Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong ao nuôi tôm sú thâm canh tại phú tân cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.7 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
----------

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
THUỐC - HÓA CHẤT TRONG AO NUÔI
TÔM SÚ THÂM CANH TẠI PHÚ TÂN
CÀ MAU
Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Ths.NGUYỄN HỮU LỘC

LƯU THANH TOÀN

Ths.NGUYỄN LÊ HOÀNG YẾN

MSSV: 1153040091
Lớp: NTTS K6

Cần Thơ, 2015

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ


KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
----------

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
THUỐC - HÓA CHẤT TRONG AO NUÔI
TÔM SÚ THÂM CANH TẠI PHÚ TÂN
CÀ MAU

Sinh viên thực hiện
LƯU THANH TOÀN

MSSV: 1153040091
Lớp: NTTS K6

Cần Thơ, 2015

2


CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu chung
Trong những năm qua, xuất khẩu thủy sản đã góp phần tạo nên một hình ảnh Việt
Nam với các nước bạn bè trên trường quốc tế. Năm 2004 lần đầu tiên Việt Nam nằm
trong tốp 10 nước có sản lượng nuôi trồng thủy sản hàng đầu thế giới (FAO, 2005),
sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt trên 155 quốc gia và vùng lảnh thổ (ABS,

2010). Một trong những nghề góp cho thành công của thủy sản Việt Nam phải kể đến
là nghề nuôi tôm. Nghề nuôi tôm đã và đang góp phần quan trọng cho việc đảm bảo
nguồn thưc phẩm, tạo thu nhập và việc làm cho người dân nông thôn. Trong đó, các
tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có lợi thế rất lớn trong phát triển thủy sản,
diện tích nuôi tôm tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang,Trà
Vinh, Bến Tre. Sản lượng tôm nuôi bán thâm canh, thâm canh của vùng tăng hàng
năm.
Theo Tổng cục Thủy sản, đến thời điểm 31/10/2014 cả nước đã thả nuôi khoảng 676
nghìn ha (đạt 100,9% kế hoạch và bằng 103,6% so với cùng kỳ năm 2013), trong đó
diện tích nuôi tôm sú là 583 nghìn ha, tôm chân trắng là 93 nghìn ha (đạt 133,3% kế
hoạch năm 2014, bằng 146,4% so với cùng kỳ năm 2013). Sản lượng thu hoạch 569
nghìn tấn (đạt 103,4 kế hoạch năm 2014 và bằng 105,1% so với cùng kỳ năm 2013),
trong đó sản lượng tôm sú đạt 241 nghìn tấn, tôm chân trắng 328 nghìn tấn.
Sự nhanh chóng mở rộng diện tích đất nuôi tôm ở Việt Nam, đặc biệt ở ĐBSCL thật
sự đã đưa đến một số lưu ý đó là sự gia tăng sử dụng thuốc (đặc biệt thuốc kháng sinh)
và hóa chất (đặc biệt hóa chất cải tạo ao, diệt tạp, xử lý nước…) trong nuôi tôm. Từ
đây, có thể gây ra những tác động xấu đến môi trường nước và đến chất lượng tôm.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc và hóa chất chưa tốt của người nuôi sẽ làm tăng chi phí
sản xuất, không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến xuất
khẩu…Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc, hóa chất
trong ao nuôi tôm sú thâm canh tại Phú Tân - Cà Mau” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đánh giá hiện trạng bệnh tôm và tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm sú
thâm canh tại Phú Tân - Cà Mau.
Cung cấp cơ sở dữ liệu thuốc và hóa chất cho nuôi tôm sú tại địa phương.

3


1.3 Nội dung

Tìm hiểu tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm sú ở các hộ nuôi thuộc
địa bàn huyện Phú Tân.
Dựa trên kết quả điều tra được sẽ tiến hành đánh giá, phân tích tính hợp lý, hiệu quả
của việc sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm sú ở huyện Phú Tân.

4


CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1.Tình hình nuôi tôm sú trên thế giới và Việt Nam
2.1.1. Tình hình nuôi tôm sú trên thế giới
Nghề nuôi tôm sú trên thế giới đã trải qua nhiều thế kỷ nhưng nghề nuôi tôm hiện đại
chỉ thực sự ra đời kể từ năm 1930 khi các nhà khoa học Nhật Bản sản xuất được tôm
giống nhân tạo. Nghề nuôi tôm cũng chỉ thực sự bùng phát từ những năm 80 khi tôm
giống đã được sản xuất ra với một số lượng lón để cung cấp cho người nuôi.
Trên thế giới có hai khu vực nuôi tôm sú lớn nhất là Tây bán cầu gồm các nước Châu
Mỹ Latinh và Đông bán cầu gồm các nước Nam Á và Đông Á, Theo Nguyễn Văn
Hảo, (2000) thì năm 1997 ở khu vực Tây bán cầu, Ecuador đạt được 130.000 tấn
chiếm 66% tổng sản lượng tôm nuôi của khu vực. Khu vực Đông bán cầu sản lượng
tôm nuôi đạt 462.000 tấn chiếm 70% tôm nuôi trên Thế Giới. Trong đó, Thái Lan là
nước đứng đầu, kế đến là Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam.
Xét về năng xuất trung bình, những nước có tổng diện tích nuôi ít (< 2.500 ha) thường
đạt năng suất bình quân cao (> 2000 kg/ha). Ngược lại các nước có diện tích nuôi tôm
lớn, các hình thức nuôi quảng canh và bán thâm canh và nuôi bán thâm canh có năng
xuất bình quân thấp. Việt Nam với 80% diện tích nuôi quảng canh và nuôi bán thâm
canh chưa phát triển mạnh có năng xuất bình quân thấp nhất trên thế giới, chỉ đạt
150kg/ha (Nguyễn văn Hảo, 2000).
Nhu cầu thị trường đối với tôm vẫn không ngừng tăng cao trong thời gian qua làm cho
tôm có một giá trị hấp dẫn và ngành nuôi tôm thâm canh có đầu ra ổn định. Lợi nhuận

hấp dẫn và giá trị xuất khẩu cao của tôm nuôi đã tác động đến chính sách phát triển
của một số nước nuôi tôm. Chính điều này đã làm cho nghề nuôi tôm được mở rộng và
giá thành sản xuất tôm cũng thấp hơn các nước cạnh tranh rất nhiều.
2.1.2. Tình hình nuôi tôm sú ở Việt Nam
Theo ước tính của ABD (1996), tỷ lệ diện tích nuôi quảng canh, bán thâm canh và
thâm canh ở Việt Nam trong năm 1995 là 80:15:5, năng suất nuôi bình quân thấp trong
năm 2000 chỉ đạt khoảng 340 kg/ha, và 360 kg/ha trong năm 2001. Mô hình nuôi công
nghiệp phát triển mạnh từ năm 2000 nhờ chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trong
những năm qua thì ngành thủy sản nước ta phát triển ngày càng đa dạng hơn, thâm
canh hơn, áp dụng nhiều công nghệ tiến bộ hơn với mục đích của nuôi trồng thủy sản
chính là để phục vụ nhu cầu thực phẩm của con người, xóa đói giảm nghèo, nâng cao
mức sống ở nông thôn. Từ năm 1999 đến nay tổng diện tích chuyển đổi sang nuôi
5


