Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

NHẬN ĐỊNH và ôn tập PHÁP LUẬT đại CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.95 KB, 16 trang )

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
DÀNH CHO CÁC LỚP
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.

Trình bày nguồn gốc Nhà nước theo quan điểm Mác Lê Nin.
Phân tích bản chất nhà nước.
Trình bày đặc trưng và chức năng của nhà nước.
Trình bày kiểu nhà nước, hình thức nhà nước.
Trình bày và phân tích về các cơ quan nhà nước.
Trình bày nguồn gốc, bản chất, chức năng và các thuộc tính của pháp luật.
Trình bày các kiểu pháp luật, hình thức pháp luật.
Trình bày khái niệm và cấu trúc của quy phạm pháp luật.


So sánh quy phạm pháp luật và các quy phạm xã hội khác.
Trình bày khái niệm, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
Trình bày khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật
So sánh quan hệ pháp luật với các quan hệ xã hội khác
Trình bày khái niệm áp dụng pháp luật, chủ thể có quyền áp dụng pháp luật
Trình bày khái niệm vi phạm pháp luật, phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật.
Trình bày nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013.
Trình bày bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trình bày và phân tích nội dung cơ bản của Luật Dân sự, Hôn Nhân và gia đình, Luật Hình sự
So sánh chủ thể của Luật Hôn nhân và gia đình với chủ thể của Luật Dân sự, hình sự.
Phân biệt đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự và Luật Hình sự.
Phân tích tội phạm và những quy định áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội.

II. Câu hỏi nhận định đúng sai và giải thích tại sao?
1. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ra đời của NN là đấu tranh giai cấp đối

kháng trong xã hội chưa có Nhà nước.
Đúng. Vì Nhà nước là sản phẩm của các cuộc đấu tranh giai cấp xuất hiện từ khi loài người có sự
phân hóa thành các giai cấp đối kháng, là bộ máy do giai cấp nắm được quyền thống trị về kinh
tế, chính trị, xã hội lập nên để điều hành toàn bộ hoạt động của toàn bộ xã hội, trong một nc với
mục đích là bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
2. Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị trong Nhà nước là yếu tố thuộc về bản

chất giai cấp của Nhà nước.
Đúng. Tại vì tính giai cấp là 1 trong 2 bản chất của nhà nước, quyền lực nhà nước năm trong tay
giai cấp thống trị và giai cấp thống trị dung quyền lực này để trấn áp các giai cấp khác trong xã
hội, phục vụ quyền lợi giai cấp mình.
3. Chức năng đối ngoại và chức năng đối nội của Nhà nước không có mối liên hệ

với nhau.

Sai. Tại vì cả hai chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của giai
cấp thống trị, chúng là hai mặt của một thể thống nhất. Tính chất của chức năng đối nội quyết
định tính chất chức năng đối ngoại của nhà nước, ngược lại tính chất và những nhu cầu của những
chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ trở lại chức năng đối nội.
4. Ở nước ta, Quốc hội được quy định là cơ quan hành chính cao nhất.
1


Sai. Tại vì Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (Chính phủ thuộc hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước và đứng đầu hệ thống cơ quan đó)
có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi mặt, mọi lĩnh vực đời sống xã hội trong phạm vi cả
nước, chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước cũng như việc
ban hành các văn bản quản lý tương đối độc lập với các cơ quan Nhà nước khác trong việc thực
hiện những nhiệm vụ quan trọng.
5. Ở nước ta chỉ Tòa án nhân dân mới có chức năng xét xử.
Đúng. Tại vì theo khoản 1 điều 102 HP 2013 thì Cơ quan xét xử (tư pháp): bao gồm Tòa án Nhân
dân Tối cao ở cấp trung ương và Toà án nhân dân các cấp địa phương
6. Chủ tịch nước của nước ta chỉ do quốc hội bầu.
Đúng. Tại vì theo khoản 1 điều 87 của Hiến pháp 2013 thì chủ tịch nước do quốc hội bầu trong số
các đại biểu quốc hội.
7. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước cũng chính là nguyên nhân dẫn

đến sự ra đời của pháp luật.
Đúng. Tại vì một là sự phát triển của nền kinh tế trong xã hội nguyên thủy từ chỗ vô cùng thấp
kém, lạc hậu và chế độ sở hữu chung đến chỗ dần dần có của cải dư thừa và xuất hiện chế độ
chiếm hữu tư nhân (tư hữu) về tư liệu sản xuất và của cải làm ra; hai là, sự phân hóa xã hội thành
những tầng lớp, giai cấp có lợi ích đối kháng nhau và mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp phát
triển đến mức không thể điều hòa được.
8. Bản chất của pháp luật và bản chất của Nhà nước là như nhau.
Đúng. Tại vì bản chất nhà nước và bản chất pháp luật đều có tính xã hội và tính giai cấp, nên ….

9. Nhà nước là người đặt ra pháp luật.
Đúng. Tại vì theo khái niệm thì pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nức đặt ra
hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội có giai
cấp, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
10. Pháp luật và Nhà nước là hai hiện tượng độc lập với nhau.
Sai. Vì NN và PL là hai hiện tượng xã hội có quan hệ mật thiết, gắn bó lẫn nhau, tồn tại không thể
thiếu nhau. Trong sự xuất hiện và phát triển, giữa nhà nước và pháp luật có mối quan hệ hữu cơ,
chúng tạo hành hạt nhân chính trị - pháp lý của thượng tầng kiến trúc của xã hội, nhà nước tồn tại
không thể thiếu PL, bởi vì theo nghĩa chung nhất, NN nước là một hệ thống tổ chức cơ cấu nhân
sự trên một trật tự pháp lý được hình thành từ những quy định của PL. Và ngược lại, pháp luật là
sản phẩm của quyền lực nhà nước, thể hiện ý chỉ hợp quy luật và điều kiện khách quan mà NN
nhận thức được, nhưng chính NN lại phụ thuộc vào PL xuất phát từ nguyên tắc XH hợp pháp.
11. Chỉ có pháp luật mới có tính cưỡng chế.
Đúng. Vì khi người VPPL. Nhà nước dùng các biện pháp cưỡng chế và được đảm bảo thực hiện
bằng quân đội, công an.
12. Pháp luật là phương tiện quan trọng nhất để quản lý nhà nước.
Đúng. Tại vì Nhà nước ra đời, đồng thời là sự ra đời của Hiến pháp để quản lý, điều hành mọi
hoạt động của nhà nước, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhà nước, trên cơ sở của
Hiến pháp các bộ luật được hình thành để điều chỉnh hoạt động của nhà nước ở những lĩnh vực cụ
thể với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của công

2


dân, đảm bảo công bằng xã hội. Đó là nhà nước pháp quyền, nhà nước Việt nam là nhà nước pháp
quyền XHCN
13. Chỉ có pháp luật mới được Nhà nước cho phép tồn tại.
Sai. Vì điều luật nội quy quy chế không phải là QPPL. Các QPPL khác cũng được nhà nước cho
phép tồn tại
14. Chỉ có pháp luật mới có tính quy phạm phổ biến.

