nam, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành
viên chính thức của tổ chức này.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu



Mục đích nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập WTO, chỉ ra các thành công và hạn chế của hoạt động này,
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của
Việt Nam ra thị trƣờng thế giới


Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận văn có các

nhiệm vụ nghiên cứu sau:
-

Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về hoạt động xuất khẩu nông sản, các hiệp

định của WTO liên quan đến xuất khẩu nông sản, kinh nghiệm của một số nƣớc và
bài học cho Việt Nam.

-

Nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ra thị

trƣờng thế giới trong bối cảnh hội nhập WTO.
-

Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ra thị

trƣờng thế giới trong thời gian tới.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

-

Đối tƣợng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ra thị

trƣờng thế giới.
-

Phạm vi nghiên cứu:
+ Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam
từ năm 2007 sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO đến năm
2014. Tuy nhiên, để so sánh luận văn có nghiên cứu và sử dụng các dữ liệu
của thời kỳ trƣớc đó.
+ Luận văn lựa chọn nghiên cứu kinh nghiệm xuất khẩu hàng nông sản của
hai quốc gia Trung Quốc và Brazil và rút ra một số bài học cho Việt Nam.



5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thu

thập đƣợc từ các tài liệu và thông tin bao gồm các tài liệu, báo cáo của Hiệp hội Hồ
tiêu Việt Nam (VPA), Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) và Chuyên trang Hạt tiêu của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT). Nguồn dữ liệu bên
ngoài sử dụng cho luận văn bao gồm các công trình nghiên cứu khoa học, báo cáo
tổng kết đề tài, luận văn thạc sỹ, các bài viết, bài báo đăng trên các tạp chí và
website của Cục xúc tiến thƣơng mại – Bộ Công thƣơng, Viện Chính sách và Phát
triển Nông nghiệp – Bộ NN&PTNT, Tổng Cục Thống kê, trang Thống kê quốc tế
(trademap), Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Tây
Ninh, … Đây là những nguồn tài liệu chính xác, tin cậy và cập nhật liên quan đến
đề tài. Các thông tin trích dẫn trong luận văn sẽ đƣợc trình bày chi tiết trong danh
mục tài liệu tham khảo. Nguồn dữ liệu này đƣợc dùng để phân tích thực trạng xuất
khẩu hạt tiêu của Việt Nam trƣớc và sau khi gia nhập WTO để từ đó có đánh giá về
triển vọng xuất khẩu của mặt hàng tiêu.
Phƣơng pháp phân tích dữ liệu: Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích
và tổng hợp dữ liệu trong cả 3 chƣơng (Chƣơng 1 là các số liệu minh chứng sự
thành công trong xuất khẩu nông sản của Brazil và Trung Quốc , Chƣơng 2 là số
liệu về thực trạng xuất khẩu tiêu của Việt Nam và thế giới, Chƣơng 3 là sản lƣợng
tiêu thụ tiêu từ 1995 – 2013 để dự đoán xu hƣớng tiêu dùng). Trên cơ sở kết quả
phân tích, luận văn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra cái nhìn tổng thể hiện
trạng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam và đặt trong mối tƣơng quan so sánh với
ngành hồ tiêu trên thế giới. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu đƣợc sử dụng để tổng
quan tài liệu nghiên cứu để tìm ra hạn chế của các công trình nghiên cứu trƣớc đó,
ngoài ra còn đƣợc sử dụng để tìm hiểu các khái niệm, cơ sở lý luận liên quan đến
đối tƣợng nghiên cứu của đề tài. Phƣơng pháp thống kê, mô tả đƣợc tác giả sử dụng
để lập bảng, biểu nhằm minh họa cho đề tài.

Ngoài ra, tác giả đã sử dụng mô hình SWOT trong Chƣơng 2 (chƣơng Thực
trạng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam) để phân tích điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội -


thách thức của hoạt động xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam ra thị trƣờng thế giới, đƣa ra
các nhóm chiến lƣợc cơ bản, từ đó kiến nghị một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu hạt tiêu định hƣớng đến năm 2020.
6.