trồng thủy sản là 377.263 ha góp phần tăng diện tích nuôi cả nước từ 524.619 ha năm
1999 lên tới 959.945 ha năm 2005 (tính cho cả nước), tổng sản lượng thủy sản đạt
1.437.356 tấn, gấp 2 lần so với năm 1999, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt
1.627.301.000 USD chiếm 59,42% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung (Bộ
Thủy sản, 2006). .
2.2 Hiện trạng sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm trên thế giới và Việt
Nam
2.2.1 Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trên thế giới
Theo (Graslund, 2001) thì có trên 34 loại thuốc, hóa chất phổ biến được sử dụng trong
nuôi tôm ở các nước Châu Á, tuy nhiên không có sự khác biệt rõ ràng về công hiệu
của các nhóm thuốc, hóa chất trong nuôi tôm, và cách sử dụng cũng khác nhau. Thí dụ
Chlorine dùng để diệt khuẩn, nhưng nó cũng được dùng để diệt tảo; Các hóa chất khác
như Formol, thuốc tím được sử dụng để diệt khuẩn khi cải tạo ao và cũng được sử
dụng nhiều trong lúc nuôi; Vôi được dùng rất phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á
với công dụng là nâng cao pH trong đất và nước; Phân gây màu nước nhằm nâng cao

lượng thức ăn tự nhiên trong ao (GESAMP,1997). Việc sử dụng thuốc, hóa chất không
hợp lý trong sản xuất không những làm cho chi phí tăng cao, mà còn ảnh hưởng đến
môi trường, ao nuôi ngày càng suy thoái và làm giảm chất lượng sản phẩm thủy sản,
gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, làm mất uy tín xuất khẩu thủy sản.
Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc, hóa chất một cách hợp lý trong nuôi tôm đặc biệt là
mô hình nuôi tôm thâm canh, thì đòi hỏi ngành thủy sản các nước trên thế giới xem
đây là chương trình lớn trong ngành thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm thịt nói
riêng, cần phải có chính sách sử dụng hợp lý góp phần tạo cho môi trường ao nuôi, hệ
sinh thái cân bằng và ổn định hơn.
2.2.2. Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra của Nguyễn Thị Phương Nga, 2004 về thuốc, hóa chất và chế
phẩm sinh học ở Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau cho thấy có đến 116 sản phẩm thuốc,
hóa chất được sử dụng trong NTTS, trong đó nhóm hóa chất là 40 loại, nhóm CPSH là
15 loại, nhóm khoáng thiên nhiên là 4 loại và nhóm Vitamin, khoáng và lipid có 22
loại. Theo QĐ 17/2002 của (Bộ Thủy sản, 2002), đã quy định 326 sản phẩm thuốc
TYTS được phép và hạn chế sử dụng trong NTTS. Tại miền Trung điều tra cho thấy
có đến 413 loại thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học được sử dụng trong nuôi tôm,
nhưng cơ quan chức năng chỉ quản lý được 150 sản phẩm. Chỉ riêng tại Quảng Ninh
đã có hơn 209 loại thuốc, hóa chất đang được sử dụng trong NTTS, trong đó có đến
50% xuất xứ từ Trung Quốc (85 loại), và rất nhiều loại thuốc, kháng sinh không có tên

6


trong danh mục cho phép của Bộ Thủy sản (BTS), việc khuyến cáo nhân dân sử dụng
các CPSH thay cho thói quen dùng các loại thuốc kháng sinh đang là đòi hỏi cấp thiết.
Trong suốt một vụ nuôi thì chi phí cho việc sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh
học dùng để phòng, trị bệnh và cải thiện môi trường ao nuôi chiếm khoảng 7-8,5%
tổng chi phí.
2.3. Một số loại thuốc và hóa chất sử dụng trong nuôi tôm sú

Theo GESAMP (1997) thì thuốc, hóa chất sử dụng trong NTTS với nhiều mục đích
khác nhau như; xử lý nước, chất lắng đọng, tăng năng suất thủy vực, thức ăn bổ sung,
kích thích sinh trưởng
Thuốc hóa chất sử dụng có thể chia thành 3 nhóm tùy vào mục đích sử dụng gồm:
* Nhóm xử lý môi trường
Vôi: được dùng rộng rãi để trung hòa axit, tăng độ kiềm, phổ biến là vôi nông
nghiệp CaCO3, Dolomite MgCa(CO3). Trong chuẩn bị ao, bón với liều lượng 1015kg/100m2, dùng ổn định môi trường 20-25kg/1.000m2. Việc bón vôi có tác dụng để
trung hòa axit sunfuric sinh ra từ quá trình oxy hóa tầng phèn trong các ao được xây
dựng từ vùng rừng ngập mặn.
Sunfat nhôm - kali (Phèn): được sử dụng với nồng độ 10-20ppm, làm giảm độ
đục ở các ao nuôi tôm.
Zeolite: với thành phần là SiO2, Al2O3 dùng để hấp thu khí độc như NH3, NO2
với liều lượng thích hợp có thể giảm tác dụng khi sử dụng trong nước lợ do bị kiềm
chế bởi nồng độ cation.
Phân bón: gồm cả 2 loại hữu cơ và vô cơ, được sử dụng nhằm làm tăng nguồn
thức ăn tự nhiên trong ao, phân hữu cơ dùng phổ biến là phân gà, phân bò, phân lợn,
với liều lượng 100-200kg/1.000m2. Phân vô cơ được dùng chủ yếu dùng là NPK (1620-0), DAP (18-46-0), URE (46-0-0).
EDTA (Ethyleneaminetetraacetic): có công thức hóa học là (C10H16N2O8) dùng
để kết tủa kim loại nặng, như đồng, sắt, cadium,… có trong nước ảnh hưởng đến tôm
dùng để xử lý nước trước khi nuôi với liều lượng 10-15ppm và phòng trị bệnh do vi
khuẩn từ 2-3ppm.
* Nhóm diệt khuẩn, diệt tạp
Formol (Formaldehyde): cấu tạo hóa học có gốc đặc trưng 0=CH2, formol
dạng lỏng màu trắng. Sản phẩm thương mại rất đa dạng với nhiều hàm lượng khác
nhau 20%, 35%, 37%, được sử dụng để diệt khuẩn, ký sinh trùng, tảo với nồng độ thấp
và sử dụng nồng độ cao để kiểm soát trứng.
7