Đúng. Tại vì pháp luật được áp dụng ở phạm vi rộng, bao quát, với nhiều tầng lớp, đối tượng
khác nhau, với mọi hành vi trong xã hội. Trong khi đó, các quy phạm xã hội chỉ được áp dụng đối
với từng tổ chức ( ví dụ: Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản HCM, Điều lệ công đoàn,…). Đây
chính là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác của các tổ chức chính
trị - xã hội,…. Nên nó không có tính quy phạm phổ biến như pháp luật.
15. Quan hệ pháp luật là bộ phận của quan hệ xã hội.
Sai. Tại vì quan hệ xã hội luôn tồn tại khách quan, quan hệ pháp luật là phạm trù chủ quan xuất
hiện trên cơ sở ý chí của nhà làm luật. QHXH được nhiều khoa học xã hội khác nhau nghiên cứu,
còn QHPL do khoa học pháp lý nghiên cứu. Quan hệ pháp luật không phải là 1 bộ phận của quan
hệ xã hội.
16. Quan hệ pháp luật có cấu trúc xác định chặt chẽ.
Đúng. Tại vì
Phương pháp thể hiện: nội dung của pháp luật phải được thể hiện trong những hình thức xác định
như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung của pháp luật phải đc thể
hiện bằng những ngôn ngữ pháp lý rõ àng, chính xác và có một nghĩa, có khả năng áp dụng trực
tiếp.
Phương pháp hình thành: pl phải đc thể hiện theo thủ tục chặt chẽ, thẩm quyền hợp lý và minh
bạch.
17. Chủ thể của quan hệ pháp luật chỉ là cá nhân.
Sai. Tại vì Điều 1 Bộ luật Dân sự về Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự đã quy
định chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự : “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực
pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác “. Như vậy, theo quy định này
chủ thể quan hệ pháp luật dân sự bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác
18. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật.
Đúng. Tại vì hành vi vi phạm pháp luật là hành trái pháp luật, có lỗi của chủ thể mà chủ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lý, đã xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Có nghĩa là
hành vi vi phạm pháp luật chứa đựng hành vi trái pháp luật, và hành vi trái pháp luật sẽ là hành vi
vi phạm pháp luật nếu như hành vi đó chứa đựng lỗi của chủ thể mà chủ thể đó có năng lực hành
vi, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định, được chủ thể thực hiện một cách vô ý hoặc
cố ý.

19. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.
Sai.Tại vì: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thểmà chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý (có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý), đã xâm hại tới quan hệ xã hội (đối
tượng) được pháp luật bảo vệ. Có nghĩa là hành vi trái pháp luật được gọi là vi phạm pháp luật
chỉ khi nó chứa đựng lỗi của chủ thể mà chủ thể đó phải có năng lực hành vi, đủ độ tuổi chịu
3


trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp luậtchỉ hành vi trái pháp luật nào được chủ thể thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý (tức là có chứa đựng lỗi của chủ thể mới được coi là vi phạm pháp luật).
Ex: một em bé 6 tuổi hoặc 1 người điên đốt cháy nhà ng khác thì đó là hành vi trái pháp luật,
nhưng không phải là vi phạm pháp luật vì thiếu yếu tố năng lực trách nhiệm pháp lý
20. Mọi hành vi trái pháp luật đều chịu trách nhiệm cưỡng chế của Nhà nước.
Sai. Vì người không có năng lực trách nhiệm pháp lý ( ex: người bị tâm thần,…) thực hiện hành
vi trái pháp luật (ex: giết người,..), theo điều 21 bộ luật HS 2015. Người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức
hoặc khă năng điều khiển hành vi của mình không phải chịu trách nhiệm hình sự.
21. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều có yếu tố lỗi.
Đúng. Tại vì nó là một trong những dấu hiệu để hành vi đó là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể là
dấu hiệu thứ 3, hành vi trái pháp luật đó phải chứa đựng yếu tố lỗi của chủ thể. Lỗi là tâm trạng
tâm lý, phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà mình đã thực
hiện và hậu quả nguy hiểm do hành vi mình gây ra. Lỗi bao gồm hai loại, lỗi có ý và lỗi vô ý.
22. Động cơ trong cấu thành của vi phạm pháp luật có thể chính là mục đích trong

cấu thành vi phạm pháp luật.
Đúng. Ví dụ như vụ án giết người cướp tiền chơi game tại Hà Nội 2012, sinh viên tên Sơn nghiện
game, cần có tiền chơi game ( động cơ thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi), giết bà Nội và tháo
chiếc nhẫn vàng của bà đi bán được 650k(mục đích là kết quả cuối cùng chủ thể mong muốn đạt
được khi thực hiện hành vi phạm tội)
23. Chỉ có chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mới là chủ thể của vi phạm


pháp luật.
24. Chủ thể của vi phạm pháp luật chỉ là cá nhân.
Sai. Tại vì khái niệm vi phạm pháp luật cho thấy chủ thể của vi phạm pháp luật có thể là cá nhân
hay tổ chức, mà cá nhân hay tổ chức này thực hiện hành vi phản ứng tiêu cực, gây hại cho nhà
nước xã hội và nhân dân, đi ngược lại với ý chí của nhà nc. Chủ thể của VPPL có thể là chủ thể
của các QHPL, đó là những cá nhân hay tổ chức, dựa trên cơ sở của các quy phạm pháp luật, mà
tham gia vào các quan hệ pháp luật, trở thành người mang quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.
25. Chỉ quy phạm pháp luật mới mang tính giai cấp.
Sai. Tại vì ngoài quy phạm pháp luật thì các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, tôn
giáo, chính trị cũng mang tính giai cấp
26. Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự trong đó chỉ ra quyền và nghĩa vụ của

chủ thể.
Đúng. Vì theo điều 3 của văn bản quy phạm pháp luật thì . Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự
chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có
thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Đối tượng
chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp dụng văn bản đó sau khi được ban
hành. Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là việc Ủy ban thường vụ Quốc hội làm rõ tinh thần,

4


nội dung của điều, khoản, điểm trong Hiến pháp, luật, pháp lệnh để có nhận thức, thực hiện, áp
dụng đúng, thống nhất pháp luật. (chính là nội dung của quy phạm pháp luật)
27. Mọi quy phạm pháp luật đều phải có đầy đủ ba bộ phận giả định, quy định, chế

tài.

