Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Ảnh hưởng của thức ăn có độ đạm khác nhau lên một số chỉ tiêu thành thục sinh dục của cá trê vàng (clarias macrocephalus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG


TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN CÓ ĐỘ ĐẠM
KHÁC NHAU LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU
THÀNH THỤC SINH DỤC
CỦA CÁ TRÊ VÀNG

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Thịnh
Lớp NTTS6
MSSV: 1153040081

Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG


TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN CÓ ĐỘ ĐẠM
KHÁC NHAU LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU


THÀNH THỤC SINH DỤC
CỦA CÁ TRÊ VÀNG

Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Ths. Trần Ngọc Tuyền

Nguyễn Văn Thịnh
Lớp NTTS6
MSSV: 1153040081

Cần Thơ, 2015


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Tiểu luận: “Ảnh hưởng của thức ăn có độ đạm khác nhau lên một số chỉ tiêu
thành thục sinh dục của cá Trê vàng (Clarias macrocephalus)”.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thịnh
Lớp: Đại học Nuôi trồng thủy sản K6
Tiểu luận đã được hoàn thành theo góp ý của hội đồng chấm tốt nghiệp ngày
15/6/2015.

Cần Thơ, ngày.......tháng.......năm 2015
Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Ths. Trần Ngọc Tuyền


Nguyễn Văn Thịnh


LỜI CẢM TẠ
Trước hết xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Sinh học ứng
dụng - Trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện để tôi được học tập trong những năm
qua.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Trần Ngọc Tuyền đã tận tình hướng
dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tiến hành thí nghiệm và hoàn
chỉnh tiểu luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô - Khoa Sinh học ứng dụng - Trường Đại Học Tây
Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong những năm
vừa qua, tạo dựng hành trang để tôi bước vào cuộc sống sau này.
Cuối cùng là lời cảm ơn đến Cha, Mẹ, gia đình và những người thân đã động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu thực hiện đề tài và hoàn
chỉnh tiểu luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ !

i


CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết tiểu luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi
và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ tiểu luận cùng cấp nào
khác.

Cần Thơ, Ngày....Tháng....năm 2015

Nguyễn Văn Thịnh


ii


TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của thức ăn có độ đạm khác nhau lên một số chỉ tiêu thành thục
của cá Trê vàng ( Clarias macrocephalus)”, được tiến hành trong thời gian 3 tháng. Cá
Trê vàng bắt đầu nuôi vỗ có khối lượng trung bình là 150 g/con. Thí nghiệm bố trí
hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức với khẩu phần ăn lần lược là 30N (NT1),
35N (NT2) và 40N (NT3). Những chỉ tiêu về môi trường, tỷ lệ sống, tăng trưởng khối
lượng, sự biến đổi đường kính trứng, độ béo và độ mỡ, tỷ lệ thành thục và hệ số thành
thục được ghi nhận trong thời gian tiến hành thí nghiệm. Kết quả: cả 3NT đều có cá
thành thục. Ở NT2, cá đực và cá cái thành thục đạt tỷ lệ cao nhất với các giá trị lần
lượt là 77,8% và 90%. Kế tiếp là ở NT3, có đến 80% cá cái thành thục và 60% cá đực
thành thục. Tuy nhiên, ở NT1 tỷ lệ thành thục của cá đực và cá cái lần lượt là 61,1%
và 60%, thấp hơn so với sự thành thục của cá ở NT2 và NT3.
Từ khóa: cá Trê vàng, tỷ lệ sống, tăng trưởng, tỷ lệ thành thục, hệ số thành thục

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ............................................................................................................ .i
CAM KẾT KẾT QUẢ .............................................................................................. ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................. vi
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................ vii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1

1.1 Giới thiệu ........................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể của đề tài ............................................................................ 1
1.3 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 2
2.1 Một số đặc điểm sinh học của cá Trê.................................................................. 2
2.1.1 Phân bố ....................................................................................................... 2
2.1.2 Đặc điểm phân loại và hình thái .................................................................. 2
2.1.3 Môi trường sống .......................................................................................... 3
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng .................................................................................. 4
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng .................................................................................. 4
2.1.6 Đặc điểm sinh sản ....................................................................................... 4
2.1.6.1 Tuổi thành thục ..................................................................................... 4
2.1.6.2 Mùa vụ sinh sản .................................................................................... 4
2.1.6.3 Tập tính sinh sản ................................................................................... 4
2.1.6.4 Phân biệt đực cái ở cá Trê .................................................................... 4
2.1.6.5 Hình thái giải phẫu tuyến sinh dục cá Trê .............................................. 5
2.2 Tình hình nuôi cá Trê vàng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ................................. 6
2.3 Nuôi vỗ cá Trê vàng ........................................................................................... 6
iv


2.3.1 Ao nuôi vỗ ................................................................................................... 6
2.3.2 Mùa vụ nuôi vỗ ............................................................................................ 6
2.3.3 Lựa chọn cá bố mẹ và mật độ thả ................................................................. 6
2.3.4 Thức ăn trong quá trình nuôi vỗ ................................................................... 7
2.3.5 Chăm sóc cá và quản lý ao nuôi vỗ............................................................... 7
2.4 Một số kết quả về nuôi vỗ một số loài cá............................................................ 7
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 8

