Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Sử dụng dịch chiết bạch hoa xà trong ương ấu trùng tôm càng xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.62 MB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

SỬ DỤNG DỊCH CHIẾT BẠCH HOA XÀ
TRONG ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH

SINH VIÊN THỰC HIỆN
LÂM SƠN MINH
MSSV: 1153040043
LỚP: ĐH NTTS K6

Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

SỬ DỤNG DỊCH CHIẾT BẠCH HOA XÀ
TRONG ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN



SINH VIÊN THỰC HIỆN

Th.S. NGUYỄN LÊ HOÀNG YẾN

LÂM SƠN MINH
MSSV: 1153040043
LỚP: ĐH NTTS K6

Cần Thơ, 2015


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Khóa luận: “Sử dụng dịch chiết Bạch hoa xà trong ương ấu trùng tôm càng xanh”.
Sinh viên thực hiện: LÂM SƠN MINH.
Lớp: Đại học Nuôi trồng thủy sản K6.
Khóa luận đã được hoàn thành theogóp ý của hội đồng chấm khóa luận ngày
15/06/2015.

Cán bộ hướng dẫn

Cần Thơ, ngày….tháng…. năm 2015
Sinh viên thực hiện

ThS. NGUYỄN LÊ HOÀNG YẾN

LÂM SƠN MINH


LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết khóa luận này đã được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ khóa luận cùng
cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày ….. tháng …..năm 2015
Sinh viên thực hiện

LÂM SƠN MINH

i


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Kính dâng cha mẹ! Con xin bày tỏ lòng biết ơn thành kính nhất đến cha mẹ đã tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho con học tập, dạy dỗ, lo lắng và là chỗ dựa tinh thần vững
chắc nhất cho con vượt qua mọi khó khăn để con được như ngày hôm nay.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Cô Nguyễn Lê Hoàng Yến đã tận tình hướng dẫn, quan tâm động viên, dành nhiều
thời gian theo dõi quá trình tiến hành thí nghiệm và chỉnh sửabài báo cáo của em,
cho em những lời khuyên quý báu để kịp thời sửa chữa những sai sót trong suốt thời
gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Thầy Tạ Văn Phương đã nhiệt tình chủ nhiệm, theo dõi lớp trong suốt thời gian qua.
Với vai trò cố vấn học tập, thầy đã tạo điều kiện tốt nhất cho em cùng các bạn hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến
Quý thầy cô Khoa Sinh học ứng dụng Trường Đại học Tây Đô đã tận tình dạy bảo,
truyền đạt nhiều kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua.
Toàn thể các bạn lớp đại học Nuôi trồng thủy sản khóa 6 đã đồng hành và chia sẻ
trong suốt thời gian qua.

Sau cùng em xin kính chúc quý thầy cô khoa Sinh học ứng dụng Trường Đại học
Tây Đô luôn vui khỏe, thành công trong cuộc sống để công tác tốt và tiếp tục cống
hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!

LÂM SƠN MINH

ii


TÓM TẮT
Khóa luận nghiên cứu sử dụng dịch chiết Bạch hoa xà trong ương ấu trùng tôm càng
xanh nhằm mục đích đánh giá sự ảnh hưởng của dịch chiết lên quy trình ương, đồng
thời xác định được phương pháp tách lấy dịch chiết và liều lượng sử dụng tốt nhất
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất giống tôm càng xanh.
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 7 nghiệm thức, 2 nhân tố với 3
lần lặp lại trên hệ thống gồm 21 thùng nhựa có thể tích 60lít/thùng. Nhân tố 1 là
phương pháp chiết xuất Bạch hoa xà bằng cách đun lá BHX với nước cất và ngâm
lá BHX trong cồn 70º). Nhân tố 2 là dịch chiết sử dụng với các liều lượng khác
nhau (200g/m3, 300g/m3, 400g/m3).Ấu trùng được bố trí trong thí nghiệm với mật
độ 60 con/Lít.
Kết quả thí nghiệm cho thấy,dịch chiết BHX có tác dụng tích cực ở tất cả các
nghiệm thức có bổ sung dịch chiết, giúp gia tăng tỷ lệ sống tôm càng xanh giai đoạn
PL. Cụ thể ở nghiệm thức bổ sung dịch chiết được chiết xuất bằng cồn 70º với liều
lượng 400g/m3 cho tỷ lệ sống ấu trùng giai đoạn PL cao nhất (64,7 ± 2,0%), khác
biệt rất có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (18,5 ± 1,6%) và các
nghiệm thức còn lại (dao động từ 25,4 ± 3,1% đến 46,3 ± 6,1%).
Trong suốt thời gian thí nghiệm, ấu trùng ở các nghiệm thức có sử dụng dịch chiết
Bạch hoa xà đều không bị nhiễm ngoại ký sinh, trong khi nghiệm thức đối chứng có

sự xuất hiện của các nhóm VorticellavàZoothamnium với tỷ lệ nhiễm là 16,7%.
Như vậy, sử dụng dịch chiết Bạch hoa xà đã mang lại hiệu quả tích cực, tỷ lệ sống
ấu trùng được nâng cao, giúp ổn định môi trường nước ương, góp phần tăng năng
suất PL trong ương ấu trùng tôm càng xanh.
Từ khóa: bạch hoa xà, ký sinh trùng, tôm càng xanh, ương ấu trùng.

