Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.14 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH NGỌC TƯỞNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI
TẠI HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH NGỌC TƯỞNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI
TẠI HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60 62 01 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Giáo viên dẫn khoa học: PGS.TS. DƯƠNG VĂN SƠN

THÁI NGUYÊN - 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH NGỌC TƯỞNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI
TẠI HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60 62 01 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Giáo viên dẫn khoa học: PGS.TS. DƯƠNG VĂN SƠN

THÁI NGUYÊN - 2015


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã hết lòng giúp đỡ và
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo PGS.TS. Dương Văn Sơn
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên phòng Nông nghiệp và

PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê, UBND các xã và các
chủ trang trại trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động
viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 12 năm 2015
TÁC GIẢ

Đinh Ngọc Tưởng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH............................................................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại và kinh tế trang trại chăn nuôi ........................ 3
1.1.2. Các đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại chăn nuôi .................................... 5
1.1.3. Vị trí và vai trò của kinh tế trang trại chăn nuôi ............................................... 6

1.1.4. Một số các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống trang trại
nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng ................................................... 7
1.1.5. Phân loại các loại hình kinh tế trang trại chăn nuôi ........................................ 10
1.1.6. Các tiêu chí định lượng để xác định kinh tế trang trại chăn nuôi ................... 10
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................... 11
1.2.1. Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi trên thế giới .................................... 11
1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trong nước .......................... 14
1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tỉnh Phú Thọ...................... 20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....... 22
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 22
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 22
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ...................................................... 22
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 22


iv

2.2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 22
2.3. Câu hỏi và nội dung nghiên cứu ........................................................................ 22
2.3.1. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 22
2.3.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 23
2.4. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi ................................ 23
2.4.1. Tiếp cận nghiên cứu ........................................................................................ 23
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 23
2.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................... 25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 28
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu ............................. 28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 28
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 31

3.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện ............... 35
3.2.1. Số lượng các loại hình kinh tế trang trại chăn nuôi huyện Yên Lập............... 38
3.2.2. Quy mô đất đai của các mô hình kinh tế trang trại ......................................... 40
3.2.3. Vốn đầu tư sản xuất của các trang trại ............................................................ 42
3.2.4. Thức ăn sử dụng trong trang trại ..................................................................... 43
3.2.5. Nguồn nhân lực trong các trang trại ................................................................ 44
3.2.6. Tình hình trang bị và sử dụng máy móc thiết bị của các trang trại................. 48
3.2.7. Phòng chống dịch bệnh trong các trang trại .................................................... 49
3.2.8. Công tác xử lý khi có dịch bệnh xảy ra ở các trang trại chăn nuôi ............................ 50

3.2.9. Vấn đề bảo vệ môi trường trong các trang trại ............................................... 51
3.3. Giá trị sản xuất, chi phí, kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
trang trại trên địa bàn huyện ........................................................................ 52
3.3.1. Giá trị sản xuất bình quân của các mô hình trang trại..................................... 52
3.3.2. Chi phí sản xuất kinh doanh của các trang trại ............................................... 53
3.3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh ........................................................................... 54
3.3.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện
Yên Lập......................................................................................................... 55


v

3.4. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trang trại chăn nuôi, những thuận lợi,
khó khăn và nguyện vọng để phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi
trên địa bàn huyện Yên Lập ......................................................................... 58
3.4.1. Yếu tố ảnh hưởng đến trang trại chăn nuôi ..................................................... 58
3.4.2. Khó khăn thuận lợi trong phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn ............ 61
3.5. Giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi................................................ 62
3.5.1. Giải pháp chung .............................................................................................. 62
3.5.2. Giải pháp cụ thể .............................................................................................. 64

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 75
1. Kết luận ................................................................................................................. 75
2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 80
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

CN

Công nghiệp

CNH

Công nghiệp hóa

DT

Diện tích


ĐVT

Đơn vị tính

GDP

Gross Domestic Products (Tổng sản phẩm quốc nội)

GT

Giá trị

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐH

Hiện đại hóa

HTX

Hợp tác xã

KTTT

Kinh tế trang trại

KTTTCN


Kinh tế trang trại chăn nuôi



Lao động

NN

Nông nghiệp

NN VÀ PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

TT

Trang trại

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dưng cơ bản



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng:
Bảng 1.1:
Bảng 1.2:
Bảng 3.1:

Các loại trang trại phân theo vùng, thời điểm 01/10/2014 .................... 18
Số lượng và loại trang trại tỉnh Phú Thọ năm 2014 .............................. 20
Tình hình sử dụng đất đai của huyện Yên Lập năm 2012 đến năm 2014 ... 30

Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4:

Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Lập 2014 ....................... 31
Thực trạng cơ sở hạ tầng của huyện năm 2014 ..................................... 33
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang chăn

Bảng 3.5:
Bảng 3.6:
Bảng 3.7:

nuôi của huyện Yên Lập ........................................................................ 34
Số lượng và cơ cấu các loại hình trang trại trên địa bàn huyện ............ 38
Quy mô đặc điểm các trang trại chăn nuôi năm 2014 ........................... 40
Tình hình nguồn vốn bình quân 1 trang trại năm 2014 ......................... 42


Bảng 3.8:
Bảng 3.9:

Tình hình sử dụng thức ăn trong các trang trại chăn nuôi ..................... 43
Tình hình lao động BQ trong các trang trại năm 2014.......................... 44

Bảng 3.10: Một số đặc điểm chủ trang trại chăn nuôi năm 2014 ............................ 46
Bảng 3.11: Trang bị và sử dụng máy móc trong trang trại năm 2014 ..................... 48
Bảng 3.12: Các biện pháp phòng bệnh trong trang trại năm 2014 .......................... 49
Bảng 3.13: Các biện pháp xử lý dịch bệnh tại các trang trại ................................... 51
Bảng 3.14: Công tác xử lý chất thải trong các trang trại chăn nuôi ......................... 51
Bảng 3.15: Giá trị sản xuất bình quân của các mô hình trang trại phân theo cơ
cấu nguồn thu năm 2014........................................................................ 52
Bảng 3.16: Chi phí sản xuất bình quân 1 trang trại trên địa bàn huyện năm 2014 ........ 53
Bảng 3.17: Kết quả sản xuất kinh doanh bình quân 1 trang trại ở huyện Yên
Lập năm 2014 ........................................................................................ 54
Bảng 3.18: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trung bình/năm
của các loại hình trang trại..................................................................... 55
Bảng 3.19: Tổng hợp những khó khăn của các chủ trang trại ................................. 58
Bảng 3.20: Nhu cầu và nguyện vọng về chính sách của nhà nước .......................... 60

Hình:
Hình 3.1:
Hình 3.2:

Biểu đồ giá trị gia tăng các ngành kinh tế năm 2012 - 2014 ................. 35
Số lượng và cơ cấu các loại hình trang trại trên địa bàn huyện Yên Lập
năm 2012 - 2014 .................................................................................... 38



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, kinh
tế trang trại (KTTT) là bước phát triển cao có tính quy luật của kinh tế nông hộ, là mô
hình sản xuất đã có từ rất lâu, mang tính phổ biến và giữ vai trò quan trọng. Thực tế
đã chứng minh kinh tế trang trại đã phát huy được vai trò to lớn, tạo ra sức mạnh mới
trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển KTTT đã khai thác sử
dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lí góp phần phát triển nông
nghiệp bền vững, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo, phân bổ lại
lao động, dân cư không những vậy mà việc phát triển kinh tế trang trại còn góp phần
vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ở Việt Nam, tuy KTTT được hình thành chưa lâu, số lượng còn ít nhưng đã
thể hiện tính hơn hẳn so với kinh tế hộ nông dân - nhất là mức độ tích tụ các nguồn
lực, trình độ sản xuất hàng hóa, nhiều giải pháp về quản trị quá trình kinh doanh,...
Nhà nước cũng đã ban hành một số chính sách để khuyến khích phát triển kinh tế
trang trại. Nhưng KTTT ở Việt Nam phát triển còn chậm, năng xuất, chất lượng,
hiệu quả kinh doanh chưa cao, đặc biệt là kinh tế trang trại chăn nuôi (KTTTCN)
còn yếu và ít. Do đó việc tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những giải pháp để phát triển
KTTTCN ở nước ta là yêu cầu cấp bách.
Huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ là một địa phương có nhiều tiềm năng phát triển
KTTT, đặc biệt là trang trại chăn nuôi (TTCN). Trong những năm gần đây TTCN
đã và đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô, theo số liệu thống kê đến
tháng 6 năm 2014 toàn huyện có 10 trang trại trong đó có 08 TTCN (đạt tiêu chí
theo Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT, ngày 13/4/2011). Kinh tế trang trại
chăn nuôi (KTTTCN) đã cải thiện về thu nhập cho nhiều hộ nông dân, làm thay đổi
bộ mặt của vùng nông thôn, giải quyết công ăn việc làm cho một số người lao động.
Tuy nhiên, nhìn chung quy mô TTCN của huyện Yên Lập còn nhỏ, năng lực

sản xuất còn hạn chế, thiếu sự liên kết hợp tác, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, sự
phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, còn mang yếu tố tự phát và bộc lộ nhiều
vấn đề bất cập về đất đai, vốn, công nghệ, thị trường, lao động,... Cá biệt, việc phát


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 12 năm 2015
TÁC GIẢ

Đinh Ngọc Tưởng


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại và kinh tế trang trại chăn nuôi
Hiện nay khái niệm về kinh tế trang trại đối với nước ta vẫn còn là vấn đề
tương đối mới. Tuy nhiên cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu về kinh tế trang trại,
mỗi tác giả có một góc nhìn khác nhau về loại hình kinh tế này.
- Theo tác giả Trần Đức (1998): “Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức
sản xuất cơ sở trong nước có mục đích chủ yếu là sản xuất sản phẩm hàng hoá, tư
liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập,

sản xuất được tiến hành trên quy mô tập trung đủ lớn, với cách thức tổ chức, quản
lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”[9].
- Theo tác giả Lê Trọng (2000): “Kinh tế trang trại (hay kinh tế nông lâm ngư trại)
là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, dựa trên cơ sở hợp tác và
phân công lao động xã hội. Bao gồm một số người lao động nhất định được chủ trang
trại tổ chức, trang bị những tư liệu sản xuất kinh doanh, phù hợp với yêu cầu của kinh tế
thị trường và được nhà nước bảo hộ” [17].
Nghị quyết 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang
trại đã ghi rõ: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông
nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao
hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng
rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản” [5].
Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình
nông dân, hình thành và phát triển chủ yếu trong điều kiện kinh tế thị trường
khi phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến.
Để hiểu hơn về khái niệm kinh tế trang trại, trước hết cần phân biệt các thuật
ngữ “trang trại” và “kinh tế trang trại”. Trong tiếng Việt hiện nay hai thuật ngữ này
trong nhiều trường hợp được sử dụng không phân biệt, tuy nhiên về thực chất
“trang trại” và “kinh tế trang trại” là hai khái niệm không đồng nhất.