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 8
3.1.1 Thời gian...................................................................................................... 8
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 8
3.2 Vật liệu và trang thiết bị dùng trong nghiên cứu .................................................. 8
3.2.1 Dụng cụ thiết bị và hóa chất .......................................................................... 8
3.2.2 Vật liệu và mẫu vật ....................................................................................... 8
3.2.2.1 Đối tượng và nguồn cá thí nghiệm ........................................................... 8
3.2.2.2 Thức ăn dùng trong thí nghiệm ............................................................... 8
3.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 9
3.3.1. Chuẩn bị ao nuôi và giai thả cá ......................................................................... 9

v


3.3.2 Tiêu chuẩn chọn cá và mật độ nuôi ................................................................ 9
3.3.3 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 9
3.3.4 Chăm sóc và quản lý ...................................................................................... 9
3.3.5 Các chỉ tiêu theo dõi...................................................................................... 10
3.3.5.1 Các chỉ tiêu môi trường ........................................................................... 10
3.3.5.2 Các chỉ tiêu ở cá ...................................................................................... 10
3.4 Xử lý số liệu và viết bài ....................................................................................... 11
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 12
4.1 Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm ...................................................................... 12
4.2 Tỷ lệ sống của cá ................................................................................................ 13
4.3 Tăng trưởng khối lượng của cá trong nuôi vỗ....................................................... 13
4.4 Sự biến đổi đường kính trứng qua các tháng nuôi vỗ ............................................ 14
4.5 Độ béo và độ mỡ của cá ....................................................................................... 16
4.6 Tỷ lệ thành thục của cá Trê vàng sau 3 tháng nuôi vỗ .......................................... 17
4.7 Hệ số thành thục của cá Trê vàng sau 3 tháng nuôi vỗ ......................................... 18
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................ 19

5.1 Kết Luận .............................................................................................................. 19
5.2 Đề Xuất ............................................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 20
PHỤ LỤC A .............................................................................................................. A

vi


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá Trê vàng ...............................................................2
Hình 2.2 Phân biệt cá Trê vàng, Trê trắng và Trê phi ....................................................3
Hình 2.3 Phân biệt đực cái cá Trê ..................................................................................5
Hình 2.4 Tinh hoàng cá Trê vàng .............................................................................. .....5
Hình 4.1 Sự biến đổi đường kính trứng cá trong tháng thứ nhất .................................. .14
Hình 4.2 Sự biến đổi đường kính trứng cá trong tháng thứ hai .....................................15
Hình 4.3 Sự biến đổi đường kính trứng cá trong tháng thứ ba ......................................15

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
3.1 Thức ăn sử dụng trong nuôi vỗ cá Trê vàng .......................................................9
4.1 Nhiệt độ và pH trong thí nghiệm ........................................................................12
4.2 Tỷ lệ sống của cá Trê vàng sau 3 tháng nuôi vỗ ................................................13
4.3 Tăng trưởng khối lượng của cá trong nuôi vỗ ....................................................13
4.4 Độ béo Fulton và độ mỡ Clark của cá Trê vàng sau 3 tháng nuôi vỗ .................16
4.5 Tỷ lệ thành thục của cá Trê vàng sau 3 tháng nuôi vỗ ........................................17
4.6 Hệ số thành thục của cá Trê vàng sau 3 tháng nuôi vỗ ......................................18


vii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 Giới thiệu
Hằng năm, nuôi trồng thủy sản nước ngọt cung cấp một lượng lớn về sản lượng thủy
sản nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Diện tích nuôi thủy sản nước ngọt ngày
càng gia tăng. Hiện nay các loài cá nước ngọt như cá Lóc, cá Sặc rằn, cá Trê vàng,... là
những đối tượng nước ngọt đang được thị trường ưa chuộng. Trong đó, cá Trê vàng là
loài cá quen thuộc, được nuôi phổ biến khắp các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Do
cá Trê vàng là loài động vật thủy sản chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường,
chất lượng thịt ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Mặt khác, cá Trê vàng là đối tượng ăn
tạp nên chủ động được nguồn thức ăn, có khi sử dụng được phế phẩm nông nghiệp
(Dương Nhựt Long, 2004). Tuy nhiên, để có được nguồn con giống tốt thì nhà sản
xuất cần phải chủ động được đàn cá bố mẹ cả về số lượng lẫn chất lượng. Chất lượng
cá giống chịu sự chi phố bởi chất lượng tế bào trứng của cá mẹ và chất lượng tinh dịch
của cá bố. Chất lượng cá bố mẹ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của quá trình nuôi
vỗ. Do đó việc cung cấp thức ăn đảm bảo chất lượng và số lượng khi nuôi vỗ cá bố mẹ
là rất quan trọng, nó quyết định đến tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ sống của cá bột, sức sinh sản
của cá, tỷ lệ đẻ,…
Xuất phát từ thực tế của vấn đề nêu trên, cũng như với mong muốn tìm được thức ăn
có hàm lượng đạm thích hợp cho sự thành thục sinh dục của cá Trê vàng, nhằm chủ
động được nguồn cá bố mẹ đủ chất lượng cung ứng trên thị trường nên đề tài “Ảnh
hưởng của thức ăn có độ đạm khác nhau lên một số chỉ tiêu thành thục sinh dục
của cá Trê vàng” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Bổ sung thêm những dẫn liệu khoa học về kỹ thuật nuôi vỗ thành thục sinh dục của cá
Trê vàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể của đề tài
Xác định được ảnh hưởng của hàm lượng đạm trong thức ăn lên sự thành thục sinh dục
của cá Trê vàng.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Theo dõi sự ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên các chỉ tiêu
thành thục sinh dục của cá Trê vàng.
Theo dõi các chỉ tiêu nhiệt độ, pH trong hệ thống thí nghiệm.
1