Sai, tại vì theo logic chung thì trật tự một quy phạm pháp luật thể hiện lần lượt là giả định,quy
định, chế tài,tuy nhiên đây không phải là yêu caaif bắt buộc mà trật tự của các bộ phận giả định,
quy định và chế tài trong một quy phạm pháp luật có thể bị đảo lộn. (Giả định: là bộ phận quy
định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu
hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành động theo quy tắc xử sự mà quy phạm
đặt ra. Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng quy phạm đó.Quy định: là bộ phận trung tâm
của quy phạm pháp luật và không thể thiếu. Nó nêu lên quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành
khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định đã đặt ra.Chế tài: là bộ phận chỉ ra những biện
pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong phần quy định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý
bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.)
28. Một quy phạm pháp luật có thể được quy định ở nhiều điều luật, nhiều quy

phạm pháp luật được quy định trong một điều luật.
Đúng. Tại vì kỹ thuật lập pháp cho phép một quy phạm pháp luật có thể được quy định ở nhiều
điều luật, nhiều quy phạm pháp luật được quy định trong 1 điều luật
29. Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triển của mỗi người và do cá

nhân đó tự quy định.
Sai. Năng lực hành vi do pháp luật quy định theo điều 19 bộ luật dân sự.
30. Người say rượu là người có năng lực hành vi dân sự hạn chế.
sai bởi vì người có năng lực hành vi hạn chế là người nghiện các chất kích thích lâu ngày,thân
nhân,người trong gia đình sẽ đến toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu toà án
cũng như các cơ quan này công nhận và ra quyết định người này là người có năng lực hành vi hạn
chế,như vậy người say rượu trong nhất thời không thể nói là người có năng lực hành vi hạn chế
được.
31. Người đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
Sai. Tại vì người đủ 18 tuổi trở lên chỉ có thể là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật khi không bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự. Nếu bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự thì có những quan hệ pháp luật mà người này ko được tư ý quyết định mà cần có người

giám hộ. Còn đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự mà tham gia quan hệ pháp luật cần có
người giám hộ.
32. Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
Sai. Tại vì như trong quan hệ kết hôn thì chủ thể là cá nhân chứ không phải là nhà nước.
33. Năng lực pháp luật của người thành niên thì rộng hơn so với năng lực pháp

luật của người chưa thành niên.
S. Năng lực pháp luật của người thành niên thì rộng hơn so với năng lực pháp luật của người chưa
thành niên. Năng lực pháp luật: là khả năng của cá nhân ( thể nhân), pháp nhân ( tổ chức, cơ quan)
5


hưởng quyền và nghĩa vụ theo luật định. NLPL là hiện tượng pháo lí độc lập. Trong PL dân sự,
NLPL của cá nhân xuất hiện từ khi người đó sinh ra và mất đi khi người đó chết. Bộ luật dân sự Việt
Nam năm 2015 quy định “ Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng cua cá nhân có quyền
dân sự và có nghĩa vụ dân sự, mọi cá nhân đều có năng lực PL dân sự như nhau “ ( điều 16). Nội
dung NLPL của cá nhân quy định tại điều 17 : “ Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền
nhân thân gắn với tài sản, quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản, quyền
tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó “, “ năng lực pháp luật dân sự của
cá nhân không thể bị hạn chế trừ TH do PL quy định “ ( điều 18)
34. Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình chỉ là cá nhân.
Đúng. Chủ thể luật hôn nhân gia đình là cá nhân. Cá nhân muốn tham gia vào quan hệ pháp luật
hôn nhân gia đình phải có năng lực pháp luật hôn nhân gia đình và năng lực hành vi gia đình.
NLPL pháp luật hôn nhân gia đình là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ về hôn nhân và
gia đình, ví dụ như quyền được sống với bố mẹ khi chưa thành niên, quyền được kết hôn, năng
lực pháp luật hôn nhân gia đình của cá nhân là như nhau. Năng lực hành vi gia đình của cá nhân
là bằng hành vi của mình tạo ra cho bản thân những quyền và nghĩa vụ về hôn nhân và gia đình.
Năng lực hành ci gia đình của cá nhân phát sinh khi đến một độ tuổi nhất định.
35. Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình chỉ là cá nhân có năng lực


hành vi dân sự đầy đủ.
Sai. Vì chủ thể luật hôn nhân gia đình là cá nhân có năng lực pháp luật hôn nhân gia đình và năng
lực hành vi gia đình.
36. Phương pháp mệnh lệnh được sử dụng trong ngành luật dân sự.
Sai. Tại vì phương pháp điều chỉnh ngành luật dân sự là bình đẳng, tự dịnh đoạt, tự chịu trách
nhiệm.
37. Thỏa thuận là phương pháp điều chỉnh đặc biệt của ngành luật dân sự.
38. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự và hình sự là như nhau.
Sai. Chủ thể của QHPLDS có thể là nhà nước, cá nhân hoặc pháp nhân. Chủ thể của QHPLHS chỉ
có thể là nhà nước, cá nhân.
39. Hiến pháp là đạo luật gốc trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
40. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là tất cả các quan hệ xã hội.
41. Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp chỉ là cho phép.
Sai. Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp có thể là phương pháp cho phép, phương
pháp bắt buộc và phương pháp cấm đoán. Ví dụ khoản 3 điều 35 Luật hiến pháp 2013 ghi rõ
“nghiêm cấm phân biệt đối xử, cướng bức lao động, sử dụng nhân xồn dưới độ tuổi lao động tối
thiểu”
42. Hiến pháp hiện hành của nước ta hiện nay là Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung

năm 2001.
Sai. Hiến pháp hiện hành của nước ta hiện nay là hiến pháp 2013, được quốc hội khóa XIII thông
qua vào ngày 28/11/2013.
Kể từ ngày 1945 đến nay nước ta đã có 105 hiến pháp, cụ thể là
-

Hiến pháp 1946 ( QH khóa 1 thông qua ngày 9/11/1946)
6


-


HP 1959 ( QH khóa 1 thông qua ngày 31/12/1959)

-

HP 1980 ( QH Khóa VI thông qua ngày 18/12/1980)

-

HP 1992 ( QH khóa VIII thông qua ngày 15/ 4/ 1992)

-

HP 2013 ( QH khóa XIII thông qua ngày 28/11/2013)

43. Quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm đồng nhất với nhau.
S . sự khác biệt giữa quyền con người và quyền công dân
Một là, tư tưởng về quyền con người được hình thành cùng với sự xuất hiện của những nền văn
minh cổ đại. Còn khái niệm quyền công dân chỉ xuất hiện cùng với cách mạng tư sản. Vì cách
mạng tư sản đã đưa con người từ địa vị thần dân trở thành công dân – với tư cách là những thành
viên bình đẳng trong một nhà nước, và pháp ddieeunf hóa các quyền tự nhiên của con người dưới
hình thức các quyền công dân. Như vậy, khái niệm quyền công dân xuất hiện sau khái niệm
quyền con người
Hai là, xét tổng quát, quyền công dân có nội hàm hẹp hơn so với quyền con người, do quyền công
dân chỉ là những quyền con người được các nước nhà thừa nhận và áp dụng cho riêng công dân
của mình. Chẳng hạn, trong một số trường hợp, hiến pháp của một số quốc gia có thể quy định
những quyền vốn không được nêu trong luật nhân quyền quốc tế, như quyền sở hữu và sử dụng
súng. Tuy nhiên, đây chỉ là một số TH ngoại lệ. Xét tổng quát, các quyền hiến định trong hiến
pháp của các quốc gia đều đã được ghi nhận hoặc hàm chứ trong các quyền đã được ghi nhận bớt
luật nhân quyền quốc tế