4

Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ
kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại. Còn trang trại là
nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủ thể của các quan hệ kinh tế
đó. Điểm chung của những khái niệm trên cho thấy kinh tế trang trại là kinh tế hộ
nông dân sản xuất hàng hoá, nhưng quy mô sản xuất hàng hoá đó phải đạt tới một
mức độ tương đối lớn. Như vậy, trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá
dựa trên cơ sở lao động, đất đai, tư liệu sản xuất cơ bản của hộ gia đình, hoàn toàn

tự chủ và bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác, sản phẩm làm ra chủ yếu để bán
và tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình.
So sánh kinh tế trang trại và kinh tế hộ.
Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế được hình thành dự trên cơ sở hộ
gia đình nông dân với tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
của hộ gia đình, tiến hành tổ chức sản xuất hàng hoá với mục tiêu lợi nhuận quy mô lớ,
có đủ khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại vào
sản xuất kinh doanh.
Như vậy kinh tế trang trại hay ngư trại, lâm trại là mô hình kinh tế có quy mô
lớn, tập chung; tính chất sản xuất hàng hóa thương mại theo nhu cầu thị trường; sản
phẩm chuyên sâu; quản sản xuất và công nghệ áp dụng chặt chẽ, có điều kiện áp
dụng khoa học công nghệ; lao động thuê, trả lương; công cụ lao động máy móc
hiện đại; hạch toán kinh tế thu, chi hiệu quả kinh tế.
Kinh tế hộ Là hình thức kinh tế mang chủ yếu tính chất tự nhiên trong gia đình
nông dân trong nông nghiệp và thủ công nghiệp chuyển dần sang sản xuất hàng hoá
nhỏ; kinh tế hộ gia đình nông dân chủ yếu tồn tại trong lĩnh vực nông nghiệp với
đặc thù sản xuất nhỏ, nó là một bộ phận của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa tuy nhiên
nó không phải là một thành phần kinh tế độc lập. Kinh tế hộ gia đình nông dân do
các điều kiện lịch sử cụ thể đã có sự biến đổi trong các thời kỳ.
Tóm lại kinh tế hộ có quy mô nhỏ lẻ, phân tán; tính sản xuất tự cung, tự cấp;
sản phẩm đa dạng, đảm bảo an ninh lương thực; quản sản xuất và công nghệ áp
dụng thấp hơn kinh tế trang trại; lao động gia đình, đổi công, mùa vụ, công cụ lao
động thô sơ, lạc hậu; không hạch toán kinh tế thu, chi.


5

Vậy kinh tế trang trại chăn nuôi là gì? Theo các nhà nghiên cứu kinh tế trang
trại chăn nuôi là một nền sản xuất kinh tế trong nông nghiệp với nông sản hàng hoá
là sản phẩm của chăn nuôi đại gia súc, gia cầm,… Đó là tổng thể các mối quan hệ

kinh tế của các tổ chức sản xuất hoạt động kinh doanh nông nghiệp, xét ở phạm vi
chăn nuôi. Bao gồm các hoạt động trước và sau sản xuất nông sản hàng hoá xung
quanh các trục trung tâm là hệ thống các trang trại chăn nuôi ở các vùng kinh tế
khác nhau.
KTTTCN cũng được mang nhiều khái niệm khác nhau, nhưng có thể đúc kết lại
rằng kinh tế trang trại chăn nuôi là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông
nghiệp với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá như: thịt, trứng, sữa,…Với qui mô
đất đai, các yếu tố sản xuất đủ lớn, có trình độ kỹ thuật cao, có tổ chức và quản lý tiến
bộ, có hạch toán kinh tế như các doanh nghiệp.
1.1.2. Các đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại chăn nuôi
- Kinh tế trang trại chăn nuôi sản xuất các sản phẩm thịt, trứng, sữa,… trong
điều kiện kinh tế thị trường thời kỳ công nghiệp hoá nên mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh đều xuất phát nhu cầu thị trường. Chính vì vậy tất cả các yếu tố đầu vào
như vốn, lao động, giống, khoa học công nghệ,… cũng như các yếu tố đầu ra như
sản phẩm thịt, trứng, sữa,… đều là sản phẩm hàng hoá.
- Do đặc trưng sản xuất hàng hoá ngành chăn nuôi chi phối mà phải đòi hỏi tạo
ra ưu thế cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh, để thực hiện yêu cầu tái sản xuất
mở rộng, hoạt động kinh tế trang trại chăn nuôi theo xu thế tích tụ, tập trung sản
xuất kinh tế ngày càng cao, tạo ra tỷ xuất hàng hoá cao, khối lượng hàng hoá
ngày càng nhiều, chất lượng tốt. Đi đôi với việc tập trung, nâng cao năng lực sản
xuất của từng trang trại còn diễn ra xu thế tập trung các trang trại thành các vùng
chuyên môn hoá về từng loại như vùng chuyên canh nuôi đại gia súc như: trâu,
bò,… vùng chuyên nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt, sữa với mục đích tạo ra khối lượng hàng hoá lớn.
- Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền tảng lớn của một hệ thống kinh tế
trang trại nói chung, là một bộ phận của nền sản xuất trong nông nghiệp, khác với
các ngành sản xuất khác: Lâm nghiệp hay Thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện
đất đai, khí tượng và thời tiết nhưng đối với chăn nuôi đó chỉ là những ảnh hưởng