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM KẾT .......................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ........................................................................................................ ii
TÓM LƯỢC......................................................................................................... iii
MỤC LỤC .............................................................................................................iv
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................vii
DANH SÁCH BẢNG ......................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ix
CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1. Giới thiệu ...................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2
CHƯƠNG 2LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Tổng quan về đặc điểm sinh học tôm càng xanh ............................................ 3
2.1.1. Khóa phân loại ........................................................................................ 3
2.1.2. Phân bố ................................................................................................... 4
2.1.3. Vòng đời và tập tính sống ........................................................................ 4
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng ....................................................... 5
2.1.5. Đặc điểm các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm càng xanh ................ 6
2.2. Sơ lược về các qui trình sản xuất giống tôm càng xanh.................................. 7

2.2.1. Hệ thống nước trong hở (Open - water system) ....................................... 8
2.2.2. Hệ thống nước trong kín (Closed - water system) .................................... 8
2.2.3. Hệ thống nước xanh (Green water system) .............................................. 8
2.2.4. Hệ thống nước xanh cải tiến (Modified static green water system) .......... 8
2.3. Tình hình sản xuất giống tôm càng xanh trên thế giới và trong nước ............. 8
2.3.1. Tình hình sản xuất giống tôm càng xanh trên thế giới .............................. 8
2.3.2. Tình hình sản xuất giống tôm càng xanh tại Việt Nam............................. 9
2.4. Tổng quan về thảo dược nghiên cứu - Bạch hoa xà...................................... 11
iv


2.4.1. Khóa phân loại ...................................................................................... 11
2.4.2. Phân bố, sinh học và sinh thái ................................................................ 11
2.4.3. Thành phần hóa học............................................................................... 12
2.4.4. Dược tính của Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L).............................. 12
2.5. Tình hình sử dụng thảo dược trong nuôi trồng thủy sản ............................... 13
2.5.1. Một số nghiên cứu sử dụng thảo dược đã được công bố......................... 13
2.5.2. Tình hình sử dụng Bạch hoa xà trong nuôi trồng thủy sản ..................... 15
2.6. Tổng quan về bệnh ký sinh trùng trên ấu trùng tôm càng xanh .................... 16
2.6.1. Thuật ngữ ký sinh trùng......................................................................... 16
2.6.2. Phương thức và chủng loại ký sinh ........................................................ 16
2.7. Bệnh ký sinh trùng - Trùng loa kèn trên ấu trùng tôm càng xanh. ................ 18
2.7.1. Tác nhân gây bệnh ................................................................................. 18
2.7.2. Một số giống trùng loa kèn phổ biến trên ấu trùng tôm càng xanh ......... 19
2.7.3. Dấu hiệu bệnh ....................................................................................... 21
CHƯƠNG 3VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 21
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................ 21
3.1.1. Thời gian ............................................................................................... 22
3.1.2. Địa điểm ................................................................................................ 22
3.2. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................... 22

3.3. Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm.............................................. 22
3.3.1. Chuẩn bị bố trí thí nghiệm ..................................................................... 22
3.3.2. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 23
3.3.3. Chăm sóc và quản lý thí nghiệm ............................................................ 24
3.3.4 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường và sự biến thái ấu trùng . 25
3.4. Thu hoạch ................................................................................................... 26
3.5. Phương pháp xử lí số liệu ............................................................................ 26
CHƯƠNG 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 26
4.1. Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm ...................................................... 27
4.1.1. Nhiệt độ................................................................................................. 27
v


4.1.2. pH ......................................................................................................... 28
4.1.3. Các yếu tố đạm hòa tan.......................................................................... 29
4.2. Ký sinh trùng trong quá trình ương ấu trùng ................................................ 35
4.3. Giai đoạn biến thái của ấu trùng .................................................................. 36
4.4. Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh ........................................................ 37
CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................. 40
5.1. Kết luận ....................................................................................................... 40
5.2. Đề xuất ........................................................................................................ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... A
PHỤ LỤC .............................................................................................................. F

vi


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Hình thái tôm càng xanh .......................................................................... 4

Hình 2.2: Vòng đời tôm càng xanh (M. rosenbergii De Man, 1879)......................... 5
Hình 2.3: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm càng xanh ................................ 7
Hình 2.4: Cây Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L., 1753) ................................... 11
Hình 2.5: Công thức hóa học của plumbagin ......................................................... 12
Hình 2.6: Hình thức sinh sản của trùng loa kèn ...................................................... 19
Hình 2.7: Giống Vorticella..................................................................................... 20
Hình 2.8: Giống Zoothamnium............................................................................... 20
Hình 2.9: Giống Epistylis ....................................................................................... 21
Hình 3.1: Hệ thống ương ấu trùng tôm càng xanh .................................................. 23
Hình 4.1: Biến động hàm lượng TAN ở các nghiệm thức....................................... 30
Hình 4.2: Biến động hàm lượng Nitrite ở các nghiệm thức .................................... 32
Hình 4.3: Biến động hàm lượng Nitrate ở các nghiệm thức .................................... 34

vii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Đặc điểm các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm càng xanh ................ 6
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm liều lượng dịch chiết Bạch hoa xà trong bể ương tôm
càng xanh .............................................................................................................. 24
Bảng 3.2: Công thức thức ăn chế biến cho ấu trùng tôm càng xanh ........................ 25
Bảng 3.3: Phương pháp xác định các chỉ tiêu môi trường....................................... 25
Bảng 4.1: Biến động nhiệt độ (0C) trong thí nghiệm............................................... 27
Bảng 4.2: Biến động pH trong thí nghiệm .............................................................. 28
Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở các nghiệm thức ......................................... 35
Bảng 4.4: Tỷ lệ biến thái của ấu trùng ở 24 ngày tuổi và ngày xuất hiện PL .......... 37
Bảng 4.5: Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng tôm càng xanh ở các nghiệm thức .............. 38
Bảng 4.6: Trung bình tỷ lệ sống của ấu trùng giai đaon PL tính theo phương pháp
chiết xuất ............................................................................................................... 39


viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.

ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐC: Đối chứng
BHX: Bạch hoa xà
PL: Postlarva

ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu
Nuôi trồng thủy sản ở nước ta đã trở thành nghề phổ biến và phát triển hết sức
nhanh chóng,đang góp phần phát triển nền kinh tế đồng thời cải thiện đời sống và
nâng cao thu nhập cho người dân.Theo báo cáo của tổng cục thủy sản về tình hình
sản xuất thủy sản 6 tháng đầu năm 2014 cho thấy,tổng sản lượng thủy sản ước đạt
2.867 nghìn tấn, tăng 4,4% so cùng kỳ năm 2013 tương đương 84.063 tỷ đồng, tăng
6% so cùng kỳ năm 2013. Trong đó, khai thác thủy sản là 1.414 nghìn tấn, nuôi
trồng 1.453 nghìn tấn.Các đối tượng chủ lực như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm
càng xanh, cá tra(Nguyễn Ngọc Thủy, 2014).
Tôm càng xanh là đối tượng tôm nước ngọt duy nhất có giá trị kinh tế cao đã và

đang được đầu tư phát triển mạnh tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL).Theo quy hoạch củaHội Nghề cá Việt Nam tại ĐBSCL đến năm 2015,
diện tích nuôi tôm càng xanh là 26.900 ha với năng suất ước đạt 43.040 tấn và đến
năm 2020 là 35.100 ha với năng suất ước đạt 56.160 tấn (Phùng Thị Kim Thu,
2014).Tuy nhiên vấn đề con giống là khó khăn lớn nhất, nguồn giống tôm càng
xanh hiện nay chưa đáp ứng được tiềm năng phát triển của vùng cả về số lượng lẫn
chất lượng. Các trại sản xuất giống tôm càngxanh tại ĐBSCL thường có năng suất
không ổn định, có thể do điều kiện môi trường ương,ảnh hưởng của dịch bệnh, đặc
biệt là ảnh hưởng của nhóm ngoại ký sinh thường làm cản trở quá trình lột xác trong
các giai đoạn phát triển của ấu trùng vàchúng đã trở thành rào cản lớn trong khâu
sản xuất giống. Song, việc sử dụng thuốc và kháng sinh để xử lý nhóm ngoại ký
sinh mang lại hiệu quả thấp, bên cạnh đó chúng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm
giảm tỷ lệ sống của đối tượng nuôi, suy thoái môi trường và không an toàn sinh học.
Thời gian gần đây, nhằm khắc phục vấn đề sử dụng thuốc và hóa chất phòng trị
bệnh trong ương nuôi thủy sản, nhiều nghiên cứu ứng dụng thảo dược, chế phẩm
sinh học đã được thực hiện và bước đầu mang lại kết quả khả quan. Những loại thảo
dược đã được nghiên cứu như Tỏi (Allium sativumLess),Cỏ mực(Eclipta
albaHassk),
cây
Xoan
(Melia
azedarachLess),Sài
đất
(Weledia
calendulaceaLess),Bạchhoa xà (Plumbago zeylanica L., 1753),…Trong đó,Bạch
hoa xà (Plumbago zeylanica L., 1753) là loại thảo dược mới trong nghề nuôi thủy
sản. Trong y học, Bạchhoa xà có tác dụng chống viêm, trị một số bệnh ngoài da,chế
phẩm Bạch hoa xà có khả năng làm giảm các rối loạn tuần hoàn, các tổn thương gan
thận và tiêu diệt nhiều loài sinh vật độc hạinhư: Acalymma vittata, Achaea janata,
Mythimma separata, Corcyra cephalonica, Dysdercus cingulatus(Trương Thị Đẹp,

1


2009).Thành phần hóa học chính là chất plumbagin - C11H8O3 (2-methyl-5hydroxy-1, 4-naphthoquinone),đây là thành phần đặc biệt và có tác dụng dược liệu
trong cây Bạchhoa xà(Nguyễn Tuấn Quang, 2003).Đồng thời,plumbagin cònkhả
năng kháng khuẩn có thể tiêu diệt nhóm ngoại ký sinh trên vỏ tôm, một trong những
nguyên nhân gây bẫy lột xác và cũng là nguyên nhân thất bại lớn nhất trong sản
xuất giống.Trước đó, Nguyễn Thành Tâm (2012) đã tiến hành nghiên cứu tác dụng
kháng khuẩn Edwardsiella ictaluri của dịch chiết từ các loại thảo dược trong đó
cóBạch hoa xà. Kết quả cho thấy dịch chiết Bạch hoa xà có tác dụng kháng vi
khuẩn E. ictaluri, tuy nhiên chưa được nghiên cứu sâu và chưa thí nghiệm trên các
đối tượng khác.
Từtình hình thực tế về vấn đề con giống tôm càng xanh và trên cơ sở những nghiên
cứu ứng dụng thảo dược trong thủy sản, đề tài “Sử dụng dịch chiết Bạchhoa xà
trong ương ấu trùng tôm càng xanh” được thực hiện là điều hết sức cần thiết, góp
phần cải thiện quy trình sản xuất giống tôm càng xanh, nâng cao hiệu quả sản xuất,
đáp ứng nhu cầu con giống hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Ghi nhận bước đầu tác dụng của dịch chiết Bạch hoa xà lên sự biến động môi
trường, thành phần ký sinh trùng và sự phát triển của ấu trùng tôm càng xanh trong
qui trình sản xuất giống.
Góp phần cung cấp thêm thông tin về ứng dụng thảo dược trong sản xuất giống tôm
cành xanh.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá tác động của phương pháp chiết xuất Bạch hoa xà và liều lượng của dịch
chiết lên:
i.
ii.
iii.