Thuốc tím (KMnO4): dạng hạt mịn màu tím đen dễ tan trong nước dùng để

lắng phù sa, diệt khuẩn, nấm và ký sinh trùng, nồng độ sử dụng 4-5ppm (ngâm). Ngoài
ra thuốc tím là chất oxy hóa mạnh, nên khi sử dụng thuốc tím cần chú ý đến liều lượng
sử dụng. Đối với nước có nhiều tảo, hợp chất hữu cơ lơ lững, sau thời gian xử lý, nước
trở nên rất trong, do tảo và các hợp chất hữu cơ lắng xuống đáy.
Chlorine (Ca(OCl)2): dùng để khử trùng bể ương, các dụng cụ, xử lý bệnh vi
khuẩn,…với nồng độ từ 25-250ppm, chlorine cũng có hiệu quả đối với các chất hữu
cơ, có tác dụng làm giảm lượng hữu cơ, độ đục trong nước, tính oxy hóa mạnh, phản
ứng hầu hết với các chất như Fe, Mn, H2S, NH3…
Dây thuốc cá: dùng để diệt tạp, trong ao trước khi thả tôm, cá giống, hợp chất
này có thể làm tê liệt đường hô hấp với liều lượng 1kg/100m3.
Saponin: là sản phẩm được chiết xuất từ bã hạt chè dại, là chất diệt tạp trong
ao trước khi thả tôm với nồng độ 20-30ppm, kích thích tôm lột xác với nồng độ 57ppm. Các sản phẩm thương mại chỉ có 12-17% Saponin, ở độ mặn và nhiệt độ càng
cao thì tác dụng của Saponin càng hiệu quả.
Oxy già (Hydrogen peroxit): có công thức hóa học là H2O2, khi tác dụng với
chất hữu cơ sẽ sủi bọt vì phóng thích oxygen. Thuốc bền vững trong dung dịch axit
nhẹ nhưng kém bền vững trong môi trường kiềm hoặc chất hữu cơ, kim loại (Nguyễn
Thị Phương Nga, 2004). Hydrogen peroxit sản phẩm thương mại chứa 3% hoạt chất có
tác dụng như: diệt trùng, khử mùi hôi do có tính oxy hóa mạnh tạo oxy nguyên tử là
dạng chất khí tự do không liên kết, tẩy vết thương mưng mủ, lở loét trên cá, làm sạch
vết thương.
Iodin: sản phẩm được dùng phổ biến để diệt khuẩn rất hiệu quả, dùng để sát
trùng nguồn nước 2 - 3ppm, dùng để trị bệnh 0,5 - 1ppm, iodine giảm tác dụng trong
môi trường có độ kiềm cao do phản ứng tự khử.
Iốt: có công thức hóa học là I2 dùng để sát trùng vết thương, diệt khuẩn, nấm
trên gia súc gia cầm. Trong thủy sản Iốt được khuyến cáo như là chất sát khuẩn phổ
rộng, diệt cả loài vi khuẩn gam âm (-) và gam dương (+) như: vibrio harveyi,
Pseudomonas spp, nấm và nguyên sinh động vật đặc biệt là ký sinh trùng trên mang và
thân tôm.
* Nhóm vitamin, khoáng
Vitamin C: dùng tăng cường sức đề kháng và hội chứng suy giảm miễn dịch ở

cá, vẹo cột sống, xuất huyết toàn thân. Tôm sú thiếu vitamin C sẽ không có khả năng
lột xác, khuyết tật ở vỏ giáp, rối loạn trao đổi khí ở mang và tỷ lệ chết cao.

8


Vitamin E: giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa hội chứng suy giảm, suy
dinh dưỡng thiếu máu và tác hại đối với màng tế bào, thoái hóa bắp thịt, gan, não, mỡ.
Vitamin B1: có tác dụng giúp ngăn ngừa viêm thần kinh, tê phù, nếu thiếu
vitamin B1 tuyến sinh dục kém phát triển, trứng dễ thóai hóa, kém ăn và sinh trưởng
chậm.
Vitamin A: là thành phần của sắc tố Rodopsin trong võng mô mắt, giữ vai trò
trong quá trình vận chuyển hydro, duy trì tốt màng nhầy ống tiêu hóa, hệ hô hấp, thận,
mắt, quá trình tạo lập xương. Nếu thiếu vitamin A cá sẽ tróc vảy, dây thần kinh thắc lại
dẫn đến tê phù, mắt bị mềm và kéo mây.
* Nhóm kháng sinh
2 nhóm kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong ao nuôi tôm là Cloramphenicol
và Fluoroquinolon. Thường được nông dân dùng để trộn vào thức ăn hoặc hoà loãng
với nước đổ xuống ao để chữa bệnh và phòng bệnh trong tôm, cá. Đây là hai loại
kháng sinh có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn hiện vẫn được dùng rộng rãi trong điều
trị bệnh (Nguyễn Thị Phương Nga, 2004).
Chloramphenicol: được y học dùng từ lâu nên rất quen thuộc với chúng ta.
Thuốc này có nhiều tên gọi khác nhau như Cloromycetin, Cloroxit, Tifomycin.
Chloramphenicol có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, cả các chủng Gram (+) và
Gram (-), các Rickettsia, Chlamydia, Mycoplasma.
Fluoroquinolon: là những loại kháng sinh mới có tác dụng mạnh với nhiều loại
vi khuẩn gây bệnh nên được dùng để đặc trị một số bệnh do vi khuẩn gây ra ở tôm, từ
các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, các bênh gan, tụy… Nhóm này có tên thương mại:
Ciprofloxacin, Ofloxacin. Thuốc này được bà con nông hộ sử dụng rất nhiều bởi hiệu
quả mang lại rất cao và có thể điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn hiện nay. Nhưng thuốc

có độc tính cao, nhiều chống chỉ định, và chỉ được sử dụng ở nồng độ rất thấp.
Ngoài ra còn có các chất dẫn dụ, kích thích tôm bắt mồi như dầu gan mực,
chlothin…được sử dụng thường xuyên trong nuôi tôm.
Chất phụ gia được các nhà sản xuất thức ăn thuỷ sản sử dụng dưới dạng chất
bảo quản như nhóm Hydroxyanisol butyl hoá, Ethoxyquin. (Nguyễn Thị Phương Nga,
2004)
2.4. Tình hình kinh tế – xã hội thành phố Cà Mau
Cà Mau là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long, được xác
định là trung tâm lớn về thuỷ sản đặc biệt là nuôi tôm. Có diện tích nuôi tôm trên
266.000 ha (40% so cả nước), năm 2013 có sản lượng tôm 134.000 tấn (25% so cả
nước), kim ngạnh xuất khẩu trên 1 tỷ USD (42% so cả nước). Giá trị thủy sản chiếm
30% GDP của tỉnh; giải quyết cho trên 140.000 việc làm. Trong năm 2014, GDP của
9


tỉnh tăng 8,5%; trong đó lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tăng 6,9%, gấp đôi so với
trung bình của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 33 triệu đồng/năm,
tăng 9,9 % so với năm 2013; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm chỉ còn 4,9 %. Năm 2014, Cà
Mau là tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước, đạt 1,3 tỷ USD vượt kế
hoạch đặt ra. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế xã hội cũng như giải quyết việc làm cho địa phương.
2.5. Tình hình nuôi tôm ở Cà Mau
Tỉnh Cà Mau, có diện tích nuôi tôm đạt 267.642 ha, trong đó diện tích nuôi tôm công
nghiệp là 8.151 ha tăng 2.167 ha so với năm 2013, nuôi tôm quảng canh cải tiến
61.000 ha. Năm 2014, được đánh giá là một năm rất khả quan về lĩnh vực nuôi trồng
thủy sản của tỉnh Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung. Cà Mau cũng là một trong
những tỉnh chịu ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh do diễn biến thất thường của thời
tiết trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Sở
NN&PTNT tỉnh Cà Mau cùng với các đơn vị quản lý đã giảm thiểu tối đa thiệt hại do
dịch bệnh gây ra. Kết thúc năm 2014, sản lượng xuất khẩu thủy sản toàn tỉnh đã đạt

132.622 tấn tăng 16% so với kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh trong
năm 2014 đạt 1,314 tỷ USD vượt 17% kế hoạch. Đây là một trong những tỉnh chiếm tỷ
trọng xuất khẩu chủ yếu của cả nước.