6


tác động đến vật nuôi, nó phụ chính vào điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng của các
trang trại. Sản phẩm của chăn nuôi phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của đại đa số
nguời dân trong cả nước.
- Kinh tế trang trại chăn nuôi cũng có nhiều loại hình khác nhau trong đó trang
trại gia đình vẫn là phổ biến, có đặc trưng rất linh hoạt trong từng hoạt động, vì có
thể dung nạp các trình độ sản xuất khác nhau về xã hội hoá, chuyên môn hoá. Dung
nạp các quy mô sản xuất trang trại chăn nuôi khác nhau như các trang trại chăn nuôi
nhỏ, vừa và lớn và thậm chí đến cực lớn. Dung nạp các cấp độ công nghệ sản xuất
khác nhau từ thô sơ đến hiện đại, riêng biệt hoặc đan xen. Liên kết các loại hình
kinh tế khác nhau cá thể,tư nhân, hợp tác quốc doanh,…Với các hình thức hợp tác
sản xuất kinh doanh đa dạng. Chính vì vậy mà kinh tế trang trại chăn nuôi có khả
năng thích ứng với các nước đang phát triển và ở các nước công nghiệp phát triển.
- Kinh tế trang trại chăn nuôi có đặc trưng là tạo ra năng lực sản xuất cao về
nông sản hàng hoá mà chủ yếu là sản phẩm thịt, trứng, sữa,… do đặc điểm về tính
chất quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại quyết định. Chủ trang trại là người có
ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức và có kinh nghiệm trong sản xuất
chăn nuôi, cũng như kinh doanh trong cơ chế thị trường.
1.1.3. Vị trí và vai trò của kinh tế trang trại chăn nuôi
* Về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại:
Theo Nghị quyết 03 năm 2000 của Chính phủ [5]
- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp
nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu
quả sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông lâm, thuỷ sản.
- Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn,
kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng
thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo, phân bổ lại lao
đông, dân cư, xây dựng nông thôn mới.
- Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền với
quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông

nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá nông
nghiệp, nông thôn.


7

* Vai trò của kinh tế trang trại nói chung
- Vai trò thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, góp phần đưa sản xuất nông
nghiệp lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành quan hệ sản xuất mới trong
nông nghiệp và nông thôn.
- Vai trò huy động, khai thác các nguồn lực trong dân, giải quyết việc làm cho
lao động xã hội, làm giàu cho nông dân, cho đất nước.
- Vai trò sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên đất đai.
- Vai trò hợp tác, liên kết giữa các trang trại với nhau và với kinh tế nhà nước về
nhiều mặt để có sức cạnh tranh trên thị trường và cùng nhau chung sức giải quyết các
nhu cầu xã hội.
* Vai trò của kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng
KTTTCN là một bộ phận của KTTT, nó mang đầy đủ các tính chất, vai trò của
KTTT trong lĩnh vực chăn nuôi, có nhiệm vụ tạo ra năng lực sản xuất cao về nông
sản hàng hoá mà chủ yếu là sản phẩm thịt, trứng, sữa,… Nó đóng góp 25% GDP
cho ngành nông nghiệp và còn quyết định tính ổn định của nền kinh tế.
1.1.4. Một số các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống trang trại nói
chung và trang trại chăn nuôi nói riêng
* Các nhân tố chủ quan
Điều kiện về kinh tế - xã hội: Các yếu tố về dân số, lao động, truyền thống văn
hóa, nguồn vốn đầu tư, thị trường nông nghệ sản phẩm, trình độ phát triển kết cấu
hạ tầng, trình độ khoa học công là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và có tính quyết
định đến quá trình sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản của các trang trại.

- Vốn đầu tư của chủ trang trại
Một trang trại muốn phát triển với quy mô lớn thì điều kiện tiên quyết là vấn đề
vốn đầu tư của trang trại. Với loại hình kinh tế trang trại nào, phương thức huy động
vốn ra sao, thì việc đầu tư vốn có hiệu quả và thể hiện triển vọng sản xuất của trang trại
là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ trang trại diễn ra trong quá trình sản xuất.