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Một số đặc điểm sinh học của cá Trê
2.1.1 Phân bố
Theo Dương Nhựt Long (2003) cá Trê đã được nuôi ở một số vùng châu Á như Thái
Lan, Đài Loan, Ấn Độ, Philippin, Trung Quốc, Việt Nam,... Ở nước ta đang khai thác
và nuôi 4 loài đó là cá Trê đen (Clarias focus), Trê trắng (Clarias batracus), Trê vàng
(Clarias macrocephalus) và cá Trê phi (Clarias gariepinus). Ngoài ra còn có cá Trê
vàng lai (con lai giữa cá Trê phi đực và cá Trê vàng cái) đang được nuôi phổ biến ở
nhiều địa phương trong cả nước.
2.1.2 Đặc điểm phân loại và hình thái
Theo Trương Thủ Khoa vàTrần Thị Thu Hương (1993), cá Trê vàng được phân loại
như sau:
Ngành Chordata
Lớp Actinopteryqii
Bộ Siluriformes
Họ Clariidae
Giống Clarias

Loài Clarias macrocophalus (Gunther,1864)

Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá Trê vàng
Theo Nguyễn Tường Anh (2005), có thể phân biệt 3 loài cá Trê ở Nam bộ qua hình
thái bên ngoài. Cá Trê vàng (Clarias macrocophalus) gốc xương chẫm có hình cánh
cung, cá Trê trắng (Clarias batrachus) gốc xương chẫm hình chữ V, cá Trê phi
(Clarias gariepinus) gốc xương chẫm hình chữ M.

2


Hình 2.2 Trê vàng (1); Trê trắng (2) và Trê phi (3), (Theo Nguyễn Tường Anh, 2005)
2.1.3 Môi trường sống
Cá Trê loài sống đáy, thích nơi bụi rậm, cá sống được ở các môi trường chật hẹp, dơ
bẩn (Dương Thúy Yên và Vũ Ngọc Út, 1991).
Theo Đoàn Khắc Độ (2008) cá Trê có thể chịu đựng môi trường có nhiệt độ từ 11 39oC; pH từ 3,5 - 10,5; hàm lượng oxy hòa tan 1 - 2 mg/l. Cá Trê có thể sống trong
môi trường có nồng độ muối dưới 16‰ (Nguyễn Duy Khoát, 2004).
Mặt khác theo Nguyễn Hữu Trường (1993), cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) là
loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới. Cá hiện diện trong các thủy
vực như ao đìa, đầm lầy, mương vườn và ruộng lúa.
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Trê là loài ăn tạp thiên về động vật, sau khi nở dinh dưỡng bằng noãn hoàng từ 1 2 ngày (Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2004).
Giai đoạn cá hương, cá giống thức ăn chủ yếu là moina và thực vật phù du với lượng
rất nhỏ. Cá trưởng thành có tính ăn thịt nhất là thức ăn thối rữa (Dương Thúy Yên và
Vũ Ngọc Út, 1991). Bên cạnh đó, cá Trê còn có thể sử dụng các loại thức ăn tự chế
như: thức ăn chế biến, bột bắp, bột cá, phụ phẩm của nhà bếp,… Chúng thường hoạt
động, bơi lội, ăn mạnh vào chiều tối hoặc ban đêm vào lúc trời gần sáng (Phạm Văn
Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2004).
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá Trê vàng là loài có kích thước nhỏ, tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình. Ở giai

đoạn từ bột lên giống cá tăng trưởng nhanh về chiều dài, khi kích thước cá từ 15 cm trở
lên thì khối lượng cá tăng nhanh hơn (Đoàn Khắc Độ, 2008). Trong tự nhiên cá 1 năm
tuổi có khối lượng trung bình từ 400 - 500 g/con, (Phạm Văn Khánh và Trần Thị Thúy
An, 2004). Sức lớn của cá phụ thuộc vào mật độ thả nuôi, số lượng và chất lượng thức
ăn được cung cấp, điều kiện ao nuôi (Từ Thanh Dung và Trần Thị thanh Hiền, 1994).
3