10


CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian thực hiện: từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2015.
3.1.2 Địa điểm khảo sát, thu số liệu: tại Phú Tân – Cà Mau.

Hình 1: Bản đồ địa điểm thu mẫu ở tỉnh Cà Mau
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Những nông hộ sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm sú thâm canh tại Phú Tân - Cà
Mau.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Điều tra về thực trạng sử dụng thuốc, hóa trong nuôi tôm sú tại Phú Tân – Cà Mau.

11


3.4. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Số liệu về vùng nuôi, tổng diện tích, tình hình nuôi của nuôi tôm sú
thâm canh ở Phú Tân – Cà Mau, được thu thập tại các cơ quan như Sở nông nghiệp và
phát triển nông thôn, Chi cục thủy sản, Phòng nông nghiệp.
Số liệu sơ cấp: được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn 20 hộ sử dụng thuốc, hóa
chất và chế phẩm sinh trong nuôi tôm sú thâm canh ở Phú Tân - Cà Mau và ghi nhận
vào phiếu phỏng vấn như sau:

Xã Phú Mỹ, Huyện Phú Tân 8 hộ
Tân Hưng Tây

6 hộ

Xã Phú Tân, Huyện Phú Tân 4 hộ
Phú Thuận

2 hộ

Thông tin sơ cấp cần thu thập gồm:


Tình hình nuôi tôm sú thâm canh.



Hiện trạng dịch bệnh trên tôm nuôi.



Tình hình sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học.



Hiệu quả sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học.

3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi được thu thập về được kiểm tra, nhập liệu. Sử dụng phần mềm
Microsoft Excel để tính toán các giá trị và so sánh. Kết quả được trình bày chủ yếu

dưới dạng thống kê mô tả các đặc điểm chung của nông hộ và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật chủ yếu của mô hình gồm có: mô tả trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất, phần
trăm.

12


CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Sơ lược về tình hình nuôi tôm ở huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau
Năm 2014, tổng sản lương nuôi trồng thủy sản được 28.798 tấn, diện tích nuôi tôm
công nghiệp của toàn huyện là 1.965,18 ha,với 3712 hộ nuôi. Tập trung ở các xã Tân
Hưng Tây 131,24 ha, Phú Tân 321,68 ha, Phú Mỹ 265 ha, Phú Thuận 331,1 ha, Tân
Hải 167 ha, Việt Thắng 90,59 ha, Cái Đôi Vàm 231,6 ha, Gạch Chèo 52,44 ha.
4.2. Đặc điểm mô hình nuôi tôm thâm canh tại Phú Tân - Cà Mau
Mô hình nuôi tôm thâm canh ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nghề nuôi
thủy sản, gắn liền với trình độ văn hóa của chủ hộ cũng như người vận hành hệ thống
trang trại. Bởi vì liên quan đến nhận thức cũng như khả năng tiếp thu tiến bộ KHKT và
khả năng sáng tạo vận hành hệ thống sản xuất một cách tối ưu về kỹ thuật, môi trường,
hiệu quả kinh tế. Điều này cho thấy việc chuyển đổi sang mô hình nuôi thâm canh,
không chỉ có ý nghĩa quan trọng là gia tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu của ngành, mà
còn hàng loạt các hệ lụy trong một hệ thống sản xuất chưa hoàn chỉnh. Điển hình của
việc thâm canh hóa trong nuôi tôm là gia tăng diện tích, bằng cách chuyển đổi từ đất
sản xuất kém hiệu quả đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho xã hội. Tuy nhiên việc thâm
canh một cách tự phát góp phần làm hủy hoại môi sinh là mối nguy không thể tránh
khỏi. Mặt khác việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất quá nhanh trong khi nguồn nhân lực,
vốn cho sản xuất chưa đáp ứng kịp thời, làm gia tăng rủi ro cho người nuôi. Cho nên
biện pháp đầu tiên trong quản lý ao nuôi thâm canh là cải tạo ao nuôi thật kỹ trước khi
nuôi và tăng cường kiểm soát môi trường nước bằng các biện pháp như; cơ học, lý
học, sinh học và hóa học, góp phần tăng hiệu quả kinh tế, đó là điều tất yếu trong hệ

thống nuôi thâm canh trong NTTS hiện nay cần hướng đến.
4.2.1 Thông tin về nông hộ
Độ tuổi
Thông qua số liệu điều tra cho thấy độ tuổi trung bình của các hộ nuôi tôm tại huyện
Phú Tân – Cà Mau là 39. Chủ hộ có độ tuổi cao nhất là 53 tuổi và thấp nhất là 25 tuổi.
trong số hộ khảo sát, có 20% chủ hộ có độ tuổi từ 25 đến 30, độ tuổi từ 31 đến 40
chiếm 40%, độ tuổi từ 41 đến 53 chiếm 40%. Điều này cho thấy tuổi trung bình của
các chủ hộ đều là trung niên nên có kinh nghiệm và rất thuận lợi về mặt sản xuất, nhờ
đó mà người dân có thể phát hiện sớm những tình trạng bất thường trong ao nuôi và xử
lý nhanh các trường hợp bất thường xảy ra trong ao nuôi. Nhưng cũng do nuôi theo
kinh nghiệm lâu nên người dân cũng khó khăn trong việc thay đổi hình thức nuôi cũng

13


như chuyển giao các kỹ thuật nuôi mới vì thế hiện nay việc thay đổi hình thức nuôi
cũng như chuyển giao các kỹ thuật nuôi mới vì thế hiện nay việc ô nhiễm nước và các
loại dịch bệnh lan truyền nhanh.