Những đóng góp mới của luận văn

-

Làm rõ thực trạng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO,

cập nhật đến năm 2014.
-

Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hạt tiêu

của Việt Nam ra thị trƣờng thế giới trong thời gian tới.
7.

Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn chia thành 3

chƣơng:
-

Chƣơng 1: Một số vấn đề chung về xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội


nhập WTO
-

Chƣơng 2: Thực trạng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sau khi gia nhập

WTO
-

Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu của Việt

Nam ra thị trƣờng thế giới giai đoạn 2015 - 2020


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP WTO
1.1 Một số vấn đề lý luận chung
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu và xuất khẩu nông sản
1.1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về xuất khẩu.
Xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài [18].
Xuất khẩu là việc đưa hàng hóa từ nước này sang nước khác. Xuất khẩu hàng
hóa bắt nguồn từ sự phân công lao động quốc tế và sự tồn tại của thị trường ngoài
nước. Nhƣng dƣới chế độ tƣ bản chủ nghĩa thì xuất khẩu lại đƣợc hiểu theo một góc
độ khác: Xuất khẩu hàng hoá bị dùng làm thủ đoạn bóc lột những nước kém phát
triển bằng cách trao đổi không ngang giá, bị các nước lớn dùng làm thủ đoạn nô
dịch các nước nhược tiến về chính trị [6].
Xuất khẩu là sự luân chuyển hàng hoá ra nƣớc ngoài theo những thoả thuận
giữa các đối tác với nhau về pháp lý, phong tục, điều kiện kinh tế (bao gồm: chất

lƣợng, kỹ thuật…) và thông lệ quốc tế mà đôi bên đã thoả thuận [25].
Nhƣ vậy, xuất khẩu là hoạt động cơ bản của ngoại thƣơng, có lịch sử phát
triển từ rất lâu đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu.
Ban đầu hình thức cơ bản chỉ đơn thuần là hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các
quốc gia. Ngày nay nó đã phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, đƣợc biểu
hiện dƣới nhiều hình thức. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động xuất khẩu
diễn ra trên phạm vi rộng khắp trong hầu hết tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh
tế quốc dân, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế với tỉ trọng ngày
càng cao.
1.1.1.2 Khái niệm xuất khẩu nông sản
Xuất khẩu nông sản là hoạt động xuất khẩu các sản phẩm của ngành nông
nghiệp từ quốc gia này sang quốc gia khác.


Tuy nhiên việc xuất khẩu hàng nông sản cũng có những khác biệt so với xuất
khẩu các mặt hàng khác do các đặc trƣng của hàng nông sản nhƣ:
Tính thời vụ: Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, do phụ thuộc vào
thời tiết, khí hậu, đặc trƣng của từng loại hàng nông sản.
Tính khu vực: Sự khác biệt về điều kiện đất đai, khí hậu cho ra những sản phẩm
nông nghiệp cũng khác nhau mà vùng khác không thể có đƣợc sản phẩm cùng chất
lƣợng và sản lƣợng.
Tính phân tán: Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp mang tính khu vực cao nên
hàng nông sản có thể phân tán ở nhiều vùng nông nghiệp khác nhau nên tạo thành
trở ngại trong việc thu mua hàng nông sản cho các doanh nghiệp.
Tính tươi sống: Hàng nông sản gồm cây trồng hoặc vật nuôi, với bản chất
sinh học của chúng sẽ chịu tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh nhƣ thời tiết, khí hậu,
môi trƣờng…có thể ảnh hƣởng tới kết quả thu hoạch sản phẩm. Do đó, khác với các
mặt hàng khác, hàng nông sản thƣờng dễ bị hƣ hỏng hoặc kém phẩm chất.
Tính không ổn định: Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều
vào khí hậu, môi trƣờng nên nông sản thƣờng không ổn định (đƣợc mùa, mất