2.1.6 Đặc điểm sinh sản
2.1.6.1 Tuổi thành thục
Theo Nguyễn Văn Kiểm (2002), cá Trê phi thành thục sinh dục lần đầu tiên khi đươc
8 tháng tuổi, sự thành thục của cá thay đổi theo điều kiện sống, điều kiện dinh dưỡng.
Ở điều kiện tự nhiên (châu Phi) cá Trê phi thành thục khi được khoảng 2 năm tuổi,
nhưng trong điều kiện ao nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có đầy đủ thức ăn cá
thành thục sau khoảng 7 - 8 tháng tuổi.
2.1.6.2 Mùa vụ sinh sản
Theo Dương Nhựt Long (2004), cá Trê sinh sản tự nhiên vào mùa mưa từ tháng 4 - 9
tập trung chủ yếu vào tháng 5 - 7.
2.1.6.3 Tập tính sinh sản
Theo Phạm Minh Thành (2005), cá Trê có tập tính đẻ trứng dính. Trong tự nhiên, cá
Trê chọn nơi có bóng tối ở các thủy vực nước nông để làm tổ và đẻ trứng (Gertjan de
Graaf and Hans Janssen, 1996).
Nhiệt độ đảm bảo để cá sinh sản từ 25 - 32 0C. Sức sinh sản của cá Trê vàng từ 60.000
- 80.000 trứng/kg cá cái (Dương Nhựt Long, 2004).
Sức sinh sản của cá tùy thuộc vào kích thước cá đẻ. Cá cái dài 37 cm có đến khoảng
35.770 trứng, nhưng cá cái dài 19 cm chỉ đạt 10.640 trứng (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng
Khuyến, 2000).
2.1.6.4 Phân biệt đực cái ở cá Trê
Cá Trê cái khi thành thục có bụng to, mềm, lỗ sinh dục hình vành khuyên và thường có
màu đỏ nhạt. Vuốt nhẹ bụng cá từ Trên xuống có trứng chảy ra, kích cỡ trứng đồng

đều, căng tròn với màu sắc đặc trưng.
Con đực có gai sinh dục dài, hình tam giác, phía đầu gai sinh dục nhọn và nhỏ, phần
nhô ra phía sau rất dài thường có màu trắng hay vàng nhạt, vào mùa sinh sản có màu
hồng.

4


Gai
sinh dục

Lỗ
sinh dục

a

b

Hình 2.3 Phân biệt đực cái cá Trê (a) cá cái, (b) cá đực
2.1.6.5 Hình thái giải phẫu tuyến sinh dục cá Trê
Cá Trê lớn hơn 17 cm có thể xác định giới tính bên ngoài theo dấu hiệu sinh dục phụ.
Nếu cá nhỏ hơn 13 cm thì có thể phân biệt giới tính qua hình thái của trứng và tinh sào
bằng cách giải phẫu. Tuyến sinh dục cá đực: là 2 dải và khi thành thục chứa đầy tinh
dịch (Janssen, 1987).

Hình 2.4 Tinh sào cá Trê vàng
Tuyến sinh dục cái: một số nghiên cứu về đặc điểm thành thục sinh dục của cá Trê phi
đã khẳng định buồng trứng cá gồm có 6 giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1 tuyến sinh
dục là dải màu trắng; giai đoạn 2 và 3 trứng màu nâu đỏ sẫm; giai đoạn 4 trứng màu
xanh lá cây hoặc đỏ vàng, giai đoạn 5 và 6 trứng rụng và di động (Clay, 1979).

Mặt khác, theo Nguyễn Tường Anh (2004), cá Trê cái đã thành thục tốt phải có những
hạt trứng đạt kích thước tới hạn, rời, các mao mạch trên nang trứng nhỏ hoặc không
5


còn thấy được và quan trọng nhất là có trên 60% hạt tứng đã phân cực.
2.2 Tình hình nuôi cá Trê vàng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đoàn Hữu Nghị (2013) đã công bố kết quả nuôi cá Trê vàng trong ao đất, diện tích
nuôi từ 500 - 1.000 m2 với cỡ cá thả từ 5 - 10 cm, mật độ thả 15 - 20 con/m2. Thức ăn
cung cấp cho cá Trê vàng là thức ăn công nghiệp, lượng thức ăn chiếm từ 5 - 7% khối
lượng thân cá. Sau 5 - 6 tháng nuôi cá Trê vàng đạt cỡ thương phẩm từ 150 - 250
g/con.
Năm 1988, cán bộ Khoa Thủy Sản của Trường Đại Học Cần Thơ đã cho lai tạo thành
công hai loài cá Trê vàng và cá Trê phi được con lai F1, con lai thể hiện tính ưu việt
của nó là lớn nhanh, phẩm chất thịt ngon, chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt của
môi trường và từ đó phong trào nuôi cá Trê đươc phát triển nhanh ở các tỉnh Đồng
Bằng Sông Cửu Long (Trích bởi Danh Thanh Tùng, 2006).
2.3 Nuôi vỗ cá Trê vàng
2.3.1 Ao nuôi vỗ
Ao nuôi vỗ cá Trê cần phải có bờ chắc chắn, không được rò rỉ, đặc biệt là ở cửa cống
(Dương Nhựt Long, 2003). Nuôi vỗ cá Trê bố mẹ thường được áp dụng trong ao có
diện tích nhỏ từ 100 - 200 m2, độ sâu mực nước từ 1 - 1,2m. Ao phải có cống cấp thoát
nước dễ dàng. Nhiệt độ thích hợp từ 28 - 30 0C, pH từ 6,5 - 8,0, hàm lượng oxy hòa tan
khoảng 2 - 3 mg/l (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Xử lý ao kỹ trước khi thả cá bố mẹ, tát cạn ao, bắt hết cá tạp và địch hại, tu bổ lại bờ
ao, sang lấp hang, lổ mọi. Đối với những ao nuôi cũ, việc giảm bùn và chất hữu cơ đáy
ao là rất cần thiết, thông thường chỉ để lại lớp bùn khoảng 20 cm. Bón vôi bột xuống
đáy ao và bờ ao để diệt trừ mầm bệnh sau đó lấy nước vào ao và có thể tiến hành thả cá
(Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
2.3.2 Mùa vụ nuôi vỗ