20%
40%
25-30 tuổi
31-40 tuổi
40%

41-53 tuổi

Hình 4.1 Tỷ lệ độ tuổi của các nông hộ nuôi tôm tại Phú Tân – Cà Mau.
Trình độ kỹ thuật
Những năm gần đây với mô hình nuôi tôm công nghiệp phát triển mạnh mẽ do mô

hình này mang lại hiểu quả cao, song song đó cũng đi kèm với những rủi ro và thách
thức lớn đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức nhất định. Khi phỏng vấn các hộ nuôi
tôm công nghiệp thì đa số hộ ứng dụng khoa học kỹ thật vào trong sản xuất, trong đó
tập huấn chiếm 55%, đại học chiếm 10%, cao đẳng chiếm 25%, trung cấp chiếm 10%
(Hình 4.2).
120%
100%
100%
80%
55%

60%
40%

25%
20%

10%

10%

0%
Khinh nghiệm

Tập huấn

Đại học

Cao đẳng


Hình 4.2 Trình độ kỹ thuật

14

Trung cấp


Số năm kinh nghiệm

5%
30%
1-2 năm
>2-5 năm

65%

>5-10 năm

Hình 4.3 Kinh nghiệm của hộ nuôi

Qua kết quả điều tra cho thấy những người có số năm kinh nghiệm từ 5 – 10 năm có
khả năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật mới tốt hơn thì tỷ lệ sống của tôm nuôi càng cao,
năng suất vụ nuôi cao và ít bị rủi ro hơn các hộ nuôi có trình độ chuyên môn và số năm
kinh nghiệm thấp. Điều này được lí giải do những hộ nuôi có trình độ chuyên môn và
số năm kinh nghiệm cao có nhiều kiến thức chuyên môn, có khả năng quản lí và bố trí
ao nuôi tốt, sử dụng thuốc, hóa chất hợp lí và có hiệu quả hơn so với các hộ nuôi ít
kinh nghiệm và trình môn chuyên môn thấp.
4.2.2 Thông tin về mô hình nuôi
Qua điều tra diện tích đất nuôi trung bình của các hộ dân là 0,35 ± 0,06 ha/hộ, trong đó
diện tích mặt nước chiếm 73% tổng diện tích, có hộ diện tích nuôi tôm lớn 0,45 ha/hộ,

song có hộ diện tích nuôi nhỏ chỉ đạt 0,25 ha/hộ, (Bảng 4.1). Theo các hộ khảo sát cho
biết diện tích nuôi lớn gây khó khăn cho việc quản lý dịch bệnh, khi bệnh xảy ra thì
chi phí thuốc, hóa chất điều trị lớn và không hiệu quả, còn diện tích nuôi quá nhỏ môi
trường dễ biến động hơn, khó khống chế dẫn đến bị thiệt hại. Diện tích nuôi thích hợp
là 0,4 m2/ao, sẽ thuận lợi hơn trong việc quản lý môi trường ao nuôi như lấp đặt hệ
thống quạt nước và thuận tiện trong việc sử dụng thuốc, hóa chất. Qua đây cho thấy,
do giá tôm thương phẩm ngày càng tăng nên diện tích nuôi tôm của các nông hộ ngày
càng được mở rộng để mang lại được năng suất cao.
Bảng 4.1:Quy mô diện tích nuôi tôm sú thâm canh của hộ dân
Diện tích (ha)

Số hộ nuôi

Tỉ lệ (%)

Năng suất
bình quân/ tấn/vụ

0,25 – 0,3
0,35 – 0,45
< 0,45

2
14
4

10
70
20


2.995
3.969
3.360

15


Diện tích ao lắng
Ao lắng là điều kiện bắt buộc trong hầu hết hệ thống nuôi tôm thâm canh hiện nay. Nó
góp phần làm tăng khả năng thành công cho vụ nuôi. Ao lắng có vai trò quan trọng
trong việc giúp quản lý tốt môi trường ao nuôi và ngăn ngừa lây lan dịch bệnh, giữ
nước chủ động cấp cho ao nuôi. Ao lắng là nơi xử lý nước thông qua lắng tụ phù sa,
lắng lọc sinh học, xử lý hóa chất loại bỏ mầm bệnh trước khi đưa vào ao nuôi. Qua
điều tra, diện tích ao lắng trung bình là 0,56 ± 0,34 ha/hộ, chiếm 21,1% so với diện
tích nuôi. Diện tích ao lắng càng lớn thì tính chủ động về nguồn nước cấp cho ao nuôi
càng cao, tỷ lệ các hộ nuôi tôm có ao lắng chiếm 85% tổng số hộ thả nuôi, tập trung
những hộ có diện tích nuôi lớn hơn hoặc bằng 1 ha.
Theo kết quả điều tra của Nguyễn Văn Bé (2007) thì số hộ nuôi tôm không có sử dụng
ao lắng là 7,5%. Đến năm 2010, số hộ không có ao lắng lại tăng lên và chiếm 17%,
phần lớn những hộ này có diện tích nuôi nhỏ (0,2-0,3 ha/hộ) diện tích sản xuất hạn
chế. Mặt khác, do giá tôm thương phẩm hiện nay tăng cao nên người dân tận dụng hết
diện tích kể cả diện tích của ao lắng để mở rộng diện tích canh tác, nhằm nâng cao sản
lượng.
Thời điểm thả giống
Theo kết quả khảo sát cho thấy mùa vụ thả nuôi của mô hình nuôi tôm sú thâm canh
bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch.

10%

33%


57%

Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3

Hình 4.4 Thời điểm thả giống.
Theo khuyến cáo của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thì tất cả số hộ nuôi
tôm sú chỉ thả nuôi 1 vụ/năm và thả giống vào mùa khô từ tháng 2 – 4, vụ còn lại (từ
tháng 6 – 8) nuôi cá hay loài khác để cải tạo môi trường và hạn chế rủi ro, vì vào vụ 2
thời tiết thường không thuận lợi, mưa nhiều dẫn đến sự biến động về môi trường.

16


Qua kết quả điều tra cho thấy, số hộ thả giống vào tháng 1 chiếm 10%, số hộ thả giống
vào tháng 2 chiếm 33% còn lại số hộ thả vào tháng 3 chiếm tỷ lệ cao nhất là 57%
(Hình 4.4).
Mật độ
Qua số liệu thu được cho thấy mật độ thả nuôi trung bình trong mô hình nuôi thâm
canh và bán thâm canh tại Phú Tân là 21,2±4,4 con/m2, mật độ thả cao nhất là 30
con/m2 và thấp nhất là 15 con/m2, mật độ thả từ 20-25 con/m2 chiếm 65% (Hình 4.5).
Hiện nay mô hình nuôi thâm canh, mật độ thích hợp là 20 con/m2 đang được khuyến
khích nhân rộng, với mật độ thả thưa hơn, với mật độ này ngày càng thể hiện tính ưu
điểm hơn, môi trường ao nuôi ít ô nhiễm, mức độ rủi ro thấp, tôm thu hoạch có kích cỡ
lớn hơn và lợi nhuận trên đơn vị diện tích sẽ cao hơn.