Sự biến động của các yếu tố môi trường nước ương.
Thành phần và số lượng ký sinh trùng phát triển trên ấu trùng, nước ương và
vỏ trứng Artermia trong quá trình ương.
Sự biến thái và quá trình phát triển của ấu trùng tôm càng xanh.

2


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1.Tổng quan vềđặc điểm sinh học tôm càng xanh
2.1.1.Khóa phân loại
Tôm càng xanh là loài tôm nước ngọt, một trong những loài giáp xác quan trọng
trong nghề nuôi thủy sản có vị trí phân loại như sau (Nguyễn Văn Thường, 2009)
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacean
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Pleocyemata
Phân bộ: Caridae
Họ: Palaemonidae
Giống: Macrobrachium
Loài: M. rosenbergii (De Man, 1879)
Tên tiếng Anh: Giant Freshwater Prawn
Tên tiếng Việt: Tôm càng xanh
Theo Nguyễn Thanh Phương (2009), tôm càng xanh là loài có kích cỡ lớn nhất
trong nhóm tôm nước ngọt. Cơ thể gồm 2 phần là phần đầu ngực phía trước và phần
bụng phía sau.Phần đầu ngực được bao dưới tấm vỏ dày gọi là giáp đầu ngực.Phần
bụng gồm có 6 đốt có thể cử động và 1 đốt đuôi.Tấm vỏ phía trước xếp chồng lên

tấm vỏ phía sau.Tuy nhiên, tấm vỏ của đốt bụng thứ hai phủ lên cả hai tấm vỏ trước
và sau nó.Các đốt bụng hơi tròn trên mặt lưng và dẹp hai bên.Tôm trưởng thành có
những vệt màu xanh hơi sậm ngang lưng xen kẻ với màu trắng trong của cơ
thể.Theo Nguyễn Văn Thường (2009), tôm càng xanh có chủy rất phát triển dài
vượt qua vảy râu, góc có màu nhô cao, bản chủy mỏng, uống cong ở 1/2 kể từ gốc.
Mặt trên của chủy có 11 -15 răng, thường có 3 - 4 răng sau hốc mắt, mặt dưới chủy
có 12 -15 răng.

3


Hình 2.1: Hình thái tôm càng xanh
(Ảnh chụp)
2.1.2. Phân bố
Trong tự nhiên, tôm càng xanhphân bố ở hầu hết các thủy vực nước ngọt trong nội
địa như sông, hồ, ruộng, đầm hay các thủy vực nước lợ khu vực cửa sông ở các
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của thế giới, nhưng tập trung nhiều nhất ở khuvực
Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái BìnhDương, chủ yếu ở khu vực Châu Úc đến Tân
Guinea, Trung Quốc vàẤn Độ, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long - Việt
Nam (Dương Tấn Lộc, 2001). Tuy nhiên, tại các thủy vực có độ mặn 18‰ hoặc khi
cả 25‰vẫn có thể tìm thấy tôm xuất hiện (Nguyễn Thanh Phương, 2009).
2.1.3. Vòng đời và tập tính sống
Vòng đời của tôm càng xanhcó 4 giai đoạn bao gồm trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và
trưởng thành (Nguyễn Thanh Phương, 2003).Khi trưởng thành, tôm càng xanh sống
chủ yếu ở nước ngọt.Đến tuổi thành thục, tôm bắt cặp, đẻ trứng và trứng dính vào
các chân bụng của tôm mẹ.Tôm mang trứng di cư ra vùng cửa sông nước lợ (6‰ 18‰) để nở.Ấu trùng sau khi nở sống phù du và trải qua 11 lần biến tháiđể trở
thành hậu ấu trùng. Giai đoạn này tôm có xu hướng tiến vào vùng nước ngọt như
sông, rạch, ruộng, ao hồ... Ở đó, chúng sinh sống và trưởng thành (Dương Tấn Lộc,
2001). Theo Nguyễn Thanh Phương (2003), tôm có thể di cư rất xa, trong phạm vi
hơn 200 km từ bờ biển vào nội địa. Khi trưởng thành chúng lại di cư ra vùng nước

lợ nơi độ mặn thích hợp để sinh sản và vòng đời lại tiếp tục.