Theo Phạm Minh Thành (2005) thì hầu hết các loài cá nuôi ở khu vực Đồng Bằng
Sông Cửu Long được nuôi vỗ vào khoảng tháng 10 - 11 âm lịch.
Theo Đoàn Khắc Độ (2008), mùa vụ nuôi vỗ cá bố mẹ để sản xuất giống cá Trê vàng
lai thường bắt đầu từ tháng 11 âm lịch
Mặt khác, theo Bạch Thị Quỳnh Mai (2004) thì mùa vụ sản xuất giống nhân tạo cá Trê
vàng lai bắt đầu từ tháng 2 âm lịch, khi cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) bắt đầu
mang trứng và kéo dài đến hết tháng 9 âm lịch.
2.3.3 Lựa chọn cá bố mẹ và mật độ thả
Theo Dương Nhựt Long (2003) thì cá Trê vàng cái dùng để nuôi vỗ phải là cá có đủ 12
tháng tuổi, khối lượng trung bình từ 150 - 200 g/con. Mật độ thả từ 0,5 - 0,8 kg/m2.
6


2.3.4 Thức ăn trong quá trình nuôi vỗ
Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004) thì thức ăn không chỉ là nguồn vật chất cho sinh
trưởng, năng lượng cho sự trao đổi chất mà còn là nguyên liệu cho sự phát triển của
noãn hoàng, tinh sào.
Theo Nguyễn Tường Anh (2004), trong điều kiện ao nuôi vỗ tốt, đầy đủ chất dinh
dưỡng có thể làm cho cá phát dục, thành thục sinh dục và sinh sản sớm.
Theo Dương Nhựt Long (2003) thì thành phần thức ăn cho nuôi vỗ cá bố mẹ cần phải
có hàm lượng đạm cao. Vì thế lượng bột cá chiếm 30 - 40%, cám gạo 40%, bột đậu
nành 20 - 30%. Ngoài ra có thể sử dụng thêm các phế phẩm lò mổ, nhà máy chế biến
thủy sản, cá tạp xay nhuyễn 1 lần/tuần.
Nhu cầu về đạm của động vật thủy sản khoảng 25 - 55% (Trần Thị Thanh Hiền và ctv,
2004). Nhu cầu đạm tối ưu của loải cá da trơn dao động từ 25 - 45% và thường từ 30 35% trong thức ăn tự nhiên. Mặt khác theo Henken et al., 1996 trích bởi Trần Thị
Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009) thì nhu cầu đạm tối ưu đối với cá Trê phi là
từ 30 - 40%.
2.3.5 Chăm sóc và quản lý ao nuôi vỗ
Theo Đoàn Khắc Độ (2008), trong quá trình nuôi vỗ cá Trê, mỗi ngày cho cá ăn hai
lần, khẩu phần ăn đối với thức ăn tự chế là từ 5 - 8%, đối với thức ăn công nghiệp là từ

2 - 3% khối lượng cá trong ao.
Trong giai đoạn nuôi vỗ thì cá Trê rất háu ăn, thời gian tiêu hóa thức ăn khá nhanh vì
thế nên cho cá ăn nhiều lần trong ngày. Lượng thức ăn hàng ngày là 1,5 - 3,0% khối
lượng cá nuôi (Dương Nhựt Long, 2003).
Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000), khẩu phần thức ăn trong nuôi vỗ là
5 - 10% khối lượng cá nuôi, cách khoảng 1 - 2 tuần thì bổ sung thêm thức ăn tươi sống
một lần. Xác định được sức ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Định kỳ hàng tháng thay nước ao để cải thiện môi trường nước, hạn chế cá nhiễm
bệnh, mỗi lần thay khoảng 20 - 30% lượng nước ao.
2.4 Một số kết quả về nuôi vỗ một số loài cá ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Theo Dương Nhựt Long (2003) thì thành phần thức ăn nuôi vỗ phải có hàm lượng đạm
cao vì thế lượng bột cá chiếm 30 - 40%, cám gạo 40%, bột đậu nành 20 - 30%. Ngoài
ra có thể sử dụng thêm cá phếphẩm lò mổ, nhà máy chế biến thủy sản, cá tạp xay
nhuyễn 1 lần/tuần.
Mặt khác, theo Nguyễn Văn Kiểm (2002), thức ăn phù hợp trong nuôi vỗ cá Trê vàng
là thức ăn công nghiệp 35N, khẩu phần ăn chiếm 4 - 5% khối lượng thân, sau 60 ngày
cá có thể tham gia sinh sản. Theo Lê Văn Dân (2012) thì thức ăn thích hợp cho nuôi vỗ
cá Trê bố mẹ phải từ 35N trở lên.
7