ở nhiều góc dộ khác nhau – xem so sánh, có thể chứng minh quyền con người là khái niệm rộng
hơn quyền công dân. Ví dụ về tính chất, quyền con người không bị bó hẹp trong mối quan hệ
giữa cá nhân với nhà nước như quyền công dân, mà thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn
thể cộng đồng nhân loại. Về phạm vi áp dụng, do không bị giới hạn bởi chế định quốc tịch, nên
chủ thể có quyền con người là tất cả các thành viên của gia đình nhân loại, bất kể vị thế, hoàn
cảnh, quốc tịch... nói cách khác, quyền con người được áp dụng một cách bình đẳng với tất cả
mọi người thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phụ thuộc vào biên
giới quốc gia, tư cách cá nhân hay môi trường sống của chủ thể quyền
so sánh quyền con người, quyền công dân
Lịch sử
QCN : tư tưởng xuất hiện trong các nền văn minh cổ đại, luật nhân quyển quốc tế chỉ có từ năm
1945
QCD: từ cách mạng tư sản ( khoảng thế kỉ 16 )
Công cụ ghi nhận và bảo đảm
7


QCN: luật quốc tế ( toàn cầu và khu vực ) và luật quốc gia
QCD : luật quốc gia ( trước hết là hiến pháp )
Nội hàm
QCN : những tự do và bảo đảm mà mọi thành viên trong gia đình nhân loại được hưởng và được
cộng đồng quốc tế bảo về
QCD ; những tự do và bảo đảm mà một quốc gia dành cho các công dân của nước mình
Tính chất
QCN: tự nhiên, vốn có, không do chủ thể nào ban phát. Thể hiện vị thế của mỗi cá nhân trong
quan hệ với quốc gia mà cá nhân là công dân với cộng đồng nhân loại
QCD; do các nhà nước xác định bằng pháp luật: thể hiện vị thế của mỗi cá nhân trong quan hệ
với quốc gia mà cá nhân đó là công dân
Đặc điểm
QCN: áp dụng toàn cầu, đồng nhất trong mọi hoàn cảnh, không thay đổi theo thời gian

QCD: áp dụng trong lãnh thổ quốc gia, không hoàn toàn giống nhau giữa các quốc gia, có thể bị
thay đổi theo thời gian
Chủ thể có quyền
QCN: mọi thành viên của nhân loại, bất kể dân tộc, thành phần xuất thân, tôn giáo, tư tưởng, giới
tính, độ tuổi...
QCD: chỉ những người có quốc tịch của một quốc gia
Chủ thể có nghĩa vụ bảo đảm
QCN: các nhà nước là chủ thể chính, ngoài ra các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, cộng đồng, cá
nhân đều có trách nhiệm
QCD: các nhà nước là chủ thế chính, ngoài ra các doanh nghiệp, cộng đồng, cá nhân... cũng có
trách nhiệm
Cơ chế bảo vệ:
QCN: các diễn đàn, thủ tục điều tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm nhân quyền của Liên
hợp quốc và một số tổ chức liên chính phủ khu vực
QCD: tòa án và một số cơ chế tài phán khác ở mỗi quốc gia. Trong một số TH, các cơ chế quốc tế
được áp dụng như là giải pháp tiếp nối
8


Nhóm quyền chủ yếu
QCN: kinh tế, xã hội, văn hóa
QCD: dân sự, chính trị
44. Cả Chính phủ và Quốc Hội đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp

luật.
Đúng. Theo điều 4 Luật ban hành về QPPL 2015. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, nghị
định của chính phủ
45. Bộ giao thông vận tải không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đúng. Theo điều 4 Luật ban hành vb QPPL 2015. HP, luật, nghị quyết, nghị định của chính phủ.
46. Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền ban hành văn bản quy


phạm pháp luật.
Đúng. Theo khoản 1 điều 1 luật 2008. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà
nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy
định trong luật này hoặc trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung được Nhà nước
bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội
47. Văn bản áp dụng pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật là như nhau.
Sai. Tại vì văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do các thẩm quyền ban hành theo hình thức và
trình tự thủ tục do pháp luật quy định, nhầm cá biệt hóa quy phậm pháp luật thành những mệnh
lệnh cụ thể, áp dụng một lần đối với cá nhân, tổ chức nhất định.
Văn bản QPPL là văn bản do cơ quan nhà nc ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền,
hình thức, trình bày, thủ tục, được quy định trong Luật hoặc trong Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đông nhân dân, trong dó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc
chugn được Nhà nc bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội
48. Chỉ có các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được ban hành văn bản áp

dụng pháp luật.
Đúng. Định nghĩa VBADPL câu 47
49. Người có quyền định đoạt một vật là chủ sở hữu của vật đó.
Sai. Tại vì quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản của
chủ sở hưu theo quy định của pl. Chủ sở hữu có thể là người, phân nhân và chủ thể khác có đủ 3
quyền trên.
50. Luật Hình sự hiện hành chỉ quy định về hình phạt tù.
Sai. Tại vì ngoài hình phạt tù thì LHS còn quy định về các hình phạt khác, ví dụ như điều
34,35,36,37,… BLHS là cảnh báo, phạt tiền,cải tạo không giam giữ,trục xuất,…
51. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.
Đúng. Tại vì theo điều 30 BLHS thì hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà
nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp


9


nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân
thương mại đó.
52. Hình phạt là trách nhiệm pháp lý của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp

luật hình sự phải gánh chịu.
53. Tội phạm và người phạm tội là hai khái niệm đồng nhất với nhau.
Sai, tại vì đây là hai khái niệm khác nhau. Tội phạm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do chủ thể
có năng lực trách nhiệm pháp lý hình sự thực hiện, có lỗi, trái pháp luật hình sự và bị xử lý bằng hình
phạt. Người phạm tội là người thực hiện hành vi trái pháp luật hình sự có lội và bị xử lý bằng hình phạt
54. Án treo là hình phạt trong bộ Luật hình sự Việt Nam.
Đúng. Tại vì theo điều 65 BLHS thì ta hiểu là án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có
điều kiện, được áp dụng đối với người bị xử phạt không quá 3 năm tù, có nhân thân tốt, nhiều tình
tiết giảm nhẹ. Án treo có thể được áp dụng đối với bất cứ người phạm tội nào, không phân biệt tội
phạm mà họ thực hiện là loại tội gì. Tuy nhiên thực tiễn xét xử thì chỉ những người phạm tội ít
nghiêm trọng, phạm tội do vô ý mới được hưởng án treo, số ít còn lại là phạm tội nghiêm trọng.
Hầu như không có trường hợp nào người phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
được
hưởng
án
treo.
Như vậy, án treo là hình phạt
55. Người chưa thành niên mà vi phạm pháp luật hình sự thì không phải chịu trách