4


Hình 2.2: Vòng đời tôm càng xanh(M. rosenbergii De Man, 1879)
(Nguồn: Trung tâm Khuyến nông -Khuyến ngưquốc gia, 2009)
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
Tôm càng xanh là loài ăn tạp nghiên về động vật như các loài nguyên sinh động vật,
giun nhiều tơ, giáp xác, nhuyễn thể, mảnh cá vụn, các loại tảo và mùn bã hữu cơ,…
Hình dạng và mùi của thức ăn là yếu tố quan trọng kích thích sự bắt mồi của tôm.
Tôm thường bắt mồi mạnh vào lúc sáng sớm và chiều tối (Phạm Văn Tình, 2004).
Ngoài ra tôm càng xanh còn có đặc tính ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, con vỏ cứng sẽ
ăn thịt con vỏ mềm mới lột xác nên giai đoạn này nếu không đáp ứng được nhu cầu
dinh dưỡng của tôm thì tỷ lệ hao hụt sẽ rất cao. Theo nghiên cứu của trung tâm
Khuyến nông - Khuyến ngư quốc gia (2009) để hạn chế sự ăn thịt lẫn nhau của tôm,
cần theo dõi và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng đồng thời tăng số lượng chà
trong ao để tạo nhiều nơi trú ẩn cho tôm khi lột xác và không thả mật độ quá cao.
Giống như các loài giáp xác khác, tôm càng xanh sinh trưởng không liên tục. Sự
tăng trưởng của tôm phụ thuộc vào giai đoạn, giới tính, điều kiện môi trường…
Tôm giai đoạn nhỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm lớn và tôm đực lớn nhanh
hơn tôm cái.Trong quá trình lớn lên, tôm trải qua nhiều lần lột xác.Chu kì lột xác
(thời gian giữa hai lần lột vỏ liên tiếp nhau) tùy thuộc vào kích cỡ của tôm, giới
tính, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng và điều kiện môi trường. Theo Nguyễn
Thanh Phương (2003),quá trình lột xác của tôm càng xanh chia thành 4 giai đoạn
gồm giai đoạn tiền lột xác, giai đoạn lột xác, giai đoạn hậu lột xác và giai đoạn giữa
chu kỳ lột xác.
5



2.1.5. Đặc điểm các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm càng xanh
Theo Uno và Soo (1969), ấu trùng tôm càng xanh trải qua 11 lần lột xác và biền thái
để hình thành hậu ấu trùng.Từng giai đoạn có những đặc điểm riêng biệt được trình
bày trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Đặc điểm các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm càng xanh
Giai
đoạn

Ngày tuổi
(ngày)

Chiều
dài (mm)

I

1

1,92 Chưa có cuống mắt

II

2

1,99 Có cuống mắt

III

3-4


IV

4-6

2,5

V

5-8

2,8 Các telson hẹp và có hình thon dài

VI

7 - 10

3,75 Có sự hiện diện cuả các núm chân bụng

VII

11 - 17

4,06 Các chân bụng chẻ đôi

VIII

14 - 19

4,68 Các chân bụng có các tơ cứng


IX

15 - 22

6,07 Nhánh chân trong của chân bụng xuất hiện

X

17 - 24

7,05 Có 3 - 4 răng trên chủy

XI

19 - 26

7,73 Răng xuất hiện hết nửa trên chủy

PL

23 - 27

7,69

Đặc điểm nhận dạng

2,14 Có sự xuất hiện của Uropods
Có 2 răng trên chủy, chân đuôi có 2 nhánh, có
lông tơ


Có răng trên và dưới chủy, có tập tính
giốngtôm trưởng thành.
(Nguồn: Nguyễn Thanh Phương và ctv , 2003)

6


Giai đoạn I

Giai đoạn II

Giai đoạn III

Giai đoạn IV

Giai đoạn V

Giai đoạn VI

Giai đoạn VII

Giai đoạn VIII

Giai đoạn IX

Giai đoạn X

Giai đoạn XI

Postlarvae (PL)


Hình 2.3: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm càng xanh
(Nguồn: />2.2. Sơ lược về các qui trình sản xuất giống tôm càng xanh
Hiện nay trong sản xuất giống tôm càng xanh có thể thực hiện theo 4 qui trình cơ
bản sau (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003)

7


2.2.1. Hệ thống nước trong hở(Open - water system)
Hệ thống nước trong hở(Open - water system)được khởi xướng đầu tiên bởi Ling
(1969) và được hoàn thiện bởi Aquacop từ năm 1980. Nguyên tắc của qui trình này
là đảm bảo môi trường nước trong sạch bằng cách thay nước hằng ngày, từ đó có
thể ương với mật độ cao và đạt năng suất cao. Tuy nhiên nhược điểm là rất tốn nước
để thay nước và tốn công lao động.
2.2.2. Hệ thống nước trong kín(Closed - water system)
Hệ thống nước trong kín(Closed - water system)được nhiều tác giả nghiên cứu trước
đó như Sanderfer (1977), Menasventa (1980), Singholka (1980) nhưng thật sự hoàn
chỉnh và đưa vào sử dụng từ năm 1984. Qui trình hoạt động dựa trên nguyên tắc ổn
định môi trường nước bằng hệ thống lọc sinh học. Tuy nhiên muốn vận hành qui
trình đòi hỏi phải có kỹ thuật cao, đầu tư cao và khó xử lý khi xảy ra sự cố.
2.2.3. Hệ thống nước xanh (Green water system)
Hệ thống nước xanh(Green water system)được nghiên cứu từ năm 1966 do
Fujimura khởi xướng và hoàn thiện vào năm 1974. Nguyên tắc hoạt động của qui
trình là ổn định môi trường bằng cách bổ sung tảo Chlorella hằng ngày nên việc
thay nước được hạn chế. Tuy nhiên, cần phải tạo được dòng tảo thuần bổ sung hằng
ngày và mật độ ương thường thấp hơn các qui trình khác.
2.2.4. Hệ thống nước xanh cải tiến (Modified static green water system)
Hệ thống nước xanh cải tiến(Modified static green water system)do Ang đề xướng
vào năm 1986 trên cơ sở mô hình nước xanh trước đó. Qui trình hoạt động dựa trên