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ 02/2015 - 6/2015.
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí tại trại giống thủy sản, Khu vực An Phú, Phường Phú Thứ,
Quận Cái Răng, Thành Phố Cần Thơ.
3.2 Vật liệu và trang thiết bị dùng trong nghiên cứu

3.2.1 Dụng cụ thiết bị và hóa chất
Thiết bị: máy bơm nước, máy phát điện, máy thổi khí, kính hiển vi, cân, que thăm
trứng, bộ vi phẩu,…
Dụng cụ trong nuôi vỗ cá bố mẹ: giai nuôi (2m x 3m x 1,5m), cừ tràm,...
Hóa chất sử dụng trong thí nghiệm: test pH (test Sera sản xuất tại Germany).
3.2.2 Vật liệu và mẫu vật
3.2.2.1 Đối tượng và nguồn cá thí nghiệm
Nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng là cá Trê vàng, trứng cá ở giai đoạn 2.
Cá được mua từ trại cá giống lộ 91B.

Hình 3.1 Trứng cá ở giai đoạn 2
3.2.2.2 Thức ăn dùng trong thí nghiệm
Thức ăn sử dụng để nuôi vỗ cá Trê vàng là thức ăn công nghiệp do cùng một công ty
8


sản xuất, có độ đạm lần lượt là 30N, 35N và 40N (Bảng 3.1).
Bảng 3.1 Thức ăn sử dụng trong nuôi vỗ cá Trê vàng
Protein

Tỷ lệ (%)
Lipit

30N

30,0

5,00

6,00


11,0

35N

35,0

6,00

7,00

11,0

40N

40,0

6,00

8,00

11,0

Thức ăn



Độ ẩm

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Chuẩn bị ao nuôi và giai thả cá
Ao được dọn sạch cỏ xung quanh bờ ao, bơm nước trong ao ra, nạo vét bùn đáy, bón
vôi với liều 15 kg/100m2 và phơi nắng 2 - 3 ngày cho nền đáy ao khô mặt sau đó bơm
nước vào ao khoảng 1,5m nước.
Cách đặt giai: Các giai được đặt trong cùng ao, đáy giai cách đáy ao 0,2m, phần miệng
giai đặt cao hơn mặt nước ao 0,3 - 0,5m. Các góc của giai được cột chặt vào các trụ đã
chuẩn bị sẵn để cố định giai.
3.3.2 Tiêu chuẩn chọn cá nuôi
Hình thái bên ngoài: cơ thể hoàn chỉnh, không có dấu hiệu bệnh tật, giải phẩu kiểm tra,
chọn cá có buồng trứng và tinh sào ở giai đoạn 2.
Buồng trứng ở giai đoạn 2: mạch máu có màu trắng hồng hoặc hồng nhạt.
Tinh sào ở giai đoạn 2: thấy rõ các túi sinh tinh, các tế bào sinh dục đực là các tinh
nguyên bào đang ở thời kỳ sinh trưởng và sinh sản.
Cá dùng để bố trí thí nghiệm khoảng 7 - 8 tháng tuổi và cùng đàn, với giá trị trung bình
về khối lượng của cá là 150 g/con.
3.3.3 Bố trí thí nghiệm nuôi vỗ cá Trê vàng bằng thức ăn công nghiệp có độ khác
nhau
Thí nghiệm nuôi vỗ thành thục cá Trê vàng được thực hiện trong 3 giai với mật độ 10
con/m2, tỷ lệ đực cái 1 : 2, thời gian nuôi 3 tháng, gồm 3 nghiệm thức như sau:
Nghiệm thức 1: Cho cá ăn thức ăn chứa 30N.
Nghiệm thức 2: Cho cá ăn thức ăn chứa 35N.
Nghiệm thức 3: Cho cá ăn thức ăn chứa 40N.
3.3.4 Chăm sóc và quản lý
Cá được cho ăn hàng ngày bằng thức ăn công nghiệp kích cỡ viên phù hợp với miệng
9


cá. Ở tháng nuôi thứ nhất và thứ 2, cá được cho ăn với khẩu phần từ 5 - 7% khối lượng
thân, tháng thứ 3 lượng thức ăn cung cấp cho cá chiếm từ 1 - 2% khối lượng thân.
Thức ăn được chia thành 3 phần và cung cấp cho cá vào lúc 8 giờ, 13 giờ và 17 giờ.