8

Thiếu vốn dẫn đến:
+ Quy mô trang trại nhỏ gây sức ép với việc tăng năng suất lao động và hiệu
quả sản xuất nông nghiệp.
+ Làm hạn chế việc áp dụng công nghệ mới và máy móc hiện đại, ảnh hưởng
tới quá trình sản xuất.
+ Không đáp ứng được chất lượng các yếu tố đầu vào như: giống, kỹ thuật, vật
tư, máy móc thiết bị…
+ Ảnh hưởng tới việc học tập và nâng cao trình độ của các chủ trang trại.
+ Thiếu vốn cũng ảnh hưởng dán tiếp đến việc xử lý chất thải trong sản xuất,
gây ô nhiễm môi trường.
- Quy mô diện tích trang trại.
Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn tuy nhiên đất canh tác lại thiếu vì
dân cư tập chung đông tại các vùng đồng bằng thuận lợi trong sản xuất và buôn bán.
Quỹ đất vùng trung du miền núi lớn nhưng chỉ phù hợp với phát triển các trang trại
chăn nuôi đại gia súc, hơn nữa do giao thông đi lại khó khăn nên việc phát triển các
trang trại chăn nuôi quy mô lớn ở những vùng này gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì
vậy việc tổ chức quy hoạch đất đai nhằm phát triển hệ thống trang trại phù hợp, lâu
dài, bền vững là vô cùng quan trọng.
- Trình độ lao động trong trang trại
Trang trại đã giải quyết được một phần lao động nông nhàn ở nông thôn, phân
bố lại dân cư và lao động giữa các ngành và các vùng trong địa phương. Tuy nhiên,

hầu hết số lao động đều chưa qua đào tạo, trình độ kỹ thuật còn hạn chế, do đó ảnh
hưởng rất lớn tới việc áp dụng KHKT vào sản xuất, hạn chế sự phát triển của các
trang trại, hạn chế khâu vệ sinh và bảo vệ môi trường.
* Các nhân tố khách quan
Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý; điều kiện thời tiết, khí hậu; điều kiện đất đai;
môi trường sinh thái đều có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của
các loại hình kinh tế trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng.
Môi trường pháp lý: Các chính sách về đất đai; chính sách thuế; chính sách
lao động; chính sách khoa học kỹ thuật, công nghệ, môi trường; chính sách thị


9

trường, chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại là những chính sách hết
sức quan trọng trực tiếp tác động vào quá trình hình thành và phát triển của các
trang trại.
- Nhân tố môi trường.
+ Khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết…): Ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng và
phát triển của vật nuôi, tới việc bảo quản thức ăn, nguy cơ bùng phát dịch bệnh…
+ Dịch bệnh: Dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của mỗi
trang trại. Nếu trang trại phòng trừ và chữa trị tốt vật nuôi khỏe mạnh lớn nhanh sẽ
đem lại lợi nhuận lớn cho trang trại. Tuy nhiên nếu không có biện pháp phòng trừ
hợp lý để dịch bệnh lây lan trên diện rộng không những làm thiệt hại cho trang trại
mà còn ảnh hưởng tới các trang trại xung quanh, cũng như vấn đề vệ sinh môi
trường khu vực lân cận.
+ Chính sách của nhà nước: Các chủ trương chính sách hợp lý thông thoáng sẽ
kích thích sự phát triển của hệ thống trang trại, tăng cường lưu thông hàng hóa phát
triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên do còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ, các quy
định của cơ quan nhà nước như thú y, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, chất
lượng thức ăn gia súc còn những bất cập chưa tạo điều kiện cần và đủ để trang trại

phát triển bền vững.
+ Thời gian giao đất, cho thuê đất, thủ tục giao đất, cho thuê đất còn nhiều khó
khăn; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm; chính sách vay vốn
còn hạn chế và nhiều bất cập làm ảnh hưởng tới quá trình đầu tư xây dựng và phát
triển của các trang trại.
+ Tốc độ tăng dân số: Dân số và môi trường là nền tảng cho sự phát triển bền
vững. Không thể có sự phát triển bền vững nếu môi trường bị hủy hoại, suy thoái,
chất lượng cuộc sống và sức khỏe người dân bị sa sút. Sự phát triển bền vững phụ
thuộc rất lớn vào công tác dân số và bảo vệ môi trường. Nhiều khi giá phải trả cho
chi phí về môi trường nhiều hơn những thứ con người thu về từ thiên nhiên. Dân số,
môi trường và phát triển tạo thành vòng quay tuần hoàn khép kín ảnh hưởng chi


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã hết lòng giúp đỡ và
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo PGS.TS. Dương Văn Sơn
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên phòng Nông nghiệp và
PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê, UBND các xã và các
chủ trang trại trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động
viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 12 năm 2015
TÁC GIẢ