nguyên tắc cho tảo phát triển tự nhiên trong bể ương để ổn định môi trường. Vỏ
Artermia được cho vào bể làm giá thể giúp vi sinh phát triển. Qui trình hoạt động
hiệu quả và cho nhiều ưu điểm hơn các qui trình khác như không phải thay nước và
bổ sung tảo thường xuyên, hệ thống đơn giản, chi phí thấp, dễ hoạt động và áp dụng
cho nhiều đối tượng.
2.3. Tình hình sản xuất giống tôm càng xanh trên thế giới và trong nước
2.3.1. Tình hình sản xuất giống tôm càng xanh trên thế giới
Thành công đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất giống tôm càng xanh là do Ling (1959)
nghiên cứu. Ling đã phát hiện đặc điểm sinh học - sinh thái của tôm càng xanh và
trên cơ sở đó tiến hành sản xuất giống nhân tạo đối tượng này ở Malaysia vào năm
1962. Đến năm 1966, Ling tiếp tục nghiên cứu bằng nước xanh với độ mặn 12‰.

8


Từ năm 1965 đến năm 1968, Fujimura đã phát triển qui trình nước xanh (Green
water system)trong sản xuất giống tôm càng xanh và sau đó đưa vào áp dụng rộng
rãi (Nguyễn Thanh Phương, 2003).
Ngoài ra trong sản xuất giống tôm càng xanh còn có qui trình nước xanh cải tiến
(Modified static green water system)của Ang nghiên cứu (1986) dựa trên cơ sở mô
hình nước xanh trước đó.Quy trình này được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam và
Malaysia từ năm 1999 (Nguyễn Thanh Phương, 2003).
Đến năm 1988 tại Thái Lan đã tiến hành ương ấu trùng tôm càng xanh với mật độ
30 - 50 ấu trùng/lít và cho tỷ lệ sống 10 - 20 tôm bột/lít (Trần Sử Đạt, 2006, trích
dẫn bởi Nguyễn Bảo Trung, 2012).
Năm 1994 D’Abramo et al nghiên cứu bổ sung vitamin C cho tôm càng xanh ở giai
đoạn hậu ấu trùng và xác định được hàm lượng viatamin C thích hợp cần bổ sung
cho ấu trùng là trên 100 mg/kg thức ăn (Trích dẫn bởi Phạm Văn Uẩn, 2011).
2.3.2. Tình hình sản xuất giống tôm càng xanh tại Việt Nam
Năm 1977, Khoa Thủy sản -Đại học Cần Thơ đã bắt đầu nghiên cứu về sinh học và

kỹ thuật ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh.Đến năm 1983 đã sản xuất ra Postlarvae
(Lý Hoàng Phúc, 2006, trích dẫn bởi Nguyễn Bảo Trung, 2012).
Nguyễn Việt Thắng (1993), đã áp dụng một số qui trình sản xuất giống tôm càng
xanh và thu được kết như sau:qui trình nước xanh với mật độ 40 - 50 ấu trùng/lít đạt
tỷ lệ sống 40,2%, qui trình nước trong hở với mật độ 60 - 100 ấu trùng/lít đạt tỷ lệ
sống 35,4%,qui trình nước trong kính với mật độ 70 ấu trùng/lít đạt tỷ lệ sống
24,9%.
Nguyễn Lê Hoàng Yến (1999), đã thử nghiệm ương tôm càng xanh theo qui trình
nước xanh cải tiến (Modified static green water system)và thu được kết quả cao
nhất ở mật độ ương 50 ấu trùng/lít đạt tỷ lệ sống là 19,46%.
Sau đó, Trần Ngọc Tuyền (2000), tiến hành khảo sát ảnh hưởng của mật độ tảo
trong ương ấu trùng tôm càng và ghi nhận tỷ lệ sống cao nhất là 41,67% với mật độ
50ấu trùng/lít.
Vào năm 2000, Nguyễn Chí Cường đã thực nghiệm ứng dụng ương nuôi ấu trùng
tôm càng xanh với các mật độ khác nhau trong mô hình nước xanh cải tiến và nước
trong tuần hoàn đạt kết quả tỷ lệ sống 28,8% khi ương với mật độ 60 con/lít.
Nguyền Ngọc Thọ (2000), tiến hành sản xuất giống tôm càng theo qui trình nước
xanh cải tiến với mật độ 60 con/lít và 90 con/lít. Kết quả ghi nhận ở mật độ 60
con/lít cho tốc độ tăng trưởng nhanh hơn (7,56mm và 80,77%) mật độ 90 con/lít
(5,6mm và 41,48%).
9


Trần Sử Đạt (2006), đã nghiên cứu các biện pháp nâng cao năng suất ương ấu trùng
tôm càng xanh áp dụng mô hình nước xanh cải tiến và đạt kết quả cao nhất khi
không bổ sung chế phẩm sinh học vớimậtđộ 50 con/lít,tỷ lệ sống đạt 49,43%.
Đến năm 2008, Trần Thị Thanh Hiền đã tiến hành sản xuất giống tôm càng xanh
theo qui trình nước xanh cải tiến (Modified static green water system)có bổ sung
vitamin C vào thức ăn. Ở nghiên cứu này, tỷ lệ sống và số lượng Postlarvae thu
được cao nhất là 78,9% khi bổ sung 200mg vit C vào 1kg thức ăn.