80%
70%


65%

60%
50%
40%
30%

25%

20%
10%
10%
0%
20-25 con/m2

<20 con/m2

25-30 con/m2

Hình 4.5: Mật độ thả giống
Nguồn gốc và giá thành tôm giống thả nuôi.
Giá tôm giống cao hay thấp còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích cỡ giống, nguồn
giống, thời điểm, uy tín của trại giống…Qua kết quả điều tra cho thấy giá con giống
trung bình cho các kích cỡ và nguồn cung cấp là khoảng 51,8 ± 13,8 đồng. Qua kết
khảo sát hiện nay nguồn giống được nông dân thả nuôi có từ nhiều nguồn, một là
nguồn giống miền Trung được mua chủ yếu từ Ninh Thuận và Khánh Hòa. Các nguồn
còn lại được bắt từ địa phương như ở Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ,... Hiện nay nguồn
giống địa phương được hộ dân thả nuôi nhiều chiếm 85% do giá giống thấp (44,9 ±
10,8 đồng/post) hơn nguồn giống miền Trung nhưng vẫn được kiểm tra nên chất lượng

con giống vẫn đảm bảo, mặt khác do con giống được mua từ miền Trung có quãng
đường xa nên chi phí vận chuyển cao dẫn đến giá giống cao từ 58 ± 14 đồng/post.
17


Bảng 4.2 Nguồn gốc và giá thành trung bình giống tôm sú
Diễn dãi

Số hộ

Tỉ lệ (%)

Giá trung bình (đồng/con)

Nguồn giống địa phương

17

85

44,9 ± 10,8

Nguồn giống miền Trung

3

15

58 ± 14


Tỷ lệ sống
Trong quá trình nuôi tôm thì tỷ lệ hao hụt thường cao, do lây lan mầm bệnh từ nguồn
nước ô nhiễm, từ nguồn giống và ảnh hưởng của thời tiết là nguyên nhân chính dẫn
đến tôm bị nhiễm bệnh. Khi thời tiết thay đổi đột ngột làm môi trường ao nuôi thay đổi
từ đó gây sốc cho tôm làm tôm mẫn cảm với mầm bệnh từ đó gây ra tỷ lệ sống thấp.
Bảng 4.3: Phân nhóm tỷ lệ sống tôm nuôi
Nhóm tỷ lệ sống (%)

Số mẫu

Tỉ lệ (%)

45 – 60

8

40

61 – 75

7

35

76 – 90

5

25


>90

3

15

Qua kết quả khảo sát thấy tỷ lệ sống trung bình trong ao nuôi tôm là 71 ± 15%, tỷ lệ
sống thấp nhất ở mô hình nuôi tôm sú thâm canh là 45%, cao nhất là 97,3%. Từ kết
quả (Bảng 4.3) cho thấy tỷ lệ sống ao nuôi tôm từ 45 – 60% chiếm tỷ lệ cao nhất
(40%) kế đến là tỷ lệ sống từ 61 – 75% (35%) và có 15% hộ nuôi tôm đạt tỷ lệ sống
hơn 90% kế đến là tỷ lệ sống lớn hơn 76-90% cũng tương đối cao (25%).
Thời gian nuôi
Thời gian nuôi tôm bình quân 125 ± 25,4 ngày khi tôm đạt kích cỡ từ 30 – 35 con/kg
thì tiến hành thu hoạch toàn bộ. Tuy nhiên, thời gian nuôi có thể ngắn hơn hay dài hơn
là tùy theo kích cỡ của tôm, giá cả thị trường, chế độ chăm sóc, tình hình dịch
bệnh…Qua khảo sát thấy số hộ nuôi tôm trong khoảng thời gian 50 – 75 ngày/vụ và từ
80 – 105 ngày/vụ cả 2 đồng chiếm 10%, có đến 60% thời gian nuôi là từ 110 – 135
ngày/vụ, thời gian nuôi từ 140 – 165 ngày có tỷ lệ là 20% (Hình 4.6).

18


10%

20%

10%
50 - 75 ngày
80 - 105 ngày
110 - 135 ngay

60%

140 - 165 ngày

Hình 4.6 Thời gian thu hoạch trong nuôi tôm sú
Thời gian nuôi tôm dao động từ 50 – 105 ngày chỉ đạt năng suất trung bình khoảng từ
2 – 3,3 tấn/ha/vụ, những hộ nuôi với thời gian từ 110 – 165 ngày có năng suất cao từ 4
– 5 tấn/ha/vụ. Ngoài ra thời gian nuôi dài thì kích cỡ tôm đạt cũng lớn hơn từ 30 – 41
con/kg so với thời gian nuôi ngắn thì cỡ tôm nhỏ hơn chỉ đạt trung bình từ 45 – 76
con/kg. Chủ hộ nuôi cho biết rằng nguyên nhân thu hoạch tôm trong thời gian sớm hơn
so với dự định là do xảy ra dịch bệnh. Khi thu hoạch thì có 100% hộ nuôi tôm không
cần thuê nhân công, mà do các người mua hỗ trợ thu hoạch. Sản lượng trung bình 12,3
± 14,2 tấn/hộ, dao động từ 1 – 49,5 tấn/hộ. Từ đó tính được năng suất bình quân là
4,56 ± 1,8 tấn/ha, trong đó năng suất thấp nhất là 0,93 tấn/ha và cao nhất là 8,1 tấn/ha.
Giá tôm bán vào thời điểm thu hoạch trung bình là 124 ± 35,4 (000 đồng), giá bán cao
nhất là 180.000 đồng và thấp nhất là 55.000 đồng.
Thức ăn sử dụng trong nuôi tôm sú thâm canh
Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công trong
nuôi trồng thủy sản. Để tôm có thể phát triển tốt cần phải được bổ sung thức ăn đảm
bảo đầy đủ về số lượng cũng như chất lượng. Hiện nay thị trường có rất nhiều công ty
với nhiều loại thức ăn khác nhau phục vụ nhu cầu ngay càng cao cho người nuôi tôm
với các gía thành khác nhau tùy theo độ đạm và thương hiệu. Đa số các hộ nuôi đều sử
dụng thức ăn có độ đạm từ 39-40% và hệ số thức ăn trung bình trong ao nuôi tôm thâm
canh là 1,46 ± 0,13, dao động từ 1,2 – 1,77. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong
nuôi thương phẩm, đặc biệt trong mô hình nuôi thâm canh. FCR thấp góp phần giảm
khối lượng thức ăn sử dụng để nuôi cùng khối lượng tôm thành phẩm.

19



Bảng 4.4 Các loại thức ăn công nghiệp được sử dụng ở các nông hộ vùng khảo sát
Tên thức ăn

Số mẫu

% Giá trung bình (đồng/kg)

FCR

Chi phí TA
Tr đồng/ha/vụ

UP

12

65

31,000/kg

1,45

204,990,000

CP

3

15


27,000/kg

1,56

209,640,000

Master

3

15

26,000/kg

1,57

180,272,000

Grobest

1

5

31,000/kg

1.60

215,867,000


Hinova

1

5

32,000/kg

1.65

220,592,000

Mỗi loại thức ăn thì có giá thành khác nhau, từ bảng 4.4 thấy thức ăn hiệu UP được
mọi người sử dụng phổ biến nhất chiếm 65%. Loại thức ăn được sử dụng tiếp theo là
CP và Master cả 2 cùng chiếm tỷ lệ là 15%. Người nuôi sử dụng loại thức ăn UP nhiều
nhất vì khi sử dụng loại thức ăn loại UP người nuôi cho thấy FCR thấp hơn (FCR =
1,45), đạt năng suất cao hơn (khoảng 4,62 tấn/ha) và thời gian nuôi ngắn hơn (118
ngày). Trong khi đó 2 loại thức ăn CP và 29 Master cho năng suất thấp, FCR cao hơn
(FCR=1,56 – 1,57) và thời gian nuôi kéo dài hơn (khoảng 130 – 142) ngày. Còn lại là
hiệu thức ăn Grobest và Hinova chiếm tỷ lệ thấp nhất đều là 5%, (Bảng 4.4).
4.2.3. Tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm sú thâm canh
Trong bối cảnh hiện nay nghề NTTS được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy
nền kinh tế, việc thâm canh hoá ngày càng phát triển với mức độ đầu tư cao và kỹ
thuật canh tác cũng khác nhau. Nhưng việc thâm canh còn mang tính tự phát thiếu
đồng bộ, cho nên việc quy hoạch vùng nuôi tập trung đang là đòi hỏi cấp thiết của các
cấp các ngành, nhất là tình hình hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường, mầm bệnh lây
lan đã trở thành vấn đề nan giải cho nhiều vùng nuôi. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc,
hoá chất trong NTTS đối với những mô hình nuôi thâm canh là tất yếu để phòng trừ
dịch bệnh, nhưng việc sử dụng chưa hợp lý, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
Sản phẩm dùng để cải tạo ao trước khi thả giống