Đinh Ngọc Tưởng


11

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi trên thế giới
Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống còn của
nhân loại. Ngày nay nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp lương thực và các
loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất. Ngành chăn nuôi không chỉ có
vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ bản cho dân số của cả hành tinh
mà còn góp phần đa dạng nguồn giene và đa dạng sinh học trên trái đất. Do đó chăn
nuôi trang trại đã được khẳng định là mô hình sản xuất phù hợp và đạt hiệu quả
kinh tế trong sản xuất của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi quốc gia,
kinh tế trang trại chăn nuôi rất đa dạng cả về hình thức quản lý, quy mô và cơ cấu
sản xuất.
Ở hầu hết các nước, trang trại chăn nuôi là hình thức sản xuất giữ vị trí xung
kích trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn và trở thành lực lượng
chủ lực khi nền kinh tế phát triển đến giai đoạn cao. Thực tiễn đã chứng minh rằng
kinh tế trang trại có vai trò quan trọng ở các nước đang phát triển (Hàn Quốc, Đài
Loan,…) và đang tiếp tục phát huy tác dụng ở những nước có nền kinh tế phát triển
cao (Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản,…). Kinh tế trang trại gia đình đã thể hiện rõ vai trò
tích cực trong quá trình phát triển nông nghiệp thế giới, thúc đẩy ngành sản xuất
nông sản hàng hoá và đưa nền nông nghiệp tiến lên hiện đại.
Kinh tế trang trại phát triển mạnh ở thời kỳ các nước tiến hành công nghiệp
hoá, khi công nghiệp phát triển thì số lượng trang trại có xu hướng giảm dần và quy
mô trang trại có xu hướng tăng lên cụ thể.

* Tình hình trang trại của một số nước Châu Âu: Ở Anh năm 1950 có 453
nghìn trang trại với diện tích bình quân là 36 ha, đến 1987 còn 254 nghìn trang trại
với diện tích bình quân là 71 ha/ trang trại; ở Pháp năm 1955 có 2.285 nghìn trang
trại với diện tích bình quân là 14 ha/ trang trại, đến nay còn 952 nghìn trang trại với
diện tích bình quân là 19 ha/ trang trại; ở Đức năm 1960 có 1.709 nghìn trang trại
với diện tích bình quân là 10 ha/trang trại, đến năm 1985 còn có 983 nghìn trang trại
với diện tích bình quân là 15 ha/trang trại.


12

* Ở Mỹ, năm 1950 có 5.648 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 151 ha/
trang trại, nhưng đến năm 1992 chỉ còn 1.925 nghìn trang trại với diện tích bình
quân là 198 ha/ trang trại.
* Ở châu Á, chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm luôn là một cản trở đối
với phát triển kinh tế hàng hoá và cơ chế thị trường. Do vậy, kinh tế trang trại cũng
xuất hiện muộn hơn và quy mô nhỏ hơn ở châu Âu, châu Mỹ, nhiều nghiên cứu cho
thấy quy mô trang trại nhỏ ở châu Á chiếm từ 60-70% về số lượng, canh tác 30%
diện tích và sản xuất 35% tổng sản phẩm nông nghiệp.
- Ở Nhật Bản, trang trại gia đình có vai trò quan trọng trong ngành nông
nghiệp, bảo đảm lương thực, thực phẩm cho xã hội. Nhật Bản có xu hướng mở rộng
quy mô trang trại lên từ 10-20 ha, nhưng vẫn chưa thực hiện được. Năm 1970 Nhật
Bản có 5.342 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1,1 ha/trang trại, đến 1993
còn 3.691 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1,38 ha/trang trại.
- Ở Đài Loan năm 1970 có 916 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 0,38
ha/trang trại, đến năm 1998 còn 739 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1,21
ha/ trang trại.
- Ở Hàn Quốc năm 1965 có 2.507.000 trang trại có diện tích bình quân là 0,90
ha/ trang trại, đến năm 1979 còn 1.772.000 trang trại có diện tích bình quân là 1,20
ha/trang trại. Trang trại dưới 0,5 ha chiếm 29,7% từ 0,5 - 1 ha chiếm 34,7%, trên 1

ha chiếm 35,6%.
- Ở Inđônêsia, năm 1963 có 744.000 trang trại với diện tích bình quân là 1,20
ha/trang trại đến năm 1973 có 808.000 trang trại với diện tích bình quân là 1,14
ha/trang trại/ đến năm 1983 có 916.000 trang trại với diện tích bình quân là 0,95
ha/trang trại
- Ở Thái Lan, năm 1963 có 3.124.000 trang trại với diện tích bình quân là 0,55
ha/ trang trại đến năm 1978 có 4.018.000 trang trại với diện tích bình quân là 0,8
ha/trang trại.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới - FAO năm 2009 số
lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn trâu 182,2 triệu


13

con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò 1.164,8 triệu con, dê
591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà 14.191,1 triệu con và
tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con... Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của
thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm.
Các quốc gia có số lượng vật nuôi lớn là:
Đàn bò: Nhiều nhất là Brazin 204,5 triệu con, thứ hai là Ấn Độ 172,4 triệu, thứ
ba là Hoa kỳ 94,5 triệu, thứ tư là Trung Quốc 92,1 triệu, thứ năm Ethiopia và thứ
sáu Argentina có trên 50 triệu con.
Đàn trâu: Nhiều nhất là Ấn Độ 106,6 triệu con (chiếm trên 58% tổng số trâu
của thế giới), thứ hai Pakistan 29,9 triệu trâu, thứ ba Trung Quốc 23,7 triệu con, thứ
tư Nepan 4,6 triệu con, thứ năm Egypt 3,5 triệu, thứ sáu Philippine 3,3 triệu con và
Việt Nam đứng thứ 7 thế giới đạt 2,8 triệu con .
Đàn lợn: Số một là Trung Quốc 451,1 triệu con, thứ hai Hoa Kỳ 67,1 triệu, thứ
ba Brazin 37,0 triệu, Việt Nam đứng thứ 4 có 27,6 triệu con và thứ năm Đức 26,8
triệu con lợn.
Đàn gà: Số một Trung Quốc 4.702,2 triệu con, thứ hai Indonesia 1.341,7 triệu,