mùa)…
Các sản phẩm nông sản thiết yếu nhƣ Gạo, cà phê, cao su, tiêu, … là những
hàng hóa thiết yếu đối với mỗi quốc gia, nên sẽ chịu các chính sách hoạch định của
chính phủ trong việc sản xuất, xuất khẩu, dự trữ, …
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu và xuất khẩu nông sản
Hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hƣởng bởi rất nhiều nhân tố khác nhau thuộc
cả quốc gia xuất khẩu, quốc gia nhập khẩu và môi trƣờng kinh doanh quốc gia và
môi trƣờng kinh doanh quốc tế. Các yếu tố chính chi phối đến hoạt động xuất khẩu
thƣờng là:
Các yếu tố về chính trị và luật pháp
Đây là yếu tố ảnh hƣởng lớn nhất tới hoạt động kinh doanh nói chung cũng
nhƣ xuất khẩu nói riêng.


Yếu tố chính trị đóng vai trò khuyến khích hoặc hạn chế quá trình quốc tế hóa
hoạt động kinh doanh. Các chính sách của Chính phủ có thể làm tăng sự liên kết thị
trƣờng và thúc đẩy tốc độ tăng trƣởng hoạt động xuất khẩu qua các biện pháp nhƣ
dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, thiết lập các mối quan hệ trong cơ sở
hạ tầng của thị trƣờng. Khi thiếu sự ổn định về chính trị cản trở sự phát triển kinh tế
của quốc gia và gây tâm lý không an tâm cho các nhà kinh doanh.
Yếu tố pháp luật ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu. Mọi thành
phần xuất khẩu đều phải tuân thủ các quy định, hay thông lệ do Chính phủ hoặc các
tổ chức quốc tế đề ra.
Trong mỗi giai đoạn, Chính phủ có thể áp dụng hay điều chỉnh chính sách
ngoại thƣơng khác nhau, do đó các nhà kinh doanh xuất khẩu cần nắm đƣợc những
sự thay đổi này để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.
Các yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu,
trong khi đó các nhân tố chi phối lại rất nhiều, do đó các doanh nghiệp cần phân tích
và hiểu rõ các yếu tố thiết thực nhất để đƣa ra các đối sách phù hợp nhƣ: tỷ giá hối

đoái, tỷ suất ngoại tệ, thuế quan, hạn ngạch và trợ cấp xuất khẩu…và đồng thời
cũng cần nắm đƣợc mục tiêu, chiến lƣợc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong
mỗi giai đoạn, bởi dựa trên những định hƣớng này mà Chính phủ sẽ điều chỉnh các
công cụ kinh tế cho phù hợp.
Các yếu tố văn hóa, xã hội
Mỗi hoạt động của con ngƣời đều phù hợp trong một điều kiện xã hội nhất
định. Nền văn hóa tạo ra cách sống của mỗi cộng đồng, từ đó chi phối tới cách thức
tiêu dùng, thứ tƣ ƣu tiên cho các nhu cầu sống. Chính vì vậy, để thành công trong
xuất khẩu, các nhà kinh doah cần nghiên cứu về yếu tố văn hóa ở quốc gia, lãnh thổ
trƣớc khi quyết định đầu tƣ hoặc xuất khẩu.
Các yếu tố công nghệ, cơ sở hạ tầng và tự nhiên
Các yếu tố về tự nhiên có ảnh hƣởng đến xuất khẩu hàng hóa bao gồm:
khoảng cách địa lý giữa các quốc gia do tác động tới chi phí vận tải, thời gian thực