nhiệm pháp lý hình sự.
Sai, tại vì theo khoản 1 điều 21 BLDS thì người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
Điều 12 BLHS thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ
những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi

chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
56. Hình phạt tù không áp dụng đối với tội phạm là người chưa thành niên.
Sai. Tại vì tại khoản 5, Điều 69, Bộ luật Hình sự , là: "Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, tòa án cho
người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã
thành niên phạm tội tương ứng. Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên
phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với
người chưa thành niên phạm tội". Theo đó, tùy từng trường hợp, người chưa thành niên phạm tội
vẫn có thể bị áp dụng hình phạt tù, tuy nhiên pháp luật yêu cầu hạn chế áp dụng hình phạt tù khi
áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
57. Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên thì được kết hôn theo quy định của pháp luật.
10


Sai. Tại vì theo điều 8 Luật hôn nhân và gia định 2014, một trong những quy định về điều kiện
kết hôn là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
58. Ly hôn là quyền của vợ hoặc chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
Sai. Tại vì theo điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình cho biết
1 vấn đề là người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh
con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
59. Người hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không được kết hôn.
Sai. Tại vì theo Điểm c Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành quy định người bị mất năng
lực hành vi dân sự bị cấm kết hôn. Vậy những trường hợp mắc bệnh tâm thần nhẹ chưa hẳn là mất năng
lực hành vi dân sự mà chỉ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Vậy họ có bị cấm kết hôn không? Luật
không quy định nên về mặt pháp lý, họ vẫn có quyền kết hôn. Chưa kể, họ vẫn có những lúc tỉnh táo bình
thường, vẫn có nhu cầu lập gia đình và cần được tôn trọng, nếu cấm thì có thể vi phạm nhân quyền.
Như vậy, dù là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ vẫn được quyền kết hôn.

60. Năng lực pháp luật là điều kiện cần để cá nhân tham gia quan hệ hôn nhân và

gia đình.
Đúng. Tại vì cá nhân muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình phải có
năng lực pháp luật (điều kiện cần) và năng lực hành vi (điều kiện đủ). Năng lực pháp luật hôn
nhân - gia đình là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình: quyền kết
hôn (điều 35 BLDS), quyền ly hôn (điều 38 BLDS)
61. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được mở rộng theo sự phát triển của độ
tuổi đối với mỗi cá nhân.
Đúng. Tại vì năng lực hành vi dân sự được phân thanh nhiều cấp độ tuổi khác nhau, ví dụ như
người chưa đủ 6 tuổi (không có năng lực hành vi dân sự), người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi
(năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ), từ 15 đến chưa đủ 18 tuổi (năng lực hành vi dân sự cũng
chưa đầy đủ,nhưng được bổ sung một số năng lực so với từ đủ 6 đến 15 tuổi), từ 18 tuổi trở lên
thì năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

III. Bài tập:
1. Ngày 17.8. 2015 Phạm Văn Minh chạy xe mô tô mang biển kiểm soát số NB. 0123 lưu thông
trên giao lộ giữa đường Phan Văn Trị và đường Phạm Văn Đồng thuộc địa phận Quận Gò
Vấp – Tp HCM thì tông phải anh Cù Văn Cường. Cuộc đụng độ tốc độ mạnh đã làm anh
Cường chết tại chỗ còn Minh thì bị thương nặng. Hỏi
a. Trong vụ tai nạn trên, Minh có vi phạm pháp luật không? nếu có thì vi phạm pháp luật
nào?
b. Theo bạn, Minh bị phải chịu trách nhiệm pháp lý gì?
c. Gia đình Cường yêu cầu Minh bồi thường 200 triệu đồng thuộc đối tượng điều chỉnh của
ngành luật nào?
d. Được biết Cường cũng chết sau Minh hai ngày vậy Cường có phải chịu trách nhiệm pháp
lý không? Vì sao?
11



2. Ông Phạm Văn Bình ngụ tại số nhà 01/02 Đường Tân Quý Khu phố 1 Phường TB Tp HCM
có vợ là bà Minh và ba người còn tên M, N, H. Ngày 21/3/2016 ông Bình bị tai nạn giao
thông chết. Được biết tài sản chung của ông Bình và bà Minh là 5 tỷ đồng. Tài sản riêng của
ông Bình là 2 tỷ đồng. Anh chị hãy giải thích các trường hợp sau:
A. Giả sử ông Bình không để lại di chúc thì những ai được hưởng thừa kế theo pháp luật? Vì
sao? Họ được hưởng bao nhiêu?
B. Giả sử ông Bình để lại di chúc chia tài sản riêng của ông cho K (người yêu cũ của ông).
Vậy ai được hưởng tài sản của ông?
C. Giả sử ông Bình còn bố mẹ và ông để lại di chúc chia toàn bộ tài sản của ông cho người
con tên M. Vậy những ai được hưởng tài sản của ông.
D. Giả sử ông Bình để lại di chúc chia toàn bộ tài sản của ông cho ông K là bạn thân của ông
và ông Bình ghi trong di chúc rằng: Ông truất quyền thừa kế của bà Minh vợ ông vì lý do
ông không yêu bà Minh. Vậy bà Minh có được hưởng tài sản của ông để lại hay không?
Bài tập mẫu:
Ông M và Bà N có tài sản chung là 200 triệu đồng. M chết để lại di chúc chia tài sản của ông cho
bà H (người yêu cũ). Hỏi
a. Giả sử M và N có con chung là B (17 tuổi) C (20 tuổi). Vậy ai được hưởng thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Họ được hưởng bao nhiêu.
Trả lời:
Tài sản của ông M là 200: 2 = 100 triệu đồng.
Suất thừa kế theo pháp luật là N = B = C = 100 : 3 = 33.3 triệu.
Trong trường hợp trên ông M để lại di chúc không chia tài sản của mình cho ai trong gia đình mà
cho bà H. Tuy nhiên, những người sau vẫn được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc đó
là bà N (vợ ông M); B (chưa thành niên). Do vậy cả N và B đều được hưởng = 2/3 suất theo pháp luật.
Tài sản N, B được hưởng mỗi người là: 2/3 của 33.3 triệu =22.2 triệu.
Số tài sản H được hưởng là: 100 triệu – (22.2 X 2) = 55.6 triệu.
b. Giả sử ông M để lại do chúc chia toàn bộ tài sản của ông cho bà N vợ ông. Hỏi ai
được hưởng thừa kế tài sản của ông.
Do di chúc ông M để lại di chúc cho bà N nên bà N không được hưởng suất thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc. Do đó chỉ có B (chưa thành niên được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội

dung di chúc.
Tài sản của ông M là 200: 2 = 100 triệu đồng.
Suất thừa kế theo pháp luật là N = B = C = 100 : 3 = 33.3 triệu.
Tài sản B được hưởng mỗi người là: 2/3 của 33.3 triệu =22.2 triệu
Tài sản bà N được hưởng theo di chúc là : 100 – 22.2 = 77.8 triệu.