thứ ba là Brazin 1.205,0 triệu, thứ tư Ấn Độ 613 triệu và thứ năm Iran 513 triệu,
Việt Nam đứng thứ 13 thế giới với 200 triệu con.
Đàn vịt: thứ nhất Trung Quốc có 771 triệu con, thứ hai Việt Nam 84 triệu, thứ
ba Indonesia 42,3 triệu, thứ tư Bangladesh 24 triệu và thứ năm Pháp có 22,5 triệu
con Vịt [12].
Phương thức chăn nuôi trang trại hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba
hình thức cơ bản đó là: i) Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao
ii) Chăn nuôi trang trại bán thâm canh và iii) Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và
quảng canh.
Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn thâm canh sản xuất hàng hóa
chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và một số
nước ở Châu Á, Phi và Mỹ La tinh. Chăn nuôi công nghiệp thâm canh các công nghệ
cao về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch
sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý đàn. Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh


14

sản được áp dụng trong chăn nuôi như nhân giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh sản
và điều khiển giới tính.
Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh gia súc gia cầm tại phần lớn các nước
đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La tinh và các nước Trung Đông. Trong
chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên sản phẩm chăn nuôi năng xuất
thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của chăn nuôi hữu cơ.
Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch đang được thực hiện ở một số nước phát triển,
sản phẩm chăn nuôi được người tiêu dùng ưu chuộng. Xu hướng chăn nuôi gắn liền
với tự nhiên đang được đặt ra cho thế kỷ 21 không chăn nuôi gà công nghiệp trên
lồng tầng và không chăn nuôi heo trên nền xi măng. Tuy nhiên chăn nuôi hữu cơ
năng xuất thấp, giá thành sản phẩm chăn nuôi cao thường là mâu thuẫn với chăn nuôi
công nghiệp quy mô lớn do đó đang là thách thức của nhân loại trong mở rộng quy

mô và phổ cập chăn nuôi hữu cơ.
Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), nhu cầu về sản phẩm chăn
nuôi như thịt, trứng, sữa của toàn cầu tăng lên hàng năm do dân số tăng và thu nhập
tăng, mức sống tăng cao. Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của thế giới là thịt, trứng và
sữa. Tổng sản lượng thịt khoảng 281 triệu tấn thịt sản xuất hàng năm, trong đó thịt
bò, thịt lợn và gia cầm chiếm vị trí quan trọng nhất về số lượng. Với tổng sản lượng
sữa trên 696 triệu tấn năm, sữa bò chiếm 80% tổng sản lượng sữa, sau đó là sữa dê
15% và các loại sữa khác 5%. Với dân số thế giới trên 6,7 tỷ người như hiện nay thì
bình quân đầu người hàng năm là 102,7 kg sữa. Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi
hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm,
trong khi đó dự báo mỗi năm dân số thế giới tăng 0,7-0,8 triệu, nếu không chú ý tới
phát triển chăn nuôi, cũng như phát triển KTTTCN thì nguy cơ gia tăng tỷ lệ đói
nghèo trên toàn cầu là khó tránh khỏi (FAO).
1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trong nước
Khoảng 10 năm gần đây, một sự bứt phá của ngành chăn nuôi là có sự chuyển
đổi từ chăn nuôi tự cung, tự cấp, nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi trang trại tập trung,
tiếp cận dần tới công nghiệp hóa chăn nuôi. Đây có thể coi là bước đột phá mới trong
phát triển của ngành chăn nuôi. Chăn nuôi trang trại (TT) phát triển sẽ đáp ứng nhu
cầu thị trường ngày càng nhiều và đa dạng của nhân dân về sản phẩm chăn nuôi, nâng


15

cao tính cạnh tranh năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, tăng cường khả năng
tiếp thu công nghệ, tiên bộ khoa học mới, là nhân tố sức mạnh thúc đẩy ngành chăn
nuôi phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chăn nuôi theo quy mô
trang trại đã và đang là xu hướng phát triển tất yếu của ngành chăn nuôi. Bởi vì chăn
nuôi trang trại mới cho được số lượng sản phẩm lớn, mới đủ khả năng và thông số
mẫu đủ lớn để áp dụng các tiến bộ khoa học, các công nghệ phục vụ chăn nuôi cao
sản, kiểm soát dịch bệnh dễ dàng hơn so với chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ. Từ đó nâng