Xét nhu cầu sử dụng từng loại thuốc, hóa chất trong hộ nuôi bằng cách xác định tỷ lệ
số hộ có chọn lựa sản phẩm tương ứng với tổng số hộ khảo sát. Qua điều tra cho thấy
có nhiều loại thuốc và hóa chất được sử dụng để cải tạo ao trước khi thả giống. Theo
số liệu bảng 4.5 cho thấy, vôi được người nuôi sử dụng nhiều nhất vì có tính diệt
khuẩn cao và giá thành rẻ, dễ mua, có hiệu quả sử dụng rất tốt (100%) được dùng
trong cải tạo ao và phòng trị bệnh. Ngoài ra, thì thuốc tím (20%) và Chlorine (65%)
còn được nông dân sử dụng để diệt khuẩn trong quá trình cải tạo ao trước khi nuôi.
Mặc dù thuốc tím và Chlorine đều có chức năng diệt khuẩn như nhau nhưng người
20


nuôi sử dụng Chlorine nhiều hơn, bởi họ cho rằng Chlorine phân hủy nhanh trong môi
trường nước tốt hơn là thuốc tím.
Bảng 4.5: Hóa chất cải tạo ao
Thuốc/hóa chất

Hoạt chất chính

số hộ

Tỉ lệ (%)

20

100

Vôi

CaCO3


Chlorine

Calciumhypochlorite Ca(OCl)2

13

65

Thuốc tím

Potassium permanganatkali(KMnO4)

4

20

BKC

Benzalkonium Chlorine 80%

8

35

Iodine

Iodine

5


25

Nhóm hóa chất diệt tạp
Lấy nước vào là khâu tiếp theo của quá trình cải tạo ao, sau khi lấy nước thì bắt buộc
ta phải diệt các đối tượng không mong muốn như: cá tạp, cá dữ, giáp xác, ốc là những
đối tượng trung gian mang mầm bệnh vào ao nuôi. Theo kết quả khảo sát, thuốc và
hóa chất được sử dụng nhiều ở các hộ nuôi là; Saponin, dây thuốc cá, BK - BOT
(Bảng 4.6)
Bảng 4.6 Hóa chất diệt tạp
Thuốc/hóa chất Hoạt chất chính
BK - BOT
Saponin
TCCA
Dây thuốc cá

Công dụng

Niclosaminde

Số hộ

Diệt ốc đặc
3
biệt là ốc đinh
Saponin 12-17%
Diệt cá tạp
10
Trichloisocyanuric axit Diệt cá tạp
1
Rotenon

Diệt cá tạp
6

Tỉ lệ
Cho phép/
(%) Không cho phép
15
Cho phép
50
5
30

Cho phép
Cho phép
Cho phép

Qua kết quả khảo sát cho thấy, có 50% số hộ sử dụng saponin để diệt tạp, 30% dùng
dây thuốc cá, 15% sử dụng BK – BOT và 5% sử dụng TCCA. Những loại hóa chất
này phần lớn không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường ao nuôi và có khả năng diệt
tạp tốt. Theo điều tra thì không thấy hộ nuôi tôm nào sử dụng thuốc trừ sâu để diệt tạp,
người nuôi nhận biết được sự có hại của thuốc, khi sử dụng có khả năng còn tồn lưu
lại trong đất, làm môi trường ao nuôi dễ bị suy thoái, ảnh hưởng đến con người và vật
nuôi.
Nhóm chất dinh dưỡng bổ sung
Để đảm bảo cho sự tăng trưởng tốt nhất của tôm nuôi, người nuôi đã bổ sung vào thức
ăn các chất dinh dưỡng, khoáng chất, chất kích thích tiêu hóa, vitamin,… giúp tăng
cường hoạt động hệ miễn dịch tự nhiên và sức đề kháng cho tôm nhằm chống lại mầm
21



bệnh và giúp tôm tăng trưởng nhanh. Qua kết quả khảo sát cho thấy, chủ hộ nuôi có bổ
sung một số chất cần thiết vào thức ăn cho tôm. Trong đó, nhóm vitamin được sử dụng
nhiều nhất đặc biệt là vitamin C chiếm tỷ lệ cao nhất 100% số hộ nuôi sử dụng.
Bảng 4.7: sản phẩm bổ sung vào thức ăn
Tên
thuốc và Tên thương mại
hóa chất

Nhóm
vitamin

1. Vitamin C
30%
2. C max
3. Butamin
4. Amin 42

1.Premix
2. Sodamix
3. Qualimin S
4. Calci pro
Nhóm
khoáng

Thành phần
-Vitamin C 30%,
Acid citric
-Vitamin C 99%,
Sorbitol
-Betaglucan, virtamin

A, D, K, B1, B6,
Cholin, Nicotin
-Vitamin B1, B2,
Lysin, Methionin,
Amin lysin
-Vitamin B1,B2,
Lysin, folic acid,
Methionin
-SiO2, Al2O3,
CaCO3, MgO
-Calcium diphosphat,
Sodium, Iron
phosphat, Lysin,
Dihyrophosphat,
-Mangan phosphate,
Coper phosphat,
Methionin
-Magnesium,
Oranenic chrome,
Phosphorua,
Calcium diphosphate

Số hộ

Tỉ lệ
(%)

Mục đích
sử dụng


20

Bổ sung
100 vitamin
cho tôm

20

Bổ sung
100 khoáng
cho tôm

Do vitamin C là chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, tham gia vào quá trình sinh
trưởng tăng khả năng miễn dịch và giảm sốc cho tôm khi môi trường thay đổi đột ngột.
Mặt khác, vitamin C hầu như không có trong thức ăn viên, mà chỉ được cung cấp
thông qua thức ăn bổ sung với dạng bột với nhiều tên thương mại khác nhau. Việc kích
thích quá trình tiêu hóa ttrong quá trình nuôi cũng được nông hộ áp dụng để tăng khả
năng hấp thụ thức ăn. Đối với các chất dinh dưỡng bổ sung vào thức ăn cũng được
người dân bổ sung vào thức ăn như: lipid, premix (15%)...Giúp tôm tăng cường hệ
miễn dịch và giảm hao hụt trong quá trình nuôi.
Nhóm thuôc, hóa chất phòng và trị bệnh
Trong quá trình nuôi, đặc biệt là nghề nuôi tôm thâm canh thì cần phải sử dụng thuốc
– hóa chất để phòng bệnh cho tôm. Qua khảo sát 20 hộ nuôi tôm thâm canh tại Phú