Quan sát khả năng bắt mồi để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của cá.
Định kỳ hàng tháng thay nước ao để cải thiện môi trường nước, hạn chế cá nhiễm
bệnh, mỗi lần thay khoảng 20 - 30% lượng nước ao. Luôn giữ mực nước trong ao ổn
định từ 1 - 1,2m.
3.3.5 Các chỉ tiêu theo dõi
3.3.5.1 các chỉ tiêu môi trường
Nhiệt độ và pH của nước trong ao nuôi được kiểm tra hằng ngày vào lúc 6 giờ 30 và
14 giờ. Đối với pH dùng bộ test Sera; Nhiệt độ nước được xác định bằng nhiệt kế.
3.3.5.2 Các chỉ tiêu ở cá
Trước khi thí nghiệm: xác định khối lượng và giai đoạn phát triển của buồng trứng của
cá thả nuôi.
Trong thí nghiệm: định kỳ 30 ngày thu toàn bộ cá để xác định tăng trưởng khối lượng
và mức độ thành thục của cá.
Cách đánh giá mức độ thành thục của cá: giải phẫu 3 cá thể và kết hợp dùng que thăm
trứng các cá cái còn lại.
Xác định sự biến đổi đường kính trứng cá (mm): được quan sát dưới trắc vi thị kính

Đường kính trứng đo được

(3.1)

Đường kính trứng (mm) =
Vật kính quan sát

Số cá thành thục
Tỷ lệ thành thục (%)=

x 100

(3.2)


Số cá kiểm tra

Khối lượng tuyến sinh dục
Hệ số thành thục (%) =

x 100
Khối lượng thân cá

10

(3.3)


Xác định độ béo và độ mỡ của cá
Sử dụng hệ số Fulton để xác định độ béo và hệ số Clark để xác định độ mỡ của cá dựa
trên nghiên cứu cá của I.F.Pravdin (1973).
Wt
Fulton (%) =

X 100
( SL)

(3.4)

3

W0
Clark (%) =


X 100
( SL)

(3.5)

3

Trong đó:
Wt là khối lượng cá (g)
W0 là khối lượng không nội tạng của cá (g)
SL là chiều dài chuẩn (cm)
3.4 Xử lý số liệu và viết bài
Các số liệu trung bình và độ lệch chuẩn của các chỉ tiêu được tính toán bằng phần mềm
Microsoft Office Excel 2010.
Dùng phần mềm Microsoft Office Word 2010 để hoàn thành bài viết.

11


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm
Sự thành thục sinh dục của cá chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố môi trường.
Tuy nhiên, tùy từng loài mà sự ảnh hưởng sẽ khác nhau. Các yếu tố môi trường đóng
vai trò quan trọng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm và được trình bày
trong bảng 4.1.
Bảng 4.1 Nhiệt độ và pH trong thí nghiệm
Các yếu tố môi trường
Sáng
Nhiệt độ (0C)


Nhỏ nhất
24,0

Lớn nhất
28,0

Chiều

29,5

32,0

26,0 ± 1,05
30,8 ± 0,57

Sáng
Chiều

6,70
7,30

7,60
8,20

7,10 ± 0,25
7,55 ± 0,21

pH


Trung bình

Nhiệt độ:
Nhiệt độ là yếu tố vô sinh quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống động vật thủy
sản. Tất cả các giai đoạn phát triển trong đời sống của động vật thủy sản đều chịu sự
ảnh hưởng của nhiệt độ nước. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh vật thông qua quá trình
trao đổi chất, tốc độ tăng trưởng, sự thành thục của động vật thủy sinh (Phạm Minh
Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Bảng 4.1 cho thấy, nhiệt độ trong suốt thời gian thí nghiệm giao động từ 24 - 32
C.Theo Đoàn Khắc Độ (2008), cá Trê có thể chịu đựng môi trường có nhiệt độ từ 11 39 0C. Nhiệt độ trung bình vào buổi sáng là 26,0 0C, buổi chiều là 30,8 0C (chênh lệch
4,8 0C). Theo Boydet al.,(2002) nhiệt độ trong ngày giao động không quá 5 0C là giới
hạn an toàn cho cá. Vì thế, nhiệt độ trong suốt quá trình thí nghiệm nằm trong khoảng
thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Trê vàng.

0

Sự biến động pH
pH là một trong những yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của thủy
sinh vật như sinh trưởng, tỷ lệ sống, dinh dưỡng và sinh sản. pH quá thấp hay quá cao
đều không thuận lợi cho sự phát triển của thủy sinh vật. Trong thí nghiệm, pH dao
động trong khoảng từ 6,70 - 8,20; pH trung bình vào buổi sáng là 7,10 và buổi chiều là
7,55. Theo Trương Quốc Phú và Nguyễn Lê Hoàng Yến (2006) thì pH thích hợp cho
các loài cá là từ 6,50 - 9,00. Như vậy giá trị pH này thích hợp thích hợp đối với sự phát
triển của cá nuôi.
Nhìn chung, các yếu tố môi trường trong thí nghiệm ít bị biến đổi, do các giai nuôi
12