cao sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi hàng hóa trên thị trường.
Trong 5 năm vừa qua, chăn nuôi trang trại ở nước ta đã phát triển nhanh về số
lượng và quy mô chăn nuôi. Số lượng trang trại (TT) tăng từ 1.761 năm 2001 lên
17.721 năm 2006, bình quân tăng trong giai đoạn 2001-2006 đạt 58,7%/năm. Trong
số trang trại chăn nuôi nêu trên, quy mô chăn nuôi trang trại lợn nái phổ biến từ 2050 con/TT, lợn thịt: từ 100-200 con/TT, gà thịt từ 2.000-5.000 con/TT, bò sinh sản:
10-20 con/TT, bò sữa 20-50 con/trang trại. Sản phẩm chăn nuôi TT ngày càng tăng,
ước tính sản phẩm sữa từ TT chiếm trên 40% tổng sản lượng sữa, tương tự như vậy
sản phẩm chăn nuôi lợn TT trên 20% và gà trên 35%. Chăn nuôi TT làm tăng khả
năng khai thác đất, tiềm năng về vốn, kỹ thuật của mọi thành phần kinh tế xã hội
đầu tư mạnh mẽ vào chăn nuôi công nghiệp hóa.
Với hơn 21 nghìn trang trại chăn nuôi đáp ứng tiêu chí của thông tư
69/2000/TTLT/BNN-TCTK đã giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động
với thu nhập hình quân mỗi lao động từ 750.000đ - 1.500.000đ/tháng. Bình quân về
đầu tư và thu nhập của chăn nuôi trang trại là khá cao. Ví dụ, tỉnh phú Thọ có 123
trang trại chủ yếu là nuôi lợn và bò có vốn sản xuất đại 273 triệu đồng/hộ TT, giá trị
sản xuất hàng hóa đạt 262 hiệu đồng/hộ TT, thu nhập lãi bình quân là 70 triệu
đồng/hộ TT hoặc như tỉnh một Hải Dương có 99 trang trại cũng cho thu lãi bình
quân mỗi trang trại là 61,8 triệu đồng/năm; Bình quân các TT chăn nuôi của tỉnh
Bình Thuận cho thu lãi hàng năm là 30 triệu đồng/hộ TT, đặc biệt có những TT của
Hà Tây (nơi có số TT chăn nuôi chiếm tới 40,7% tổng số TT trong toàn tỉnh) cho
thu lãi trên 150 triệu đồng/năm. [11]
Nhìn chung, các chủ trang trại chăn nuôi cho biết trong điều kiện thuận lợi về
an toàn dịch bệnh, giá thức ăn và giá thị trường tiêu thụ thì nuôi bò thịt cho lãi


16

khoảng 1 triệu đồng/con/năm, bò sinh sản lãi 1,5-2 triệu đồng/con/năm, nuôi lợn
thịt lãi bình quân 1000đ/con/ngày, lợn sinh sản lãi 2 - 2,5 triệu đồng/con/năm.
Chăn nuôi TT ở nước ta chỉ chủ yếu lập trung vào chăn nuôi bò (8.597 TT

chiếm 40% tổng số TTTT cả nước) và lợn (7.038 TT chiếm 32,8%). Chăn nuôi gia
cầm được xếp hạng thứ ba với 3.721 trang trại chiếm 17,3% tổng số TT toàn quốc.
Chăn nuôi dê mới được chú trọng nhưng số lượng trang trại là 1.449 chiếm 6,75%,
cao hơn 418 trang trại trâu (chiếm có 1,94%), còn lại là 250 trang trại ong và 1 trang
trại gấu theo đúng tiêu chí xác định trang trại của Thông tư 69. Chăn nuôi TT chủ yếu
tập trung ở miền Nam với 12.332 TT (57,43%). Các vùng có chăn nuôi TT phát triển
là Đông Nam bộ (7.645 TT- 35,6%), Bắc Trung bộ (4.464 TT, chiếm 20,79%), vùng
ĐBSH (3.257 TT, chiếm 15,17%) và vùng Duyên hải Nam Trung hộ (2.608 TT,
chiếm 12,14%). Thấp nhất cả nước là vùng Tây Bắc với 577 trang trại chăn nuôi tập
trung, chiếm 2,68% tổng số TT chăn nuôi trên toàn quốc.
Chăn nuôi TT cũng không ngừng được tăng nhanh về số lượng và vốn đầu tư
trên khắp các vùng miền trong cả nước. Ví dụ, chăn nuôi TT ở tỉnh Thái Bình (hiện
có 507 TT) đã tăng gấp 3,7 lần so với năm 2003. Sự tăng trưởng của TT chăn nuôi
đạt cả về số lượng, quy mô và chủng loại gia súc. Mức tăng trưởng về TT chăn nuôi ở
Bình Thuận còn đạt tới 6,2 lần với từ 110 TT năm 2001 thì đến năm 2005 đã lên tới 684
trang trại chăn nuôi, chiếm 36,3% tổng số TT trong phạm vi toàn tỉnh.
Chăn nuôi trang trại đã góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích
đất đồi gò, đất hoang hóa, đất ven sông ven biển và diện tích mặt nước ,tạo ra những
vùng sản xuất tập trung với khối lượng hàng hóa lớn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến, giết mổ phát
triển. Đồng thời với việc mở rộng về số lượng và quy mô chăn nuôi, loại hình chăn
nuôi trang trại, tập trung đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người
sản xuất. Chăn nuôi TT đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư như
nông dân, cán bộ, công chức, người đã nghỉ hưu, các doanh nhân trong và ngoài
nước. Cùng với sự phát triển chăn nuôi trang trại đã hình thành các phương thức tổ
chức sản xuất mới trong ngành chăn nuôi như HTX sản xuất dịch vụ, liên minh
HTX, câu lạc bộ trang trại. Các loại hình sản xuất này đã góp phần củng cố và thúc
đẩy chăn nuôi trang trại phát triển có hiệu quả, bền vững.



×