22


Tân - Cà Mau thì có một số loại thuốc – hóa chất được người nuôi sử dụng để phòng
và trị bệnh (Bảng 4.8).
Bảng 4.8 Một số loại thuốc, hóa chất phòng bệnh trên tôm sú

Tên thuốc, hóa chất

Hoạt chất

Số hộ

Tỉ lệ (%)

TCCA

Trichloisocyanuric axit

5

25

Vôi

CaCO3

20

100

BKC

Benzalkonium Chlorine 80%

16


80

Vikon

Potasiummonopersulfate

2

10

YUCCA 5000

Sodiumđoecyl, benxesulphonate,

11

55

VINADIN 600

Natrichlorua, maclic axit

2

10

Aquac

butaohosphan


7

35

CIDX-4

Glutaraldehyle

3

15

Kết quả cho thấy người dân sử dụng thuốc - hóa chất để phòng bệnh cũng khá nhiều.
Trong đó hóa chất được sử dụng phổ biến là vôi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 100%, BKC
chiếm tỷ lệ cũng khá cao 80% số hộ sử dụng, Yucca 5000 chiếm 55% số hộ, Aquac
35%, TCCA chiếm 25% còn lại là Vikon chiếm 10%. Do các hóa chất này rẻ tiền và
rất thông dụng trong việc sát khuẩn với nồng độ cao, diệt trừ mầm bệnh và ổn định
môi trường nước ao nuôi.
Bảng 4.9 Các loại thuốc, hóa chất trị bệnh trên tôm sú
Tên thuốc và hóa chất Thuộc nhóm Công dụng

Số hộ Tỉ lệ Sử dụng
sử dụng (%)

Osamet Shrimp

Kháng sinh

Oxytetracylin


Kháng sinh

Ampicillin

Kháng sinh

Doxycin 71

Kháng sinh

Điều trị tốt các
3
bệnh do vi khuẩn như
phat sáng, đen mang …
Điều trị tôt các bệnh như 4
Đen mang, gan tụy,
cụt râu…….
Điều trị tốt các bệnh
2
do vi khuẩn..
Đặc trị bệnh gan tụy
2

TRIMDOX

Kháng sinh

Đăc trị bệnh cụt râu

23


2

15 Cho phép
sử dụng
20 Hạn chế
sử dụng
10

Hạn chế
sử dụng
10 Cho phép
Sử dụng
10 Cho phép
Sử dụng


Một số bệnh thường gặp trên địa bàn khảo sát
Bệnh tôm là vấn đề lớn và quan trọng gây đau đầu cho nông hộ nuôi tôm hiện nay, đặc
biệt là trong mô hình nuôi tôm thâm canh. Qua kết quả điều tra cho thấy có 4 loại bệnh
xuất hiện phổ biến như: bệnh cụt râu, bệnh đen mang, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy.
Trong đó, bệnh đốm trắng là bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho người nuôi do tôm
chết với tỷ lệ cao trong thời gian ngắn (Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv., 2005).
Trong thời điểm điều tra thì bệnh gan tụy được cho là nguy hiểm nhất, với tần suất
xuất hiện bệnh trên các hộ khảo sát chiếm 15% vụ nuôi 2014 và bệnh cụt râu 5%, bệnh
đen mang 5% , bệnh đốm trắng 5%.
Trong các loại bệnh thì bệnh đốm trắng làm cho tỷ lệ sống thấp (khoảng 60%), kích cỡ
tôm nhỏ (76,7 con/kg) do phải thu hoạch sớm từ 60 – 90 ngày và đạt năng suất thấp
hơn (khoảng 2,4 tấn/ha) so với tôm bị các loại bệnh khác.


16%

15%

14%
12%
10%
8%
6%

5%

5%

Đen mang

Cụt râu

5%

4%
2%
0%
Gan tụy

Đốm trắng

Hình 4.7: Các bệnh thường gặp ở tôm nuôi

Các loại bệnh khác như: cụt râu, đen mang…không làm ảnh hưởng nhiều đến năng

suất và trung bình đạt từ 4 – 5 tấn/ha, tỷ lệ sống trên 70% và kích cỡ tôm lớn khoảng
36 – 37 con/kg. Phần lớn các chủ hộ cho biết nguyên nhân làm tôm bị bệnh là do môi
trường ao nuôi bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi và do con giống không đảm bảo chất
lượng, một trong những loại bệnh trên là nguyên nhân dẫn đến hộ nuôi bị lỗ, ảnh
hưởng đến lợi nhuận thu được từ nuôi trồng thủy sản.
Bệnh gan tụy
Qua kết quả điều tra, 100% các nông hộ đều sử dụng các sản phẩm thuốc, hóa chất
phòng trị gan tụy. Các sản phẩm này được khuyến cáo bổ sung các chất dinh dưỡng
cho gan, tăng cường sức đề kháng, giải độc gan và giúp tôm phòng ngừa các bệnh về
24


gan - tụy. Sản phẩm được sử dụng nhiều nhất là YUCCA 5000 được 11 nông hộ tinh
tưởng sử dụng(55%), tiếp theo là TCCA với 6 hộ sử dụng( 25%), Doxycin 71 với 2 hộ
sử dụng(10%), Ampicillin với 2 hộ sử dụng(10%). Đây đều là các sản phẩm thuốc và
kháng sinh quen thuộc, được sử dụng thường xuyên và được các nông hộ sử dụng
nhiều năm.

10%

10%
YUCCA 5000
55%

25%

TCCA
Doxycin 71
Ampicillin


Hình 4.8 Các hóa chất phòng trị gan tụy.
Nhìn chung, các sản phẩm phòng, trị bệnh gan – tụy rất được các nông hộ tin dùng,
nguyên nhân các bệnh liên quan đến gan – tụy xuất hiện nhiều và gây hậu quả nghiêm
trọng mô hình nuôi tôm sú thâm canh. Vì vậy trong các vụ nuôi, bà con nông hộ sử
dụng rất nhiều các sản phẩm phòng bệnh gan cho tôm, khi xuất hiện bệnh thì sử dụng
các loại hóa chất để can thiệp ngay lập tức.
Bệnh đốm trắng
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại nặng nề ở nhiều khu vực nuôi tôm xã Phú
Tân, bệnh được xác định do ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ ao. Do mức độ nguy
hiểm của bệnh nên đa phần các hộ nuôi phát hiện bệnh một thời gian ngắn thì buộc
phải thu hoạch nên việc phòng ngừa bệnh đốm trắng được thưc hiện bằng việc sát
trùng ao nuôi xử lý nước bằng chlorine nhằm loại trừ các giáp sát hoang dã va những
sinh vật không mong muốn khác trước khi thả giống, có một số sản phẩm phòng bệnh.
Kết quả điều tra cho thấy có 6 hộ sử dụng các sản phẩm thuốc, hóa chất phòng bệnh
đốm trắng. Sản phẩm được sử dụng nhiều nhất là BKC đây là một sản phẩm có thương
hiệu từ rất lâu dùng để phòng bệnh đốm trắng.

25


×