Cùng thời điểm, Lê Xuân Sinh (2008), tiến hành điều tra việc thử nghiệm ương ấu
trùng tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến với mật độ 66,9 con/lít, năng
suất PL12-15 là 12.880 con/m3/đợt cao hơn các qui trình khác (10.800 con/m3/đợt)
với tổng chi phí cho mỗi đợt khoảng 854.800 đồng/m3/bể ương.
Tiếp đến, Hoàng Giang (2010), đã thí nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học Biobacter
for shrimp trong ương ấu trùng tôm càng xanh theo quy trình nước trong kín và đạt
kết quả tỷ lệ sống cao nhất 74,0 ± 13,0% ở nghiệm thức sử dụng men vi sinh với
liều lượng 0,5g/m3 và nhịp sử dụng 1lần/ngày.
Cùng năm, Châu Hốt Sen (2010), tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm
sinh học trong sản xuất giống tôm càng theo qui trình nước xanh cải tiến, ấu trùng
có tỷ lệ sống cao nhất 59,5% ở nghiệm thức bổ sung chế phẩm sinh họcZimovac với
liều lượng 2g/m3.
Vào năm 2012,Nguyễn Bảo Trung đã nghiên cứu về sử dụng dịch trùn quế Promin
trong ương ấu trùng tôm càng xanh theo qui trình nước trong kín đạt tỷ lệ sống là
90% khi sử dụng 3g Promin/kg thức ăn.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2014, nuôi tôm
càng xanh tập trung nhiều nhất tại Đồng Tháp, Bến Tre, Bạc Liêu và An Giang với
nhu cầu khoảng 1,2 - 1,5 tỷ con giống hằng năm. Tuy nhiên, việc đầu tư sản xuất
giống đối tượng này còn khá khiêm tốn do tính chất thời vụ nên chỉ đáp ứng khoảng
15% nhu cầu. Tình hình sản xuất giống không đủ cung cấp cho người nuôi do
nguồn tôm bố mẹ tại các trại không tốt, qui trình sản xuất giống chưa hoàn thiện và
kèm theo là tình hình dịch bệnh tràn lan. Nguồn giống chủ yếu nhập khẩu từ Trung
Quốc và chất lượng con giống không cao, tôm tăng trưởng chậm từ tháng thứ 4 trở
đi và không đạt kích cỡ thương phẩm (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014).
Để giải quyết vấn đề con giống, Trung tâm giống Thủy sản An Giang đã liên kết với
Isarael sản xuất giống bằng công nghệ tôm cái giả để tạo ra tôm giống toàn đực.
Đây được xem là giải pháp về giống thuỷ sản khá hữu hiệu, nhưng số lượng giống
sản xuất được còn hạn chế(Vasep,2014).
10



2.4. Tổng quan về thảo dược nghiên cứu -Bạchhoa xà
2.4.1. Khóa phân loại
Theo Nguyễn Thị Thu Hằng (2009), hệ thống phân loại của cây Bạch hoa xà như
sau:
Giới: Plantae
Ngành: Angiospermae
Bộ:Caryophyllales
Họ:Plumbaginaceae
Chi: Plumbago
Loài:Plumbago zeylanica
Tên khoa học: Plumbago zeylanica L., 1753
Tên tiếng Việt: Bạch hoa xà, đuôi công hoa trắng.

Hình 2.4: Cây Bạch hoa xà
(Nguồn: hocvienquany.vn)
Theo Trương Thị Đẹp (2007), Bạch hoa xà là loài thuộc họ đuôi công, thường mọc
ở nơi ẩm mát,thân cao khoảng 30 - 60 cm lá mọc so le, hình trứng, đầu nhọn, mép
nguyên, nhẵn. Có hoa màu trắng mọc thành bông ở đầu cành hay ở nách lá, có phủ
lông dính. Ðài hoa có lông dài, nhớt.Tràng dài gấp 2 lần đài.Cây ra hoa quả gần như
quanh năm, chủ yếu vào tháng 5 - 6.
2.4.2. Phân bố, sinh học và sinh thái

11


Bạch hoa xà mọc hoang và được trồng ở Ấn Độ, Tây Bengal và các nước ở vùng
Đông Nam Á, bao gồm Philippin, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia. Còn gặp ở
một số nước thuộc vùng nhiệt đới châu Phi.Ở Việt Nam, Bạch hoa xà vừa là cây
hoang dại, vừa được trồng ở một số nơi. Cây mọc rải rác ở các tỉnh miền Trung và