được đặt trong ao khá lớn và có độ sâu phù hợp, nguồn nước được thay thường xuyên
1 lần/tháng, điều này giúp cho pH và nhiệt độ luôn ổn định và kéo dài trong suốt thời

gian nuôi.
4.2 Tỷ lệ sống của cá
Tỷ lệ sống của cá là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của quá
trình nuôi vỗ và được trình bày trong bảng 4.2.
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá Trê vàng sau 3 tháng nuôi vỗ
Nghiệm Thức
NT1: Cho cá ăn thức ăn 30N
NT2: Cho cá ăn thức ăn 35N
NT3: Cho cá ăn thức ăn 40N

Tỷ lệ sống (%)
80,0
80,0
83,3

Từ các giá trị ghi nhận ở bảng 4.2 nhận thấy, tỷ lệ sống của cá ở 3NT chênh lệch nhau
không đáng kể, cao nhất là ở NT3 với 83,3%, cá ở NT1 và NT2 có tỷ lệ sống bằng
nhau chiếm 80,0%. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này cá đã lớn và phát triển tốt
nên khi cho cá ăn với hàm lượng đạm như vậy ảnh hưởng không nhiều đến tỷ lệ sống
của cá.
4.3 Tăng trưởng khối lượng của cá trong nuôi vỗ
Trong tự nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức sinh sản của cá như mùa vụ sinh
sản, tuổi cá, khối lượng cá,... Trong đó, khối lượng của cá là một trong những yếu tố
đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sinh sản. Khi cá phát triển đến một giai
đoạn nào đó và tích lũy đầy đủ về dinh dưỡng, thì có sự chuyển hóa vật chất trong cơ
thể thành sản phẩm sinh dục (Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành, 2013).
Bảng 4.3 Tăng trưởng khối lượng của cá trong nuôi vỗ
NT
NT1: 30N
NT2: 35N

NT3: 40N

Wđ (g)
150 ± 10,8
150 ± 10,8
150 ± 10,8

Wc (g)
217 ± 20,6
231 ± 29,3
254 ± 28,3

WG (g)
66,6
80,8
104

SRG (%/ngày)
0,41
0,48
0,59

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn

Khối lượng trung bình ban đầu của cá nuôi vỗ ở cả ba nghiệm thức (NT) là 150 g/con,
nhưng sau 3 tháng nuôi thì có sự thay đổi đáng kể. Cá nuôi ở NT3 có khối lượng lớn
nhất đạt 254 g/con, tăng trưởng 0,59 %/ngày, trung bình là cá ở NT2 230 g/con, tăng
trưởng 0,48 %/ngày và nhỏ nhất là cá ở NT1 chỉ đạt 216 g/con, tăng trưởng 0,41
%/ngày.
Theo Henken et al., 1996 trích bởi Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009)

thì nhu cầu đạm tối ưu đối với cácloài cá Trê trong nuôi thương phẩm là từ 30 - 40%.
Từ đó cho thấy, trong khoảng nhu cầu đạm thích hợp của loài thì các giá trị tăng
13


trưởng của cá sẽ tăng khi hàm lượng protein có trong thức ăn tăng, cụ thể là ở NT3 cá
tăng trưởng nhanh hơn so với cá ở NT2 và vượt trội hơn nhiều so với cá NT1.
4.4 Sự biến đổi đường kính trứng qua các tháng nuôi vỗ
Sự biến đổi đường kính trứng là một trong những chỉ số quan trọng để xác định thời
điểm cá thành thục sinh dục và sinh sản (Cacot và Legendre, 1998; trích bởi Nguyễn
Văn Triều, 2009). Sau 3 tháng thả nuôi đường kính trứng cá có sự biến đổi và được
phân thành 3 nhóm như sau: nhóm trứng có đường kính nhỏ hơn 0,6 mm; nhóm trứng
có đường kính trung bình 0,6 mm - 1,1 mm và nhóm có đường kính trứng lớn hơn 1,1
mm.

70.0

67,8
61,1

58,9

60.0
50.0

41,1

40.0

38,9


< 0,6 mm

32,2

0,6 - 1,1 mm

30.0

> 1,1 mm

20.0
10.0

0,0

0,0

0,0

0.0
NT1

NT2

NT3

Hình 4.1 Sự biến đổi đường kính trứng của cá trong tháng thứ nhất
Sau kết thúc thí nghiệm ở tháng thứ nhất, khi phân tích nhóm trứng có đường kính nhỏ
hơn 0,6 mm nhận thấy ở NT1 chiếm tỷ lệ cao nhất 58,9%, NT3 là 38,9% và thấp nhất

là ở NT2 chỉ đạt 32,2%. Ngược lại, khi phân tích nhóm trứng có đường kính từ 0,6 đến
1,1 mm thì ở NT2 đạt cao nhất với tỷ lệ là 67,8%, kế đến là NT3 đạt 61,1% và ở NT1
chỉ đạt 41,1%.
Cá trong giai đoạn này chỉ mới bắt đầu thành thục, trong xoang bụng của cá có nhiều
vật chất dinh dưỡng tích lũy dưới dạng mỡ, tỷ lệ trứng nhỏ hơn 0,6 mm còn chiếm tỷ
lệ khá cao, trong khi đó tỷ lệ trứng lớn hơn 1,1 mm chưa có sự xuất hiện, đa số là trứng
có đường kính từ 0,6 - 1,1 mm.

14


×