Phần II: Thực trạng vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay:
12


1.

Tình hình vi phạm pháp luật hiện nay:
Theo thống kê của các cơ quan pháp luật gần đây cho thấy rằng tình hình vi phạm pháp luật ngày càng tăng. Các
loại vi phạm không những tăng về số lượng các vụ việc mà còn tăng cả về số lượng chủ thể tham gia. Thông thường
, vi phạm pháp luật tăng tỷ lệ với gia tăng dân số, nhưng hiện nay thì số vi phạm lại tăng nhiều hơn so với dân số.
Đáng báo động là tình trạng vi phạm pháp luật này lại xảy ra trong mọi lĩnh vực của đời sống như: kinh tế, xã hội,
an ninh trật tự, văn hoá,...với những thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh, xảo quyệt hơn mà nếu không phán đoán chính xác sẽ
không nhận thấy.
Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, các loại vi phạm đặc biệt tăng nhanh, mạnh và đa dạng về hành vi, thủ đoạn. Nền
kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp, với các lĩnh vực hoạt động thông
thoáng mà Nhà nước đã đề ra, nhưng cũng chính lợi dụng sự quản lý thiếu chặt chẽ này, một số những doanh
nghiệp làm ăn bất chính, có lợi thế về vốn đã tiến hành những hình thức cạnh tranh không lành mạnh, trốn lậu thuế,
buôn lậu,…Vì vậy, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực kinh tế càng ngày càng tăng, các loại tội phạm mới cũng xuất
hiện với những hình thức tinh vi, quy mô rộng hơn thể hiện rất rõ. Theo số liệu, trong 5 năm qua, công an các đơn
vị, địa phương đã khởi tố điều tra gần 200 vụ án về tội phạm kinh tế liên quan đến hơn 320 đối tượng (chiếm 22%
tổng số vụ), trong đó nổi lên là các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
(chiếm 12% tổng số vụ), đặc biệt là lừa đảo chiếm đoạt thuế VAT, hoạt động tàng trữ lưu hành tiền giả, kể cả ngoại
tệ giả. Bên cạnh những nhà đầu tư nước ngoài làm ăn có hiệu quả, đã xuất hiện một số tổ chức doanh nghiệp, cá
nhân người nước ngoài đầu tư chui trong các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, dịch vụ giải trí để rửa tiền, trốn

thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lợi dụng danh nghĩa các tổ chức, tập đoàn tài chính quốc tế để hứa hẹn, ký kết
trong việc đầu tư, tư vấn thiết kế với một số dự án lớn với các doanh nghiệp nhưng có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt
vốn đầu tư hoặc dây dưa, không thực hiện nghĩa vụ thuế. Đã xảy ra một số trường hợp tội phạm lợi dụng chính sách
mở cửa của nước ta để buôn lậu bằng cách thẩm lậu nguyên liệu gia công, thành phẩm không qua thuế ngay tại các
khu chế xuất trong nước. Đặc biệt, trong những năm qua, nổi lên tình trạng một số công ty trong nước cấu kết với
các công ty nước ngoài để thực hiện hoạt động mua bán tài chính, lập hợp đồng giả, chứng từ giả để lừa đảo chiếm
đoạt tiền hoàn thuế VAT…Tội phạm lợi dụng công nghệ cao có xu hướng phát triển và ngày càng gây hậu quả
nghiêm trọng. Một số tội phạm như trộm cắp cước viễn thông quốc tế, làm giả thẻ tín dụng để rút tiền trong tài
khoản cá nhân, đột nhập vào các trang web thương mại điện tử để phá hoại hoặc lấy cắp thông tin khách hàng…
Phương thức thủ đoạn hoạt động phạm tội rất tinh vi và luôn có sự cấu kết giữa đối tượng trong nước với đối tượng
nước ngoài, với các cán bộ nhân viên thuế, hải quan, để buôn lậu, thường xảy ra ở các cửa khẩu, biên giới,…
Trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội,…tình hình vi phạm cũng xảy ra rất phức tạp, trong đó tội phạm là
loại hình vi phạm nghiêm trọng nhất xảy ra khá phổ biến. Số người vi phạm và số vụ việc tăng lên đáng kể, một số
tội phạm nghiêm trọng như cướp giật, giết người, buôn bán và sử dụng ma tuý, mại dâm…tăng mạnh và có nhiều
vụ án quan trọng. Đặc biệt là tội phạm có tổ chức ngày càng nhiều, có tình tái phạm cao, như các băng nhóm bảo kê
nhà hàng,..với hình thức thanh toán nhau rất tàn bạo. Theo tin tức mới đây, có vụ việc khoảng 70 thanh niên mang
theo súng, dao, kiếm... đã tham gia trận ẩu đả trước cổng khu đô thị Ciputra được xem là cao cấp nhất Hà Nội, đã
cho thấy rõ điều đó.
Đáng lo ngại hơn là tình trạng thanh thiếu niên, trẻ vị thành niên phạm tội xảy ra rất nhiều. Theo số liệu của Cục
cảnh sát Điều tra tội ph ạm về trật tự xã hội- Bộ Công An, năm 2007 toàn quốc có 10.361 vụ án do người chưa
thành niên ( CTN) gây ra, gồm 15.589 em, 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ mới với 9000 em( tăng 2%).
Số vụ án do người CNT gây ra chiếm 20% tổng số vụ vi phạm h ình sự với những hành vi ph ạm tội hết sức dã
man, tàn bạo như trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, giết người. Lứa tuổi phạm tội cao nhất từ 16 đến dưới 18
tuổi chiếm khoảng 60%, từ 14 đến 16 tuổi là 32%, mức độ tái phạm cũng rất cao; hơn 35%. Ngoài ra, còn các hiện
tượng vi phạm an toàn giao thông như đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm diễn ra
thường ngày.
Trong quá trình hội nhập, ngoài những lợi ích tích cực mang lại, thì những yếu tố tiêu cực cũng tràn lan, những
luồng văn hoá lai căng, đồi truỵ cũng du nhập vào Việt Nam gây biến đổi trong đời sống văn hoá- xã hội. Như hiện