đồng bằng trung du Bắc Bộ. Tuy nhiên, hiện nay chưa phát hiện thấy cây thuốc này
ở các tỉnh miền núi có độ cao trên 1000 m. Bạch hoa xà là cây ưa ẩm, ưa sáng và có
thể chịu bóng. Sau khi bị chặt đến sát gốc, phần còn lại tiếp tục tái sinh thành cây
mới (Nguyễn Tuấn Quang, 2003).
2.4.3. Thành phần hóa học
Theo Nguyễn Tuấn Quang (2003), trong các bộ phận của cây Bạch hoa xà
(Plumbago zeylanicaL., 1753) cóflavonoid, hợp chất phenol, triterpen, acid hữu cơ,
0-cloroplumbagin, 3,3’-biplumbagin, chitranon, zeylenon, matrinon, 2-methyl
napthazarin, plumbazeylanon, methylen-3,3’-diplumbagin, các acid plumbagic và
vanilic. Rễ chứa plumbagin 0,91%. Hoa có 13 thành phần, plumbagin 81,85 %.
Chất plumbagin -C11H8O3 (2-methyl-5-hydroxy-1, 4-naphthoquinone) là thành phần
đặc biệt và có tác dụng dược liệu trong cây Bạch hoa xà. Plumbagin kết tinh hình
kim màu vàng cam từ ethanol tan trong các dung dịch kiềm, tan ít trong nước nóng.
Plumbagin cho màu đỏ với sắt ba chlorid và cho dẫn chất acetyl màu vàng. Bộ phận
chứa plumbagin nhiều nhất là rễ được chiết xuất bằng ether, bốc hơi rồi ngưng tụ
trong nước nóng, để lạnh plumbagin sẽ kết tinh, tinh chế bằng cách kết tinh lại trong
alcol và ether, chất biplumbagin là một dimer của plumbagin.

Hình 2.5: Công thức hóa học của plumbagin
(Nguồn: vi.wikipedia.org)

2.4.4. Dược tính của Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.,)
12


Theo Trương Thị Đẹp (2009),Bạch hoa xà có tác dụng kháng khuẩn đối với
cácchủng: Staphylococcus aureus, Bacillus antracis, Proteus mirabilis, Shigella
flexneri, Enterobacter cloaceae, Salmonella typhi, S. paratyphi, Pseudomonas
aeruginosa, Klebsiella aerogenes, E. coli, Nesseria gonorrhea, Samonella Dublin,
mycobacterium pheli.

Bạch hoa xà còn tác dụng chống viêm, trị mụn cóc,lang ben và hói đầu. Chế phẩm
Bạch hoa xà có khả năng làm giảm đáng kế các rối loạn tuần hoàn, các tổn thương
gan thận.Ngoài raBạch hoa xà có thể tiêu diệt nhiều loài sinh vật độc hại: Acalymma
vittata, Achaea janata, Mythimma separata, Corcyra cephalonica, Dysdercus
cingulatus, Dysdercus cingulatus, Pectinophora gossypiella, Dysdercus koenigii,
Heliothis virescens, Heliothis zea, Sp.ilosoma oblique, Trichoplusian(Trương Thị
Đẹp, 2009).
LáBạch hoa xà sao vàng sắc uống trừ hàn lãnh, huyết ứ của sản phụ,dùng ngoài da
để chữa đinh nhọt, hắc lào, sưng vú (dùng lá, rễ tươi giã nát đắp). Chữa chai chân
đau không đi được (rễ tươi rửa sạch giã đắp, sau 2 giờ bỏ ra). Trong dân gian
thường dùng rễ hay lá tươi giã nhỏ với cơm thành một thứ bột nhão, đắp lên những
chỗ sưng đau, có nơi người ta sắc rễ lấy nước bôi ghẻ, dùng lá Bạch hoa xà giã nát
đắp lên đầu chốc lở đã rửa sạch đến khi thấy nóng thì bỏ ra. Theo kinh nghiệm dân
gian Trung Quốc, rễ khô Bạch hoa xà sắc uống chữa phong thấp đau xương, sưng
khớp, gan lách sưng to, tâm vị đau tức. Giã lá hoặc rễ tươi đắp vết thương sưng đau,
rắn cắn(Trương Thị Đẹp, 2009).
Chất Plumbagin trong cây Bạch hoa xà đã được Bộ Y tế Liên Xô cũ cho phép dùng
làm chất bảo quản để chống vi khuẩn trong các loại nước uống không chứa rượu,
làm chất bảo quản các loại đồ hộp, rau quả (Đỗ Tất Lợi, 2008).
2.5. Tình hình sử dụng thảo dược trong nuôi trồng thủy sản
2.5.1. Một số nghiên cứu sử dụng thảo dược đã được công bố
Theo nghiên cứu của Bùi Quang Tề (2006) về bệnh học thủy sản đã thống kê một số
thảo dược đã được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản như sau:
Cây sở (Camellia sasanquaThumb) hay còn gọi là cây trà mai, dầu chè để diệt cá
tạp do có chứa nhiều Saponin. Saponin được chiết xuất từ cây sở phơi khô có tác
dụng như dây thuốc cá. Thông thường sử dung khoảng 15g/m3 nước.
Cây sòi (Sapium sebiferum(L) Roxb) để trị bệnh thối rữa mang và bệnh tráng đầu ở
cá.Trong cầy sòi có chứa chất Pholoraxetophenol 2- 4 dimethyl ete có khả năng diệt
khuẩn.Thông thường cây sòi được sử dụng trực tiếp ở cả dạng tươi và khô bón trực
tiếp xuống ao.

13


×