hiện hợp đồng, sự lựa chọn nguồn hàng, thị trƣờng; vị trí của các quốc gia ảnh
hƣởng tới việc lựa chọn nguồn hàng, thị trƣờng tiêu thụ; các yếu tố về thời tiết,
thiên tai chi phối tới thời gian thực hiện hợp đồng…
Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặt biệt là công nghệ thông tin cho
phép các nhà xuất khẩu nắm bắt thông tin nhanh chóng và chính xác, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc theo dõi kiểm soát hàng hóa, giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu
quả hoạt động xuất khẩu. Yếu tố công nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, gia
công chế biến hàng xuất khẩu, chi phối các lĩnh vực bổ trợ khác cho xuất khẩu nhƣ
cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, hệ thống vận tải, ngân hàng, các dịch vụ hỗ trợ
khác (hệ thống bảo hiểm, kiểm soát chất lƣợng…)…
1.1.3 Vai trò của xuất khẩu hàng nông sản đối với Việt Nam
Với xuất phát điểm là một nƣớc nông nghiệp nên sản xuất và xuất khẩu hàng
nông sản của Việt Nam có lợi thế lớn do có nhiều điều kiện phát triển nhƣ: đất đai
trồng trọt rộng lớn với diện tích đất nông nghiệp từ 10 -12 triệu ha, chất lƣợng đất
có kết cấu tơi xốp, nhiều chất dinh dƣỡng cung cấp cho cây trồng; khí hậu nhiệt đới

gió mùa, độ ẩm cao, khí hậu có tính đa dạng phân hóa theo khu vực nên thuận lợi
phát triển nhiều loại sản phẩm nông sản; nhân lực tham gia trong nông nghiệp đông,
cần cù và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và các chính sách của nhà nƣớc ủng
hộ phát triển nông nghiệp đặc biệt các giống cây lâu năm, đem lại hiệu quả kinh tế
cao nhƣ cà phê, cao su…
Dựa vào những lợi thế trong việc sản xuất nông nghiệp trên, xuất khẩu hàng
nông sản của Việt Nam cũng đóng vai trò lớn:
Góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, phục vụ quá trình
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước
Để trở thành một quốc gia phát triển và nâng cao đời sống của ngƣời dân,
Việt Nam cần tiến hành công cuộc Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy
nhiên, quá trình công nghiệp hóa cần có một lƣợng vốn rất lớn, đặc biệt là ngoại tệ
để nhập khẩu thiết bị công nghệ tiên tiến. Thực tế cho thấy quốc gia có thể huy
động nguồn vốn qua các kênh chính :


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Bộ Công Thƣơng, Học viện Hành chính quốc gia (2008), Đánh giá tác động
sau 2 năm gia nhập WTO đối với kinhtế Việt Nam, ngành cà phê ca cao, hồ
tiêu, hạt điều, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Đề án phát triển thương mại
hàng nông lâm thủy sản đến 2015, tầm nhìn 2020, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Nghiên cứu các giải pháp
khoa học công nghệ và thị trường để phát triển vùng hồ tiêu nguyên liệu phục
vụ chế biến và xuất khẩu.
4. Lê Quang Bình (2014), Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hạt tiêu
Việt Nam vào thị trường Mỹ và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2020,
Báo cáo thực hành nghề nghiệp, Trƣờng Đại học Tài chính – Marketing.

5. Chuyên trang Hạt tiêu – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009),
Phân tích vụ thu hoạch tiêu Braxin năm 2009, (14/09/2009).
6. Cô dơ lốp và S.P.Perovusin (1990), Từ điển Kinh tế Liên Xô.
7. Cục Xúc tiến Thƣơng mại – Bộ Công thƣơng (2006), Hồ sơ mặt hàng gia vị,
Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Cƣờng (2013), Phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Chư Sê,
Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
9. Hùng Cƣờng (2015), Xuất khẩu tiêu khẳng định vị thế số 1, Báo Công thƣơng
– Bộ Công thƣơng.
10. Phạm Thị Ngọc Diệp (2010), “Xuất khẩu chè của Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập WTO”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
11. Dự án Hợp tác Kỹ thuật TCP/VIE/8821 (2000) “Khả năng cạnh tranh của
hàng nông nghiệp Việt Nam: một sự phân tích sơ bộ trong bối cảnh hội nhập
ASEAN và AFTA” của Bộ NN và PTNT dƣới sự tài trợ của Tổ chức Nông
lƣơng của Liên hợp quốc (FAO).