13



tượng băng đĩa đen, sách báo đồi truỵ đã tác động đến hầu hết giới trẻ ngày nay. Nổi lên như hiện tượng phạm tội
để lấy tiền mua sắm, sử dụng thuốc lắc, đi Bar…
Một số vấn đề xảy ra hiện nay cũng rất nghiêm trọng đó là tình trạng vi phạm pháp luật về vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm. Thực phẩm bẩn đã không còn là chuyện bất thường ở Việt Nam: chỉ một thời gian ngắn mà khá nhiều
vụ việc vi phạm bị phanh phui, điển hình vụ nước uống nhãn hiệu Aquarphar của công ty Dược phẩm Tâm Đăng,
quận1 TPHCM có chứa vi tùng gây mủ Pseudomonas, tiếp đến là vụ tẩy trắng mực tươi bằng ôxy già tại khu vực
chợ Đầu mối Long biên,..theo số liệu 48% cơ sở ở Hà Nội không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Vi
phạm môi trường cũng tăng mạnh, mới đây các cơ quan đã phát hiện công ty VeDan đã thải chất thải chưa qua xử
lý xuống sông Thị Vải, gây ô nhiễm môi trường,.. Tệ nạn tham nhũng, đưa hối lộ của những quan chức, cán bộ..có
giảm nhưng lại cho ta thấy thủ đoạn tinh vi hơn của các đối tượng này để che giấu những hành vi phạm pháp.
2. Hậu quả:
Những hậu quả do tình trạng vi phạm gây ra cho Nhà nước và xã hội rất nghiêm trọng, khó khắc phục, ảnh hưởng
đến mọi mặt của đời sống. Thứ nhất, nó gây mất ổn định đời sống xã hội, đến các hoạt động kinh tế,..tạo tâm lý
hoang mang lo lắng cho người dân, sụt giảm lòng tin với chế độ xã hội mà chúng ta đang hướng đến. Thứ 2, gây
thiệt hại cho sức khoẻ, tính mạng con người, thiệt hại về tài sản, đặc biệt là tài sản của Nhà nước có liên quan đến
các vụ bê bối tài chính, gian lận thương mại, vay vốn ngân hàng. Thứ 3, đó là sự thoái hoá của đội ngũ cán bộ công
nhân viên Nhà nước..và còn rất nhiều những hậu quả khác mang tính lâu dài khó khắc phục. Một dạng hậu quả phi
vật chất gián tiếp gây ra hậu quả cho xã hội đó là hoạt động ban hành các avưn bản trái pháp luât.
Qua tình hình vi phạm pháp luật trên ta thấy rằng nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải tìm ra được nguyên nhân và
giải pháp để ngăn chặn những hành vi phạm pháp này một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Phần III: Nguyên nhân của vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay ở nước ta, được chia ra thành nguyên nhân
chủ quan và nguyên nhân khách quan sau:
1.

Nguyên nhân khách quan:
Theo quan điểm của Mác- Lênin thì tồn tại xã hội quyết định ý thức của xã hội,qua đó ta thấy rằng yếu tố khách

quan như: điều kiện sống, điều kiện kinh tế-xã hội,… đã tác động đến những hành vi vi phạm pháp luật của con
người. Những nguyên nhân đó được biểu hiện như sau:
-Nhóm nguyên nhân về kinh tế là nhóm nguyên nhân đặc biệt quan trọng. Có thể thấy rằng sự vận
động và phát triển của nền kinh thế thị trường đã tác động sâu sắc đến các quan hệ xã hội và các lĩnh vực của đời
sống con người, khơi dậy những yếu tố tiêu cực, những mặt trái của cơ chế thị trường đã làm cho xã hội thêm biến
chuyển. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi Pháp luật phải thừa nhận nhiều thành phần kinh tế, phải chấp nhận sự cạnh
tranh của các chủ thể tham gia sản xuất và kinh doanh trên thị trường trong và ngoài nước. Nhưng sự cạnh tranh,
nhất là trong lĩnh vực kinh tế, nó liên quan đến lợi nhuận, đến những nguồn lợi ích vật chất lớn thì không bao giờ
chỉ là cạnh tranh lành mạnh theo kiểu thi đua mà thường là những cuộc cạnh tranh tàn khốc, quyết liệt, tất yếu dẫn
đến tình trạng phá sản, hiện tượng độc quyền, làm tổn hại đến quá trình sản xuất, kinh doanh của các chủ thể và lợi
ích người tiêu dùng. Bên cạnh đó, sự đề cao quá mức lợi ích cá nhân, vì lợi nhuận, vì đồng tiền con người đã bất
chấp tất cả tình nghĩa, đạo đức, pháp luật để làm giàu phi pháp. Các mánh lới, thủ đoạn được sử dụng trong các
hoạt động kinh tế,..Sự phát triển kinh tế còn kéo theo các vấn đề xã hội như công ăn việc làm, tình trạng thất nghiệp
cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật. Chính sách mở cửa hội nhập đã tạo ra những hoạt động
vi phạm mới,…
-Nhóm nguyên nhân về xã hội là nhóm nguyên nhân khó có thể thống kê trên thực tế. Các nguyên
nhân về xã hội rất đa dạng và phong phú. Cùng nằm trong mối quan hệ gắn bó với nền kinh tế thị trường đó là sự
phân hoá xã hội thành những tầng lớp khác nhau, sự phân hoá giàu nghèo rõ rệt. Nhờ sự phát triển của khoa học kĩ
thuật phát triển, máy móc dần dần thay thế con người, một bộ phận biết cách nắm bắt thị trường, đầu tư hợp lí sẽ
14


nhanh chóng làm giàu, trở thành những ông chủ; còn một bộ phận dân chúng đã trở thành nạn nhân của cơ chế thị
trường bị mất đất, không có vốn, trình độ văn hoá kém,…Mấy năm hiện trở về đây, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt
đầu từ Mỹ cũng đã tác động đến nền kinh tế, gây phá sản các công ty nhà máy làm đình đốn trong hoạt động sản
xuất gây thất nghiệp cho công nhân. Trong khi đó, nhu cầu của đời sống ngày càng tăng lên trong thời đại “ bão
giá” hiện nay, tất yếu sẽ dẫn đến những việc làm liều lĩnh, gây nên tình trạng vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, sự
gia tăng dân số cũng dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Vấn đề xã hội không thể không lưu ý đến đó là tình trạng người
chưa thành niên phạm tội ngày càng nhiều, mà nguyên nhân của tình trạng này là do sự thiếu quan tâm của gia
đình. Trong thời đại kinh tế, cha mẹ lo kiếm tiền không quan tâm đến tinh thần của con cái, dùng tiền để chu cấp

cho con đầy đủ mọi vật chất, hoặc do hoàn cảnh gia đình như đói nghèo, cha mẹ ly hôn,… thiếu sự quan tâm chăm
sóc, thiếu hiểu biết, dễ dàng bị bạn bè lôi kéo, áp lực trong học tập đã dẫn đến tình trạng vi phạm.
- Nhóm nguyên nhân từ bên ngoài mang đến cùng xu hướng hội nhập quốc tế:
Trong quá trình hội nhập, ngoài những yếu tố tích cực mang lại thì những yếu tố tiêu cực cũng “ hoà nhập” theo.
Những công nghệ hiện đại, sự xâm nhập của lối sống, sự phong phú về thông tin đa chiều…tạo điều kiện cho
những thế lực thù địch, phản động với mục đích xấu, động cơ không trong sáng được du nhập vào Việt Nam,
Những thông tin qua hệ thống Internet, các luồng văn hoá như băng đĩa, sách báo, tạp chí không lành mạnh.. đã
kích động những nhu cầu của con người nhưng điều kiện ở Việt nam chưa đáp ứng được gây phản ứng tiêu cực,
nhất là trong lớp trẻ hiện nay là những đối tượng dễ bị kích động. Ngoài ra, việc hội nhập cũng chứa đựng những
nguồn vi phạm như những tội phạm giết người rồi bỏ trốn sang Việt Nam, những loại hình vận chuyển buôn bán
hàng cấm xuyên quốc gia, những thế lực phản động từ bên ngoài tràn vào gây mất lòng tin của nhân dân đối với
Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, việc hội nhập chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, còn việc phòng chống tội phạm mới
bước đầu được quan tâm đến nên vẫn còn nhiều hạn chế.
2. Nguyên nhân chủ quan:
Những nguyên nhân chủ quan này đều có tác động của những nguyên nhân khách quan trên. Thứ nhất, đó chính là
ý thức của những chủ thể vi phạm pháp luật. Những năm qua ở nước ta nhiều người dân chưa nhận thức đúng và
đầy đủ về pháp luật, ít quan tâm đến pháp luật, vì vậy những người vi phạm do kém hiểu biết và sự kém hiểu biết
đôi khi lại làm cho họ không ý thức được quyền, lợi ích của họ có bị vi phạm hay không. Tình trạng này còn dẫn
đến thái độ thờ ơ, lãnh đạm, thậm chí coi thường pháp luật, dẫn tới hành vi trái với qui định của pháp luật. Điển
hình đó là ý thức của những người phạm tội chưa thành niên do sự yếu kém về ý thức phấn đấu, rèn luyện thế nên
khi điều kiện ngoại cảnh tác động dễ gây vi phạm, và còn do lỗi của chính các bậc phụ huynh. Không chỉ do ý thức
của người dân, kém hiểu biết, mà một bộ phận không nhỏ ý thức của những người làm trong các cơ quan Nhà nước,
do nắm được luật nên càng dễ “ lách luật” hơn, với những hành động tinh vi để chiếm đoạt tài sản làm của riêng,
tham nhũng, nhận hối lộ,..những cán bộ trụ cột được đào tạo lại vi phạm thì làm sao có thể răn đe người dân, gây
mất lòng tin và uy tín cho dân.
Thứ hai, do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế kéo theo sự lạc hậu của pháp luật. Hệ thống pháp luật nước
ta vẫn thiếu tính toàn diện, thiếu tính khách quan phù hợp vì vậy, cứ thiếu đâu thì bổ sung, sửa đổi đấy, chưa có tính
nhất quán, dễ tạo những kẽ hở để các đối tượng vi phạm. Nhiều khi luật chưa kịp sửa mà yêu cầu giải quyết gấp rút
buộc các cơ quan phải ban hành các văn bản hướng dẫn hoặc quy định trái luật, những quy định chồng chéo, mâu
thuẫn, thậm chí phủ định lẫn nhau, nên dân không biết phải thực hiện theo cái gì,.. điều tất nhiên sẽ phải “vi phạm”.

Thứ 3 đó là hoạt động phòng chống và kiểm soát tình hình vi phạm còn nhiều hạn chế, các lực lượng tham gia
phòng chống tuy đông về số lượng nhưng chất lượng còn yếu kém, chưa được đào tạo bài bản, chưa nắm bắt được
tình hình. Sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng, buông lỏng trong công tác quản lí, làm cho tội phạm dễ
thoát tội.
Cuối cùng, đó chính là công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa đi sâu vào thực tế. Điều này có thể thấy rất
rõ khi tìm hiểu nguyên nhân của vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên, do sự thiếu hụt các dịch vụ hỗ trợ cộng
đồng, như các trung tâm tham vấn kĩ năng sống,… để hỗ trợ cho người phạm tội và gia đình vượt qua khó khăn,
giúp phòng ngừa tội phạm tái phạm. Công tác giáo dục, phòng ngừa hiện nay vẫn hạn chế về chất lượng, các chiến
15


lược truyền thông và chương trình giáo dục về pháp luật và lối sống còn nặng nề về bề rộng, chưa đi sâu vào thực
chất, chưa đủ mạnh để loại bỏ các tệ nạn xã hội với những hoạt động kém lành mạnh. Đội ngũ giảng dạy môn pháp
luật trong các nhà trường, khu dân cư vẫn còn thiếu và chưa được đào tạo bài bản. Hệ quả là tuyên truyền không
chính xác,…

Phần IV: Những giải pháp khắc phục và phòng chống.
Từ những phân tích về thực trạng và nguyên nhân về tình hình vi phạm pháp luật hiện nay ở nước ta, cho thấy tất
cả các cá nhân và xã hội phải có biện pháp để khắc phục tình trạng này. Dưới đây là một số biện pháp để phòng
tránh và khắc phục tình trạng trên:
Đầu tiên đó là phải đào tạo một đội ngũ cán bộ tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tốt, vì đội ngũ này là nòng
cốt trong việc phổ biến pháp luật đến nhân dân, là những người thực hiện pháp luật. Nếu dân nắm được pháp luật sẽ
hạn chế được tình trạng vi phạm. Nâng cao ý thức người dân hiểu biết về pháp luật là một vấn đề rất khó nhưng
không thể không làm được, nếu Đảng và Nhà nước biết cách đánh vào tâm lý của người dân. Trách nhiệm còn
thuộc về chính các bậc cha mẹ giáo dục con cái, để khắc phục tình trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật nhiều
như hiện nay, các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng cần được phát triển hơn nữa, tư vấn cho những người đã phạm tội để họ
không tái phạm nữa. Quan trọng nữa đó chính là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến nhân dân, xây dựng hệ
thống pháp luật chặt chẽ, nghiêm minh, có tính toàn diện, khách quan chân thực. Cương quyết xử lý những tình
trạng vi phạm trong chính các cơ quan Nhà nước để làm gương cho nhân dân làm theo, tạo lòng tin của nhân dân
vào Nhà nước. Các kế hoạch tuyên truyền nên đi sâu rộng, đừng chỉ là hình thức nên đi sâu vào thực tế để dân làm

theo. Giải quyết các vấn đề việc làm, khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các vùng miền, thu hẹp khoảng cách
giàu nghèo, giải quyết hài hoà quan hệ giữa lợi ích với công bằng xã hội, thúc đẩy sự phát triển khoa học kĩ thuật.
Nếu có những biện pháp trên kịp thời ngăn chặn sẽ góp phần tích cực trong công tác phòng chống vi phạm pháp
luật ở nước ta hiện nay.

16



×