12. Quốc Định (2015), Lợi thế của cây Hồ tiêu, Báo Đại đoàn kết.
13. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (2012, 2013, 2014), Bản tin ngành hàng hạt tiêu.
14. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (2013, 2014), Báo cáo ngành hàng quý I, II, III, IV.
15. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (2005), Định hướng phát triển ngành hồ tiêu Việt
Nam giai đoạn 2005 - 2010, tầm nhìn đến 2020, Hà Nội.
16. Phạm Hƣng (2010),Giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của
Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài.
17. Nguyễn Đình Long (2000), “Phân tích sơ bộ khả năng cạnh tranh của ngành
nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh ASEAN và AFTA”, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn.
18. Bùi Xuân Lƣu (1997), Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Nxb Giáo dục.
19. Tôn Nữ Tuấn Nam (2008), Báo cáo Đánh giá Chất lượng và Thị trường Hồ
tiêu tại Việt Nam.

20. Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trƣờng, Cục Xúc tiến thƣơng mại (2014), Bản
tin ngành Hạt tiêu Bản tin ngành hàng hạt tiêu.
21. Tạp chí Tài chính (2012), Chính sách hỗ trợ tài chính phát triển “tam nông” ở
Việt Nam: thành tựu và thách thức.
22. Đinh Văn Thành (2009), Nhận dạng chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng nông
sản, Kỷ yếu Hội thảo Đề tài cấp Nhà nƣớc, Hà Nội
23. Nguyễn Tăng Tôn và nhóm chuyên gia ngành hàng (2005), Hồ sơ ngành hàng
hồ tiêu, Trung tâm tƣ vấn Chính sách Nông nghiệp – Viện Chính sách và
Chiến lƣợc Phát triển Nông nghiệp.
24. Tổng cục dân số - Kế hoạch hoá gia đình (2012), Một số vấn đề xã hội năm
2012.
25. Viện Chính sách và Chiến lƣợc Phát triển Nông nghiệp Nông thôn – Trung
tâm Tƣ vấn chính sách Nông nghiệp (2006), Hồ sơ ngành hàng Hồ tiêu.
26. Viện Khoa học Kinh tế Trung Quốc (1998), Đại từ điển Kinh tế thị trường
Trung Quốc


27. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (2005), Nghiên cứu các giải
pháp khoa học công nghệ và thị trường để phát triển vùng hồ tiêu nguyên liệu
phục vụ chế biến và xuất khẩu.
28. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng (2007), Báo cáo nghiên cứu thị
trường gia vị - Dự án Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách do SIDA Thụy
Điển tài trợ, Hà Nội.
29. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng (2013), Đánh giá tổng thể tình
hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế
giới.
30. Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (2007), Hội thảo Kinh
nghiệm của Trung Quốc sau 5 năm gia nhập WTO.

Tiếng Anh

31. Abi Antono (2010), Analysis of the Indonesian competitiveness on pepper
products in the world, Thesis Master of Planning and Public Policy, Jakarta.
32. G.K Nair (2009), Mixed trend in pepper market, Nedspice Pepper Crop report.
33. Nguyen Hoa and Ulrike Grote (2004), Agriculture Policies in Vietnam:
Producer Support Estimates, 1986 – 2002, Bonn.
34. Heike Klockner, Nina Langen, Monika Hartmann (2011), Can Coo labeling be
a means of pepper differentiation: Quality expectation and taste experience,
Institute for Food and Ressources Economics, University of Bonn.
35. Pham Thanh Nga (24/01/2008), Vietnam tops list of world pepper exporters,
Aseanaffairs magazine



×